Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

KỊCH bản PHÁT THANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.68 KB, 6 trang )

KỊCH BẢN PHÁT THANH
CHỦ ĐỀ: DOMINO- HIỆU ỨNG TỬ TỰ TỪ SỰ TRẦM CẢM CỦA TRẺ
Ngày: 09/10/2020
Kỹ thuật:
T
T

Nguồ
n

1

MIC
1+ 2

2

MIC 2

3

MIC 1

4

MIC 2

5

MIC 1


6

MIC 2

Đạo diễn:
Dẫn chương trình

Nội dung
Rất vui được gặp lại q vị và các bạn trong chương trình phát
thanh Nhóm 7 và những người bạn trong chuyên mục “ Mỗi tuần
một câu chuyện“ được phát sóng định kỳ vào 12h45 – 13h45 thứ
Hai hàng tuần và phát lại vào lúc 18h00 ngày hôm sau
Thưa quý vị khán giả đang nghe đài, chúng ta đang sống và làm
việc trong một xã hội đầy những xô bồ và áp lực. Những áp lực
từ công việc, những áp lực từ gia đình, áp lực kinh tế - tài chính
đè nặng lên đôi vai của những người lớn trong xã hội này. Nhưng
nhiều khi chúng ta, những người đã bước qua cái tuổi ăn tuổi tuổi
ngủ của trẻ nhỏ vì áp lực của mình mà quên đi rằng các em, các
con mình cũng có những áp lực riêng mà lứa tuổi các em mang
lại.
Như quý vị cũng biết qua những phương tiện báo chí truyền
thơng, những ngày gần đây, các trang thơng tin mạng, báo điện tử
liên tiếp đưa tin về các vụ tự tử ở trẻ vị thành niên trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Bàn về vấn đề này, bản tin phát thanh của
chúng ta hơm nay sẽ nói về đề tài: “DOMINO- HIỆU ỨNG TỬ
TỰ TỪ SỰ TRẦM CẢM CỦA TRẺ”.
Phần đầu của bài phát thanh, mời quý vị và các bạn cùng hướng
mắt lên màn hình, theo dõi đoạn tin tức ngắn sau đây:
(kèm một vài
hình ảnh về những vụ tự tử đã xáy ra )

Vâng, sự việc đau lòng trên đã cướp đi mạng sống của một nam
sinh 16 tuổi với lá thư tuyệt mệnh rồi trèo ra ban công từ tầng 28
nhảy xuống đất và tử vong. Cùng ngày hơm đó, tại Bắc Ninh,
một nữ sinh lớp 8 được gia đình phát hiện tử vong trong tư thế
treo cổ cùng lá thư và nhật ký nói rằng "mình sắp đi xa". Hai sự
việc đau lịng này tiếp tục là hồi chuông cảnh báo đối với các bậc
phụ huynh có con ở tuổi vị thành niên vì tự tử ở lứa tuổi này là
vấn đề nghiêm trọng và rất đáng lo ngại khi ngày càng có xu
hướng gia tăng.
Ở lứa tuổi này có những diễn biến tâm lý rất đặc biệt đó là bùng
nổ ơ tuổi vị thành niên. Sự biến đổi về tâm sinh lý trong giai đoạn
vị thành niên là một giai đoạn nhạy cảm dễ tổn thương ở những
người trẻ.Tâm sinh lý ở khoảng thời gian này đang thay đổi nên


T
T

7

8
9

Nguồ
n

Nội dung

các em chưa có đủ khả năng nhận thức toàn diện về một vấn đề
gặp phải. Trong giai đoạn này, sợi dây ràng buộc với gia đình trở

nên giãn ra. Nhận thức về các vấn đề xã hội cũng sâu sắc hơn nên
thích tranh cãi, phản kháng người lớn, khi phát hiện ra những
khiếm khuyết của cha mẹ, những điều cha mẹ nói và làm khơng
thống nhất khiến các em dễ trở nên thất vọng, chán chường.
Nhu cầu giao lưu kết bạn của lứa tuổi, muốn được bạn bè cùng
trang lứa chấp nhận và tán thưởng ngày càng lớn nên khi bị tước
mất các mối quan hệ, bị tẩy chay sẽ dễ dàng tìm đến cái chết vì
khơng thể chấp nhận cuộc sống cơ đơn, tách biệt khỏi nhóm.
Đúng như biên tập viên Ngọc Anh đã nói, sự nhạy cảm quá mức
với cái được gọi là thể diện cũng khiến các em sẵn sàng hy sinh
cuộc sống chứ không chịu chấp nhận sự chối bỏ và chê bai của
người khác. Chính vì vậy, một em học sinh được mọi người gắn
nhãn là học giỏi, kỳ vọng, sẽ có nguy cơ tự tử cao hơn những học
sinh khác khi gặp thất bại học đường.
MIC 1
Những áp lực xã hội mà đặc biệt là áp lực học tập cũng thường
được đề cập như một yếu tố nguy cơ dẫn đến tự sát. Có những
học sinh sau khi được cứu đã tâm sự rằng tự tử là con đường cuối
cùng để em phản kháng lại những áp lực kỳ vọng của cha mẹ vào
thành tích học tập cũng như lịch học chính, học thêm dày đặc mà
cha mẹ dành cho em.
Không biết Biên tập viên Như Quỳnh có theo dõi khơng, gần đây
thì một vấn đề nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng đó là
MIC 2
Việc mạng xã hội, truyền thơng chia sẻ câu chuyện, hình ảnh về
các vụ tự tử có góp phần thúc đẩy hiệu ứng domino?
MIC 1 Vâng, đúng như BTV Ngọc Anh đã nói, vấn đề này nhận được rất
nhiều sự quan tâm của mọi người. Thưa quý vị và các bạn, Hiệu
ứng Domino được hiểu đơn giản đó là việc thay đổi hành vi, thói
quen nào đó của con người cũng sẽ tác động và làm thay đổi

những hành vi thói quen khác có liên quan. Hiệu ứng khẳng định
rằng khi thay đổi một hành vi bất kỳ nào đó thì nó sẽ kích hoạt
một chuỗi các phản ứng khác, đồng thời tạo ra một sự chuyển đổi
trong hệ thống các hành vi liên quan.Như trong trò chơi domino
được đặt tên theo hiệu ứng này, khi xếp các quân cờ đứng cạnh
nhau với khoảng cách nhất định, ta có thể đẩy đổ quân cờ đầu
tiên và khiến các quân kế tiếp đổ theo.
Với hiệu ứng domino, đặc biệt với sự lan truyền của mạng
Internet, chuỗi hành vi tiêu cực có thể trở thành "khn mẫu hành
vi" cho những người có cùng hồn cảnh, cùng độ tuổi, cùng gặp
một vấn đề tương tự nhau.
Sự lan tỏa sẽ trở nên đáng sợ nếu nó khơng được kiểm sốt bởi
hiệu ứng này chỉ có thể dừng lại khi tới quân cờ cuối cùng. Và


T
T

Nguồ
n

10 MIC 2
11 MIC 1

12 MIC 2

13 MIC 3

14


MIC 1

15

MIC 3

Nội dung
câu hỏi được đặt ra là bao giờ mới đến quân cờ cuối? Vì vậy, cần
hết sức thận trọng để không xảy ra hiệu ứng domino.
Thưa quý vị và các bạn, làm thế nào để giảm thiểu được hiệu ứng
này trong xã hội, chương trình phát thanh của chúng ta hôm nay
đã mời đến trường quay Chuyên gia tâm lý vị thành niên Tiến sĩ
Chào tiến sĩ Lương Chi, thay mặt những người thực hiện chương
trình, xin được cám ơn tiến sĩ đã nhận lời mời có mặt và đồng
hành với thính giả trong chương trình phát thanh ngày hôm nay.
Như tiến sỹ đã biết, hiện nay domino- hiệu ứng tử tự từ sự trầm
cảm của trẻ đang diễn ra theo xu hướng tăng dần. Chúng ta cần
phải quản lý mạng xã hội và truyền thông ra sao để khơng góp
phần tạo ra hiệu ứng domino? Khi báo chí đăng tin tự tử ở học
sinh, theo tiến sĩ phải cẩn trọng những điều gì?
Chào các bạn khán giả đang nghe bản tin phát thanh. Bảo vệ hình
ảnh, thơng tin cá nhân - đặc biệt đối với những nạn nhân hoặc các
tình huống nguy hiểm có thể gây ra những cảm xúc tiêu cực là
điều truyền thông nên chú ý.
Hiện nay, khơng chỉ riêng về chuyện tự tử, mà cịn nhiều lĩnh vực
chuyên môn khác đặc biệt là về khoa học nhân văn, khi đưa ra
những thơng tin thì các bài báo thường có những nội dung thiếu
chính xác, đưa ra nhiều chi tiết mang tính cá nhân gây ra những
ảnh hưởng đến uy tín hay nhân cách cho những người trong cuộc
hay đối tượng của bài viết.

Vì vậy, yếu tố khách quan và trung thực vẫn là tiêu chí hàng đầu
cho một bài viết. Bên cạnh đó, khi nói về những thảm kịch thì
cũng khơng nên cường điệu hay bi thảm hóa các yếu tố và nhất là
khơng nên khẳng định hay có sự định hướng dư luận về nguyên
nhân. Thông tin chứ không phải là tiểu thuyết là điều mà các
phóng viên khi đưa bài cần hết sức lưu ý, để giúp cho người đọc
cũng có được một cái nhìn khách quan về mọi đối tượng có liên
quan.
Gia đình, nhà trường, xã hội có thể làm gì để chặn đứng hiệu ứng
domino nếu có, để chung tay bảo vệ trẻ vị thành niên thoát khỏi ý
muốn tự tử? Và theo tiến sĩ thì phải làm gì khi con em có dấu
hiệu của bệnh trầm cảm ạ ?
Trước sự gia tăng tự tử ở lứa tuổi thanh thiếu niên, việc nâng cao
nhận thức của cộng đồng về các vấn đề tổn thương sức khỏe tâm
thần thanh thiếu niên là một vấn đề quan trọng và cấp thiết.
Điểm mấu chốt đầu tiên là phải đánh giá được các nguy cơ tự tử
ở các em thông qua việc khai thác tiền sử tâm lý và rối loạn tâm
thần, các biểu hiện tâm lý và tâm thần hiển hiện và tiềm ẩn, ý
tưởng tự sát, kế hoạch tự sát, hành vi tự sát.


T
T

Nguồ
n

16 MIC 2

17


MIC 1
MIC 2

18 MIC 1

Nội dung
Để hạn chế tối đa những nguy cơ đẩy trẻ vào trạng thái khủng
hoảng tâm lý dẫn tới trầm cảm, rối loạn tâm thần, sự quan tâm
của gia đình, thầy cơ, bạn bè là yếu tố đặc biệt quan trọng, nâng
đỡ tâm hồn con trẻ giúp trẻ vượt qua mọi khó khăn trở ngại.
Muốn học sinh phát triển toàn diện phải để cho các em hòa nhập
với cộng đồng, được trải nghiệm cuộc sống, được học tập những
kỹ năng sống, biết phân biệt người tốt, kẻ xấu để ứng xử cho phù
hợp…,
Phụ huynh khơng nên đặt kỳ vọng q lớn vào thành tích học tập
của trẻ để tránh gây áp lực, căng thẳng, cần hiểu rằng, một học
sinh để có kiến thức, nhân cách, ứng xử, sức khỏe…thì việc học
trên ghế nhà trường là chưa đủ. Nhồi nhét kiến thức văn hóa,
nhưng khả năng ứng xử kém, sức khỏe giảm sút do ít vận động,
khơng biết bơi để phịng tránh đuối nước, khơng biết phân biệt
điều tốt - xấu hoặc nhận biết các tệ nạn xã hội để né tránh...Cần
động viên, chia sẻ và sắp xếp việc học tập vui chơi một cách hợp
lý, khoa học để trẻ có điều kiện phát triển cân bằng cả thể lực, trí
lực trong tâm lý ln thoải mái, vui vẻ, tự giác.
Cũng cần có những chương trình nâng cao kiến thức cho học sinh
ứng phó với suy nghĩ tự tử. Khi có suy nghĩ tự tử, học sinh cần có
kỹ năng chia sẻ. Các em có thể cảm thấy xấu hổ và lo lắng mọi
người đánh giá nhưng hãy chọn người mà em tin tưởng và thoải
mái để nói vì họ có thể giúp đỡ được em

Dạ vâng ạ, xin cảm ơn Tiến sỹ về những chia sẻ về những câu
chuyện mà tiến sĩ chia sẻ ở chương trình ngày hơm nay về việc
làm thế nào để có thể nhận biết và ngăn ngừa giới trẻ tự tử, một
vấn đề đang rất được quan tâm của dư luận xã hội.
Qua số phát thanh này , chúng tôi muốn gửi đến các bậc làm cha,
làm mẹ rằng: “Căn bệnh trầm cảm chưa bao giờ phân biệt độ
tuổi. Hãy để mắt tới trẻ nhiều hơn, hãy làm bạn với con trẻ, hãy
cho trẻ sống đúng với lứa tuổi, cho trẻ được vui chơi, được học
những thứ mình muốn và trở thành ngọn hải đăng để soi sáng cho
cuộc đời con trẻ.
Và chương trình “ Mỗi tuần một câu chuyện ” của chương trình
Phát thanh Nhóm 7 và những người bạn xin được phép khép lại
tại đây, cảm ơn quý vị khán giả đã lắng nghe và một lần nữa xin
cảm ơn Chuyên gia tâm lý – Tiến sĩ A đã đồng hành cùng chương
trình ngày hơm nay ạ. Thân ái chào các bạn và hẹn gặp lại lần
phát thanh sau!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×