Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 20 trang )

CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ
1. Nguồn gốc ra đời và phát triển của tiền tệ:
1.1. Khái niệm về tiền tệ:
Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt được xã hội thừa nhận và đóng vai
trị là vật ngang giá chung để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ hoặc để hoàn
trả các khoản nợ.
1.2. Sự ra đời của tiền tệ:
Thời kỳ đầu của chế độ CSNT: Sản xuất mang tính tự cung, tự cấp,
khơng có nhu cầu trao đổi hàng hoá → tiền tệ chưa xuất hiện.
Thời kỳ cuối của chế độ CSNT: Do phân công lao động xuất hiện nhu
cầu trao đổi hàng hoá:
- Giai đoạn đầu: trao đổi dưới hình thức trực tiếp: H-H “địi hỏi sự
trùng khớp về nhu cầu” → chi phí giao dịch cao.
- Giai đoạn sau: Khi sản xuất và TĐ hàng hóa mở rộng và phát triển
thì “Vật ngang giá chung” xuất hiện → đó là Tiền tệ.
Kết luận: Tiền tệ là một phạm trù kinh tế - lịch sử, là sản phẩm của nền
sản xuất hàng hoá.
1.3. Sự phát triển tiền tệ:
Thời kì hàng đổi hàng → vỏ sị là vật trung gian trao đổi → xuất hiện
tiền xu → tiền điện tử được mã hóa bằng thuật tốn → thẻ tín dụng →
tiền giấy cotton và polyme.
• Tiền tệ dưới dạng hàng hố phi kim loại
VD: vỏ sị, lừa, bò, cừu, răng cá voi, lụa, bơ, da thú, rượu rum…
* Tại sao hình thái này lại mất đi?
Do hạn chế: Cồng kềnh, khó vận chuyển, khó bảo quản, khó chia nhỏ.
→ Có một hình thái tiền tệ mới ưu việt hơn thay thế nó - tiền làm bằng
kim loại
• Tiền làm bằng kim loại
Lịch sử ra đời: khoảng 2000 năm TCN
Ưu điểm:
+ Có thể tạo ra hàng loạt


+ Được chấp nhận một cách rộng rãi
+ Dễ vận chuyển, dễ bảo quản, dễ chia nhỏ
* Nhưng tại sao hình thái này lại bị thay thế?


Không đủ kim loại làm phương tiện trao đổi, kim loại phổ biến nhất
chính là Vàng
• Tiền dấu hiệu…tiền giấy
Lịch sử ra đời: từ rất sớm ở Hy lạp, Ai cập (TK 1 TCN) nhưng được
sử dụng rộng rãi ở Trung quốc (TK 7 SCN)
Hình thức biểu hiện:
- Tiền giấy ngân hàng: tiền do các NHTM phát hành khơng có hiệu
lực pháp lý (tín tệ).
- Tiền giấy pháp định: tiền do NHTƯ phát hành có hiệu lực pháp lý
thanh tốn bắt buộc.
Ưu điểm:
+ Tiết kiệm chi phí lưu thơng
+ Khắc phục tình trạng thiếu phương tiện lưu thơng
+ Được chia ra nhiều mệnh giá nên tiện lợi cho việc sử dụng
+ Tiện lợi cho việc vận chuyển và bảo quản.
Hạn chế: Dễ làm giả, dễ lạm phát
• Bút tệ
Bút tệ là một hình thái tiền tệ được sử dụng bằng cách ghi chép trong
sổ sách kế toán của Ngân hàng.
Bút tệ ngày càng có vai trị quan trọng, ở những quốc gia có nền kinh
tế phát triển và hệ thống ngân hàng phát triển, người dân có thói quen sử
dụng bút tệ.
• Hóa tệ - Tiền có giá trị thực sự
Tiền có giá trị thực sự và giá trị của vật trung gian trao đổi này phải
ngang bằng với giá trị hàng hoá đem ra trao đổi, tức là trao đổi ngang giá.

Hoá tệ phi kim loại
Hoá tệ kim loại : VÀNG, BẠC
• Tiền điện tử
Tiền điện tử là hình thái tiền tệ gắn liền với các tiến bộ khoa học,
công nghệ thông tin.
Tiền điện tử là tiền trong các tài khoản tại ngân hàng được lưu trữ
trong hệ thống máy tính dưới hình thức điện tử.
Thẻ thanh tốn, thẻ ATM, thẻ ghi nợ (Debit cards), thẻ tín dụng
(Credit cards), thẻ thông minh (Smart cards)


2. Chức năng và vai trò của tiền tệ
2.1. Chức năng:
Theo quan điểm của chũ nghĩa Mác - Leenin thì tiền tệ có 5 chức năng:
- Chức năng thước đo giá trị: giá trị của mỗi hàng hóa được biểu hiện
bằng một lượng tiền nhất định. Tiền tệ có thể làm thước đo giá trị vì bản
thân nó cũng là một hàng hóa, cũng có giá trị như những hàng hóa khác.
- Chức năng phương tiện lưu thơng: lúc này tiền làm mơi giới trong
trai đổi hàng hóa và phải là tiền mặt.
- Chức năng phương tiện cất trữ: làm chức năng này, tiền rút khỏi lưu
thông và nhất thiết phải có đủ giá trị. Chỉ tiền vàng, tiền bạc, tiền thỏi,
bạc nén và các của cải bằng vàng, bạc mới làm được chức năng này.
- Chức năng phương tiện thanh toán: khi tiền được dùng để trả nợ,
dùng để trai đổi hàng hóa,… là khi tiền thực hiện chức năng này.
- Chức năng tiền tệ quốc tế: tiền được dùng khơng chỉ trong phạm vi
quốc gia mà cịn có thể sử dụng ra ngoài phạm vi quốc gia, khi này tiền
thực hiện chức năng tiền tệ thể giới.
Tuy nhiên theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện đại thì tiền tệ gồm
có 3 chức năng chính: chức năng phương tiện trao đổi, chức năng phương
tiện đo lường và tính tốn giá trị, chức năng phương tiện tích lũy.

Phương tiện trao đổi
- Tiền được sử dụng như là một trung gian trong trao đổi mua bán
hàng hố.
- Nhờ có tiền nên xã hội sẽ giảm được các chi phí giao dịch vì cần
phải tìm được sự trùng hợp kép về nhu cầu
- Để thực hiện chức năng phương tiện trao đổi tiền phải có những tiêu
chuẩn nhất định:
+ Dễ nhận biết;
+ Có thể chia nhỏ được;
+ Dễ vận chuyển;
+ Khơng bị hư hỏng một cách nhanh chóng
+ Được tạo ra hàng loạt một cách dễ dàngi;
+ Có tính đồng nhất
Đơn vị đánh giá


- Tiền thực hiện việc biểu thị cho một lượng giá trị mà hàng hố chứa
trong nó thơng qua việc quy đổi giá trị đó ra lượng tiền.
- Nhờ có tiền nên việc so sánh giá trị giữa các hàng hoá đơn giản hơn.
- Để thực hiện chức năng này, tiền tệ phải thỏa 3 yếu tố:
+ Tiền phải có đầy đủ giá trị nội tại;
+ Tiền có thể đo lường giá trị hàng hóa trên ý niệm;
+ Tiền phải có tiêu chuẩn giá cả
Phương tiện cất trữ
- Tiền được sử dụng như công cụ để cất trữ của cải.
- Tiền là phương tiện cất trữ được ưa chuộng hơn so với các phương
tiện khác vì tính lỏng của tiền là cao nhất
- Tiền thực hiện được chức năng cất trữ phải thỏa các yếu tố:
+ Tiền phải có giá trị đầy đủ và phải bằng tiền mặt, tiền phải là vàng
hay tiền giấy được tự do đổi ra vàng.

+ Tiền phải làm được chức năng phương tiện lưu thông
Phương tiện thanh tốn
- Tiền được sử dụng là một cơng cụ để thanh toán các khoản nợ.
- Khi thực hiện chức năng này, tiền đã tham gia một cách hiện hữu
vào giao dịch chứ không chỉ là trung gian trong giao dịch nữa.
- Để thực hiện chức năng này, tiền tệ phải thỏa các yếu tố:
+ Tiền phải lảm được chức năng thước đo trao đổi; đơn vị đánh giá;
phương tiện dự trữ giá trị;
+ Tiền tệ vận động tách rời với sự vận động của hàng hóa, kết thúc quá
trình trao đổi.
Tiền tệ thế giới:
- Khi làm chức năng tiền tệ thế giới, tiền tệ đóng vai trị vật ngang giá
chung.
- Điều kiện để tiền thực hiện chức năng tiền tệ thế giới:
+ Tiền phải là tiền thực;
+ Tiền phải trở về dạng nguyên thủy là vàng thoi nguyên chất;
+ Tiền có thể là những ngoại tệ mạnh có sức mua quốc tế lớn.
2.2. Vai trò


Đối với kinh tế vĩ mô
- Là công cụ để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế và thiết lập các
mối quan hệ cân đối lớn về mặt giá trị trong nền kinh tế.
- Là công cụ để xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kiểm soát về mặt giá
trị đối với các hoạt động kinh tế.
- Là cơ sở hình thành nên hoạt động TC- TD nhằm phân phối lại vốn
tiền tệ trong toàn bộ nền kinh tế.
Đối với kinh tế vi mô:
- Thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hóa mở rộng và phát triển.
- Là phương tiện để đo lường tổng chi phí, tổng thu nhập, xác định

mức lãi, lỗ của doanh nghiệp thúc đẩy khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp.
3. Các hình thái tiền tệ
Căn cứ vào giá trị của tiền tệ: Tiền thực (Tiền làm bằng kim loại)
Dấu hiệu giá trị (tín tệ):
- Đồng tiền khi khơng hàm chứa trong nó đầy đủ giá trị mà nó đại
biểu thì lúc đó chỉ cịn mang tính chất là một dấu hiệu của giá trị mà thơi.
- Loại tiền này có giá trị sử dụng lớn hơn giá trị.
- Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng các dấu hiệu giá trị có cả chủ
quan lẫn khách quan.
Tín tệ có 2 loại :
+ Tín tệ kim loại
+ Tín tệ giấy: gồm 2 loại là “khả hốn” và “bất khả hốn”
Căn cứ vào tính vật chất của tiền tệ:
Tiền mặt: là tiền vật chất, được quy định một cách cụ thể về hình dáng,
kích thức trọng lượng màu sắc, tên gọi. Thế mạnh lớn nhất là thể hiện
thanh khoản cao nhất và nhanh nhất. Giá trị thực của nó có thể bị bào
mịn trong trường hợp có lạm phát cao (nếu là đấu hiệu giá trị).
Tiền ghi sổ (bút tệ)
4. Quy luật lưu thơng tiền tệ:
Tính chất: Quan điểm của K. Marx: số lượng tiền cần thiết cho lưu
thơng nhiều hay ít là do số lượng hàng hóa lưu thơng nhiều hay ít, mức
giá cả hàng hóa cao hay thấp và tốc độ lưu thơng tiền tệ nhanh hay chậm.


Số lượng hàng hóa và mức giá cả của hàng hóa gộp lại thành tổng giả cả
hàng hóa và tỷ lệ thuận với lượng tiền cần thiết. Số vòng lưu thông của
một số lượng tiền tệ nhất định trong một thời gian nhất định gọi là tốc độ
lưu thông tiền tệ và nó tỷ lệ nghịch với số lượng tiền cần thiết.
Nội dung: Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hóa, phục vụ

cho sự lưu thơng hàng hóa. Vì vậy, lưu thơng tiền tệ do lưu thơng hàng
hóa quyết định. Nội dung quy luật lưu thơng tiền tệ là xác định số lượng
tiền tệ cần thiết cho lưu thơng hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định.
Quy luật này được thể hiện như sau: M = PxQ/V
Trong đó:
M: Số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thơng
P: mức giá của đơn vị hàng hóa
Q: số lượng hàng hóa đem ra lưu thơng
V: số vịng luận chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.
Như vậy, lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỉ lệ thuận với tổng số giá cả
của hàng hóa đem ra lưu thơng và tỉ lệ nghịch với số vịng ln chuyển
trung bình của một đơn vị tiền tệ. Đây là quy luật chung của lưu thông
tiền tệ.
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu QLLTTT:
Tìm kiếm hướng để tạo ra sự ốn định cho việc lưu thông tiền tệ trong nền
kinh tế Vĩ mô. Thông qua quy luật lưu thông tiền tệ nghiên cứu các
hướng phát triển kinh tế (tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội).
5. Hệ thống tiền tệ khái quát của một quốc gia
Là chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thơng tiền tệ của 1 quốc gia
dựa trên 1 căn bản gọi là bản vị tiền tệ.
Bản vị tiền tệ nghĩa là cơ sở định giá đồng tiền quốc gia. Hiện nay,
các chế độ bản vị tiền tệ sau đây được sử dụng:
Chế độ song bản
Trong chế độ hai bản vị, hai kim loại vàng và bạc đồng thời được sử dụng
để đúc tiền.
- Chế độ bản vị song song: Chế độ này cho phép tiền vàng và tiền bạc
lưu thông trên thị trường theo tỷ lệ giá trị thực tế của nó, nhà nước không
can thiệp.
- Chế độ bản vị kép: Chế độ này quy định một tỷ lệ trao đổi pháp định
giữa hai đồng tiền kim loại



→ Xuất hiện hiện tượng tiền xấu đuổi tiền tốt ra khỏi lưu thông
Chế độ bản vị vàng thỏi
Quy định cho đơn vị tiền tệ quốc gia một trọng lượng vàng cố định.
Vàng được đúc thành thỏi, không đúc thành tiền.Vàng không lưu thông
trong nền kinh tế, mà chỉ dự trữ đề làm phương tiện thanh toán quốc tế và
chuyển dịch tài sản ra nước ngoài
Chế độ bản vị ngoại tệ
Đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định bằng đơn vị tiền tệ của nước
ngoài (ngoại tệ).
Các ngoại tệ mạnh và được tự do chuyển đổi trên thị trường quốc tế.
Chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng
Tiền giấy thay thế cho vàng làm phương tiện lưu thơng
Sở dĩ tiền giấy được thừa nhận là vì nó được Nhà nước cơng nhận, đảm
bảo và bắt buộc phải tuân thủ. Nói cách khác, tiền giấy ra đời và lưu hành
được là nhờ có lịng tin của người sử dụng.
Chế độ bản vị vàng
Vàng được chọn làm vật ngang giá chung
Vàng được tự do đúc thành tiền và đưa vào lưu thông.
Vàng được tự do xuất nhập khẩu
Các loại tiền khác được tự do đổi ra vàng
Chế độ bản vị vàng hối đối
Tiền giấy quốc gia khơng được trực tiếp chuyển đổi ra vàng. Việc chuyển
đổi ra vàng phải thơng qua một ngoại tệ. Ngoại tệ đó phải được tự do
chuyển đổi ra vàng như Đôla Mỹ, Bảng Anh. Sử dụng phổ biến đối với
các nước thiếu vàng hoặc về mặt chính trị bị lệ thuộc vào nước khác.

CHƯƠNG 2. ĐẠI CƯƠNG TÀI CHÍNH
1. Khái niệm tài chính

Tài chính là tổng thể các quan hệ kinh tế gắn liền với việc phân phối
tổng sản phẩm quốc dân và các nguồn lực tài chính thơng qua việc tạo lập
và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
nhất định.
2. Sự hình thành tài chính


Xã hội bắt đầu có sự phân cơng lao động, chế độ tư hữu xuất hiện.
Theo đó, nền sản xuất hàng hóa được hình thành, tiền tệ xuất hiện như
một tất yếu khách quan của sự phát triển.

Các quan hệ kinh tế hình thành làm nảy sinh phạm trù tài chính. Mặt
khác, sự phân chia giai cấp đã xuất hiện phạm trù nhà nước.
Tùy theo từng giai đoạn phát triển của tiền tệ mà Nhà nước có những
tác động trực tiếp
3. Bản chất của tài chính
Tài chính được đặc trưng bằng sự vận động của tiền tệ với chức năng
phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ trong quá trình tạo lập hay
sử dụng các quỹ tiền tệ.
Tài chính phản ánh tổng hợp các quan hệ kinh tế phát sinh trong q
trình phân phối các nguồn lực tài chính thông qua tạo lập hay sử dụng các
quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy hay tiêu dùng của các chủ thể
trong xã hội.
Các mối quan hệ kinh tế thuộc phạm trù tái chính bao gồm các quan
hệ kinh tế dưới hình thái giá trị sau đây:
+ Tài chính cơng
+ Tài chính doanh nghiệp
+ Tài chính quốc tế
+ Tài chính cá nhân và hộ gia đình
+ Tài chính của các tổ chức xã hội

4. Chức năng và vai trị của tài chính
4.1. Chức năng:
• Chức năng phân phối:
Khái niệm: là chức năng mà qua đó các nguồn tài chính đại diện cho
những bộ phận của cải xã hội được đưa vào những mục đích sử dụng
khác nhau, đảm bảo những nhu cầu khác nhau và những lợi ích khác nhau
của đời sống xã hội.


Đối tượng: các nguồn lực tài chính
Chủ thể: Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, gia đình
hay cá nhân
Đặc điểm:
Phân phối của tài chính là sự phân phối ln gắn liền với sự hình
thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định.
Phân phối của tài chính là sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thức giá
trị, nó khơng kèm theo sự thay đổi hình thái giá trị.
Quá trình phân phối
Phân phối lần đầu:
Là sự phân phối được tiến hành trong các lĩnh vực sản xuất cho
những chủ thể tham gia vào quá trình sáng tạo ra của cải vật chất hay
thực hiện các dịch vụ.
Trong phân phối lần đầu, giá trị sản phẩm xã hội sẽ hình thành các
quỹ tiền tệ sau:
+ Bù đắp những chi phí đã tiêu hao trong q trình sản xuất
+ Hình thành quỹ tiền lương
+ Hình thành các quỹ bảo hiểm
+ Thu nhập cho các chủ sở hữu vốn
Phân phối lại: Là tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản ra
phạm vi toàn xã hội hoặc theo mục đích cụ thể hơn của các quỹ tiền tệ.

• Chức năng Giám đốc
Khái niệm: Là chức năng mà nhờ vào đó có thể kiểm tra q trình vận
động của các nguồn tài chính để tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ theo
những mục đích đã định.
Đối tượng: Các q trình vận động của nguồn tài chính
Chủ thể: Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, hộ gia đình hay
cá nhân.
* Mối quan hệ giữa hai chức năng
Chức năng phân phối của tài chính là chức năng cơ sở - đòi hỏi sự sự cần
thiết của chức năng giám đốc → đảm bảo cho quá trình phân phối được
đúng đắn theo mục tiêu đã định
Ngược lại, nhờ sự vận dụng đúng đắn chức năng giám đốc đã làm cho
chức năng phân phối của tài chính có điều kiện phát triển.
4.2. Vai trị của tài chính


Tài chính là cơng cụ phân phối tổng sản phẩm quốc dân; là công cụ
quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế; là cơng cụ kiểm sốt các hoạt động
trong nền kinh tế.
5. Cấu trúc hệ thống tài chính trong nền kinh tế thị trường
5.1. Khái niệm hệ thống tài chính
Hệ thống tài chính là tổng thể các bộ phận tài chính với các luồn vận
động tài chính trong các lĩnh vực khác nhau nhưng có mối liên hệ tác
động lẫn nhau theo những quy luật nhất định nhằm hình thành và sử dụng
các quỹ tiền tệ của các chủ thể kinh tế - xã hội.

5.2. Cấu trúc hệ thống tài chính
Chủ thể sử dụng cuối cùng
Chức năng cơ bản của một hệ thống tài chính là chuyển dịch là
chuyển dịch các nguồn lực tài chính từ những chủ thể thặng dư đến

những chủ thể thiếu hụt. Những chủ thể này được gọi là chủ thể sử dụng
cuối cùng của hệ thống tài chính.
Tài sản tài chính
Được xác lập trên cơ sở các giao dịch tài chính, là một bộ phận quan
trọng trong hệ thống tài chính, bao gồm các cơng cụ tài chính như cổ
phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng, tiền tệ và các giấy tờ có giá khác.
Định chế tài chính
Là các định chế (tức thể chế, tổ chức được thành lập theo luật) mà
hoạt động chủ yếu của chúng là đóng vai trị trung gian tài chính trong
q trình chuyển vốn từ người cho vay sang người đi vay
VD: ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng; quỹ hưu trí, cơng ty bảo
hiểm
Các định chế tài chính có thể chia làm 2 nhóm:


- Định chế tài chính trung gian
- Định chế tài chính bán trung gian.
Các định chế tài chính trung gian là các tổ chức tài chính đứng giữa
các nguồn cung và nguồn cầu vốn với tư cách là một nhà đầu tư trung
gian, nhằm giúp cho cung và cầu vốn có thể gặp nhau thơng qua việc bán
các tài sản tài chính của họ và mua các tài sản tài chính của chủ thể cầu
vốn. Các định chế tài chính trung gian bao gồm:
- Các tổ chức nhận tiền gửi: Ngân hàng thương mại, hiệp hội tiết kiệm
và cho vay, ngân hàng tiết kiệm tương trợ, các liên hiệp tín dụng, hợp tác
xã tín dụng
- Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: Công ty bảo hiểm, quĩ trợ cấp
- Các trung gian đầu tư: Cơng ty tài chính, quĩ đầu tư.
Các định chế tài chính bán trung gian là những tổ chức đứng giữa các
nguồn cung và nguồn cầu vốn với tư cách là một nhà môi giới, nhằm giúp
cho cung và cầu vốn có thể gặp nhau.

VD: cơng ty chứng khốn, ngân hàng đầu tư
Thị trường tài chính

Cơ sở hạ tầng về tài chính
Cơ Sở Hạ Tầng Về Tài Chính là nền tảng để các chủ thể kinh tế lập
kế hoạch và thực hiện các giao dịch tài chính thơng qua thị trường tài
chính và các trung gian tài chính.
Các thành phần của cơ sở hạ tầng về tài chính có thể kể đến như:
nguồn nhân lực, hệ thống luật pháp về kinh tế tài chính, hệ thống thơng
tin – liên lạc, hệ thống thanh tốn, hệ thống dịch vụ chứng khoán, các
hiệp định kinh tế, các đạo luật thương mại, các dàn xếp thương mại,…


CHƯƠNG 3. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1. Cơ sở khách quan hình thành và phát triển thị trường tài chính
1.1. Sự hình thành cung cầu vốn trong nền kinh tế
Tiền tệ ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời, tồn tại và
phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Ngồi mọi sự vận động của
sản xuất và tiêu dùng đều lấy tiền tệ là cơ sở. Vì vậy, tiền tệ trở thành là
thước đo chung cho tất cả các hoạt động của nền kinh tế để từ đó hình
thành thành cung cầu vốn trong nền kinh tế.
Nguồn cấu thành cung cầu vốn trong nền kinh tế bao gồm:
+ Vốn tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp
+ Vốn tạm thời nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư
+ Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước
+ Nguồn vốn từ nước ngoài
1.2. Sự xuất hiện quan hệ mua bán các tài sản tài chính
Vốn tiền tệ là của cải vật chất, do đó q trình chuyển nhượng vốn thể
hiện mối quan hệ kinh tế vật chất. Quá trình này chỉ xảy ra khi người cần
vốn tạo được niềm tin ở người có vốn và người có vốn thất sự an tâm

giao vốn của mình cho người sử dụng. Quy trình chuyển dịch này được
thực hiện theo ba phương thức: trực tiếp, bán trực tiếp và gián tiếp.
Giao dịch tài chính trực tiếp (TSTC: CP, TP; V: Tiền)

Giao dịch tài chính bán trực tiếp


Giao dịch tài chính gián tiếp

2. Khái niệm và chức năng của thị trường tài chính
2.1. Khái niệm thị trường tài chính
Thị trường tài chính là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động trao
đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thơng qua những
phương thức giao dịch và cơng cụ tài chính nhất định, hay theo cách hiểu
khái qt nhất thì đó là nơi diễn ra q trình trao đổi mua bán các cơng cụ
tài chính và cơng cụ thanh tốn. Bản chất của thị trường tài chính là sự
luân chuyển vốn, giao lưu vốn trong xã hội.
4 yếu tố thị trường tài chính:
+ Bao gồm cung cầu nguồn vốn
+ Hàng hóa thị trường tài chính (Giấy tờ có giá, CK phát sinh...)
+ Chủ thể tham gia (pháp nhân và thể nhân)
+ Loại hình thị trường tài chính
2.2. Chức năng thị trường tài chính:
Chức năng dẫn vốn
Có thể nói chức năng dẫn vốn là chức năng quan trọng nhất của
TTTC. TTTC huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế thành
số vốn khổng lồ để tài trợ cho các chủ thể thiếu vốn. Chính việc cho phép
chuyển giao vốn từ người khơng có cơ hội đầu tư sinh lợi đến người có
cơ hội đầu tư sinh lợi đã bảo đảm các hoạt động kinh tế được thơng suốt
và liên tục, thơng qua đó năng suất và hiệu quả hoạt động của nền kinh tế

được nâng lên.TTTC cung cấp một lượng vốn liên tục cho các cá nhân,
doanh nghiệp và nhà nước để chi tiêu dùng và chi đầu tư. Từ đó giúp đảm
bảo nâng cao năng suất, gia tăng của cải xã hội và tạo ra mức sống cao
hơn cho các thành viên trong nền kinh tế.
Chức năng kích thích tiết kiệm – đầu tư


TTTC cung cấp một “môi trường sinh lợi” cho tiết kiệm. Thơng qua
TTTC những người tiết kiệm có thể tìm kiếm những cơ hội đầu tư để gia
tăng thu nhập dưới hình thức tiền lãi, cổ tức, tiền lời của vốn… dưới các
quy mô khác nhau.
Khi các chủ thể cần một lượng vốn cao hơn thì thị trường tài chính sẽ
phát tín hiệu thơng báo cho các chủ thể thừa vốn bằng cách nâng cao lãi
suất để khuyến khích họ tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu. Ngược lại khi các
chủ thể thiếu vốn cần ít vốn hơn thì lãi suất lại giảm xuống và tiết kiệm sẽ
yếu hơn.
Như vậy, TTTC đã cung cấp một cơ chế kích thích Tiết kiệm – Đầu
tư một cách hoàn hảo cho nền kinh tế.
Chức năng thanh khoản cho các tài sản tài chính
Nếu thiếu TTTC hoặc tính thanh khoản của các tài sản tài chính kém
thì những người nắm giữ các tài sản tài chính sẽ buộc phải đợi đến khi
đáo hạn. Hoặc đối với cổ phiếu thì phải đợi đến khi cơng ty thanh lý tài
sản. Do đó, người tiết kiệm họ sẽ thích giữ tài sản hoặc tiền mặt hơn là
các tài sản tài chính.
Vậy nên, TTTC cung cấp đa đạng các phương thức chuyển đổi từ tài
sản tài chính thành tiền để tạo điều kiện cho người sở hữu dễ dàng bán đi
tài sản tài chính. Chính nhờ chức năng này mà tài sản tài chính được ưa
chuộng hơn và thúc đẩy mạnh hơn q trình chuyển giao vốn cũng như
kích thích tiết kiệm – đầu tư.
3. Phân loại thị trường tài chính:

Căn cứ vào kỳ hạn của các cơng cụ
- Thị trường tiền tệ: Là thị trường phát hành và mua bán lại các cơng
cụ tài chính ngắn hạn (dưới 1 năm)
Bao gồm:
+ Thị trường cho vay ngắn hạn của các định chế tài chính trung gian
+ Thị trường liên ngân hàng
+ Thị trường hối đoái
- Thị trường vốn: Là thị trường phát hành và mua bán lại các công cụ
tài chính dài hạn (trên 1 năm)
Bao gồm:
+ Thị trường chứng khốn
+ Thị trường tín dụng th mua


+ Thị trường thế chấp
Căn cứ theo hình thức huy động vốn
- Thị trường công cụ nợ: Là thị trường trong đó người cần vốn huy
động vốn dựa trên việc phát hành các cơng cụ nợ
Khoản cho vay: có thế chấp, khơng có thế chấp
Cơng cụ nợ: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
- Thị trường vốn cổ phiếu: Là thị trường huy động vốn thông qua việc
pháp hành cổ phiếu
Căn cứ theo cấp bậc thị trường
- Thị trường sơ cấp: Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát
hành. Việc mua bán được tiến hành thông qua tổ chức tài chính trung
gian.
- Thị trường thứ cấp: Là thị trường mua bán lại các chứng khoán đã
được phát hành. Việc mua bán được tiến hành thông qua các công ty mơi
giới.
3.1. Một số cơng cụ tài chính ngắn hạn

- Tín phiếu kho bạc nhà nước
- Chứng chỉ tiền gửi (CDs)
- Kỳ phiếu ngân hàng
- Thương phiếu: Là công cụ nợ ngắn hạn được các công ty lớn phát
hành nhằm vay vốn trên thị trường tài chính.
- Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận: Là lệnh trả 1 số tiền xác định
cho người nắm giữ vào 1 ngày ghi sẵn, được ngân hàng đóng dấu chấp
“đã chấp nhận”
3.2. Một số cơng cụ tài chính dài hạn
Cổ phiếu (Stock)
Khái niệm: Là chứng chỉ (hoặc bút toán ghi sổ) chứng nhận quyền sở
hữu của nhà đầu tư đối với một phần tài sản và t hu nhập của doanh
nghiệp”
Phân loại:
+ Ghi danh
+ Tính ưu đãi


Trái phiếu (Bond)
Khái niệm: Là chứng chỉ xác nhận quyền đòi nợ của người đầu tư đối
với người phát hành
Phân loại:
+ Chủ thể phát hành
+ Phương thức trả lãi
+ Sự thay đổi lãi suất
+ Khả năng chuyển đổi
* So sánh cổ phiếu và trái phiếu
Giống nhau: đều tạo lập vốn cho doanh nghiệp
Khác nhau:



Cơng cụ phái sinh
Là cơng cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một tài sản cơ sở
đã được phát hành trước đó. Thơng thường cơng cụ phái sinh là một hợp
đồng giữa hai bên nhằm trao đổi một số lượng chuẩn tài sản thực hay tài
sản tài chính theo giá xác định trước vào một ngày ấn định trước trong
tương lai
Tài sản cơ sở có thể là hàng hoá, ngoại tệ, chứng khoán hoặc chỉ số
chứng khoán. Nếu giá trị của tài sản cơ sở trong hợp đồng thay đổi thì giá
trị của cơng cụ phái sinh cũng thay đổi.
3.3. Các chủ thể tham gia trên thị trường tài chính:
Chủ thể nguồn vốn
Chủ thể cầu vốn
Các định chế tài chính
Nhà nước (quản lý - giám sát)

CHƯƠNG 4. CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH
1. Khái niệm
Là những tổ chức thực hiện huy động nguồn tiền của những người tiết
kiệm cuối cùng và sau đó cung cấp cho những người cần vốn cuối cùng.

2. Đặc điểm của trung gian tài chính
Các định chế tài chính trung gian là một loại hình định chế tài
chính trung gian là một loại hình của định chế tài chính nên các định chế
tài chính trung gian mang đầu đủ các điểm của định chế tài chính: Tài sản
hoạt động chủ yếu là các tài sản tài chính. Chức năng chính là chuyển
nguồn vốn từ người có cung vốn sang những người có cầu vốn.
Thu hút tiết kiệm bằng cách bán các trái quyền và tài trợ vốn cho
chi t iêu bằng cách mua các trái quyền. Cung cấp đa dạng các dịch vụ tài
chính Tuy nhiên cân lưu ý đối với định chế TC phi NH không nhận tiền

gửi không kỳ hạn và khơng thực hiện nghiệp vụ thanh tốn nên khơng
tham gia vào q trình tạo tiền gửi nên khơng bị chi phối bởi NHTW.


3. Phân loại các tổ chức trung gian tài chính
Cơng ty chứng khoán
Là một tổ chức kinh doanh chứng khoán, có tư cách pháp nhân, có
vốn riêng, hạch tốn độc lập, hoạt động theo giấy phép của UBCKNN.
Là một tổ chức tài chính trung gian ở thị trường chứng khốn, thực hiện
trung gian tài chính thơng qua các hoạt động mua bán chứng khốn, mơi
giới chứng khốn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư và
quản lý quỹ đầu tư.
Là Công ty Cổ phần hoặc Công ty TNHH được UBCKNN cấp phép thực
hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khốn.
Điều kiện thành lập cơng ty chứng khốn:
- Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội và phát triển ngành chứng khoán.
- Giấy phép bảo lãnh phát hành chỉ được cấp cho cơng ty có giấy phép tự
kinh doanh.
- Ban giám đốc và nhân viên kinh doanh của cơng ty chứng khốn phải
có những chứng chỉ hành nghề.
- Có mức vốn pháp định thro từng loại hình kinh doanh.
- Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cho kinh doanh chứng khốn.
Vốn pháp định Cơng ty chứng khốn theo từng loại hình kinh doanh
- Mơi giới: 25 tỷ đồng
- Tự doanh: 100 tỷ đồng
- Bão lãnh phát hành: 165 tỷ đồng
- Tư vấn đầu tư: 10 tỷ đồng
Vai trị của các cơng ty chứng khốn
Vai trị huy động vốn: làm chiếc cầu nối và đồng thời là các kênh dẫn từ

các chủ thể thừa vốn đến các chủ thể thiếu vốn thông qua hoạt động bảo
lãnh phát hành và mơi giới chứng khốn
Cung cấp một cơ chế giá cả: giúp nhà đầu tư đánh giá đúng thực tế và
chính xác về giá trị khoản đầu tư của mình.
Cung cấp một cơ chế chuyển ra tiền mặt
Thực hiện tư vấn đầu tư
Tạo ra các sản phẩm mới: ngoài mua bán trái phiếu các cơng ty chứng
khốn cịn bán chứng quyền, các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền
chọn và các sản phẩm lai tạo khác.


Mơ hình hoạt động của cơng ty chứng khốn
- Cơng ty chuyên doanh chứng khoán:
Hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các cơng ty độc lập, chun
mơn hóa trong lĩnh vực chứng khốn đảm nhận, các ngân hàng khơng
trực tiếp tham gia kinh doanh chứng khoán.
Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Tạo điều kiện cho thị trường
chứng khốn phát triển có tính chun mơn hóa cao.
- Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng khoán
Các Ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh
chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ
Loại hình đa năng một phần
Loại hình đa năng tồn phần
Cơng ty tài chính
Là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng
vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung
ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số giao dịch
khác theo quy định của pháp luật, nhưng khơng được làm dịch vụ thanh
tốn, khơng được nhận tiền gửi dưới 1 năm
Phân loại

Cơng ty tài chính tổng hợp
Cơng ty tài chính chun ngành
+ Cơng ty tài chính bao thanh tốn
+ Cơng ty tài chính tín dụng tiêu dùng
+ Cơng ty cho th tài chính




×