Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ ( thực trang phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.33 KB, 24 trang )

Mục lục
Danh mục từ viết tắt……………………………………………………………… 2
Danh mục các bảng và đồ thị……………………………………………………….2
A.Lời nói đầu……………………………………………………………………….3
B.Nội dung………………………………………………………………………….4
Chương 1: Lý thuyết……………………………………………………………… 4
1.1 Khái quát chung về chính sách tài khóa…………………………………… 4
1.1.1 Khái niệm……………………………………………………………4
1.1.2 Mục tiêu của chính sách tài khóa……………………………………4
1.1.3 Công cụ của chính sách tài khóa…………………………………….5
1.2 Khái quát chung về chính sách tiền tệ…………………………………… 6
1.2.1 Khái niệm…………………………………………………………….6
1.2.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ………………………………………6
1.2.3 Các công cụ của chính sách tiền tệ……………………………………7
1.3 Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ………………11
Chương 2: Thực trạng phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiên tệ của Việt
Nam……………………………………………………………………………….…12
2.1. Thực trạng………………………………………………………………… 12
2.2. Giải pháp tăng cường sự phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền
tệ……………………………………………………………………………….…….22
C. Kết luận…………………………………………………………………….…….23
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………………… 24
Danh mục từ viết tắt:
Chính sách tài khóa ( CSTK)
1
Chính sách tiền tệ ( CSTT)
Ngân Hàng Trung Ương ( NHTW)
Ngân hàng thương mại ( NHTM)
Xã hội chủ nghĩa ( XHCN)
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
Ngân hàng nhà nước (NHNN)


Doanh nghiệp (DN)
Danh mục các bảng và đồ thị
Hình 1:Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam (2008-2012)…………… 13
Hình 2: biểu đồ xuất nhập khẩu và cán cân thương mại từ 2003 đến 2012…………14
Bảng 1: Diễn biến 1 số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2008-2012…………………15
Bảng 2: bảng cân đối ngân sách nhà nước 2010-2012………………………………16
Α. Lời nói đầu
Chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT) là hai công cụ quan trọng
trong điều hành, quản lý kinh tế vĩ mô của bất kỳ một quốc gia nào. Hai chính sách này
tuy có những chức năng riêng nhưng lại có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại
lẫn nhau trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế chung của mỗi quốc gia. Chính sách tiền
tệ chỉ có thể thành công nếu có sự phối hợp của chính sách tài khóa và ngược lại.
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn tác động
mạnh mẽ tới nền kinh tế Việt Nam, Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách
2
thức như tốc độ tăng trưởng tiềm năng có nguy cơ giảm sút, nợ xấu, hàng tồn kho cao
đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với khó khăn…thì
sự phối hợp giữa CSTK và CSTT là hết sức quan trọng để tháo gỡ những khó khăn trên
và đạt được chỉ tiêu đề ra. Trong khuôn khổ bài viết này, em xin trình bày những lý
thuyết cơ bản về chính sách tài khóa (CSTK), chính sách tiền tệ (CSTT) và thực trạng
phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay.
Bài viết còn nhiều điểm hạn chế, rất mong nhân được sự góp ý từ phía thầy cô.
Β. Nội dung
Chương 1: lý thuyết
1.1. Khái quát chung về chính sách tài khóa
1.1.1. Khái niệm về chính sách tài khóa:
a. Chính sách tài khóa ( CSTK ) là các chính sách của chính phủ tác động lên định
hướng phát triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính thủ
và thuế khóa.
b. Có 3 loại chính sách tài khóa là chính sách tài khóa mở rộng, chính sách tài khóa

thu hẹp và chính sách tài khóa trung lập.
-Chính sách tài khóa mở rộng là chính sách tang cường chi tiêu của chính phủ hoặc
giảm bớt nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách
hoặc giảm thặng dư của ngân sách.
-Chính sách tài khóa thu hẹp là chính sách trong đó chi tiêu của chính phủ ít đi
thông qua việc tăng thu từ thuế hoặc giảm chi tiêu của chính phủ hoặc phối hợp cả 2.
-Chính sách tài khóa trung lập là chính sách cân bằng ngân sách. Chi tiêu của chính
phủ hoàn toàn được cung cấp bởi các nguồn thu từ thuế.
1.1.2. Mục tiêu của chính sách tài khóa:
3
Nội dung cơ bản của chính sách tài khóa là kiểm soát thu chi ngân sách do các
khoản thu chi này có tác động trực tiếp tới tăng trưởng, lạm phát và nhiều chỉ số
kinh tế vĩ mô khác. Vì thế, chính sách tài khóa là 1 trong những chính sách quan
trọng với việc ổn định và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô. Một chính sách tài khóa
vững mạnh sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và làm cơ sở để các doanh nghiệp đưa
ra các quyết định đầu tư lớn. Trong mối quan hệ với giá cả, chính sách tài khóa là
một trong những nguyên nhân cơ bản của lạm phát, một sự lới lỏng chính sách tài
khóa đều gây áp lực tăng giá cả hàng hóa dịch vụ trên hai kênh là thúc đẩy tăng
tổng cầu và tài trợ thâm hụt.
1.1.3. Công cụ của chính sách tài khóa
α. Hai công cụ của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế.
Những thay đổi về mức độ, thành phần của thuế và chi tiêu chính phủ có thể ảnh
hưởng tới các biến số sau trong kinh tế:
+ Tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế.
+ kiểu phân bố nguồn lực
+ Phân phối thu nhâp
β. Nguyên tắc thực hiện:
Chính sách tài khóa sử dụng chi tiêu chính phủ và các chương trình thuế để kính
thích nền kinh tế quốc gia trong thời gian thất nghiệp cao và lạm phát thấp (nền
kinh tế suy thoái), hoặc để xoa dịu nền kinh tế trong thời kỳ lạm phát cao và thất

nghiệp thấp.
Khi nền kinh tế suy thoái: biểu hiện tình trạng sản lượng quốc fgia ở mức thấp hơn
mức sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, chính phủ áp dụng chính sách
tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi ngân sách hoặc giảm thuế hoặc cả 2. Kết quả
là làm tổng cầu tăng lên, sản lượng tăng, tạo them nhiều việc làm và giảm thất
nghiệp.
4
Khi nền kinh tế có lạm phát cao: biểu hiện sản lượng quốc gia vượt quá mức sản
lượng tiềm năng, đồng thời chỉ số giá cũng tăng cao tác động xấu tới nền kinh tế.
Chính phủ cần áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp, cụ thể giảm chi ngân sách, tăng
thuế. Kết quả sẽ làm giảm tổng cầu, sản lượng giảm, lạm phát giảm và việc làm có
xu hướng giảm.
1.2. Khái quát chung về chính sách tiền tệ.
1.2.1. Khái niệm:
-CSTT theo nghĩa rộng là chính sách điều hành toàn bộ khối lượng tiền trong nền
kinh tế nhằm phân bổ 1 cách hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên nhằm thực hiện
các mục tiêu tăng trưởng, cân đối kinh tế, trên cơ sở đó ổn định giá trị đồng tiền
quốc gia.
-CSTT theo nghĩa hẹp là chính sách đảm bảo sao cho khối lượng tiền cung ứng tăng
thêm trong 1 năm tương ứng vs mức tăng trưởng kinh tế và chỉ số lạm phát (nếu có)
nhằm ổn định giá trị của đồng tiền, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Trong một khoảng thời gian, CSTT có thể hoạch định theo hai hướng:
+ CSTT mở rộng: sự điều tiết của NHTW nhằm tăng lượng tiền cung ứng
-> lãi suất giảm -> khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh,
tạo việc làm cho người lao động. Trong trường hợp này, CSTT nhằm
chống suy thoái kinh tế và thất nghiệp.
+CSTT thu hẹp: sự điều tiết của NHTW nhằm giảm lượng tiền cung ứng
sẽ dẫn tới hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá đà của nền kinh tế.
trong trường hợp này, CSTT nhằm khắc phục tình trạng tăng trưởng quá
ngắn của nền kinh tế hoặc chống lạm phát.

1.2.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ
5
+ Ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, ổn định tỷ giá hối đoái: Thực chất của mục
tiêu này là kiểm soát lạm phát để bảo vệ giá đối nội và đối ngoại của đồng tiền
quốc gia. Đây là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ.
+ Ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế: Đây là mục tiêu cơ bản và tất yếu của
chính sách tiền tệ. Muốn ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế cần phải khuyến
khích mở rộng đầu tư bằng cách khai thác các nguồn vốn tiềm năng trong nước
và nước ngoài.
+Tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định trật tự xã hội: Ở nước ta,
trong 3 nhân tố thuộc yếu tố cung là lao động, nguồn vốn và tiến bộ kỹ thuật thì
yếu tố lao động có tiềm năng lớn nhất. Vì vậy, để thúc đẩy phát triển kinh tế với
thì chính sách tiền tệ phải khai thác tối đa lực lượng lao động tro xã hội, còn tiền
tệ và tín dụng là chất xúc tác quan trọng. Tuy nhiên cần lưu ý rằng sử dụng
chính sách tiền tệ để tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp thì rất có thể đi đến
tình trạng lạm phát cao. Vấn đề quan trọng ở chỗ là làm thế nào để vừa kiềm chế
và kiểm soát được lạm phát vừa tạo được công ăn việc làm.
Người ta cho rằng, nếu duy trì lạm phát ở một tỷ lệ vừa phải thì hình như đó lại
là liều thuốc kích thích tăng trưởng kinh tế.
1.2.3. Các công cụ của chính sách tiền tệ
α. Các công cụ trực tiếp:
+Ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay :
NHTW có thể ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay và bắt buộc các
NHTM áp dụng khi muốn tăng mức cho vay NHTW hạ lãi suất tiền gửi và tiền
cho vay. Công cụ này có ưu và nhược điểm:
Ưu điểm: NHTW có thể tác động trực tiếp đến các dự án đầu tư bằng các điều
kiện tín dụng
6
Nhược điểm: Lãi suất được ấn định có thể không phù hợp với nền kinh tế gây
khó khăn cho việc thực hiện các dự án đồng thời tính linh hoạt của thị trường

tiền tệ sẽ bị suy giảm.
Bên cạnh đó việc quy định lãi suất tiền gửi của các NHTM áp dụng có tác động
trực tiếp đến thị trường tiền tệ nhưng lại làm cho hoạt động của tổ chức tín dụng
kém linh hoạt.
+Ấn định hạn mức tín dụng: Là việc NHTW ấn định 1 khối lượng sẽ cung cấp
cho nền kinh tế trong 1 thời gian nhất định, sau đó tìm các kênh để đưa vào,
biện pháp này được thực hiện rất lâu ở các nước XHCN theo cơ chế kế hoạch
hóa tập trung, đây là cách vận dụng máy móc công thức của Mac: Kt=Kc, tức là
nhận định rằng phải định được Kc sau đó tạo ra Kt và đưa vào nền kinh tế, thật
ra đây là sự hiểu lầm công thức của Mac, ông chỉ đưa ra yêu cầu để hàng hóa
lưu thông bình thường thì Kt=Kc chứ ông không định lượng Kc là 1 con số nào
đó bởi vì Kc=P.Q/V là 1 đại lượng luôn biến động và khó tính toán trong 1 thời
gian tương đối dài, hiện nay người ta sự đoán 1 Kc mà nó có thể cần thiết cho
nền kinh tế sau đó tạo điều kiện để thực hiện nó trên cơ sở để cho quy luật cung
cầu vận động. Biện pháp này có ưu và nhược điểm
Ưu điểm: Có thể kế hoạch 1 cách chắc chắn khối lượng tiền trong lưu thông
Nhược điểm: Thiếu linh hoạt khi tình hình biến động và chỉ thực hiện được
trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
+Phát hành trái phiếu Nhà nước
Nhằm làm giảm khối lượng tiền trong lưu thông qua việc NHTW thỏa thuận với
Bộ Tài chính về việc phát hành 1 khối lượng trái phiếu nhất định, biện pháp này
chỉ thực hiện khi không còn biện pháp nào khác. Nó có ưu điểm là làm giảm bớt
khối lượng tiền trong lưu thông nhưng có nhược điểm là phục vụ cho mục tiêu
chi tiêu của ngân sách
+Phát hành tiền cho ngân sách và cho đầu tư
7
Khi ngân sách bị thiếu hụt, NHTW có thể phát hành tiền để đáp ứng nhu cầu chi
tiêu của ngân sách. Biện pháp này dễ đưa đến lạm phát, thông thường biện pháp
này được áp dụng để phát hành tiền cho đầu tư phát triển xem như là ứng trước
cho sản xuất

Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường các công cụ trực tiếp thường được áp dụng
trong những trường hợp nhất định. NHTW thường sử dụng các công cụ gián
tiếp để điều hành chính sách tiền tệ.
β. Các công cụ gián tiếp
+Quy định tỷ lệ dự trữ pháp định
Là phương thức quản lý khối lượng tiền trong lưu thông bằng các quy định tỷ lệ
mà các NHTM được phép cho vay khi nhận được 1 khối lượng tiền gửi, tỷ lệ dự
trữ pháp định là tỷ lệ % trên số tiền gửi mà 1 NHTM nhận được phải gửi vào
Tài khoản tại NHTW hoặc giữ tại ngân hàng theo quy định. Với biện pháp này
NHTW nắm được khối lượng tín dụng mà các NHTM và các tổ chức tín dụng
khác cung cấp và có khả năng cung cấp cho nền kinh tế. Do đó NHTW có thể
tác động trực tiếp đến khối lượng tín dụng bằng cách tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ
pháp định
+Biện pháp thị trường mở
Nội dung của biện pháp này là NHTW tiến hành mau và bán các giấy tờ có giá
trên thị trường tiền tệ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
Trong trường hợp NHTW muốn tăng khối lượng tiền trong lưu thông NHTW sẽ
mua vào 1 lượng chứng khoán nhất định, việc các NHTM bán chứng khoán cho
NHTW sẽ làm tăng dự trữ cho các NHTM nhờ vào lượng tiền nhận được từ
NHTW. Ngược lại, nếu NHTW muốn thu hẹp khối lượng tiền tệ NHTW sẽ bán
ra 1 lượng chứng khoán nhất định, biện pháp này có ưu điểm là tác động trực
tiếp đến dự trữ của các NHTM buộc các NHTM phải gia tăng hay giảm khối
8
lượng ín dụng. Nhưng có nhược điểm chỉ thực hiện được trong điều kiện các
khoản tiền trong lưu thông đều nằm tại các NHTM.
+Biện pháp chiết khấu, tài chiết khấu và cho vay của NHTW
Là hình thức cung cấp tín dụng của NHTW cho các NHTM trong điều kiện có
thế chấp, chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá của các NHTM. Việc ấn
định lãi suất cho vay, lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu cao hay thấp có tác động
đến khả năng cho vay của các NHTM và do đó làm cho khối cung tiền tệ tăng

lên hay giảm đi. Biện pháp này có ưu điểm các khoản cho vay của NHTW đảm
bảo thu được về. Việc cho vay gắng liền với yếu cầu phát triển kinh tế, do sự tác
động của quy luật cung cầu nhưng có nhược điểm việc vay hay không vay phụ
thuộc vào các NHTM.
χ. Một số công cụ khác:
+Dự đính công trái bắt buộc
Là việc NHTW quy định 1 tỷ lệ trên số tiền gửi mà 1 NHTM nhận được phải
dùng vào việc mua công trái bắt buộc nhằm hạn chế khối lượng tín dụng của các
NHTM và làm công cụ của NHTW thông qua việc chiết khấu các công trái này,
khi các NHTM cần vốn thông qua đó NHTW có thể sử dụng công cụ thị trường
mở để điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông.
+Dự đính công trái tự nguyện
Ngoài việc buộc các NHTM mua công trái bắt buộc, NHTW còn kích thích các
NHTM mua thêm công trái khi số tiền cho vay không hết.
+Phát hành giấy bạc,cho phép lưu thông các công cụ thay tiền mặt
Thông thường khi các công cụ thay tiền mặt được sử dụng thì lưu thông tiền tệ sẽ
nhanh hơn, tiết kiệm được chi phí lưu thông và đặc biệt làm tăng khả năng tín dụng
của các NHTM bởi vì khi mọi khoản tiền đều được thanh toán qua ngân hàng bằng
9
các công cụ thay tiền mặt như sec, the tín dụng, lệnh chuyển khoản sẽ làm cho
toàn bộ hệ thống ngân hàng gần như không bao giờ mất khả năng cung cấp tín dụng
cho nền kinh tế.
1.3. Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Trong ngắn hạn, CSTK có tác động qua lại, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới
các yếu tố thuộc cơ chế truyền dẫn CSTT. CSTK tác động trực tiếp và gián tiếp lên
tổng cầu của nền kinh tế thông qua các quyết định thu, chi hoặc thông qua sự tác
động lên lãi suất. Điều đó có xu hướng ảnh hưởng đến tiền lương và giá cả, qua đó
tác động lên lạm phát và kỳ vọng lạm phát. Về mặt lý thuyết thì thấy được những
ảnh hưởng của CSTK lên các kênh truyền dẫn của CSTT, nhưng trên thực tế rất khó
để cụ thể hóa (lượng hóa) rõ ràng ảnh hưởng của CSTK đến CSTT trong ngắn hạn.

Trong dài hạn, CSTK có thể ảnh hưởng đến sự ổn định lâu dài của CSTT rất rõ
nét. Nếu một CSTK kém bền vững lâu dài sẽ tác động lên mục tiêu của CSTT. Kỳ
vọng thâm hụt ngân sách lớn và liên tục cộng với nhu cầu nợ lớn của Chính phủ có
thể giảm lòng tin vào nền kinh tế và gây rủi ro đến sự ổn định của thị trường tài
chính. Thiếu niềm tin vào sự bền vững tài chính của Chính phủ có thể trở thành yếu
tố tiềm ẩn gây ra bất ổn cho thị trường trái phiếu, ngoại hối và thậm chí làm sụp đổ
cơ chế tiền tệ.
Ngoài ra, CSTK còn có ảnh hưởng đến dòng chu chuyển vốn quốc tế, qua đó làm
ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát luồng ngoại tệ ra vào đất nước của ngân hàng
trung ương, gây rủi ro cho hệ thống tài chính: Chính sách thu và chi tài khóa xây
dựng không hợp lý sẽ có tác động tiêu cực tới quá trình phân bổ nguồn lực, điều
này sẽ làm tăng rủi ro liên quan đến dòng vốn quốc tế.
Bên cạnh đó, CSTT cũng có ảnh hưởng nhất định đến CSTK: CSTT có mục tiêu
chính mang tính trung hạn là ổn định giá cả, giá trị đồng tiền và hỗ trợ cho tăng trưởng
10
kinh tế thông qua việc kiểm soát lãi suất và cung tiền. Một CSTT thắt chặt sẽ làm giảm
nhu cầu đầu tư, thu hẹp sản xuất và có thể dẫn đến giảm nguồn thu của ngân sách nhà
nước. Lãi suất tăng hay giảm cũng ảnh hưởng đến giá trái phiếu chính phủ ảnh hưởng
đến cân đối ngân sách. Tỷ giá tăng (đồng bản tệ giảm) sẽ làm gia tăng khoản nợ chính
phủ bằng đồng ngoại tệ quy đổi.
Từ những phân tích này, có thể thấy CSTT và CSTK có sự phụ thuộc lẫn nhau, thay
đổi của mỗi một chính sách sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách kia. Hơn nữa,
trong thực tế, hai chính sách này lại do 2 cơ quan khác nhau điều hành cho nên cần
phải có sự phối hợp nhịp nhàng để tránh những bất ổn có thể xảy ra.
Chương 2: thực trạng phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiên tệ của
Việt Nam và giải pháp.
Sự phối hợp giữa hai CSTK và CSTT nhằm đưa nền kinh tế vận hành đúng quy luật,
khai thác được động lực to lớn của nền kinh tế thị trường phục vụ phát triển là mục tiêu
của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế sự phối hợp này luôn
gặp phải những vấn đề phức tạp về mức độ, thời điểm, cách thức và cơ chế vận hành.

Phối hợp hai chính sách này như thế nào cho hợp lý và tối ưu để phục vụ 2 mục tiêu:
ổn định và phát triển là vấn đề đặt ra cần giải quyết, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế
còn gặp nhiều khó khăn như năm 2013.
2.1. Thực trạng:
Trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế, trong thời gian qua, CSTT được điều
hành linh hoạt, thận trọng và liên tục được điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến kinh
tế vĩ mô trong từng giai đoạn, còn CSTK được hoàn thiện theo hướng bảo đảm thống
nhất, minh bạch và công bằng. Năm 2012 và 2013, Chính phủ đã đưa ra những giải
pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, hỗ trợ thị trường nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế trong điều kiện ổn định vĩ mô còn chưa vững thực trạng phối hợp chính sách tài
khóa và chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay chắc là cần thiết, có ý nghĩa quan
trọng để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đất nước. Trong đó, những gói giải pháp tài
11
khóa và tiền tệ được triển khai đồng bộ luôn có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả cũng
như mục tiêu đề ra.
Cụ thể, nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã phát triển nên một tầm cao mới
và gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật. Việt Nam đã vượt qua ngưỡng nghèo và trở
thành nước có thu nhập trung bình thấp của thế giới. Bên cạnh đó, trong giai đoạn
khủng khoảng kinh tế, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng với tốc độ tăng
trưởng trung bình trong giai đoạn 2008-2012 là 5,85%.
Hình 1:Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam (2008-2012)
Lạm phát trong năm 2012 đạt mức 6,81%, đây là một con số rất ấn tượng vì thực tế,
lạm phát của Việt Nam luôn vượt mức 1 con số kể từ năm 2007 (trừ năm 2009). Cán
cân thương mại năm 2012 lần đầu dương trong xuốt 20 năm trở lại đây.
Hình 2: biểu đồ xuất nhập khẩu và cán cân thương mại từ 2003 đến 2012.
12
Cán cân thanh toán cũng được cải thiện, đạt mức thặng dư 10 tỷ USD năm 2012, gần
bằng mức kỷ lục 2007 là 10,1 tỷ USD. Lãi suất giảm mạnh, thanh khoản của ngân hàng
được đảm bảo dự trữ ngoại hối được cải thiện; tỷ giá ổn định. Khó khăn trong sản xuất,
kinh doanh từng bước được tháo gỡ và có chuyển biến tích cực.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tăng trưởng kinh tế (%) 6,31 5,32 6,78 5,89 5,03
Lạm phát (%) 19,89 6,8 11,75 18,13 6,81
Nhập siêu (tỷ USD) -18,03 -12,85 -12,60 -9,50 0,30
Tăng trưởng tín dụng (%) 23,38 37,53 31,19 10,90 7
Bảng 1: Diễn biến 1 số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2008-2012
(nguồn: tổng hợp từ nhiều nguồn)
Nguồn thu ngân sách không ngừng được cải thiện, cơ cấu thu chủ yếu từ nguồn thu nội
địa, từ dầu thô, xuất nhập khẩu, viện trợ không hoàn lại, thu từ chuyển nguồn… trong
đó, nguồn thu nội địa chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2012, thu nội địa đạt 467,2 tỷ đồng
chiếm 61,16% tổng thu ngân sách. Các nguồn chi chủ yếu cho chi đầu tư phát triển, chi
thường xuyên, chi trả nợ, viện trợ…
13
Bảng 2: bảng cân đối ngân sách nhà nước 2010-1012
Stt Nội dung
Dự toán
2010
Ước thực
hiện
2010
Dự toán
2011
Ước thực
hiện 2011
Dự toán
2012
Ước thực
hiện 2012
A
TỔNG THU NGÂN

SÁCH NHÀ NƯỚC
462,500 560,170 605,000 684,500 762,900 763,900
I Thu cân đối ngân sách nhà nước 461,500 559,170 595,000 674,500 740,500 741,500
1 Thu nội địa 294,700 357,869 382,000 425,000 494,600 467,200
2 Thu từ dầu thô 66,300 69,170 69,300 100,000 87,000 112,000
3 Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu 95,500 132,131 138,700 144,000 153,900 155,800
4 Thu viện trợ không hoàn lại 5,000 5,500 5,000 5,500 5,000 6,500
II Thu chuyển nguồn 1,000 1,000 10,000 10,000 22,400 22,400
B
TỔNG CHI CÂN ĐỐI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
582,200 694,650 725,600 796,000 903,100 918,278
1 Chi đầu tư phát triển 125,500 170,970 152,000 175,000 180,000 187,500
2 Chi trả nợ và viện trợ 70,250 78,910 86,000 101,000 100,000 58,850
3
Chi thường xuyên
335,560 434,670 469,100 491,500 542,000 649,428
4 Chi thực hiện cải cách tiền lương 35,490 6,000 59,300
5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 100 100 100 100 100
6 Dự phòng 15,300 18,400 21,700
7 Chi chuyển nguồn 10,000 22,400 22,400
C
BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC
-119,700 -134,480 -120,600 -111,500 -140,200 -154,378
Tỷ lệ bội chi so GDP -6.2% -7.0% -5.3% -4.9% -4.8% -5.3%

14
(nguồn: tổng hợp từ nhiều nguồn)
Ngoài ra, nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế tập trung vào ba lĩnh vực trọng tâm là tái cơ

cấu đầu tư, tái cơ cấu ngân hàng thương mại và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) đã và đang được triển khai tích cực Những chuyển biến tích cực trên có
phần quan trọng là do CSTK và CSTT đã được ban hành kịp thời, hết sức linh hoạt, đi
liền với thực tiễn, đặc biệt là hai chính sách này đã ăn khớp với nhau hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật nêu trên, sự phối hợp của hai chính sách
vĩ mô này vẫn còn nhiều hạn chế, có những lúc còn chưa thực sự nhịp nhàng. Lúc
CSTT “thắt” quá chặt, trong khi CSTK lại mở rộng; có lúc tín dụng mở rất nhanh
nhưng đầu tư nhà nước lại mở chậm. Liều lượng và mức độ sử dụng các công cụ từng
thời kỳ, giai đoạn chưa tạo ra sức mạnh kết hợp tổng thể. Sự phối hợp trong việc hoạch
định và thực hiện mục tiêu chính sách ở tầm ngắn hạn và dài hạn, sự phối hợp trong
việc sử dụng các công cụ còn hạn chế.
Thực tế những năm qua, để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, nhiều thời điểm quan điểm
nới rộng cùng lúc đã được cả hai chính sách nói trên áp dụng, triển khai (cho vay tăng
trưởng tín dụng cao, tăng đầu tư công ). Điển hình là năm 2009, “liều thuốc” nói trên
đã giúp Việt Nam tăng trưởng 5,3% và kiềm chế lạm phát ở mức 6,8%.
Tuy nhiên, bước sang năm 2010, trong khi CSTT đã giảm dần mức độ nới lỏng thì
CSTK lại chưa được thắt lại tương ứng, nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao
hơn năm 2009. Kết quả là, dù tốc độ tăng trưởng năm 2010 đạt 6,78%, nhưng lạm phát
lại tăng tới 11,75% (cao gần gấp 2 lần so với năm 2009). Năm 2011, mức mục tiêu kìm
giữ lạm phát được đặt ra ban đầu là dưới 7%, thấp hơn nhiều so với mức lạm phát bình
quân của 3 năm liền trước đó (12,73%).
Để đạt được mục tiêu này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã buộc phải cắt giảm cung
tiền và tăng trưởng tín dụng một cách đột ngột, gây ra những hệ quả không mong muốn
như lãi suất cho vay và nợ xấu tăng cao, thanh khoản căng thẳng, thị trường chứng
khoán suy kiệt, bất động sản đóng băng. Kết quả, lạm phát năm 2011 tăng vọt lên
15
18,13%. Bước sang năm 2012, các chỉ tiêu tăng trưởng được đề ra cơ bản đều đạt được
và phù hợp với tình hình thực tiễn, đặc biệt lạm phát đã trở lại tăng ở mức một con số
đúng như mục tiêu ban đầu nhưng tăng trưởng tín dụng lại không như mong muốn.
Có những thời điểm CSTT và CSTK được điều hành khá độc lập, thiếu sự phối hợp

nhịp nhàng dẫn đến sự xung đột, triệt tiêu hoặc làm giảm hiệu quả của 1 trong 2 chính
sách. Bên cạnh đó, trong quá trình thực thi chính sách cũng xuất hiện những vấn đề
phức tạp phát sinh trong kết hợp hai chính sách này đó là sự lựa chọn chính sách và
phương thức vận hành. Cụ thể như:
Thứ nhất, CSTK thắt chặt thể hiện ở việc giảm đầu tư công, bên cạnh việc thu hẹp
danh mục và quy mô đầu tư để tái cấu trúc lại đầu tư công đang dẫn đến tình trạng tồn
tại nhiều sản phẩm và công trình hay dự án dở dang. Ngoài ra còn nhiều dự án đầu tư
dàn trải, kém hiệu quả gây lãng phí nguồn ngân sách. Tính chung giai đoạn 2006-2010,
trung bình hàng năm đầu tư công chiếm tới 43,3% vốn đầu tư toàn xã hội nhưng chỉ
đóng góp được 35,81%GDP, trong khi khu vực kinh tế ngoài nhà nước tạo ra
46,21%GDP nhưng chỉ đầu tư với tỷ lệ là 37,1% mỗi năm.
Thứ hai, với CSTT thắt chặt, các DN tiếp cận nguồn vốn khó khăn, mặc dù cơ chế nới
lỏng tín dụng đã được áp dụng cuối năm 2011, nhưng vẫn chưa được thực hiện triệt để
trong thực tế. Chính sách này làm cho DN trong nước khó mở rộng sản xuất - kinh
doanh, tạo khả năng sáp nhập, mua lại DN trong điều kiện DN nước ngoài có tiềm lực
lớn, nguy cơ bị thôn tính và thâu tóm lớn hơn. Hơn nữa, khi các DN trong nước khó
mở rộng thị phần ngay trên thị trường trong nước thì các DN có vốn đầu tư nước ngoài
có thể chớp lấy cơ hội này để mở rộng thị trường, gây ảnh hưởng và tạo được những
nền tảng để phát triển trong chu kỳ tiếp theo. Đây là yếu tố gây khó khăn không nhỏ
đối với các DN trong nước.
Thứ ba, khó khăn khi hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới với khoản nợ nước ngoài,
mặc dù đang ở mức vừa phải, đòi hỏi ngân sách nhà nước phải gánh chịu khi đồng tiền
16
của các chủ nợ hay đối tác cung cấp ODA có hoàn lại với lãi suất ưu đãi có xu hướng
mạnh lên so với đồng Việt Nam. Điển hình như năm 2011, Việt Nam tiếp nhận hơn 7 tỷ
USD vốn ODA đây là nguồn vốn quan trọng nhưng cũng đặt ra áp lực trả nợ và những
công việc phải xử lý thông qua CSTK dài hạn. Đây là áp lực lớn đối với CSTK của
Việt Nam.
Thứ tư, chính phủ thường xuyên thay đổi các mục tiêu ưu tiên và điều chỉnh chỉ tiêu
kinh tế vĩ mô. Từ năm 2008 tới nay, trước những biến động của nền kinh tế thế giới và

trong nước, chính phủ đã bốn lần thay đổi mục tiêu ưu tiên, từ thắt chặt tài khóa và tiền
tệ để kiềm chế lạm phát (2008) sang kích thích đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng (năm
2009), thực hiện chính sách tài chính tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt để kiểm chế lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo tăng trưởng (năm 2010) đến tăng cường ổn định
kinh tế vĩ mô và kiềm soát lạm phát (2011). Những thay đổi mục tiêu trong những giai
đoạn ngắn như trên đòi hỏi CSTK và CSTT phải điều chỉnh liên tục trong khi hiệu quả
phát huy tác động của mỗi chính sách luôn có độ trễ. Do vậy, trong khi chưa đánh giá
được hiệu quả chính sách trong giai đoạn trước thì CSTK và CSTT đã phải chuyển
sang mục tiêu ưu tiên khác.
Thứ năm, bản chất của CSTT là kiểm soát cung tiền hoặc lãi suất nhằm duy trì mức
lạm phát mục tiêu và góp phần tăng trưởng kinh tế. CSTK thực hiện chi tiêu công và
phải có trách nhiệm đảm bảo các khoản chi tiêu đó đem lại hiệu quả bởi cơ chế phân
bổ vốn hợp lý, đó là nhân tố quyết định đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo nền
tảng cho CSTT phát huy hiệu lực. Thiếu điều kiện nền tảng này, các điều tiết mở rộng
hay thu hẹp CSTK thực chất không đem lại kết quả bền vững, ngược lại, CSTT có thể
phải gánh cho những vấn đề của CSTK.
Quy mô chi ngân sách cao, tới gần 30% GDP (là mức cao so với thế giới); tỷ trọng chi
đầu tư phát triển ở mức cao, thể hiện mức độ chi phối của Chính phủ vào khu vực sản
xuất và phần nào làm giảm hiệu quả và tính cạnh tranh của khu vực này (đến lượt nó,
17
khả năng tạo ra nguồn thu cho ngân sách sẽ hạn chế); chi tiêu dàn trải cho nhiều đối
tượng, thiếu quy hoạch và chiến lược chi tiêu trong trung và dài hạn; hiệu quả sử dụng
nguồn vốn này còn thấp; vấn đề quản lý và giám sát chi tiêu còn hạn chế
Thứ sáu, CSTT và CSTK chưa có có sự phối hợp nhịp nhàng trong việc hoạch định và
thực hiện mục tiêu chính sách ở tầm ngắn hạn và dài hạn. Trong thời gian từ năm 2008
đến nay, cả CSTK và CSTT đều được vận dụng tối đa cho các yêu cầu ổn định vĩ mô,
khôi phục hệ thống DN, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy vậy, các yêu cầu này được thực
hiện một cách bị động khi vấn đề đã nảy sinh và các chính sách được sử dụng để giảm
nhẹ hậu quả.
Vì thế, trong quá trình triển khai, mỗi chính sách thường sử dụng công cụ riêng của

mình và theo đuổi các mục tiêu chính sách riêng. CSTT một mặt nhằm mục tiêu kiềm
chế lạm phát nhưng vừa phải duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng, đôi khi các
mục tiêu này lại mâu thuẫn với yêu cầu tăng trưởng hoặc tháo gỡ khó khăn cho hệ
thống DN. CSTK cũng vừa phải thực hiện yêu cầu kiểm soát hoặc cắt giảm chi tiêu,
vừa thực hiện chức năng hỗ trợ các DN, tập đoàn nhà nước, đảm bảo an sinh xã hội. Vì
thế mà rất khó thực hiện yêu cầu cắt giảm chi tiêu cũng như yêu cầu đảm bảo phân bổ
chi tiêu đúng đối tượng và có hiệu quả (bởi các đối tượng tiếp nhận vốn ngân sách lại
thường sử dụng không hiệu quả). Tình trạng này dẫn tới mâu thuẫn và khó khăn trong
việc phối hợp giữa hai chính sách ở Việt Nam.
Thứ bảy, thiếu nền tảng kỹ thuật làm căn cứ cho sự phối hợp chính sách. Nền tảng dự
báo những biến động vĩ mô trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng trong và
ngoài nước là căn cứ quan trọng cho việc xây dựng mục tiêu, lựa chọn công cụ chính
sách và vạch ra lộ trình thực hiện chính sách. Các thông tin và kết quả dự báo chính
xác sẽ giúp kiểm soát độ trễ trong các tác dụng của từng chính sách, tạo nên sự bình
tĩnh, bài bản của các quyết sách, tránh những phản ứng tức thời gây hệ lụy và sửa chữa
sau đó. Hiện nay nền tảng dữ liệu, hệ thống thông tin, kỹ thuật dự báo, đội ngũ chuyên
18
gia, tư vấn trong dự báo chưa được quan tâm đúng mức. Nguồn lực dự báo còn yếu và
phân tán ở các đơn vị khác nhau. Các kết quả dự báo đôi khi mâu thuẫn và độ tin cậy
chưa được thẩm định.
Thứ tám, việc cung cấp thông tin và trách nhiệm giải trình của các cơ quan chính sách
chưa được thiết lập một cách chính thức. Nhiệm vụ này chưa tạo thành thói quen cho
các cơ quan chính sách ở Việt Nam. Vì thế, thị trường không được cung cấp thông tin
đầy đủ và cập nhật. Các nhà làm chính sách mất đi một kênh triển khai chính sách hiệu
quả thông qua kỳ vọng hợp lý của thị trường. Việc cung cấp thông tin không chính
thống cộng với mức độ thấp trong trách nhiệm giải trình của các cơ quan chính sách
còn gây nên sự thiếu tin tưởng của thị trường, đồng thời không tạo cho các nhà làm
chính sách áp lực trong việc xây dựng và cam kết thực hiện mục tiêu.
Có thể thấy vấn đề bao trùm trong thực tế phối hợp chính sách thời gian qua là ở chỗ:
chi tiêu của Nhà nước đã vượt quá khả năng khai thác nguồn thu và khả năng hấp thụ

vốn của nền kinh tế khi chỉ số ICOR liên tục tăng theo thời gian. Phần chênh lệch gây
áp lực lên hệ thống ngân hàng và làm sai lệch bản chất hoạt động của hệ thống cũng
như giảm hiệu lực của CSTT. Ðiều này cộng với hệ thống ngân hàng đang trong tình
trạng dễ tổn thương, liên kết hệ thống trong tình trạng rủi ro cao, hoạt động trong bối
cảnh thị trường vốn trung dài hạn chưa phát triển, tỷ lệ đòn cân nợ rủi ro trong cấu trúc
vốn của DN đang làm ảnh hưởng sâu sắc tới hiệu lực CSTT cũng như khả năng phối
hợp chính sách.
2.2. Giải pháp tăng cường sự phối hợp chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ
19
Kết hợp hài hòa giữa CSTT và CSTK có ý nghĩa hết sức quan trọng để đảm bảo kiềm
chế lạm phát, khơi thông nguồn vốn, giúp tháo gỡ khó khăn cho DN, tạo ổn định kinh
tế vĩ mô vững chắc. Trong thời gian tới cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Một là, cần quan tâm đến các cân đối vĩ mô (giữa tiêu dùng, tích lũy – đầu tư, cân đối
thương mại…). Các cân đối này được đảm bảo ở mức độ hợp lý thì CSTT và CSTK sẽ
có sự kết hợp hiệu quả. Nếu những cân đối này trong tình trạng mất cân đối sẽ dẫn đến
nhiều hệ quả: lạm phát cao, lãi suất cao, tỷ giá không ổn định, nhập siêu lớn, dự trữ
ngoại tệ giảm, hệ thống ngân hàng không ổn định…
Hai là, cần tiền hành nghiên cứu, xây dựng mô hình định lượng và phân tích định tích
về khả năng phối hợp giữa CSTT và CSTK trong từng bối cảnh kinh tế cụ thể, để có
căn cứ xác định mức độ, liều lượng can thiệp của từng chính sách đến tổng cầu, lạm
phát của nền kinh tế.
Ba là, Chính phủ cần có quy định phân công trách nhiệm một bộ chủ trì trong việc
thiết lập chương trình tài chính hàng năm và 5 năm (là căn cứ, cơ sở cho các bộ thực
thi các chính sách vĩ mô được đồng bộ cả về mục tiêu lẫn giải pháp điều hành).
Bốn là, giữa NHNN và Bộ Tài chính cần có sự hợp tác, phối hợp các vấn đề mang tính
kỹ thuật trong quá trình thực thi CSTT và CSTK. Chẳng hạn: Hai cơ quan cần tuyên
truyền công khai quan điểm, phát ngôn mang tính chính thức của mình để trấn an tâm
lý và giảm kỳ vọng lạm phát, mang tính dẫn dắt và ổn định thị trường; minh bạch
thông tin, trách nhiệm giải trình của các bộ. NHNN và Bộ Tài chính cần công khai các
nghiên cứu, phân tích, dự báo kinh tế vĩ mô; Trao đổi chéo để nâng cao trình độ nguồn

nhân lực cho NHNN và Bộ Tài chính.
Năm là, Chính phủ cần quy định trách nhiệm cụ thể trong sự phối hợp chặt giữa
NHNN và Bộ Tài chính nhằm giảm ảnh hưởng của tiền gửi chính phủ đến điều hành
của NHNN, tạo cho NHNN sự chủ động sử dụng tiền gửi chính phủ như là một cộng
cụ điều hành CSTT.
Sáu là, có thể thiết lập Ủy ban phối hợp gồm đại diện Bộ Tài chính, kho bạc nhà nước
và NHNN như tư vấn của ngân hàng thế giới (WB) và quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
C. Kết luận
20
Bối cảnh kinh tế năm 2013 được dự báo còn tiếp tục khó khăn, thách thức đối với nền
kinh tế Việt Nam, sự phối hợp chặt chẽ giữa CSTK và CSTT là rất quan trọng để có thể
đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô đề ra và khắc phục các khó khăn thách thức đó.
Mới đây, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quy chế phối hợp xây
dựng và điều hành CSTK, CSTT, với 5 nội dung chính, gồm:
Thứ nhất, phối hợp xây dựng và điều hành CSTK, CSTT, trong đó tập trung vào: Xây
dựng và điều hành CSTK, CSTT; Quản lý ngân quỹ của Chính phủ và phát triển hệ
thống thanh toán; Quản lý nợ quốc gia và quản lý vốn ODA.
Thứ hai, phối hợp trong việc phát triển các thị trường tài chính (tín dụng, tiền tệ,
chứng khoán, trái phiếu) và công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các thị trường
này, nhằm đảm đảm bảo tính liên thông và phát triển an toàn, bền vững.
Thứ ba, phối hợp trong việc quản lý thuế, hải quan; trong đó hai bên chủ động trao đổi,
chia sẻ thông tin trong việc xây dựng và ban hành các chính sách, biện pháp và thực
hiện công tác quản lý, giám sát liên quan đến thu thuế, hải quan qua hệ thống ngân
hàng; hoạt động xuất nhập khẩu vàng, bạc, đá quý và công tác phòng chống buôn lậu,
rửa tiền.
Thứ tư, phối hợp trong lĩnh vực hợp tác quốc tế thông qua việc chia sẻ thông tin và
thống nhất quan điểm khi tham gia các diễn đàn, sáng kiến hợp tác song phương và đa
phương về tài chính, tiền tệ.
Thứ năm, phối hợp trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp
vụ đảm bảo phù hợp với nhu cầu của hai Bộ.

Sự kiện này được đánh giá là quan trọng, đánh dấu giai đoạn CSTK và tiền tệ sẽ được
phối hợp hài hoà hơn, chặt chẽ hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, trên góc độ tổng thể
nền kinh tế quốc dân, sự kết hợp tốt giữa hai cơ quan trực tiếp phụ trách CSTK và
CSTT có lẽ cũng mới chỉ đảm bảo một điều kiện cần. Các mục tiêu tổng quát, tổng thể
nền kinh tế còn cần một sự phối hợp chính sách rộng hơn, bao trùm hơn mới có thể
được coi là đủ. Dù rất quan trọng, các CSTK và CSTT vẫn chỉ là những công cụ phục
vụ mục tiêu chung là tăng trưởng và ổn định. Vì vậy, về dài hạn cần phải phối hợp chặt
chẽ giữa hai chính sách này với các chính sách vĩ mô khác để nền kinh tế của Việt Nam
có thể phát triển một cách nhanh chóng và vững chắc trên con đường hội nhập với thế
giới.
21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. NGND. PGS. TS. Ngô Ngọc Hưng, Bất ổn kinh tế vĩ mô – góc nhìn từ sự phối
hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.
2. PGS. TS. BÙI TẤT THẮNG (2013), Phối hợp chính sách tài khóa với tiền tệ
trong giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô.
3. PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài (2011), giáo trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ, Nhà
xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
4. Hoàng Xuân Quế (2005), Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trung Ương, nhà xuất bản
Thống Kê Hà Nội.
5. THS. NGUYỄN THỊ THU CÚC (2013), Phối hợp chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ: Thực trạng và một số đề xuất. Tạp Chí Tài Chính,

6. Các website của Ngân Hàng Nhà Nước và Tổng Cục Thống Kê…
22

×