Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

BÁO cáo kết THÚC học PHẦN CÔNG CHỨNG VIÊN và NGHỀ CÔNG CHỨNG chuyên đề thực tiễn thực hiện quyền và nghĩa vụ của công chứng viên – đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.34 KB, 17 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC



BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN
CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ NGHỀ CÔNG CHỨNG
Chuyên đề: Thực tiễn thực hiện quyền và nghĩa vụ của
công chứng viên – đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật

Họ và tên:
Sinh ngày:
Số báo danh:
Lớp:

Quảng Nam, ngày 03 tháng 4 năm 2021


MỤC LỤC
I.

Mở đầu
- Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
- Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu
- Cơ cấu của bài báo cáo

II.

Nội dung
1. Khái niệm về công chứng viên
2. Quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của công chứng viên


3. Thực tiễn thi hành quyền và nghĩa vụ của công chứng viên trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Những mặt đạt được
- Những mặt hạn chế
- Tình huống minh họa
4. Nguyên nhân, giải pháp, kiến nghị đối với vấn đề nghiên cứu
- Nguyên nhân
- Giải pháp, kiến nghị

III. Kết luận
IV. Danh mục tài liệu tham khảo

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Cơng chứng viên là một cá nhân được Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm
bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa
tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức; ổn định
và phát triển kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, tăng cường cải cách tư pháp để sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế
thì vị trí, vai trị của công chứng viên và hoạt động công chứng trong xã hội ngày
càng được nhận thức và đầy đủ và toàn diện hơn. Hoạt động công chứng, chứng
thực hiện nay không những phục vụ cho các quan hệ dân sự, kinh tế trong xã hội
mà còn hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động tư pháp. Để bảo đảm mục tiêu đó, các tổ
chức hành nghề công chứng cần được thiết lập trong một khuôn khổ rõ ràng và
đáng tin cậy và công chứng viên – những người trực tiếp thực hiện hoạt động công
chứng, chứng thực trong phạm vi quyền hạn cho phép và thực hiện các nghĩa vụ

theo quy định của pháp luật.
Để hiểu rõ hơn vấn đề trên, bản thân nghiên cứu đề tài “Thực tiễn thực hiện
quyền và nghĩa vụ của công chứng viên - đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật” để
làm bài báo cáo kết thúc học phần công chứng viên và nghề công chứng.
2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu
2.1 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của
công chứng viên theo quy định của pháp luật về công chứng, thực trạng thực hiện
quyền và nghĩa vụ của công chứng viên để đề xuất các giải pháp để nâng cao chất
lượng hoạt động và quản lý công chứng viên trong thời gian tới.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Bài Báo cáo này tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về công chứng
viên và nghề công chứng; nghiên cứu việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các
công chứng viên địa bàn tỉnh Quảng Nam để đưa ra nhận định, đề xuất hướng hồn
thiện pháp luật về cơng chứng.
3. Cơ cấu của bài báo cáo
3


Ngồi phần Mở đầu, Kết luận thì phần Nội dung của bài báo cáo bao gồm
những nội dung sau:
1. Khái niệm công chứng viên
2. Quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của công chứng viên
3. Thực tiễn thi hành quyền và nghĩa vụ của công chứng viên trên địa bàn

tỉnh Quảng Nam
4. Nguyên nhân, giải pháp, kiến nghị đối với vấn đề nghiên cứu

NỘI DUNG
1. Khái niệm về công chứng viên

4


1.1. Khái niệm về công chứng
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng
chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn
bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, khơng trái đạo
đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc
từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của
pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
1.2. Khái niệm về công chứng viên
Công chứng viên được Luật công chứng năm 2014 quy định rất cụ thể tại
Điều 8 của bộ luật này đó là những cá nhân có đẩy đủ phẩm chất và tiêu chuẩn
theo quy định và được đích thân Bộ trưởng Bộ tư pháp ký quyết định bổ nhiệm thì
mới có thể tiến hành hành nghề cơng chứng.
Theo quy định tại Điều 3, Luật cơng chứng năm 2014 thì cơng chứng viên
có chức năng xã hội đó là cung cấp các dịch vụ công mà được cơ quan Nhà nước
tiến hành việc ủy nhiệm trong việc thực hiện nhằm đảm bảo đối với việc đảm bảo
an toàn pháp lý cho các bên tham gia trong hợp đồng, giao dịch đang u cầu được
cơng chứng; cơng chứng viên có chức năng phòng ngừa đối với các tranh chấp về
nội dung văn bản mà nếu khơng được cơng chứng thì có thể các tranh chấp này sẽ
xảy ra; ngồi ra thì cơng chứng viên cịn có trách nhiệm trong việc góp phần bảo
vệ quyền, cũng như lợi ích hợp pháp của cá nhân, cũng như tổ chức yêu cầu công
chứng và các bên liên quan khác; cuối cùng cơng chứng viên có chức năng tham
gia vào việc thực hiện ổn định cũng như phát triển kinh tế – xã hội.
2. Quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của công chứng viên
2.1. Quyền hạn của công chứng viên
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Cơng chứng năm 2014 có quy định
thì cơng chứng viên có các quyền hạn như sau đây:
2.1.1. Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng.

Cơng chứng viên có vai trị và sứ mệnh bảo vệ sự đúng đắn và công minh
của pháp luật cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Đây là nghề phải
chịu nhiều áp lực và đối mặt với khơng ít rủi ro tiềm ẩn trong khi thực hiện hoạt
động nghề nghiệp. Những năm gần đây, nhận thức của Nhà nước và xã hội với
nghề công chứng đã có những thay đổi đáng ghi nhận. Tuy vậy cũng khơng thể
tránh được trong q trình hành nghề đơi khi quyền và lợi ích bị xâm hại. Bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của cơng chứng viên, bảo đảm hành nghề theo pháp luật
là một trong những nhiệm vụ, đồng thời là quyền hạn quan trọng của nhà nước,
5


Hiệp hội công chứng cũng như Hội công chứng các tỉnh, thành phố. Để bảo đảm
quyền hành nghề của công chứng viên, nhà nước đã đưa ra một loạt các quy định
như được công chứng các hợp đồng, giao dịch trong phạm vi thẩm quyền của
mình, được từ chối cơng chứng trong những trường hợp pháp luật quy định, được
bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, quyền được mua bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp…
2.1.2. Tham gia thành lập các văn phịng cơng chứng riêng hoặc có thể
tham gia làm việc dưới dạng hợp đồng lao động cho các tổ chức hành nghề công
chứng
Công chứng viên muốn hoạt động nghề của mình thì phải đăng ký hoạt động
tại một tổ chức hành nghề công chứng. Luật Công chứng năm 2014 đã quy định
thành lập văn phịng cơng chứng theo loại hình cơng ty hợp danh, vừa cho phép
cơng chứng viên được thành lập văn phịng hoặc th cơng chứng viên theo chế độ
hợp đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức hành nghề cơng chứng hồn
thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đáp ứng được như cầu công chứng của
nhân dân.
2.1.3. Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của
Luật Công chứng năm 2014.
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề cơng chứng

chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn
bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo
đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc
từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Tuy nhiên nếu trong q trình thực hiện mà
cơng chứng viên xét thấy trong hợp đồng, bản dịch, giao dịch đó có nội dung trái
với quy định của pháp luật, trái với đạo đức xã hội thì cơng chứng viên hồn tồn
có quyền từ chối đối với các cơng việc đó.
2.1.4. Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp các tài liệu,
thông tin để thực hiện việc công chứng.
Hoạt động tố công chứng là hoạt động pháp lý ngoài tố tụng, nhằm bảo đảm
an toàn hành lạng pháp lý cho các chủ thể pháp luật, phòng ngừa tranh chấp có thể
phát sinh mà cơng chứng viên có thể giải quyết được bằng việc thực hiện nhiệm vụ
trung gian pháp lý và là một công cụ không thể thiếu được để quản lý một nề tư
pháp hiệu quả. Để bảo đảm giao dịch các bên xác lập khơng vi phạm pháp luật thì
cần xác định giao dịch là xác thực, hợp pháp; việc xác định diễn ra khi công chứng
viên tiếp xúc, trao đổi với người yêu cầu công chứng và dựa trên các thông tin, tài
liệu mà các chủ thể có liên quan cũng cấp phục vụ việc công chứng. Với quy định
6


cơng chứng viên có quyền đề nghị các chủ thể có liên quan cũng cấp thơng tin, tài
liệu là cần thiết nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của những chủ thể có liên
quan, giúp các bên bảo đảm an tồn pháp lý, giải quyết việc cơng chứng hợp đồng,
giao dịch hiệu quả và theo quy định pháp luật. Các tài liệu này sẽ được cung cấp
cho các công chứng viên trước khi tiến hành công chứng hợp đồng, giao dịch.
2.1.5. Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp
luật, trái đạo đức xã hội
Việc từ chối công chứng phải dựa trên những căn cứ xác thực trên cơ sở quy
định pháp luật, không phụ thuộc vào cảm xúc, tôn giáo, lối sống, tuổi tác, khuyết
tật, nghề nghiệp hay giới tính của người yêu cầu công chứng. Quyền từ chối công

chứng là một quyền đặc biệt nhấn mạnh tính độc lập, chức năng của cơng chứng
viên và quyền thay mặt nhà nước thực hiện pháp luật của công chứng viên trên cơ
sở hiểu biết về pháp luật và đạo đức xã hội để bảo vệ trật tự trong xã hội.
2.1.6. Cơng chứng viên cịn có một số quyền hạn khác nhất định theo quy
định của Luật công chứng năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có
nội dung liên quan đến cơng chứng và nằm trong phạm vi quyền hạn của công
chứng viên được thực hiện.
2.2. Nghĩa vụ của công chứng viên
Theo quy đinh của Luật Công chứng năm 2014. Nghĩa vụ của công chứng
viên được quy định tại các điều luật khác nhau. Cụ thể như sau:
2.2.1. Cơng chứng viên có nghĩa vụ phải tuân thủ đối với các nguyên tắc
hành nghề công chứng.
Tại Điều 4 Luật Công chứng năm 2014, công chứng viên có nghĩa vụ phải
tuân thủ đối với các nguyên tắc hành nghề cơng chứng, đó là: ln phải đảm bảo
tính khách quan, trung thực trong cơng việc của mình; tuân thủ đúng theo tinh thần
của hiến pháp và pháp luật đã quy định; đứng ra chịu trách nhiệm trước pháp luật
và trước người u cầu cơng chứng về tính hợp pháp của văn bản mình đã cơng
chứng; tn thủ theo đúng quy tắc đạo đức nghề nghiệp của việc hành nghề công
chứng, các nguyên tắc sát sườn của việc hành nghề công chứng.
2.2.2. Công chứng viên phải hành nghề tại một tổ chức hành nghề công
chứng.
Quy định này là cần thiết bởi trong q trình cơng chứng viên hoạt động
nghề nghề sẽ phát sinh nhiều vấn đề như quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi
phạm trong hoạt động công chứng, trách nhiệm vật chật, trách nhiệm mua bảo
hiểm trách nhiệm nghề nghiệp…..
7


2.2.3. Tơn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công
chứng.

Chất lượng và kết quả hoạt động công chứng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố, một trong số đó chính là mối quan hệ giữa công chứng viên và người yêu cầu
công chứng. Công chứng viên có nghĩa vụ bảo đảm chất lượng dịch vụ pháp lý
cung cấp cho người yêu cầu công chứng, tận tâm với công việc, phát huy năng lực,
sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và
lợi ích của người yêu cầu cơng chứng theo quy định pháp luật.
2.2.4. Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và
lợi ích hợp pháp, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; từ chối yêu cầu
công chứng phải giải thích rõ về lý do cho người yêu cầu cơng chứng.
Trong q trình thực hiện hoạt động cơng chứng, các công chứng viên sẽ
nắm bắt các thông tin do người u cầu cơng chứng truyền tải, từ đó, họ sẽ có
nhiệm vụ cung cấp cho khách hàng những tư vấn pháp lý chính xác và dễ hiểu
cũng như giải thích cho họ hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ, hậu quả pháp lý phát sinh
của hợp đồng, giao dịch được yêu cầu công chứng;giải đáo một cách rõ ràng thắc
mắc của người yêu cầu công chứng nhằm đảm bảo cho hợp đồng, giao dịch đúng
với ý chí của các bên tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch.
2.2.5.Giữ bí mật về nội dung cơng chứng, trừ trường hợp được người yêu
cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác
Cơng chứng viên và tổ chức hành nghề cơng chứng có trách nhiệm giữ bí
mật thơng tin thu được khi thực hiện các dịch vụ công chứng. Tuân thủ các nguyên
tắc bảo mật là điều kiện tiên quyết và cần thiết cho mối quan hệ tin cậy giữa công
chứng viên và cá nhân, tổ chức. Quy định này để góp phần bảo vệ các quyền và lợi
ích của các bên cũng như chủ thể khác có liên quan nhằm tăng độ an tồn của các
hợp đồng, giao dịch, hạn chế tối đa những hậu quả pháp lý phát sinh để ngăn chặn
có tranh chấp cũng như kiện tụng có thể xảy ra.
2.2.6. Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng viên
Công chứng viên tham gia hành nghề phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ
công chứng hằng năm tại một trong các tổ chức như Học viện tư pháp, Hội Công
chứng viên, Sở Tư pháp…. Để đảm bảo được hiệu quả hoạt động nghề nghiệp,
công chứng viên phải cập nhật, bổ sung kiến thức về công chứng cũng như các kỹ

năng khác phục vụ cho q trình hành nghề của cơng chứng viên.

8


2.2.7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng
về văn bản công chứng; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của văn
phịng cơng chứng mà cơng chứng viên đó là cơng chứng viên hợp danh.
Công chứng viên sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người
yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên gây ra
trong q trình cơng chứng. Với quy định này, đề cao trách nhiệm, vai trị của cơng
chứng viên khi thi hành nhiệm vụ được giao, địi hỏi cơng chứng viên phải cẩn
thận trong khi hành nghề.
2.2.8. Tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên
Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên được hiểu ở đây đó là
những tổ chức hoạt động dưới cơ chế tự quản được thành lập và hình thành ở cấp
trung ương và cấp tỉnh với mục đích đại diện cho công chứng viên cũng như nhằm
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cơng chứng viên đang hoạt động cơng
chứCác tổ chức cơng chứng này có các hoạt động cụ thể như tham gia cùng cơ
quan nhà nước trong công việc tiến hành việc tổ chức đào tạo, tập sự hành nghề
công chứng cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ ngành; các tổ chức hành nghề công
chứng tham gia trong việc ban hành các quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
tham gia ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền trong các việc bổ nhiệm hay việc
miễn nhiệm đối với công chứng viên, tham gia thành lập, sáp nhập các tổ chức
hành nghề công chứng, chuyển nhượng, chấm dứt các hoạt động của các tổ chức
hành nghề công chứng này và một số nhiệm vụ khác mà pháp luật quy định và có
liên quan đến hoạt động cơng chứng theo quy định của Chính phủ; ngồi ra cuối
cùng thì tổ chức hoạt động hành nghề cơng chứng cịn có nghĩa vụ tham gia vào
hoạt động giám sát đối với công việc tuân thủ quy định của pháp luật về công
chứng cũng như quy tắc của đạo đức hành nghề công chứng nhất định.

2.2.9. Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức
hành nghề cơng chứng mà mình làm cơng chứng viên và tổ chức xã hội – nghề
nghiệp của cơng chứng viên mà mình là thành viên.
Để việc quản lý đối vưới hoạt động nghề nghiệp của công chứng viên và tổ
chức hành nghề công chứng được hieuejq ủa thì vai trị các cơ quan có thẩm quyền
phải được xác định, phân biệt rõ ràng, cụ thể để bảo đảm hiệu quả. Sự phối hợp
giữa cơ quan quản lý nhà nước về công chứng với tổ chức xã hội nghề nghiệp của
công chứng viên cần được phân định rõ và hợp lý giữa công tác quản lý nhà nước
với hoạt động tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên. Việc
quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng thông qua các hoạt động thanh tra,
kiểm tra và xử lý vi phạm đối với loại hình đặc thù này.
9


Ngoài các quyền à nghĩa vụ được quy định tại Luật Cơng chứng năm 2014,
cơng chứng viên cịn có các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy
định của Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động….
3. Thực tiễn thi hành quyền và nghĩa vụ của công chứng viên trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam
3.1. Kết quả đạt được
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện có 43 cơng chứng viên đang hành nghề
tại 23 Tổ chức hành nghề cơng chứng (gồm 01 Phịng cơng chứng và 22 Văn
phịng công chứng). Các Tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC) được bố trí
hợp lý, gắn với địa bàn dân cư tại 09/18 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Đội ngũ
công chứng viên cũng như các TCHNCC trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có bước
phát triển cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch
dân sự, kinh tế, thương mại; phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật; góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và cải cách hành chính, giảm tải cơng việc
cho các cơ quan hành chính nhà nước, giảm biên chế và chi ngân sách nhà nước
cho UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đội ngũ công chứng viên trên địa
bàn tỉnh theo quy định của Luật Công chứng năm 2014. Sở Tư pháp, Hội Công
chứng viên tỉnh luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công chứng viên, bảo
đảm hành nghề theo pháp luật. Để bảo đảm quyền hành nghề của công chứng viên,
Nhà nước đã đưa ra một loạt các quy định như được công chứng các hợp đồng,
giao dịch trong phạm vi thẩm quyền của mình, được từ chối công chứng trong
những trường hợp pháp luật quy định, được bồi dưỡng để nâng cao năng lực
chuyên môn, quyền được mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp…Việc thực hiện
công chứng hợp đồng, giao dịch đảm bảo trình tự, thủ tục; tiếng nói, chữ viết dùng
trong cơng chứng, thành phần giấy tờ trong hồ sơ công chứng, địa điểm công
chứng, ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng, người làm chứng, người phiên dịch
đảm bảo theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Các tài liệu có trong thành phần hồ sơ được photo rõ ràng, sắp xếp theo thứ tự từ
phiếu yêu cầu công chứng đến giấy tờ về nhân thân các bên tham gia giao dịch,
giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản giao dịch… và bản lưu
hợp đồng, giao dịch. Các công chứng viên phải đăng ký hành nghề ở một
TCHNCC nhất định và chịu sự quản lý nhà nước của Sở Tư pháp và sự quản lý của
Hội Công chứng viên tỉnh. Với việc nghiên cứu kỹ các quy định về quyền hạn của
10


mình, nên cơ bản hầu hết đội ngũ cơng chứng viên hoạt động trên địa bàn tỉnh thực
hiện nhiệm vụ theo quy định pháp luât. Hoạt động công chứng là hoạt động pháp
lý ngoài tố tụng, nhằm bảo đảm an toàn hành lạng pháp lý cho các chủ thể pháp
luật, phịng ngừa tranh chấp có thể phát sinh mà cơng chứng viên có thể giải quyết
được bằng việc thực hiện nhiệm vụ trung gian pháp lý và là một công cụ không thể
thiếu được để quản lý một nề tư pháp hiệu quả. Để bảo đảm giao dịch các bên xác
lập khơng vi phạm pháp luật thì cần xác định giao dịch là xác thực, hợp pháp; việc
xác định diễn ra khi công chứng viên tiếp xúc, trao đổi với người yêu cầu công
chứng và dựa trên các thông tin, tài liệu mà các chủ thể có liên quan cũng cấp phục

vụ việc công chứng.
Qua thanh tra, kiểm tra của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam, các tổ chức hành
nghề công chứng đã chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về cơng
chứng như: trình tự, thủ tục hồ sơ công chứng đảm bảo quy định của pháp luật;
100% các tổ chức hành nghề công chứng mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
cho công chứng viên; thực hiện thu phí cơng chứng đúng quy định tại Thơng tư số
257/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính; thu thù lao cơng chứng đúng quy định tại
Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 02/02/2016 của UBND tỉnh; niêm yết đầy
đủ bộ thủ tục hành chính về công chứng, thời gian làm việc; quy tắc đạo đức nghề
nghiệp công chứng viên; công tác lưu trữ, bảo quản hồ sơ công chứng; công tác
báo cáo thống kê, cập nhật dữ liệu lên phần mềm quản lý hồ sơ công chứng...
3.2. Tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động nghề nghiệp của mình,
đội ngũ cơng chứng viên vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ,
đạo đức và ứng xử nghề nghiệp.
Vẫn cịn tình trạng cơng chứng viên chưa thực hiện đúng nghĩa vụ giải thích
cho người u cầu cơng chứng hiểu rõ quyền và nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của
họ, hậu quả pháp lý dẫn đến quyền lợi của người yêu cầu công chứng bị xâm hại;
công chứng viên chưa thực hiện đúng vai trị của mình trong việc xác minh ý chí
nguyện vọng của các bên tham gia ký kết hợp đồng, những việc này thường do các
chuyên viên và người lao động tại TCHNCC thực hiện. Vẫn cịn nhiều tình trạng
cơng chứng viên khơng giữ bí mật về nội dung của hợp đồng, trục lợi từ thông tin
này. Việc tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm, chỉ đối phó sự
kiểm tra của Sở Tư pháp chứ chưa thực sự tâm huyết, chủ động tiếp nhận và cập
nhật những thông tin trong nghề. Việc tự nguyên tham gia Hội Công chứng viên
11


tỉnh của cơng chứng viên tại các TCHNCC cịn mang tính đối phó, hời hợt hoặc
thậm chí khơng tham gia.


Việc chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước yêu cầu của người yêu cầu
công chứng về văn bản công chứng của đội ngũ công chứng viên trên địa bàn tỉnh
vẫn còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ năng lực chuyên môn và kỹ năng thực hiện
hoạt động nghề nghiệp, nên vẫn cịn nhiều tình trạng hợp đồng cơng chứng của các
TCHNCC trên địa bàn tỉnh bị Tòa án nhân dân các cấp tuyên vô hiệu, dẫn đến
nhiều hậu quả pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng gia và cho bản thân
TCHNCC, công chứng viên thực hiện công chứng các hợp đồng, giao dịch này. Cụ
thể, từ ngày 01/01/2015 đến hết ngày 31/12/2020, các cơ quan Tòa án trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam thụ lý, giải quyết được 16 vụ việc tranh chấp, khởi kiện trong
hoạt động công chứng. Tuy nhiên, hầu hết sau khi hòa giải, các bên đương sự đã
thỏa thuận được với nhau, không phát sinh bồi thường, chỉ có 01 trường hợp vào
năm 2019 Tịa án tỉnh Quảng Nam tun Phịng Cơng chứng số 1 phải bồi thường
số tiền 4.351.950.000 đồng. Tuy nhiên, hiện nay Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam
đang xin ý kiến hướng dẫn của Bộ Tư pháp để hướng dẫn việc bồi thường đối với
trường hợp này.
Việc tuân theo dạo đức hành nghề cơng chứng của cơng chứng viên cịn
nhiều sai phạm như: tình trạng ký xác thực mà khơng đọc kỹ văn bản, không xác
minh tài sản, nhân thân người ky hợp đồng, giao dịch trong những trường hợp cần
thiết… kết quả là văn bản công chứng bị cơ quan chức năng không chấp nhận hoặc
gây ra tranh chấp trong giao dịch, hợp đồng…. Một số trường hợp công chứng
viên cố tình cơng chứng cho người có tài sản đã bị cưỡng chế, kê biên, công chứng
hợp đồng, giao dịch mà các bên có nghĩa vụ giao kết trong hợp đồng chưa thực
hiện xong nghĩa vụ theo quy định; công chứng các hợp đồng, giao dịch theo có
mục đích, nội dung vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội; công chứng hợp đồng cho
người không đủ năng lực hành vi dân sự… gây nhiều hậu quả pháp lý.
3.3. Tình huống thực tế
Ơng Nguyễn Văn A đến Văn phịng cơng chứng N.T.D công chứng hợp
chuyển nhượng quyền sử dụng đất (do Nguyễn Văn B và Trần Thị C là cha, mẹ
của ông Nguyễn Văn A đứng tên) cho ông TRần Văn D và Phạm Thị E. Ơng

Nguyễn Văn A có trình bày là do cha mẹ mình bị bệnh nặng khơng thể đến cơng
chứng để ký. Do có mối quan hệ thân quen từ trước nên công chứng viên N.T.D
12


cho ông Nguyễn Văn A mang văn bản công chứng đã soạn thảo sẵn về nhà để cho
ba mẹ ký vào. Sau khi ký, công chứng viên N.T.D đã công chứng hợp đồng và ông
Trần Văn D và bà Phạm Thị E đã mang hồ sơ làm thủ tục sang tên theo quy định.
Sau khi biết sự việc trên nên ông Nguyễn Văn B và bà Trần Thị C đã kiện ra tịa.
Với tình huống trên, chúng ta có thể thấy công chứng viên N.T.D đã vi phạm
nghiêm trọng nghĩa vụ của công chứng viên là không tuân thủ các nguyên tắc khi
hành nghề công chứng (Điều 4 Luật Công chứng năm 2014), người yêu cầu công
chứng phải ký trước mặt cơng chứng viên, cơng chứng viên có trách nhiệm xác
minh đối tượng ký kết trong hợp đồng giao dịch. Công chứng viên N.T.D đã vi
phạm Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại Thông tư số 11/2012/TT-BTP
ngày 30/10/2012 của Bộ Tư pháp ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công
chứng nên sẽ bồi thường theo quy định nếu hợp đồng bị Tịa án tun vơ hiệu.
4. Ngun nhân, giải pháp, kiến nghị đối với vấn đề nghiên cứu
4.1. Nguyên nhân
- Chất lượng đội ngũ công chứng viên vẫn cịn hạn chế về chun mơn,
nghiệp vụ, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp. Chưa tự giác nghiên cứu, trao đồi kiến
thức chuyên môn và năng lực thực tiễn trong giải quyết hoặt động công chứng.
- Công chứng viên hợp danh hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng hiện nay
chủ yếu đăng ký về mặt pháp lý dẫn đến hiện nay, các TCHNCC chỉ có từ 01 đến
02 công chứng viên hoạt động thực tế. Dẫn đến áp lực số lượng hồ sơ nhiều, khơng
có thời gian để nghiên cứu kỹ hồ sơ dẫn đến sai sót trong hoạt động công chứng.
- Ý thức trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ cơng chứng viên cịn thấp;
chưa chủ động trang bị những kỹ năng cần thiết phục vụ cho hoạt động nghề
nghiệp của mình; chủ yếu chạy theo lợi nhuận để cạnh tranh trong mơi trường “xã
hội hóa” cơng chứng.

- Đội ngũ công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về cơng chứng tại
Sở Tư pháp cịn thiếu, kiêm nhiệm thêm các lĩnh vực bổ trợ tư pháp khác; chủ yếu
tập trung giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến cơng chứng, việc tham
mưu tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ cơng chứng cịn chưa chuyên sâu; với
lực lượng quản lý quá ít do biên chế nên công tác thanh tra, kiểm tra đối với các tổ
chức hành nghề cơng chứng cịn chưa được thường xuyên để chấn chỉnh, hướng
dẫn nghiệp vụ và kịp thời xử lý các sai phạm trong hoạt động này.
13


- Một số công chứng viên chưa chấp hành nghiêm các quy định của pháp
luật về công chứng và đạo đức hành nghề công chứng. Lực lượng công chứng viên
tại các tổ chức hành nghề cơng chứng cịn mỏng, thường xun thay đổi, gây khó
khăn cho cơng tác quản lý nhà nước về công chứng và hoạt động của các tổ chức
hành nghề công chứng.
4.2. Giải pháp, kiến nghị
Để nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng cũng như để quyền hạn và
nghĩa vụ của công chứng viên được thực hiện nghiêm túc trong thời gian tới, bản
thân đề xuất một vài giải pháp sau:
- Bản thân là công chứng viên phải tự nghiên cứu tất cả các quy định liên
quan đến việc ký kết các hợp đồng, giao dịch; tự trang bị cho mình những kỹ năng
“mềm”; bản tự ý thức về trách nhiệm nghề nghiệp và các rủi ro có thể xảy ra. Có
nghiên cứu kỹ quy định pháp luật thì mới thực hiện cơng chứng hợp đồng, giao
dịch một cách chính xác và đúng quy định pháp luật.
- Công chứng viên phải tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, bồi dưỡng
nghiệp vụ của Hiệp hội công chứng Việt Nam, Hội Công chứng viên tỉnh, Sở Tư
pháp …. tổ chức.
- Tổ chức hành nghề công chứng phải trang bị đầy đủ các phần mềm quản
lý, kịp thời ngăn chặn các hợp đồng, giao dịch không đúng quy định… trang bị các
thiệt bị cần thiết phục vụ hoạt động nghề nghiệp của đơn vị mình.

- Thường xuyên phối hợp, trao đổi giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại địa
phương để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động cơng
chứng.
- Về phía cơ quan quản lý nhà nước thì cần tăng cường cơng tác thanh tra,
kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những
sai phạm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về công chứng.Quan tâm
cử công chức tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước về công chứng tham
gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các hội thảo, tọa đàm về công chứng
để đảm bảo tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả các văn bản pháp luật trong
lĩnh vực công chứng. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp
vụ, hội thảo, tọa đàm về lĩnh vực công chứng cho đội ngũ công chức thực hiện
công tác quản lý nhà nước về cơng chứng ở địa phương để có điều kiện trao đổi
kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ.
14


KẾT LUẬN
15


Công chứng là một nghề cao quý bởi hoạt động cơng chứng bảo đảm an tồn
pháp lý, ngăn ngừa tranh chấp; công chứng viên là người được Nhà nước giao
quyền, thay mặt Nhà nước chứng nhận tính xác thực và tính hợp pháp của hợp
đồng, giao dịch bằng văn bản mà theo quy định pháp luật phải công chứng hoặc tổ
chức, cá nhân tự nguyện yêu cầu công chứng. Thông qua hoạt động cơng chứng,
cơng chứng viên là người góp phần bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức. Công chứng là một hoạt động đặt thù, để quyền hạn của
công chứng viên được đảm bảo và nghĩa vụ của công chứng viên thực hiện đúng
thì bản thân cơng chứng viên phải có kiến thức pháp luật chuyên sâu về mọi lĩnh
vực, thường xuyên cập nhật thay đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để đáp

ứng yêu cầu của công việc, ngồi ra phải có những kiến thức về xã hội và đặc biệt
kỹ năng chuyên biệt về công chứng. Để giảm thiểu rủi ro mà vẫn bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch thì địi hỏi năng lực, trách nhiệm của
đội ngũ cơng chứng viên. Do vậy, công chứng viên phải hoạt động nghề nghiệp
theo đúng quy định pháp luật, tuân thủ nghĩa vụ và đạo đức nghề nghiệp trong quá
trình hành nghề của mình. Luật Cơng chứng năm 2014 cơ bản đảm cụ thể hóa địa
vị pháp lý của cơng chứng viên trong giai đoạn hiện nay.
Trong bối cảnh tiếp tục xã hội hóa mạnh mẽ cơng chứng và cơng chứng Việt
Nam đã gia nhập Liên minh cơng chứng quốc tế, địi hỏi đội ngũ công chứng viên
hành nghề, hành vi phải chuẩn mực đạo đức, phù hợp với thực tiễn và quy định
pháp luật về công chứng. Để hoạt động công chứng và nghề công chứng được xã
hội ghi nhận, để đạt được mục đích ban đầu của nghề là bảo đảm an toàn pháp lý
cho các hợp đồng, giao dịch thì bản thân đội ngũ cơng chứng viên phải nỗ lực phấn
đấu, trao dồi, nâng cao năng lực chuyên môn. Bên cạnh đó, Bộ chủ quản và cơ
quan quản lý nhà nước đề xuất hoàn thiện cơ chế để quản lý, để thanh tra, kiểm tra
trong hoạt động công chứng để các TCHNCC và đội ngũ công chứng viên thực
hiện đúng quyền hạn và nghĩa vụ của mình theo quy định pháp luật./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
16


1. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

ngày 28/11/2013;
2. Quốc hội (2006), Luật công chứng số 82/2006/QH 11 ngày 29/11/2006;
3. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;
4. Chính phủ (2015), Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/03/2015 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng.
5. Bộ tư pháp (2015), Thông tư 01/2021/TT-BTP ngày 03/2/2021 quy định chi tiết

một số Điều và hướng dẫn thi hành Luật công chứng.
6. Bộ Tư pháp (2012), Thông tư số 11/2012/TT-BTP ngày 30/10/2012 của Bộ

Tư pháp ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng
7. Học viện Tư pháp (2018), Giáo trình kỹ năng hành nghề cơng chứng tập 1, Nxb
Tư pháp, Hà Nội.

17



×