Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Thiếu tướng hồ bắc lão thành cách mạng những điều tôi đã học được về việc làm người (trích bản thảo hồi ký đặc biệt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.9 KB, 44 trang )

Phần tám:
KHÁI QUÁT NHỮNG ĐIỀU
TÔI ĐÃ HỌC ĐƯC VỀ VIỆC LÀM NGƯỜI
Bạn bè, đồng chí, đồng đội đến chơi với tôi ai cũng vui vẻ,
phấn khởi mừng đất nước đổi mới, kinh tế phát triển, đời sống
nhân dân được nâng cao, lớp trẻ được học hành giỏi giang,
nhưng nhiều người trăn trở, phàn nàn: Xã hội sao mà lắm tiêu
cực, nếp sống văn hóa đạo đức xuống cấp quá chừng, cán bộ
Đảng viên cũng lắm người hư hỏng (Trung ương đã nhận định
một bộ phận không nhỏ thoái hóa biến chất). Rồi họ ước: “Ước
gì có những người đứng đầu Đảng, Nhà nước, các Ngành, các
Bộ, các địa phương thật gương mẫu, thật sự làm theo tư tưởng,
đạo đức của Bác Hồ, quên mình vì dân, cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư; nói đi đôi với làm; thật sự có tài năng lãnh đạo,
quản lý, xây dựng đất nước giàu mạnh, bảo vệ Tổ quốc vững
bền; nợ nần có hạn và kiên quyết duy trì kỷ cương phép nước,
mạnh tay trừng trị những kẻ hại dân, hại nước, làm cho Đảng
mạnh, dân tin, Quốc thái, dân an…”. Các ông bạn tôi cũng bộc
bạch tâm sự lo lắng rằng: “Nếu không được như thế thì câu
ngạn ngữ của dân ta sẽ thành sự thật (“Thượng bất chính hạ tắc
loạn”), làm cho xã hội rối ren, chế độ tốt đẹp của chúng ta sẽ
mất đi như Liên Xô và Đông Âu!?!” Tôi thông cảm sự trăn trở,
lo lắng của các bạn tôi và trao đổi lại rằng: Từ cổ chí kim, từ
Đông sang Tây chẳng có xã hội nào chỉ có tích cực mà không
có tiêu cực, chẳng có con người nào chỉ có ưu điểm mà không
có khuyết điểm! Chỉ khác nhau mặt nào nhiều, mặt nào ít mà
thôi. Suy cho cùng thì đều do con người tạo nên tất cả. Hạnh


phúc gia đình và văn minh xã hội cũng đều ở việc làm người
mà ra. Con người được giáo dục nhân cách, đạo đức làm gốc,


tài năng là quan trọng thì con người có nhiều ưu điểm và ngược
lại. Xã hội có đa số người tốt thì xã hội đó nhiều tích cực hơn
tiêu cực. Làm Người là rất khó, nghó đến những điều đã học
được về việc làm Người, tôi dùng 48 chữ Hán khái quát thành
12 câu cho ngắn gọn và dễ nhớ để tiếp tục tự giáo dục mình
sống trọn đời tốt đẹp, giáo dục con cháu và trao đổi cùng bạn
bè tham khảo, nội dung như sau:
1.
VI NHÂN BẤT DỊ: Làm Người không dễ.
2.
3.

NHÂN SINH TỨ GIAI: Đời người có bốn giai đoạn sống.
NHÂN ĐẠI TỨ QUÁ: Đời người phải trải qua bốn cửa ải.

4.

NHÂN GIẢ TỨ PHẬN: Con Người có bốn bổn phận cơ
bản.
5.

NHÂN TOÀN TỨ DIỆN: Người toàn vẹn phải có bốn mặt
quan trọng.
6.

NHÂN THIỆN TỨ ĐỨC: Người lương thiện phải có bốn
đức cơ bản.
7.

NHÂN THỨC TỨ TRI: Người hiểu biết phải biết bốn

điều quan troïng.
8.


NHÂN THÀNH TỨ GIÁO: Người thành đạt phải được
giáo dục từ bốn nơi.
9.

NHÂN KHANG TỨ LUYỆN: Người khỏe mạnh cần rèn
luyện bốn thứ.
10.

NHÂN ÁI TỨ TÍNH: Người được yêu mến bởi bốn tính

tốt.
11.
12.

NHÂN Ố TỨ TẬT: Người bị ghét bỏ bởi bốn tật xấu.
DĨ HỌC VI NHÂN: Lấy việc học để làm Người.

Sau đây xin nói cụ thể:
Thứ nhất:

VI NHÂN BẤT DỊ
(Làm Người không dễ)
Người ta sống ở trên đời ai cũng phải làm muôn nghìn công
việc. Việc gì cũng có khó khăn và mất một thời gian nhất định
để hoàn thành. Có một việc khó khăn hơn cả và chỉ kết thúc
khi ta từ giã cõi đời này – đó là việc làm Người. Thực vậy, con

người khi mới lọt lòng mẹ đã phải cất tiếng khóc chào đời, việc
tiếp theo là phải lần tìm bầu sữa mẹ mà bú để duy trì sự sống
cho mình. Kể từ đó đến khi nhắm mắt xuôi tay có biết bao
nhiêu việc phải làm cho bản thân, cho gia đình và xã hội, phải
đối mặt với vô vàn gian nan thử thách. Có những người xuất


chúng làm được những kỳ công vó đại, sử sách lưu danh, người
đời tôn kính. Ngược lại có những người làm việc ti tiện, bất
lương, tự hủy hoại thanh danh thể xác, gia đình mình, làm hại
tổ quốc đồng bào, cản trở sự tiến bộ cuả xã hội, chẳng khác gì
rác rưởi trong cộng đồng, làm hổ thẹn cha mẹ, làng xóm quê
hương và khiến người đời khinh rẻ. Thiết nghó sống ở đời nếu
không làm được công việc siêu nhân, xuất chúng thì chí ít cũng
phải làm một con người lương thiện có ích cho đời.
Tạo hóa sinh ra muôn loài, loài người là sản phẩm siêu đẳng
của tạo hóa, là hoa tươi của trời đất. Nhưng dân ta vẫn gọi người
là “con” - “con người” và cũng gọi loài cầm thú là “con” - “con
vật”. Hai “con” đó khác nhau ở chỗ: “con người” có văn hóa
đạo đức, có luân thường đạo lý, có pháp luận kỷ cương, có lối
sống lẽ sống của con người, có tình có nghóa; biết tư duy khoa
học, biết tự trọng, tự giác, biết phải, trái, đúng, sai, biết lao
động sáng tạo để ích nước lợi nhà vv..., còn “con vật” thì không
có được những điều đó. Bởi vậy làm được một con người tốt là
rất khó nên người xưa mới có câu : “Vi nhân bất dị, vi cầm thú
bất viễn” nghóa là “làm Người không dễ, làm cầm thú không
xa”. Thiết nghó ở trong nhà là con người ra bên ngoài mà giết
người cướp của, hãm hiếp con người… thì khác chi con vật. Hoặc
ở bên ngoài là con Người về nhà mà đánh lại cha chửi lại mẹ…
thì khác gì con Vật. Con người nếu không được giáo dục về đạo

đức, nhân cách thì con người cũng dễ có hành vi như loài cầm
thú, trong thực tế xã hội cả xưa và nay đã chứng minh rõ điều
đó. Chính vì cái khó của việc làm người mà Bác Hồ nói: “Mười
năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Người xưa cũng nói:
“Nhất niên thụ cốc, thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân” ý


nói là “một năm trồng lúa, mười năm trồng cây, trăm năm trồng
người”. Do vậy chúng ta phải thường xuyên tu dưỡng tính
Người và cảnh giác đề phòng tính Vật xuất hiện trong con
người mình. Cái tiêu chí cơ bản để giữ được tính Người là cái
Tâm có Đức có Thiện. Nếu chỉ nghó đến tiền bạc và dục vọng
cá nhân thì dễ chuyển hóa Người thành Vật. Người đời nói
“Hoàng kim hắc thế tâm” tức là “Tiền bạc làm đen lòng người”
Ông cha ta cũng đã dạy: “Nhân từ một dạ ghi điều thiện, đạo lý
muôn đời nhớ chữ Tâm”. Trong truyện Kiều, cụ Nguyễn Du
cũng nói: “Chữ Tâm bằng ba chữ Tài” là như vậy. Sống ở đời
mỗi con người có giá trị nhất định với xã hội, có thể nói gọn ở
hai mặt: một là tình người có được đến đâu, hai là cống hiến
được gì cho xã hội. Giữ được tình người, có được cống hiến cho
xã hội là người lương thiện, người hữu ích. Nếu đối xử độc ác
với con người thì là kẻ bất nhân, xâm phạm đến tài sản của
người khác, của cộng đồng thì chẳng khác gì tên ăn cắp. Người
đời nói: “Giá trị đích thực của một con người là ở nhân cách
chứ không phải ở của cải”. Cụ Lê Quý Đôn danh nhân văn hóa
nườc ta cũng nói: “Phú quý thì dễ có, danh tiết thì khó giữ”.
Danh tiết là cái giá trị đích thực của con người vậy.
Thứ hai:
NHÂN SINH TỨ GIAI
(Đời người có bốn giai đoạn sống)

Một con người sống từ trẻ đến già, ai cũng phải trải qua 4
giai đoạn sống là: thiếu niên - thanh niên - trung niên - lão niên.
Mỗi giai đoạn sống chiếm một đoạn thời gian nhất định của


cuộc đời, mỗi giai đoạn sống ai cũng có ưu điểm, khuyết điểm,
vui buồn, sướng khổ, thành công, thất bại khác nhau. Từ thủa
thiếu niên đã phân biệt được phải trái, đã biết được lời nói, việc
làm của mình đúng hay sai. Muốn không ngừng hoàn thiện
mình thì phải biết nghiêm túc nhìn lại những giai đoạn đã sống
qua mà suy ngẫm xem mình có những gì tốt, xấu mà cố gắng
giữ gìn phát huy cái tốt, kiên quyết khắc phục, sửa chữa cái xấu
để làm cho giai đoạn mình đang sống và sẽ sống tốt đẹp hơn,
cho đến lúc trước khi phải lìa đời không có gì phải ân hận.
Người đời nói: “Mỗi ngày làm được một việc tốt thì giấc ngủ sẽ
ngon lành, cả đời làm được nhiều việc tốt thì khi chết sẽ thanh
thản và người đời không quên”. Ông Lỗ Tấn danh nhân Trung
Quốc nói: “Người chỉ chết thật khi không còn sống trong lòng
người”
Thứ ba:
NHÂN ĐẠI TỨ QUÁ
(Đời người phải trải qua bốn cửa ải)
Mỗi con người sống được đến già ai cũng phải qua bốn cửa
ải là sinh ra - về già - mang bệnh - rồi chết. Người xưa đã khát
quát là: sinh - lão - bệnh - tử. Con người chẳng ai cưỡng lại nổi
cái quy luật tự nhiên đó. Có người tìm mọi cách để “trường sinh
bất tử” nhưng chẳng có cách nào thay đổi được quy luật của tạo
hóa, nên cụ Nguyễn Công Trứ mới có câu: “Nhân sinh tự cổ
thùy vô tử”, ý là người ta sinh ra từ cổ xưa tới nay không ai
không phải chết. Trong thực tế cuộc sống có người không sống

được đến già, có người lại sống đến trăm tuổi, có người trẻ lâu


sống thọ, có người già nhanh chết sớm, có người bệnh tật rất ít,
có người bệnh tật thật nhiều. Điều đó do ba yếu tố cơ bản là:
- Do di truyền của cha mẹ để lại.
- Do hoàn cảnh môi trường sống.
- Do chính bản thân con người ấy tạo nên.
Trong ba yếu tố trên thì yếu tố tự bản thân con người ấy tạo
nên là chính. Người lương thiện không làm điều gì độc ác xấu
xa thì lương tâm không bị dày vò, hoặc không phải lo đối phó
với pháp luật, hoặc với người này kẻ khác, do đó được ăn ngon
ngủ yên, tinh thần thư thái, sức khỏe được duy trì. Ngày nay
chúng ta đang phấn đấu làm giàu bằng chính sức lao động của
mình để cuộc sống được cải thiện, nhưng dân ta lại có câu ca
dao: “n cơm thịt bò thì lo ngay ngáy, ăn cơm cua cáy thì ngáy
o o”, ý nói ăn cơm với thịt bò (là loại thức ăn cao cấp) nhờ
những việc làm bất lương như tham ô tham nhũng, lừa đảo,
buôn lậu, trốn thuế, giết người cướp của mà có thì không thể
sống không lo ngay ngáy, lo pháp luật trừng trị, lo đồng bọn
tranh ăn mà thanh toán lẫn nhau và những khi tính Người thức
tỉnh thì lương tâm tự thấy tội lỗi, tự dày vò. Do đó mà kém ăn
mất ngủ, dần dần phát sinh ra bệnh tật mà chết non, hoặc khi
hành vi bất lương bị phanh phui, có kẻ tự thấy quá xấu hổ, quá
tội lỗi mà tìm cách tự kết liễu cuộc đời của họ, nên những người
đó không sống được đến già.
Ngược lại người chấp nhận hoàn cảnh còn có khó khăn, ăn
cơm với cua với cáy (là loại thức ăn đạm bạc, tầm thường) thì
không phải lo lắng gì, nên ăn ngon ngủ yên, tâm hồn thanh thản
mà khoẻ mạnh sống lâu. Còn một điều nữa liên quan đến sức

khỏe và sống thọ là vệ sinh phòng bệnh, ăn uống có vệ sinh,


lao động nghỉ ngơi có điều độ, không nghiện hút, rượu chè, cờ
bạc thức đêm, chơi bời trác táng, lại biết rèn luyện tinh thần,
tập luyện thể lực thì bệnh tật ít, sức khỏe tốt, tuổi thọ kéo dài.
Như vậy người có bệnh ít, bệnh nhiều, người trẻ lâu sống thọ
hay già nhanh chết sớm không chỉ do yếu tố di truyền hay hoàn
cảnh môi trường sống hoặc số mệnh đã định mà nguyên nhân
chính là do bản thân con người ấy tạo nên. Nói đến số mệnh thì
người đời đã đúc kết rằng: “Đức năng thắng số, nhân định
thắng thiên”, ý là cái tâm, cái đức có thể thắng được cái số,
con người có thể thắng được thiên nhiên.
Danh y Tuệ Tónh nước ta có hai câu khuyên về làm người rất
hay như sau: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần. Thanh tâm, quả dục,
thủ chân, luyện hình”.
- Bế tinh: là giữ lấy những gì tinh túy nhất của con người. Cái
tinh về vật chất là sức lực, là tinh chất đừng để phung phí, cái
tinh về tinh thần là đạo đức, nhân cách, phẩm giá, danh dự của
con người phải giữ cho được.
- Dưỡng khí: là phải nuôi dưỡng khí huyết và khí phách làm
người. Nuôi dưỡng khí huyết bằng ăn uống, tập luyện, hít thở
không khí trong lành để thể xác được tồn tại và khỏe mạnh,
nuôi dưỡng khí phách làm người bằng tu luyện đạo đức, bồi
dưỡng kiến thức, rèn luyện ý chí, nghị lực để có được phẩm
chất cao quý của con người, vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm
để đi đến một mục đích tốt đẹp nào đó. Người xưa nói: “Phú
quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”,
ý là không vì giàu sang mà làm việc xấu xa, độc ác; không vì
nghèo khó mà thay lòng đổi dạ; không vì vũ lực đe dọa mà

khuất phục. Đó chính là khí phách vậy.


- Tồn thần: là giữ được tinh thần ở trạng thái luôn luôn lạc
quan, bình tónh, tự tin sáng, suốt không vì bất cứ điều gì dù vui
sướng hay gian nan, nguy hiểm mà làm cho tinh thần bị đảo
lộn, cũng đừng để cho tình cảm hưng phấn hoặc giao động quá
mức mà sinh bệnh. Vui quá, lo quá, buồn quá, sợ quá, giận quá,
ghét quá, thậm chí yêu quá đều có hại cho sức khỏe, nên người
xưa mới khuyên: “Phải giữ cho thất tình bất quá”, ý là đừng để
cho 7 thứ tình cảm nói trên diễn ra quá mức. “Vui sướng có
chừng mực khi thành công, đau khổ có chừng mực lúc hoạn
nạn”.
- Thanh tâm: là luôn giữ được lòng mình ngay thẳng, trong
trắng, không có âm mưu, thủ đoạn lọc lừa, độc ác trái với đạo
lý làm người. Có như vậy tâm hồn mới được thanh thản, cuộc
sống mới được bình yên, sức khỏe mới được duy trì và được
người đời nể trọng.
- Quả dục: là kiềm chế sự ham muốn. Sự ham muốn của con
người là vô cùng, nên dân ta mới có câu: “Lòng tham vô đáy”.
Nó là nguồn gốc của sự tham lam ích kỷ dẫn đến những hành
vi vô đạo đức như tham ô, tham nhũng, hãm hiếp, thậm chí cướp
của giết người. Bởi không kiềm chế được ham muốn nên một
số người họ làm những việc tội lỗi, bất nhân, độc ác… Những
người đó họ tự rút ngắn cuộc đời của họ bởi bệnh tật mắc phải,
bởi pháp luật trừng trị, có khi họ tự thanh toán lẫn nhau vì tranh
giành quyền lợi, hoặc để bịt đầu mối che dấu tội ác. Trong thực
tế xã hội đã cho thấy nếu con người không kiềm chế được ham
muốn về tiền tài, địa vị, sắc đẹp … thì không một thủ đoạn, tội
ác nào mà họ không dám làm. Họ đã tự biến họ có lúc như một

con vật. “c giả ác báo, thiện giả thiện báo”, đó là lời cảnh báo


của nhân dân ta đă có từ lâu đời. Trong nhân dân nói “quả báo”
để chỉ làm điều ác thì kết quả được báo ác, làm điều thiện thì
kết quả được báo thiện. Hay còn nói “nhân quả” nhân là việc
đã làm, quả là kết quả được nhận lại, nhân tốt thì quả tốt, nhân
xấu thì quả xấu. Hoặc còn nói “hậu quả”, hậu là sau việc đã
làm, quả là kết quả đem lại, việc làm tốt thì kết quả đem lại
tốt, việc làm xấu thì kết quả đem lại xấu. Con người do không
kiềm chế được ham muốn mà làm việc xấu, việc ác, cuộc sống
của họ có thể được thỏa mãn nhất thời chứ không thể được thỏa
mãn lâu dài. Muốn không sa vào tội ác thì con người phải biết
tu dưỡng cái tâm, cái đức. Người xưa nói: “Dưỡng tâm mạc thiên
ư quả dục”, ý là muốn tu dưỡng cái tâm thì không gì bằng kiềm
chế sự ham muốn. Trong kinh của đạo Phật cũng nói: “Chỉ
trong phút chốc mà thôi, khi còn sống phải biết sống ra sao để
khi chết không phải ân hận”. Ca dao của dân ta cũng có câu:
“Ở hiền thì lại gặp lành, những người nhân đức trời dành phúc
cho”.
- Thủ chân: là giữ lấy chân lý theo lẽ phải. Không vì bất cứ
sự nể nang, thương hại, đe dọc, dụ dỗ, mua chuộc nào mà bỏ
cái chính theo cái tà, bỏ cái đúng theo cái sai. Không xu thời cơ
hội, nịnh bợ để vụ lợi, hoặc tránh cho mình khỏi gặp khó khăn.
Thủ chân mà danh y Tuệ Tónh nói ấy là chữ “Chính” như Bác
Hồ dạy cán bộ, đảng viên phải cần kiệm liêm chính vậy. Cụ
Nguyễn Trãi thời Lê cũng khuyên người đời: “Lưng khôn uốn,
lộc nên từ”, ý là không nên uốn khom lưng nịnh bợ để vụ lợi
và không nên nhận bổng lộc quà cáp. Còn phải nói đến bản
thân con người phải thật thà, đó là cái bản chất quý nhất của

con người, nó tạo nên sự thanh thản cho tinh thần và bổ trợ được


cho sức khỏe. Người đời nói: “Nghìn lời nói, muôn câu chuyện
cốt ở sự thật”. Ngạn ngữ nước Anh có câu: “Nói thật cục cằn
còn hơn nói dối văn vẻ”.
- Luyện hình: là luyện tập về hình thể và lao động tay chân
vừa sức, có khoa học làm cho thân hình cứng cáp cơ bắp rắn
chắc, xương khớp trơn tru, ngũ tạng mạnh khỏe, kinh mạch
thông suốt, âm dương cân bằng … loại trừ được bệnh tật để trẻ
lâu sống thọ. Luyện hình còn có nghóa nữa là phải rèn luyện
làm sao cho hình ảnh của mình được tốt đẹp trong lòng mọi
người. muốn vậy phải không ngừng rèn luyện đạo đức, tài
năng, tác phong nếp sống… và cống hiến được nhiều lợi ích cho
đời.
Thứ tư:
NHÂN GIẢ TỨ PHẬN
(Con Người có bốn bổn phận cơ bản)
I- Bổn phận làm con:
Khi còn trẻ cũng như lúc đã về già, trong cuộc đời dẫu có làm
nên ông nọ, bà kia, giàu sang đền mấy cũng phải giữ tròn chữ
hiếu với ông bà cha mẹ. Người xưa nói: “Nhân sinh bách hạnh,
hiếu vi tiên”, ý nói con người có trăm thứ hạnh kiểm phải giữ,
nhưng hiếu với ông bà cha mẹ là trước tiên. Trong kinh của đạo
Phật nói: “Tội lớn nhất của đời người là bất hiếu”. Phải hết lòng
kính trọng, phụng dưỡng, lắng nghe lời dậy bảo của ông bà cha
mẹ, không làm bất cứ điều gì để ông bà cha mẹ phải phiền lòng
và xấu hổ vì con cháu. Dân ta đã có câu: “Cá không ăn muối



cá ươn, con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư”. Đối với anh em
ruột thịt thì phải giữ lấy thuận hòa, kính trên nhường dưới,
thương yêu đùm bọc lẫn nhau để ông bà, cha mẹ nhìn thấy được
vui lòng. Dân ta có những câu ca dao rất hay về công cha nghóa
mẹ và hiếu lễ của con cái như :
“Công cha như núi Thái sơn
Nghóa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
“Công cha nghóa mẹ cao dầy
Cưu mang trứng nước từ ngày ấu thơ”.
“Nhớ ơn chín chữ cù lao
Công cha nghóa mẹ biết bao giờ đền”.
“Con lấy chi ân báo nghóa đền
Cho thỏa lòng mẹ, đừng phiền lòng cha”.
“Tu đâu chẳng bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu”.
“Thờ cha kính mẹ hết lòng
Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường”.
Vv…
II- Bổn phận làm vợ hay làm chồng:
Khi đã tự nguyện kết lại với nhau thành vợ chồng để xây dụng
tổ ấm gia đình thì phải giữ cho trọn tình, trọn nghóa. Tình, là sự
chung thủy suốt đời, dù có lúc gặp khó khăn, gian khổ. Nghóa,
là sự yêu thương, tôn trọng giúp đỡ, chăm sóc lẫn nhau cho đến
phút phải lìa đời. Dân ta nói: “Đạo vợ chồng sống gửi thịt, chết
gửi xương”. Không thể lúc trẻ thì yêu thương, khi về già lại
ghét bỏ, mà càng về già lại càng phải yêu thương nhau hơn vì
đã sống với nhau gần trọn cuộc đời, thời gian còn lại chẳng
được bao lâu nữa mà tạo hóa bắt phải xa nhau vónh viễn. Bởi



vậy vợ chồng phải cùng nhau xây dựng và giữ gìn cho được mái
ấm gia đình. Người đời nói: “Dù có tồi tàn đi nữa thì cũng chẳng
nơi nào sánh được với mái ấm gia đình” và “Tất cả các kho báu
trên trái đất không thể sánh nổi với hạnh phúc gia đình”.
III- Bổn phận làm cha hay mẹ:
Đã sinh ra con thì phải chăm lo nuôi dưỡng, dạy bảo cho con
nên người, phải lo cho con được học hành, có đạo đức tài năng
và sức khỏe để trở thành người có ích cho đời, có lợi cho nhà.
Đã làm cha làm mẹ thì phải nhận rõ trách nhiệm, khắc phục
khó khăn để nuôi dạy con. Cha mẹ phải mẫu mực về mọi mặt,
làm gương sáng cho con noi theo. Cha mẹ không mẫu mực thì
là gương xấu cho con bắt chước và khó dạy được con. Thành
ngữ của ta nói về ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái có câu:
“Sóng trước vỗ đâu, sóng sau đổ đấy”. Thiết nghó, con người ta
khi về già không có gì vui vẻ hạnh phúc bằng mình còn sức
khỏe và có con cháu ngoan. Ngược lại, không có gì đau khổ,
bất hạnh bằng sự ốm yếu và con cháu hư hỏng. Thật vậy, khi
về già theo quy luật của tạo hóa, đã không để lại cho đời con
cháu ngoan mà lại là những loại người hư đốn, làm vẩn đục sự
trong lành của xã hội và cản trở sự tiến bộ của cộng đồng, làm
cho trong lòng buồn bã mà nhắm mắt chẳng được yên. Trong
sách Tam Tự Kinh có câu: “Nhân chi sơ tính bản thiện”, ý nói
con người sinh ra vốn là tốt. Khi lớn lên giữ được cái bản tính
tốt hay trở nên xấu là do sự giáo dục của cha mẹ, nên cũng có
câu: “Dưỡng bất giáo phụ chi quá”, ý nói nuôi chẳng dạy là lỗi
của cha mẹ. Trong sách Minh Đạo Gia Huấn còn nói: “Nuôi
con trai mà không dạy, chẳng bằng nuôi con lừa. Nuôi con gái
mà không dạy, chẳng bằng nuôi con lợn”. Thực vậy, con lừa



hay con lợn còn có ích hơn con người hư đốn, làm hại nước hại
dân, nên trong sách Minh Tâm Bảo Giám mới có câu: “Thú vui,
chẳng gì bằng đọc sách. Việc cần, chẳng gì bằng dạy con”. Dạy
con một ngày làm điều thiện vẫn chưa đủ, một ngày làm điều
ác thì đã quá thừa. Ca dao dân ta có câu: “Dạy con đọc sách
thánh hiền, còn hơn để lại bạc tiền đầy kho”, ý nói chăm lo việc
dạy bảo con, lo cho con được học hành để trở thành người tốt
còn hơn là chỉ chăm chú làm giàu, tích lũy tiền bạc cho nhiều,
đến khi chết cũng không thể mang theo, nên cụ Nguyễn Gia
Thiều nói: “Trăm năm còn có gì đâu, chẳng qua một đám cỏ
khâu xanh rì”, ý là khi đã chết rồi thì chỉ còn những nắm cỏ
xanh mọc ở trên mộ mà thôi. Trong sách Thế Giới Tái Sinh
cũng có câu: “Khi lâm chung, mọi tài sản, bạn bè gia quyến,
quyền lực đều không thể mang theo chỉ có cái nghiệp thiện – ác
mà lúc còn sống đã làm là đi theo mà thôi”. Trong thực tế đã
thấy, có tiền bạc đầy kho mà đặt vào tay đứa con hư, thì tiền
bạc đó chẳng mấy chốc không cánh mà bay. Bởi vậy việc dạy
con quan trọng hơn gấp trăm lần việc làm giàu. Ngạn ngữ
Trung Quốc còn có câu: “Con hư là kẻ sớm đào mồ chôn cha mẹ
chúng”. Dân ta lại có ca dao: “Trai mà chi, gái mà chi. Miễn là
có đức, có nghì thì hơn”.
IV- Bổn phận làm công dân:
Trong bốn bổn phận cơ bản của một con người, bổn phận làm
người công dân tốt là khó hơn cả. Bởi vì muốn làm được người
công dân tốt thì trước hết phải là người con tốt, người vợ, người
chồng, người bố, người mẹ tốt. Ngoài ra, còn phải cống hiến
được lợi ích cho xã hội, phải thực hiện được đầy đủ các chủ
trương chính sách, luật pháp của Đảng và nhà nước, phải ñoái



xử tốt với mọi người và không có những hành vi thoái hóa làm
cản trở sự tiến bộ của xã hội như: rượu chè, cờ bạc, nghiện hút,
mại dâm, lừa đảo, trộm cắp, buôn lậu, tham ô, tham nhũng vv…
Tóm lại bổn phận làm người công dân tốt là hết sức rộng lớn
và hết sức nặng nề. Từ cái nhỏ nhất như không vứt rác ra nơi
công cộng làm ô nhiễm môi trường, đến việc lớn nhất khi Tổ
Quốc cần đến phải hy sinh thân mình cho Tổ Quốc với tinh thần
sẵn sàng và hoàn toàn tự giác.
Mỗi người công dân đều tốt thì mọi gia đình được hạnh phúc,
ấm êm, làng phố tươi vui, đất nước được thịnh trị, thiên hạ được
thái bình. Chính vì thế người dân mới được tôn vinh: “Dân là
chủ, dân là gốc”. Ông Mạnh Tử, danh nhân Trung Quốc thời
cổ đại nói: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, đại ý
quý nhất là dân, sau đến đất đai của cải của xã hội rồi mới đến
vua, bởi nhờ có dân mới làm được vua, dân đặt ra vua chứ
không phải vua đặt ra dân.
Bốn bổn phận nói trên đối với mỗi con người nếu được hoàn
thiện về thể xác và tinh thần thì ai cũng phải làm. Ngoài ra, tùy
theo hoàn cảnh và các mối quan hệ cụ thể mà mỗi người còn
có những bổn phận khác nữa. Nhìn trong xã hội chúng ta hôm
nay, đau lòng thay vì còn có nhiều người bản thân họ không
phải là công dân tốt, họ còn có tư tưởng khinh dân và bóc lột
dân, nhất là những kẻ nhỏ to có chức có quyền và ngành nghề
chuyên môn mà nhân dân phải nhờ cậy ñeán.


Thứ năm:
NHÂN TOÀN TỨ DIỆN
(Người toàn vẹn phải có bốn mặt quan trọng)
Con người ta ai cũng có khuyết điểm, nhược điểm, không có

ai được mười phân vẹn mười nên dân ta mới có câu: “Nhân vô
thập toàn”. Sự vẹn toàn ở mỗi con người khác nhau. Muốn đánh
giá một con người xem được vẹn toàn đến mức nào thì không
thể không xem xét toàn diện, trong đó có bốn mặt quan trọng
là: Nhân tình - Nhân trí - Nhân cách - Nhân văn.
1- Nhân tình:
“Nhân tình” là xét về tình người, nó thể hiện ở sự đối xử giữa
người và người. Ở trong gia đình, họ mạc thì biết kính trên
nhường dưới, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Ra ngoài xã hội
thì biết tôn trọng mọi người, không phân biệt giàu sang, nghèo
hèn, tuổi tác, gặp thời hoặc thất cơ lỡ vận. Biết thương xót
người gặp hoạn nạn, giúp đỡ người gặp khó khăn, vui chung
với người gặp may mắn, cảm thông với người gặp việc chẳng
may, biết trọng tình nghóa, nhớ ơn người đã giúp mình, không
bao giờ kể công với người mình đã giúp, không bao giờ có ý
nghó và hành vi độc ác để trả thù người khác hoặc làm hại người
để mưu lợi cho mình. Biết căm ghét những hành vi độc ác bất
nhân, mất tính người. Người đời có câu: “Thế gian vạn sự giai
bào ảnh, thiên hạ duy lưu nhất điểm tình”, ý nói, muôn việc trên
thế gian này đều sẽ qua đi như cái bóng hình, cái còn lại duy
nhất ở trong thiên hạ này là tình người.
2- Nhân trí:


“Nhân trí” là nói về trí tuệ và ý chí của một con người. Trí tuệ
là cơ sở của đạo đức và tài năng. Người có trí tuệ tốt thường
hiểu biết sâu về đạo lý làm người, thường nhìn được xa, trông
thấy rộng, hiểu biết về sự vật rộng rãi, sâu sắc, chính xác, nắm
bắt được các quy luật của tự nhiên và xã hội phát triển, nhìn
nhận được cái sai cái đúng trong xã hội nhanh và nhạy, xử sự

các mối quan hệ, các mâu thuẫn được đúng đắn, tìm ra được
phương hướng, ý định, chủ trương và phương pháp hành động
khoa học, kịp thời, đem lại hiệu quả cao. Ngoài trí tuệ ra, còn
phải nói đến ý chí của một con người. Người có ý chí là người
có sức mạnh về tinh thần, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn
gian khổ, quyết tâm hành động để đạt được ý định, đi đến mục
đích tốt đẹp đã đề ra.
3- Nhân cách:
“Nhân cách” là cách thức, cách điệu, phẩm cách sống của con
người. Con người sống giữa trời đất cùng cộng đồng con người
và sinh linh vạn vật, phải biết giữ đúng tư cách của con người.
Trong sách Hàn Thi Ngoại Truyện nói:
- Người giàu sang chớ nên kiêu sa.
- Người thông minh tài trí chớ nên khinh ngạo.
- Người có sức mạnh chớ nên đè nén người khác.
- Người ăn nói linh lợi chớ nên dối trá.
- Người kém thì phải học, chưa biết thì phải hỏi.
- Đối với họ mạc, làng xóm thì phải giữ cái trật tự trên dưới.
- Đối với người nhiều tuổi thì phải giữ cái đạo con em.
- Đối với người bằng vai thì phải giữ cái tình bầu bạn.
- Đối với trẻ thơ thì phải dậy bảo, khoan dung.
Trong sách Khổng Đăng Học nói con người phải có “cửu tư”:


- Thị tư minh: Nhìn nhận phải thật rõ ràng
- Thính tư thông: Nghe phải phân biệt được đúng sai chính
sác
- Sắc tư ôn: Thái độ phải điềm đạm
- Mạo tư cung: Dáng điệu phải đàng hoàng
- Ngôn tư cung: Nói ra phải trung thực

- Sự tư kính: Việc làm phải cẩn thận
- Nghi tư vấn: Có nghi ngờ phải hỏi
- Phận tư nạn: Giận dữ phải nghó đến cái hại về sau
- Kiến đắc tư nghóa: Lợi mình phải nghó đến hại người
Người đời còn nói:
- Cứng cáp mà không bướng bỉnh.
- Can đảm mà không ngang tàng.
- Đa cảm mà không mềm yếu.
- Đến chỗ xấu, nhìn bằng tâm.
- Đến chỗ hay, nhìn bằng trí.
- Không ăn bánh của ma.
- Không uống nước của quỷ.
- Vv…
Và đừng để mất đi cái tâm của mình:
- Mất tín tâm sẽ thất vọng.
- Mất thiện tâm sẽ tàn ác.
- Mất nhân tâm sẽ tàn nhẫn.
- Mất hùng tâm sẽ ủ rũ.
- Mất hướng tâm sẽ thất đức.
- Mất trung tâm sẽ vô sỉ.
- Mất thành tâm sẽ giả dối.
- Mất quyết tâm sẽ ngại khó.


- Mất kiên tâm sẽ sốc nổi.
Đối với thiên nhiên cùng sinh linh vạn vật, phải tích cực bảo vệ
cái có lợi và kiên quyết đấu tranh với cái có hại đến cộng đồng
xã hội.
Tóm lại mọi lời nói hành vi đều toát lên nhân cách.
4- Nhân văn:

“Nhân văn” là lối sống, lẽ sống có văn hóa của con người ở
trong tất cả các lónh vực hoạt động về vật chất và tinh thần, đều
hướng vào “chân – thiện - mỹ” (chân thực, lương thiện, tốt đẹp)
từ việc nhỏ như nói năng, ăn uống, vui đùa, quan hệ ứng xử…
có văn hóa hay không có văn hóa thể hiện ở chỗ đó. Nói một
lời cảm ơn hay một câu xin lỗi hoặc dám quên thân mình để
cứu người gặp nạn… tất cả đều mang tính nhân văn. Đó là những
nét đẹp của cuộc sống con người, đưa con người đến sự phát
triển ngày càng văn minh, hòa bình và hạnh phúc.
Người đời nói: “Văn hóa là cái còn lại khi tất cả những cái
khác bị quên đi”. Cái còn lại đó là văn hóa, cái hay cái đẹp, cái
có ích cho đời. Nói về mối quan hệ giữa học vấn và văn hóa thì
thường là thống nhất với nhau. Bởi có học vấn cao, hiểu biết
rộng thì càng coi trọng lối sống có văn hóa. Nhưng trong thực
tế xã hội vẫn còn nhiều người có học vấn cao nhưng lối sống
lại rất thiếu văn hóa, họ vẫn coi thường nhân dân, miệt thị
người khác, hợm đời bởi có chức có quyền, lắm tiền nhiều của,
vẫn mê tín dị đoan, vẫn tham ô tham những, buôn lậu, lừa đảo…
Do vậy, khi đánh giá một con người để biết con người đó vẹn
toàn đến đâu thì cần xem xét kỹ bốn mặt nói trên.


Thứ sáu:
NHÂN THIỆN TỨ ĐỨC
(Người lương thiện phải có bốn đức cơ bản)
Một con người gọi là lương thiện thì chí ít phải có bốn đức cơ
bản là Cần - Kiệm - Liêm - Chính.
Người xưa nói về Tam Tài tức là Thiên - Địa - Nhân (Trời Đất - Người): Trời không có bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông
thì không thành Trời; Đất không có bốn phương Đông - Tây Nam - Bắc thì không thành Đất; Người không có bốn đức Cần
- Kiệm - Liêm - Chính thì không thành Người.

1- Cần:
“Cần” là cần cù chăm chỉ làm việc, để làm ra được nhiều của
cải vật chất và tinh thần, phục vụ được nhiều cho bản thân, gia
đình và xã hội.
Chăm chỉ học tập và nghiên cứu để có được nhiều kiến thức,
nhiều công trình khoa học để vận dụng vào cuộc sống ngày
càng tốt đẹp, ứng dụng vào đổi mới công tác, đổi mới sản xuất
ngày càng có hiệu quả cao, chất lượng tốt. Người đời nói:
“Cách trị nhà, cốt ở hòa. Cách mưu sinh, cốt ở chăm”. Thực vậy
, không cần cù chăm chỉ thì là lười biếng, thích chơi hơn làm,
thích giải trí hơn suy nghó, dùng mồm miệng đỡ tay chân, lợi
dụng sự chăm chỉ của người khác nên người đông nhưng công
việc không chạy, dân ta gọi đó là “Những kẻ chỉ biết há miệng
chờ sung”. Như vậy thì không thể mưu sinh được cho bản thân,
cũng không thể giúp ích được gì cho gia đình và xã hội.
2- Kiệm:


“Kiệm” là tiết kiệm, sử dụng hợp lý tiền của, thời gian và sức
lực con người để trong lao động sản xuất làm được thật nhiều
sản phẩm, trong xây dựng có thêm được nhiều công trình, trong
nghiên cứu khoa học có thêm được nhiều sáng tạo, trong học
tập tích lũy thêm được nhiều kiến thức mà không lãng phí nhiều
của cải, thời gian và sức người.
Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày thì không xa hoa lãng
phí, tiêu xài xa xỉ, bỏ phí thời gian, phung phí sức khỏe, nên
Đảng ta có chủ trương coi tiết kiệm là “Quốc sách”.
Ở phạm vi cơ quan, nhà nước, tiền của, thời gian, sức người
là của chung (của dân) nhưng trong xây dựng, mua sắm, hội hè,
giao lưu chơi bời, tiếp khách… lại lãng phí không biết bao nhiêu

mà kể. Đó đều là mồ hôi nước mắt của dân nhưng những người
có trách nhiệm họ không cần biết đến. Thậm chí trong lónh vực
mua sắm, ăn chơi họ còn đua nhau xem thế nào là “mốt”, là
“sành điệu”, trong khi dân nghèo vẫn cứ nghèo, cứ khổ.
Ở phạm vi cá nhân, sinh hoạt trác táng, tiêu xài xa xỉ, thu
nhập ít, đồng lương không đủ thì tím cách xoay sở, tham ô, tham
nhũng, ăn cắp… để có tiền cho bản thân thỏa mãn tiêu xài,
“Vinh thân phì gia” bằng mồ hôi nước mắt của nhân dân.
3- Liêm:
“Liêm” là liêm khiết, sống trong sạch bằng đồng tiền do sức
lao động của mình làm ra. Không liêm tức là tham.
Lấy của công làm của tư, lấy của người làm của mình (gọi là
ăn cắp). Lợi dụng chức quyền mà sách nhiễu, bóc lột nhân dân,
tham ô, tham nhũng, hoặc ỷ vào trong tay có ngành nghề
chuyên môn, người khác phải nhờ đến mà đòi hối lộ, lòng tham
là vô đáy nên không biết thế nào là đủ mà dừng, nên ngày càng


dấn thân vào tội lỗi. Người đời nói: “Thảm kịch của thời cổ đại
dựa trên thần thoại, thảm kịch của thời đại chúng ta dựa trên
nạn tham nhũng”. Ngày xưa ông cha ta nói: “Quan liêm dân tự
an”, ý nói là các quan chức của nhà nước mà liêm khiết thì dân
được yên ổn. Còn có câu, khuyên dạy con cháu ghê gớm hơn
là: “Con ơi nhớ kỹ câu này, cướp đêm là giặc cướp ngày là
quan”, ý nói các tham quan, sách nhiễu nhân dân, tham ô, tham
nhũng cũng giống như bọn kẻ cướp ban ngày vậy.
4- Chính:
“Chính” là chính trực ngay thẳng, tôn trọng sự thật, tôn trọng
lẽ phải, bảo vệ cái đúng, không xu thời, cơ hội, nịnh bợ, sơ kẻ
có quyền mà nghiêng ngả, gió chiều nào theo chiều ấy để mưu

lợi cho bản thân mà làm những việc trái với lương tâm, phi đạo
lý, đảo ngược phải trái, lẫn lộn trắng đen, hình thành bè phái
để giữ chức giữ quyền tiếp tục làm bậy và che đậy tội lỗi cho
nhau, làm cho lòng dân không thuận, sức mạnh đoàn kết bị phá
vỡ, đó là kẽ hở lớn để kẻ thù thừa cơ lợi dụng.
Ông cha ta nói: “Quốc chính dâân tâm thuận”, ý nói chính
quyền và chính sự (công việc của chính quyền) minh bạch,
chính đáng, tất cả vì dân thì lòng dân sẽ thuận theo và đoàn kết
thành một khối để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, nếu không thì
ngược lại.
Tóm lại:
Nếu không cần kiệm thì đói và chẳng có cái gì phục vụ cho
cuộc sống và không thể có tích lũy để phát triển. Nếu không
liêm chính thì tình người sẽ mất, xã hội rối loạn, công bằng
không có, văn minh không còn. Bởi vậy, một con người bình
thường phải cần kiệm liêm chính mới là con người đích thực.


Là người Đảng viên thì càng phải cần kiệm liêm chính thì dân
mới tin. Nhưng những năm gần đây trong công tác chính trị tư
tưởng thấy Đảng và nhà nước ít nhấn mạnh, giáo dục Cần –
Kiệm – Liêm – Chính – Chí – Công – Vô – Tư nên tình trạng
tham ô, ăn cắp phát triển.
Thứ bẩy:
NHÂN THỨC TỨ TRI
(Người hiểu biết phải biết bốn điều quan trọng)
1- Biết mình (tri kỷ):
Biết mình là biết cặn kẽ, khách quan về bản thân mình tốt, xấu,
mạnh, yếu ra sao mà cố gắng phát huy cái tốt, cái mạnh, khắc
phục cái yếu, sửa chữa cái xấu để không ngừng tự hoàn thiện

bản thân mình trở thành người tốt, người có ích cho nước, có lợi
cho nhà và không bị kẻ xấu lợi dụng. Cũng cần biết rõ trình độ,
khả năng của mình có được đến đâu để không chủ quan, kiêu
ngạo làm cho người đời khinh rẻ và bị thất bại không đáng có
trong công việc. Người đời nói: “Biết mình, là đầu mối của sự
khôn ngoan”.
2- Biết người (tri bỉ):
Biết người là biết chính xác người khác có những gì hay, dở để
học lấy cái hay, tránh cái dở người ta đã mắc phải làm bài học
kinh nghiệm cho mình ngày càng trưởng thành hơn. Còn phải
biết tâm tư, tình cảm, động cơ, mục đích việc làm của người có
quan hệ với mình để ủng hộ họ thực hiện cái đúng, giúp đỡ họ
sửa chữa cái sai, hoặc dè chừng cái sai của họ làm tổn hại đến


mình. Người xưa có câu: “Biết địch, biết ta, trăm trận trăm
thắng” là như vậy.
3- Biết đủ (tri túc):
Trong đời sống con người, mặt nào, việc gì cũng có giới hạn
của nó. Từ ăn uống, nói năng, chơi bời, làm lụng, vui buồn, lo
âu, giận dữ… cho đến quyền hành, bổng lộc… ở mỗi người đều
có hoàn cảnh và giới hạn khác nhau, nhưng điều quan trọng là
phải biết thế nào là vừa đủ thì thôi, nếu không sẽ mang bệnh
vào người, mang họa vào thân, mang tiếng để đời. Người xưa
nói: “Lòng tham vô đáy thảm họa khôn lường”. Thực vậy, tham
ăn tham uống thì bệnh tật đến gần, tham tiền tham sắc thì tù tội
không xa. Vì vậy nên mới có câu: “Tri túc thường túc chung
thân bất nhục”, ý là biết đủ rồi, thôi thì cả đời không mang
nhục và còn có câu: “Tri túc thường lạc”, ý là biết đủ rồi, thôi
thì sẽ vui. Ca dao dân ta cũng có câu: “Thường thường vừa đủ

thì thôi, đừng săn mà đứt, đừng lơi mà chùng”.
4- Biết dừng (tri chỉ):
Biết dừng là biết dừng lại, đừng đi quá xa, đừng để quá mức.
n không biết dừng lại có mức thì quá no sinh ra bội thực. Uống
không biết dừng lại đúng mức thì say sưa, phát sinh lời nói và
hành vi mất nhân cách, hành hung gây gổ, gây tội ác, gây tai
nạn cho người khác hay cho chính bản thân mình. Lao động
không biết dừng lại nghỉ ngơi thì kiệt quệ sức khỏe dần dần
sinh ra bệnh tật. Nói năng không biết dừng lại đúng lúc thì dễ
lỡ lời, nói dài, nói dai, nói dại thành ra dại dột mất khôn. Vui
sướng không biết dừng lại đúng lúc thì khác gì kẻ cuồng điên;
buồn lo không biết dừng lại có mức thì sinh ra bi quan, tuyệt
vọng phát bệnh mà chết; giận dữ không biết dừng lại có mức


thì dễ đi đến hành hung, phạm tội ác; bổng lộc không biết dừng
lại đúng lúc thì sao tránh khỏi tham ô, tham nhũng; chức tước
địa vị không biết dừng lại thì sao tránh khỏi mang tiếng tham
quyền cố vị… nên cụ Lê Quý Đôn danh nhân nước ta có lời
khuyên: “Danh vị lớn không nên mang lấy mãi, quyền thế lớn
không nên giữ lấy mãi”. Người đời nói: “Tri chỉ thường chỉ
chung thân bất xỉ”, ý là biết dừng đúng lúc thì cả đời không xấu
hổ. Đặc biệt đối với tiền tài, địa vị và sắc đẹp nếu không biết
dừng lại thì rất dễ dàng từ con Người biến thành con Vật.
Thứ tám:
NHÂN THÀNH TỨ GIÁO
(Người thành đạt phải được giáo dục từ bốn nơi)
1- Giáo dục của gia đình:
Gia đình là nơi sinh ra, nuôi nấng và dạy dỗ con người từ khi
mới lọt lòng cho đến tuổi mười tám đôi mươi, thậm chí suốt cả

cuộc đời. Bởi vậy phải coi giáo dục của gia đình là nền tảng để
tạo nên nhân cách con người. Nội dung giáo dục của gia đình
là toàn diện, nhưng mặt chủ yếu là giáo dục về đạo lý làm
người. Người làm nhiệm vụ giáo dục là ông bà, bố mẹ, cô dì,
chú bác, anh chị…
Giáo dục của gia đình không có tài liệu sách vở mà chủ yếu
bằng kinh nghiệm sống, bằng truyền thống của gia đình, của
dân tộc, quê hương, bằng những công việc, sự việc diễn ra hằng
ngày, đặc biệt bằng những câu ca dao tục ngữ truyền miệng mà
ông cha ta đã đúc kết.


×