Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

CƠ hội và THÁCH THỨC đối với XUẤT KHẨU cà PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG bối CẢNH EVFTA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.64 KB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
TRONG BỐI CẢNH EVFTA

Ngành: Kinh tế quốc tế

TRẦN THỊ MAI TRANG

Hà Nội - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
TRONG BỐI CẢNH EVFTA

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 820314

Họ và tên học viên: Trần Thị Mai Trang
Người hướng dẫn: PGS. TS Từ Thúy Anh


Hà Nội - 2023


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Các số liệu và đánh giá nghiên cứu nêu ra trong bài luận văn này chưa được sử
dụng trong cơng trình nào và hồn tồn trung thực.
Những thơng tin được trích dẫn trong bài nghiên cứu này đã được ghi nguồn
gốc tại danh mục tham khảo và những sự giúp đỡ để hoàn thành luận văn này đã
được cảm ơn.
Tác giả luận văn

Trần Thị Mai Trang


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn nghiên cứu đề tài “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê
Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh EVFTA” là kết quả của quá trình
tìm hiểu của bản thân và sự động viên, hỗ trợ, hướng dẫn của thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Từ Thúy Anh là người đã ln tận tình
hướng dẫn, và hỗ trợ trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin cảm ơn những người thân, đơn vị công tác đã tạo điều kiện, giúp đỡ
cho tôi trong suốt q trình tơi thực hiện luận văn, cũng như đã động viên, hỗ trợ tơi
hồn thành nghiên cứu.



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG................................................................................................ vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.......................................................................................... vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN............................................. viii
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH THỰC THI EVFTA.7
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa....................................... 7
1.1.1. Lý thuyết chung về xuất khẩu................................................................... 7
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê....................................7
1.2 Khái quát về EVFTA và một số quy định liên quan đến xuất khẩu cà phê của
Việt Nam sang EU................................................................................................. 9
1.2.1. Giới thiệu chung về EVFTA..................................................................... 9
1.2.2. Những quy định liên quan đến xuất nhập khẩu cà phê trong EVFTA.....11
1.3. Khái quát về thị trường cà phê của EU......................................................... 16
1.3.1. Quy mô và đặc điểm của thị trường EU.................................................. 16
1.3.2. Tình hình và xu hướng tiêu thụ cà phê của thị trường EU......................20
1.3.3. Các nguồn cung ứng cà phê tại thị trường EU........................................ 28
1.4. Khái quát về tình hình sản xuất cung ứng cà phê của Việt Nam...................31
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH THỰC THI
EVFTA.................................................................................................................... 37
2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU giai đoạn 2017 – 2021...37
2.1.1 Tổng quan xuất khẩu cà phê của Việt Nam.............................................. 37

2.1.2 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU giai đoạn 2017 – 2021
40
2.1.3 Các thị trường xuất khẩu sản phẩm cà phê của Việt Nam tại EU.............44


iv

2.1.4 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường EU
48
2.1.5 Đánh giá về tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU .. 51

2.2 Cơ hội đối với xuất khẩu sản phẩm cà phê Việt Nam sang EU trong bối cảnh
thực thi EVFTA.................................................................................................... 57
2.2.1. Tiếp cận thị trường tiềm năng................................................................. 57
2.2.2. Tăng cường thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ............................58
2.2.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam xuất khẩu..............60
2.3 Thách thức đối với xuất khẩu cà phê sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi

EVFTA................................................................................................................. 61
2.3.1. Khả năng sản xuất kinh doanh còn hạn chế............................................ 61
2.3.2. Những thách thức đến từ việc tuân thủ, thực thi các quy định của thị trường

EU.................................................................................................................... 62
2.3.3. Cạnh tranh gay gắt tại thị trường cà phê của EU....................................64
2.3.4. Những khó khăn do đại dịch Covid-19 và biến động kinh tế tại khu vực
EU.................................................................................................................... 65
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TẬN DỤNG CƠ HỘI, VƯỢT QUA THÁCH THỨC
NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ SANG EU TRONG
BỐI CẢNH THỰC THI EVFTA............................................................................. 68
3.1. Triển vọng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU trong bối cảnh thực thi EVFTA


68
3.1.1 Mục tiêu phát triển ngành cà phê Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030.........68
3.1.2 Triển vọng xuất khẩu cà phê sang thị trường EU trong thời gian tới.......70
3.2. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cà phê xuất khẩu Việt Nam

sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA............................................. 73
3.2.1 Giải pháp vĩ mô....................................................................................... 73
3.2.2 Giải pháp vi mô....................................................................................... 79
KẾT LUẬN............................................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ xi


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
EVFTA

EU
FTA
SPS

TBT

MRLs

ILO

ITC



vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: So sánh lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan của Hiệp định CPTPP và EVFTA

cho sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu ................................................................
Bảng 2: Tỷ trọng nhập khẩu cà phê của các nước trên thế giới giai đoạn năm 2017 –
2021 ...........................................................................................................................
Bảng 3: EU nhập khẩu cà phê giai đoạn 2017 – 2021 ..............................................
Bảng 4: Các nhà cung ứng cà phê cho thị trường EU giai đoạn 2017 – 2021 ..........
Bảng 5: Tình hình xuất khẩu sản phẩm cà phê của Việt Nam sang các thị trường trên

thế giới giai đoạn 2017 - 2021 ..................................................................................
Bảng 6: Cơ cấu các loại hạt cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn

năm 2017 – 2021 .......................................................................................................
Bảng 7: Cơ cấu sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn
năm 2017 – 2021 .......................................................................................................
Bảng 8: Tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm cà phê của Việt Nam sang các nước thuộc khu

vực EU giai đoạn năm 2017 – 2021 ..........................................................................
Bảng 9: Tỷ trọng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang các nước thuộc khu vực EU giai
đoạn năm 2017 – 2021 ..............................................................................................
Bảng 10: Tình hình xuất khẩu sản phẩm cà phê Việt Nam sang các nước thuộc khu
vực EU năm 2021 ......................................................................................................
Bảng 11: Thị phần nhập khẩu cà phê tại thị trường Đức ..........................................
Bảng 12: Thị phần nhập khẩu cà phê tại thị trường Italia .........................................
Bảng 13: Sản lượng và giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU sau 1 năm

thực thi EVFTA .........................................................................................................
Bảng 14: Tỷ trong xuất khẩu các loại cà phê của Việt Nam sang EU sau 1 năm
EVFTA có hiệu lực ...................................................................................................
Bảng 15: Thị phần của cà phê Việt Nam xuất khẩu tại thị trường EU sau 1 năm thực
thi Hiệp định EVFTA ................................................................................................


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tình hình xuất khẩu sản phẩm cà phê vào thị trường EU giai đoạn năm
2017 – 2021 ............................................................................................................... 21

Biểu đồ 2: Tỷ trọng nhập khẩu các sản phẩm cà phê vào thị trường EU trong giai
đoạn năm 2017 – 2021 ..............................................................................................
Biểu đồ 3: Cơ cấu nhập khẩu cà phê của các nước tại khu vực EU năm 2021 .........
Biểu đồ 4: Diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2021 ......
Biểu đồ 5: Cơ cấu hạt cà phê Robusta và Arabica của Việt Nam năm 2020 ............
Biểu đồ 6: Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021 ..............
Biểu đồ 7: Cơ cấu các thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2021 ..........
Biểu đồ 8: Cơ cấu sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam năm 2021 .................
Biểu đồ 9: Lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2017
- 2021......................................................................................................................... 41
Biểu đồ 10: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU trong giai

đoạn 2017 - 2021 .......................................................................................................
Biểu đồ 11: Thị phần cà phê Việt Nam trong nhập khẩu cà phê ngoại khối tại EU giai

đoạn 2017-2021 .........................................................................................................



viii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Đề tài: “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị
trường EU trong bối cảnh EVFTA”
Tác giả: Trần Thị Mai Trang
Người hướng dẫn: PGS. TS Từ Thúy Anh
1. Lý do chọn đề tài: Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang

khu vực EU. Khi hiệp định EVFTA bắt đầu có hiệu lực, điều mà các doanh nghiệp tại
Việt Nam cần thực hiện đó là đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực khi kí kết
EVFTA từ đó nắm bắt các thời cơ một cách kịp thời để tăng cường giá trị xuất khẩu cà
phê sang thị trường EU, cũng như nhìn nhận nhanh chóng các thách thức để

có cách ứng phó nhằm duy trì sự phát triển bền vững thị trường.
2. Mục đích nghiên cứu: Từ việc tìm hiểu nội dung các cam kết giữa Việt

Nam và EU trong hiệp định EVFTA, tác giả đưa ra các phân tích đánh giá những cơ
hội cũng như các thách thức mà hiệp định này mang lại đối với khả năng xuất khẩu
cà phê sang khu vực EU của Việt Nam, từ đó đề xuất, kiến nghị đến các doanh
nghiệp và các cơ quan chức năng các giải pháp phù hợp để nâng cao giá trị xuất
khẩu cà phê sang EU trong thời gian tới.
3. Nội dung chính:
Ngồi phần mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1 nêu ra các cơ sở lý luận, tạo tiền đề cho những phân tích và đánh giá

tại các chương tiếp theo.
Ở chương 1, tác giả nêu ra những lý thuyết chung về xuất khẩu, chỉ tiêu đánh giá
hoạt động xuất khẩu sử dụng trong nghiên cứu. Tiếp đó, tác giả chỉ ra những nội dung

khái quát về EVFTA. Thứ ba, tác giả nêu ra những quy định liên quan đến xuất khẩu cà
phê trong EVFTA. Đây chính là những cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho các phân tích
sau đó. Thứ tư, tác giả phân tích về thực trạng nhập khẩu và tiêu thụ cà phê tại các quốc
gia EU: quy mơ và đặc điểm thị trường EU; tình hình tiêu thụ cà phê của thị trường
EU; các nguồn cung ứng. Và cuối cùng, tác giả phân tích thực trạng sản xuất và cung
ứng cà phê ra thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua.


ix

Từ những cơ sở lý luận được tổng hợp trong chương 1, tác giả sẽ tiến hành phân
tích các nội dung chính như sau: Thứ nhất, phân tích tổng quan tình hình xuất khẩu cà
phê của Việt Nam trong giai đoạn 2017-2021. Thứ hai, phân tích tình hình xuất khẩu cà
phê của Việt Nam sang khu vực EU trong giai đoạn 2017-2021, dựa trên các chỉ tiêu
kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, năng lực
cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam tại khu vực EU. Thứ ba, dựa trên thực trạng
đã phân tích kết hợp với cơ sở ký luận về lĩnh vực nghiên cứu, tác giả đánh giá những
cơ hội và những thách thức của Việt Nam trong xuất khẩu cà phê sang thị trường EU
trước bối cảnh EVFTA được thực thi. Các cơ hội có thể là việc gỡ bỏ hàng rào thuế
quan, mở cửa thương mại,…Trong khi đó các thách thức có thể kể đến bao gồm: các
tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến đảm bảo chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực
phẩm, các quy tắc xuất xứ, áp lực cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ. Các thách thức
khác còn đến từ bối cảnh xã hội là đại dịch Covid-19 toàn cầu.
Sau khi đánh giá những cơ hội và thách thức ở chương 2, tác giả đã đề xuất một
số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh
thực thi EVFTA. Trước tiên, tác giả đã nêu ra những triển vọng cho xuất khẩu cà phê
Việt Nam sang thị trường EU và dự báo nhu cầu tiêu thụ cà phê của thị trường EU
trong giai đoạn sắp tới. Cuối cùng dựa trên các phân tích và đánh giá trước đó tác giả
đưa ra các giải pháp, kiến nghị ở cả cấp vi mô và vĩ mô nền kinh tế để nâng cao giá trị
xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới.

4. Kết quả đạt được

Sau khi tiến hành phân tích, đánh giá về xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong
bối cảnh hiệp định EVFTA vừa được ký kết cách đây không lâu, nghiên cứu đã hệ
thống lại được các thơng tin, nội dung chính của hiệp định EFVTA có thể tác động
đến hoạt động xuất khẩu cà phê sang khu vực EU của Việt Nam. Trên cơ sở đó tác
giả đưa ra một số nhìn nhận về cơ hội cũng như thách thức mà Việt Nam phải đối
mặt khi lựa chọn xuất khẩu cà phê sang khu vực EU thời gian tới.


x

Do thời gian nghiên cứu đề tài không nhiều, kiến thức cịn nhiều hạn chế và
thơng tin, số liệu về ngành hàng cũng như số liệu tại thị trường nghiên cứu là khơng
đầy đủ và khó tiếp cận, có độ trễ, chưa được cập nhật kịp thời nên luận văn khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được các góp ý, đánh giá,
nhận xét khách quan từ Hội đồng để luận văn được hoàn thiện hơn.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cà phê là một thức uống có lịch sự phát triển lâu đời và đã trở thành một loại
đồ uống được người tiêu dùng tại nhiều quốc gia ưa thích sử dụng. Với đất đai và
khí hậu thuận lợi cho canh tác cà phê, cùng với đó là nhu cầu tiêu dùng cà phê tại
nhiều khu vực đang ngày càng gia tăng trong khi sự sẵn có của mặt hàng này tại đây
không đủ đáp ứng nhu cầu, cà phê đã đang và tiếp tục trở thành mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam, đóng góp giá trị lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO), năm 2022 Việt Nam có

khoảng 710.590 ha canh tác cà phê với năng suất đạt 28,2 tạ/ha và sản lượng bình
quân khoảng hơn 1,8 triệu tấn/năm. Cả nước có 20 tỉnh trồng cà phê, trong đó các
tỉnh Tây Nguyên là vùng trồng cà phê chính của Việt Nam. Hiện nay, sản phẩm cà
phê của Việt Nam đã được xuất khẩu đi hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp
thế giới. EU hiện là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ hai của Việt Nam chiếm
khoảng 40% lượng cà phê xuất khẩu hàng năm của Việt Nam.
EU là một thị trường nhập khẩu cà phê hấp dẫn, chiếm khoảng 30% (năm
2022) lượng tiêu dùng cà phê toàn cầu. Mặc diễn biến phức tạp của dịch Covid -19
đang gây khó khăn cho nền kinh tế, nhưng cà phê vẫn là một trong những mặt hàng
có mức tiêu thụ cao tại EU. Có một thực trạng đáng lo ngại đó là mặc dù Việt Nam
xuất khẩu một lượng lớn cà phê sang EU rất cao, chiếm khoảng 8,5% lượng nhập
khẩu cà phê từ khu vực này nhưng chủ yếu trong đó lại là cà phê thô với giá trị thấp
( chiếm 5-7%). Sản lượng cà phê chế biến và có hàm lượng giả trị cao của Việt Nam
gần như chưa tạo được dấu ấn gì tại khu vực EU. Trong bối cảnh thực thi EVFTA,
cà phê Việt Nam được giảm thuế suất xuống 0%, do đó các doanh nghiệp xuất khẩu
cà phê trong nước có nhiều cơ hội gia tăng giá trị cho mặt hàng cà phê khi xuất sang
EU trong thời gian tới. Mặt khác, EU cam kết sẽ bảo hộ cho 39 chỉ dẫn địa lý hàng
hóa của Việt Nam khi xuất khẩu vào khu vực này. Cà phê Buôn Ma Thuột là một chỉ
dẫn trong đó. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để Việt Nam quảng bá
thương hiệu cà phê Việt Nam đến các quốc gia thuốc khu vực EU.


2

Bên cạnh những tiềm năng, cơ hội đang có, Việt Nam cũng phải đối mặt với
nhiều thách thức khi lựa chọn xuất khẩu cà phê sang khu vực EU. Việc sản xuất cà phê
chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, khiến chất lượng cũng như sản lượng bị ảnh
hưởng không nhỏ. Nhiều công ty sản xuất cà phê trong nước đã chi mạnh tay để mở
rộng quy mô sản xuất cà phê chế biến. Tuy nhiên, cơ cấu giá trị xuất khẩu cà phê sang
các nước EU dù đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Việt Nam

vẫn chủ yếu xuất khẩu cà phê chưa rang, chưa khử caffein. Việc nâng cấp trong chuỗi
giá trị để tạo nhiều giá trị gia tăng hơn là rất cần thiết. Tuy nhiên trên thực tế việc xây
dựng chiến lược và năng lực để nâng cấp vẫn là một bài tốn khó với nhiều doanh
nghiệp, bên cạnh đó có những doanh nghiệp hài lịng với chiến lược xuất khẩu cà phê
nhân như hiện tại. Trong khi đó, EU lại là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng sản
phẩm với những quy định kỹ thuật vô cùng khắt khe. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều
quốc gia trên thế giới đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU và lợi thế địa lý giúp các
đối thủ cạnh tranh giảm được chi phí vận chuyển đáng kể.

Từ những phân tích nêu trên, em chọn đề tài “Cơ hội và thách thức đối với
xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh EVFTA”.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu về EVFTA và tác động của hiệp định
đối với thương mại Việt Nam, cũng như những tham vấn cho các bên liên quan các
giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nơng sản nói chung và cà phê của Việt Nam
nói riêng. VCCI (2013) đã nêu những kiến nghị về chính sách của Cộng đồng doanh
nghiệp Việt Nam về triển vọng của EVFTA.
Nguyễn Thị Minh Phương và Vũ Thanh Hương (2016) đã phân tích tác động
của EVFTA đến một số ngành của Việt Nam dựa trên các chỉ số thương mại. Trong
khi đó Đinh Thị Tố Quyên (2018) thực hiện nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng
xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Đức trong giai đoạn 2007-2017, từ đó đánh giá
điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra các kiến nghị nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục
điểm yếu để thúc đẩy sự tăng trưởng của sản lượng và giá trị xuất khẩu cà phê Việt
Nam sang thị trường Đức.


3

Vũ Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Quỳnh Trâm (2018) thực hiện nghiên cứu
nhằm phân tích đánh giá những ảnh hưởng mà hiệp định EVFTA đến xuất khẩu

hàng hóa nơng sản của Việt Nam sang khu vực EU. Nghiên cứu đã phân tích thực
trạng và xu hướng xuất khẩu nơng sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn
2019 – 2018, đồng thời phân tích những cơ hội và thách thức đến từ EVFTA đối với
xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU.
Hồng Thị Vân Anh (2019) đã có nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy
xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu trong điều kiện
thực hiện Hiệp định thương mại tự do EVFTA. Nghiên cứu đã đưa ra bức tranh tổng
quan nghiên cứu thị trường hàng nông sản EU đồng thời chỉ ra thị trường hàng nông
sản EU thời gian tới chịu ảnh hưởng từ các yếu tố chủ yếu là triển vọng tăng trưởng
kinh tế, giá năng lượng, xu hướng tăng trưởng dân số và sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng
cũng như một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác. Khi EVFTA được thực thi, hàng nông sản
Việt Nam có nhiều cơ hội để thâm nhập thị trường này. Và để khai thác hiệu quả do
FTA mang lại để nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản của nước ta
sang các quốc gia trên thế giới nói chung và khu vực EU nói riêng, Việt Nam cần chú
trọng phối hợp với nhau thực hiện các giải pháp để cải thiện nguồn cung nông sản, tạo
dựng lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu các mặt hàng nông sản được
xuất khẩu sang các quốc gia khác theo hướng gia tăng các mặt hàng có giá trị cao, tăng
cường khả năng đáp ứng các quy định của thị trường nhập khẩu EU, đặc biệt là các giải
pháp nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức từ EVFTA.

Lê Hoàng Anh Tuấn (2020) tập trung nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn
trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam dưới tác động của
EVFTA, từ đó xây dựng một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc xuất
khẩu nông sản của Việt Nam sang EU.
Nguyễn Thị Thu Hiền (2021) đã nghiên cứu khát quát tình hình xuất khẩu
nơng sản của Việt Nam sang thị trường EU và đề xuất các nhóm chính sách nhằm
thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang EU.


4


Ngồi ra, có một số bài báo, một số luận văn khác nói về cơ hội và thách thức của
EVFTA khi Hiệp định có hiệu lực cho các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như:
thủy sản, dệt may. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào đánh giá đầy
đủ về những thuận lời cũng như khó khăn mà cà phê của Việt Nam phải đối mặt khi
muốn chinh phục các thị trường khắt khe và khó tính như EU, đặc biệt trong bối cảnh
EVFTA được thực thi. Vì vậy, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Cơ hội và thách
thức đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong bối

cảnh EVFTA”. Nghiên cứu sẽ tập trung vào phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê
của Việt Nam sang EU thời gian qua và những tác động EVFTA mang lại cho xuất
khẩu cà phê Việt Nam. So với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu sẽ tập trung vào
một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là cà phê cùng với đó các kết quả
nghiên cứu sẽ được đặt trong bối cảnh thực thi EVFTA. Nghiên cứu này sẽ bổ sung
cho khoảng trống nghiên cứu cho lĩnh vực xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị
trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA.
3. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mục tiêu là phân tích, đánh giá tác động của hiệp
định EVFTA đến hoạt động xuất khẩu cà phề của Việt Nam sang khu vực EU, từ đó
nhận định những cơ hội và thách thức và đưa ra giải pháp để tận dụng thời cơ, đối
phó thách thức nhằm nâng cao sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu cà phê của Việt
Nam sang khu vực EU thời gian tới.
Để thực hiện mục tiêu trên thì nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
- Hệ thống hóa nội dung của hiệp định EVFTA, phân tích tổng quan về tình

hình tiêu dùng cà phê tại khu vực EU và tình hình sản xuất, xuất khẩu cà phê của
Việt Nam sang khu vực EU.
- Phân tích tác động của EVFTA đến năng lực xuất khẩu cà phê của Việt Nam

sang khu vực EU từ đó nhận định những cơ hội và thách thức mà hiệp định này

mang lại.


5

- Dựa trên những phân tích đánh giá về thực trạng cũng như cơ hội và thách

thức của EVFTA, tác giả kiến nghị một số giải pháp để tận dụng thời cơ, đối phó
với các thách thức nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xuất khẩu cà phê ở
Việt Nam sang khu vực EU.
4. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mặt hàng cà phê
xuất khẩu của Việt Nam. Đề tài sẽ tập trung phân tích các mặt hàng cà phê đã được
xuất khẩu sang khu vực EU bao gồm các mã HS sau: 090111, 090121, 090122,
090112, 090190. Từ đó, tác giả nhận biết các cơ cơ hội, thách thức đối với xuất
khẩu cà phê của Việt Nam sang EU trong bối cảnh EVFTA có hiệu lực và đề xuất
các giải pháp, khuyến nghị chung.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Nghiên cứu xuất khẩu các sản phẩm cà phê Việt Nam sang thị

trường EU. Tên đề tài nghiên cứu này là “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu
cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh EVFTA”, tuy nhiên thực tế
EVFTA đã được ký kết và đi vào quá trình thực thi nên trong bài luận văn này tác
giả sẽ sử dụng bối cảnh thực thi EVFTA thay vì bối cảnh EVFTA.
- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu cà phê trong khoảng

thời gian từ năm 2017 – 2021 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2021-2030.
- Về không gian: Trong phạm vi đề tài, tập trung nghiên cứu tình hình tiêu


thụ, thị hiếu sử dụng cà phê tại thị trường các nước EU, đặc biệt là các quốc gia có
lịch sử hình thành văn hóa cà phê lâu đời và nhu cầu tiêu dùng cà phê của người tiêu
dùng lớn như Đức, Ý, Tây Ban Nha, …
5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu các tài liệu sơ cấp và thứ cấp giúp tác giả có cái nhìn
tổng quan về đối tượng nghiên cứu bao gồm đặc điểm, bản chất, quy luật vận động.
Quy trình nghiên cứu tài liệu được triển khai theo 4 giai đoạn như sau: thu thập và
phân nhóm, sắp xếp tài liệu; tổng hợp tài liệu; đọc và ghi chép tài liệu; tóm tắt lại tài


6

liệu. Các tài liệu được thu thập để phục vụ cho nghiên cứu này sẽ bao gồm các báo
cáo về tình hình xuất khẩu cà phê tại Việt Nam, EU. Nguồn thu thập tài liệu gồm hai
nguồn chính:
- Internet: Các trang thông tin trực tuyến của các bộ ban ngành như Cục Hải

Quan, Tổng Cục Thống kê,…
- Các cơng trình nghiên cứu khoa học, tạp chí, sách chuyên khảo, luận văn thạc

sĩ, luận án tiến sĩ…
Phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu
Phương pháp thống kê tốn thường được sử dụng để theo dõi số liệu tổng thể
hoặc số liệu mẫu của một hiện tượng kinh tế - xã hội, trong thời điểm cụ thể hoặc
qua nhiều giai đoạn khác nhau, nhằm mục đích tìm hiểu xu hướng biến động, sự
thay đổi của hiện tượng thông qua các chỉ tiêu kết quả khác nhau.
Để hoàn thành nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phương
pháp phân tích số liệu để xem xét sự biến động về các chỉ tiêu qua các năm. Cụ thể

là biến động về sản lượng, giá trị và cơ cấu xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang khu
vực EU trong giai đoạn 2017 - 2021 dựa trên các chỉ tiêu cơ bản của tình hình xuất
nhập khẩu bao gồm các nhóm chỉ tiêu: lượng xuất khẩu, giá trị xuất khẩu, tỷ trọng
xuất nhập khẩu của từng thị trường, tăng trưởng xuất khẩu bình quân qua các năm.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được phân tích theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị
trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA
Chương 2: Đánh giá cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam
sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA
Chương 3: Giải pháp tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam sang EU trong bối cảnh thực thi EVFTA


7

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XUẤT KHẨU CÀ
PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH THỰC THI
EVFTA
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa
1.1.1. Lý thuyết chung về xuất khẩu
Theo thư viện học liệu mở Việt Nam (VOER): "xuất khẩu là hoạt động đưa
các hàng hoá, dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Dưới góc độ kinh doanh,
xuất khẩu là việc bán các hàng hoá và dịch vụ, một hình thức thâm nhập thị trường
nước ngồi có thể ít rủi ro hơn và chi phí thấp hơn. Dưới góc độ phi kinh doanh như
quà tặng hoặc viện trợ khơng hồn lại thì hoạt động xuất khẩu chỉ là việc lưu
chuyển hàng hoá hoặc dịch vụ qua biên giới quốc gia”.
Xuất khẩu hàng hố có bốn vai trò cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho việc nhập khẩu phục vụ phát


triển đất nước
- Thứ hai, xuất khẩu đóng vai trị quan trọng trong q trình chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
- Thứ ba, xuất khẩu có tác động trực tiếp đến thị trường lao động theo hướng

tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm, giảm thiểu thất nghiệp và cải thiện mức sống
của người dân.
- Cuối cùng xuất khẩu có vai trị quan trọng trong xây dựng, duy trì phát triển

các mối quan hệ bền vững, lâu dài với các quốc gia khác trên thế giới nhằm tăng
cường phát triển kinh tế xã hội.
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê
Để đánh giá được những cơ hội và thách thức mà EVFTA mang lại cho xuất
khẩu cà phê Việt Nam cần đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang
khu vực EU. Có nhiều phương pháp khác nhau có thể áp dụng để phân tích thực
trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU, tuy nhiên trong phạm vi luận văn
này, tác giả đã xây dựng một số chỉ tiêu phổ biến và sẵn có như sau:


8

– Sản lượng xuất khẩu:
Chỉ số này được dùng để thể hiện khối lượng hàng hóa xuất khẩu, từ đó giúp
người nghiên cứu đánh giá năng lực sản xuất, sản lượng xuất khẩu càng lớn thì
năng lực sản xuất càng cao.
Cơng thức tính: ∆Q = Q1 – Q0
Trong đó:
 ∆Q là sự thay đổi của sản lượng xuất khẩu giữa hai kỳ
 Q1: sản lượng xuất khẩu hàng hóa ở kỳ hiện tại

 Q0: sản lượng xuất khẩu hàng hóa ở kỳ trước

– Kim ngạch xuất khẩu:
Là chỉ số sử dụng trong việc đánh giá giá trị xuất khẩu trong khoảng thời gian
nhất định, thể hiện sự tăng giảm giá trị xuất khẩu theo thời gian. Đây là chỉ số quan
trọng, thường được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu
hàng hóa.
Cơng thức tính: M = P x Q
Trong đó:
 M: kim ngạch từ hoạt động xuất khẩu
 P: Giá hàng hóa khi xuất khẩu
 Q: Sản lượng xuất khẩu hàng hóa

– Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu: ∆M = Mt – Mo
Trong đó:
 ∆M: Tăng trưởng trong giá trị xuất khẩu
 Mt: Giá trị xuất khẩu hàng hóa năm t
 Mo: Giá trị xuất khẩu hàng hóa năm gốc

– Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu: g (%) = ∆M/Mo x 100%


9

Trong đó:
 g: Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu
 ∆M: Thay đổi giá trị xuất khẩu giữa 2 kỳ
 Mo: Giá trị xuất khẩu năm gốc

– Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn:


 Trong đó:
 G: Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình qn trong giai đoạn
 ∑gt: tổng tốc độ tăng trưởng kim ngạch bình quân trong t năm
 t: số năm trong giai đoạn tính tăng trưởng bình qn.

1.2 Khái qt về EVFTA và một số quy định liên quan đến xuất khẩu cà
phê của Việt Nam sang EU
1.2.1. Giới thiệu chung về EVFTA
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) bắt đầu được đàm phán vào
tháng 10/2010 với sự tham gia đàm phàn chính là thủ tướng Chính phủ Việt Nam và
chủ tịch Liên minh Châu Âu (EU). Đây là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 27
nước thành viên EU được Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại
EU chính thức đàm phán về điều khoản hợp tác vào ngày 26 tháng 6 năm 2012. Sau 14
phiên đàm phán, từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 8 năm 2015, hai bên chính thức hoàn
thành cơ bản việc đàm phán các nội dung ký kết trong hiệp định và bắt đầu kiểm tra, rà
sốt tính pháp lý của các nội dung trong hiệp định trước khi đại diện Việt Nam và EU
tiến hành ký kết EVFTA vào ngày 02 tháng 12 năm 2015.

Tháng 6 năm 2017: Việc rà soát các pháp lý liên quan đến hiệp định chính
thức được hồn thiện.
Tháng 9 năm 2017: Việt Nam tiến hành tách nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế
giải quyết khi phát sinh tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư khỏi EVFTA theo


10

đề nghị từ EU. Theo đó các vấn đề trên sẽ được xây dựng thành một hiệp định riêng.

Như vậy EVFTA ban đầu đã được phân chia thành 2 hiệp định mới.

Ngày 26 tháng 6 năm 2018, EVFTA chính thức được tách thành EVFTA và
một hiệp định bảo hộ đầu tư với tên viết tắt là EVIPA. Hai bên đã tiến hành cơng bố
kết quả kiểm tra tính pháp lý chính thức đối với cả EVIPA và EVFTA.
Tháng 6/2018: Sau khi tra sốt về mặt pháp lý được hồn tất, các khoản mục
trong hai hiệp định được thống nhất và thông qua, Việt Nam và EU thông qua quyết
định tách hiệp định EVFTA thành 2 hiệp định với nội dung khác nhau.
Ngày 30/6/2019, hiệp định EVFTA chính thức được ký kết trong sự có mặt của
Thủ tường và Bộ trưởng Bộ Cơng thương Việt Nam. Bên phía EU đại diện là Cao ủy

Thương mại EU, Bộ trưởng Kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp.
Ngày 30/3/2020: EVFTA được hội đồng Châu Âu chính thức thơng qua
Ngày 08/06/2020: Quốc hội của nước ta phê duyệt hai hiệp định EVFTA và
EVIPA.
Sự ký kết thành cơng EVFTA đã đánh đấu một hành trình gần 30 năm thiết lập
mối quan hệ hợp tác đa phương giữa Việt Nam và EU. EVFTA thể hiện sự nỗ lực
của Việt Nam trong tiến trình đưa nền kinh tế của Việt Nam tham gia sâu rộng hơn
vào nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế bị suy thoái do dịch bệnh
Covid -19 diễn biến nhanh và quy mô rộng lớn tác động đến nhiều lĩnh vực.
EVFTA được ký kết mở ra một bối cảnh thị trường mở cửa tạo tiền đề thuận lợi
thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tồn diện trong các lĩnh vực về kinh tế, xã hội,
văn hóa, thương mại đầu tư giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực EU, giúp mở
rộng hơn nữa cánh cửa cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường rộng lớn
này. Với cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế, tương đương với 99,7% kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang EU cùng với đó cam kết về giá trị thương mại trong hiệp định
sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu cho nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam. Bên cạnh đó
EVFTA cịn tạo cơ hội giúp người dùng tại Việt Nam có thể tiếp cận với nhiều sản
phẩm, dịch vụ tiên tiến, chất lượng cao và tiện ích hơn từ các quốc


11


gia EU xuất khẩu sang Việt Nam như các thực phẩm chăm sóc sức khỏe như thuốc,
dược phẩm, chăm sóc sắc đẹp, máy móc, thiết bị…
Bên cạnh việc tăng cường quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và EU,
EVFTA cũng là môi trường thuận lợi để Việt Nam tạo lập mối quan hệ hợp tác với
các quốc gia thành viên trong khu vực để thiết lập các hiệp định song phương bền
vững giữa các quốc gia để tận dụng tối đa ưu thế của mỗi quốc gia trong phát triển
kinh tế.
1.2.2. Những quy định liên quan đến xuất nhập khẩu cà phê trong EVFTA

1.2.2.1 Các cam kết thuế quan
Các cam kết thuế quan được đánh giá là cam kết quan trọng nhất đối với hoạt
động xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Trong EVFTA, đối với sản phẩm cà phê xuất
khẩu của Việt Nam, EU cam kết xóa bỏ ngay thuế quan, cụ thể: Xóa bỏ ngay thuế
quan từ 7,5 – 11,5% xuống 0% cho các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang,
giảm từ 9 – 12% xuống còn 0% đối với các loại sản phẩm cà phê chế biến.
Bảng 1: So sánh lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan của Hiệp định
CPTPP và EVFTA cho sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu

Nước

EU
(EVFTA)
CPTPP, trong đó:
Australia


Singapore
Canada


0%


12

New
Zealand
Brunei

kg

Malaysia

Nhật Bản

Mexico

Chi Lê
Peru
Nguồn: Tổng hợp cam kết trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP và EVFTA
*EIF: Thuế suất giảm về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực
:

**B7 Lộ trình giảm thuế trong vịng 7 năm
***B6 – B22: lộ trình giảm thuế từ trong vòng 6 đến 22 năm
Hiện nay Việt Nam được hưởng thuế GSP khi xuất khẩu cà phê vào EU. Đây
là chính sách ưu đãi thuế áp dụng cho các quốc gia kém và đang phát triển. Khi Việt
Nam và EU cùng tham gia vào EVFTA, Việt Nam vẫn sẽ hưởng chính sách thuế
GSP song song cùng EVFTA với thời gian kéo dài 2 năm tính từ thời điểm EVFTA
được thực thi. Tức là đến hết ngày 31/07/2022 việc hưởng song song hai ưu đãi thuế



×