Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cơ hội và nguy cơ của các doanh nghiệo quảng cáo Việt nam trong môi trường hội nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.3 KB, 3 trang )

Cơ hội và nguy cơ của các doanh nghiệo quảng cáo
Việt nam trong môi trường hội nhập WTO
Ngày 7/11/2006 Việt nam là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, việc hội nhập sâu
hơn vào nền kinh tế thế giớ, trong một sân chơi mới đã tạo ra nhiều cơ hội và nguy cơ cho các doanh nghiệp nói
chung và các doanh nghiệp uảng cáo Việt Nam nói riêng
2.1.Cơ hội đối với các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam
2.1.1.Thị trường quảng cáo mở rộng
Trong vài năm trở lại đây, ngành tương đối ở Việt Nam đã tương đối khởi sắc. các khác hang lớn đổ vào
Việt Nam cùng với các công ty quảng cáo, cá doanh nghiệp việt nam cũng bắt đầu nhìn nhận đến sức mạnh của
quảng cáo. Họ đã nhận thấy đồng tiền chi cho quảng cáo để xây dựng thương hiệu không phải là đồng tiền bỏ đi.
Một điều quan trọng khác là các phương tiện truyền thông đã bán quảng cáo như các chương trình gameshow truyền
hình.
Sau thời điểm Mỹ thực hiện chính sách mở cửa trở lại với Việt Nam nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài đã
thâm nhập thị trường Việt nam. Bắt đầu từ năm 1996, khi việc hợp tác kinh doanh và lien doanh được khởi động
ngày càng có nhiều công ty doanh nghiệp hoạt động. việc Việt Nam đã gia nhập WTO, môi trường kinh daonh ngày
càng minh bạch, pháp luật được thể chế hoa với các cam kết, nền kinh té ổn định với tốc độ tăng trưởng làn song
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ mạnh hơn, sẽ có nhiều sản phẩm mới mở rộng thị trường cho các công ty quảng
cáo trong nước.
Việt nam ngày càng hội nhập sâu với khu vực và thế giới. Để có thể cạnh tranh trong môi trường kinh
doanh mới các doanh nghiệp không thể tư duy theo lối cũ, ngày càng tiếp thu học hỏi kiến thức kinh doanh hiện đại.
ngày càng nhiều các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Coi khoản tiền
đầu tư cho xây dựng thương hiệu là khoản tiền đầu tư dài hạn. Điều đó giúp cho các doanh nghiệp quảng cáo có
nhiều cơ hội kinh doanh.
Gia nhập WTO việc boả hộ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp khu vực kinh tế nhà nước sẽ dần dần
không còn nữa trong khi vị thế độc quyền của một số doanh nghiệp nhà nước tất yếu sẽ bị ảnh hưởng do bị cạnh
tranh sẽ gay gắt hơn từ phía các doanh nghiệp tư nhân. Các Doanh nghiệp này ngày càng chi tiêu rộng hơn cho các
hoạt động quảng cáo và tiếp thị nhằm mở rộng thị phần. Ví dụ như thực tế gần đây Mobilfone, Vinafone đã bỏ nhiều
tiền để xây dựng các chiến lược phát triển, thực hiện tiếp thị quảng cáo bài bản hơn hẳn. Sự nhận thức đúng đắn của
các doanh nghiệp trong nước về thương hiệu quảng cáo trong môi trường kinh doanh mới sẽ tạo cơ hội kinh doanh
cho các doanh nghiệp quảng cáo.
Mặt khác xu thế hiện nay, doanh thu từ các loại hình quảng cáo “Below the line” (tổ chức sự kiện, quan hệ


công chúng, gửi thu công chúng phát tờ rơi…) nếu trước đây tỷ lệ doanh thu giữa hai loại hình này là 30/70 thì hiện
nay tỷ lệ này đang ở ngưỡng 50/50. Các loại hình quảng cáo “Below the line” đang rất dược các doanh nghiệp ưa
chuộng vì tính hiệu quả của nó. Trong khi đó các công ty quảng cáo nước ngoài chỉ thiên về “Above the line”. Do
vậy đây sẽ là một thị trường vững mạnh cho các công ty quảng Việt Nam vì các hình thức phi truyền thống sẽ ngày
càng phát triển và trở nên quan trọng hơn. Các công ty chuyên về gia công hoặc cung ứng, phụ trợ cho ngành quảng
cáo cũng sẽ phát triển tốt vì gần như không phải cạnh tranh với các hang quảng cáo nước ngoài
2.1.2. Cơ hội tiếp nhận nguồn vốn đầu tư, học tập kinh nghiệm công nghệ
tiên tiến
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, môi trường đầu tư ngày càng minh bạch hơn, dòng
tiền đầu tư vào Việt Nam ngà càng nhiều. Trong số đó tất yếu có phần đầu tư vào lĩnh vực quảng cáo. Vì ngành công
nghiệp quảng cáo ở Việt Nam còn non yếu, đang hứa hẹn phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh. Có luồng đầu, các
doanh nghiệp quảng cáo có cơ hội đổi mới, tiếp cận kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Có đủ vốn để ký các hợp đồng có
giá trị cao, chuyên môn hoá hoạt động quảng cáo, áp dụng công nghệ, phương tiện quảng cáo của thế giới. Cũng
thấy rằng sẽ có them các doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài nữa nhảy vào thị trường quảng cáo Việt Nam. trước
khi coi các doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài là đối thủ trước hết hãy coi họ là đối tác là người chúng ta học tập
kinh nghiệm. Khi nói rằng 80% thị trường quảng cáo thuộc về các cong ty nước ngoài thì cũng phải nhìn nhận rằng,
họ đang tạo ra môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài vào
quảng cáo tại Việt Nam, họ mang theo trình độ kinh doanh hiện đại, tiên tiến cung cách làm ăn chuyên nghiệp. Điều
đó một mặt làm các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam trở nên thua thiệt, không đủ sức cạnh tranh ngay trên thị
trường Việt Nam. mặt khác chính vì điều đó buộc các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam phải tìm cách học tập cung
cách kinh doanh, học tập kiến thức kinh nghiệm của họ để có thể cạnh tranh ngày càng tốt hơn. Gia nhập WTO khi
hàng rào bảo hộ được dỡ bỏ, sẽ tạo điều kiện để nhiều công ty quảng cáo nước ngoài có quy mô nhỏ tham gia vào
2.2.Những thách thức đối với các doanh nghiệp quảng cáo Việt
Nam
2.2.1.Cạnh tranh khốc liệt hơn
Việt Nam gia nhập WTO, thị trường sẽ mở cửa đón thêm nhiều công ty quảng cáo nước ngoài cạnh tranh là
tất yếu. Khi Việt Nam chưa gia nhập WTO, số các công ty quảng cáo Việt Nam có khả năng cạnh tranh với các công
ty quảng cáo nước ngoài không nhiều. Việc khách hang bỏ qua các công ty quảng cáo trong nước để lựa chọn các
công ty quảng cáo nước ngoài là chuyện thường xuyên. Ví dụ như bia tươi đóng chai Laser, Heineken, Samsung,
Sony…đã chi hàng chục triệu USD cho những đợt quảng cáo rầm rộ của họ. Tuy nhiên các công ty quảng cáo Việt

Nam vẫn đứng ngoài những hợp đồng này bởi trong nhiều trường hợp không thể đáp ứng được các yêu cầu về ý
tưởng kỹ thuật… của đối tác. Điều đó chứng tỏ rằng trước các hợp đồng quảng cáo lớn, công ty nước ngoài luôn ở
thể chủ động. Chúng ta không đủ năng lực để cạnh tranh với các công ty nước ngoài
Các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam có thể chia thanh fba loại. Loại thứ nhất đếm trên đầu ngón tay là
một số cong ty chuyên nghiệp có khả năng thực hiện những hợp đồng trọn gói. Loại thứ hai với số lượng vài chục
gồm những công ty chỉ chuyên về một lĩnh vực nhất định (quảng cáo ngoài trời, quan hệ công chúng, tổ chức sự
kiện…) Loại thứ ba nhiều nhất chủ yếu làm gia công lại (hộp đèn, bảng hiệu…) hoặc những lĩnh vực phụ trợ cho
quảng cáo (thiết kế, in ấn…). Gia nhập WTO các doanh nghiệp loại thứ ba sẽ phát triển tốt vì gần như không phải
cạnh tranh với các hãng nước ngoài. Loại thứ hai sẽ có ưu thế phát triển ở thị trường trong nước. Khó khăn nhất là
các công ty chuyên nghiệp loại một vì phải trực tiếp đối mặt với các công ty nước ngoài. Sau hội nhập sẽ có thêm
các công ty nước ngoài gia nhập thị trường nhưng chủ yếu theo loại hình thứ nhất. Việc cạnh tranh vốn khó khăn
nay khó khăn hơn
2.2.2 Các chính sách bảo hộ dần dỡ bỏ
Theo hiệp định thương mại Việt Mỹ (ngày 13/7/2000) Quy định “các dịch vụ quảng cáo chỉ thông qua liên
doanh hay hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh hợp pháp dịch vụ quảng cáo”. Mặt khác “
phần góp vốn của phía Hoa Kỳ không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp
định có hiệu lực, sau 5 năm hạn chế này là 51% và sau 7 năm bỏ hạn chế về tỷ lệ góp vốn. Như vậy, sau năm 2007,
Việt Nam sẽ phải mở cửa hoàn toàn ngành quảng cáo cho các nhà đầu tư Mỹ.
Là thành viên của WTO, Việt Nam phải tuân theo lộ trình dỡ bỏ các chính sách bảo hộ sau khi bỏ bảo hộ
thị trường quảng cáo sẽ tách thành hai mảng: thị trường lớn, những sản phẩm mang lại lợi nhuận cao sẽ thuộc về
những công ty quảng cáo mạnh của nước ngoài. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chấp nhận phần thị trường nhỏ. Và
không cái gì Việt Nam kể cả trung Quốc, Hàn Quốc hoặc nhiều nước Châu Á khác khi mở cửa thị trường quảng cáo
là các doanh nghiệp trong nước đều rất điêu đứng khi các công ty quảng cáo khi các công ty quảng cáo nội địa
không còn được bảo hộ như trước nữa thì việc các công ty quảng cáo nước ngoài được hoạt động độc lập cũng là
một mối đe doạ sống còn đối với họ. Chỉ riêng việc các công ty nước ngoài được trực tiếp ký hợp đồng quảng cáo
với báo, đài mà không còn bị bắt buộc phải thông qua công ty quảng cáo trong nước cũng đủ làm làm cho các cong
ty trong nước gặp nhiều khó khăn.
Khi các chính sách bảo hộ được dỡ bỏ các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam phải cạnh tranh bình đẳng,
còn những ưu tiên từ phía nhà nước đối với họ. Gia nhập WTO các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam nhận thức rất
rõ điều này, nhưng số những doanh nghiệp thay đổi tư duy thay đổi hành động chưa nhiều. Phần lớn họ chưa chuẩn

bị cho hội nhập vẫn kinh doanh theo hướng xưa nay họ vẫn làm. Khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường quảng
cáo, ngày càng tuân theo lộ trình đã cam kết khi gia nhập WTO thì môi trường kinh doanh ngày càng minh bạch
không còn các chính sách bảo hộ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nước. Khi đó các doanh nghiệp
quảng cáo Việt Nam phải cạnh tranh hoàn toàn bình đẳng với các doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài, trong khi các
doanh nghiệp của chúng ta chưa có tiềm lực lớn, chưa kinh doanh quen trong một môi trường kinh doanh như thế.

×