Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

TỔNG HỢP NGUYÊN TẮC, BIỆN PHÁP, BÍ QUYẾT DẠY CON NGOAN VÀ NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH TRONG GIÁO DỤC CON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.04 KB, 63 trang )

3 quy tắc vàng
kỷ luật con
Khi áp dụng những quy tắc này
để kỷ luật con, các con bạn sẽ tuân thủ
nề nếp bố mẹ tạo ra mà vẫn thoải mái,
vui vẻ.
Hãy bình tĩnh!
Hướng dẫn con bạn có những hành vi tốt hơn bằng
cách sử dụng ngôn ngữ trực tiếp và tông giọng nhất
định. Trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 6 tuổi vẫn đang học
1
cách lắng nghe và diễn giải ý nghĩa đằng sau ngôn từ
bố mẹ sử dụng, theo Ts Kathleen Cranley Gallagher,
giám đốc chương trình Gia đình và Chăm sóc trẻ tại
ĐH Bắc Carolina. Vậy nên hãy tập trung làm rõ ràng
điều bạn mong muốn ở con, ngồi xuống thấp ngang
con và sử dụng những câu ngắn gọn, dễ hiểu.
Chẳng hạn, nếu bạn thấy con giở sách quá mạnh làm
rách sách, thay vì quát con “không được xé sách”, hãy
hướng dẫn con: giở nhẹ tay thôi con!
2
Nếu bạn cảm thấy quá điên tiết với con , hãy im lặng
và đếm 1đến 10 hoặc thở sâu trước khi trò chuyện với
con. Bạn cũng nên tự nhắc chính mình rằng phần lớn
hành vi xấu của con không bắt nguồn từ việc thiếu tôn
trọng bố mẹ. Điều đó cũng giúp bạn bình tĩnh lại.
Bạn không cần phải che giấu sự tức giận của mình và
giả vờ vui vẻ với con, nhưng la hét cũng không hề
3
hiệu quả. Tông giọng quá gay gắt sẽ khiến con bạn sợ
hãi và không nghe rõ những gì bạn nói.


Đặt ra những giới hạn
Có một số quy tắc cơ bản đi kèm với hình phạt khi phá
vỡ quy tắc được báo trước là cách để dạy con bạn chịu
trách nhiệm về hành vi của mình. Con bạn có thể
không phải lúc nào cũng hòa hứng với các quy tắc,
nhưng biết rõ rằng có một số ranh giới không thể vượt
qua sẽ giúp con biết mình được quan tâm và có động
lực để hợp tác.
Chìa khóa ở đây là công bằng và phù hợp đến lứa tuổi.
Ưu tiên hàng đầu của bạn nên là đặt ra những giới hạn
liên quan đến sức khỏe, sự an toàn và tôn trọng, chẳng
hạn như con nhất thiết phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe
máy, cài dây an toàn khi ngồi ô tô – dù đoạn đường
dài ngắn bao nhiêu…
4
Khi con bạn phá vỡ quy tắc, hình phạt nên đem đến
cho con cơ hội học cách hành xử đúng. Cho dù con
bạn ở độ tuổi nào, hình phạt nên được thi hành ngay
lập tức, liên quan đến nguyên nhân phạt (không dọn
đồ chơi Lego sẽ không được chơi Lego trong một
tuần) và kiên định (tất cả những lần quên rửa tay khi
ăn đều không được ăn đồ tráng miệng, dù con thèm
hay đói thế nào.)
Khuyến khích sự hợp tác
Thiết lập một môi trường thoải mái, nơi các con bạn
không cảm thấy quá khó khắn để thực hiện các quy tắc
bố mẹ đặt ra là cách thức hiệu quả để ngăn ngừa rất
nhiều hành vi xấu. Khi con bạn nhảy nhót không chịu
đi ngủ, bạn có thể cho con thêm vài ba phút nghịch
ngợm trước khi nằm im trên giường. Cho phép con lựa

chọn giữa hai bộ đồ khi chuẩn bị đi học, chọn món ăn
bữa sáng… Những điều này sẽ giúp con có chút cảm
giác độc lập, có thể kiểm soát cuộc sống của mình và
5
nhờ đó, con sẽ hợp tác hơn với những nhiệm vụ mà
bạn đòi hỏi.
4 bí quyết hay dạy
trẻ vâng lời
Làm thế nào với những cô bé, cậu bé
nghịch ngợm và thường không vâng
lời?
Thấy Tũn đọc một bài thơ do cô giáo dạy: “Bạn nào
hay nghịch/ Cô chẳng thích đâu/ Bạn nào chăm ngoan/
Cô yêu lắm đấy”, mẹ rất lấy làm băn khoăn. Đây là bài
6
thơ muốn nhắn nhủ trẻ hãy biết nghe lời người lớn,
nhưng mẹ vẫn cảm thấy nó hơi độc đoán với chủ ý
phán xét thay vì khích lệ các con. Tại sao cô giáo có
quyền phân biệt đối xử với bọn trẻ theo cách “chẳng
thích” hoặc "yêu lắm"?
Bọn trẻ ở lứa tuổi mầm non, đứa nào chẳng nghịch
ngợm. Bởi vậy, việc nhắn nhủ các con "đừng nghịch"
nghe không ổn. Làm thế nào với những cô bé, cậu bé
nghịch ngợm và thường không nghe lời? Từ khi có
Tũn, nhất là từ ngày Tũn có thể giao tiếp, mẹ đã nghĩ
phải dạy dỗ Tũn theo một cách khác đi. Mẹ nghĩ trách
móc hay cấm đoán sẽ khó có thể thay đổi được con vì
thế mẹ để cho con tự lựa chọn hành động, việc này sẽ
giúp con tự tin, và mạnh dạn hòa nhập với cộng đồng
tốt hơn.

Yêu và tôn trọng con
7
Một vài lần, không kiềm chế được, bực bội quá, mẹ đã
phải mắng Tũn. Tũn vẫn thường mếu máo nói “mẹ
không yêu em rồi”. Trẻ nhỏ vô cùng nhạy cảm, chúng
sống bằng những cảm xúc rất thật, rất tự nhiên, không
sắp xếp hay biện minh lý lẽ, chúng nhìn thấy gì thì
nghĩ ngay là như vậy, nên dù giáo dục trẻ theo cách
“Tây” hay “ta”, thì chìa khóa của vấn đề vẫn là làm
sao cho trẻ cảm thấy rằng trẻ được bố mẹ và những
người xung quanh rất yêu thương. Càng cảm nhận
được sự quan tâm và tình yêu thương, đứa trẻ càng bớt
đi những biểu hiện ngỗ nghịch và luôn sẵn sàng hợp
tác nhiều hơn, đơn giản vì con sẽ cảm thấy thoải mái,
tự tin trong hành động, vui chơi; và vì yêu bố mẹ, ông
bà nên không muốn những người thân của mình cảm
thấy buồn phiền.
8
Trẻ nghịch quấy, không vâng lời khiến cha mẹ rất đau đầu
Đặt mình vào vị thế của con
Tũn rất ghét phải đi giày dép. Mẹ biết rằng không phải
con muốn làm mẹ buồn, mà chỉ là con thích cảm giác
tự do với đôi chân trần. Mặt đất mát lạnh rõ ràng là rất
đáng yêu khi con tiếp xúc với lòng bàn chân với nó.
Khác hẳn người lớn luôn nhìn thấy nguy cơ kiểu
“không chịu đi dép sẽ nhức đầu sổ mũi”, trẻ chỉ nghĩ
rằng dép làm nó khó chịu, và nó bỏ ra. Tương tự như
9
thế, trẻ cũng chơi trò chơi ngôn ngữ khi nói bậy, chơi
trò xếp hình khi cố tình xếp những chiếc ghế ở lớp sai

quy cách.
Trong trường hợp này, tốt nhất là nếu những chiếc ghế
không quá ảnh hưởng đến phần còn lại, trời không quá
lạnh thì hoàn toàn có thể tôn trọng cảm nhận riêng của
trẻ. Một câu nói bậy là không tốt nhưng cũng không
phải là lí do để bố mẹ hay thầy cô nổi nóng, thậm chí
“tát vào mồm” trẻ. Hãy thực sự quan tâm xem trẻ nghe
được câu nói đó ở đâu và xử lí chính cái nguồn gốc đã
làm trẻ tiêm nhiễm thì tốt hơn rất nhiều là mắng mỏ
hay quy kết.
Người lớn đôi khi hãy chơi trò đóng vai, để nghĩ theo
cách mà trẻ nghĩ, sẽ thấy việc đi chân đất, ăn bốc, để
đầu trần, bắt chước cả những lời chửi bậy… là bản
năng tự nhiên để trẻ phát triển tốt hơn các giác quan,
lại vừa giúp trẻ rèn luyện sức đề kháng và sự thích
nghi.
10
Tuy nhiên trong những trường hợp bắt buộc trẻ phải
thực hiện theo đề nghị của người lớn, hãy tạo một trò
chơi liên quan đến việc cần làm: ví như cần trẻ đội mũ
vì trời nắng quá, hãy khen mũ đẹp, nhắc lại nhiều lần
rằng chiếc mũ đó khiến trẻ trông như một thiên thần.
Và trước khi đi ra ngoài, hãy chơi trò “hóa trang”, và
đương nhiên, cần đội mũ để tiết mục hóa trang được
thành công. Nhưng cách này không phải khi nào cũng
đạt được hiệu quả, trẻ có thể đội mũ trong chốc lát rồi
sẽ cởi ra ngay. Vì vậy, thay đổi quan niệm cứng nhắc
của người lớn về hành động của trẻ sẽ tốt hơn là buộc
trẻ phải thay đổi theo mình.
Quan tâm tới sự lựa chọn của con

Ngoài việc vô tình, có những khi trẻ cố tình làm trái
với mong muốn của người lớn để chứng tỏ “cái tôi”
của bản thân. Lúc này, thay vì hỏi “Con có đội mũ
không?”, mẹ có thể hỏi “Con thích đội mũ xanh hay
mũ hồng”? Trẻ sẽ cảm thấy mình được tôn trọng, có
11
cơ hội được lắng nghe, bày tỏ chính kiến và sẽ sẵn
sàng hợp tác.
Khi gặp người lớn, muốn trẻ chào hỏi, thay vì nhắc
con “Con chào bác đi”, mẹ sẽ chào bằng tên của con:
“Cháu Tũn chào bác ạ”. Và về nhà, mẹ sẽ cùng con
chơi trò đóng vai. Quy ước rằng cách chào cúi đầu,
khoanh tay là cách chào “ngọt ngào” và cách cười
tươi, đưa bàn tay bé xíu lên vẫy vẫy là cách chào
“hóm hỉnh”. Sau khi tập một vở kịch vui khi ở nhà,
khi ra đường, gặp người quen, mỗi khi mẹ thì thầm
“Chào cách nào con nhỉ?”, con sẽ tự “giải quyết” phần
còn lại.
Khi trẻ hành động không hay, đừng khắc sâu vào
tâm trí trẻ
Đôi khi trẻ không hiểu hết ý nghĩa của những câu
mình nói hay những việc mình làm. Vì thế khi thấy
Tũn sờ tay vào vùng kín theo bản năng tò mò, mẹ sẽ
12
đùa “Con thỏ ơi, nhảy ra đây với mẹ”. Và Tũn sẽ giơ
tay lên đầu, giả làm tai thỏ, quên ngay hành động
không hay vừa làm.
Theo cách đó, mẹ cũng nghĩ, một câu nói bậy là không
tốt nhưng cũng không phải là lí do để bố mẹ hay thầy
cô nổi nóng. Nổi nóng chỉ khiến trẻ nhập tâm hơn và

ghi nhớ lại câu nói bậy của mình.
13
"Mánh" dạy con
ngoan không cần
roi
Kinh nghiệm dạy con ngoan của
một bà mẹ từng có thời gian dài 'đánh
con như thù.
Bắt đầu vào lớp 1, con trai tôi tính tình rất năng nổ,
hòa đồng, hay nói hay cười và khá nghịch ngợm.
Nhiều người lần đầu tiếp xúc với con tôi đều khen
thông minh, lém lỉnh nhưng riêng tôi đôi khi thấy
căng thẳng cực độ. Không ít lần tôi phải dùng roi dạy
dỗ vì những trò quậy phá của con. Bị 'ăn đòn' mỗi lần
14
nghịch nên xem ra cu cậu cũng biết điều hơn nhiều.
Và khoảng 3 tháng sau đó, tính nết con trai tôi ôn hòa
hơn, ít nói hơn nhưng cũng lầm lỳ hơn. Tôi thấy lạ
nhưng có chút mừng thầm vì điều đó.
Một lần đưa con đi chơi sở thú. Con hỏi một câu khiến
tôi phải suy nghĩ mãi. “Mẹ ơi, sao con Hổ khỏe thế mà
bị xích? Sao nó không dùng sức mạnh để phá xích,
thoát ra?”. Lúc đó, tôi đã yên lặng, bởi tôi thực tình
không biết giải thích thế nào với con. Và rồi tôi ngẫm
ngợi: “Vì sao ư?” Vì con Hổ đó có lẽ từ bé đã bị xích
như thế, mỗi lần nó phá xích hay có ý định phá xích là
người ta dạy dỗ nó, đánh nó. Cứ như vậy, dần dần nó
không còn dám nghĩ đến việc phá sợi xích đó nữa, nó
đã mất hết bản năng về việc đó. Tôi bỗng liên tưởng
đến cách dạy con của mình và giật mình. Khi con quậy

phá, tôi thường xuyên đánh mắng để 'đàn áp' và rồi kết
quả, con tôi có ngoan hơn nhưng lại xa cách hơn với
mẹ. Tôi đã sai trong cách dạy con?
15
Dạy trẻ rập khuôn, nguyên tắc quá dễ phản tác dụng giáo dục
(Ảnh minh họa).
Quyết tâm thay đổi, tôi đã đăng ký tham gia một khóa
học về cách dạy, cách phạt con và ở đây, tôi vỡ lẽ ra
được rất nhiều điều. Tôi bắt đầu đổi 'chiến thuật',
không đánh phạt hay 'mượn uy' của cây roi để khiến
con ngoan mà sử dụng phương pháp BẢNG ĐIỂM để
'uốn nắn' hành vi của con.
16
Theo đó, trên bảng điểm tôi ghi rất rõ các việc được
cộng và trừ điểm. Ví dụ: Gặp người lớn chào hỏi; học
bài đúng giờ; kiểm tra được điểm tốt… được cộng
điểm; còn sáng ngủ dậy trễ (theo thời gian mẹ quy
định); điểm kiểm tra dưới 6… là trừ điểm. Và tôi sẽ
tổng kết điểm của con vào cuối mỗi tuần. 1 điểm sẽ
tặng con phần thưởng nhỏ; 2 điểm sẽ tặng con phần
thưởng lớn…
Tôi không dùng thang điểm 10 với con. Tại sao lại
như vậy? Nếu con được 10 điểm mới thưởng còn
không sẽ không có gì là vô tình đang dạy con: hoặc là
có tất cả hoặc là không có gì. Như vậy, khi lớn lên nếu
con có tính cách mạnh mẽ thì sẽ lấn át người khác còn
nếu tính cách yếu đuối thì sẽ chấp nhận để người khác
lấn át. Trong trường hợp nếu tổng điểm âm, tôi sẽ lấy
bớt đi những cái muốn của nó. Ví dụ: cuối tuần muốn
đi xem phim; muốn đi sở thú… đều bị 'off' vì không

đạt yêu cầu.
17
Khi quyết định thưởng-phạt cho con, tôi thường chú
trọng đo đạc theo sự cố gắng chứ không theo kết quả.
Và dạy con hiệu quả mà không cần roi, tôi đúc rút ra
được một số kinh nghiệm:
Con hư: Hãy chê hành động, đừng chê con người
Cùng hành vi đánh em, nếu cha mẹ nói “Con hư quá!”
khiến trẻ nghĩ mình “hư” nên hư luôn, còn nếu nói
“Em lại bị đánh nữa rồi!” thì trẻ thấy trách nhiệm của
mình.
Hoặc khi con hư, nhiều phụ huynh do không kiềm chế
được đã mất kiểm soát lý trí và 'mượn uy' cây roi để
đánh con (giống như tôi trước đây) nhưng kỳ thực, bị
đánh không khiến trẻ biết cách cư xử đúng hơn, học
làm chủ hành vi tốt hơn mà sẽ ‘dạy’ trẻ biết cách né
tránh, đổ lỗi, biện minh hoặc tìm cách không để bị
‘tóm’ khi mắc sai lầm. Đặc biệt, trẻ con dường như
nhớ sự trừng phạt hơn là lý do mà nó bị phạt. Nó sẽ cư
18
xử vì sợ hãi thay vì muốn hành động đúng. Vì vậy,
hãy nhớ: Đòn roi không dạy con nên người.
Không dùng phần thưởng để 'mua chuộc' con
Thưởng cho trẻ không có gì là xấu, nhưng dùng phần
thưởng để ‘hối lộ’ sẽ khiến trẻ sinh hư. Có nhiều tình
huống, cha mẹ có thể đưa ra phần thưởng trước để trẻ
có tinh thần cố gắng. Nhưng phần thưởng không được
quá lớn hơn so với thành tích.
Ví dụ, trong tuần con có được 3 điểm 10, con sẽ được
thưởng một món quà A, 4 điểm 10 con được thưởng

món quà B… Khi thưởng cho trẻ, không nên rập
khuôn, cứng nhắc…
Phải có ‘luật’ với trẻ
"Luật” trước hết là thời gian biểu, con cứ thế mà làm,
không có gì bàn cãi. Chẳng hạn, mỗi ngày con được
19
chơi game 30 phút thì không có “quyền” ngồi lì trước
màn hình vi tính mà quên hết các việc khác.
Lưu ý: Trong khi 'soạn thảo luật' nên cho trẻ tham gia
cùng để từ đó chúng tự giác thực hiện nội quy đã được
đưa ra. Nhưng để “luật” thật sự đi vào cuộc sống gia
đình, chính cha mẹ phải tuân thủ vì “Trẻ làm theo
những gì cha mẹ làm chứ không phải lời cha mẹ nói”.
Tôi rất tâm đắc với câu nói rằng: "Muốn con ngoan thì
phải học cách dạy con. Muốn con khỏe thì phải học
cách nuôi con. Muốn con thành công thì phải học cách
hướng dẫn và đồng hành cùng con. Muốn con gần gũi
gắn bó với mình, thì phải học cách lắng nghe và chia
sẽ cùng con. Đừng buộc con phải lớn lên như kiểu cây
Bonsai nhưng cũng đừng để con phải lớn lên như cây
dại."
20
Khen con: những
giới hạn cha mẹ
nên cân nhắc
Khen con quá nhiều thực sự có
thể khiến trẻ mất đi sự tự tin và động
cơ thúc đẩy của mình? Vậy đâu là giới
hạn của sự khen ngợi?
21

Trong vài thập kỷ qua, các bậc phụ huynh ở rất nhiều
nơi trên thế giới đã đi theo con đường để trở thành
những ông bố, bà mẹ “tích cực”, có nghĩa là khen con
rất nhiều. Nhưng đối với nhiều người, đưa ra lời khen
khi con làm được một việc gì đó dường như còn mang
tính tự phát: “Con đã ăn xong rồi à, con của mẹ giỏi
quá!”, “Con đã biết tự đi vệ sinh rồi đấy, hãy gọi điện
cho bà và nói rằng con thật là một cô bé giỏi giang đi”.
Những câu nói này nghe có vẻ khá quen thuộc? Phần
lớn cha mẹ đều nhận thức được rất rõ tác dụng của
những lời khen ngợi nhưng liệu chúng ta có đi quá xa
chăng? Cha mẹ và thầy cô đã khen ngợi trẻ quá nhiều
đến nỗi bắt đầu làm mất đi ý nghĩa thực sự của những
lời khen.
22
Phần lớn cha mẹ đều nhận thức được rất rõ tác dụng của
những lời khen ngợi nhưng liệu chúng ta có đi quá xa chăng?
(Ảnh minh họa)
Trẻ em có được lòng tự trọng từ những thông điệp mà
chúng nhận được và thông qua sự tương tác của chúng
với thế giới bên ngoài. Khen ngợi quá nhiều có thể
làm mất đi động cơ thúc đẩy của trẻ. Nếu một đứa trẻ
được nói rằng tất cả những điều nó làm đều thật tuyệt
vời thì sau đó nó sẽ không thể hiểu được khi nào thì
nó làm được việc gì đó thực sự là tuyệt vời. Cha mẹ
23
càng khen ngợi trẻ thì trẻ càng mong chờ được khen
ngợi. Và dần dần chúng sẽ trở nên “nghiện” khi nghe
những lời khen. Nếu chúng không được khen thường
xuyên, chúng sẽ cảm thấy hoang mang: “Tại sao mình

lại không được khen, mình đã làm điều gì sai chăng?”,
và thậm chí làm trẻ mất đi sự tự tin của chính mình”.
Động viên và khen ngợi
Động viên được coi là một công cụ xây dựng sự tự tin
mạnh hơn so với khen ngợi và không hề có tác dụng
phụ. Sự khác nhau này là rất mong manh nhưng lại rất
quan trọng. Khuyến khích động viên chú trọng vào
quá trình của những gì mà trẻ làm trong khi đó khen
ngợi lại chú trọng vào kết quả. Động viên đề cao sự nỗ
lực, tiến bộ, sự tham gia, đóng góp hay thể hiện sự tự
tin của trẻ nhưng khen ngợi lại liên quan đến kết quả
mà trẻ đạt được. Một phụ huynh biết động viên con
cái là người sẽ nói cho trẻ những phản hồi về hoạt
động của trẻ nhưng đảm bảo rằng những phản hồi đó
24
mang tính thực tế và sẽ mang lại hiệu quả tích cực chứ
không phải là tiêu cực.
Một phụ huynh biết động viên trẻ là người sẽ ghi nhận
những nỗ lực của trẻ trong quá trình thực hiện và giúp
trẻ nhận ra rằng sai lầm là một phần của quá trình học
tập do vậy họ không quá coi trọng đến kết quả.
Không phải là không nên khen ngợi trẻ mà các bậc phụ huynh
chỉ cần điều chỉnh một chút lời khen của mình đúng lúc, đúng
25

×