Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Bài tập hết môn pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người không xâm phạm đời tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.63 KB, 109 trang )

MỤC LỤC

Thực trạng việc thực hiện quy định “Nêu cao tinh thần nhân văn,
tôn trọng quyền con người. Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh
dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân” của nhà báo
Việt Nam hiện nay.
Năm 2016, Hội Nhà báo Việt Nam đưa ra 10 điều quy định đạo đức
nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, trong đó có quy định thứ 4 về tính nhân
văn và quyền con người, quyền bí mật đời tư. Việc thực hiện quy định thứ 4
này hiện này, trên báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói riêng, bên cạnh
những thành tựu đạt được, cịn có nhiều bất cập cần khắc phục sửa đổi. Trong
khn khổ bài báo khoa học, nhóm nghiên cứu xin trình bày kết quả nghiên
cứu và khảo sát trên báo VnExpress trong tháng 10 và tháng 11 năm 2019,
mục Góc nhìn để có thể phần nào phản ảnh và khơi gợi những nguyên nhân,
thực trạng và giải pháp cho việc thực hiện tốt quy định này của nhà báo Việt
Nam hiện nay.


GIỚI THIỆU
Ðối với bất kỳ ngành nghề nào, vấn đề đạo đức nghề nghiệp phải được
đặt lên hàng đầu, bởi đây chính là thước đo thang giá trị của việc hành nghề
chân chính. Song, với người làm báo đạo đức nghề nghiệp còn được khẳng
định là một trong những phẩm chất có tính chất nền tảng của hoạt động báo
chí, thậm chí trong rất nhiều trường hợp, đạo đức nghề nghiệp cịn được nhấn
mạnh hơn nghiệp vụ báo chí. Bởi người làm báo có thể học tập, rèn luyện,
đúc rút kinh nghiệm về nghiệp vụ, nhưng đạo đức nghề nghiệp là yếu tố thuộc
tư chất của con người, mà nổi lên là tinh thần trách nhiệm, thái độ nghiêm túc
đối với cơng việc,… Đây là những yếu tố chỉ có thể hình thành trên cơ sở tự ý
thức. Vì thế, để phát triển lành mạnh, tạo dựng uy tín trong xã hội và bạn đọc,
mọi nền báo chí ln coi trọng, đề cao đạo đức nghề nghiệp của Người làm
báo. Nghề báo tạo ra dư luận xã hội và đưa sự kiện, con người ra trước sự


phán xét của xã hội. Do đó, người làm báo có trách nhiệm rất nặng nề đối với
xã hội và con người. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nước trên thế giới đã
đề ra Bộ quy tắc đạo đức của Nhà báo.
Ở Việt Nam, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo đã được luật hóa
thơng qua Luật Báo chí năm 2016 và gắn liền với vai trò của Hội Nhà báo
Việt Nam. Cụ thể, tại điểm b, khoản 2, Điều 8 Luật Báo chí quy định: Hội
Nhà báo Việt Nam “Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề
nghiệp của người làm báo”. Quy định này không chỉ khẳng định đạo đức nghề
nghiệp là yếu tố hết sức quan trọng đối với mỗi người làm báo, tạo ra hành
lang pháp lý đối với người làm báo trong quá trình tác nghiệp mà còn đồng
thời khẳng định yếu tố đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí của mọi
hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, không phân biệt giữa người làm báo có Thẻ
Nhà báo, hay người làm báo khơng có Thẻ Nhà báo. Vì có đạo đức, Nhà báo
mới có suy nghĩ, ứng xử và hành động đúng trong cơng việc và cuộc sống.
Đạo đức nghề báo chính là những nguyên tắc, những chuẩn mực được hình

2


thành trong các mối quan hệ ứng xử nghề nghiệp của nhà báo, được thể chế
hóa, được nhà báo và dư luận xã hội thừa nhận, trở thành những chuẩn mực
điều chỉnh hành vi của nhà báo trong hoạt động thực tiễn nghề nghiệp. Chính
vì vậy nền báo chí cách mạng Việt Nam đã và đang đồng hành cùng với bước
chuyển biến mạnh mẽ của sự nghiệp đổi mới đất nước, góp phần xây dựng,
củng cố đường lối của Đảng, phát triển kinh tế đất nước và hoàn thiện hơn
trong lĩnh vực văn hố xã hội. Báo chí ngày càng bám sát đời sống xã hội,
thơng tin nhanh chóng các tin tức sự kiện, đường lối chính sách của Đảng và
Chính phủ đến quần chúng nhân dân; tích cực đấu tranh phịng, chống tham
nhũng, lãng phí, quan liêu và các tiêu cực xã hội; phản bác các âm mưu, thủ
đoạn và luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.... tạo niềm tin và tạo

thành một nhu cầu cần thiết cho nhân dân. Nhìn lại quá trình phát triển, có thể
khẳng định Báo chí nước ta ln thể hiện được tư tưởng nhân văn, đáp ứng
nhu cầu thông tin đa dạng, phong phú của cuộc sống, từ đó đấu tranh loại bỏ
những nhân tố xấu trong xã hội, nhân rộng những tấm gương người tốt, việc
tốt, gìn giữ những nét đẹp văn hóa của dân tộc, hướng con người đến những
giá trị chân, thiện, mỹ. Qua báo chí, nhiều vụ việc tiêu cực được phơi bày,
nhiều vấn đề bức xúc được giải quyết… Tuy nhiên, cùng với các thành tựu,
vẫn còn một số sai phạm trong hoạt động báo chí tồn tại với biểu hiện, dạng
thức khác nhau. Đặc biệt là vấn đề sai phạm về đạo đức Nhà báo. Xu hướng
chạy theo những thông tin giật gân, câu khách mà bỏ qn tính nhân văn của
báo chí; khơng ít nhà báo vi phạm pháp luật và quy định về đạo đức nghề
nghiệp: thông tin không trung thực, bẻ cong ngòi bút, lợi dụng nghề nghiệp để
vụ lợi; nhiều nhà báo đang dần đánh mất đi bản lĩnh cần có của người làm
báo, chạy theo xu thế thơng tin nhanh, soi mói những chi tiết phản cảm, phi
văn hóa để cạnh tranh với báo khác mà không chú trọng kiểm chứng nguồn
tin, kiểm tra tính xác thực của thơng tin, không phân định được ranh giới giữa
quyền của báo chí và sự xâm phạm đời tư, nhân phẩm con người... Thực trạng
đó làm ảnh hưởng đến uy tín báo giới, lịng tin của bạn đọc đối với báo chí.
3


Trước tình hình đó Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành 10 điều quy
định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, là hết sức kịp thời,
trong đó điều 4 quy định “Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con
người. Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp
pháp của tổ chức và cá nhân” đây là điều phù hợp với quy định của Hiến pháp
2013 “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thơng tin
về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm
an tồn”. Mọi cơng dân đều có quyền riêng tư và những người làm báo phải

tơn trọng quyền riêng tư của họ. Có một thực tế khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn
ở nhiều nơi trên thế giới, quyền riêng tư của tổ chức, con người, đặc biệt là
người nổi tiếng đang ngày càng bị xâm phạm nhiều hơn trên báo chí. Chính vì
vậy việc nghiên cứu về vấn đề “Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền
con người, không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích
hợp pháp của tổ chức và cá nhân của nhà báo Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa
vơ cùng thiết thực cả về vấn đề lý luận và thực tiễn.
Trong khuôn khổ bài báo khoa học, trên cơ sở hệ thống hóa, làm rõ một
số vấn đề lý luận cơ bản về tính nhân văn, quyền con người, quyền bí mật đời
tư, đề tài tập trung làm rõ thực trạng việc thực hiện quy định “ Nêu cao tinh
thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không xâm phạm đời tư, làm tổn
hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân” của nhà
báo Việt Nam hiện nay, đưa ra nguyên nhân vi phạm quy định và đề xuất các
giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt quy định trên.

4


CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Theo Luật Báo chí 2016: “Báo chí là sản phẩm thơng tin về các sự kiện,
vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được
sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đơng đảo cơng chúng
thơng qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.”
Một trong những phần quan trọng của báo chí là đạo đức của người làm
báo, được quy định cụ thể trong 10 điều quy định của Hội nhà báo Việt Nam.
Đặc biệt, có thể nói điều thứ tư là điều cần chú ý: “ Nêu cao tinh thần nhân
văn, tôn trọng quyền con người. Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh
dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân”.
I. Định nghĩa tính nhân văn
Nghĩa gốc của từ “Nhân văn" trong tiếng Anh là Human Civilization.

Từ điển tiếng Việt thông dụng, năm 1996 định nghĩa nhân văn là “thuộc về
văn hố lồi người, thuộc về con người” (14, tr. 412). Cuốn Từ điển tiếng Việt
- Tường giải và liên tưởng, Nhà xuất bản Văn hố Thơng tin, 2004 cũng đưa
ra định nghĩa “Nhân văn là thuộc về văn hố lồi người” (6, tr.590). Cịn
trong Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Thống kê, 2005 lại chỉ ra “Nhân văn
là văn minh loài người” (15, tr.646).
Dù những định nghĩa trên có những khác biệt khơng đáng kể xung
quanh việc làm rõ một khái niệm, nhưng tựu chung lại đều có sự tương đồng:
coi nhân văn trước hết là một giá trị văn hố. Mà nói đến văn hố là nói đến
tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người đã sáng tạo ra trong
quá trình lịch sử phát triển đời sống xã hội.
Nhân văn là phạm trù thuộc văn hố. Mà nói đến văn hố là nói đến
“hiện tượng lịch sử, phát triển phụ thuộc vào các hình thái kinh tế xã hội” nên
quan niệm về nhân văn trong từng giai đoạn lịch sử xã hội lồi người cũng
được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau.

5


Vượt lên trên tất cả quan niệm nhân văn trong các giai đoạn lịch sử
phát triển xã hội loài người, kế thừa toàn bộ những giá trị nhân văn trong lịch
sử nhân loại, dựa trên cơ sở khoa học, kiên định lập trường giai cấp cơng nhân
nhằm giải phóng con người một cách cơ bản, toàn diện, C.Mác Ăngghen đã
xây dựng chủ nghĩa nhân văn Mác xít trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi nỗ lực đấu tranh, chủ nghĩa
nhân văn Mác xít đã đề cao tinh thần tự do, bình đẳng, xố bỏ mọi áp bức,
bóc lột, bất cơng, nơ dịch nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng con người.
Bằng việc luận giải con đường cách mạng, khoa học để gieo trồng tư tưởng
nhân văn trong học thuyết của mình vào mảnh đất hiện thực, mục đích cuối

cùng mà Mác Ăngghen hướng tới là xây dựng một xã hội trong đó con người
được phát triển tồn diện về thể lực, trí lực, nhân cách; tôn trọng và bảo vệ
các quyền cơ bản của con người.
Như vậy, chủ nghĩa nhân văn Mác xít là đỉnh cao văn hố lồi người, là
cơ sở thế giới quan, phương pháp luận cho chiến lược phát triển con người
của các Đảng Cộng sản, nhằm thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân. Quan niệm Mác xít về nhân văn có thể thâu tóm trong khẩu
hiệu “Vì con người, từ con người, do con người”.
Từ những quan niệm phong phú về tính nhân văn, chúng ta có thể đưa
ra một quan niệm thống nhất, dựa vào việc tổng hợp ý kiến của nhiều nhà
nghiên cứu: Tính nhân văn là một giá trị văn hố, thể hiện khát vọng giải
phóng con người khỏi mọi áp bức, bất công; đề cao tinh thần yêu thương, bác
ái giữa người với người; đề cao việc phát triển toàn diện con người dựa trên
việc tôn trọng đầy đủ quyền lợi chính đáng con người, nhằm phát huy cao
nhất vai trò động lực và chủ thể của con người trong xã hội do chính con
người tạo dựng lên. Việc tìm hiểu quan niệm về tính nhân văn sẽ giúp chúng

6


ta soi chiếu những nội dung liên quan đến các phương diện biểu hiện cụ thể
của tính nhân văn trong tác phẩm báo chí.
Ngồi ra, trong văn chương, bên cạnh nội dung, tác giả đồng thời phải
thể hiện được cao nhất ý tưởng nghệ thuật, xúc cảm thẩm mỹ giàu tính nhân
văn của mình trong tác phẩm. Có như vậy, độc giả mới có thể đồng điệu được
với người viết, hình thành nên mối giao cảm đặc biệt để thẩm thấu những giá
trị nhân văn đong đầy trong “đứa con tinh thần” của nhà văn.
Như vậy, tính nhân văn trong tác phẩm văn học được thể hiện đồng bộ
trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. Với vẻ đẹp Chân Thiện Mỹ
thấm đẫm trong những trang văn, trang thơ, văn học có thế mạnh mà khơng

loại hình nghệ thuật nào có thể sánh kịp trong việc biểu hiện những giá trị
nhân văn cao đẹp. Sở dĩ nhiều tác phẩm văn học còn khắc sâu trong tâm khảm
bạn đọc đến ngày nay, vượt qua bao sóng gió lịch sử là bởi vẻ đẹp của tình
người lấp lánh trong từng trang viết.
Tuy nhiên, khơng chỉ văn học mới có đặc quyền trong việc biểu hiện
tính nhân văn mà trong các tác phẩm báo chí, cơng chúng cũng có thể cảm
nhận được tấm lịng người viết với hiện thực mn hình vạn trạng của cuộc
sống.
II. Định nghĩa quyền con người
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người (human rights), tuy
nhiên, định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc thường được trích
dẫn bởi các nhà nghiên cứu, theo đó:
Quyền con người là những bảo đảm pháp lý tồn cầu (universal legal
guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những
hành động (action) hoặc sự bỏ mặc (omission) làm tổn hại đến nhân phẩm, tự
do cơ bản (fundamental freedoms) của con người.

7


Bên cạnh đó, nhân quyền cịn được định nghĩa một cách khái quát là
những quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu khơng được hưởng thì
chúng ta sẽ không thể sống như một con người.
Ở Việt Nam, một số định nghĩa về quyền con người do một số chuyên
gia, cơ quan nghiên cứu từng nêu ra cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng
xét chung, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự
nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong
pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.
Trong thực tế ở Việt Nam, bên cạnh thuật ngữ “quyền con người”, có
một thuật ngữ khác cũng được sử dụng, đó là “nhân quyền”. Cả hai thuật ngữ

này đều bắt nguồn từ thuật ngữ chung bằng tiếng Anh được sử dụng trong
môi trường quốc tế, đó là human rights. Từ human rights trong tiếng Anh có
thể được dịch là quyền con người (thuần Việt) hoặc nhân quyền (Hán – Việt).
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, “nhân quyền” chính là “quyền con người”. Như
vậy, xét về mặt ngôn ngữ học, quyền con người và nhân quyền là hai từ đồng
nghĩa, do đó, hồn tồn có thể sử dụng cả hai từ này trong nghiên cứu, giảng
dạy và hoạt động thực tiễn về nhân quyền.
Về vấn đề trên, có hai trường phái trái ngược nhau. Những người theo
học thuyết về quyền tự nhiên (natural rights) – mà tiêu biểu là các tác giả như
Zeno (333-264 TCN), Thomas Hobbes, Thomas Paine (1731–1809)... cho
rằng nhân quyền là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều
được hưởng, chỉ đơn giản bởi họ là thành viên của gia đình nhân loại. Các
quyền con người, do đó, không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền
thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng
đồng hay nhà nước nào; và không một chủ thể nào, kể cả các nhà nước, có thể
ban phát hay tước bỏ các quyền con người. (1588–1679), John Locke (16321704),

8


Ngược lại, những người theo học thuyết về các quyền pháp lý (legal
rights) – mà tiêu biểu là các tác giả như Edmund Burke (1729-1797), Jeremy
Bentham (1748-1832)...cho rằng các quyền con người khơng phải là những gì
bẩm sinh, vốn có một cách tự nhiên mà phải do các nhà nước quy định trong
pháp luật. Như vậy, theo học thuyết này, phạm vi, giới hạn và ở góc độ nhất
định, cả thời hạn hiệu lực của các quyền con người phụ thuộc vào ý chí của
tầng lớp thống trị và các yếu tố như phong tục, tập quán, truyền thống văn
hóa...của các xã hội.
Cho đến nay, cuộc tranh luận về tính đúng đắn của hai học thuyết kể
trên vẫn còn tiếp tục. Việc phân định tính chất đúng, sai, hợp lý và không hợp

lý của hai học thuyết này là không đơn giản do chúng liên quan đến một phạm
vi rộng lớn các vấn đề triết học, chính trị, xã hội, đạo đức, pháp lý…Mặc dù
vậy, dường như quan điểm cực đoan phủ nhận hoàn toàn bất cứ học thuyết
nào đều khơng phù hợp, bởi lẽ trong khi về hình thức, hầu hết các văn kiện
pháp luật của các quốc gia đều thể hiện các quyền con người là các quyền
pháp lý, thì trong Tun ngơn tồn thế giới về nhân quyền năm 1948, một số
văn kiện pháp luật và văn kiện chính trị pháp lý ở một số quốc gia, nhân
quyền được khẳng định một cách rõ ràng là các quyền tự nhiên, vốn có và
khơng thể chuyển nhượng được của các cá nhân.
III. Định nghĩa đời tư cá nhân
Có thể nói quy định “Khơng xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự,
nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân” là sự cụ thể hóa định
nghĩa “bí mật đời tư”. Vì vậy, để xem xét một cách tổng quan, tác giả xem xét
quyền bí mật đời tư của cơng dân thay vì quy định trên.
“Bí mật đời tư” đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước đưa ra với
những lập luận, căn cứ khác nhau:
Quan điểm thứ nhất: Bí mật đời tư có thể được hiểu là những gì gắn với
nhân thân con người, là quyền cơ bản. Đó có thể là những thơng tin về hình
9


ảnh, cuộc sống gia đình, tên gọi, con cái, các mối quan hệ… gắn liền với một
cá nhân mà người này khơng muốn cho người khác biết. Những bí mật đời tư
này chỉ có bản thân người đó biết hoặc những người thân thích, người có mối
liên hệ gần gũi với người đó biết và họ chưa từng cơng bố ra ngồi cho bất kỳ
ai. Bí mật đời tư có thể hiểu là “vùng cấm”; điều thầm kín khơng thể tiết lộ,
tuyệt đối được giữ kín của cá nhân nào đó. Ví dụ: con ngồi giá thú, di chúc,
hình ảnh cá nhân, tình trạng bệnh tật, các loại thư tín, điện thoại, điện tín…
Thế nên bất cứ ai thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư cá nhân người
khác (không cần phân biệt những thông tin, tư liệu ấy đang được cá nhân đó

giữ bí mật hay đã được cá nhân đó để lộ ra) mà khơng được sự đồng ý của cá
nhân đó đều là xâm phạm bí mật đời tư.
Quan điểm thứ hai: Bí mật đời tư của cá nhân được hiểu trên hai
phương diện. Một là bí mật về đời sống tình cảm, tinh thần của cá nhân thể
hiện tính chất đặc biệt riêng tư của cá nhân đó; theo đó, pháp luật cấm công
khai cho mọi người biết các mối quan hệ thực tại hoặc mang tính chất hình
tượng mà cá nhân đó vốn có. Hai là bí mật về đời sống nghề nghiệp, vật chất
của cá nhân thể hiện là những bí mật về hoạt động nghề nghiệp, tình trạng vật
chất gắn liền với hoạt động đó.
Quan điểm thứ ba: Bí mật đời tư là những thông tin, tư liệu (gọi chung
là thông tin) về tinh thần, vật chất, quan hệ xã hội hoặc những thông tin khác
liên quan đến cá nhân trong quá khứ cũng như trong hiện tại, được pháp luật
bảo vệ và những thơng tin đó được bảo mật bằng những biện pháp mà pháp
luật thừa nhận.
Quan điểm thứ tư: Trong hồn cảnh pháp luật hiện chưa có quy định rõ
ràng về khái niệm và phạm vi bí mật đời tư của cá nhân thì xét ở góc độ nghĩa
của từ ngữ theo Từ điển tiếng Việt, bí mật đời tư của cá nhân được hiểu là
những gì thuộc về đời sống riêng tư của cá nhân (thông tin, tư liệu…) được
giữ kín, khơng cơng khai, khơng tiết lộ ra. Nếu các thông tin, tư liệu cá nhân

10


đã được cơng khai, lộ ra thì khơng cịn là bí mật đời tư nữa. Do đó, cần hiểu
bí mật đời tư của cá nhân là những thông tin, tư liệu mà chỉ mỗi cá nhân đó
biết và quyết giữ bí mật. Nếu đó là chuyện diễn ra nơi cơng cộng, là chuyện
mà cá nhân đó đã để lộ ra cho người khác biết thì khơng cịn là bí mật đời tư
nữa.
Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù các học giả có cách tiếp cận khác
nhau đối với khái niệm bí mật đời tư, nhưng các quan điểm vừa nêu có điểm

chung là đều coi bí mật đời tư là những thơng tin liên quan và gắn liền với
chính chủ thể đó, là những nội dung mang tính chất thầm kín của cá nhân và
họ muốn giữ bí mật cho riêng họ, không muốn công khai cho người khác biết.
Đó có thể là các thơng tin liên quan đến các yếu tố như tinh thần, vật chất, các
quan hệ xã hội.
Khái niệm “bí mật đời tư” là gì chúng ta chỉ cần đi vào hai khái niệm là
“bí mật” và “đời tư”. Theo Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng năm
1998, trang 58, “bí mật” được giữ kín khơng để lộ ra cho người ngồi biết;
“đời tư” là một từ Hán Việt, trong đó “đời” ở đây là đời sống, cuộc sống hằng
ngày, còn “tư” nghĩa là riêng, thuộc về một cá nhân nhất định. Như vậy, yếu
tố đầu tiên để cấu thành “bí mật đời tư” chính là tính bí mật, tức là việc thơng
tin được giữ kín, khơng tiết lộ ra bên ngồi.
Bí mật đời tư là những thơng tin, tư liệu sự kiện, hồn cảnh về đời tư
của cá nhân mà người khác không được loan truyền nếu khơng được người đó
đồng ý hoặc pháp luật cho phép. Bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật tôn
trọng và bảo vệ. Quyền đối với bí mật đời tư gồm cả quyền bất khả xâm phạm
về chỗ ở và quyền tự do thư tín của cơng dân. Do đó, khơng ai được khám xét
chỗ ở, bóc, mở, kiểm sốt thư, điện tín, điện thoại, bưu kiện của người khác
nếu mình khơng phải là người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Người bị vi phạm bí mật đời tư có quyền u cầu người vi phạm phải:
a. Chấm dứt hành vi vi phạm.
11


b. Xin lỗi, cải chính cơng khai.
c. Bồi thường thiệt hại. Trường hợp hành vi vi phạm cấu thành tội
phạm thì người vi phạm bị xét xử về tội xâm phạm chỗ ở của cơng dân, tội
xâm phạm bí mật hoặc an tồn thư tín, điện thoại, điện báo của người khác.
Tính “bí mật” trong khái niệm “bí mật đời tư” chỉ mang tính tương đối.
Điều này có nghĩa là, cùng một nội dung vụ việc có tính chất như nhau, đối

với người này có thể là bí mật, nhưng đối với người khác chỉ là một thơng tin
bình thường, chẳng cần giấu giếm, có thể cơng khai rộng rãi. Chẳng hạn, cùng
là mối quan hệ tình cảm nhưng đối với A thì đây là bí mật đời tư vì A khơng
muốn ai biết mình đã có người u. Ngược lại, đối với B thì đây khơng phải
là bí mật đời tư vì B ln muốn cơng khai cho mọi người biết tình trạng quan
hệ bạn bè khác giới. Nói cách khác, bất cứ cá nhân nào, nhất là người của
công chúng như người mẫu, ca sĩ, diễn viên,… xuất hiện ở nơi cơng cộng
(như cách hiểu nói trên) và có lời nói, hành động hoặc khơng hành động gắn
liền với việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một sự việc, sự kiện nào đó thì
những gì liên quan đến họ khơng cịn là bí mật đời tư nữa.
Tuy nhiên, không thể hiểu theo hướng nếu thông tin được cơng khai
một cách hợp pháp thì khơng được coi là bí mật đời tư cá nhân. Như trường
hợp một phiên tịa giải quyết vụ án ly hơn của người nổi tiếng (ca sĩ, người
mẫu, hoa hậu,…), tuy là công khai khi xét xử, nhưng những thông tin trong
diễn biến phiên tịa có liên quan đến đời sống riêng tư, có tính “nhạy cảm”
của cá nhân thì có được coi là bí mật đời tư của cá nhân khơng? Có ý kiến cho
rằng việc sử dụng thơng tin có tính nhạy cảm của cá nhân trong trường hợp
xét xử công khai tại phiên tịa khơng bị coi là xâm phạm bí mật đời tư, hay
nói cách khác, những thơng tin mà tòa án đã thẩm tra làm rõ trong khi xét xử
tại phiên tịa, khơng cịn là bí mật đời tư nữa. Bởi lẽ theo quy định tại khoản 2
Điều 15 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, phiên tòa phải được xét xử công
khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ

12


tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí
mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo u cầu
chính đáng của họ thì tịa án có thể xét xử kín, nhưng dù khơng xét xử cơng
khai thì tịa án vẫn phải tun án cơng khai. Do đó, những thơng tin này đã

mang tính cơng khai, tức là khơng thể cịn là bí mật được nữa.
Quan điểm khác lại cho rằng, cần phân biệt sự công khai thơng tin tại
tịa án giữa một vụ án dân sự với một vụ án hình sự. Trong vụ án hình sự,
những thơng tin đó liên quan đến người phạm tội, họ đã thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội và chịu hình phạt do Nhà nước quy định nên những
thơng tin này có thể được cơng khai để nhằm giáo dục, răn đe và phòng ngừa
chung. Đối với những thơng tin trong vụ án ly hơn nói riêng và vụ án dân sự
nói chung, đó là thơng tin chỉ liên quan đến bản thân đương sự, khơng ảnh
hưởng gì đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng hay lợi ích của người
khác nên các đương sự có quyền không công khai những thông tin này.
Trường hợp này, việc họ phải khai báo cơng khai tại tịa án khơng đồng nghĩa
với việc mất tính bảo mật của thơng tin đó.
Tác giả đồng tình với quan điểm thứ hai, tức là trong vụ án dân sự thì
việc tịa án xét xử công khai không làm mất đi quyền của cá nhân đối với bí
mật đời tư. Bởi lẽ, mục đích của việc xét xử cơng khai là để mọi người hiểu
được tại sao tòa án lại phán xét như vậy, đánh giá sự phán xét của tịa án có
hợp tình, hợp lý khơng, chứ khơng phải với mục đích công khai thông tin đời
sống riêng tư cá nhân của các bên. Mặt khác, trong trường hợp này, việc
người tham dự phiên xét xử biết được nội dung thông tin nằm ngồi ý muốn
của người trong cuộc, do đó, khơng làm mất đi quyền của cá nhân đối với
những thông tin riêng tư này. Như vậy, yếu tố quan trọng nhất để xác định bí
mật đời tư đó là việc cá nhân có mong muốn giữ bí mật đối với những thông
tin này hay không. Kết hợp những khái niệm trên, chúng ta có thể nhìn nhận
“bí mật đời tư” thực chất là những thông tin liên quan đến cuộc sống của một

13


cá nhân nhất định mà cá nhân đó thấy rằng cần thiết và mong muốn giữ bí
mật.

IV. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài tác giả đã sử dụng phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Đồng thời, tác giả cũng đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu trong
chuyên ngành như: Phương pháp logic - lịch sử; Phương pháp phân tích - tổng
hợp; Phương pháp tổng kết thực tiễn;...

14


KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
I. Một vài nét về báo VnExpress và mục Góc nhìn
VnExpress là trang báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam chỉ có bản điện tử
mà khơng có bản in giấy. VnExpress ra mắt ngày 26 tháng 2 năm 2001, được
thành lập bởi tập đồn FPT và được Bộ Văn hóa - Thơng tin cấp giấy phép số
511/GP - BVHTT ngày 25 tháng 11 năm 2002, hiện tại do FPT Online quản
lý.
Báo điện tử VnExpress góp phần rất quan trọng trọng việc tạo nền tảng
nội dung đầu tiên cho Internet Việt Nam trong thời kỳ sơ khai, tạo một nét
riêng cho Internet Việt Nam so với thế giới.
Năm 2014, tòa soạn báo Vn Express phát triển chun mục Góc nhìn,
thuộc thể loại báo chí ý kiến, bình luận thể hiện quan điểm về các sự kiện thời
sự, vấn đề hữu ích với xã hội.
Trong suốt 5 năm qua, Góc nhìn đã trở thành nơi tụ hội của nhiều nhà
báo, nhà hoạt động xã hội và các chun gia uy tín. Ngồi đội ngũ tác giả,
những vấn đề chuyên mục gợi mở cũng thu hút độc giả đưa ra các ý kiến
riêng, góp phần tạo nên những cuộc tranh luận mở để sự việc được nhìn nhận
đa chiều, thấu suốt hơn. Góc nhìn đến nay đã thu hút hơn 40 triệu lượt đọc,
với khoảng 100.000 bình luận được xuất bản.
Ngồi ra, năm 2017, chun mục cũng giới thiệu thêm hai tiểu mục

mới: Thư tòa soạn và Bản thảo. Thư tòa soạn chia sẻ về hậu trường của
những người làm báo: những câu chuyện được bàn bạc trong phòng họp,
những quyết định của ban biên tập về một bài báo hay những yếu tố đã khiến
tòa soạn quyết định xuất bản hay không đăng một tấm hình, một câu chuyện,
thậm chí là một comment nào đó của độc giả…..Bản thảo là chuyên mục lấy ý
tưởng từ những ghi chép trong sổ tay của các phóng viên, những gạch đầu
dòng vắn tắt chưa được phát triển thành bài báo hoàn chỉnh nhưng đáng lưu

15


lại để suy ngẫm. Tiểu mục cung cấp cho độc giả những chất liệu tồ báo đang
có, chia sẻ những hướng khai thác tòa soạn dự định triển khai hoặc mở ra một
không gian để thu nhận những ý kiến giá trị từ độc giả.
Ngoài hai tiểu mục mới, các bài Góc nhìn - với ý kiến của các chun
gia và phân tích mang tính cá nhân của các cây viết - vốn đã tạo nên chỗ đứng
cho chuyên mục trong suốt nhiều năm qua, vẫn là nội dung cốt lõi.
Khác với những mục khác của tờ báo mang tính chất thơng tấn đặc thù,
mục Góc nhìn là nơi chia sẻ ý kiến, bình luận nên vừa đảm bảo tính thời sự
vừa khơng mang tính chất khơ cứng.
II. Thực trạng việc thực hiện quy định “Nêu cao tinh thần nhân
văn, tôn trọng quyền con người. Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại
danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân” của nhà
báo Việt Nam hiện nay.
1. Vấn đề tính nhân văn
Báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ
quan ngôn luận của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.
Báo chí Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò là diễn đàn của nhân

dân, là phương tiện giúp nhân dân phản biện xã hội một cách tích cực; tham
gia hiệu quả vào các cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan
liêu và các tệ nạn xã hội khác.
Báo chí có sức mạnh to lớn trong việc hình thành và định hướng dư
luận xã hội. Chính điều này quyết định số phận của các nhân vật trong tác
phẩm báo chí có thể thay đổi theo chiều hướng tốt lên hoặc xấu đi sau khi tác
phẩm đó được cơng bố trước đơng đảo cơng chúng. Vì vậy, nhà báo nên biết
khai thác như thế nào và biết dừng lại ở đâu. Có những trường hợp chỉ vì sự

16


thờ ơ, thiếu trách nhiệm, sự nhận xét vội vàng, những định kiến, những suy
diễn chủ quan từ phía tác giả lại làm hại chính cá nhân, tập thể nào đó trong
bài báo của mình.
Ngun tắc tính nhân đạo của hoạt động báo chí được thể hiện ở chỗ
nhiệt tình phản ánh và tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh nhằm tạo ra
những điều kiện thuận lợi cho con người về kinh tế - xã hội và văn hóa - tinh
thần, đấu tranh bảo vệ quyền con người, quyền dân chủ của con người, bảo vệ
những giá trị nhân đạo chân chính.
Ví dụ: Mục Góc nhìn của báo VnExpress có bài “Địn chồng”
ra ngày 12/10/2019. Bài viết đã dùng những câu chuyện có thật của những
người phụ nữ ngày ngày phải chịu cảnh bạo lực gia đình nhưng khơng thể
kêu cứu cùng ai. Bài viết đã chạm đến sự thương cảm sâu sắc của người đọc,
những câu chuyện chân thật do chính nhân vật cung cấp gây ấn tượng mạnh
mẽ hơn bất cứ điều gì. Những người phụ nữ khốn khổ này ln mong muốn
thốt khỏi cuộc sống “địa ngục trần gian” đó nhưng vì những đứa con, vì họ
sợ miệng đời cay độc nên nhẫn chịu hết ngày này qua ngày khác. Bài viết này
gióng lên một hồi chng đối với chính quyền địa phương cần quan tâm hơn
đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân, đặc biệt là những người phụ nữ.

Tính nhân văn trong tác phẩm báo chí khơng chỉ thể hiện ở những bài
viết về những số phận đáng thương, nhiều nhà báo tiếp cận với “nhân vật
phản diện” ở góc độ đồng loại cũng có thể cho ra đời những bài báo có tính
giáo dục cao. Thơng tin trên báo chí là để thuyết phục, định hướng chứ không
phải là công cụ để đàn áp tư tưởng con người. Báo chí thơng tin về tiêu cực,
nhưng luôn cố gắng nhằm đạt được hiệu ứng tác động xã hội tích cực; viết về
cái ác nhưng làm thế nào để khơi dậy và đề cao cái thiện; viết về những
khoảng tối hay đốm đen với mục đích giúp cơng chúng tìm ra và đi tới được
khoảng sáng, bình minh.

17


Tính nhân văn của báo chí là mục tiêu cao cả và là một sợi chỉ xuyên
suốt, liên kết cộng đồng hướng tới giá trị cao cả nhất - vì con người gắn với
những quyền lợi gần gũi thiết thực hàng ngày của họ và những giá trị nhân
văn, vì sự phát triển bền vững của cộng đồng xã hội. Tính nhân văn chính là
sợi dây vơ hình kết nối mỗi con người trên khắp hành tinh lại với nhau. Chỉ
có tính nhân văn mới mới có thể khơi thức giá trị trong mỗi con người và tạo
nên những xúc cảm mạnh mẽ.
Ví dụ: Mục Góc nhìn của báo VnExpress có bài “Mẹ của giang
hồ” ra ngày 15/11/2019. Tác giả bài viết kể câu chuyện của những người mẹ
có con vì những lý do nào đó mà vướng vào vịng lao lý. Tác giả không kể
cuộc đời người tù mà tập trung khắc họa hình ảnh lam lũ của người mẹ người mà dù con mình có thế nào thì cũng khơng nỡ lịng dứt bỏ. Người con
tù tội thì đáng trách nhưng những người mẹ ấy lại đáng thương. Bài viết đã
gây xúc động cho người đọc bởi những hình ảnh quá chân thực, khắc họa sâu
sắc hình ảnh người phụ nữ Việt Nam cả một đời dầm mưa dãi nắng vì con.
Dù cho dưới những quy định của pháp luật và những chuẩn mực về đạo
đức thì báo chí ln phải hướng tới tính nhân văn, hướng về con người và tôn
trọng những quyền cơ bản của con người. Pháp luật cho phép tự do báo chí,

tự do ngôn luận nhằm thúc đẩy, đổi mới, sáng tạo, giám sát xã hội, tăng niềm
tin vào hệ thống chính trị, góp phần xây dựng hệ giá trị hướng tới Chân Thiện - Mỹ. Những quyền tự do đó phải gắn với tính nhân văn, nếu những tự
do đó là sự hủy hoại, là bất chấp tất cả để bài viết của mình được phải thật
được chú ý thì đó khơng phải là tự do mà một nền báo chí tiên tiến cần. Dư
luận đã giảm hứng thú với những bài viết giật gân, những chuyện tình yêu
lâm li bi đát, những cái chết chua chát đau thương. Giờ đây, dư luận xã hội
cần những bài viết có thể xoa dịu những nỗi đau, an ủi và hàn gắn những vết
thương, những bài viết thực sự chạm đến sự rung cảm sâu nhất trong lòng

18


người đọc, những bài viết mà ở đó độc giả có thêm niềm tin u vào cuộc
sống.
Tính nhân văn thể hiện ngay trong cái cách mỗi nhà báo đưa tin. Cùng
một sự việc nhưng có nhà báo chuyển đến độc giả những thơng điệp nhân
văn, ấm áp tình người; và ngược lại có nhà báo đưa khai thác ở góc độ khiến
bạn đọc hoang mang, lạc lối trong cảm xúc lẫn định hướng, làm ô nhiễm tâm
hồn lớp trẻ. Không phải “sự thật” nào cũng được đưa lên báo một cách trần
trụi, nhất là những vấn đề tiêu cực trong xã hội, các vấn đề liên quan đến quan
hệ đối ngoại, liên quan đến quốc phòng và an ninh quốc gia. Đơi lúc vì chạy
theo xu hướng thương mại hóa mà khơng ít báo đã tự phỏng đốn về những
sự việc, thậm chí sử dụng những thơng tin từ những trang mạng khơng chính
thống vội vàng đưa lên mặt báo để đảm bảo vị thế nhanh nhẹn trong việc đưa
tin của mình để rồi gây ra những hậu quả nặng nề về lợi ích đại cục, cộng
đồng và của quốc gia.
2. Vấn đề tính nhân đạo
a, Mặt tích cực
Thứ nhất: Tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công
dân là quan điểm xuyên suốt, nhất quán đã được thể hiện rõ trong Cương lĩnh

chính trị, các văn kiện Đại hội của Đảng; Hệ thống chính sách, pháp luật của
Việt Nam ngày càng hoàn thiện và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về
quyền con người. Hiến pháp năm 2013 đánh dấu bước phát triển lớn trong tư
duy về bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân. Trên cơ sở đó,
nhiều bộ luật được xây dựng, ban hành đã cụ thể hóa các nguyên tắc, quy định
về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp và các công ước quốc
tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên; Các quyền con người cụ
thể về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa được bảo vệ và bảo đảm
ngày càng tốt hơn. Đặc biệt, các thiết chế trong bảo vệ, bảo đảm quyền con
người đang dần được hoàn thiện. Đảng, Nhà nước có chính sách đặc biệt bảo
19


đảm quyền của các nhóm xã hội dễ tổn thương như vấn đề bình đẳng giới, bảo
đảm các quyền của phụ nữ, trẻ em, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, người
khuyết tật, các nhóm dân tộc thiểu số, người lao động, người cao tuổi…;
Thứ hai: Tuyên truyền quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng,
Nhà nước trong giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức xã hội về quyền con
người, quyền công dân, về thực thi các nghĩa vụ quốc gia đối với các điều ước
quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia; về kết quả các cuộc
đối thoại, hợp tác với các cơ chế của Liên Hợp quốc về nhân quyền, và hợp
tác quốc tế về quyền con người. Việt Nam đã tăng cường và mở rộng chương
trình giáo dục, đào tạo về quyền con người cho cán bộ của các cơ quan nhà
nước. Nhiều hội thảo, hội nghị liên quan đến quyền con người được tổ chức
với sự tham gia của đông đảo đại diện các bộ, ngành, các cơ quan nghiên cứu
và cơ sở đào tạo. Nội dung giáo dục về quyền con người từng bước được đưa
vào chương trình dạy học ở các trường phổ thông, lồng ghép vào một số mơn
học chun sâu trong các trường đại học có đào tạo chuyên ngành luật. Tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về quyền con
người đã trở thành mơn học chính thức và bắt buộc trong chương trình đào

tạo cao cấp lý luận chính trị. Về nghĩa vụ thực thi cam kết quốc tế, trong 9
công ước quốc tế cơ bản của Liên Hợp quốc về quyền con người, Việt Nam
đã phê chuẩn, gia nhập 7 công ước, và là một trong những nước tham gia sớm
vào nhiều công ước quốc tế về quyền con người, đặc biệt là Công ước về
quyền trẻ em
Thứ ba : Phát hiện, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm
quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của người dân .Quan điểm,
chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con
người, quyền công dân là rõ ràng và nhất qn. Báo chí, truyền thơng có vai
trị quan trọng trong bảo vệ và đấu tranh trên lĩnh vực quyền con người,

20


nhưng cũng có thể vi phạm quyền con người do nhiều nguyên nhân khác
nhau.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, cơng nghệ, báo chí Việt Nam
phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, loại hình, trở thành phương tiện thông tin
đại chúng thiết yếu trong đời sống xã hội. Báo chí Việt Nam đã tích cực phát
hiện, đấu tranh với các hành vi tham nhũng, tiêu cực, các tệ nạn xã hội; truyền
tải ý kiến của nhân dân đóng góp xây dựng chính sách, pháp luật, qua đó phát
huy quyền làm chủ của người dân; đấu tranh giữ vững chủ quyền, lãnh thổ
quốc gia; phản bác các luận điệu sai trái, góp phần củng cố niềm tin của nhân
dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động báo chí
thời gian qua vẫn tồn tại một số vấn đề đáng lo ngại như: vi phạm quyền bí
mật đời tư, đăng tải thơng tin thiếu chọn lọc, nặng về phản ánh mặt trái, tiêu
cực của xã hội; tin, bài giật gân, câu khách; tính trung thực của báo chí bị
giảm sút. Do đó, cần nắm vững tính hai mặt của truyền thơng, báo chí, phát
huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong bảo vệ, bảo đảm và đấu tranh
trên lĩnh vực quyền con người ở Việt Nam hiện nay.

Qua khảo sát chuyên mục Góc nhìn trên báo điện tử Vn.Express trong
tháng 10 và tháng 11 năm 2019:


Về số lượng các tác phẩm, phóng sự báo Vn.Express rất chú trọng đến việc
thể hiện tính nhân đạo,quyền con người trong tác phẩm của mình, trong số 6
bài phóng sự được đăng tải thì có 4 bài đề cập đến tính nhân đạo(chiếm
6.67%).



Bằng những trang viết nhân văn, tác giả đã hướng sự chú ý của cơng chúng
vào những hồn cảnh, thân phận éo le, bất hạnh, ngang trái trong cuộc sống,
từ đó khơi dậy trong lịng cơng chúng những tình cảm nhân ái, u thương,
đùm bọc, che chở. Quan trọng hơn sự đồng cảm, đồng điệu của công chúng
với cảm xúc của người viết khơng chỉ bộc lộ trong q trình tiếp nhận tác
phẩm mà còn được thể hiện bằng hành động cụ thể.
21


b, Mặt hạn chế
Bên cạnh những thành công đã đạt được thì loại hình báo chí vẫn cịn
bộc lộ một số hạn chế khó tránh khỏi trong khi đề cập đến ngun tắc tính
nhân đạo:
-

Về ngơn ngữ, vẫn cịn hiện tượng diễn đạt dài dòng, thiếu mạch lạc. Một số
nhà báo lại hơi lạm dụng chất văn học trong tác phẩm làm cho chúng chùng
mạch thông tin của bài viết, không định hướng sự chú ý của độc giả vào vấn
đề cần đề cập.


-

Nhiều vấn đề vẫn chưa được sâu sắc, chỉ mang tính phản ánh đơn thuần,
thơng tin cịn nhạt hay mơ hồ trong định hướng, thiếu sức thuyết phục.

-

Cách trình bày cũng có nhiều hạn chế, việc dùng quá nhiều ảnh minh họa sẽ
gây khó khăn cho người xem, khiến họ không thể nào tập trung vào việc đọc
nội dung tác phẩm. Ngược lại, q ít hình ảnh minh họa lại không thể truyền
tải hết ý đồ và mục đích của nhà báo, khiến cho hiệu quả thơng tin bị giảm
sút. Việc sử dụng những bức ảnh to hay q nhỏ, hay trình bày ảnh sai vị trí
cũng gây khó khăn cho người xem, khiến cho việc tiếp nhận thông tin bị hạn
chế hay bị lệch hướng. Đây là điều rất nguy hiểm trong báo chí. Vì thế, đòi
hỏi con mắt tinh tế, nhạy bén của nhà báo cũng như biên tập viên và các
designer-corrector.

-

Thực tế thời gian qua cho thấy, có trường hợp báo chí truyền thơng đưa thơng
tin sai sự thật được đăng tải, trích dẫn rầm rộ tạo thành làn sóng dư luận ảnh
hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người bị hại, song thông tin đính
chính, thơng tin xử lý sai phạm hay giải pháp bảo vệ khôi phục quyền lợi của
người bị hại lại bị xem nhẹ, khơng có cơ hội tạo thành làn sóng thơng tin như
thơng tin sai sự thật ban đầu.

-

Tổng kết 15 năm thi hành Luật Báo chí cũng cho thấy, một số cơ quan báo

chí, truyền thơng khơng thực hiện đúng tơn chỉ, mục đích mà chạy theo lợi

22


nhuận với những thông tin giật gân, câu khách, chạy theo thị hiếu tầm thường
của một bộ phận công chúng; thơng tin thiếu chính xác, sai sự thật, làm tổn
hại đến lợi ích đất nước, lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân.
Vì vậy, trong bối cảnh đó, sứ mệnh của báo chí quan trọng hơn bao giờ
hết về sự trung thực, khách quan, tôn trọng quyền con người, quyền công dân.
Trong môi trường truyền thông số phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì điều
đó lại càng quan trọng. Báo chí truyền thơng thể hiện sức mạnh chính trị-xã
hội cũng là đối tượng dễ bị các lực lượng chính trị, các tập đồn kinh tế hay
những cá nhân có quyền lực địa vị lợi dụng để xâm hại quyền con người, xâm
hại đến an ninh, chủ quyền quốc gia, gây mất ổn định xã hội. Vì vậy bên cạnh
việc nâng cao nhận thức, cung cấp thông tin cho người dân hiểu về quyền của
mình thì việc kiểm sốt báo chí, truyền thơng theo chuẩn mực mà Luật Báo
chí đã ban hành là điều cần thiết hiện nay.
3. Vấn đề đời tư cá nhân
Quyền bí mật đời tư là một trong những quyền chính đáng của con
người, được thể hiện và khẳng định cụ thể trong luật pháp cũng như các kênh
truyền thông đại chúng.
Thiết nghĩ, từ cái riêng mà suy ra cái chung, từ cái riêng mà thấy rõ hơn
cái chung, nên để thấy được thực trạng của việc thực hiện quy định đảm bảo
quyền bí mật đời tư cơng dân của nhà báo khơng thể xét tồn bộ các mặt báo
cả về tính thực tế hay tính hạn hẹp của bài báo khoa học. Vì thế, lấy một trang
báo cụ thể, một mục nổi bật trên trang báo ấy để từ đó suy ra cái tồn thể là
đúng đắn và khả thi.
Ngồi ra, nói đến thực trạng, không thể không xét đến mặt ưu điểm và
mặt hạn chế trong việc thực hiện quy định chung của xã hội cũng như pháp

luật. Song, nếu đã nói đến một mục tiêu biểu, được bạn đọc đón nhận thì
khơng thể không khẳng định sự nổi trội hơn về những ưu điểm của nó, vì thế,
việc nhận xét thiên về cái lợi để từ đó các báo khác học tập và phát huy có lẽ
23


sẽ đóng góp phần nào lớn hơn cho cơng tác làm báo của các nhà báo nói
chung.
Thực vậy, mục Góc nhìn của báo VnExpress có thể nói là một trong
những mục ít bài nhất song cũng được đón đọc nhất trên trang báo mạng có
danh tiếng này.
Một trong các lý do có lẽ là vì nó khai thác đời tư, nhưng không phải
đời tư của những con người nổi tiếng được săn đón mà nhờ những con người
ấy báo chí cũng “nổi” theo. Không phải đời tư của những kẻ mà chỉ quanh
quẩn việc hơm nay ăn gì mặc gì, hẹn hò với bao nhiêu người, hở bao nhiêu
trên sân khấu,.....
Đó hồn tồn là một thực tế khác trong mục Góc nhìn. Đó là đời tư của
những con người bần hàn nghèo khổ, những kẻ lam lũ chẳng ai biết mặt biết
tên, những con người “vô danh” nhưng là hàng ngàn những con người vơ
danh như thế.
Lớn nhất thì là câu chuyện những ông quan Quốc hội “Tiến vi bộ, thối
vi ban, cơ nhỡ lang thang thì về Quốc hội” ( Quốc hội chuyên nghiệp ) đề cập
đến cuộc họp quốc hội gần đây, tự hỏi bao giờ Quốc hội mới là quốc hội của
những cán bộ chuyên nghiệp chứ khơng cịn là cán bộ chun trách.
Hay thậm chí cịn là đời tư của những người không tên không tuổi, phải
trốn chui trốn lủi nơi đất khách quê người, những “Người đi trồng cần sa”
lách vào những con đường hẹp của pháp luật, và của địa lý, mà hàng ngày
trồng cần sa gửi tiền về cho gia đình, lại cũng không biết tiền được chuyển về
bằng cách nào.
Các câu chuyện ấy, nếu để mà tách ra riêng rẽ đặt vào trong đời sống

thực, thì hỏi mấy người để ý, lại mấy người phủi tay cho qua? Vậy nhưng lên
trên mặt báo, thì đó là đời tư nhưng lại là đời chung, đời của chung một xã hội
Việt Nam đang trên đà phát triển này.

24


Tính về mặt ưu điểm của mục Góc nhìn thì quả nhiều khơng biết bao
nhiêu mà nói, vậy nên tác giả chỉ xin trình bày ra đây những điểm chính yếu
nhất được coi là ưu điểm của trang này trong việc đảm bảo quyền bí mật đời
tư.
Thứ nhất, khi kể câu chuyện thật của một người, những bài trong mục
Góc nhìn thường thay tên nhân vật khi họ khơng muốn được gọi tên.
Đó có thể là nhân vật “anh” trong “Chuyện tay bn người” đã tặc lưỡi
kể “thỉnh thoảng có vài đứa chết” khi đi buôn người, lại cũng sốt sắng phản
đối khi ông bạn đặt tên cho con mà anh nghĩ là không tốt cho đứa trẻ. Con
người, dường như rất đời thường, rất chân chất mộc mạc và thẳng tính ấy, lại
cũng chỉ coi con người như món hàng để giao bn. Đó là một người, nhưng
cũng là trường hợp của biết bao người khác khi sự lạnh lùng vơ tình dần dần
chiếm mất chỗ khuyết của lịng nhân ái. Bàn luận về đề tài xoay quanh vụ 39
người chết ở Anh, nhà báo Đức Hoàng đưa ra những mẩu chuyện đời tư tưởng
là rất bình thường, song bằng lối kể tự nhiên và sâu sắc, bài bình luận kết lại
một điều thấm thía: “ Nhưng đây khơng thể được nghĩ là một chuyện bình
thường”. Dẫu biết rằng sẽ bị anh Nghệ An ấy “thù”, thì có lẽ câu chuyện thật
về một người quen của nhà báo này đã tác động lên suy nghĩ của một cộng
đồng độc giả. Để từ đó xã hội thấy được cái điều cần phải làm về những vụ
vượt biên trái phép thế này, để khơng cịn thờ ơ cho qua coi như một lẽ tự
nhiên.
Hoặc như anh Bảo trong “Người đi trồng cần sa”, chị “Thu Cúc” trong
“Đường chân trời thì xa” lấy tên một nhân vật của phim “Thu Cúc đi kiện”,

chị “Xuân” ở “Luật bất thành văn”, “người mẹ nghèo quê Nam Định” của
“Mẹ của giang hồ”... Tựa như bài thơ “Đất nước”, “không ai nhớ mặt đặt tên”
nhưng họ là những người của đất nước, những nạn nhân của nghèo, khó, của
những chính sách và cách quản lý sai lầm.

25


×