Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

MÔN PHÁP LUẬT, đạo đức CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.91 KB, 10 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài
Ngày nay, tài sản trí tuệ ngày càng được coi trọng và được bảo vệ trên phạm vi toàn cầu.
Không chỉ các nước phát triển mà các nhóm quốc gia khác cũng dần ý thức được tầm
quan trọng của việc bảo hộ các tài sản vô hình này.
Tài sản trí tuệ là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên giá trị và tính cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của các nhà đầu
tư và một cách gián tiếp- quyết định sự thành bại của một thương hiệu hay một doanh
nghiệp.
Với một nước đang phát triển và hội nhập mạnh mẽ như Việt Nam, việc bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ càng đóng một vai trò quan trọng trong việc thâm nhập thị trường thế giới, thu
hút vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, bảo hộ sở hữu trí tuệ còn là chìa khóa cho sự
phát triển bền vững của doanh nghiệp và nói rộng ra là cho mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng nói trên cho nên việc bảo hộ các thương
hiệu Việt Nam quá lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng vi phạm bảo hộ sở hữu trí tuệ ngày càng
nghiêm trọng.
Hệ thống pháp luật Việt Nam chưa thật sự hoàn thiện cộng với việc nhà nước chưa tuyên
truyền phổ biến rộng rãi các kiến thức về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp
và người tiêu dùng cũng là một trong những nguyên nhân của vấn nạn trên.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
VÀ BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
I. Sở hữu trí tuệ là gì?
1.1 Khái niệm
Theo ESCAP: “Sở hữu trí tuệ bao gồm mọi đối tượng do trí tuệ con người tạo ra mà cá
nhân được trao quyền sỡ hữu nó có thể sử dụng hợp pháp đối tượng đó, tùy theo ý muốn
của mình mà không bị bất cứ người nào khác can thiệp.”
Sở hữu trí tuệ, hay có khi còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc
con người. Nó được chia thành 2 nhóm như sau:



Sở hữu công nghiệp: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu dịch vụ,
tên gọi xuất xứ.




Quyền tái bản: tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm khoa học,
sản phẩm phần mềm công nghệ thông tin.

II. Bảo hộ sỡ hữu trí tuệ là gì? Vì sao phải bảo hộ SHTT?
2.1 Khái niệm
Bảo hộ sở hữu trí tuệ là việc xác lập và bảo vệ quyền của tổ chức hoặc cá nhân đối với tài
sản trí tuệ của mình. Cá nhân hay tổ chức có thể tự mình hoặc thông qua cơ quan có thẩm
quyền thực hiện thiết lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ về đối với Bản quyền tác giả,
sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, bí quyết thương
mại, tên thương mại...
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo cho người sáng tạo có thể khai thác giá trị
kinh tế từ các sản phẩm sáng tạo của mình để bù đắp lại công lao sáng tạo.
Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ luôn gắn với thời hạn bảo hộ. Ví dụ tác phẩm điện ảnh
được bảo hộ 50 năm, thiết kế bố trí mạch tích hợp có thời hạn bảo hộ là 10 năm.
2.2 Vì sao phải bảo hộ sở hữu trí tuệ?
Sở hữu trí tuệ thực chất là gì? Tại sao phải coi nó là yếu tố sống còn của 1 doanh nghiệp,
thậm chí với cả những doanh nghiệp có quy mô khiêm tốn nhất?
Sở hữu trí tuệ (SHTT) không đơn giản chỉ là những tấm bằng sáng chế bạn đang nắm giữ
trong tay. Tùy từng trường hợp, nó còn có thể là thương hiệu, hình ảnh, âm điệu, phần
mềm, các tác phẩm hội họa, nói tóm lại là bất cứ sản phẩm gì do lao động trí óc tạo ra.
Khi xã hội phát triển, nhu cầu vật chất thiết yếu được đáp ứng đầy đủ thì những giá trị
tinh thần này càng được coi trọng. Nếu người nắm giữ sản phẩm vô hình này không biết
cách bảo vệ, rất dễ dàng chúng sẽ “trôi tuột” vào tay kẻ khác.
Chính vì thế, vấn đề về bản quyền, bằng sáng chế, đăng kí thương hiệu luôn được đặt ra

như một trong những điều kiện tiên quyết đối với sự thành bại của doanh nghiệp. Dù đó
chỉ là cái tên hay một đặc trưng nào đó của sản phẩm/ dịch vụ, thì giải quyết tốt vấn đề
SHTT sẽ giúp doanh nghiệp duy trì bước phát triển bền vững cũng như đón đầu đối thủ
trong các chiến lược cạnh tranh.
Xuất phát điểm đầu tiên của SHTT phải nằm trong chính kế hoạch kinh doanh tổng thể
của doanh nghiệp. Trong đó, cần chú trọng những điểm sau:


Bằng sáng chế: Đó là những văn bằng hợp pháp miêu tả chi tiết những phát
minh kĩ thuật, cho phép người sở hữu, trong thời gian hiệu lực nhất định,
khai thác, hưởng lợi từ phát minh đó, đồng thời có quyền ngăn cấm bất kì ai
khác sử dụng chúng.



Bản quyền: là sự bảo vệ hợp pháp đối với 1 sản phẩm mang tính sáng tạo,
ví dụ: tác phẩm hội họa, âm nhạc, văn chương, các bộ phim, chương trình


phát sóng, các bản thu âm, phần mềm máy tính... Khác với bằng sánh chế,
bản quyền tự động phát sinh ngay từ khi tác phẩm được tạo lập và xuất bản.
Bản quyền có thể bảo vệ quyền lợi của người sở hữu khi không có bằng
sáng chế.


Nhãn hiệu được đăng ký: là cơ sở pháp lý để xây dựng và phát triển thương
hiệu, là công cụ để tạo nhận thức và gây ấn tượng về sản phẩm/ dịch vụ
trong tâm trí người tiêu dùng.




Một trong những lợi ích thiết thực dễ thấy nhất từ SHTT là đặc quyền sử
dụng phát minh, sáng chế, thương hiệu. Điều này tạo ra vị thế cạnh tranh rõ
rệt đối với các đối thủ trên thương trường.

2.3 Tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các nước đang phát triển
2.3.1. Lợi ích của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Ngăn chặn được sự sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng nhái. Hàng giả, hàng nhái đều là
những sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và gây thiệt hại cho nhà sản xuất chân
chính cả về doanh thu và uy tín. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp loại bỏ các sản phẩm
này ra khỏi thị trường, đảm bảo quyền lợi của cả nhà sản xuất chân chính và người tiêu
dùng.
Khuyến khích sáng tạo tại chỗ và chuyển giao công nghệ.
2.3.2 Mặt trái của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Phần lớn số lượng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ hiện nay do các nước phát triển
nắm giữ. Ðiều này tạo nên lợi thế rất lớn cho sản phẩm của các nước này so với các nước
đang phát triển. Trong một số lĩnh vực, ví dụ dược phẩm, sự độc quyền khai thác bằng
sáng chế đã đẩy giá sản phẩm lên rất cao, đem lại lợi nhuận khổng lồ cho hãng sản xuất.
Các nước đang phát triển, vốn đã không có công nghệ, lại phải chịu mua các sản phẩm
với giá cao này nên thiệt thòi càng lớn.
Một ví dụ khác là phần mềm máy tính. Giá một chương trình phần mềm thường từ vài
trăm đến hàng ngàn đô-la Mỹ, vượt gấp nhiều lần giá của chiếc máy tính. Nếu tuân thủ
nghiêm ngặt chế độ bản quyền phần mềm thì rất có thể nhiều nước đang phát triển không
có được trình độ công nghệ thông tin hiện nay.
III. Vai trò của bảo hộ sở hữu trí tuệ:
3.1. Đối với hoạt động thương mại :
Những hạn chế trong bảo hộ quyền SHTT có thể bóp méo nền thương mại của một quốc
gia. Một quốc gia có hệ thống bảo hộ yếu (về bản quyền) sẽ tạo kẽ hở cho các doanh
nghiệp, cụ thể như sao chép bất hợp pháp băng đĩa, phần mềm máy tính, v.v... thay vì



nhập khẩu các sản phẩm này với giá cao. Bên cạnh đó, việc kiểm soát hoạt động buôn
bán qua biên giới một cách lỏng lẻo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu
các mặt hàng vi phạm và hàng giả.
3.2. Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ:
Xét trên góc độ quyền SHTT, đó là các nhãn hiệu nổi tiếng, các sáng chế đã tạo nên danh
tiếng của công ty và là một phần không thể mất đi của công ty. Các công ty đa quốc gia
có xu hướng xây dựng các công ty 100% vốn của mình tại các nước có hệ thống bảo hộ
quyền SHTT mạnh, đối với nhà đầu tư, ưu điểm của hình thức này là có thể bảo hộ tốt bí
mật công nghệ và nhãn hiệu hàng hóa, còn nhược điểm của nó là tốn kém, không tận
dụng được hết các ưu thế mà địa phương đem lại và quốc gia được đầu tư không học hỏi
được kỹ năng quản lý cũng như cách thức sản xuất.
Quyền SHTT còn ảnh hưởng đến kênh chuyển giao công nghệ. Công nghệ ở đây được
phân loại thành loại dễ bắt chước và loại khó bắt chước. Loại công nghệ dễ bắt chước
thường gồm có công nghệ sao chép băng đĩa nhạc, sản xuất đồ chơi, v.v... Chính vì vậy,
các nhà đầu tư phải cân nhắc khá nhiều vấn đề khi tiến hành chuyển giao công nghệ. Một
hệ thống bảo hộ SHTT mạnh có thể hạn chế việc sao chép, làm giả sản phẩm và tăng chi
phí bắt chước. Bất kỳ quốc gia nào xây dựng được một hệ thống bảo hộ SHTT mạnh sẽ
có điều kiện tiếp nhận các công nghệ tiên tiến phục vụ cho việc phát triển đất nước.
Ngược lại, các quốc gia có hệ thống bảo hộ quyền SHTT yếu sẽ chỉ có cơ hội tiếp nhận
các công nghệ đã phát minh từ lâu, thậm chí đã lỗi thời và mất dần giá trị khai thác.
3.3. Vai trò của hệ thống SHTT đối với phát triển kinh tế:


Bảo hộ SHTT không những mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu sản phẩm
trí tuệ, cơ quan nhà nước cấp giấy phép, mà còn cho những người mua quyền
sử dụng tài sản trí tuệ đó.

Ví như với việc mỗi năm có đến hàng trăm các phát minh, sáng chế mới ra đời, NOKIA
không chỉ thu được lợi nhuận khổng lồ từ những sản phẩm trí tuệ mới này được cung cấp

bởi chính hãng mà còn thu được nhiều tỷ USD từ việc bán bản quyền. Theo tài liệu của
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới thì tổng thu nhập từ bản quyền về sáng chế trên toàn thế
giới tăng từ 10 tỷ USD năm 1990 lên 110 tỷ USD năm 2000; riêng hãng máy tính IBM
(Mỹ) năm 2000 đã thu được 1,7 tỷ USD.


Bảo hộ SHTT là công cụ cạnh tranh hữu hiệu cho doanh nghiệp cũng như nền
kinh tế quốc gia

Đỗi với mỗi quốc gia, doanh nghiệp, năng lực sở hữu trí tuệ là một trong những năng lực
nội sinh quan trọng hàng đầu để phát triển bền vững. Quốc gia, doanh nghiệp nào có
được càng nhiều quyền sở hữu trí tuệ thì năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp
đó càng cao.




Bảo hộ SHTT là phương tiện đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia và
của từng doanh nghiệp

Bất kỳ tài sản hữu hình nào đều bị giới hạn bởi thời gian, không gian, khối lượng và giá
trị của nó. Các tài sản hữu hình này không chỉ bị thu hẹp về quy mô, số lượng mà còn có
khả năng bị thay thế bởi các sản phẩm mới do tri thức tạo ra. Do đó, sở hữu các tài sản
hữu hình là sở hữu cái có giới hạn, còn sở hữu tri thức, trí tuệ của nhân loại là sở hữu cái
vô hạn, vì vậy sẽ là vô cùng bền vững nếu chúng ta biết khai thác và sử dụng một cách
hiệu quả – có thể nói sở hữu trí tuệ là sở hữu một thứ tài sản đặc biệt, khi sử dụng không
những không mất đi mà còn có khả năng kiến tạo những sản phẩm trí tuệ cao hơn, là
những tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững đối với những chủ thể sở hữu và xã
hội.



Tuân thủ hệ thống quản lý SHTT là cách thức để các nước đang phát triển tiếp
cận bền vững hơn với các hoạt động đầu tư và hội nhập hiệu quả

Việc tạo dựng và củng cố giá trị của mọi đối tượng sở hữu trí tuệ là một quá trình đầu tư
tốn kém về vật chất và trí tuệ. Do vậy, việc sao chép, mô phỏng, thậm chí đánh cắp
nguyên vẹn các thành quả sáng tạo kỹ thuật – kinh doanh của đối thủ cạnh tranh là biện
pháp hấp dẫn nhất để đạt mục tiêu lợi nhuận và chiến thắng. Nguy cơ chiếm đoạt các sản
phẩm trí tuệ là nguy cơ thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng trong các nền kinh tế
công nghiệp hoá. Bởi vậy, việc ngăn chặn nguy cơ này là vấn đề ám ảnh đối với các nhà
đầu tư nước ngoài, họ sẽ chỉ chấp nhận chuyển giao công nghệ và thực hiện các biện
pháp đầu tư, nếu họ nhận thấy có đủ cơ hội khai thác an toàn, hiệu quả công nghệ ở quốc
gia dự định đầu tư.


Hệ thống bảo hộ SHTT hiệu quả xóa bỏ được nguy cơ tụt hậu

Việc đánh giá và phân tích vai trò của quyền SHTT đối với phát triển kinh tế của một
quốc gia là công việc tương đối phức tạp và cần phải được xem xét từ nhiều góc độ. Việc
bảo hộ quyền SHTT tốt sẽ khuyến khích nghiên cứu, phát triển công nghệ, nâng cao chất
lượng hàng hóa và tạo uy tín cho sản phẩm. Ngoài ra, việc bảo hộ tốt sẽ dẫn đến giá
thành sản phẩm cao, hạn chế các vi phạm như tình trạng khai thác công nghệ không được
phép của người sở hữu bằng độc quyền, hay sản xuất hàng giả, hàng nhái và các vi phạm
khác. Xét về lâu dài, hệ thống SHTT mạnh sẽ có tác dụng tốt trong việc phát triển công
nghệ và kinh doanh lành mạnh, đóng một vai trò tích cực đối với công cuộc phát triển
kinh tế.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BẢO HỘ SỞ HỮU
TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM
I. Quá trình hình thành các quy định về quyền SHTT và Luật SHTT của Việt Nam:



Năm 2005, tại phiên họp Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 (từ ngày 18/10/2005 đến
29/11/2005), Quốc Hội đã thông qua Luật Sở hữu trí tuệ- Luật số 50/2005/QH11. Luật
này có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2006, bao gồm 6 phần 18 chương và 222 điều.
Năm 2009, tại kỳ họp Quốc hội khóa XII, kỳ hợp thứ 5, Quốc đã thông qua Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 – Luật số 36/2009/QH12,
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010. Phần lớn nội dung tập trung điều chỉnh các
quyền về tác giả, tác phẩm, kiểu dáng công nghiệp....
II. Các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt nam đã ký kết.
Việt nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO do vậy việc thực thi quyền
sở hữu trí tuệ mang ý nghĩa to lớn khi mà Quyền sở hữu trí tuệ không tách rời mà còn có
quan hệ chặt chẽ với thương mại và phát triển kinh tế.
Tính đến nay Việt Nam tham gia rất nhiều công ước quốc tế Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
chẳng hạn như tham gia công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1949, tham
gia Công ước Berne về bảo vệ tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 2005, Công ước
Geneva từ năm 2005…
2.1. Sơ lược các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ Việt Nam tham gia:


Công ước Paris năm 1883 về Bảo hộ Sở hữu công nghiệp:



Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật:



Thỏa ước Madrid năm 1891 về đăng ký quốc tế về nhãn hiệu và Nghị định thư
liên quan đến thỏa ước năm 1989:




Công ước Stockholm năm 1967 thành lập tổ chức SHTT thế giới (WIPO)



Hiệp ước hợp tác quốc tế về bằng sáng chế (PCT) năm 1970:



Công ước Brussel năm 1974 về bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình được



Công ước Geneva năm 1971 về bảo hộ nhà xuất bản, ghi âm chống việc sao
chép không được phép



Công ước Rome năm 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà xuất bản, ghi âm và
tổ chức phát sóng:



Hiệp ước Washington năm 1989 về Sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp



Công ước UPOV năm 1961 về bảo hộ giống cây trồng mới;




Hiệp định Việt Nam - Hoa Kì năm 1997 về thiết lập quan hệ quyền tác giả;



Hiệp định Việt Nam - Thụy Sĩ năm 1999 về sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ;




Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) năm 2000



Hiệp định TRIPs về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu
trí tuệ năm 1994 trong khuôn khổ các văn kiện của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO).

3.2. Hiệp định Thương Mại Việt- Mỹ:
Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức ký Hiệp Định Thương mại Việt- Mỹ (BTA) vào ngày
13/07/2000 sau bốn năm đàm phán từ năm 1996. Ngày 28/11/2001 Quốc Hội Quốc hội
Việt Nam thảo luận và thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định thương mại Việt - Mỹ,
Hiệp Định Thương mại Việt- Mỹ chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2001 trong đó có nêu
rõ các quy định về thương mại hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ và đầu
tư…
Cụ thể, ta đã chấp thuận bảo hộ 7 quyền sở hữu sau:
1.

Quyền tác giả và quyền liên quan với thời hạn không ít hơn 75 năm đối với tác
phẩm kể từ khi công bố nếu không căn cứ theo đời người;
2.

Tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa;

3.
Nhãn hiệu hàng hóa không ít hơn 10 năm sau mỗi lần đăng ký và không hạn chế
số lần đăng ký lại;
4.

Sáng chế không dưới 20 năm kể từ khi nộp đơn;

5.
Thiết kế bố trí (topography) mạch tích hợp ít nhất là 10 năm và có thể chấm dứt
sau 15 năm kể từ khi đăng ký hoặc đưa ra sử dụng;
6.
Thông tin bí mật không ít hơn 5 năm đối với các dữ liệu sản phẩm có tính đến tính
chất của dữ liệu và sự đầu tư, chi phí trong việc tạo ra các dữ liệu đó;
7.

Kiểu dáng công nghiệp ít nhất 10 năm.

3.3. Hiệp định TRIPs
Tiến trình gia nhập WTO trong đó bao gồm các vấn đề về khía cạnh thương mại về sở
hữu trí tuệ bao gồm các bước đi cơ bản sau:
-

1995: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO.


8-1996: Việt Nam nộp “Bị vong lục về chính sách thương mại”, 1996: Bắt đầu
đàm phán Hiệp định Thương mại song phương với Hoa kỳ (BTA)
1998 - 2000: Tiến hành 4 phiên họp đa phương với Ban Công tác về Minh bạch
hóa các chính sách thương mại vào tháng 7-1998, 12-1998, 7-1999, và 11-2000. Kết thúc


4 phiên họp, Ban công tác của WTO đã công nhận Việt Nam cơ bản kết thúc quá trình
minh bạch hóa chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường.
7-2000: ký kết chính thức BTA với Hoa Kỳ
12-2001: BTA có hiệu lực
4-2002: Tiến hành phiên họp đa phương thứ 5 với Ban Công tác. Việt Nam đưa ra
Bản chào đầu tiên về hàng hóa và dịch vụ. Bắt đầu tiến hành đàm phán song phương.
2002 – 2006: Đàm phán song phương với một số thành viên có yêu cầu đàm phán,
với 2 mốc quan trọng:
-

10-2004: Kết thúc đàm phán song phương với EU - đối tác lớn nhất

5-2006: Kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ - đối tác cuối cùng trong 28
đối tác có yêu cầu đàm phán song phương.
-

26-10-2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng.

7-11-2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để
chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO.



Những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển đặc biệt là Việt

nam khi tham gia Trips và các công ước quốc tế về SHTT:

Cơ hội cho Việt Nam:
Đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế: Việc Việt Nam xây dựng và điều
chỉnh hệ thống SHTT phù hợp với TRIPS – WTO cũng như việc tham gia các công ước
quốc tế (Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp; Thoả ước Madrid về đăng ký
quốc tế nhãn hiệu hàng hoá; Hiệp ước Hợp tác Patent...) và các hợp tác kinh tế quốc tế về
SHTT (trong khuôn khổ ASEAN, ASEM, APEC, Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa
Kỳ...) đã chứng tỏ cho cộng đồng quốc tế thấy thiện chí và nỗ lực của Việt Nam muốn gia
nhập vào sân chơi chung của thế giới. Việt Nam sẵn sàng tuân thủ các luật lệ chung và
thực tế đã tiến hành các công việc cần thiết để hệ thống pháp luật quốc gia phù hợp với
luật pháp quốc tế. Tính đến thời điểm hiện nay, hệ thống các văn bản pháp luật của Việt
Nam về SHTT nhìn chung đã bao quát được hầu hết các vấn đề liên quan đến SHTT. Các
văn bản được ban hành những năm gần đây và đặc biệt là Luật SHTT năm 2005 đã được
xây dựng dựa trên những nguyên tắc và quy định cơ bản các công ước quốc tế và Hiệp
định TRIPS. Thậm chí, một số điều khoản trong Hiệp định thương mại song phương Việt
Nam – Hoa Kỳ còn cao hơn yêu cầu của Hiệp định TRIPS.
Bên cạnh đó, việc thực hiện các cam kết về SHTT đã góp phần tạo dựng môi
trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp nội địa và các doanh nghiệp nước


ngoài kinh doanh tại Việt Nam. Quá trình xây mới, bổ sung và hoàn thiện khung khổ
pháp lý về SHTT và tăng cường hiệu lực thực thi bảo hộ quyền SHTT đã làm hạn chế
đáng kể tình trạng hàng giả, hàng nhái và các hành vi vi phạm quyền SHTT trên thị
trường, qua đó tạo tâm lý yên tâm tin tưởng cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. Một
khi quyền sở hữu công nghiệp của nhà sản xuất/ doanh nghiệp được bảo đảm thì họ sẽ
chú trọng hơn vào việc sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng cũng
được tăng cường cơ hội tiêu dùng sản phẩm chất lượng cao và giảm thiểu nguy cơ trở
thành nạn nhân của hàng giả, hàng lậu.
Việc thực hiện cam kết về SHTT còn có tác động tích cực tới việc thu hút vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Nếu hệ thống luật pháp của Việt Nam ngày càng
phù hợp và thống nhất với luật pháp quốc tế thì Việt Nam sẽ trở thành một trong những
điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, đặt trong bối cảnh khu vực kinh tế
Châu Á – Thái Bình Dương đang có triển vọng trở thành khu vực kinh tế năng động nhất
trong thế kỷ XXI. Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư lớn đang sẵn sàng gia nhập vào thị
trường Việt Nam ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Các
nhà đầu tư nước ngoài có thể tin tưởng vào một môi trường kinh doanh lành mạnh khi
Luật SHTT của Việt Nam đã có hiệu lực và Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ các quy
định của Hiệp định TRIPS ngay sau khi gia nhập hệ thống thương mại lớn nhất toàn cầu.
Thách thức cho Việt Nam:
Việc thực thi Hiệp định Trips có thể ảnh huởng tới sự phát triển của các nước khác nhau.
Đối với các nước phát triển thì việc thực thi Hiệp định này như là phần thưởng cho hoạt
động sáng tạo mà đổi mới công nghệ tuy nhiên đối với các nước đang phát triển là một
thách thức lớn với trình độ khoa học công nghệ thấp.
Với cơ chế bảo hộ khắt khe về SHTT theo quy định của Trips tạo ra bất bình đẳng
giữa nền kinh tế tiên tiến và kinh tế nhỏ; giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ. Vì
quyền sở hữu công nghệ thường ở các nước phát triển, phần lớn các bằng phát minh sáng
chế thường nằm trong tay các nước phát triển. Với khả năng tài chính hạn hẹp, các chủ
thể ở các nước đang phát triển không có khả năng thực hiện quyền SHTT ở các quốc gia
phát triển khi mà các chi phí như thủ tục tư pháp, theo đuổi vụ kiện.. quá cao. Ngoài ra,
các nước đang phát triển thường lợi dụng để trừng phạt thương mại....
Hiệp định thiên về những ngừoi nắm giữ bản quyền và làm tổn hại tới ngừơi tiêu
dùng ở các quốc gia đang phát triển, vì việc baỏ hộ độc quyền cứng rắn tạo thế độc quyền
sản phẩm, bán giá cao và gây khó khăn cho ngừoi tiêu dùng với thu nhập thấp tiếp cận
sản phẩm, dịch vụ với giá cao.
Tác động xấu đối với nông dân khi mà phải bỏ chi phí cao mua các giống cây
trồng...


Chi phí cho việc thực hiện hiệp định Trips: với các tiêu chí ngặt nghèo các quốc

gia đang phát triển phảt tốn chi phí cao cho việc nghiên cứu, thục thi theo hiệp định và
đặt doanh nghiệp vào môi trường pháp ly nghiêm ngặt hơn và ngăn cản các doanh nghiệp
mới thành lập...

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật sở hữu trí tuệ 2005 của Việt Nam số 50/2005/QH11
Website của cục sở hữu trí tuệ Việt Nam: www.noip.gov.vn
Website: Baohothuonghieu.com
Website: Thanhtra.most.gov.vn
Các hiệp định về sở hữu trí tuệ:
Hiệp định TRIPs về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí
tuệ năm 1994 trong khuôn khổ các văn kiện của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO).



×