Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

BÀI tập lớn môn cơ sở lý luận báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.86 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIẢI THÍCH CÁC KHÁI NIỆM.........................................5
1. Định kiến.................................................................................................5
2. Thiên vị...................................................................................................6
3. Nhà báo với nhiệm vụ trần thuật công bằng và cân bằng.......................6
4. Tại sao lại nói rằng: “Có lẽ thách thức lớn nhất đối với các nhà báo là
sống theo nhiệm vụ trần thuật công bằng và cân bằng”........................................8
CHƯƠNG 2: TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ BÁO TRONG XÃ HỘI
HIỆN NAY..........................................................................................................10
I. Thực trạng báo chí hiện nay..................................................................10
II.Trách nhiệm của nhà báo trong xã hội hiện nay....................................11
1. Khơng thiên vị.......................................................................................11
2. Gìn giữ cơng bằng xã hội......................................................................12
3. Phản ánh sự thật đời sống......................................................................12
4. Xây dựng niềm tin.................................................................................14
5. Sợi dây kết nối con người.....................................................................14
6. Thúc đẩy tự do, dân chủ........................................................................15
III. Làm thế nào để nhà báo có thể thực hiện trách nhiệm của mình?.......15
KẾT LUẬN...............................................................................................17

1


LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong một thời đại nhiều biến động, nhiều bão
giơng, khó khăn và thách thức. Làn sóng văn minh mới với thời đại cơng nghệ
4.0 đang và sẽ tác động nhiều mặt làm thay đổi đời sống con người. Bên cạnh
những thay đổi tích cực, nhất là sự phát triển về đời sống kinh tế, chúng ta
phải đối diện với nhiều vấn đề mới nảy sinh mà trong đó ngổn ngang những


giá trị tích cực và tiêu cực đan xen. Trong một thời đại ngày càng phát triển
như vậy, nhưng đâu đó vẫn cịn tồn tại định kiến và thiên vị. Định kiến, thiên
vị là một cây kim nhức nhối trong quả tim nhân loại dẫu trải qua hàng thập kỉ,
dẫu con người đã khoác lên mình bộ mặt hiện đại, văn minh.
Như vậy một bộ phận không thể thiếu được trong xã hội này đó chính
là báo chí bởi nó ra đời để đấu tranh cho sự thật, góp phần phát triển, định
hướng xã hội. Mang lại nguồn thông tin và thông qua báo chí, người dân có
thể phát biểu ý kiến, nguyện vọng của mình về các vấn đề trong đời sống xã
hội, qua đó, thể hiện sự giám sát và phản biện xã hội của mình.
Những người làm báo chân chính, tài năng cần phải thực hiện nhiệm vụ
bằng trách nhiệm, lương tâm và đạo đức nghề nghiệp, để giữ vững niềm tin và
là nơi “neo đậu” niềm tin của xã hội. Trong bối cảnh công nghệ thông tin và
mạng xã hội đang phát triển mãnh mẽ, nhà báo phải biết xử lý thông tin, thẩm
định thông tin và truyền tải tới cơng chúng những thơng tin có trách nhiệm.
Với tư cách là một nhà báo tương lai, em vẫn luôn ghi nhớ và tâm đắc
về lời của bậc tiền nhân - cố nhà báo Hữu Thọ: “Nhà báo cần phải có “mắt
sáng, lịng trong, bút sắc”. Nghĩa là phải có bản lĩnh, đạo đức và lương tâm,
phải trung thực, công bằng có tinh thần đấu tranh và năng lực nghề nghiệp”.
Thơng qua bài tiểu luận này em có thể nói lên được suy nghĩ của mình về
trách nhiệm của nhà báo trong xã hội hiện nay từ cách nhìn nhận, đánh giá từ
nhiều phía của bản thân, trong q trình học tập và thực hành từ môn cơ sở lý
luận báo chí.
2


Do những hạn chế về tri thức và thời gian nên bài tiểu luận còn một số
hạn chế và thiếu sót. Bài tiểu luận chưa phải đầy đủ tất cả, nhưng nó cũng
phần nào nêu rõ được trách nhiệm của nhà báo trong xã hội hiện nay. Em hi
vọng sẽ giúp ích được cho mọi người, đặc biệt những người làm báo, những
sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường như em, thấy được niềm đam mê

từ đó tích cực rèn luyện vai trò, trách nhiệm của một nhà báo chân chính theo
đúng nghĩa. Em rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp của thầy, cơ giáo để
bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIẢI THÍCH CÁC KHÁI NIỆM



“Trong một thế giới của định kiến và thiên vị, có lẽ thách thức

lớn nhất đối với các nhà báo là sống theo nhiệm vụ trần thuật công bằng và
cân bằng”, tác giả Stefanie Chernow đã viết như vậy trong một bài báo với
tựa đề Ethical Journalism in Action: Combating Bias and Discrimination
(Báo chí đạo đức trong hành động: Chiến đấu với định kiến và phân biệt đối
xử) trên trang Ethical Journalism Network.
1. Định kiến
Một trong những kẻ thù lớn nhất của con người chính là “định kiến”.
Nó là thứ cản trở hành trình đến thành cơng và hạnh phúc của bao người.
- “Định kiến” là những ý kiến, quan điểm đã được hình thành, trước
khi nhận thức các dữ kiện có liên quan hoặc biết rõ những thông tin liên quan
của một sự kiện cụ thể.
Từ “định kiến” thường được sử dụng để miêu tả những nếp suy nghĩ,
quan điểm thường không thuận lợi, đánh giá chủ quan đối với người hoặc một
nhóm người, bởi vì giới tính, quan điểm chính trị, quan hệ xã hội, tuổi tác, tôn
giáo, chủng tộc, dân tộc, ngơn ngữ, quốc tịch, hình dáng bên ngồi hay là đặc

điểm cá nhân khác, từ đó dẫn đến việc phân biệt đối xử.
Người mang định kiến sẽ răm rắp tuân theo những suy nghĩ đã trở
thành khuôn mẫu. Họ áp cái khn ấy vào bất kì ai họ tiếp xúc. Chỉ cần ai đó
khác cái khn ấy, dẫu một chút thôi là họ đã không thể chấp nhận nổi. Họ
bàn tán, xa lánh, gạt bỏ đi “kẻ khác biệt” kia. Họ đóng khung lên tất cả, đồng
thời cũng tự đóng khung chính mình trong một thế giới chật hẹp. Việc thay
đổi định kiến là vơ cùng khó, bởi nó đã hằn sâu trong tiềm thức.
4


Một xã hội đầy định kiến, thì thay vì nhìn tia sáng bảy màu rực rỡ, họ
chỉ nhận đúng một màu đơn điệu mà thôi. Một hiền triết đã chiêm nghiệm:
“Cuộc sống thường khơng chật hẹp ở ngơi nhà, góc phố hay những con
đường, mà chính trong những định kiến của con người.” - cuộc sống ấy thu
hẹp trái tim, đóng kín cảnh cửa tri thức, và làm mịn cả đời người, cả đời nhân
loại.
- Tiếng thét đau khổ của Chí Phèo làm xót thấu tâm can bao người kia
là do nguyên cớ gì? Nam Cao đã tìm ra một thứ sát nhân còn khủng khiếp hơn
cường quyền và bạo lực – thứ giết người không dao – là định kiến xã hội. Chí
Phèo chính là nạn nhân của định kiến. Cách tư duy một chiều, những tâm hồn
định kiến xơ cứng kia đâu có đón nhận nổi màu sắc hồi sinh của Chí. Họ dè
bỉu, xa lánh, tàn nhẫn đẩy Chí ra khỏi cõi người. Định kiến làng Vũ Đại vẫn
xem hắn là lồi quỷ dữ, họ ích kỉ muốn khư khư giữ cái Chí Phèo khơng chỉ
là truyện, không chỉ là một sản phẩm của hư cấu, mà xã hội từ thời của Nam
Cao, hay cịn trước đó nữa, cho đến tận bây giờ, vẫn còn tồn đọng thứ định
kiến ích kỉ làm con người sẵn sàng đẩy con người ra xa như thế.
2. Thiên vị
- Chỉ ai đó làm việc một cách khơng cơng bằng, khơng vơ tư, chỉ coi
trọng, nâng đỡ một phía. Thiên vị sẽ gây ra sự bất công trong xã hội.
Cuộc sống là những gì xung quanh chúng ta, liên quan mật thiết đến

q trình sống như: mơi trường học tập, làm việc, sinh sống; các mối quan hệ
xã hội... "Thiên vị" là một tính trạng hay cảm nhận liên quan đến việc bị phân
biệt đối xử hoặc nhận kết quả không tương xứng. Con người ln dùng tình
cảm để phán xét, nhiều hơn việc suy nghĩ kĩ bằng lí trí để đưa ra quyết định.
Khi thiên vị xảy ra trong cuộc sống nó gây ra hậu quả rất lớn.

5


Một nhà quản lý thiên vị nhân viên mà mình cảm thấy quý, tính thiên vị
của nhà quản lý làm cho các nhân viên tự mãn, thui chột tài năng theo thời
gian, không phát triển được bản thân, lười biếng và ỷ lại…
"Căn bệnh" thiên vị xuất phát từ rất nhiều phía tình cảm cá nhân, quan
hệ họ hàng, gia đình, kính nể, xu nịnh…
3. Nhà báo với nhiệm vụ trần thuật công bằng và cân bằng.
- Nhà báo là những người làm công việc đưa tin chuyên nghiệp, họ có
nhiệm vụ tìm kiếm các thơng tin, sau đó xác minh tính xác thực của thơng tin,
đánh giá thơng tin để đảm bảo tính đúng của thơng tin. Nhà báo sẽ đi lấy các
thông tin hàng ngày, hàng giờ để cung cấp các tin tức nóng hổi cho dư luận
thơng các các loại hình báo giấy, báo mạng điện tử, báo phát thanh…
Giả sử một nhà báo chứng kiến một vụ cãi nhau giữa 2 người về một
chiếc áo. Một người khẳng định chiếc áo đấy màu đen, người kia lại khẳng
định rằng chiếc áo đấy màu xanh than.
Nếu nhà báo ấy kể lại về vụ cãi nhau này cho bạn bè hay viết một bài
báo, nhà báo ấy có thể làm một cách khách quan, trần thuật cân bằng, công
bằng -và mỗi cách truyền đạt sẽ hàm chứa thông điệp khác. Vậy trần thuật
công bằng và cân bằng được hiểu nôm na là:
- Trần thuật là thuật lại một sự việc hay một sự kiện đang diễn ra. Vậy
câu trần thuật là dạng câu sử dụng để kể, miêu tả…. về những hiện tượng,
tính chất của sự vật, sự việc gì đó hay một đối tượng nào đó.

- Cơng bằng có nghĩa là đảm bảo sao cho lập luận của cả hai người nọ
được chuyển tải công bằng, đầy đủ nhất, gồm cả cách trình bày nội dung rõ
rệt, hùng hồn nhất của mỗi người khi họ tranh cãi, và tất nhiên là không nêu
ra lời phán xét. Khám phá tất cả các khía cạnh của một vấn đề và báo cáo
những phát hiện chính xác.

6


- Cân bằng có nghĩa là cố gắng chú ý đưa tin về cả hai lập luận của hai
người nọ sao đủ bằng nhau và cũng không phán xét.
Cách làm báo không bênh bên nào cho phép ta đem lại lời đánh giá dựa
trên sự kiện và thúc đẩy ta nỗ lực tìm kiếm những quan điểm quan trọng, có ý
nghĩa. Cách làm báo này buộc ta phải cân nhắc các quan điểm, và có thể phải
bỏ đi những quan điểm khơng có cơ sở thực tiễn hoặc trái ngược với số liệu
và sự kiện thực.
Đây là cách làm báo đem lại bề rộng và chiều sâu cho tư duy về các
góc độ, quan điểm trong cả xã hội.
4. Tại sao lại nói rằng: “Có lẽ thách thức lớn nhất đối với các nhà
báo là sống theo nhiệm vụ trần thuật công bằng và cân bằng”
Áp lực và cám dỗ đang đề nặng lên đôi vai của các nhà báo, khơng chỉ
vượt qua những khó khăn, thử thách và hiểm nguy, nhà báo phải chịu rất
nhiều áp lực. Đó là áp lực phải có sản phẩm đúng giờ, đúng ngày, đặc biệt là
trong cuộc cạnh tranh từng phút, từng giờ của báo điện tử hiện nay.
Áp lực này đòi hỏi các nhà báo ngoài phát hiện vấn đề nhanh, tác
nghiệp nhanh, cần phải có cả kỹ năng tốt để có được sản phẩm nhanh nhất, tốt
nhất, thậm chí là độc quyền. Nhà báo ln phải làm sao để có bài kịp thời
nhưng cũng phải hay và hấp dẫn, bên cạnh đó, cũng địi hỏi phải khách quan
và chính xác.
Nhà báo cũng đứng trước áp lực vô cùng lớn khi không gian bao chí

đang thay đổi từng ngày, từng giờ địi hỏi người làm báo phải hòa nhập và
phù hợp với nền báo chí đa nền tảng, đa phương tiện. Đồng thời, các nhà báo
cũng phải cạnh tranh ngày càng ráo riết với cái đang được gọi là “quyền lực
thứ năm” - mạng xã hội. Điều đó buộc các nhà báo phải liên tục cập nhật
thông tin, kiến thức và công nghệ mới để khơng chỉ song hành mà cịn phải
vượt lên mạng xã hội.
7


Một thử thách và áp lực khác không kém hiểm nguy mà các nhà báo
phải đối mặt, đó là sự cám dỗ. Xã hội càng hiện đại, “quyền lực” của thơng
tin càng lớn thì những cám dỗ với nhà báo ngày càng nhiều. Nghề báo ngày
càng khó sống, kinh tế báo chí suy giảm, báo giấy khơng có thị trường, quảng
cáo thì các Facebook, Google, Youtube… hút hết khách hàng của báo chí.
Theo đó, lương của nhà báo giảm đi, thưởng rút xuống hoặc khơng cịn,
nhuận bút thì bèo bọt. Nhiều cơ quan báo chí thậm chí cịn nợ lương, nợ
nhuận bút, nợ nhà in và nợ cả tiền thuê trụ sở…
Vì vây, trước cám dỗ của đồng tiền nhằm bưng bít thơng tin, những ai
khơng vững lịng, họ sẽ dễ thỏa hiệp và sa vào con đường “ma đạo”. Từ đó dễ
nảy sinh những vấn đề tiêu cực, đổi trắng thay đen, bất chấp tất cả để đạt
được mục đích.

8


CHƯƠNG 2: TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ BÁO TRONG XÃ HỘI
HIỆN NAY
Tưởng tượng nhân vật A là một trong những mục tiêu cơng kích trên
mạng xã hội, nhân vật A dường như khơng có một cơ hội nào thanh minh, giải
thích cho hàng trăm, thậm chí hàng ngàn cá nhân đang đưa ra những phán xét

ác ý. Cơng chúng thậm chí thay toà án kết luận những tội trạng mà nhân vật A
khơng đáng phải nhận. Càng giải thích, đám đơng càng trở nên cuồng nộ. Và
những mặt trận truyền thông nhân vật A mở ra, thay vì dập tắt đám cháy, thì
càng làm cho đám cháy lan rộng đến mức độ mất kiểm sốt. Ngay cả báo chí
cũng khơng dám bênh vực, thậm chí cũng bị cuốn vào vịng xốy của truyền
thông xã hội, của những định kiến và thiên vị.
I. Thực trạng báo chí hiện nay.
Có thể nói, chưa bao giờ vấn đề đạo đức người làm báo được đặt ra
nóng bỏng và gay gắt như hiện nay. Đạo đức nghề nghiệp là sự sống cịn đối
với báo chí. Thực tế, đã xuất hiện khơng ít tấm gương nhà báo, hội viên trong
sáng về đạo đức, tinh thông về nghiệp vụ, lao động cần cù, sẵn sàng hy sinh,
cống hiến vì lợi ích của nhân dân, đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn khơng ít cơ quan báo chí khơng thực
hiện đúng tơn chỉ mục đích, thơng tin sai sự thật, thổi phồng, bóp méo sự thật.
Đã xuất hiện những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động báo chí, với nhiều cách
thức tinh vi. Khơng ít sản phẩm báo chí sa vào vấn đề giật gân, câu khách,
kích thích những thị hiếu tầm thường. Một số tờ báo cịn thiếu nhạy bén về
chính trị, chưa làm tốt chức năng về cơng tác tư tưởng văn hóa, thậm chí xa
rời tơn chỉ mục đích. Thể hiện tun truyền về tiêu cực nhiều hơn là tuyên
truyền về những điển hình tiên tiến. Một số nhà báo bản lĩnh nghề nghiệp có
vấn đề, nhiều khi vì lợi ích kinh tế nên nhiều nhà báo cũng bị chi phối. Cũng

9


có trường hợp, mặc dù khơng nhiều, vì cái này cái khác bẻ cong ngịi bút đưa
tin sai sự thật.
Vì vật chất, có đơi khi, nhà báo vơ tình trở thành người viết th, cố
tình đưa thơng tin phiến diện, có lợi cho doanh nghiệp này, bất lợi cho doanh
nghiệp khác, mà quên mất rằng, cái mà dư luận cần là sự thật, chân tướng của

sự thật.
Vì vật chất, nhà báo dễ mắc bẫy sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của một
số doanh nghiệp, đồng thời cũng vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Vì vật chất,
nhiều nhà báo đã khơng dám đi đến cùng của sự thật. Nhiệm vụ của nhà báo
là phản ánh sự thật, đứng bên ngoài, khách quan để thơng tin. Nhưng có một
sự thật khác, đó là gần đây, khơng ít nhà báo lại “nhảy vào trong cuộc” để
phản ánh, nên thơng tin vì đã qua lăng kính cá nhân mà đơi phần sai lạc.
- Quả thật, như Stefanie Chernow đã viết thì “thách thức lớn nhất đối
với các nhà báo là sống theo nhiệm vụ trần thuật cơng bằng và cân bằng”.
Chính vì vậy những nhà báo, những người làm truyền thơng phải ln làm
trịn trách nhiệm, làm trịn đạo đức nghề nghiệp của mình. Nhà báo không
phải chỉ là người dùng công cụ để đưa tin, mà nhà báo là người biết xử lý
thông tin, thẩm định thông tin, truyền tới công chúng những thơng tin có trách
nhiệm.
II. Trách nhiệm của nhà báo trong xã hội hiện nay.
1. Không thiên vị
Truyền thông vốn dĩ thiên vị, cho dù có chủ ý hay là khơng. Qua lăng
kính truyền thơng, sự thật thường khơng được mơ tả một cách tồn vẹn như
nó vốn có, mà ít nhiều cũng bị giới hạn bởi thế giới quan, tầm nhìn và năng
lực phân tích thơng tin của người viết. Đứng trước một mái nhà lá ven sơng,
người chụp hình có thể cho ra một bức ảnh nên thơ, song cũng có thể phản

10


ánh một cuộc sống lụp xụp tăm tối, tuỳ cái cách mà nhà báo chọn bố cục và
thời cơ bấm máy.
Trong cái thế giới của truyền thông ngày hôm nay, để phục vụ mục tiêu
câu khách, câu view, người đưa tin thường thăm dị xem độc giả của họ ưa
thích nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng nào để “cắt cúp” sự thật theo chiều

hướng đó.
Vì vậy, thách thức lớn nhất của người làm truyền thông trong khủng
hoảng là cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh nhất về sự thật của cuộc khủng
hoảng đó, để độc giả có thể nhìn nhận và tin tưởng sự việc đúng với bản chất
của nó. Mỗi nhà báo, nhà làm truyền thơng phải làm việc trong tinh thần vô
tư, không thiên kiến, không bênh hay nghiêng theo một dạng quan điểm cụ
thể nào cả. Phải thường xuyên, bền bỉ rèn luyện, bồi đắp, đề cao trách nhiệm
xã hội của mình đối với từng con chữ, số liệu, bức ảnh, thước phim, khn
hình… trên các phương tiện truyền thơng đại chúng.
2. Gìn giữ cơng bằng xã hội
Nhà báo không chỉ giữ vị thế trung gian, xét về tính chất thơng tin, giữa
thực tiễn thời sự xã hội với cơng chúng mà cịn giữ vai trị là trọng tài, là đại
diện cho quyền lực thứ tư trong mối quan hệ giữa nhân dân với nhà cầm
quyền và các định chế xã hội để mang lại sự cân bằng và công bằng cho xã
hội.
Ở bất kỳ thời kỳ nào thì “trung thực, khách quan, cơng tâm, tơn trọng
sự thật” vẫn là những yếu tố có tính ngun tắc khi hoạt động nghề báo. Để
làm được điều đó địi hỏi nhà báo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh
thơng nghiệp vụ và có đạo đức nghệ nghiệp trong sáng.
Nhờ nhà báo, người dân có cơ hội và điều kiện hơn trong việc giám sát
hoạt động của các cơ quan công quyền cũng như bày tỏ nguyện vọng, bức
xúc, thậm chí cả nỗi oan khuất của mình một cách công khai. Nhờ nhà báo, số
11


đông thầm lặng trong xã hội cất lên được tiếng nói của mình. Do vậy, nhà báo
cần ý thức và giữ gìn vị thế độc lập của mình trong xã hội và trong q trình
tác nghiệp. Khi nhà báo khơng giữ được tính độc lập của ngịi bút thì báo chí
khơng cịn là chỗ dựa của người dân, khơng bảo vệ được họ cũng như khơng
làm trịn chức năng phản biện - giám sát xã hội của mình

3. Phản ánh sự thật đời sống
Đã nói đến báo chí là nói đến tinh thần chiến đấu, đi đến cùng, làm rõ
sự thật, bảo vệ sự thật và phải gắn liền với tính nhân văn.
Mơi trường mạng xã hội tồn tại vơ vàn thơng tin khơng được kiểm sốt,
thậm chí tin giả, tin sai sự thật. Nếu thông tin - sau khi được nhà báo kiểm
chứng là chính xác, tích cực - nhà báo cần kịp thời ngợi khen, cổ vũ qua
những bài viết. Ngược lại, nếu thông tin sai, tiêu cực, nhà báo cần chấn chỉnh,
phê phán và kịp thời định hướng dư luận xã hội bằng thơng tin chính xác hơn.
Ở cả hai hướng này - điều căn cốt nhất vẫn phụ thuộc vào "con mắt xanh",
nghiệp vụ tinh thông và "cái tâm" trong sáng của nhà báo.
Với nhiệm vụ chính yếu là ghi nhận và phản ánh những sự thật của đời
sống, nhà báo giữ vai trò là chứng nhân của lịch sử, là thư ký của thời đại, là
người lưu dấu những “di sản của thời gian”. Nếu loại trừ những “nhà báo bạc
bịp”, những nhà báo bẻ cong ngịi bút, đưa thơng tin bịa đặt mà thời nào cũng
có, quốc gia nào cũng có thì có thể nói báo chí - từ khi xuất hiện cho đến nay
- chính là một thứ biên niên sử đáng tin cậy nhất, sống động nhất về mọi lĩnh
vực của đời sống con người, mà tác giả cuốn biên niên sử vĩ đại này không ai
khác hơn là các thế hệ nhà báo, đặc biệt là các nhà báo tài năng, có lương tâm
và đạo đức nghề nghiệp.
Rằng báo chí “là một lợi khí có sức mạnh vạn năng” nhưng nếu nhà
báo không ý thức đầy đủ trách nhiệm trong việc sử dụng ngịi bút thì báo chí
sẽ trở thành “con dao nhọn” đối với xã hội và đối với bản thân. Người làm
báo, muốn đạt thiên chức của mình trước hết phải biết nói sự thật, dám nói sự
12


thật để thực hiện cái quyền thứ tư mà dân chúng trao cho và tín nhiệm… Tờ
báo, nếu người làm báo biết sử dụng nó đúng mức thì đó là một lợi khí cải tạo
xã hội có sức mạnh vạn năng. Người khơng biết dùng nó thì đó là con dao
nhọn đâm ngay chính mình trước nhất. Phản ánh chân thực, khách quan hiện

thực là thiên chức, là đạo đức nghề nghiệp, là phẩm giá của nhà báo.
Nick Davies, phóng viên báo Guardian, tác giả cuốn Tin tức Trái đất
phẳng (2011) đã viết những dòng tâm huyết: “Đối với nhà báo, giá trị định
nghĩa là tính trung thực - nỗ lực kể sự thật. Đó là mục tiêu hàng đầu của
chúng ta. Tất cả việc làm của chúng ta - và tất cả những gì nói về chúng ta đều phải xuất phát từ nguồn duy nhất là nói sự thật”. Đánh mất sự ngay thẳng
và trung tín là tự sát trong nghề báo.
4. Xây dựng niềm tin
“Tài sản quý giá nhất của tờ báo và nhiều nhà báo chính là lịng tin của
người dân”
Niềm tin mà đơng đảo thính giả, khán giả, độc giả dành cho các cơ
quan báo chí từng là niềm vinh dự, tự hào của những người cầm bút chân
chính! Nhưng trước guồng quay nghiệt ngã của cơ chế thị trường, nhiều cơ
quan báo chí, nhất là các báo có xu hướng chạy theo thị trường, các báo điện
tử muốn tồn tại đòi hỏi phải lao vào cuộc chạy đua tìm kiếm thơng tin - thậm
chí là “cuộc chiến” cạnh tranh thông tin - vô cùng quyết liệt. Mất mát lớn nhất
cúa báo chí đấy chính là niềm tin của công chúng với giới báo bị lung lay,
chao đảo! Bởi công chúng vẫn rất cần tới những tác phẩm báo chí có chất
lượng, chứ khơng phải những bài báo chỉ để thỏa mãn sự tò mò, hiếu kỳ kiểu
giật gân, câu khách.
Các nhà báo nỗ lực hơn để đem lại thơng tin hữu ích, nhiều chiều, tính
minh bạch phải được tơn trọng hàng đầu, để tạo dựng niềm tin từ độc giả. Một
khi nhà báo bền bỉ, thành tâm nuôi dưỡng niềm tin, ngày ngày tháng tháng thơng qua những tác phẩm báo chí tốt đẹp của mình - để gieo trồng niềm tin
13


cho công chúng, vun đắp niềm tin cho xã hội, thì nhất định sẽ được cơng
chúng và xã hội dành trọn tình cảm mến yêu.
5. Sợi dây kết nối con người
Có một điều khơng thể phủ nhận đó chính là vai trị, trách nhiệm của
báo chí rất lớn trong việc nâng cao văn hóa, giải trí, làm cho con người ngày

càng hiểu và xích lại gần nhau hơn. Con người ở đây không phải là giữa
những người trong một đất nước mà là giữa các đất nước khác nhau. Từ đó,
biên giới được xóa bỏ, mọi người được cùng tìm hiểu, học tập, chia sẻ kiến
thức, tiếp thu những nền văn hóa đa dạng của các dân tộc khác để làm giàu có
đất nước mình.
Hiện nay, báo chí ngày càng đổi mới và tiến bộ rõ rệt trong sự hội nhập
ra thế giới. Từ đó, báo chí nước nhà có thể quảng bá, giới thiệu về đất nước,
văn hóa con người đến các bạn bè năm châu để các nước trên thế giới hiểu rõ
về đất nước mình hơn. Bởi vậy nên báo chí có trách nhiệm vơ cùng quan
trọng trong việc nâng cao văn hóa giữa con người với con người.
6. Thúc đẩy tự do, dân chủ
Với vai trò là “gạch nối”, là “cầu nối” quan trọng ấy, nhà báo dựa vào
hiến pháp và pháp luật, bằng các hoạt động cụ thể của mình tham gia đấu
tranh và thúc đẩy tự do, dân chủ phát triển. Một trong những lý do tồn tại của
báo chí chính vì nó ln là biểu tượng của ý thức và tinh thần tự do, dân chủ
trong xã hội, luôn là kẻ bênh vực quyền lợi chính đáng và thiết yếu của nhân
dân.
Nhà báo là người đưa tin, là người hoạt động xã hội, là người tham gia
các tiến trình chính trị của đất nước và thời đại. Là người đưa tin thì lấy sự
chính xác làm đầu; là người hoạt động xã hội thì lấy dân chủ và tiến bộ làm
mục tiêu; là người làm chính trị thì lấy việc mưu cầu hạnh phúc của con
người làm cứu cánh
14


Rõ ràng nhà báo không chỉ là danh xưng của một nghề, và đó cũng
khơng chỉ là một nghề thuần túy mà còn là một sứ mệnh: Sứ mệnh duy trì,
đảm bảo quyền tự do ngơn luận và các quyền căn bản của công dân trong xã
hội dân chủ.
 Trách nhiệm của báo chí suy cho cùng là trách nhiệm với từng thân

phận con người trong xã hội, những nhà báo đi về phía nhân dân sẽ được nhân
dân tin yêu. Báo chí đứng bên con người để cho con người sống tích cực hơn,
xã hội tốt đẹp hơn. Trách nhiệm của nhà báo khi phản ánh hiện thực phải giúp
con người tin và hướng về phía ánh sáng. Khơng thể địi hỏi xã hội coi trọng
nếu nhà báo khơng phụng sự đất nước, phục vụ xã hội và nhân dân mình.
III. Làm thế nào để nhà báo có thể thực hiện trách nhiệm của mình?
Thứ nhất, nhà báo phải có đạo đức nghề nghiệp, hành nghề trung thực,
khách quan, công tâm, không vụ lợi. Bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai
lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối
đại đồn kết tồn dân tộc và tình đồn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân
tộc.
Thứ hai, không nên chạy theo dư luận, chạy theo mạng xã hội. Báo chí
phải vượt lên trên mạng xã hội, bằng chất lượng “báo chí” trong mỗi sản
phẩm được đưa ra cơng luận.
Thứ ba, nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không
xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ
chức và cá nhân.
Thứ tư, tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại
ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại.
Thứ năm, phải lăn lộn với cuộc sống, hịa mình với quần chúng, sống
trong dân, sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh.

15


KẾT LUẬN
Báo chí là nhân tố, là phương tiện có sức mạnh đặc biệt to lớn trong
việc định hướng nhận thức, hình thành dư luận xã hội. Báo chí là một lực
lượng rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của phản biện xã hội trong
tiến trình xây dựng một xã hội thực sự dân chủ. Tuy nhiên, trong quá trình hội

nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, mỗi thơng tin trên báo chí đều có thể ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến vị thế, diện mạo của quốc gia, dân tộc.
Mỗi nhà báo đưa ra những sản phẩm báo chí của mình phải chịu trách
nhiệm về nó, lấy mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và
xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
làm phương châm hành động và điều này cần thể hiện ở mọi nội dung đăng
tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Xã hội hiện đại, văn minh với những yếu tố tích cực thì vẫn cịn đọng
lại những yếu tố tiêu cực là những định kiến, những thiên vị trong xã hội này.
Định kiến thiên vị như một vịng xốy, nó có thể lơi kéo những nhà báo vào
vịng quay luẩn quẩn của nó. Thơng tin khi được đăng tải trên báo chí vốn có
tính cơng khai, minh bạch nên nó có sức ảnh hưởng, tác động, lan tỏa nhanh
nhạy, sâu rộng, đồng loạt trong xã hội. Nhất là trong bối cảnh “thế giới
phẳng” hiện nay, với tốc độ lan tỏa “siêu nhanh” của báo điện tử, thơng tin có
16


thể đến khắp “hang cùng ngõ hẻm” của đất nước, thậm chí lan ra tới mọi
“chân trời góc biển” chỉ trong một thời gian rất ngắn. Chính đặc điểm này địi
hỏi mỗi nhà báo khơng chỉ có tác phong làm việc nhanh nhạy, kịp thời, mà
cần phải có thái độ bình tĩnh, tỉ mỉ, thận trọng, chính xác... Ln ln đặt
công bằng, cân bằng lên hàng đầu.
Nếu hiểu “trách nhiệm” là ý thức đầy đủ về phận sự của mình cũng như
phần việc của mình phải đảm đương, gánh vác, thực hiện; thì “trách nhiệm xã
hội” của nhà báo hiện nay không chỉ dừng lại ở sự coi trọng nghề báo mà cần
thể hiện ở sự tận tụy dấn thân, cống hiến hết mình, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá
nhân nhỏ nhoi và biết vượt qua những cám dỗ đời thường, những cạm bẫy
“tiền tài danh vọng” để giữ gìn và ngày càng làm đẹp thêm vị thế, uy tín, danh
dự nghề báo và nhà báo.
Tóm lại, báo chí ln giữ một vai trị đặc biệt quan trọng trong công

cuộc đổi mới đất nước và đời sống xã hội. Báo chí góp phần định hướng dư
luận xã hội theo chiều hướng tiến bộ. Tuy nhiên để làm được điều đó địi hỏi
mỗi nhà báo chúng ta phải ln học hỏi, tìm tịi, sáng tạo và trau dồi phẩm
chất chính trị vững vàng.

17



×