Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Đề cương tai biến thiên nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.48 MB, 76 trang )

Đề cương Tai biến thiên nhiên
Mục lục:


Câu 1: Thế nào là tai biến thiên nhiên? Phân loại tai biên
thiên nhiên? Trình bày mối liên hệ giữa các tai biến thiên
nhiên (lấy ví dụ minh hoạ).
1,Khái niệm:
Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại
về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh
tế-xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc sét, mưa lớn, lũ quét,
ngập lụt, sạt lở đất, do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa
lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán,
rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên
tai khác.
Vậy tai biến thiên nhiên (Natural hazard) hay tai biến địa môi
trường (Geoenvironmental Hazard) là điều kiện tự nhiên hoặc hiện
tượng tự nhiên thể hiện sự nguy hiểm hoặc tiềm năng nguy hiểm đối
với tính mạng, tài sản và gây ảnh hư ng tiêu cực đến môi trường.
2,Phân loại tai biến thiên nhiên:
2,1, Tai biến địa chất (Động đất, sóng thần, phu trào núi lửa, trượt lở
đất, sụt lún mặt đất, lũ lụt, xói lở bờ sơng bờ biển, xâm nhập mặn):
tai biến địa chất là hiện tượng địa chất, điều kiện địa chất thể hiện
rủi ro hoặc có tiềm năng gây nguy hiểm đối với sự sống và cơ sở vật
chất, chúng xảy ra một cách tự nhiên như động đất, núi lửa phun...
hoặc do con người gây ra như sụt lún mặt đất, xâm nhập mặn.
Tai biến địa chất được phân loại theo các tiêu chí sau:
+ Theo nguồn lực gây tai biến, tai biến địa chất được chia ra:
-

Tai biến địa chất nội sinh



-

Tai biến địa chất ngoại sinh

-

Tai biến địa chất nhân sinh


+ Theo cơ chế phát sinh, tai biến địa chất được chia ra tai biến địa
động lực và tai biến địa hóa.
- Tai biến địa động lực : Tai biến địa động lực theo đặc tính có
thể chia ra 2 nhóm:
Nhóm thứ 1: Tai biến đột khởi. Tai biến đột khởi có đặc điểm xảy
ra nhanh và gây hậu quả nghiêm trọng như động đất, sóng thần,
trượt lở, lũ quét.
Nhóm thứ 2: Tai biến trường diễn. Tai biến được gây ra bởi quá
trình địa chất xảy ra chậm chạp, lâu dài, bản thân con người không
cảm nhận được như vận động thăng trầm (nâng, hạ) của vỏ Trái Đất
- Tai biến địa hoá:Tai biến địa hoá sinh ra bởi các q trình địa
hố, đó là q trình di chuyển, tập trung và phân tán các nguyên tố
trong môi trường địa chất dẫn đến sự thiếu hụt và dư thừa các
nguyên tố trong môi trường nước, đất và không khí.
2,2, Tai biến khí tượng (Bão nhiệt đới, lốc xoáy, mưa đá, sấm sét, hạn
hán):Các tai biến liên quan với vận động của khí quyển, với các hiện
tượng thời tiết cực đoan. Căn cứ vào đặc điểm và quá trình hình
thành, tai biến khí tượng bao gồm các dạng tai biến:
-


Bão, vòi rồng (liên quan với vận động của khí quyển)

-

Sét, dông và mưa đá, hạn hán...(liên quan với hiện tượng thời
tiết)

-

Nóng và lạnh quá mức (liên quan với hiện tượng cực đoan của
thời tiết)

2,3, Tai biến có nguồn gốc vũ trụ
-

Tai biến liên quan với thiên thạch rơi xuống trái Đất

-

Tai biến liên quan với sự va đập của tiểu hành tinh vào Trái
Đất


Một số loại tai biến khác như: cháy rừng, bệnh truyền nhiễm, gia
tăng dân số
3, Mối liên hệ giữa các tai biến thiên nhiên:

Câu 2: Trình bày quy trình đánh giá tai biến tiềm ẩn và tai
biến đã xảy ra.
- Tai biến tiềm ẩn (Potential hazards): là tai biến chưa xảy ra và

chưa có tác động đến con người và tài sản; nghiên cứu địa hình, đặc
điểm tự nhiên để đưa ra dự đốn về tai biến có thể xảy ra trong khu
vực đang nghiên cứu.
- Tai biến đã xảy ra và gây thiệt hại về người và tải sản; sau tai
biến phải khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống của con người.
a,Quy trình đánh giá tai biến đã xảy ra:
Bước 1: Lập danh sách các loại tai biến đã xảy ra.
Bước 2: Mô tả diễn biến quá trình tai biến xảy ra.


Bước 3: Xác định đối tượng bị tác động (con người, mơi trường)
thiệt hại như thế nào?
Nhóm bị tác động: con người; Tài sản chung, tài sản riêng; Hệ sinh
thái, môi trường, tài nguyên
Bước 4: Thống kê thiệt hại về người và của.
Bước 5: Đánh giá mức thiệt hại của môi trường.
Bước 6: Xác định những nguyên nhân gây tổn thất từ phía con
người như: khả năng ứng phó, mức độ đầu tư cho công tác giảm
thiểu tình trạng các quy chuẩn về xây dựng ở vùng có tai biến, trình
độ và tổ chức đội cứu hộ chuyên nghiệp,... nhận thức của cộng đồng
về tai biến.
Bước 7: Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất (sức
khỏe kém đi, tâm lý lo sợ, khả năng đầu tư vốn giảm sút,..)
Bước 8: Đánh giá và dự tính tiền của và sức lực chi cho việc khôi
phục môi trường sau khi tai biến xảy ra.
Đánh giá tai biến đã xảy ra nhằm xác định đúng nguyên nhân
gây tổn thất, rút bài học kinh nghiệm, khắc phục những mặt còn hạn
chế, sẵn sàng ứng phó khi có tai biến xảy ra để giảm tổn thất về
người và của mức thấp nhất.
b,Quy trình đánh giá tai biến tiềm ẩn:

Bước 1: Đánh giá điều kiện địa lý tự nhiên, đánh giá xem yếu tố
nào là yếu tố có khả năng gây tai biến và cường hoá tai biến.
Bước 2: Đặc điểm cấu trúc địa chất, xác định các nguy cơ xảy ra
tai biến.
Bước 3: Xác định các dạng tai biến tiềm ẩn (Động đất, trượt lở,
sụt lún…).


Bước 4: Đặc điểm phân bố dân cư và cơ sở hạ tầng, đặc điểm
quy hoạch phát triển đô thị.
Bước 5: Xác định các đối tượng có nguy cơ bị tác động.
Bước 6: Đánh giá khả năng phục hồi môi trường sau khi tai biến
xảy ra và ước tính tài chính và các phương tiện kỹ thuật cần thiết
cho việc phục hồi môi trường.
Bước 7: Xác định khả năng ứng phó.
Bước 8: Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp.

Câu 3: Hãy nếu tầm quan trọng của việc nâng cao trí thức
cộng đồng về tai biến thiên nhiên?
Cần nâng cao trí thức cộng đồng về tai biến thiên nhiên vì tai
biến thiên nhiên gây nguy hiểm hoặc tiềm năng nguy hiểm đối với
tính mạng, tài sản và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Hoạt
động tạo thềm của đáy biển, trôi lục địa hay kiến tạo mảng là biểu
hiện của quá trình chuyển tải năng lượng dạng nhiệt từ lòng đất sâu
lên bề mặt. Những cơn bão nhiệt đới, vòi rồng lũ lụt, hạn hán là sự
chuyển tải nhiệt lượng bức xạ giữa khí quyển và thuỷ quyển. Các
chu trình đó sẽ khơng chịu nằm trong tầm kiểm sốt hay nắn chỉnh
của con người. Con người khó có thể hy vọng loại trừ hay cắt đứt các
mối liên kết hiệp lực tạo ra các tai biến của chúng. Tuy vậy, việc am
hiểu các nguyên nhân chủ yếu thành tạo nên chúng cho phép con

người tổ chức cuộc sống của mình một cách tối ưu để hạn chế đến
mức thấp nhất tác động xấu do thiên nhiên gây ra. Đánh giá chính
xác và kịp thời về mức độ tàn phá, thời điểm và địa bàn diễn ra của
tai biến có thể nằm trong tầm tay các quốc gia có trình độ phát triển
cao về khoa học và công nghệ như hiện nay, nhưng lại nằm ngoài
khả năng của các nước thế giới thứ ba. Hoạt động của các nhân tố
cấu thành thiên tai cần phải được giám sát chặt chẽ, phân tích tỉ mỉ,
chính xác vào mọi lúc, ở mọi nơi để có thể đưa ra các bản dự báo kịp


thời về khu vực có khả năng bị ảnh hưởng và mức độ tàn phá. Vì
vậy, thiết lập một hệ thống quan trắc và đưa ra những lời cảnh báo
thiên tai đúng lúc trên phạm vi tồn cầu là vơ cùng cần thiết. Thiên
tai dù có nguồn gốc từ khí quyển hay thạch quyển đều gây nên
những thiệt hại to lớn về vật chất và sinh mạng cho loài người, đặc
biệt là các đất nước ven bờ Thái Bình Dương, một đại dương chứa
đầy hiểm hoạ.
Câu 4: Vì sao phải nâng cao trí thức về tai biến cho cộng
đồng?
Vì các tai biến thiên nhiên trên thế giới là những ối đe doạ đối
với cuộc sống của con người cũng như các loài sinh vật trên trái đất.
Nếu ko nâng cao trí thức về tai biến cho cộng động thì chúng ta sẽ
không được cảnh báo và giảm thiểu được thiệt hại dẫn đến phải chịu
những rủi ro rất lớn nếu xảy ra tai biến thiên nhiên hoặc thảm hoạ
thiên nhiên. Thiên tai là những hiện tượng bất thường, ở một mức độ
nào đó có khả năng gây tổn hại cho sinh mạng cũng như tài sản của
con người. Ngoài ra, tai biến cịn có thể phần nào phát sinh từ bản
thân con người cùng các hoạt động sản xuất công nghệ của họ, ví dụ
như sập nhà, gẫy cầu vỡ đê, vỡ đập nước, ơ nhiễm hố học hay hạt
nhân, khủng bố hay chiến tranh. Vì vậy chúng ta cần nâng cao trí

thức về tai biến cho cộng đồng thì

chúng ta có thể tránh những

nguy hiểm đang trở thành thảm hoạ, nếu chúng ta dự báo được
phạm vi và thời gian xảy ra sự cố nguy hiểm.
Câu 5:Để sống chung với tai biến cộng động phải làm gì?
Để sống chung với tai biến cộng đồng cần nâng cao trí thức về
nó đồng thời thiết lập một hệ thống quan trắc và đưa ra những lời
cảnh báo thiên tai đúng lúc trên phạm vi tồn cầu là vơ cùng cần
thiết. Thiên tai dù có nguồn gốc từ khí quyển hay thạch quyển đều
gây nên những thiệt hại to lớn về vật chất và sinh mạng cho loài
người, Căn cứ vào mức độ nguy hiểm đối với cuộc sống của cộng
đồng các khu vực bề mặt Trái Đất chia ra các vùng không nguy hiểm
và các vùng nguy hiểm. Ví dụ: các nước nằm trong đai Địa Trung Hải
và trong đai Thái Bình Dương dọc theo bờ tây của châu Mỹ qua


Alaska, quần đảo Kurin, Nhật Bản, Philippin kéo đến Indonexia đã và
đang gánh chịu những thiệt hại do động đất, núi lửa và sóng thần
gây ra. Điều kiện tự nhiên đây rất nguy hiểm, chứa đựng tiềm năng
tai biến lớn. Còn các nước nằm trong phạm vi đồng bằng Châu Âu là
những khu vực bình ổn không nguy hiểm.
Một số cách sống chung với tai biến thiên nhiên ở miền Trung
Việt Nam như: làm nhà có tường thấp, có hầm trú ẩn phịng khi gió
lớn... Để phịng tránh lũ, bà con làm nhà ở nơi cao ráo, có sàn để đồ
đạc cao gần mái nhà, có tù và, mõ, trống cảnh báo... Để sống chung
được với thiên tai, điều quan trọng nhất vẫn là nhận thức của cộng
đồng. Xây dựng năng lực tự phòng ngừa thiên tai, phát huy truyền
thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách trong cứu trợ thiên

tai. Bên cạnh lực lượng xung kích là quân đội, công an, dân quân tự
vệ, cần phát triển thêm lực lượng tình nguyện viên trong công tác
tuyên truyền, vận động, khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất...
Khuyến khích các nhà khoa học hỗ trợ, chuyển giao, ứng dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân chung sống an tồn với
thiên tai.

Câu 6: Phân tích ý nghĩa của bảo hiểm thiên tai và hoạt động
cứu trợ?
Bảo hiểm thiên tai và hoạt động cứu trợ là một trong những
hoạt động cứu trợ của con người để làm giảm mức độ thiệt hại và
giúp đỡ phục hồi kinh tế và môi trường sau thiên tai xảy ra.
Bảo hiểm, hiểu đơn giản là một hình thức quản lý rủi ro chủ
yếu được sử dụng để bảo vệ bản thân hay tài sản khỏi nguy cơ thiệt
hại ngẫu nhiên, không biết trước. Bảo hiểm thiên tai là hình thức
quản lý rủi ro được chính phủ hoặc các công ty doanh nghiệp cần có
để thích nghi với biến đổi khí hậu và các nguy cơ thiệt hại lớn bởi
bão lũ, hạn hán,…và một số tai biến khác. Là kế hoạch ứng phó với
với thiên tai trước khi chúng xảy ra, hỗ trợ cơng tác phục hồi và ứng
phó nhanh hơn, hiệu quả hơn khi thiên tai chắc chắn xảy ra. Đóng


vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cuộc sống, sinh kế, cơ sở hạ
tầng và nhà cửa khỏi tác động của thiên tai.
Hoạt động cứu trợ là là sự cứu tế và trợ giúp của nhà nước,
cộng đồng xà hội, hoặc của những cá nhân có lịng hảo tâm đối với
những nơi xảy ra thiên tai hoặc những nơi lâm vào hồn cảnh khó
khăn vì những ngun nhân khác nhau cần được giúp đỡ để nhanh
tróng phục hồi về trạng thái ban đầu hoặc tái hoà nhập đời sống
cộng đồng. Hoạt động cứu trợ không giống với bảo hiểm thiên tai mà

hoạt động cứu trợ mang tính rộng khắp về phạm vi và chủ đề, mang
tính thực tế, mang tính chất từ thiện, tương thân tương ái trong hoàn
cảnh khó khăn của con người. hoạt động cứu trợ có thể là giúp đỡ
trên cơ sở thông cảm, chia sẻ, có thể là sự trợ giúp bằng tiền bạc
hoặc hiện vật, có thể là sự phát trần cứu đói, có thể thể thơng qua
các hiệp hội.
Câu 7: Trình bày phương pháp xác định rủi ro tai biến? Đánh
giá rủi ro tai biến có ý nghĩa gì?
Rủi ro tai biến - Khả năng mất mát, hư hỏng hoặc phá hủy tài
sản do tai biến thiên nhiên gây ra
Đánh giá rủi ro được xác lập theo quan hệ:
R = V .T . X
Trong đó : R là rủi ro (Risk); V là số lượng thiệt hại; T là % bị thiệt hại;
X là xác suất (khả năng xảy ra tai biến). Giá trị V bao gồm: số người
chết, số lượng cơ sở vật chất bị phá huỷ (theo thống kê).
Phương pháp đánh giá rủi ro tai biến:
Bước 1: Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá rủi ro
Bước 2: Chuẩn hoá dữ liệu cho các chỉ thị
Bước 3: Xác định trọng số cho các thành phần
Bước 4: Tính toán và xây dựng bản đồ phân cấp cấp độ rủi ro
Câu 8:Thế nào là tính dễ bị tổn thương? Trình bày các giải
pháp giảm tính dễ bị tổn thương trong tai biến?
Tính dễ bị tổn thương là mối đe doạ đến cộng đồng, bao gồm
không chỉ cơ sở vật chất của cộng đồng mà cịn cả mơi trường sinh
thái, khả năng ứng phó với những tác động của tai biến thiên nhiên,
của cộng đồng vào mọi thời điểm.


Tính dễ bị tổn thương là mức độ ứng phó với tai biến của một
hệ thống hay còn được coi là khả năng phục hồi của hệ thống.

Tính dễ bị tổn thương còn là khả năng nguy hiểm hay hứng
chịu những bất lợi của cá nhân hay một nhóm người do tác động của
tai biến. Tính tổn thương phụ thuộc vào độ rủi ro và khả năng giảm
thiểu tai biến của cộng đồng.
TDBTT là sự mất an toàn của cá nhân hay cộng đồng khi phải
đối mặt với sự thay đổi của môi trường.
TDBTT là tính nhạy cảm của tài nguyên (tài nguyên tự nhiên,
tài nguyên xã hội) trước những tác động tiêu cực của tai biến .
TDBTT là khả năng bị tổn thương của hệ thống tự nhiên – xã
hội, là những đặc tính của hệ thống cho phép nó cảm nhận, ứng phó,
chống đỡ và phục hồi từ những thay đổi bên ngoài tác động vào hệ
thống.
Các giải pháp giảm tính dễ bị tổn thương trong tai biến thiên
nhiên:
-

Lập bản đồ phân vùng khu vực mức độ nguy hiểm do tai biến

-

và mật độ các đối tượng dễ bị tổn thương
Quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ tài nguyên, tăng khả năng
giảm thiểutính dễ bị tổn thương, tái phát triển và xây dựng cơ

-

sở hạ tầng tại ơi ít bị tổn thương,…
Xây dựng những công trình như đê, kè để chống lũ
Triển khai những hoạt động ứng phó kịp thời giúp đỡ người


-

dân
Xây dựng những trạm quan trắc, dự báo sự bất thường của
môi trường để biết trước được điều có thể xảy ra và kịp thời

-

thơng báo đến người dân địa phương
Tuyên truyền cho người dân những kiến thức về ứng phó với
thiên tai.

Câu 9: Thế nào là khả năng ứng phó? Phân biệt khả năng ứng
phó trước, trong và sau tai biến thiên nhiên?
1, Khái niệm: Khả năng ứng phó là những việc cần làm trước, trong
và sau khi có tai biến thiên nhiên hoặc thảm hoạ thiên nhiên. Là
những hoạt động nhằm cảnh bảo, khắc phục sự cố, ứng cứu kịp thời


của trung ương, chính phú đến nơi xảy ra thiên tai. (theo t nghĩ là
như thế)
2, Phân biệt khả năng ứng phó trước trong và sau tai biến thiên
nhiên:
a, Trước:
-

Chuẩn bị lực lượng và phương tiện sơ cấp cứu, cứu nạn, cứu

-


hộ tại chỗ
Lập kế hoạch, giao nhiệm vụ cụ thể, bố trí lực lượng, phương

-

tiện, hàng hoá dự trữ, đặt các trạm chốt sơ cấp cứu.
Tuyên truyền cho người dân, học sinh về phịng ngừa ứng phó
với tai biên thiên nhiên để bảo vệ cho mình và cho gia đình

-

mình.
Xây dựng các trung tâm dự báo hoặc phòng chống thiên tai,
các tạm ứng phó khẩn cấp có kế hoạch hoạt động cụ thể…

b, Trong:
-

Triển khai các chốt, trạm sơ cấp cứu, huy động các đội tình

-

nguyện viên cũng như phương tiện lứu hộ cứu nạn
Tổ chức di rời hoặc sơ tán người dân khi cần thiết
Tiến hàn cứu trợ khẩn cấp các vùng bị nạn và các điểm di rời

-

tập trung
Nơi xảy ra tai biến cần báo cáo nhanh tình hình thiệt hại ban

đầu và những nhu cầu cần thiết vượt quá khả năng của địa
phương.

c, Sau:
-

Tiếp tục theo dõi tình hình đời sống, sinh hoạt, sức khoẻ của

-

người bị nạn.
Báo cáo và tổng hợp tìh hình thiệt hại về người và của
Nhu cầu cứu trợ hoặc bảo hiểm thiên tai để phục hồi khó

-

khăn cho địa phương
Giúp đỡ người dân trở về nơi ở cũ, sửa chữa nhà cửa, đường
xá, vệ sinh môi trường, cung cấp đồ dùng thiết yếu và cần

-

thiết để giúp dân ổn định cuộc sống.
Tuỳ vào mức độ thiệt hại có thể tiến hành vận động cộng
đồng hoặc các cơ quan trung ương, chính phủ giúp đỡ phục
hồi kinh tế và môi trường.


Câu 10: Thế nào là sức chống chịu? Phân biệt sức chống chịu,
khả năng ứng phó và tính dễ bị tổn thương?

1, Khái niệm: Sức chống chịu là khả năng phòng, chống trước tai
biến thiên nhiên. Là khả năng chịu đựng của môi trường hay của địa
phương trước tai biến.
2, Phân biệt sức chống chịu, khả năng ứng phó và tính dễ bị tổn
thương:
Câu 11: Trình bày khái niệm về quản lý tai biến. Hãy trình
bày các thơng tin bổ trợ cơ bản phục vụ quản lý tai biến
(Phân tích vai trò của các thông tin và sự cần thiết của chúng
trong quản lý tai biến).
Đối với quản lý tai biến thiên nhiên yêu cầu người quản lý phải
có tri thức về tai biến và phải xem xét, đánh giá chúng trong mối
quan hệ tương tác trong điều kiện cụ thể của vùng, lãnh thổ. Trên cơ
sở đó đề xuất và thực hiện các giải pháp giảm thiểu phù hợp.
Như vậy quản lý tai biến thực ra đó là tồn bộ những hoạt động
của con người nhằm phòng tránh, giảm thiểu các tác hại do tai biến
gây ra.
*Các thông tin bổ trợ đánh giá và giảm thiểu tai biến.
Để quản lý và giảm thiểu tai biến cần các thông tin bổ trợ sau:
a) Cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên
Để quản lý tai biến một vùng, hay một lãnh thổ việc làm đầu
tiên phải xây dựng cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên gồm các nội
dung:
- Vị trí địa lý. Thể hiện chính xác vị trí địa lý, phân tích mặt thuận lợi
và khó khăn
trong quan hệ với quản lý tai biến. Ví dụ các vùng ven biển có những
đặc thù khác các vùng miền núi về các dạng tai biến. Ở vùng núi
thường có các tai biến trượt đất, lũ quét...còn ở vùng ven biển
thường có các tai biến như bão tố, nhiễm mặn, sóng thần, lụt do
triều cường.
- Đặc điểm địa hình. Cụ thể là sự phân dị địa hình đặc trưng (địa hình

núi, đồi, đồng


bằng), đặc tính hiểm trở (nhiều thung lũng hẹp và vách dốc, đi lại
khó khăn). Phân tích
đặc điểm địa hình có nguy cơ cao đối với tai biến nào?
- Đặc điểm khí hậu, thời tiết. Đặc điểm các mùa, nhiệt độ, mưa, bão.
Đánh giá các
yếu tố này đối với phát sinh tai biến. như trượt đất, vỡ đê biển gây
lụt, lũ lụt...
- Hệ thống thủy văn. Đặc điểm phân bố sông suối, mật độ sông suối
và đặc điểm
động lực của sông. Đánh giá nguy cơ gây tai biến bởi hệ thống thủy
văn.
- Đặc điểm địa chất. Đặc điểm thế nằm của đá, mức độ dập vỡ,
phong hóa. Đánh giá đặc điểm phân bố các đứt gẫy hoạt động và
nguy cơ gây ra tai biến. Đánh giá đặc điểm tính địa chấn mạnh hay
yếu.
b) Cơ sở dữ liệu về hiện trạng tai biến
Cơ sở dữ liệu về hiện trạng tai biến bao gồm:
- Thống kê đầy đủ các loại tai biến có trong khu vực, lãnh thổ (động
đất, trượt đất, xói lở, lũ quét, sóng thần,vv...). Mỗi loại tai biến lập
danh mục riêng, phản ánh đầy đủ các nội dung: Thời gian và vị trí
xảy ra tai biến, thiệt hại do tai biến gây ra, xác định nguyên nhân
gây tai biến và các giải pháp khắc phục.
- Thành lập bản đồ hiện trạng tai biến và bản đồ dự báo tai biến.
Trên bản đồ này thể hiện đầy đủ các loại tai biến và chỉ ra các vùng
có nguy cơ tai biến cao.
c) Cơ sở dữ liệu về kinh tế - xã hội
Cơ sở dữ liệu về kinh tế - xã hội bao gồm:

- Bản đồ qui hoạch sử dụng đất đai. Trên bản đồ này thể hiện sự
phân bố các hợp
phần xã hội, các khu dân cư, các khu hành chính, các khu công
nghiệp, các khu công cộng (bệnh viện, trường học, các khu công
viên...). Phân tích qui hoạch trong mối quan hệ với hiện trạng tai
biến và dự báo tai biến.
- Các số liệu về kinh tế - xã hội


+ Trình độ dân trí. Cần thống kê trình độ dân trí để đánh giá nguồn
nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực về quản lý. Thống kê trình độ dân
trí là cơ sở dự liệu quan trọng cho qui hoạch đào tạo nguồn nhân lực,
trong đó có nguồn nhân lực quản lý
+ Hệ thống tổ chức quản lý và các đội cứu hộ. Cần thẻ hiện rõ nguồn
lực được tổ
chức trong hệ thống quản lý cùng nhiệm vụ và chức năng. Ngoài ra
cần thể hiện rõ cơ cấu tổ chức các đội cứu hộ; có bao nhiêu đội, mỗi
đội có bao nhiêu người, cơ sở vật chất cùng trang thiết bị của mỗi
đội, vị trí, địa chỉ giao dịch.
+ Cơ sở hạ tầng. Về cơ sở hạ tầng yêu cầu trình bầy rõ chất lượng
các công trình, việc thực hiện các qui định trong xây dựng các công
trình trong vùng tai biến, hiện trạng về trình độ thông tin liên lạc
phục vụ cảnh báo, thông báo các hiểm họa. Các cơ sở dữ liệu trên
đây được quản lý thống nhất phục vụ cho quản lý tai biến đồng thời
là cơ sở quan trọng để xây dựng và đề xuất các giải pháp giảm
thiểu.
Câu 12: Nội dung của bản đồ phân vùng rủi ro tai biến. Vai
trò của bản đồ phân vùng rủi ro tai biến trong quản lý tai
biến thiên nhiên?
BẢN ĐỒ TAI BIẾN THIÊN NHIÊN

Khái niệm bản đồ tai biến thiên nhiên: bản đồ tai biến thiên nhiên là dạng bản
đồ tích hợp biểu diễn sự phân bố các tai biến trên phạm vi một vùng hay một lãnh thổ
theo một tỷ lệ nhất định trong mối quan hệ với các điều kiện tự nhiên và các hoạt động
phát triển của con người.
Nội dung bản đồ tai biến thiên nhiên là biểu diễn các dạng tai biến khác nhau
về thể loại, quy mô và tần suất. Đôi khi để làm rõ một loại tai biến người ta làm riêng
một bản đồ tai biến cho loại đó. Bản đồ này biểu diễn chi tiết một loại tai biến theo
không gian và thời gian.
Bản đồ tai biến thiên nhiên cung cấp những thơng tin cụ thể về tai biến và có
khả năng dự báo tiềm năng tai biến. Ở đây có thể lấy Bản đồ tai biến thiên nhiên vành
đai Thái Bình Dương làm ví dụ. Trên bản đồ này thể hiện hai nhóm tai biến: Tai biến
khí tượng (bão, vịi rồng, ranh giới băng theo mùa, vùng sóng cao do gió...); Tai biến


địa chất (động đất, núi lửa, sóng thần). Các tai biến được biểu diễn bằng màu sắc, biểu
tượng, qui mô và tần suất.
Trong các bản đồ tai biến thiên nhiên,bản đồ tai biến địa chất được quan tâm và
được hành lập ở các tỷ lệ khác nhau.
Bản đồ tai biến địa chất thể hiện các nội dung sau:
+ Các điều kiện địa chất
- Thể hiện nền địa chất (các thành tạo địa chất phân chia theo mức độ chống
chịu môi trường và tàng trữ độc tố, khả năng kháng chấn, khả năng chống xói lở);
- Phân bố các đứt gãy trẻ đang hoạt động;
- Phân bố tài nguyên khoáng sản: quy mô, mức độ hiện trạng khai thác.
+ Hiện trạng tai biến
Bằng ký hiệu và màu sắc đưa các dạng tai biến lên bản đồ phản ánh quy mô và
mức độ.
+ Dân cư và hạ tầng cơ sở
Phân bố dân cư, mật độ dân cư và các cơng trình hạ tầng cơ sở, trình độ dân cư
và khả năng ứng xử với môi trường. Hiện nay trên thế giới bản đồ tai biến địa chất có

những nét khác biệt nhau giữa các quốc gia. Ở Nhật Bản theo hướng định lượng cao
(tốc độ xói lở, xu thế xói lở bờ biển, tốc độ sụt lún được biểu diễn rất cụ thể). Ở Trung
Quốc, trường Đại học Bắc Kinh biểu diễn điều kiện địa chất, hiện trạng tai biến, dân
cư và cơ sở hạ tầng trên nền địa hình. Trên bản đồ thể hiện rõ mối quan hệ của chúng
theo không gian và thời gian. Ở Việt Nam hiện nay cũng chưa có một chuẩn mực nào
cho việc thành lập bản đồ tai biến
Câu 13: Thế nào là động đất? Các thơng số cơ bản của động
đất là gì? Nhận xét về cường độ(I 0) và độ mạnh (M) của động
đất.
Động đất là một kiểu chuyển động kiến tạo đặc biệt xảy ra
trong một khoảng thời gian ngắn làm rung động các khu vực vỏ Trái
Đất được gây bởi quá trình giải phóng năng lượng dưới dạng sóng
địa chấn. Tuỳ theo cường độ của động đất mà mức độ phá huỷ cũng
rất khác nhau.
Chấn tiêu (tâm trong):là vị trí bên trong vỏ trái đất mà ở đó phát
sinh động đất
Chấn tâm (tâm ngoài):Là vị trí ở tại hìnhchiếu của chấn tiêu lên bề
mặt địa hình


Cường độ động đất là mức độ dao động của sóng địa chấn,
cường độ thay đổi trong một giới hạn rộng từ dao động yếu (chỉ có
máy mới ghi nhận được) cho đến những dao động mạnh có tính huỷ
diệt mà được coi là những hiện tượng thảm hoạ trong tự nhiên. Để
đánh giá cường độ động đất hai nhà bác học F. Mercali và Sieberg đã
đề xuất thang 12 chấn cấp. Động đất có chấn cấp từ 7 - 8 là mạnh,
từ 9 - 12 là rất mạnh

Độ mạnh là giá trị chỉ năng lượng của động đất được giải
phóng. Việc phân chia động đất ra các cấp theo năng lượng của

chúng là việc làm đúng đắn. Tuy nhiên, việc làm đó cực kỳ khó khăn
bởi vì những phương pháp tính năng lượng chính xác chưa được
hoàn hảo.
Richter đã phân loại động đất theo năng lượng của chúng.
Richter trong khi phân loại đã không sử dụng độ lớn của năng lượng
mà chỉ sử dụng giá trị logarit của năng lượng trong dải biến động lớn
từ các dao động yếu ớt đến dao động huỷ diệt. Bảng phân loại cấp
động đất của Richter có các cấp M = 1 đến M = 8,5- 9,0.
Mối quan hệ giữa độ mạnh và cường độ được thể hiện bằng công
thức:
I0 = 1,5M - 3,5lgH + 3


M - độ mạnh
H - độ sâu chấn tiêu
I0 - Cường độ (chấn cấp) tại chấn tâm
Từ công thức trên thấy rõ độ mạnh càng lớn thì cường độ càng lớn,
độ sâu chấn tiêu càng lớn thì cường độ càng yếu. Như vậy cường độ
tỷ lệ thuận với độ mạnh và tỷ lệ nghịch với độ sâu chấn tiêu.
Câu 14: Phân loại động đất? Tác động của tai biến động đất?
*Phân loại










Động đất chậm.
Động đất dưới đại dương.
Động đất được kích hoạt từ xa.
Động đất hàng loạt.
Động đất kép.
Động đất nội mảng.
Động đất sóng thần.
Đứt gãy đẩy mù

*Tác động của tai biến động đất
Tác động trực tiếp của trận động đất là rung cuộn mặt
đất,thường gây ra nhiều thiệt hại nhất. Các rung động này có biên
độ lớn, vượt giới hạn đàn hồi của môi trường đất đá hay công trình
và gây nứt vỡ. Tác động thứ cấp của động đất là kích động lở đất, lở
tuyết, sóng thần, nước triều giả, vỡ đê. Sau cùng là hỏa hoạn do các
hệ thống cung cấp năng lượng (điện, ga) bị hư hại.
Trong hầu hết trường hợp, động đất tự nhiên là chuỗi các vụ
động đất có cường độ khác nhau, kéo dài trong thời gian nhất định,
cỡ vài ngày đến vài tháng. Trong chuỗi đó thì trận động đất mạnh
nhất gọi là động đất chính (mainshock), còn những lần yếu hơn thì
gọi là dư chấn. Dư chấn trước động đất chính gọi là tiền chấn,còn
sau động đất chính gọi là "Aftershock" nhưng trong tiếng Việt hiện
dùng từ "dư chấn".
Năng lượng của động đất được trải dài trong một diện tích lớn,
và trong các trận động đất lớn có thể trải hết tồn cầu. Các nhà
khoa học thường có thể định được điểm mà các sóng địa chấn được
bắt đầu. Điểm này được gọi là chấn tiêu.Hình chiếu của điểm này lên
mặt đất được gọi là chấn tâm.



Câu 15: Nguyên nhân và cơ chế phát sinh động đất, qui luật
phân bố động đất, giải thích và lấy ví dụ minh họa.
*Nguyên nhân xảy ra động đất
Nguyên nhân nội sinh là do vận động của các mảng kiến tạo
trong vỏ trái đất, dẫn đến các hoạt động đứt gãy hoặc phun trào núi
lửa ở các đới hút chìm.
Nguyên nhân ngoại sinh là do thiên thạch va chạm vào trái
đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn; do sụp lở các hang
động ngầm dưới mặt đất và động đất do các vụ trượt lở đất đá tự
nhiên với khối lượng lớn (loại động đất này thường chỉ làm rung
chuyển một vùng hẹp và chiếm khoảng 3% tổng số trận động đất
thế giới).
Nguyên nhân nhân sinh dẫn đến động đất là do hoạt động làm
thay đổi ứng suất đá gần bề mặt, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân, nổ
nhân tạo dưới lòng đất hoặc tác động của áp suất cột nước của các
hồ chứa nước, hồ thủy điện.
*Cơ chế phát sinh
Phần lớn động đất có quan hệ nguồn gốc với các ranh giới
mảng (dọc đới hút chìm,các sống núi đại dương và các đứt gãy
chuyển dạng) và dọc các đứt gãy sâu phân chia địa khối trong nội
mảng. Để xác định nguồn gốc động đất việc nghiên cứu dao động
đầu tiên của sóng ghi nhận trên băng địa chấn có một ý nghĩa rất
lớn.
Năng lượng địa chấn được giải phóng theo mơ hình đối xứng
hình cầu giống như các tia sáng toả ra từ ngọn nến. Tuy nhiên mô
hình toả tia của động đất giống với sự chiếu sáng của Hải Đăng hơn
(năng lượng phát ra theo hướng xác định). Hướng của các chùm
năng lượng địa chấn có quan hệ trực tiếp với trường nén ép. Theo
quan điểm như vậy mô hình toả tia là rất quan trọng.
Trong thời gian động đất, máy đo chấn ghi được các thành

phần thẳng đứng của chuyển động bề mặt đất, chỉ ra hướng vận
động của sóng đi lên hoặc đi xuống. Chuyên gia địa chấn xác định
được khi nào sóng đi lên và đi xuống. Bằng phân tích hướng vận
động đầu tiên của sóng được ghi lại ở các trạm địa chấn khác nhau
trên Trái Đất các chuyên gia địa chấn có thể xác định được hướng


dịch chuyển của kiểu đứt gãy cụ thể (thuận, nghịch, trượt bằng) mà
dọc theo đó động đất được phát sinh.
Phân tích các băng địa chấn ở các trạm có thể xác định dao
động đầu tiên của mặt đất theo hướng khỏi nguồn hoặc hướng về
nguồn.
 Động đất gây bởi nổ và sập trong vỏ Trái Đất

Một vụ nổ ở dưới bề mặt đất (có thể nhân tạo hoặc do núi lửa).
Năng lượng giải phóng tạo một lực ép và vận động của mơi trường
đất có hướng đi khỏi chấn tiêu. Nếu môi trường đất giống như môi
trường đàn hồi cứng đồng nhất thì dao động đầu tiên ghi lại được có
dạng cầu đối xứng qua chấn tiêu.
Như vậy khi các trạm ở những vị trí khác nhau ghi nhận vận động
ép đẩy đầu tiên thì khẳng định động đất gây ra do cơ chế nổ. Còn
trong trường hợp ngược lại, vận động đầu tiên của bề mặt đất ở các
trạm ghi nhận được là những vận động hướng vào nguồn thì động
đất được sinh ra do sập các hang động.
Từ hai cơ chế trên có thể xác định được các cơ chế khác phát sinh
động đất phức tạp hơn. Tính phức tạp được thể hiện ở chỗ khi động
đất xảy ra, vận động đầu tiên của mặt đất ở các điểm không đồng
nhất là hướng vào nguồn hoặc khỏi nguồn mà có sự kết hợp theo
một quy luật nhất định, đó là tạo ra các trường căng và nén. Đặc
điểm phân bố của các trường này phụ thuộc vào kiểu đứt gãy phát

sinh động đất.
 Động đất gây bởi chuyển động các địa khối theo đứt gẫy

Các hướng của dao động đầu tiên không song song theo hướng đông
tây (hướng
chuyển động tương đối của hai mảng) trái lại chúng có hướng tỏa tia
hướng về nguồn và đi khỏi nguồn. Trong trường hợp này có sự tiếp
xúc giữa mảng đàn hồi ở trên và mảng cứng nằm dưới không biến
dạng là tiếp xúc khi có ma sát từ chấn tiêu tại đó lực ma sát F cân
bằng với lực đàn hồi S liên quan tới sự biến động của mảng đàn hồi ở
trong phạm vi vùng chấn tiêu.
 Giải đoán vận động đầu tiên và cơ chế phát sinh động đất

Các trạm ghi băng địa chấn phân bổ quanh chấn tâm động đất. Khi
động đất xảy ra, các trạm ghi được các vận động đầu tiên (đẩy và


kéo) dựa trên sự phân bố các vận động đầu tiên ta phải xác định
kiểu đứt gãy phát sinh động đất.
 Hình cầu chấn tiêu

Khi động đất xảy ra, các trạm địa chấn ghi được các chuyển động
đầu tiên là các sóng nén (đẩy) và sóng căng (kéo). Kết quả đo được
biểu diễn trên sơ đồ khối theo quy luật các đới nén xen với đới căng,
ngăn cách nhau bởi mặt đứt gãy và mặt chấn đoạn.
*Phân bố động đất
Động đất phân bố trên thế giới phân bố không đồng đều
 80 % lượng động đất phân bố dọc theo đai Thái Bình Dương

(Vành đai lửa Thái Bình Dương là 1 khu vực hay xảy ra động đất và

các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái
Bình Dương. Vành đai lửa Thái Bình Dương là hệ quả trực tiếp của
các hoạt động kiến tạo địa tầng và của sự chuyển động và va chạm
của các mảng lớp vỏ Trái Đất)
 18 % lượng động đất phân bố dọc đai Địa Trung Hải

(Vùng Địa Trung Hải vẫn là một khu vực trù phú. Và dĩ nhiên, các
ngọn núi lửa cũng vẫn còn tồn tại ở đây, chúng khiến nguy cơ động
đất luôn thường trực mà ít ai để ý đến)
 2 % lượng động đất phân bố dọc các sống núi Đại Dương và ở

nội mảng
*Ví dụ:
Trận động đất mạnh 7 độ Richter ngày 30/10/2020 tại vùng
biển Aegean thuộc Địa Trung Hải đã làm thủy triều dâng cao, tràn
vào các đảo, vùng ven biển của Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Trận động đất
cũng đã khiến nhiều tòa nhà đổ sập, 12 người dân của nước này đã
thiệt mạng và 419 người khác đã bị thương do tác động trực tiếp của
vụ động đất.
Trận động đất mới nhất mạnh 8,1 độ ngày 5/3/2021 ở quần đảo
Kermadec, phía đông bắc Đảo Bắc của New Zealand, xảy ra ngay
sau trận động đất mạnh 7,4 độ ở cùng khu vực. Trước đó, một trận
động đất 7,2 độ cũng được ghi nhận cách Đảo Bắc khoảng 900 km
về phía đông.


Câu 16: Trình bày các tai biến liên quan đến động đất,
phương pháp dự báo và phòng tránh động đất.
 Động đất xảy ra thường kèm theo những tai biến sau:


Phá hủy cơ học. Khi động đất xảy ra mặt đất rung lên và dịch
chuyển làm cho đường giao thông, cầu và các công trình trong vùng
động đất bị phá hủy và sập đổ.Mức độ phá hủy phụ thuộc vào độ
mạnh động đất, chất lượng công trình và đặc điểm nền đất xây
dựng. Trong vùng xảy ra động đất, trên nền đất rắn chắc (đá gốc) số
công trình bị phá hủy chiếm 1,4%, cịn trên nền đất yếu có tiềm
năng hóa lỏng thì số cơng trính bị phá hủy chiếm 70%.
Ngồi phá hủy hạ tầng cơ sở,động đất cịn phá hủy bề mặt địa
hình gây trượt đổ lở trên một quy mô rất lớn. Ví dụ động đất ở bang
Madison (Mỹ) đã gây đổ lở dữ dội, tạo một dòng đá vụn với khối
lượng 28,3.106 m3 chuyển động với tốc độ 180km/h trên một đoạn
dài 1600m chặn dịng sơng và tạo ra hồ Hebegen.
Gây hỏa hoạn. Hỏa hoạn là một trong những tai biến rất nguy
hiểm đối với các đô thị nằm trong vùng ảnh hưởng của động đất.
Trong khu đơ thị có nhiều hệ thống đường tải điện cao áp, các ống
dẫn dầu và khí đốt, các trạm xăng, các công trình dân dụng với
lượng gỗ và vật liệu tổng hợp lớn. Khi có động đất, dưới tác dụng cơ
học các công trình bị sập đổ, các ống dẫn dầu, khí bị vỡ, các đường
điện cao áp bị đứt, đánh tia lửa điện, các bếp của các gia đình hoặc
bếp ăn công cộng đang đun nấu bị phá hủy gặp khí đốt, dầu và xăng
sẽ nhanh chóng tạo ra đám cháy lớn trên diện rộng và gây thiệt hại
lớn. Ví dụ năm 1906 ở Sanfransisco, 70% thành phố bị phá hủy bởi
hỏa hoạn do động đất gây ra.
Phá hủy do sóng thần và lũ lụt ven biển. Động đất xảy ra ở đáy
biến có thể sinh ra sóng thần và gây ra thiệt hại lớn về người và của.
Sóng thần lan truyền với tốc độ 1000km/giờ, khi đến gần bờ chiều
cao của sóng tăng vụt, đạt từ 15m đến 30m, ào ạt đổ vào bờ, phá
hủy các công trình và cuốn theo hàng nghìn sinh mạng. Động đất
ngày 26/12/2004 ở tây nam đảo Sumatra với M=8,9 gây ra sóng
thần là một minh chứng về thảm họa hủy diệt trên một diện rộng

thuộc Ấn Độ Dương (Inđônêxia, Thái Lan, Srilanka, Manđivơ), đã phá


hủy nặng nề các hạ tầng cơ sở, môi trường và cướp đi gần 300.000
sinh mạng.
Ngồi sóng thần, động đất còn gây sụt lún trên một diện rộng ở
miền ven biển, gây ngập lụt nghiêm trọng. Điển hình là vụ động đất
năm 1964 xảy ra ở vùng Portage (Alaska) làm cho vùng bị sụt lún,
nước biển tràn vào và gây lụt trên diện rộng.
Trong suốt thời gian lịch sử, động đất đã cướp đi khoảng 100 triệu
người, tàn phá một khối lượng vật chất khổng lồ và hủy hoại môi
trường nghiêm trọng. So với lũ lụt, thiệt hại do động đất gây ra ít
hơn nhưng nó để lại hậu quả rất nặng nề về tâm lý: luôn luôn lo sợ,
không yên tâm trong cuộc sống.
Theo thống kê trong vòng 30 năm trở lại đây, trên toàn thế giới
mỗi năm xảy ra khoảng 60 trận động đất với M > 6,4, làm chết từ
10.000 đến 12.000 người cùng một số lượng tài sản lớn.
 Phương pháp dự báo động đất

a.Ghi sóng địa chấn bằng máy ở trạm địa chấn
Động đất được nghiên cứu bằng các máy đo địa chấn đặt ở các
trạm địa chấn. Máy này ghi những dao động đàn hồi truyền đến
trạm, khuếch đại biên độ dao động lên hàng trăm, hàng ngàn lần,
bởi vậy có khả năng ghi lại những dao động rất yếu xuất phát từ các
lò động đất ở xa.
Ở Matxcơva trạm địa chấn có khả năng ghi nhận những vụ
động đất xảy ra tại bất kỳ các điểm trên thế giới. Các máy ghi động
đất dưới dạng các băng địa chấn. Băng địa chấn là một đường dạng
sóng. Nghiên cứu băng địa chấn có thể xác định vị trí tâm ngoài, độ
sâu tâm địa chấn và năng lượng của lò địa chấn.

Các trạm địa chấn ghi lại các dao động địa chấn. Sự thay đổi
tính địa chấn là một trong những dấu hiệu dự báo động đất. Tỷ số
sóng dọc P và sóng ngang S biểu hiện trạng thái động đất. Khi P/S =
1,75 là trạng thái bình thường. Nếu tỷ số này giảm chậm chạp xuống
1,6 là dấu hiệu chuẩn bị xảy ra động đất. Sau động đất tỷ số P/S lại
trở lại bình thường. Đây là dấu hiệu dự báo nhưng không phải là dấu
hiệu tổng quát cho mọi động đất.
Các trạm địa chấn đo được số và tần số vi chấn. Sự thay đổi số
và tần số vi chấn cũng là dấu hiệu cho vụ động đất lớn sẽ xảy ra.


Động đất theo kiểu này đã xảy ra ở bán đảo IZO Nhật Bản
(15/1/1978)
b. Theo dõi sự thay đổi đặc tính vật lý và sự dao động mực
nước ở giếng
Sự thay đổi điện trở suất phụ thuộc vào lượng nước chứa trong
đá. Khi đá bão hoà nước thì điện trở suất giảm (hay tính dẫn điện
tăng). Điều đó có nghĩa các khe nứt mở ra cho phép nước thấm
nhiều vào vùng bị phân cắt. Sự giảm điện trở suất chỉ ra động đất
đang chuẩn bị xảy ra. Trường hợp này thể hiện rõ qua động đất ở
Xibêri.
Sự thay đổi mực nước ở giếng. Điều này được thấy rõ trong
vòng 30 năm nay. Tại bang California mực nước giếng thay đổi xảy
ra trước động đất 1 giờ. Như vậy quan sát thay đổi mực nước giếng
có ý nghĩa thực tế trong dự báo động đất. Sau động đất mực nước
giếng thay đổi rõ rệt. Ở Wilwankee và Wisconsin tại Mỹ với biên độ
4m sau vụ động đất 8/1950. Ở Điện Biên sau động đất 19/2/2001
mực nước giếng hạ xuống 0,5m ở phía tây thị xã, cịn ở phía đơng thì
mực nước giếng lại dâng cao 0,5m.
c. Theo dõi sự bốc khí Radon

Sự bốc khí Radon từ các giếng sâu hoặc từ các đới đứt gãy
trong vùng địa chấn đã quan sát thấy ở Tasken nơi xảy ra vụ động
đất năm 1966, ở giếng sâu hàm lượng Radon tăng 2 lần. Sau động
đất hàm lượng Radon trở lại bình thường. Phương pháp này không
được sử dụng rộng rãi. Thực hiện phương pháp này gặp
nhiều khó khăn.
d. Theo dõi sự thay đổi bề mặt địa hình
Sự biến đổi bề mặt địa hình là một trong những dấu hiệu dự
báo động đất. Vụ động đất ở Nhật Bản năm 1964, M =7,5 là một ví
dụ điển hình. Ở khu vực này những số liệu đo chính xác được tiến
hành vào cuối thế kỷ 19. Từ năm 1898 đến 1955 vùng này nâng ổn
định và chậm chạp. Năm 1958 tốc độ nâng lớn hơn và sau đó
chuyển động này giảm cho đến khi xảy ra động đất.
e. Nghiên cứu hành vi các con vật
Các con vật có nhạy cảm với động đất, trước khi động đất xảy
ra chúng có hành vi khác thường :


- Bị, ngựa, trâu khơng vào chuồng;
- Mèo bỏ chạy, chuột bỏ tổ chạy chốn;
- Rắn ngủ đơng bị ra khỏi hang;
Dựa vào các hành vi bất thường của các con vật con người có thể áp
dụng các giải
pháp giảm thiểu:
- Sơ tán dân chúng khỏi khu vực động đất
- Chuẩn bị tinh thần sẵn sàng ứng phó
- Áp dụng biện pháp giảm thiểu cần thiết, cụ thể là đối với những
vùng phân cắt, độ thẩm thấu cao, áp dụng phương pháp hút nước
ngầm, làm tăng độ liên kết của đá, tăng ma sát trong nhằm kháng
lại sóng địa chấn (việc làm này Mỹ đã tiến hành).

Con người đã hết sức cố gắng trong việc nghiên cứu dự báo
động đất. Nhưng cho đến nay công việc dự báo động đất cịn gặp
nhiều khó khăn và chưa đáp ứng được mong mỏi của cộng
đồng.Trong lịch sử dự báo động đất chỉ có một lần duy nhất dự báo
chính xác ngày giờ xảy ra động đất.Đó là dự báo động đất xảy ra
ngày 04 tháng 02 năm 1975 tại Hải Thành, Doanh Khẩu tỉnh Liêu
Ninh, Trung Quốc với độ mạnh 7,3 độ richter, cường độ VIII – IX trên
diện tích 900km2
Động đất là loại tai biến rất khốc liệt. Dự báo động đất cần phải tiếp
tục đầu tư
nghiên cứu. Hy vọng trong tương lai, con người có thể dự báo được
động đất
*Cách phịng chống động đất


Núp dưới gầm bàn, tránh xa các tịa nhà hay khơng đỗ xe dưới
gầm cầu vượt là những cách đảm bảo toàn tính mạng khi mặt

đất rung lắc vì địa chấn.
• Ngay khi bạn cảm nhận được mặt đất đang rung lắc, hãy cố
gắng giữ bình tĩnh và tìm nơi trú ẩn dưới gầm bàn hoặc đồ nội
thất chắc chắn. Chúng ta cần ở yên dưới đó tới khi địa chấn kết
thúc, lấy tay ôm chặt đầu và mặt để tránh bị thương vì dị vật.
• Mọi người cần tránh xa những đồ vật thủy tinh, cửa sổ kính,
cửa ra vào hay các đồ vật có thể rơi như đèn chiếu sáng, quạt
trần, quạt treo tường…. Chỉ núp sau cánh cửa khi đó là loại cửa
chịu lực.





Nếu khơng có bàn, bạn cần tìm những nơi góc cạnh, thành đủ
cao để núp khi động đất xảy ra. Trong trường hợp tường đổ,
hốc phía dưới đủ cho người ẩn náu xoay sở và không bị đè
trúng. Tuyệt đối không sử dụng thang máy trong và sau khi

động đất xảy ra.
• Nếu bạn đang ở ngồi đường, tránh xa các tòa nhà, đèn đường,
cột điện hoặc hệ thống lưới điện….
• Mảnh vỡ rơi xuống từ các cơng trình cao tầng gây thương vong
nhiều hơn các vụ sập nhà. Các cao ốc và nhà ở được thiết kế
để đứng vững trước những cơn địa chấn ở cấp độ nhất định.
Mọi người nên tránh xa hoặc ở trong các tòa nhà khi mặt đất
rung lắc. Hành động lao ra ngồi có thể gây thương vong.
• Trong trường hợp đang đi ngồi đường, chúng ta có thể lái xe
vào nơi thơng thống nhất có thể và ở trong ơtơ. Việc dừng xe
giữa đường dễ gây tai nạn cho bản thân và những xe ở phía
sau.
• Bạn khơng nên dừng xe dưới gầm cầu vượt, các tòa nhà hay
cây cối phòng trường hợp chúng bị phá hủy khi động đất xảy
ra.
Câu 17: Động đất kích thích là gì? Các điều kiện phát sinh
động đất kích thích.
Động đất kích thích là hiện tượng xảy ra ở nhiều nơi trên thế
giới chứ không riêng tại Việt Nam. Nó thường được ghi nhận ở nhiều
vùng hồ, đập và trong nhiều trường hợp, động đất kích thích đã gây
hư hại đập, phá hoại nhà cửa, công trình trong khu vực, gây thiệt hại
lớn về người và của.
Môi trường đất đá ở bên dưới bình thường khi chưa có nước thì
nó vẫn ở trong trạng thái chỗ căng, chỗ khơng căng, có chỗ gần đạt

trạng thái phá hủy. Khi bị tác động thêm bởi một lực đè khác từ bên
ngồi, nó sẽ kích thích những trạng thái hiện có, chỗ đang căng sẽ
căng hơn, bùng phát thành các cơn địa chấn như rung, lắc, phát ra
tiếng nổ… Đó là động đất kích thích.
Động đất kích thích không xảy ra ở mọi vùng hồ. Nó chỉ xảy ra
ở những vùng hồ có điều kiện địa chất, kiến tạo thuận lợi: Là vùng
hoạt động, ứng suất kiến tạo trong đá đã đạt đến giới hạn, tồn tại


×