Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

nghiên cứu các tai biến thiên nhiên ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế và đề xuất giải pháp phòng tránh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THỊ TRANG
NGHIÊN CỨU CÁC TAI BIẾN THIÊN
NHIÊN
Ở HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG
TRÁNH
Chuyên ngành: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Mã số: 60 44 70
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HOÀNG SƠN
Huế, Năm 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các
đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác.
Họ và tên tác giả
PHẠM THỊ TRANG

ii
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này,
tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của
quý thầy cô trong thời gian tôi học tại Trường Đại học Sư phạm -
Đại học Huế.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu,


phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học
Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
tập và hoàn thành luận văn.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn đến qúy thầy cô đã
tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Hoàng Sơn
đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên
cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi luôn cố gắng, song với khả
năng có hạn chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu
sót. Tôi kính mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy
cô giáo và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 09 năm 2013
Phạm Thị Trang
iii
iii
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC 1
Trang 1
TRANG PHỤ BÌA i 1
LỜI CAM ĐOAN ii 1
LỜI CẢM ƠN iii 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5
Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 5
Trang 5
MỞ ĐẦU 7
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 7
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 8
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 8
4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 8
5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 9
6. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 12
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 14
NỘI DUNG 15
CHƯƠNG 1 15
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÁC HIỆN TƯỢNG TAI BIẾN THIÊN
NHIÊN 15
1.1. Các khái niệm liên quan trong đề tài 15
1.1.1. Tai biến thiên nhiên 15
1.1.1.1. Khái niệm chung về tai biến môi trường 15
1.1.1.2. Phân loại tai biến môi trường 15
1.1.2. Lũ lụt 19
1.1.3. Hạn hán 19
1.1.4. Bão và áp thấp nhiệt đới 21
1.1.5. Lũ quét 21
1.1.6. Trượt lở đất 24
1.2. Tác động của tai biến thiên nhiên đến môi trường sinh thái và sự phát triển kinh tế -
xã hội 26
1.2.1. Tác động của tai biến thiên nhiên đến môi trường sinh thái 26
1.2.2. Tác động của tai biến thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế - xã hội 26
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu tai biến thiên nhiên 27
1.3.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới 27
1

1.3.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 28
1.3.3. Ở huyện Nam Đông – Tỉnh Thừa Thiên Huế 29
CHƯƠNG 2 31
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN NAM ĐÔNG,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 31
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế 31
2.1.1.Vị trí địa lý 31
2.1.2. Địa chất – địa hình 35
2.1.2.1. Địa chất 35
2.1.2.2. Địa hình 37
2.1.3. Khí hậu - thời tiết 39
2.1.4. Thủy văn 42
2.1.4.1. Nước mặt 42
2.1.4.2. Nước ngầm 42
2.1.5. Đất 44
2.1.6. Thảm thực vật 47
2.1.6.1. Thảm thực vật tự nhiên 47
2.1.6.2. Thảm thực vật nhân tác 47
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế 48
2.2.1. Dân cư và nguồn lao động 48
2.2.1.1. Hiện trạng và cơ cấu dân số 48
2.2.1.2. Lao động và việc làm 48
2.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế 48
2.2.2.1. Tình hình định canh, định cư 48
2.2.2.2. Hiện trạng phát triển kinh kế - xã hội 49
2.2.2.3. Cơ sở hạ tầng 50
CHƯƠNG 3 52
HIỆN TRẠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ GÂY RA TAI BIẾN THIÊN NHIÊN Ở HUYỆN
NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 52
3.1. Hiện trạng các tai biến thiên nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế 52

3.1.1. Lũ lụt 52
3.1.1.1.Đặc điểm lũ trên địa bàn huyện Nam Đông 52
3.1.1.2. Các trận lũ lớn trên địa bàn huyện Nam Đông 53
3.1.2. Hạn hán 55
3.1.2.1. Hiện trạng hạn hán trên địa bàn huyện Nam Đông 55
3.1.2.2. Những đợt hạn hán nặng ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế 58
3.1.3. Bão và Áp thấp nhiệt đới 58
3.1.3.1. Thời gian ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới ở huyện Nam Đông 58
3.1.3.2. Hiện trạng bão và áp thấp nhiệt đới trên địa bàn huyện 59
3.1.4. Lũ quét 60
3.1.4.1. Đặc điểm lũ quét ở huyện Nam Đông 60
3.1.4.2. Hiện trạng lũ quét ở huyện Nam Đông 61
3.1.4.3. Một số trận lũ quét điển hình ở huyện Nam Đông 62
2
3.1.5. Trượt lở đất 63
3.2. Phân tích các nhân tố gây ra tai biến thiên nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa
Thiên Huế 65
3.2.1. Các nhân tố tự nhiên 65
3.2.1.1. Nhân tố địa chất, khoáng sản 65
3.2.1.2. Nhân tố địa hình, địa mạo 67
3.2.1.3. Nhân tố khí tượng, khí hậu 68
3.2.1.4. Nhân tố thủy văn 69
3.2.1.5. Nhân tố thổ nhưỡng 70
3.2.1.6. Nhân tố sinh vật 71
3.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội 72
3.2.2.1. Dân cư và nguồn lao động 72
3.2.2.2. Các ngành kinh tế 72
CHƯƠNG 4 74
DỰ BÁO NGUY CƠ XẢY RA CÁC TAI BIẾN THIÊN NHIÊN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU THIỆT HẠI Ở HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN

HUẾ 74
4.1. Dự báo nguy cơ xảy ra các tai biến thiên nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên
Huế 74
4.1.1. Cơ sở dự báo nguy cơ xảy ra các tai biến thiên nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnh
Thừa Thiên Huế 74
4.1.1.1. Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam 74
4.1.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
75
4.1.2. Dự báo nguy cơ xảy ra các tai biến thiên nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa
Thiên Huế 78
4.1.2.1. Hạn hán 79
4.1.2.2. Lũ quét 80
4.1.2.3. Trượt lở đất 83
4.2. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu thiệt hại do tai biến thiên nhiên gây ra ở huyện
Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế 85
4.2.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất các giải pháp 85
4.2.2. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu thiệt hại do tai biến thiên nhiên gây ra ở
huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế 86
4.2.2.1. Giải pháp công trình 86
4.2.2.2. Giải pháp phi công trình 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
1. KẾT LUẬN 93
2. KIẾN NGHỊ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chú thích
BĐ : Báo động
IAEA : International Atomic Energy Agency

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế)
IPCC : Intergovernmental Panel on Climate Change
(Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi khí hậu)
KHCN : Khoa học công nghệ
TN và KT – XH : Tự nhiên và kinh tế - xã hội
UBND : Ủy ban nhân dân
UNESCO : United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa Liên Hiệp Quốc)
UNDP : United Nations Development Programme
(Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc)
UNDRO : United Nations Disaster Relief Organization
(Tổ chức cứu trợ, giảm nhẹ Thiên tai)
VACR : Mô hình trang trại vườn-ao-chuồng-rừng
WHO : World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)
4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Dòng chảy lũ quét tại một số vùng ở Việt Nam [11] 24
Bảng 1.2. Phân loại trượt lở chính (theo Varnes D.J [29]) 24
Bảng 2.1. Một số đặc trưng khí hậu huyện Nam Đông năm 2012 39
Bảng 2.2. Tổng hợp diện tích các loại đất theo nguồn gốc phát sinh [15] 44
Bảng 3.1. Mực nước lũ lớn nhất trong các trận lũ lớn và lũ lịch sử [22] 53
Bảng 3.2. Lưu lượng trung bình ngày (m3/s) tại trạm thủy văn Thượng Nhật trận lũ tháng
10/1983 54
Bảng 3.3. Lưu lượng mưa trung bình ngày tại trạm Thượng Nhật trận lũ tháng 11/1999 54
Bảng 3.4. Tổng hợp diện tích lúa nước bị hạn huyện Nam Đông 56
(từ năm 1998 đến năm 2012) 56
Bảng 3.5. Chỉ số khô hạn trung bình theo tháng và năm ở huyện Nam Đông 56

Bảng 3.6. Lượng mưa trung bình tháng, năm (mm) ở huyện Nam Đông, 69
tỉnh Thừa Thiên Huế 69
Bảng 3.7. Lượng mưa ngày lớn nhất (mm) ở huyện Nam Đông, tỉnhThừa Thiên Huế 69
Bảng 3.8. Lưu lượng và mô đun dòng chảy lớn nhất hàng năm ở sông Tả Trạch 70
Bảng 3.9. Đặc điểm các loại đất ở huyện Nam Đông [15] 70
Bảng 4.1. Mức tăng nhiệt độ trung bình (0C) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ
1890 - 1999 của Huế ứng với các kịch bản phát thải từ thấp đến cao [7] 74
Bảng 4.2. Mức thay đổi tỷ lệ (%) lượng mưa qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ
1890 - 1999 của Huế ứng với các kịch bản phát thải từ thấp đến cao [7] 75
Bảng 4.3. Thay đổi nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa của lưu vực sông Hương trong các
thập kỉ từ 2010 đến 2100 so sánh với năm 1990 79
Bảng 4.4. Dự báo nhu cầu nước trên lưu vực sông Tả Trạch đến năm 2020 [16] 80
Bảng 4.5. Các điểm cảnh báo nguy cơ trượt lở trên các tuyến giao thông ở địa bàn nghiên
cứu 85
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1. Sơ đồ phân loại tai biến môi trường [5] 15
Hình 1.2. Quan hệ Q max – T .Q max sông Nậm Lay – Trạm Bản Xá, 23
Lai Châu 23
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế 34
Hình 2.2. Bản đồ địa chất huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế 36
Hình 2.3. Bản đồ địa hình huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế 38
Hình 2.4. Bản đồ lượng mưa trung bình năm huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế 41
Hình 2.5. Bản đồ hệ thống sông ngòi huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế 43
Hình 2.6. Bản đồ thổ nhưỡng huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế 46
Hình 3.1. Bản đồ phân vùng hạn hán huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế 57
Hình 3.2. Bản đồ phân bố các điểm trượt lở đất huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. 64
Hình 3.3. Bản đồ hiện trạng tai biến thiên nhiên huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.66
Hình 4.1. Bản đồ nguy cơ lũ quét huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế 82
5

Hình 4.2. Bản đồ cảnh báo nguy cơ xảy ra trượt lở đất ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa
Thiên Huế 84
6
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, biến đổi khí hậu đang là mối lo ngại toàn cầu. Đi kèm với nó là
các tai biến thiên nhiên như động đất, núi lửa, bão, hạn hán, lũ quét, trượt lở đất…
diễn ra hết sức bất ngờ và ngày càng gia tăng.
Tai biến thiên nhiên đang diễn ra ngày càng khốc liệt cả về nguy cơ và tần suất
xuất hiện. Nó đã và đang gây tổn thất lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng kinh tế, xã
hội và ảnh hưởng xấu đến môi trường. Năm 2012, thế giới có 231 thảm họa xảy ra, làm
5400 người chết, 87 triệu người bị ảnh hưởng, thiệt hại lên tới 44,6 tỉ USD.
Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của tai biến thiên nhiên. Hàng năm trung
bình có 450 người chết và mất tích do thiên tai, thiệt hại về kinh tế ước tính từ 1,2 -1,5
GDP. Đây là tổn thất nặng nề đối với quốc gia đang phát triển. Tai biến tự nhiên đang
là trở lực lớn trong quá trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền
vững ở nước ta, đặc biệt là các vùng miền núi. Trung bình mỗi năm có hàng triệu lượt
người bị ảnh hưởng do tai biến thiên nhiên gây ra cần được cứu trợ. Nhiều người trong
số họ đã thoát nghèo thì bị tái nghèo do hậu quả của tai biến thiên nhiên.
Nam Đông là huyện miền núi ở phía Tây Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, có tổng
diện tích 65194,60 ha. Đây là vùng đầu nguồn của sông Tả Trạch và Hữu Trạch
thuộc hệ thống sông Hương. Hai con sông này có chiều dài ngắn, độ chênh cao lớn
(từ đầu nguồn đến hạ nguồn có độ chênh khoảng 100m). Lòng sông hẹp thoát nước
khó khăn, sông nhiều thác ghềnh. Mùa khô nhiều đoạn bị cạn, khả năng vận chuyển
nước bị hạn chế. Mùa lũ dễ gây ngập lụt ở vùng hạ lưu.
Với cấu trúc địa chất phức tạp thuộc nền núi uốn nếp Trường Sơn, địa hình
thấp dần từ Nam lên Bắc, khí hậu đặc trưng của miền đồi núi nên vùng thường
xuyên xảy ra các tai biến thiên nhiên.
Thực tế cho thấy, Nam Đông thường bị ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới,
dải hội tụ nhiệt đới lấn về phía Nam tạo ra các đợt mưa lớn trên địa bàn gây ngập lụt,

lũ quét, trượt lở đất ở nhiều địa phương trong huyện. Bên cạnh đó, địa bàn còn chịu
ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam gây hạn hán nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới hoạt
động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Những tai biến tự nhiên đó đã gây thiệt hại
nặng nề về người và của. Theo báo cáo của UBND huyện, bão số 6 (năm 2006) đã gây
7
thiệt hại tại huyện Nam Đông gồm: 11 người bị thương, 50 nhà sập; 2.936 nhà bị tốc
mái một phần và xiêu vẹo; 321 nhà tốc mái hoàn toàn chưa kể nhiều cơ sở hạ tầng, cơ
sở sản xuất kinh doanh của huyện. Trượt lở đất xảy ra ở dọc tuyến đường 14B từ Phú
Lộc lên Nam Đông. Tại đây thường xảy ra khoảng 4 điểm trượt lở nhỏ với khối lượng
chưa đến 100m
3
tạo đèo La Hy thuộc địa phân huyện Nam Đông.
Do đó, việc “Nghiên cứu các tai biến thiên nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnh
Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp phòng tránh” là một vấn đề nghiên cứu có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm
thiểu thiệt hại tai biến thiên nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Xác định cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu các tai biến thiên nhiên
làm căn cứ cho việc nghiên cứu của đề tài.
- Xác định cơ sở thực tiễn thông qua việc phân tích đặc điểm tự nhiên và đặc
điểm kinh tế - xã hội của huyện Nam Đông.
- Nghiên cứu hiện trạng các tai biến thiên nhiên và thiệt hại do các tai biến
thiên nhiên gây ra ở huyện, kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp
giảm thiểu tai biến thiên nhiên ở huyện.
- Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do tai biến thiên
nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
4.1. Về lãnh thổ

- Huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.2. Về thời gian
- Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở hiện trạng các điều kiện địa lý đến năm 2012.
4.3. Về nội dung
- Nghiên cứu điều kiện thiên nhiên huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
phục vụ cho nghiên cứu các tai biến thiên nhiên ở huyện. Trong đó chú trọng đến các
yếu tố địa chất, địa hình, thủy văn, lượng mưa, nhiệt độ,… và mối quan hệ giữa chúng.
8
- Đề xuất một số giải pháp góp phần vào việc giảm thiểu thiệt hại do tai biến
thiên nhiên ở huyện Nam Đông.
5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Nghiên cứu đề tài theo quan điểm hệ thống chính là việc nghiên cứu cấu trúc
thẳng đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc chức năng của hệ thống lãnh thổ tự nhiên.
Cấu trúc thẳng đứng là các thành phần cấu tạo như: địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng,
sinh vật. Cấu trúc ngang là đơn vị cấu tạo thể hiện ở sự phân hóa lãnh thổ thành các
đơn vị lãnh thổ cơ sở.
Trong đề tài, tiếp cận theo quan điểm hệ thống bao gồm: xác định cấu trúc
thẳng đứng là các thành phần địa lí tự nhiên như địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ
nhưỡng, sinh vật trong mối quan hệ với nhau. Cấu trúc ngang thể hiện sự phân hoá
của các đơn vị lãnh thổ cơ sở trong khu vực nghiên cứu và mối quan hệ giữa chúng.
Các tai biến tự nhiên xảy ra là tác động của các nhân tố TN và KT-XH (kinh
tế - xã hội). Trong các nhân tố này lại có các cấp nhỏ hơn, cụ thể hơn và có liên
quan với nhau. Do đó, nghiên cứu vấn đề này phải dựa trên quan điểm hệ thống.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Nghiên cứu một vấn đề theo quan điểm tổng hợp chính là xem xét tổng hợp
các yếu tố, hiện tượng của môi trường tự nhiên trong mối quan hệ tác động qua lại
lẫn nhau. Tuy nhiên, có thể lựa chọn một số yếu tố mang tính đặc thù của khu vực
có tác động mạnh đến đối tượng cần nghiên cứu.

Nghiên cứu theo quan điểm này, đề tài lựa chọn các yếu tố mang tính đặc thù
của huyện Nam Đông như: địa chất, địa hình, độ dốc, lượng mưa, nhiệt độ, chế độ
thủy văn, sinh vật, để phục vụ đề xuất giải pháp đề phòng và giảm thiểu thiệt hại
do tai biến thiên nhiên gây ra ở huyện.
5.1.3. Quan điểm thực tiễn
Thực tiễn là cơ sở của quá trình nghiên cứu địa lí tự nhiên, kết quả của đề tài
nghiên cứu lại được áp dụng vào thực tiễn. Quan điểm này được vận dụng vào đề
tài khi lựa chọn các biện pháp chống trượt lở đất, lũ quét ở huyện Nam Đông.
9
5.1.4. Quan điểm lãnh thổ
Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại và phát triển trong một không gian nhất
định. Các sự vật, hiện tượng địa lí cũng không nằm ngoài quy luật tự nhiên này.
Chúng có sự phân hóa và thống nhất nội tại nhưng cũng có mối quan hệ với các
lãnh thổ xung quanh cả về đặc điểm địa lí TN và KT-XH.
Khi nghiên cứu các tai biến thiên nhiên thì các yếu tố: địa chất, địa hình, khí
hậu, thủy văn, sinh vật có sự phân hóa ở mọi lãnh thổ và khu vực. Vì vậy, nhiệm
vụ của người nghiên cứu là tìm ra những nét đặc thù, sự khác biệt ở địa bàn nghiên
cứu. Từ đó có hướng đề xuất các biện pháp đề phòng và giảm thiểu thiệt hại do tai
biến gây ra ở huyện Nam Đông.
5.1.5. Quan điểm lịch sử
Mỗi thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên đều có quá trình phát sinh, phát triển và
biến đổi không ngừng theo không gian thời gian. Quan điểm này xem xét các yếu tố
nằm trong một chuỗi liên tục từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Với phương pháp
thu thập thông tin về các chuỗi sự kiện trong quá khứ, sẽ nhận biết được tính logic
tất yếu của cả một quá trình phát triển.
Trên cơ sở này, khi thực hiện đề tài chúng tôi đã tiến hành điều tra, tìm hiểu
những biến động của khí hậu, thời tiết, chế độ thủy văn và các yếu tố liên quan đến đề
tài trong vùng nghiên cứu qua nhiều năm để từ đó có cơ sở đánh giá, dự báo phù hợp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý tư liệu

Bao gồm các tài liệu từ: Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam
Đông; Phòng tài nguyên môi trường huyện Nam Đông; Phòng thống kê huyện Nam
Đông, Hạt kiểm lâm huyện Nam Đông; Trạm khí tượng Nam Đông; Trạm thủy văn
Thượng Nhật; Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên
Huế; các bài báo cáo, tạp chí, thông tin trên mạng internet… có liên quan đến đề tài.
Đây là các tài liệu làm cơ sở lý luận phục vụ định hướng nghiên cứu đề tài. Tất cả các
tài liệu đều được phân tích, xử lý có chọn lọc trong quá trình nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp bản đồ
Để đáp ứng được mục tiêu của đề tài, phương pháp bản đồ được vận dụng
vào việc xây dựng các bản đồ đơn tính của lãnh thổ nghiên cứu như: bản đồ địa
10
chất, bản đồ địa hình, bản đồ độ dốc, bản đồ lượng mưa, ở cùng tỷ lệ 1:50.000. Kết
hợp các bản đồ thành phần để thành lập bản đồ hiện trạng tai biến thiên nhiên nhằm
phục vụ cho việc đánh giá tác động tai biến thiên nhiên ở huyện Nam Đông. Các
bản đồ này được xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng phần mềm Mapinfo.
5.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát thực địa trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên
Huế nhằm kiểm chứng lại nguồn tài liệu hiện có, bổ sung và cập nhật thêm tư liệu,
số liệu. Đồng thời, tiến hành chụp ảnh, phỏng vấn cư dân địa phương về các vấn đề
có liên quan đến đề tài.
Phương pháp thực địa được tiến hành theo tuyến và theo điểm, cụ thể:
- Tuyến 1: Qua các xã Hương Phú - Thị trấn Khe Tre - xã Thượng Lộ.
- Tuyến 2: Thị trấn Khe Tre - xã Hương Hòa - Thượng Nhật - Hương Giang.
- Tuyến 3: Thị trấn Khe Tre - xã Thượng Long - Thượng Quảng.
5.2.4. Phương pháp địa mạo, động lực
Áp dụng phương pháp này nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa học, ý kiến của
nhân dân ở khu vực nghiên cứu trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các điều
kiện TN và KT-XH gây ra tai biến ở khu vực nghiên cứu.
5.2.5. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa học trong việc đánh giá

tác động của các điều kiện TN và KT-XH đến các tai biến thiên nhiên. Đồng thời,
đề tài tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, của các ngành liên quan, của cán bộ và
nhân dân địa phương.
5.2.6. Phương pháp đối chiếu - so sánh
Phương pháp này thể hiện sự vận dụng quan điểm lãnh thổ trong nghiên cứu
địa lý tự nhiên. Các tai biến thiên nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
có liên quan mật thiết với các đặc điểm tự nhiên cũng như hiện trạng các tai biến
thiên nhiên ở các khu vực còn lại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, cần có
sự so sánh, đối chiếu và nhìn nhận các tai biến thiên nhiên ở vùng miền núi trong
mối quan hệ mật thiết với các nhân tố tác động gây tai biến, hiện trạng các tai biến
thiên nhiên ở các địa phương khác.
11
6. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
6.1. Trên thế giới
Các tổ chức UNESCO, UNDP, WHO, IAEA đã chủ trì hoặc phối hợp tổ
chức nhiều dự án về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Liên hợp quốc đã thành lập
tổ chức cứu trợ, giảm nhẹ thiên tai (UNDRO), phối hợp với các tổ chức (Ngân hàng
Thế giới, Ngân hàng Châu Á…) đã tài trợ nhiều dự án quốc tế nghiên cứu các tai
biến thiên nhiên cho nhiều quốc gia. Ngoài ra còn có nhiều tổ chức phi chính phủ đã
thực hiện và tài trợ cho các dự án nghiên cứu giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường.
Hiện nay, nhiều quốc gia đã thành lập ủy ban quốc gia phòng chống và giảm nhẹ
thiên tai. Các công trình nghiên cứu có giá trị như:
- Bate P.P, De Roo A.P, “ Asimple rater – based model for flood
inundation.J.of Hydrology NO 236”, 2000.
- K.C Patra, “ Hydrology and Water Resources Engineering”, 2000.
- Gerald Garry, “ Phòng chống lũ lụt tại các lưu vực dốc”, Hội thảo Việt
Pháp tháng 9/2002, Hà Nội.
6.2. Ở Việt Nam
Tai biến thiên nhiên, tai biến địa chất đã được các nhà nghiên cứu ở nước ta
nghiên cứu từ nhiều năm nay, nhiều công trình công bố và áp dụng vào thực tiễn đã

mang lại hiệu quả rất tốt, đóng góp cho sự thành công của khoa học nói chung.
Thống kê của Tổng cục Thủy lợi cho biết, trong vòng 10 năm (từ năm 1998 đến
năm 2008) tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của
1.090 người và gây thiệt hại lớn về kinh tế. Đặc biệt, năm 2010, lũ lụt bất thường
xảy ra tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình làm 111 người chết, 17 người
mất tích, 357.076 ngôi nhà bị ngập, hư hỏng nặng, tổn thất về kinh tế rất lớn.
Đáng chú ý là công trình nghiên cứu như:
1. Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ, Đặc điểm KTTV môi trường khu vực
Trung Trung Bộ năm 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007,
2008, Đà Nẵng.
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ xuất bản tập “Đặc điểm
Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ” với nội dung tổng kết, phân tích
12
diễn biến các yếu tố thời tiết, thủy văn trong năm trên phạm vi các tỉnh từ Quảng
Bình đến Quảng Ngãi, so sánh với năm trước và với quy luật chung của khí hậu, rút
ra những đặc điểm thời tiết, thủy văn trong năm.
2. PGS.TS.Cao Đăng Dư, Nghiên cứu nguyên nhân hình thành và các biện
pháp phòng chống lũ quét, 1995.
Xây dựng cơ sở phương pháp luận nghiên cứu nguyên nhân hình thành, tính
toán và thử nghiệm cảnh báo lũ quét; Xác định một số biện pháp phòng chống, giảm
nhẹ thiệt hại do lũ quét và áp dụng thử nghiệm cho một vài khu vực cụ thể.
3. TS. Lê Trung Tuân, Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp KHCN phòng
chống hạn hán phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở các tỉnh miền Trung, 2011.
Đề tài này nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp KHCN cụ thể tại hai vùng
đặc trưng (có và chưa có công trình thủy lợi), cùng với các giải pháp tưới tiêu tiết
kiệm nước, đào tạo tăng cường năng lực cộng đồng trong đối phó với hạn hán nhằm
góp phần thu hẹp khoảng cách về KHCN phòng chống hạn hán giữa thế giới và
Việt Nam nói chung, khu vực miền Trung nói riêng.
4. Nguyễn Thanh và nnk (2001), Nghiên cứu, dự báo phòng chống sạt lở bờ

hệ thống sông miền Trung, phần II - Hệ thống sông từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi,
Báo cáo khoa học tổng kết dự án cấp nhà nước, Huế.
Đề tài đã nêu bật hiện trạng sạt lở bờ, dự báo các vị trí và mức độ sạt lở bờ hệ
thống các sông khu vực miền Trung từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi trên cơ sở phân
tích đặc điểm các yếu tố địa chất, địa mạo, lượng mưa và tác động của con người.
5. GS.TS.Nguyễn Trọng Yêm, Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng tai
biến môi trường tự nhiên lãnh thổ Việt Nam – Nghiên cứu đánh giá trượt lở, lũ quét,
lũ bùn đá một số vùng nguy hiểm ở miền núi Bắc Bộ, kiến nghị các giải pháp phòng
tránh, giảm nhẹ thiệt hại, 2006.
Đề tài nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng các tai biến môi trường tự
nhiên quan trọng và xây dựng bản đồ phân vùng tai biến môi trường tự nhiên lãnh
thổ Việt Nam. Nêu một số vấn đề chủ yếu về các giải pháp phòng chống và giảm
nhẹ thiệt hại do tai biến môi trường tự nhiên.
13
6.3. Ở Thừa Thiên Huế
Các công trình nghiên cứu về nguyên nhân, hiện trạng và đề xuất các giải
pháp giảm thiểu thiệt hại do tai biến thiên nhiên gây ra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế: Nguyễn Ngọc Thiện (2005), Thừa Thiên Huế với công tác phòng chống lụt
bão và giảm nhẹ thiên tai, Báo cáo tham luận nhân dịp 60 năm ngày truyền thống
phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai của Việt Nam, Hà Nội. Nguyễn Việt,
Thiên tai ở Thừa Thiên Huế và các biện pháp phòng tránh tổng hợp, Trung tâm dự
báo khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế.
Tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nào đề cập đến việc nghiên cứu các
tai biến thiên nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp
phòng tránh. Vì thế, đây là một đề tài mới và có ý nghĩa thiết thực đối với công tác
phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai ở địa phương.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc nội dung của luận văn bao gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc nghiên cứu các hiện tượng tai biến thiên nhiên.
Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên tự nhiên và kinh tế - xã hội ở huyện

Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Hiện trạng và các nhân tố gây ra tai biến thiên nhiên ở huyện
Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 4: Dự báo nguy cơ xảy ra các tai biến thiên nhiên và đề xuất một số
giải pháp giảm thiểu thiệt hại ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
14
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÁC HIỆN TƯỢNG
TAI BIẾN THIÊN NHIÊN
1.1. Các khái niệm liên quan trong đề tài
1.1.1. Tai biến thiên nhiên
Tai biến thiên nhiên là mối đe dọa của các sự kiện xảy ra một cách tự nhiên
mà có những tác động tiêu cực đến con người hoặc môi trường.
Tai biến thiên nhiên là một bộ phận của tai biến môi trường.
1.1.1.1. Khái niệm chung về tai biến môi trường
Tai biến môi trường là biểu hiện về điều kiện, hoàn cảnh, hiện tượng, vụ việc
hoặc quá trình, được xuất hiện, diễn biến trong thiên nhiên, trong xã hội, có tiềm
năng gây hại, gây nguy hiểm, đe dọa đối với an toàn về sức khỏe, tính mạng con
người, tài sản kinh tế, tài sản văn hóa - xã hội của một bộ phận cộng đồng loài
người, hoặc có nguy cơ đe dọa, thậm chí phá vỡ tính ổn định, an toàn một bộ phận,
cho đến toàn cục mang tính hệ thống môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa - xã
hội và môi trường nhân sinh [5].
1.1.1.2. Phân loại tai biến môi trường
Dựa vào tác nhân gây tai biến có thể phân loại như sau:
Hình 1.1. Sơ đồ phân loại tai biến môi trường [5]
15
TAI BIẾN LÝ - SINH
TAI BIẾN MÔI TRƯỜNG
TAI BIẾN THIÊN NHIÊN TAI BIẾN NHÂN SINH

Tai biến liên quan
đến quá trình địa
động lực nội sinh
(động đất, nứt đất,
phun trào núi lửa,
sóng thần).
Tai biến do các quá trình
địa động lực ngoại sinh
(trượt lở, xói lở, lũ, lũ
quét, bão, hạn hán, xâm
nhập mặn, cát bay, mực
nước biển dâng…).
Các tai biến trong lĩnh vực:
- Công nghiệp.
- Khai thác khoáng sản.
- Xây dựng, giao thông vận tải
- Nông - lâm - ngư nghiệp
và cháy rừng.
*Tai biến thiên nhiên (hay còn gọi là tai biến tự nhiên) là những thảm họa
bất ngờ do thiên nhiên gây ra cho con người ở một địa phương, một vùng, một đất
nước, một khu vực hoặc cho toàn thế giới.
- Tai biến liên quan đến các quá trình địa động lực nội sinh, hay là các quá
trình động lực được hình thành tại các phần dưới sâu trong lòng đất, có khả năng
phát sinh, phát triển các loại tai biến thiên nhiên như động đất, nứt đất, phun trào
núi lửa, sóng thần, lũ bùn…
+ Động đất là những chấn động mạnh của vỏ Trái Đất, có thể cảm nhận
được hoặc gây thiệt hại cho con người và cho các công trình xây dựng, làm biến
dạng mặt đất… Chấn động do sự va chạm giữa các mảng nền (sóng chấn động) lan
truyền nhanh trên mặt đất và trong lòng đất, được các máy đo địa chấn đặt khắp mọi
nơi ghi nhận lại. Từ các số liệu đo đạc này, các nhà khoa học xác định được tâm địa

chấn, thường ở độ sâu từ 0 - 700 km và tính được cường độ động đất theo thang độ
Richte, những trận động đất có cường độ từ 4 độ Richte sẽ gây thiệt hại cho con
người. Từ tâm địa chấn, năng lượng do sự va chạm của các mảng nền được truyền
thẳng lên mặt đất, gọi là tâm động đất, rồi lan truyền thành sóng địa chấn ra xung
quanh. Hiện nay, có đến 90% động đất diễn ra ở “vòng đai lửa Thái Bình Dương”
trong đó vùng Đông Nam Á là nơi có nhiều động đất vì nằm ở nơi tiếp xúc giữa nền
Á-Âu với nền Philippin [8].
+ Phun trào núi lửa: là hiện tượng macma (hỗn hợp silicat nóng chảy bão
hòa các khí) từ trong lòng đất trào ra ngoài mặt đất dưới dạng dung nham (dạng
lỏng) hoặc dưới dạng bom, tro bụi (dạng rắn). Các vụ phun trào núi lửa, do sự tích
lũy áp suất và năng lượng nhiều năm hoặc nhiều thế kỷ trong miệng núi lửa, thường
giải tỏa một năng lượng khổng lồ. Tùy theo khoáng chất cấu tạo, nhiệt độ và áp suất
mà dung nham trào ra có thể đặc sệt hoặc lỏng, có chứa nhiều bọt khí. Có nhiệt độ
từ 1.000 - 1.200
0
C, thiêu cháy cây cỏ, mọi vật trên đường dòng chảy tràn qua [8].
Khác với động đất, trước khi núi lửa phun đều có những dấu hiệu báo trước
như những chấn động trong lòng đất, miệng núi lửa nhả khói,… nên con người có
thể tránh xa trước khi núi lửa phun.
+ Sóng thần: là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước
đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Động đất cùng những
16
dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa phun và va chạm
thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần. Sóng thần có chiều cao từ 20 đến 40
m, truyền theo chiều ngang với tốc độ từ 400 đến 800 km/h. Khi vào bờ, sóng có
sức tàn phá khốc liệt. Đặc biệt hay xảy ra ở các vùng bờ biển Thái Bình Dương.
+ Lũ bùn (Lahar) là những dòng tro bụi núi lửa trộn với nước và đất đá, theo
triền núi lửa tràn xuống chân núi và các vùng lân cận, vùi lấp tất cả [8].
- Tai biến do các quá trình địa động lực ngoại sinh, bao gồm các dạng tai
biến như trượt lở, xói lở, lũ, lũ quét, bão, hạn hán, xâm nhập mặn, cát bay, mực

nước biển dâng…
+ Trượt lở, xói lở: các hiện tượng trượt lở (Landslide), đổ lở (Rockfall) và xói
lở dọc bờ sông, suối (erosion) hay dọc bờ biển (abrasion) liên quan trực tiếp với các
quá trình địa động lực ngoại sinh xảy ra rộng rãi tại các địa hình sườn, các bờ sông
suối, ven biển, trong nhiều trường hợp đã xảy ra sự cố, hiểm họa cho con người.
+ Lũ, lũ quét: tùy theo đặc điểm hoạt động của lũ, thành phần vật chất của
dòng lũ mà phân biệt các loại khác nhau như lũ lụt (thông thường), lũ ống, lũ quét.
Lũ lụt với sự tác động nhiều khi tàn phá của các dòng nước, hoạt động trên
một diện tương đối rộng, thường bao gồm lưu vực của một hoặc một số dòng chảy
hiện đại và vùng lân cận các diện phân bố của các dòng chảy.
Lũ ống thường gặp tại các vùng núi, với các dòng chảy xiết trong lòng các dòng
chảy đơn giản dạng khe suối, hẻm dạng chữ U, chữ V. Lũ ống diễn ra bất chợt sau khi
có một trận mưa nguồn, động năng rất lớn, nước dâng nhanh, chảy xiết, thường cuốn
theo cây cối bị đổ trên dòng khe và những vật cản khác, rất hung dữ, nhưng cũng
nhanh chóng rút hạ mực nước, giảm động năng dòng chảy, trở lại bình thường.
Lũ quét: trong thành phần dòng lũ, ngoài nước ra còn có một tỉ lệ đáng kể vật
liệu cứng như bùn, cát, đá tảng, cũng như các vật liệu khác như gỗ, nứa, tre và các
vật liệu có nguồn gốc từ các công trình nhân tạo bị dòng lũ quét cuốn theo. Khác
với lũ ống, lũ quét thường diễn ra trên các kênh dẫn tương đối rộng, tràn trên các
địa hình thấp lân cận kênh chính, nhiều khi hợp nhất nhiều kênh nhỏ tạo các diện
đáng kể chịu sự tác động của trận lũ. Tất cả các dòng bùn đá của lũ quét đều có đặc
điểm chung là vận động theo nguyên lý của dòng chảy rối.
17
+ Bão tố: liên quan đến chuyển động xoáy, nhanh, mạnh dị thường của tầng
không khí cận mặt đất, thuộc bầu khí quyển mặt đất, biểu hiện dưới dạng tác động
cơ - lý các hợp phần khí quyển, tương tác giữa khí quyển với thủy quyển, với địa
quyển hay bề mặt thạch quyển, cũng như các vật thể, công trình nhân tạo liên quan.
Nhìn chung, bão thường kèm theo gió di chuyển xoáy, mạnh, nhanh, tốc độ có thể
đạt 32 - 33 m/s, bão tố thường kèm theo mưa, bão tuyết kèm theo tuyết rơi, bão cát
có kèm theo cát bay, cát lấp.

+ Xâm nhập mặn : là hiện tượng diễn ra ở vùng cửa sông đổ ra biển hoặc ở
đồng bằng ven biển, khi nước biển xâm nhập vào khối nước ngọt của vùng cửa sông
hoặc vào các tầng nước dưới đất. Sự xâm nhập mặn thường xảy ra trong mùa khô.
Xâm nhập mặn có thể tiến sâu vào đất liền từ 50 - 80 km như ở đồng bằng sông
Cửu Long nước ta .
+ Ngoài ra, tai biến do các quá trình địa động lực ngoại sinh còn có hạn hán,
cát bay, mực nước biển dâng.
* Tai biến nhân sinh: bao gồm các loại tai biến gắn với các hoạt động kinh
tế khác nhau của con người. Tai biến nhân sinh do con người gây nên một cách
hoặc vô thức, thiếu hiểu biết, hoặc cố ý, chỉ biết đến lợi ích kinh tế trước mắt mà
không lường trước được những hậu họa lâu dài trong các hoạt động kinh tế.
Các loại tai biến nhân sinh phổ biến bao gồm: các tai biến trong lĩnh vực
công nghiệp; các tai biến trong lĩnh vực khai thác khoáng sản; các tai biến trong
lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải; các tai biến trong lĩnh vực nông - lâm - ngư
nghiệp và cháy rừng.
* Tai biến môi trường lý - sinh có nguyên nhân gắn với các hiện tượng, hoàn
cảnh, điều kiện tự nhiên, trực tiếp là các biểu hiện vật lý Trái Đất như nhiệt độ, áp suất
khí quyển, trường địa từ, phóng xạ, cũng như gắn với các hoàn cảnh môi trường cục
bộ, môi trường sinh thái như chế độ nhiệt ẩm, sương giá, cảnh quan, sinh cảnh, nguồn
gen , có khi gắn với các hoạt động nhân sinh như gây tiếng ồn, bụi công nghiệp, bụi
mỏ và bụi tại các khu dân cư, đô thị Các hiện tượng, điều kiện vật lý Trái Đất, sinh
cảnh hoặc nhân tạo này nhiều khi tác động tiêu cực, phương hại cho các vật thể sống
nói chung, trong đó có con người, đó là tai biến môi trường lý - sinh [5].
18
Các yếu tố môi trường lý sinh có thể gia tăng nhạy cảm tai biến môi trường,
tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người thông qua các áp lực sinh lý,
thần kinh, bệnh tật hoặc ảnh hưởng đến sản xuất như giảm năng suất cây trồng, vật
nuôi. Đó là các hiện tượng, điều kiện môi trường tự nhiên (nhiệt độ không khí thay
đổi thất thường, dao động lớn trong thời gian ngắn; giá rét gió mùa kèm theo sương
giá ở vùng núi; nhiệt độ tăng cao bất thường; nhiệt độ không khí tăng dần do sự gia

tăng của hiệu ứng nhà kính; các tia tử ngoại, phóng xạ tự nhiên; bụi thiên nhiên; vi
rút, vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh; sâu bệnh ). Bên cạnh đó còn có các hiện
tượng môi trường xã hội (tiếng ồn gây ra từ hoạt động công nghiệp, từ các phương
tiện giao thông tại các đô thị; bụi nhân tạo các loại trong không khí; nhiễu ánh sáng
tự nhiên; nghiện, tiêm chích ma túy ).
1.1.2. Lũ lụt
Lũ là tình trạng nước dâng cao trong lòng các sông, suối sau những trận mưa
to hoặc tuyết tan [9].
Lụt là hiện tượng nước trong lòng sông tràn ra khỏi bờ, làm ngập một diện tích
đất đai, đồng ruộng, làng mạc rộng lớn trong những thời kì nước to hoặc lũ [9].
Lũ lụt là một trong những biểu hiện về tai biến thiên nhiên gây ra do dòng
nước có lưu lượng lớn, động năng mạnh dị thường, thường diễn ra trong phạm vi
các kênh dẫn dòng chảy tự nhiên hay nhân tạo, hoặc mở rộng trên các địa hình
trũng thấp kế cận các dòng chảy, với sức nước có thể phá hủy, cuốn đi các vật cản
tự nhiên như đất đá, cây cối, cho đến các công trình nhà cửa, cầu cống, đê đập và
các tài sản của con người, thậm chí có thể đe dọa tính mạng của con người [5].
1.1.3. Hạn hán
Hạn hán là tình trạng thiếu hụt lượng nước so với giá trị chuẩn (trung bình)
trong thời gian dài. Nguyên nhân sinh ra hạn hán do thiếu mưa hoặc nhiệt độ tăng
cao hơn mức bình thường làm cho trữ lượng ẩm trong đất và trong không khí giảm
đi nhiều, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của sinh vật cũng như cuộc sống của
con người [20].
Dựa vào tính chất cũng như mức độ nghiêm trọng của các loại tác hại do tai
biến hạn hán gây ra, người ta chia hạn hán thành các loại chính sau [5]:
19
Hạn hán khí tượng: xảy ra liên quan trực tiếp với sự thiếu hụt lượng nước
mưa ở mức độ khác nhau, với thời gian kéo dài khác nhau. Thường khi lượng mưa
trong một mùa, hoặc trong một năm bị giảm, chỉ đạt dưới 10% lượng mưa trung
bình hàng năm của vùng thì được xem là hạn hán khí tượng. Thời gian kéo dài của
một đợt hạn hán khí tượng có khi chỉ ngắn khoảng 6 ngày, dài hơn khoảng một

tháng, nghiêm trọng có thể trong cả năm hoặc đến hai năm.
Hạn hán thủy văn: xảy ra do sự giảm sút hoặc cạn kiệt lượng nước trong các
dòng chảy, hồ chứa và kể cả đối với nước ngầm.
Hạn hán nông nghiệp: xảy ra khi sự thiếu hụt về nước tạo nên độ ẩm của đất
giảm ở mức dưới ngưỡng duy trì sự tăng trưởng bình thường của cây trồng, giảm
sút sản lượng nông nghiệp, mất mùa đối với vùng chịu hạn.
Nguyên nhân gây ra hạn hán:
- Lượng mưa theo mùa trong năm bị giảm sút và thay đổi thất thường.
- Các nguyên nhân khí tượng, liên quan đến sự di chuyển bất thường của các
luồng khí lưu thông trong khí quyển, làm giảm lượng mưa tạo nên hạn hán. Các
luồng gió đổi hướng bất thường, thậm chí di động ngược hướng thông thường có
thể đưa mưa bão vượt xa trung tâm khu vực bình thường mà bão đổ bộ, hoặc đổi
hướng chuyển thành các luồng gió có mưa đáng lẽ đổ vào các vùng khô hạn, nay
đưa đi nơi khác, gia tăng sự trầm trọng của tai biến hạn hán các vùng khô, nhiều
trường hợp đều liên quan đến sự bất thường về khí tượng.
Gió “Phơn” (Foehn) là loại gió từ bên kia núi gió thổi lên (Anabatic wind),
không khí bị lạnh dần đi rồi ngưng kết nên trút bớt ẩm và thu thêm được một
lượng nhiệt do ngưng kết tỏa ra, sau khi qua đỉnh núi gió thổi xuống (Katabatic
wind) bên này núi, nhiệt độ tăng lên dần do quá trình không khí bị nén đoạn nhiệt,
vì vậy đến chân núi bên này gió trở nên khô và nóng hơn. Núi càng cao chênh lệch
nhiệt độ càng lớn (Theo Nicholas M.Short, Nasa).
Gió phơn Tây Nam (hay Tây Nam khô nóng) là thuật ngữ mà các nhà
chuyên môn ở Việt Nam dùng để chỉ hiện tượng này. Gió hình thành từ vịnh Thái
Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào. Khi tiếp
cận dãy núi Trường Sơn thì gió tăng tốc, vượt qua và tràn xuống vùng Bắc Trung
Bộ và Trung Trung Bộ. Gió thường xuất hiện từ đầu tháng IV đến giữa tháng IX,
20
thường bắt đầu thổi từ 8 - 9 giờ sáng cho đến chiều tối, thổi mạnh nhất từ khoảng
gần giữa trưa đến xế chiều. Gió khô và nóng, nên làm cho khí hậu các vùng nói trên
trở nên khắc nghiệt. Độ ẩm có khi xuống 30% trong khi nhiệt độ có khi lên tới

43
0
C. Với bầu trời nắng chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa nên cây cỏ
héo khô, ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn.
1.1.4. Bão và áp thấp nhiệt đới
Bão là vùng áp thấp, gió xoáy hướng vào tâm ngược với kim đồng hồ, có sức
gió từ cấp 8 (60-75km/h) trở lên, kèm theo mưa dữ dội. Bão thường phát sinh trên
biển nhiệt đới với đường kính tới hàng trăm kilômét. Áp suất khí quyển trong bão
thấp hơn xung quanh. Đặc biệt ở tâm bão (mắt bão) gió yếu nhất và ít mây.
Bão là một xoáy thuận nhiệt đới được cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm với
dòng thăng rất mạnh xung quanh mắt bão, tạo hệ thống mây, mưa xoáy vào vùng
trung tâm bão. Năng lượng bão là ẩn nhiệt ngưng kết của lượng hơi nước khổng lồ
bốc hơi từ mặt biển, ngoài ra bão hình thành đòi hỏi không khí có tầng kết bất ổn
định đảm bảo cho sự hình thành đối lưu sâu và dông. Bão chỉ có thể hình thành khi
có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.
Nhà khí tượng Erik palmen đã tìm ra ràng bão chỉ có thể hình thành trên biển
trong dải vĩ độ 5 - 20
o
vĩ hai bên xích đạo có nhiệt độ cao (từ 26 – 27
o
C trở lên) -
đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh từ mặt biển để cung
cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành và lực coriolis đủ lớn để tạo xoáy, tạo
điều kiện thuận lợi cho bão hình thành. Sở dĩ bão không thể hình thành trong giải 0
– 5
o
vĩ về hai phía của xích đạo vì ở đó lực coriolis quá nhỏ, không đủ để tạo xoáy.
Áp thấp nhiệt đới (tropical depression) là tên gọi một hiện tượng thời tiết
phức hợp diễn ra trên diện rộng trên biển hoặc đất liền khi có hiện tượng gió xoáy
tập trung quanh một vùng áp thấp nhưng chưa đủ mạnh để gọi là bão nhiệt đới.

1.1.5. Lũ quét
Lũ quét thường là những trận lũ lớn, xảy ra bất ngờ, tồn tại trong một thời
gian ngắn (lên nhanh, xuống nhanh), dòng chảy xiết, có hàm lượng chất rắn cao và
có sức tàn phá lớn[11].
Khái niệm này thường được các nhà nghiên cứu Việt Nam sử dụng
Dựa theo nguyên nhân sinh ra lũ quét, gồm các dạng lũ quét sau:
21
- Lũ quét sườn dốc:
Đặc điểm của loại này là cường suất và tốc độ lũ rất lớn. Lũ đến bất thần tàn
phá theo dạng cuốn trôi nhanh, rút nhanh. Trong lũ chứa ít bùn đá. Lũ quét sườn dốc
thường phát sinh do mưa lớn trên những khu vực có độ dốc lớn, độ che phủ của thảm
thực vật thấp – là nhân tố tạo ra dòng chảy mặt sườn dốc lớn, tích tụ nước nhanh về
các suối tạo nên dòng lũ quét ở phía hạ lưu. Khi có mưa lớn trên lưu vực, từng nhánh
suối tập trung nước nhanh đổ về dòng chính gây ra lũ quét trên dòng chính.
- Lũ quét vỡ dòng tự nhiên:
Đặc điểm của lũ là có dạng sóng với tốc độ đặc biệt cao. Loại lũ này phát
sinh trong các hồ tự nhiên ở các thung lũng sông miền núi khi có mưa lớn.
- Lũ quét vỡ dòng nhân tạo:
Loại này gần giống với lũ quét vỡ dòng tự nhiên, nhưng giữa 2 loại này khác
nhau về nguyên nhân hình thành. Vỡ dòng nhân tạo phát sinh do mưa lớn kết hợp
với chất lượng các công trình thấp.
- Lũ quét nghẽn dòng tự nhiên:
Loại này xảy ra ở các vùng trũng, các cánh đồng giữa núi, ở nước ta hầu hết
tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Đặc trưng cơ bản của loại lũ quét này là
cường suất tương đối cao, kéo dài nhiều giờ thậm chí nhiều ngày. Dạng tàn phá chủ
yếu là cuốn trôi và ngập. Khu vực bị cuốn trôi nhanh nhất thường tập trung ở những
khu vực đầu vào và khu vực đầu ra của lũ.
Tác nhân chủ yếu dẫn tới lũ quét nghẽn dòng tự nhiên là cấu trúc địa chất –
địa hình đặc thù và mưa lớn trên diện rộng.
- Lũ quét nghẽn dòng đột biến:

Lũ có diễn biến tương đối giống với lũ quét nghẽn dòng tự nhiên song khác
biệt ở tác nhân phát sinh và phương thức tác hại. Tác nhân chủ yếu là trượt lở, sập
hang, đất đá, gỗ cây lấp cửa hang.
- Lũ quét do tai biến nội sinh (động đất, núi lửa, trượt lở đất):
Tác nhân trực tiếp gây lũ bùn đá là trượt lở đất, động đất… Phương thức tác
hại đặc trưng là vỡ đập, cuốn trôi, vùi lấp. Loại lũ này thường xảy ra ở những khu
vực hoạt động kiến tạo địa chất còn tiếp diễn (như vùng Tây Bắc Việt Nam).
- Lũ quét hỗn hợp:
22

×