Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Đánh giá hiệu quả của dự án tạo cơ hội phát triển công bằng cho phụ nữ nghèo chủ hộ tại 3 xã nam sơn bắc sơn hồng kỳ huyện sóc sơn hà nội giai đoạn 2008 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.34 KB, 64 trang )

1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về
việc triển khai dự án “Cải thiện cuộc sống cho phụ nữ đơn thân”, Hội liên
hiệp phụ nữ Thành phố Hà Nội đã tổ chức khảo sát phụ nữ đơn thân trên địa
bàn thành phố tháng 9 năm 2007. Kết quả: có 5325 phụ nữ đơn thân của
12/14 quận huyện của Hà Nội. Trong đó, huyện Sóc Sơn có số phụ nữ đơn
thân cao nhất (2506 người), quận Ba Đình có số phụ nữ đơn thân ít nhất là 41
người. Hầu hết phụ nữ đơn thân gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Có 47%
phụ nữ đơn thân (2503 người) có nhu cầu được vay vốn để phát triển kinh tế, cải
thiện mức sống gia đình; 12,62% có nhu cầu được đào tạo nghề (672 người).
Ngoài ra, có 27,81% phụ nữ (1481 người) có nhu cầu được trợ cấp khó khăn,
miễn giảm học phí học của con, hoặc được khám chữa bệnh miễn phí.[12]
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của phụ nữ trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời thấu hiểu được những thiệt thòi và
khó khăn của người phụ nữ nghèo nhưng lại phải gánh vác tất cả những công
việc mà không có phái mạnh bên mình và họ phải là trụ cột của gia đình.
Được sự tài trợ của tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới, Trung tâm hỗ trợ phát triển
vì phụ nữ và trẻ em phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ huyện Sóc Sơn, Thành phố
Hà Nội và huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện dự án “Tạo cơ hội
phát triển công bằng cho phụ nữ nghèo chủ hộ tại 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng
Kỳ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội; và 2 xã Thăng Bình và Công Liêm, huyện Nông
Cống, tỉnh Thanh Hóa” với tổng kinh phí là 3.149.088.000 VND.
Thời gian thực hiện dự án là 3 năm, bắt đầu từ tháng 01 năm 2008 đến
ngày 31/12/2010. Mục tiêu tổng thể của dự án là “Góp phần vào sự phát triển
công bằng và bền vững nhằm giảm nghèo cho các phụ nữ thiệt thòi tại Hà Nội
và Thanh Hóa” được cụ thể hóa thành hai mục tiêu cụ thể đó là Thúc đẩy
PNNCH tham gia tích cực hơn vào các lĩnh vực quyền và ra quyết định trong
những việc có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ; Cải thiện chất lượng


cuộc sống của các PNNCH tại 5 xã dự án của huyện Sóc Sơn và Nông Cống.
Dự án đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống vật chất, tinh thần và đặc biệt là
1
2
nhận thức của những hộ PNNCH. Chính vì vậy, dự án mang ý nghĩa to lớn về
cả mặt kinh tế và xã hội, góp phần tạo cơ hội cho họ phát triển công bằng,
giảm bớt những thiệt thòi, khó khăn của những phụ nữ nghèo làm trụ cột gia đình.
Sóc Sơn là một huyện nghèo của thủ đô Hà Nội, với 9 xã có địa hình đồi
núi, 70% dân số của Sóc Sơn làm nông nghiệp trong đó có 3 xã được hưởng
dự án "Tạo cơ hội phát triển công bằng cho phụ nữ nghèo chủ hộ". Các cán bộ
dự án đã tuyên truyền, động viên những người phụ nữ kém may mắn tham gia
sinh hoạt tại những CLB này để có thêm kiến thức về pháp luật và đời
sống,có thêm những kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, giữ vệ sinh… Đồng
thời, việc tham gia các CLB nhằm giúp họ có cơ hội hòa đồng, có niềm tin trở
lại với cuộc sống. Bên cạnh đó, dự án cũng cho họ vay một khoản vốn nhỏ để
phát triển chăn nuôi, trồng trọt, tăng thu nhập. Kết thúc dự án này mức độ
tham gia của PNNCH vào các hoạt động của cộng đồng tăng lên, tỷ lệ hộ
nghèo giảm xuống, điều kiện sống của PNNCH ở các xã dự án được cải thiện.
Đặc biệt sau khi kết thúc dự án 4 câu lạc bộ của 3 xã được cấp 1 số vốn để
giúp duy trì hoạt động và sinh hoạt thường xuyên, đồng thời tăng cường thành
lập các nhóm sở thích để giúp đỡ nhau phát triển sản xuất và động viên, chia
sẻ cùng nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Có thể nói dự án đã thực sự
thổi luồng gió mới vào cuộc sống kém may mắn của những người phụ nữ
ngoại thành Hà Nội. Xuất phát từ thực tế trên và thấy được tầm quan trọng
của dự án này, với cương vị là sinh viên thực tập tốt nghiệp em thực hiện đề
tài: "Đánh giá hiệu quả của dự án- Tạo cơ hội phát triển công bằng cho
phụ nữ nghèo chủ hộ tại 3 xã Nam Sơn- Bắc Sơn- Hồng Kỳ- huyện Sóc
Sơn- Hà Nội giai đoạn 2008-2010."
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá tác động của dự án "Tạo cơ hội phát triển công bằng cho phụ

nữ nghèo chủ hộ" tại 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn - Hà
Nội đến đời sống kinh tế xã hội của các hộ gia đình có phụ nữ nghèo chủ hộ.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu các hoạt động thực tế của dự án "Tạo cơ hội phát triển công bằng cho phụ
nữ nghèo chủ hộ" tại 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn - Hà Nội giai
đoạn 2008-2010.
2
3
- Đánh giá thực tế tình hình sản xuất, đời sống của PNNCH tại 3 xã Nam Sơn, Bắc
Sơn, Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn - Hà Nội.
- Đánh giá sự ảnh hưởng của dự án "Tạo cơ hội phát triển công bằng cho phụ nữ
nghèo chủ hộ" tại 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn - Hà Nội giai đoạn
2008-2010.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Giúp sinh viên có cơ hội tìm hiểu và tiếp cận thực tế thông qua việc
tiếp cận với các hoạt động thực tiễn của dự án.
- Vận dụng những kiến thức đã được học tại trường và thực tiễn qua đó
có thêm kiến thức, đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực tiễn phục vụ công tác
sau này.
1.4.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Thấy được quá trình triển khai, những khó khăn còn tồn tại và những
hiệu quả mà dự án đem lại cho người dân 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ,
huyện Sóc Sơn - Hà Nội.
3
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Khái niệm cơ hội

Cơ hội là một hoàn cảnh hoặc điều kiện thuận lợi mà ta cảm nhận được
nhưng rồi lại chẳng mang đến cho ta giá trị hoặc lợi ích gì trừ khi ta biết cách
lãnh đạo bản thân và người khác để tạo ra giá trị từ hoàn cảnh hoặc điều kiện
thuận lợi đó[11].
2.1.2. Khái niệm phát triển
- Phát triển được hiểu là một xã hội đạt đến mức thỏa mãn các nhu cầu
mà xã hội ấy coi là thiết yếu. Các nhu cầu ấy bao gồm: dinh dưỡng, giáo dục,
sức khỏe, vệ sinh, cung cấp nước sạch[2].
- Phát triển là sự tăng lên cả mặt số lượng và chất lượng. Hay nói cách
khác phát triển được coi là sự tăng trưởng về kinh tế, sự tiến bộ về xã hội và
sự bền vững về môi trường[2].
- Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống
của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã
hội (Ranan Weitz, 1995)[1].
2.1.3. Khái niệm công bằng
Công bằng xã hội về phương diện kinh tế không có nghĩa là thành quả
phát triển của xã hội được chia đồng đều cho mọi người.Công bằng trước hết
phải được hiểu là sự bình đẳng trong cơ hội (equal opportunity), cơ hội làm
việc, cơ hội đầu tư, nghĩa là bình đẳng trong việc tiếp cận những cơ hội mà
với cố gắng và năng lực con người có thể đạt đến một mức sống cao hơn hiện
nay. Nói khác đi, nếu mọi tầng lớp dân chúng đều có cơ hội tham gia quá
trình phát triển và được hưởng thành quả tương ứng với sức lực, khả năng và
trí tuệ của họ thì đó là sự phát triển trong công bằng[3].
2.1.4. Khái niệm phụ nữ nghèo chủ hộ
- Khái niệm phụ nữ: Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã
trưởng thành, hoặc được cho là đã trưởng thành về mặt xã hội[18].
- Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người hay
toàn bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những đặc
4
5

điểm giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ
thể họ hoàn thiện và chức năng giới tính hoạt động bình thường[18].
- Khái niệm nghèo: Theo ESCAP (1993) : Nghèo là tình trạng của một
bộ phận không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con
người, những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát
triển và phong tục tập quán của từng địa phương[16].
- Phụ nữ nghèo chủ hộ là những người phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn bị
chồng bỏ hoặc chồng mất, hoặc vì một lý do nào khác mà họ không có một
người đàn ông bên mình. Đó là những phụ nữ góa, ly dị hay ly thân, hoặc có
con mà không có chồng. Những gia đình này thường là những gia đình dễ bị
tổn thương trước những cú sốc về thiên tai, kinh tế[12].
2.2. Vai trò của phụ nữ
2.2.1. Vai trò vốn có của người phụ nữ
Con người là hoa của đất và người phụ nữ là hương hoa của cuộc đời.
Nói đến phụ nữ là nói đến một nửa nhân loại. Nói như Hồ Chủ tịch “Muốn
giải phóng giai cấp trước hết là giải phóng phụ nữ”. Vai trò của người phụ nữ
luôn được xã hội coi trọng và ghi nhận. Phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng
trong xã hội, không chỉ giỏi công việc gia đình mà còn tích cực tham gia công tác
xã hội, gặt hái nhiều thành công trên các lĩnh vực. Vai trò của người phụ nữ trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng được khẳng định một cách rõ nét hơn. Đó là
những vai trò sản xuất, tái sản xuất và vai trò cộng đồng.
2.2.1.1. Vai trò sản xuất
Lịch sử loài người từ trước đến nay đã ghi nhận phụ nữ bao giờ cũng có vai trò quan
trọng đối với gia đình và xã hội. Đối với xã hội, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản xuất
ra của cải để nuôi sống con người.
Ở Việt Nam, Mặc dù chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho Giáo nhưng do những điều
kiện tự nhiên, đặc điểm về kinh tế và xã hội quy định nên vai trò phụ nữ luôn được đề cao.
Trước hết là một quốc gia nông nghiệp lúa nước cho phép phụ nữ tham gia vào mọi khâu
trong quá trình sản xuất, các truyền thuyết dân gian về “bà mẹ lúa” cùng với tín ngưỡng
dân gian thờ nữ thần còn khá phổ biến cho tới tận ngày nay đã phản ánh công lao của phụ

nữ trong việc phát minh ra nghề nông cũng như vai trò quan trọng của họ trong sản xuất
nông nghiệp. Một đặc điểm khác là lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam cũng là lịch sử
5
6
đấu tranh chống ngoại xâm và làm thủy lợi đây là hai nhân tố cơ bản tạo nên sự cố kết
cộng đồng và là điều kiện thúc đẩy nhà nước hình thành sớm ở Việt Nam thì đó cũng chính
là nguyên nhân làm cho phụ nữ Việt Nam phải gánh vác thêm nhiều trách nhiệm đối với
gia đình và làng xóm. Đó là khi nam giới thường xuyên phải vắng nhà vì bị huy động đi
phu làm thuỷ lợi và đi lính bảo vệ tổ quốc thì phụ nữ phải đảm đang gánh vác mọi việc từ
lao động sản xuất ngoài đồng ruộng cho tới nuôi dạy con cái, chăm sóc cha mẹ già…
Không những thế, trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng
góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Ngay từ
những buổi đầu lập nước, khi gặp nạn ngoại bang xâm lược, bà Trưng, bà Triệu đã dấy
binh khởi nghĩa đánh đuổi quân thù. Ngoài ra vai trò của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử
còn thể hiện ở chỗ Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng thu nhập từ nghề nông lại rất
bấp bênh bởi thiên tai thường xuyên xảy ra. Không những thế đất đai ít, dân số ngày càng
tăng, thu nhập ít ỏi từ nghề nông không đủ cho người nông dân trang trải gánh nặng tô thuế
và nuôi sống gia đình họ. Vì vậy người nông dân buộc phải làm thêm nhiều nghề phụ và
phát triển buôn bán nhỏ để đảm bảo cuộc sống. Những công việc này phần lớn cũng do
phụ nữ đảm nhiệm. Phụ nữ tham gia vào mọi hoạt động sản xuất cũng như hoạt động buôn
bán trong xã hội.
Trong bài phát biểu tại buổi toạ đàm “Vai trò của Phụ Nữ Việt Nam Trong Thế Kỷ XXI” do Quỹ
Phát triển Phụ Nữ Liên Hợp Quốc UNIFEM và Hội phụ nữ Việt Nam tổ chức dưới sự hỗ trợ của các tổ
chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Chủ tịch Hội phụ Nữ Việt Nam Hà Thị Khiết đã tôn vinh người phụ
nữ Việt Nam: “Trong thành tựu chung của đất nước, có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữ
Việt Nam. Là một lực lượng lao động xã hội đông đảo, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức
sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng với sự hội nhập và phát triển theo xu
thế chung của nhân loại”.
Có thể nói, vai trò của phụ nữ Việt Nam được thể hiện ngày càng sâu sắc
và có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất

nước[13].
2.2.1.2.Vai trò tái sản xuất
Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra bản thân con người
để duy trì và phát triển xã hội góp phần sáng tạo nên nền văn hoá nhân loại và là lực lượng
6
7
không thể thiếu trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của
nhân loại.
Trước hết phải nói rằng, phụ nữ có ảnh hưởng to lớn đến hạnh phúc và sự ổn định
của gia đình. Đối với gia đình, phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu, là
người sắp xếp, tổ chức cuộc sống và giữ vai trò trọng yếu trong việc điều hòa các mối quan
hệ gia đình. Bất kỳ ở thời đại nào, quốc gia nào, dân tộc nào sự ảnh hưởng của người phụ
nữ cũng có sức lan tỏa rộng lớn và thẩm thấu vào từng tế bào của xã hội tạo nên nó, nuôi
sống nó. Họ là người vợ hiền, luôn sẵn sàng chia sẻ ngọt bùi và những đắng cay cùng
chồng để giữ cho cuộc sống gia đình hạnh phúc. Không chỉ giúp đỡ chồng trong công việc
gia đình, người vợ còn động viên, đưa ra những lời khuyên chân thành giúp chồng trong
công việc, đóng góp vào thành công sự nghiệp của chồng. Phụ nữ còn là những người mẹ
hết lòng vì con cái, họ thực sự là những tấm gương cho con cái noi theo, là người mẹ luôn
sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân với mong muốn con cái trưởng thành và thành đạt
trong cuộc sống. Họ là những người mẹ, người vợ luôn tiếp sức cho chồng con vượt qua
những khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích cho gia đình, xã hội. Họ là những người
mẹ, người thầy đầu tiên của con người, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, là hạt nhân xây
dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn dân cư. Có một câu danh ngôn nổi tiếng đã nói:
“Phụ nữ làm cho cách xử thế ở đời được trau chuốt và khiến người ta chuộng sự lễ độ. Họ là thầy dạy
chân chính về mĩ quan và là người khích lệ mọi hi sinh. Hiếm có người đàn ông nào yêu thương họ mà
lại là người man rợ”.(G. Legouve).
Người mẹ ngày nay còn là một người bạn lớn luôn ở bên con để hướng dẫn, động
viên kịp thời. Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể tìm thấy ở những người phụ nữ, người
vợ, người mẹ sự yên tĩnh trong tâm hồn và sự cân bằng bình yên trong cuộc sống. Chính
họ đã tiếp sức cho chúng ta vượt qua những khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích.

Đúng như nhà thơ Victor Hugo đã tùng viết: “Bên cạnh ánh sáng lung linh của các vì sao
còn có ánh sáng êm dịu và huyền bí của tâm hồn người phụ nữ” [13].
2.2.1.3. Vai trò cộng đồng
Bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia các
hoạt động xã hội. Phụ nữ có mặt trong hầu hết các công việc và nắm giữ nhiều vị trí quan
trọng. Ngày càng nhiều người trở thành chính trị gia, các nhà khoa học nổi tiếng, những
nhà quản lí năng động. Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là không thể
thiếu như ngành dệt, công nghiệp dịch vụ, may mặc Chị em đã có những đóng góp tích
7
8
cực vào nghiên cứu, triển khai các đề tài khoa học, dự án, về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
trong nông, lâm nghiệp, xây dựng thành công các mô hình sản xuất. Chị em tham gia tích
cực vào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, kết hợp giữa chăn nuôi với trồng trọt, xây dựng các
mô hình sản xuất hàng hóa. Phụ nữ ngành giáo dục không ngừng học tập nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, thi đua “dạy tốt, học tốt” góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu
phát triển giáo dục của.
Trong buổi tiếp các trưởng đoàn dự cuộc họp Mạng lưới lãnh đạo nữ lần
thứ 11 (WLN) của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
(APEC) diễn ra vào tháng 9 – 2006 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh
Triết khẳng định, Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhận thức rõ về vai
trò của phụ nữ trong phát triển và hội nhập quốc tế. Chủ tịch nêu rõ: "Ở Việt
Nam, vai trò của phụ nữ rất quan trọng. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc, phụ nữ tham gia rất tích cực trong nhiều hoạt động. Trong thời kỳ hòa
bình và xây dựng đất nước, phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo ở mọi lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật Vai trò của phụ nữ hoàn toàn xứng đáng
với tám chữ vàng mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân dành tặng: Anh hùng, bất
khuất, trung hậu, đảm đang".
Với truyền thống đó, phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước, đảm việc nhà”
tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào
các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng rộng rãi vai trò của mình trên nhiều

lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà nước; tham gia xóa đói giảm nghèo; xây
dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tham gia phòng chống tệ
nạn xã hội; thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân dân… Có thể nói, vai trò của
phụ nữ Việt Nam được thể hiện ngày càng sâu sắc và có những đóng góp
quan trọng trong thành tựu của cách mạng Việt Nam[13].
2.2.2. Phụ nữ có vai trò quan trọng trong nông nghiệp
Bên cạnh những vai trò vốn có nói trên, phụ nữ Việt Nam còn đóng vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, họ lại là những
đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Điều đó được Tổ Chức Nông Lương
Liên Hiệp Quốc khẳng định và nhấn mạnh, phụ nữ là thành phần đóng góp
quan trọng và đáng kể vào nền kinh tế cũng như an toàn thực phẩm, nhưng họ
cũng là thành phần thiệt thòi và yếu thế hơn nam giới về mặt sở hữu đất canh
8
9
tác cũng như những phương tiện sản xuất, chưa được tiếp cận đúng mức với
những nguồn tài nguyên cần thiết để nâng cao năng lực sản xuất của mình. Đó
là khoảng cách hoặc sự mất cân bằng giới trong nông nghiệp, FAO kết luận.
Những nguồn tài nguyên cần thiết được kể ra là đất canh tác, phân bón,
thuốc trừ sâu, nguồn nước tưới, cơ giới tức máy cày, máy tưới, máy gặt, rồi
thì những thông tin về sự cải tiến, kỹ thuật hay phương pháp gieo trồng ứng
dụng khoa học vào nông nghiệp, nguồn hỗ trợ tài chính cho sản xuất. Tất cả
những điều đó phụ nữ nông thôn không được biết đến nhiều, không được
phục vụ nhiều như nam giới. Đó là lời ông Hiroyuki Konuma, phó tổng giám
đốc Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, cũng là người đại diện khu vực
của tổ chức tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nói rằng tại một quốc gia
nông nghiệp như Việt Nam, số phụ nữ nông thôn nắm phần chủ động về tài
sản tức được vay tiền để sản xuất trong nông nghiệp chỉ chiếm 24% so với
33% phía nam giới. Mặt khác, những phương tiện hỗ trợ để sản xuất và phát
triển đối với phụ nữ vùng nông thôn Việt Nam chỉ vào khoảng 7,5% so với
33% phía nam giới.

Ở Việt Nam phụ nữ trong nông nghiệp chịu thiệt thòi hơn so với đàn ông
về mọi mặt. Phụ nữ Việt Nam sở hữu đất đai ít hơn nam giới, họ không được
sử dụng máy móc cơ giới trong nông nghiệp nhiều như đàn ông, họ không
được biết nhiều về các loại phân bón, không biết nhiều về lúa giống, không
được quyết định làm cách nào để nâng sản lượng, chính vì thế họ sản xuất
kém hơn đàn ông là vậy. Bà Terry Raney, chuyên gia kinh tế của Tổ chức
Nông lương Thế giới cũng quả quyết rằng dù không trầm trọng nhưng nếu
khoảng cách giới tính trong nông nghiệp đó ở Việt Nam được san bằng thì
phụ nữ có khả năng sản xuất không kém nam giới, góp phần trực tiếp và tích
cực trước hết vào sự an toàn lương thực cho chính người dân Việt Nam của họ
trước.”
Những điều này không chỉ là kêu gọi suông hay nói suông mà được,
không thể ngồi chờ ngày một ngày hai chính sách và luật lệ sẽ thay đổi sẽ tạo
thuận lợi hơn cho phụ nữ, bà Terry Raney chia sẻ tiếp. Theo bà người phụ nữ
phải nắm phần chủ động. Có những nhóm phụ nữ làm nông, có những nông
hội dành cho phụ nữ, qua đó chính người đàn bà khẳng định vai trò, khả năng
9
10
và chỗ đứng thực tế của mình trên đất đai, trên ruộng vườn mà chính họ đổ
mồ hôi một nắng hai sương tạo ra miếng ăn cũng như của cải cho gia đình và
đất nước của họ[15].
2.3. Một số dự án hỗ trợ phụ nữ nghèo
2.3.1. Dự án: "Hỗ trợ Phụ nữ nghèo lập nghiệp"
Dự án “Hỗ trợ phụ nữ nghèo lập nghiệp” là một trong những hoạt động
nhằm triển khai chương trình hợp tác dài hạn giữa quỹ Unilever Việt Nam và
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam để “Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông
qua phát triển kinh doanh và giáo dục sức khỏe”.
Trong đó, tập đoàn Unilever Việt Nam thông qua quỹ Unilever Việt Nam
và các nhãn hàng sẽ đặc biệt chú trọng tới việc cho vay vốn nhỏ cho các
phụ nữ nghèo nhằm giúp tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho chị em

phụ nữ, đồng thời kết hợp tăng cường giáo dục cho chị em về sức khỏe cá
nhân và cộng đồng. Dự án được bắt đầu khởi động từ ngày 29 tháng 7
năm 2006. Sau thời gian thí điểm, dự án đang được triển khai thực hiện
rộng khắp trên toàn quốc.
Đối tượng hưởng lợi của dự án thí điểm “Hỗ trợ phụ nữ nghèo lập
nghiệp” là các hội viên phụ nữ có hoàn cảnh gia đình khó khăn, chưa có việc
làm ổn định, có nhu cầu kinh doanh tạo thu nhập do Hội liên hiệp phụ nữ Việt
Nam lựa chọn và giới thiệu.
Theo hoạt động của dự án, các hội viên nữ sẽ được trang bị phương tiện
làm việc miễn phí, được tham gia các khóa đào tạo phát triển kỹ năng kinh
doanh và tiếp thị để có thể tự mình bán hàng một cách hiệu quả. Đồng thời,
các hội viên sẽ được cung cấp thông tin về thị trường, hướng dẫn về khu vực
bán hàng và hỗ trợ kế hoạch làm việc giúp phát triển, mở rộng hoạt động kinh
doanh của mình.
Các hội viên tham gia cũng sẽ được nhận một khoản thu nhập cố định để
giúp cải thiện cuộc sống ngoài số lợi nhuận có thể thu được qua bán hàng [17].
2.3.2. Dự án: "Giảm nghèo và phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ dân tộc thiểu
số huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn"
Dự án được thực hiện từ tháng 3 năm 2005 đến tháng 2 năm 2007. Với
mục tiêu là xây dựng năng lực cho người dân và cán bộ địa phương để đạt
10
11
được mục tiêu giảm nghèo và tiến bộ vì phụ nữ dân tộc thiểu số dựa trên việc
sử dụng các nguồn lực tự nhiên một cách bền vững và các cơ hội của địa
phương một cách hiệu quả.
Dự án được triển khai dựa trên cách tiếp cận có sự tham gia (thực chất là áp dụng
quy chế dân chủ cơ sở vào thực tiễn) đã có ảnh hưởng tích cực tới cách làm việc của cán
bộ tham gia ban quản lý dự án và và cán bộ phụ nữ xã, thôn. Trên thực tế, quy chế dân chủ
cơ sở đã được áp dụng thành công trong dự án.
Người dân địa phương đã tiếp cận tốt hơn với dịch vụ công như dịch vụ thú y, dịch

vụ chăm sóc sức khỏe, khuyến nông, đầu vào sản xuất nông nghiệp. Người dân đã hiểu
biết hơn để có những yêu cầu đối với bên cung cấp dịch để có dịch vụ tốt hơn. Ví dụ: một
phụ nữ dân tộc Nùng khi đi khám bệnh phụ khoa đã yêu cầu trạm y tế xã Minh Khai cho
chị biết về nguyên nhân gây bệnh của chị, chị muốn được biết rõ nguyên nhân do nấm, do
vi khuẩn hay do trùng Roi chứ không phải kết luận chung chung. Hiện tại dự án đã được
trang bị kính hiển vi soi tươi và một số thiết bị khác, cán bộ trạm y tế hai xã đã được huyện
cử đi học về cách sử dụng.
Chính sách của Nhà nước cho người dân tộc thiểu số được người dân hiểu hơn thông
qua việc sử dụng vốn quay vòng, ví dụ: Chính sách trợ cước vận chuyển được tận dụng
trong việc tổ chức mua vôi hoặc phân bón tập thể.
Về vấn đề bảo vệ đất: thông qua hoạt động của các khuyến nông viên tình nguyện/tổ
trưởng phụ nữ, người nông dân đã nhận ra mặt trái của phân hóa học, đã giảm hoặc không
sử dụng phân hóa học nữa. Việc đốt rừng đốt rẫy cũng giảm xuống.
Cải thiện tiếp cận thị trường là điểm trọng tâm của dự án, với mục tiêu là xây dựng
năng lực cho cán bộ huyện và xã, nông dân về kỹ năng phân tích và phát triển thị trường,
phần 1 của khóa tập huấn “Phân tích và phát triển thị trường” đã được tổ chức. Sau khóa
tập huấn, một loạt các sản phẩm địa phương được liệt kê ra để tìm thị trường, một số sản
phẩm mới từ các sản phẩm của địa phương được lựa chọn là sản phẩm hàng hóa và một
điều quan trọng là cách nghĩ dần được thay đổi, người dân thường ngồi một chỗ và chờ đợi
ai đó, chính phủ chẳng hạn tìm thị trường cho họ, nay dần dần họ hiểu rằng phải tự mình
đứng dậy và tìm thị trường cho sản phẩm của mình.
Sản xuất nông nghiệp bền vững hơn và đất được bảo vệ tốt hơn khi người nông dân
có xu hướng sử dụng phân vi sinh nhiều hơn phân hóa học.
11
12
Người nghèo tự tin hơn trong cộng đồng và có thu nhập từ mô hình “Ngân hàng bò
và dê”. Đến nay người nghèo mạnh dạn hơn trong vấn để đăng ký trồng thử nghiệm các
cây lâm nghiệp.
Thông qua các tổ chức cộng động, người phụ nữ được vay vốn với cách vay và trả
khác nhau phù hợp cho từng mục tiêu cụ thể. Chẳng hạn mục tiêu sản xuất, tự triển khai

hoạt động mua phân bón, vôi Hình thức khác, cho vay vốn tổ chức cùng mua hiện vật
hoặc tiền mặt để xây nhà vệ sinh, chuồng gia súc, bồn nước, nền nhà, lều chứa phân…
Hoặc vay vốn vay nhỏ ngắn hạn để mua đường, men vi sinh để ủ phân vi sinh hoặc để mua
phân hóa học, giống [6].
2.4. Dự án: "Tạo cơ hội phát triển công bằng cho phụ nữ nghèo chủ hộ"
* Khái niệm: dự án "Tạo cơ hội phát triển công bằng cho phụ nữ nghèo
chủ hộ" là dự án phát triển mang ý nghĩa to lớn về cả mặt kinh tế và xã hội,
góp phần tạo cơ hội cho họ phát triển công bằng, giảm bớt những thiệt thòi,
khó khăn của những phụ nữ nghèo, làm trụ cột gia đình. Tổ chức tài trợ: Bánh
mỳ cho Thế giới, Tổ chức điều hành: Trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và
trẻ em, đối tác địa phương: Hội liên hiệp phụ nữ huyện Nông Cống và Sóc
Sơn, thời gian thực hiện là 36 tháng (1/2008 – 12/2010), tổng tài chính:
3,149,088,000 đồng.
* Mục tiêu dài hạn: Góp phần vào sự phát triển công bằng và bền vững
nhằm giảm nghèo cho các phụ nữ thiệt thòi tại Hà Nội và Thanh Hóa.
* Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu cụ thể thứ nhất: PNNCH tham gia tích cực hơn vào các lĩnh vực
quyền và ra quyết định vào những việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
- Mục tiêu cụ thể thứ hai: Điều kiện sống của các PNNCH tại 5 xã dự án
(của huyện Sóc Sơn và Nông Cống) được cải thiện.
* Các kết quả mong đợi
- Các kết quả để đạt mục tiêu cụ thể thứ nhất
+ Nhận thức của PNNCH được nâng cao về phương pháp tham gia, các
nguyên tắc dân chủ cơ sở, cách tiếp cận dựa trên quyền và hiểu biết về pháp
luật Việt Nam;
+ PNNCH tham gia tích cực hơn vào quá trình ra các quyết định có liên
quan đến cuộc sống của họ.
12
13
- Các kết quả để đạt mục tiêu cụ thể thứ hai

+ Hiệu quả của các hoạt động sinh kế của PNNCH được tăng lên;
+ Điều kiện sống của PNNCH được cải thiện[5].
13
14
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những hộ gia đình có phụ nữ nghèo là chủ hộ được hưởng lợi từ dự án
"Tạo cơ hội phát triển công bằng cho phụ nữ nghèo chủ hộ" tại huyện Sóc
Sơn - Hà Nội.
- Các hoạt động của dự án "Tạo cơ hội phát triển công bằng cho phụ nữ
nghèo chủ hộ tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội giai đoạn 2008-2010".
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
3.1.2.1. Phạm vi không gian
Nghiên cứu trên phạm vi 03 xã là: Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ - huyện
Sóc Sơn - Hà Nội.
3.1.2.2. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu từ tháng 02/2012 đến tháng 05/2012.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Những thuận lợi và khó khăn của 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ
về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Tình hình triển khai thực hiện dự án "Tạo cơ hội phát triển công bằng
cho phụ nữ nghèo chủ hộ" tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội giai đoạn 2008-2010.
- Tác động từ dự án "Tạo cơ hội phát triển công bằng cho phụ nữ nghèo
chủ hộ" tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội giai đoạn 2008-2010 đến đời sống kinh tế
của PNNCH.
- Tác động từ dự án "Tạo cơ hội phát triển công bằng cho phụ nữ nghèo
chủ hộ" tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội giai đoạn 2008-2010 đến đời sống xã hội
của PNNCH.

- Tác động từ dự án "Tạo cơ hội phát triển công bằng cho phụ nữ
nghèo chủ hộ" tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội giai đoạn 2008-2010 đến nhận
thức của PNNCH.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
3.3.1.1. Thông tin thứ cấp
- Thu thập các thông tin, số liệu thứ cấp được từ các bài báo, bài viết,
sách, các báo cáo và các văn bản có liên quan đến dự án đã được công bố.
14
15
- Thu thập số liệu tại chính quyền địa phương, thống kê của UBND
huyện, xã từ các báo cáo, tạp chí, tổng hợp từ internet
3.3.1.2. Thông tin sơ cấp
- Phương pháp quan sát: là phương pháp qua quan sát trực tiếp hay gián
tiếp bằng các dụng cụ để nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn
nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: là phỏng vấn dựa trên danh mục
các câu hỏi cần đề cập đến. Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tùy
thuộc vào ngữ cảnh hoặc đối tượng phỏng vấn.
- Phương pháp chọn mẫu:
+ Chọn điểm điều tra: Đề tài chọn ba xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ làm địa bàn
nghiên cứu.
+ Chọn mẫu điều tra: Trong số 264 hộ PNNCH của ba xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng
Kỳ, chọn mỗi xã 20 hộ. Trong đó cơ cấu mẫu điều tra như sau:

Hộ nghèo Hộ đã thoát nghèo
Tổng
Số lượng
Tỷ lệ
(%)

Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Xã Nam Sơn 7 35 13 65 20
Xã Bắc Sơn 7 35 13 65 20
Xã Hồng Kỳ 6 30 14 70 20
Tổng 20 33,3 40 66,7 60
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu thứ cấp: Được phân tích, tổng hợp sao cho phù hợp với nội
dung nghiên cứu của đề tài.
- Số liệu sơ cấp: Được tổng hợp và xử lý trên chương trình Excel
3.3.4.Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp phân tích, so sánh: Các số liệu được đánh giá, so sánh
qua các năm để thấy được thực trạng liên quan tới vấn đề nghiên cứu.
15
16
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ là ba xã của huyện Sóc Sơn, nằm ở phía Bắc của huyện
có vị trí địa lý như sau:
- Vị trí địa lý xã Hồng Kỳ
Hồng Kỳ là xã vùng đồi gò nằm ở phía Bắc huyện Sóc Sơn, cách trung
tâm huyện 6 km. Địa giới hành chính xã được xác định như sau:
+ Phía Bắc: Giáp xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn và xã Thuận Thành, huyện
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
+ Phía Đông: Giáp xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn.
+ Phía Nam: Giáp xã Tân Minh và xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn.

+ Phía Tây: Giáp xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn.
- Vị trí địa lý xã Bắc Sơn
Xã Bắc Sơn nằm về phía Bắc của huyện Sóc Sơn, cách trung tâm huyện
15 km. Địa giới hành chính được xác định như sau:
+ Phía Đông: Giáp xã Bắc Sơn, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
+ Phía Tây: Giáp xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn.
+ Phía Nam: Giáp xã Nam Sơn và xã Hồng Kỳ huyện Sóc Sơn.
+ Phía Bắc: Giáp xã Vạn Phái, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Vị trí địa lý xã Nam Sơn.
Xã Nam Sơn nằm ở phía Bắc huyện Sóc Sơn cách trung tâm huyện Sóc
Sơn 14 km. Địa giới hành chính xã được xác định giáp các xã trong huyện:
+ Phía Đông: Giáp xã Hồng Kỳ và xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn.
+ Phía Tây: Giáp xã Minh Trí và xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn.
+ Phía Nam: Giáp xã Quang Tiến và xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn.
+ Phía Bắc: Giáp xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
4.1.1.2. Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu của
ngành nông nghiệp, là một trong những nguồn lực đóng vai trò quyết định
16
17
khả năng phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nâng cao mức sống nông
dân. Tình hình sử dụng đất đai của 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn và Hồng Kỳ năm
2011 được thể hiện trong bảng 4.1 sau:
Bảng 4 Tình hình sử dụng đất đai của 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn,
Hồng Kỳ năm 2011
ST
T
Loại đất
Xã Nam Sơn Xã Bắc Sơn Xã Hồng Kỳ
Hiện

trạng
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Hiện
trạng
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Hiện
trạng
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Tổng diện tích tự nhiên
2935 100
3819,7
9
100
1437,
9
100
I Đất nông, lâm nghiệp 1779,8
7
60,64
2418,9
3
63,3
3
802,5

9
55,82
1 Đất sản xuất nông nghiệp
581,09 19,80
2048,7
3
53,6
3
501,79 34,90
1.1 Đất trồng cây hàng năm
515,87 17,58 837,83
21,9
3
501,79 34,90
1.2 Đất trồng cây lâu năm
45,82 1,56 871,1
22,8
0
- -
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 19,4 0,66 170 4,45 - -
1.4 Đất nông nghiệp khác - - 169,8 4,45 - -
2 Đất lâm nghiệp 1198,78 40,84 370,2 9,69 300,8 20,92
II Đất phi nông nghiệp
777,37 26,49
1300,8
6
34,0
6
487,7
5

33,92
1 Đất ở nông thôn
277,6 9,46 531,3
13,9
1
202,31 14,07
2 Đất chuyên dùng
385,87 13,15 763,54
19,9
9
182,5 12,69
3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 0,64 0,02 - - 5,08 0,35
4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5,32 0,18 6,02 0,16 12,13 0,84
17
18
5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 107,94 3,68 - - 85,73 5,96
6 Đất phi nông nghiệp khác - - - - - -
III Đất chưa sử dụng
377,76 12,87 100 2,62
147,5
6
10,26
(Nguồn:UBND xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ, năm 2012)
Hình 4 Tình hình sử dụng đất của 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ
năm 2011
Qua bảng số liệu 4.1 cho thấy, trong 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ
thì xã Bắc Sơn có diện tích đất tự nhiên lớn nhất với 3.819,79 ha, xã Hồng Kỳ
có diện tích đất tự nhiên ít nhất, xã Nam Sơn có 2.935 ha. Nhìn chung, cả ba
xã diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp đều chiếm tỷ lệ lớn, cụ thể là ở xã
Nam Sơn có 60,6%; Bắc Sơn có 63,3%; Hồng Kỳ có 55,8%. Trong đó ở xã

Nam Sơn diện tích đất trồng lúa chiếm 82,5% , Bắc Sơn có 36,2%, Hồng Kỳ
có 95,3% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Con số trên cho thấy, cây
lúa vẫn là cây trồng chính trong nông nghiệp của ba xã. Ngoài ra, tỷ lệ đất
dành cho phi nông nghiệp ở ba xã cũng có xu hướng tăng trong những năm
gần đây và chiếm khoảng 26,5% tổng diện tích đất của xã Nam Sơn, 34,1%
tổng diện tích đất của xã Bắc Sơn; 33,9% tổng diện tích đất của xã Hồng Kỳ.
18
19
Tuy nhiên, diện tích đất chưa sử dụng và có khả năng sản xuất nông nghiệp ở
ba xã vẫn chiếm tỷ lệ lớn, chính vì vậy cần có sự đôn đốc của chính quyền địa
phương để đưa vào sử dụng, trành lãng phí nguồn tài nguyên đất của địa
phương. Cụ thể là ở Nam Sơn có 377,76 ha chiếm 12,87% diện tích tự nhiên
của xã, ở Bắc Sơn có 100 ha, chiếm 2,6%; ở Hồng Kỳ có 147,56 ha, chiếm
10,3% diện tích tự nhiên của toàn xã.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tình hình kinh tế
Bảng 4 Tình hình kinh tế của ba xã Nam Sơn, Bắc Sơn và Hồng Kỳ năm
2011
Chỉ tiêu
Xã Nam Sơn Xã Bắc Sơn Xã Hồng Kỳ
Giá trị
(triệu
đồng)

cấu
(%)
Giá trị
(triệu
đồng)


cấu
(%)
Giá
trị
(triệu
đồng)

cấu
(%)
Tổng giá trị sản xuất
82.684,0 100 97.433 100
65.96
0
100
Nông nghiệp – lâm nghiệp thủy sản
48.840,4 59,07
77.946,4
0
80
39.77
4
60,3
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
23.344,
6
28,23
13.640,6
2
14
15.36

9
23,3
Thương mại dịch vụ
10.499,
0
12,70 5.845,98 6
10.81
7
16,4
(Nguồn: UBND ba xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ, năm 2012)
Qua bảng 4.2. ta thấy:
Tình hình sản xuất của xã Nam Sơn năm 2011 đã có bước phát triển tốt, cơ cấu kinh
tế hợp lý cùng với đẩy mạnh chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ theo hướng nông- lâm nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư
cơ sở hạ tầng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Trong đó thu nhập về trồng trọt và chăn nuôi là chủ
yếu, nhưng thu nhập thấp, mức sống của người dân chưa cao. Tổng giá trị thu được năm 2011 là
82.684 triệu đồng. Trong đó giá trị sản xuất nông lâm nghiệp đạt 48.840,4 triệu đồng, chiếm
59,07%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 23.344,6 triệu đồng, chiếm 28,23%; thương mại
dịch vụ 10.499,00 triệu đồng, chiếm 12,7%.
Đồng thời dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền xã Bắc Sơn, nền kinh tế của
nhân dân xã Bắc Sơn đã có những bước phát triển khá, đời sống của nhân dân từng bước
19
20
được cải thiện và nâng lên. Tổng giá trị sản xuất của xã năm 2011 đạt 97.433 triệu đồng.
Trong đó giá trị sản xuất nông lâm nghiệp đạt 77.946,4 triệu đồng, chiếm 80%; công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 13.640,62 triệu đồng, chiếm 14%; thương mại dịch vụ
đạt 5.845,98 triệu đồng, chiếm 6%.
Xã Hồng Kỳ cũng là xã có nền kinh tế sản xuất nông nghiệp là chủ yếu
với tổng giá trị sản xuất năm 2011 là 65.960 triệu đồng. Trong đó nông lâm
nghiệp thủy sản đạt 39.774 triệu đồng, chiếm 60,3%; công nghiệp xây dựng

đạt 15.369 triệu đồng, chiếm 23,3%; thương mại dịch vụ đạt 10.817 triệu
đồng, chiếm 16,4%.
Nhìn chung, nền kinh tế của ba xã Nam Sơn, Bắc Sơn và Hồng Kỳ vẫn
còn gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn
trong cơ cấu kinh tế của xã. Nông nghiệp kém phát triển, phụ thuộc nhiều vào
tự nhiên, cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất mang
tính tự cung tự cấp là chủ yếu.
4.1.2.2. Tình hình dân cư và lao động
Cùng với đất đai, lao động là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá
trình sản xuất. Vai trò này càng được thể hiện rõ hơn trong sản xuất nông nghiệp, khi mà
trình độ cơ giới hóa còn chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế sản xuất. Dân số và lao động của
ba xã Nam Sơn, Bắc Sơn và Hồng Kỳ năm 2011 được thể hiện trong bảng số liệu 4.2:
Bảng 4. Tình hình dân số, lao động của 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn,
Hồng Kỳ năm 2011
TT Chỉ tiêu ĐVT

Nam Sơn

Bắc sơn

Hồng Kỳ
1 Tổng số dân Người 8.838 14.682 11.345
1.1 Nông nghiệp Người 6.187 13.136 8.270
1.2 Phi nông nghiệp Người 2.651 1.546 2.630
2 Dân số phân theo dân tộc
2.1 Kinh Người 8.816 14.619 11.280
2.2 Dân tộc khác Người 22 63 65
3 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,323 1,74 1,3
4 Số hộ gia đình Hộ 2.130 3.512 2.740
4.1 Nông nghiệp Hộ 1.491 3.206 2.192

4.2 Phi nông nghiệp Hộ 639 306 548
5 Lao động trong độ tuổi Người 5.359 8.507 6.104
+ Nông nghiệp Người 3.752 7.084 4.383
+ Công nghiệp, tiểu thủ công Người 702 685 821
20
21
nghiệp, xây dựng
+ Dịch vụ, thương mại Người 905 738 900
6 Trình độ lao động
Đã qua đào tạo Người 1.018 1.524 1.282
Chưa qua đào tạo Người 4.341 6.983 4.822
7 Tỷ lệ lao động thiếu việc làm % 27 20 30
(Nguồn: UBND ba xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ năm 2012)
21
22
Qua bảng số liệu 4.2 ta có thể thấy:
- Xã Nam Sơn có tổng dân số là 8838 người với 2130 hộ, và được phân
bố ở 6 thôn trong toàn xã. Tổng số lao động trong độ tuổi là 5359 người trong
đó lao động nông nghiệp chiếm 70%, lao động công nghiệp và dịch vụ chiếm
30%. Tỷ lệ lao động có kiến thức phổ thông, tiểu học chiếm 30%, trung học
cơ sở chiếm 50%, trung học phổ thông chiếm 20.%. Tỷ lệ lao động được đào
tạo chuyên môn so với tổng số lao động là 35%. Số lao động đi làm việc
ngoài địa phương chiếm 12%. Nguồn nhân lực dồi dào chủ yếu lao động
bằng nghề nông nghiệp và lao động chân tay, số lao động làm nghề nông
nghiệp ít được đào tạo. Trong khi đó số lao động trẻ, có trình độ văn hóa trung
học phổ thông và được đào tạo học nghề ngày một tăng hơn phù hợp với phát
triển kinh tế - xã hội theo công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Xã Bắc Sơn có 3.512 hộ với 14.682 nhân khẩu, trong đó: Số lao động
trong độ tuổi là 8.507 người, chiếm 58% dân số. Bao gồm lao động sản xuất
nông nghiệp 7.084 người chiếm 83,3%; Lao động công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp 685 người chiếm 8,1%; Lao động dịch vụ thương mại 738 người
chiếm 8,7% trong độ tuổi. Số lao động qua đào tạo là 1.524 người chiếm tỷ lệ
19% (chủ yếu qua đào tạo nghề ngắn hạn).
- Xã Hồng Kỳ có quy mô dân số là 2.740 hộ với 11.345 nhân khẩu,
trong đó: Số lao động trong độ tuổi là 6.104 người chiếm chiếm 54% dân số.
Số lao động qua đào tạo khoảng 1.282 người chiếm tỷ lệ 21%. Lao động sản
xuất nông nghiệp 4.383 người chiếm 72%; Lao động công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp 821 người chiếm 13% trong độ tuổi. Lao động dịch vụ thương
mại 900 người chiếm 15% trong độ tuổi.
Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân 3 xã đã nỗ lực
phấn đấu, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cơ
cấu hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
được đảm bảo ổn định, Đảng bộ chính quyền xã đoàn kết. Nam Sơn, Bắc Sơn
và Hồng Kỳ là 3 xã có tiềm năng phát triển kinh tế xã hội rất lớn, đó là đất đai
và lao động. Tuy không có ngành nghề truyền thống nhưng có vị trí địa lý
thuận lợi, đội ngũ lao động đông đảo, có kỹ năng canh tác tốt, có một số diện
tích đất ở vùng đồi gò phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế trang trại. Do đó
22
23
3 xã này có tiềm năng phát triển thành vùng sản xuất nông nghiệp sinh thái,
trang trại trồng cây ăn quả kết hợp thả cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô
vừa. Tuy nhiên còn một số hạn chế như: Tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn còn
cao, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm chiếm tỷ lệ lớn, tỷ lệ lao động thiếu
việc làm cao.
4.2. Tình hình triển khai dự án tại địa bàn nghiên cứu
4.2.1. Số lượng PNNCH của huyện Sóc Sơn và của 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn,
Hồng Kỳ
Sóc Sơn là huyện ngoại thành Hà Nội, đời sống người dân còn nhiều khó
khăn. Trong đó, những phụ nữ nghèo làm chủ hộ là một trong những đối
tượng thiệt thòi nhất trong xã hội. Các chị không chỉ một mình đảm đương

mọi việc gia đình và xã hội mà còn phải đối mặt với các định kiến xã hội nặng
nề. Sóc Sơn là huyện có số PNNCH đông nhất thành phố Hà Nội với số lượng
cụ thể được thể hiện qua bảng 4.4.
Bảng 4 Số lượng PNNCH của huyện Sóc Sơn và 3 xã năm 2007
STT Đơn vị hành chính
Số lượng PNNCH
(người)
Tỷ lệ
(%)
1 Huyện Sóc Sơn 2506 100
2 Xã Nam Sơn 142 5,7
3 Xã Bắc Sơn 86 3,4
4 Xã Hồng Kỳ 70 2,8
(Nguồn: Hội liên hiệp phụ nữ huyện Sóc Sơn)
Theo kết quả của cuộc khảo sát phụ nữ đơn thân của Hội liên hiệp phụ
nữ thành phố Hà Nội, trên địa bàn thành phố Hà Nội tháng 9 năm 2007 có
5325 phụ nữ đơn thân của 12/14 quận huyện Hà Nội. Trong đó, huyện Sóc
Sơn có số phụ nữ đơn thân cao nhất (2506 người), chiếm 47% số phụ nữ đơn
thân của Thành Phố Hà Nội. Huyện Sóc Sơn là huyện nghèo của Thủ đô có
25 đơn vị hành chính xã, trong đó 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn và Hồng Kỳ có số
phụ nữ đơn thân là 298 người, chiếm 11,9% số phụ nữ đơn thân của Huyện,
chiếm 5,6% tổng số phụ nữ đơn thân của Thành phố Hà Nội. Theo kết quả
thống kê trên, có thể thấy được rằng huyện Sóc Sơn là huyện có nhiều phụ nữ
thiệt thòi nhất và rất cần có các sự quan tâm, giúp đỡ, động viên và chia sẻ
23
24
thông qua các chương trình, dự án từ Chính phủ, các tổ chức trong nước và
nước ngoài, đặc biệt là UBND 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ để giúp họ
vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, thoát khỏi sự mặc cảm, tự ti. Tạo
cho họ những cơ hội và giúp họ biết cách nắm bắt những cơ hội ấy để có thể

phát triển chính bản thân họ, đồng thời phát triển cho chính gia đình của
những phụ nữ thiệt thòi đó, những tế bào của xã hội.
4.2.2. Tình hình triển khai thực hiện dự án
Theo kế hoạch của ban quản lý dự án thì số lượng PNNCH sẽ là 298
người. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà một số người không thể tham gia
vào các CLB PNNCH như đi làm xa hoặc vì lý do gì đó. Vì vậy, trong 3 năm
hoạt động dự án ở 3 xã đã có 264 PNNCH tham gia và được hưởng lợi từ dự
án. Số lượng cụ thể ở các xã được thể hiện trong bảng 4.4:
Bảng 4 Số PNNCH tham gia và được hưởng lợi của dự án tại 3 xã
STT Xã
Số PNNCH
tham gia
(người)
Số lượng
câu lạc bộ
(CLB)
Số lượng nhóm sở
thích (nhóm)
1 Xã Nam Sơn 121 2 19
2 Xã Bắc Sơn 80 1 8
3 Xã Hồng Kỳ 63 1 14
Tổng 264 4 41
(Nguồn: Báo cáo đánh giá kết thúc dự án của DWC)
Qua bảng 4.4 ta thấy:
- Xã Nam Sơn có 121 người, thành lập 2 CLB để tiện cho việc sinh hoạt
và liên lạc; xã Bắc Sơn có 80 người, thành lập 1 CLB; xã Hồng Kỳ có 63
người, thành lập 1 CLB. Mỗi CLB đều bầu ra ban chủ nhiệm CLB bao gồm 1
chủ nhiệm CLB, 2 phó chủ nhiệm, 1 thủ quỹ và mỗi thôn bầu ra 1 chị tổ
trưởng để có thể dễ dàng liên lạc, thông tin. Ban chủ nhiệm CLB có nhiệm vụ
quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các NST, tổ chức các buổi sinh hoạt

CLB, quan tâm đến đời sống của các thành viên, thăm hỏi và giúp đỡ các
thành viên lúc đau ốm, bệnh tật.
- Sau ba năm thực hiện dự án đã có tất cả 41 NST đã được thành lập,
trong đó Nam Sơn có 19 NST, Bắc Sơn có 8 nhóm, Hồng Kỳ có 14 nhóm. Dự
án hỗ trợ mỗi CLB 20.000.000 đồng để làm vốn ban đầu cho các NST. Từng
24
25
CLB tự xây dựng quy chế sử dụng số tiền vốn này, theo đó mỗi NST được
vay với lãi suất thấp số tiền 5.000.000 - 7.000.000 đồng trong vòng 1 năm để
thực hiện mô hình sinh kế, sau đó sẽ quay vòng cho nhóm khác. Các hoạt
động được chọn làm mô hình trình diễn ở các NST rất đa dạng bao gồm chăn
nuôi (nuôi bò, lợn thịt và/hoặc sinh sản, gà, vịt, cá) và trồng trọt (trồng bí cao
sản, lúa, ngô, cây giống). Hình thức hoạt động của các NST không giống nhau
tại hai địa phương. Các thành viên trong từng NST cùng chung nhau làm mô
hình. Các nhóm khác cũng hoạt động theo cách tương tự. Mỗi NST thống
nhất cách làm chung nhưng chia về cho các hộ tự làm, nhóm trưởng là người
chịu trách nhiệm theo dõi, lập sổ thu chi cho từng thành viên để hạch toán
kinh tế. Các chị đặt cho NST của mình những cái tên rất ý nghĩa như: nhóm
“Đồng lòng”, nhóm “Đoàn kết”, nhóm “Hy vọng”, nhóm “Mong đợi”. Mặc
dù hình thức hoạt động khác nhau, nhưng nhìn chung các NST đã hoạt động
có hiệu quả. Thời gian đầu khi mới đi vào hoạt động có một số nhóm bị thua
lỗ do gặp rủi ro trong sản xuất (dịch bệnh đối với vật nuôi và bão lụt đối với
cây trồng), nhưng các chị không bỏ cuộc mà vẫn kiên trì làm tiếp.
Như vậy, tham gia hưởng lợi từ dự án đã mang lại lợi ích kinh tế cho các
PNNCH, đồng thời thông qua hoạt động NST mà chị em biết cách làm việc
nhóm, biết cách hạch toán kinh tế và quản lý vốn minh bạch. Đây là nơi để
các PNNCH mạnh dạn áp dụng những kiến thức mới học hỏi được từ các lớp tập
huấn vào sản xuất để rút kinh nghiệm, cùng trao đổi bàn bạc để đạt được kết quả
tốt nhất. Khi gặp khó khăn các chị cùng nhau tìm cách khắc phục. Chính vì thế
tình đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm được tăng cường, chị em gắn bó với

nhau như người trong nhà, cùng chia sẻ mọi vui buồn trong cuộc sống. Các ý
tưởng sản xuất được thực hiện và thành công ngày càng làm cho các chị phấn
khởi, tự tin và quyết đoán hơn. Kinh tế gia đình ngày một phát triển, nâng cao chất
lựơng đời sống về cả vật chất lẫn tinh thần cho các chị em.
4.2.3. Các hoạt động hỗ trợ của dự án
4.2.3.1. Các hoạt động tập huấn của dự án
Trong kế hoạch hoạt động, dự án đưa ra rất nhiều hoạt động hỗ trợ đặc biệt là các
hoạt động tập huấn nhằm nâng cao sự hiểu biết về các vấn đề kinh tế, xã hội cho PNNCH
giúp họ hòa nhập với cuộc sống tự tin hơn.
25

×