Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Báo cáo thực tập báo phát thanh – đổi mới hoặc lỗi thời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.45 KB, 12 trang )

BÁO CÁO
Khảo sát “Nhu cầu thơng tin về phịng chống dịch Covid-19 trên
sóng phát thanh của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
năm 2020”
Vấn đề: “Báo Phát thanh – Đổi mới hoặc lỗi thời”


MỤC LỤC


BÁO PHÁT THANH – ĐỔI MỚI HOẶC LỖI THỜI

I.

Tính cấp thiết của đề tài lớn.
- Lý do lí luận:
Như chúng ta đã biết, thời gian qua tình hình dịch bệnh của Covid -19
làm ảnh hưởng tới nền kinh tế, sức khỏe con người của Việt Nam nói riêng và
Thế giới nói chung. Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm
với tác nhân là virus SARS-CoV-2, gây ảnh hưởng và thiệt hại trên phạm vi
toàn cầu. Dịch bệnh bắt đầu bùng phát từ tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ
Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn một nhóm người
bị viêm phổi khơng rõ nguyên nhân, được xác nhận trước đó đã có tiếp xúc,
chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải
sản Hoa Nam, nơi bán nhiều loài động vật hoang dã và được cho là địa điểm
bùng phát dịch bệnh đầu tiên . “Covid 19” hay “Sars- CoV2” dường như đã
trở thành từ khóa được tìm kiếm ln là một vấn đề nóng hổi và được quan
tâm hàng đầu trong xã hội. Do vậy việc cập nhật các vấn đề thời sự là vô cùng
cần thiết.
Đặc biệt, đối với bộ phận sinh viên, việc tiếp nhận những thơng tin chính
thống về dịch bênh là thiết yếu để tránh gây tâm lý hoang mang và tránh một số


nhóm đối tượng xấu lợi dụng thường nhằm vào sinh viên đặc biệt là sinh viên
Báo chí để cơng kích các đường lối của Đảng và Nhà nước ta.
- Lí do thực tiễn:
Đề tài "Nhu cầu thơng tin về phịng chống dịch Covid – 19 trên sóng
phát thanh của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2020” được
đặt ra nghiên cứu với mục đích đánh giá về mức độ quan tâm cũng như tiếp
nhận thông tin trên sóng phát thanh của các bạn sinh viên trong bối cảnh khi
dịch Covid19 đang bùng phát và theo đó nhu cầu thông tin về dịch cũng tăng
cao nhưng các bạn có q ít những nguồn thơng tin chính thống để tiếp nhận

3


hàng ngày. Cũng như những thay đổi cần có của báo Phát thanh nhằm mang
lại cách tiếp cận dễ dàng hơn cho thính giả, đặc biệt là các bạn sinh viên.
Trước tình hình đó, nhóm đã thực hiện cuộc nghiên cứu này để có cái
nhìn rõ nét hơn về nhu cầu cũng như cách thức tiếp nhận thông tin của các
bạn. Đồng thời qua đó tìm ra giải pháp tốt nhất giúp các bạn sinh viên có
được thêm một kênh tiếp nhận thơng tin hiệu quả- sóng phát thanh.
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của báo cáo “Báo Phát thanh
– Đổi mới hoặc lỗi thời”
2.1. Mục đích nghiên cứu
Từ những kết quả của khảo sát chung về "Nhu cầu thơng tin về phịng
chống dịch Covid – 19 trên sóng phát thanh của sinh viên Học viện Báo chí
và Tuyên truyền năm 2020, em đã nhận thấy được những vấn đề liên quan đến
việc tiếp cận của thính giả đối với những chương trình phát thanh.
Bài báo cáo nhằm chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại và chỉ ra những giải
pháp để giúp báo Phát thanh ngày càng gần gũi và đến với công chúng dễ
dàng hơn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt đến mục đích nêu trên, báo cáo phải thực hiện những nhiệm vụ
sau:
- Thông qua kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá những điểm vì sao
phát thanh chưa được đơng đảo sinh viên đón nhận?
- Nêu lên những vấn đề đang đặt ra đối với việc làm mới mình của Phát
hiện nay và hướng giải quyết những vấn đề đó.
III.

Kết quả từ bảng nghiên cứu

4


Biểu đồ thể hiện tỉ lệ số độ sinh viên tại nơng thơn và thành thị nghe radio


Tổng số phiếu trả lời thu được là 370 phiếu, được chia thành 2 nhóm
chính (2 biến số độc lập) đó là nhóm sinh viên thành thị và nhóm sinh viên
nơng thơn. Có 179 sinh viên đến từ thành thị, chiếm 48,6%. Còn lại là 191
sinh viên đến từ nông thôn, chiếm 51,4%. Các câu hỏi liên quan đến biến số
phụ thuộc trong bảng khảo sát gồm có các câu hỏi về cách tiếp nhận thơng tin
của sinh viên báo chí trên sóng phát thanh, bao gồm: phương tiện tiếp nhận
thông tin phát thanh, thời gian nghe thông tin về dịch trong một ngày, nội
dung sinh viên muốn tiếp nhận, khả năng tiếp thu thông tin, đánh giá về độ tin
cậy của thông tin trên sóng phát thanh, những đề xuất để cải thiện thơng tin về
dịch covid19 trên sóng phát thanh.



Điện thoại và đài phát thanh tại địa phương là 2 phương tiện chủ yếu

được các bạn sinh viên dùng để tiếp nhận thơng tin qua sóng phát thanh.
Trong đó điện thoại là phương tiện phổ biến nhất với 139 votes, chiếm 37,8%.
Sau đó là loa phát thanh địa phương với 120 votes, chiếm 32,4%. Phương tiện
ít được sử dụng nhất là radio, chỉ chiếm 10%.



Thời gian tiếp nhận thơng tin 1 ngày của các bạn sinh viên thường dao
động trong khoảng từ 5-20p. Một con số trung bình khơng q ngắn không
quá dài, phù hợp cho những bản tin cập nhật hàng giờ hay những chương
5


trình tọa đàm ngắn. Khung giờ các bạn hay nghe là vào buổi tối từ 19h-23h
với 70% số sinh viên trả lời khảo sát lựa chọn. Có thể thấy đây chính là khung
giờ vàng của phát thanh đối với đối tượng sinh viên báo chí nói riêng cũng
như sinh viên nói chung. Khơng chỉ các thơng tin về covid19, nội dung phát
sóng trong khung giờ này cũng cần có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với sinh
viên vì đây là thời điểm sinh viên nghe phát thanh nhiều nhất.

Biểu đồ thể hiện sự mức độ quan tâm của sinh viên từng năm đối với chương trình
phát thanh.



Khả năng tiếp thu thơng tin qua sóng phát thanh của sinh viên báo chí
là khá tốt khi có đến 67,6% số sinh viên làm khảo sát tiếp thu được trên 70%
lượng thông tin nghe được. Tuy nhiên cũng có một lượng nhỏ sinh viên khơng
tiếp thu được gì trên sóng phát thanh, chiếm 5,4%. Con số này đến từ các bạn
sinh viên thành thị, nơi mà cơ sở hạ tầng dành cho phát thanh chưa tốt vì bị

ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân như ô nhiễm tiếng ồn, phát thanh trên loa
phường khơng cịn phổ biến để được đầu tư tốt về mặt nội dung ở các thành
phố lớn,...

6


Thơng tin trên sóng phát thanh đang nhận được sự tin cậy vơ cùng lớn



của sinh viên báo chí. Cụ thể là 89,2% sinh viên thể hiện mức độ tin tưởng và
hồn tồn tin tưởng vào những thơng tin thu nhận được trên sóng phát thanh.
Trong bối cảnh mà mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, thông tin chưa được
kiếm chứng phát tán tràn lan, sinh viên đang bị mất phương hướng trong sự
hỗn loạn về thơng tin, thì phát thanh đang là một trong những lựa chọn tốt để
tiếp nhận thơng tin cho sinh viên báo chí nói riêng và sinh viên nói chung vì
tất cả các thơng tin đều được kiểm chứng một cách nghiêm ngặt trước khi
phát sóng. Ở Việt Nam, dù các loại hình báo chí có thể phát triển mạnh mẽ,
nhưng cũng khơng thể thay thế được đài phát thanh, Nhà nước vẫn coi đài
phát thanh là loại hình báo chí chính thống, được đầu tư phát triển. Trên thế
giới, phát thanh vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống báo chí, truyền
thơng.
IV.
1.

Báo cáo về vấn đề “Báo Phát thanh – Đổi mới hoặc lỗi thời”
Những con số biết nói
Trong phiếu khảo sát “Nhu cầu thơng tin về phịng chống dịch Covid
-19 trên sóng Phát thanh của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm

2020”, nhóm thực hiện đã có câu hỏi đến với các bạn sinh viên như sau: “Bạn
thường nghe thông tin về dịch Covid -19 trên phương tiện nào?”
Câu trả lời nhận được từ 370 phiếu khảo sát cho con số:



37.8% với 139 lượt votes, điện thoại được lựa chọn là phương tiện phổ biến



nhất với 139 votes, chiếm 37,8%.
Loa phát thanh địa phương với 120 votes, chiếm 32,4%.
Phương tiện ít được sử dụng nhất là radio, chỉ chiếm 10%.



Câu hỏi “Bạn muốn tiếp cận thơng tin về tình hình dịch Covid – 19
trong thời gian nào trong ngày?” nhận về câu trả lời:



70% chọn lựa khung giờ từ 7h – 11h sáng.
20% chọn lựa khung giờ từ 19h – 23h tối.
Điều này cho thấy, tại thời điểm hiện tại cách thức tiếp nhận thơng tin
của thính giả đã thay đổi. Thay vì ngày xưa, thính giả chủ yếu tiếp nhận thông
7


tin qua đài phát thanh hoặc radio là chính. Thì nay, khi công nghệ phát triển,
nhận thức về radio cũng đã thay đổi. Bằng chứng được chứng minh qua khảo

sát với các con số về hình thức được nghe nhiều nhất tại các kênh điện thoại,
loa phát thanh, đài radio lần lượt là: 37,8%; 32,4%; 10%.
Radio hiện tại chỉ đang phổ biến với một nhóm thính giả lớn tuổi nhất
định chứ ít được các bạn trẻ sử dụng. Phát thanh đang quay trở lại một cách
mạnh mẽ do tận dụng được tốt phương thức phát sóng qua điện thoại thơng
minh, thứ đã trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Với những người vẫn
trung thành với radio, cách thức nghe đài của họ cũng khác nhiều.
Theo điều tra của VOV, hiện nay tỷ lệ người nghe đài hàng ngày ở Việt
Nam chiếm khoảng từ 20-30% (Con số này cũng tương đối lớn so với việc
tiếp cận thông tin của cơng chúng ở các loại hình truyền thơng khác). Thói
quen nghe đài của họ cũng đã và đang thay đổi. Người nghe đài, đặc biệt là
trung niên và thanh niên khơng cịn ngồi hàng giờ nghe radio ở nhà mà đa số
họ nghe đài trong trạng thái di chuyển và nghe qua các thiết bị di động... Họ
thường nghe một cách bất chợt, nghe một phần của chương trình phát thanh.
Mong muốn của họ là mỗi khi bật kênh phát thanh họ u thích thì đều được
nghe những thơng tin họ muốn.
2.

Nhận xét và giải pháp cho những điểm cần thay đổi của báo Phát thanh
phù hợp với sinh viên
Thông qua bài khảo sát “Nhu cầu thơng tin về phịng chống dịch Covid
-19 trên sóng Phát thanh của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm
2020”, em đã nhận thấy những vấn đề về sự đổi mới cần có của báo Phát
thanh để có thể tiếp cận lượng thính giả của mình dễ dàng và nhanh chóng.
Phát thanh với tư cách là một loại hình báo chí lâu đời ln thể hiện
được ưu thể của mình trong đời sống báo chí. Tuy nhiên, những năm gần đây
với sự thay đổi không ngừng của ngành công nghiệp truyền thông, các loại
hình báo chí trong đó có báo Phát thanh đã thay đổi không ngừng để đáp
ứng nhu cầu thông tin của cơng chúng. Đây chính là cuộc cạnh tranh để
8



tranh giành thị phần công chúng, bất cứ tờ báo nào, đài phát thanh nào, hay
đài truyền hình nào cũng đều mong muốn mình có thêm lượng cơng chúng
đơng hơn.
Đứng trước cuộc cạnh tranh đó, địi hỏi sự đổi mới khơng ngừng của
các đài phát thanh về hình thức thể hiện, nội dung thông tin cũng như cách
tiếp cận để thu hút thính giả. Trong những phương thức thay đổi đó, phương
thức thay đổi về nội dung là điều có thể thấy rõ nhất cùng với quá trình phát
triển của kỹ thuật truyền thanh. Một trong những vấn đề quan trọng khi thực
hiện chương trình phát thanh đó là đặt câu hỏi như thế nào? Đặt câu hỏi với
ai? Hướng tới mục tiêu gì?... Tất cả đều được ban biên tập, phóng viên cân
nhắc trước khi tiến hành.
Báo Phát thanh cần thay đổi mình hơn nữa trong tương lai để có thể bắt
nhịp xu hướng mà vẫn giữ được nét truyền thống vốn có:
a.

Thay đổi về cách thức phỏng vấn
Có thể nói, câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh hiện đại sẽ giúp phóng
viên xác định được vấn đề mình muốn viết, giúp cho bài viết của mình hay
hơn, sâu sắc hơn, chân thực hơn, tiếp cận được gần hơn với công chúng. Và
câu hỏi phỏng vấn hiện đại cũng giúp cho công chúng cảm nhận được sự gần
gũi của các chương trình phát thanh. Để tác phẩm phát thanh có được chất
lượng tốt hơn thì một trong những u cầu cấp thiết đó là phải nâng cao chất
lượng các câu hỏi phỏng vấn trong quá trình sản xuất chương trình. Tuy
nhiên, một thực trạng hiện nay là việc sử dụng câu hỏi phỏng vấn ở trong một
số chương trình chưa đồng đều về chất lượng. Nhiều khi câu hỏi phỏng vấn
chỉ để hỏi “khiến cho người được phỏng vấn và thính giả chưa thực sự ấn
tượng với thơng tin trong câu hỏi và câu trả lời”


b.

Thay đổi về cách dẫn một chương trình phát thanh
Khác với Truyền hình thì hình ảnh là yếu tố chính giúp cung cấp thơng
tin đến với thính giả, thì trong Phát thanh tiếng động và người Phát thanh viên
chính là yếu tố chính giúp thính giả tiếp nhận thơng tin. Phát thanh là loại
9


hình báo chí sử dụng ngơn ngữ âm thanh tổng hợp, bao gồm lời nói, tiếng
động, âm nhạc, tác động trực tiếp vào thính giác của đối tượng tiếp nhận.
Trong ba thành tố của ngơn ngữ phát thanh, lời nói đóng vai trị then chốt. Lời
nói cung cấp thơng tin, chuyên chở tư tưởng, khơi dậy cảm xúc, là cầu nối
hữu hiệu giữa đài phát thanh và cơng chúng thính giả.
Tiến sỹ Trương Thị Kiên, tại luận án với chủ đề “Lời nói trong báo Phát
thanh hiện nay” năm 2011 đã thực hiện các khảo sát chương trình trên hệ
VOV1, VOV2, VOV Giao thơng – Đài Tiếng nói Việt Nam từ tháng 6/2008 –
6/2010 đã đề cập khá toàn diện đến lời nói, cách thức đọc thể hiện văn bản
của phát thanh viên, biên tập viên của Đài Tiếng nói Việt Nam. Trong luận án
TS. Trương Thị Kiên viết “mỗi nhà báo phát thanh cần nắm vững cách thức
sử dụng từ vựng, ngữ pháp, nắm vững các thủ pháp đọc, nói trên sóng. Để
giúp nhà báo thực hiện được điều đó, cần có những khảo sát, đánh giá thực
tiễn một cách cụ thể, chính xác, từ đó, có những luận giải mang tính khoa học
về cách thức nhà báo sử dụng lời nói phát thanh của những người làm cơng
tác nghiên cứu. Sự hạn chế trong sáng tạo ngôn từ và nghệ thuật đọc, nói trên
sóng là một trong những rào cản lớn nhất đối với sự tiếp nhận của thính
giả.”
Hiện nay cịn nhiều Phát thanh viênchủ yếu viết, đọc, nói theo kinh
nghiệm cá nhân hoặc lệ thuộc hồn tồn vào văn bản. Có những cách viết,
cách đọc, nói đúng, hấp dẫn. Nhưng cũng khơng ít trường hợp viết sai, đọc,

nói vơ hồn, vơ cảm vẫn khơng bị phát hiện, khơng chỉnh sửa, thành ra, lâu
dần, trở thành thói quen khơng tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả thơng tin. Thính
giả khi nghe một chương trình, họ có nhu cầu tiếp nhận thơng tin một cách
chân thực nhất thay vì nghe một lượng thơng tin khơ khan trên sóng.
Thơng qua khảo sát và số lượng sinh viên Học viện Báo chí votes, em
nhận thấy rằng Phát thanh cần thay đổi từ cách đọc dẫn thành nói dẫn để có
thể hấp dẫn lượng thính giả của riêng mình.
c.

Khung giờ phát sóng
10


70% lượt bình chọn của sinh viên Học viện Báo chí và Tun truyền
nói rằng họ dành thời gian từ 7h sáng đến 9h sáng để nghe các chương trình
phát thanh. Con số này cho thấy đây chính là “khung giờ vàng” dễ dàng tiếp
cận thính giả nhất.
Trên thực tế, phát thanh phù hợp cho những người bận rộn, người
thường xun phải lái xe,... Bạn hồn tồn có thể vừa làm việc vừa nghe
radio, một việc mà bạn không thể là đối với báo in hay báo mạng. Nắm được
ưu điểm này, các chương trình phát thanh cần phải đẩy mạnh những chương
trình thú vị, hay, cập nhật tin tức vào khung giờ nhiều người quan tâm.
Vì đối tượng của khảo sát lần này là các bạn sinh viên Học viện Báo
chí và Tuyên truyền. Vậy nên, các bạn đã có sự hiểu biết và quan tâm nhất
định về các tin tức thời sự nên khung giờ được các bạn lựa chọn từ 7h – 11h
sáng là hợp lý, các bạn hồn tồn có thể nghe trên đường đi học, hoặc khi
tham gia phương tiện giao thông công cộng như xe bus là phù hợp để theo dõi
các tin tức trên sóng phát thanh.
V.


KẾT LUẬN
Thơng qua khảo sát “Nhu cầu về tiếp nhận thơng tin phịng chống dịch
Covid -19 trên sóng Phát thanh của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền năm 2020” em đã nhận thấy nhiều vấn đề đang tồn tại ở báo Phát
thanh. Tìm hiểu về nhu cầu tiếp nhận tin tức của các bạn sinh viên liên quan
đến tình hình dịch bệnh thời gian qua chỉ là một phương thức để từ đó cá nhân
em nhận thấy rằng, báo Phát thanh cần có những thay đổi để dễ dàng tiếp cận
với thính giả của mình.
Vì vậy, qua bài báo cáo cá nhân em đã làm về chủ đề “Báo Phát thanh –
Đổi mới hoặc lỗi thời” nhằm chỉ ra những điểm cần giữ lại và nên thay đổi để
Phát thanh có thể ngày càng được thính giả yêu thích, đặc biệt là các bạn sinh
viên nói chung và sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

11


-

Giáo trình Truyền thơng- lý thuyết và kĩ năng cơ bản- Giảng viên Nguyễn

-

Văn Dững.
Luận án:”Lời nói trong báo phát thanh Việt Nam hiện nay” – TS. Trương Thị

-

Kiên.
Những thông tin điều tra từ VOV – Đài Tiếng nói Việt Nam.


12



×