Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2017 nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH KINH TẾ QUỐC TẾ

Đề tài: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai
đoạn 2017 - nay

Lớp học phần: 2302FECO2051
Nhóm thực hiện: 9
Giảng viên hướng dẫn: Lê Hải Hà

Hà Nội, 2022

1


MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................... 3
B. NỘI DUNG ......................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG ............................................................................................................ 5
1.1.

Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa ............................................................. 5

1.2.

Vai trò của ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam ....................................... 5


1.3.

Những nét chung về thị trường nhập khẩu thủy sản của EU ..................... 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN TRƯỚC VÀ SAU HIỆP ĐỊNH EVFTA ................... 16
2.1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn
trước và sau Hiệp định EVFTA ......................................................................... 16
2.2. Một số chính sách Việt Nam áp dụng để khuyến khích xuất khẩu thủy sản
sang EU .............................................................................................................. 32
2.3. Đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai
đoạn trước và sau Hiệp định EVFTA ................................................................ 36
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY
SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU .......................................................... 40
3.1.

Triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU ................ 40

3.2.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU ... 45

C. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 50

2


A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong hơn 10 năm trở lại đây, ngành Thủy sản đã có những bước phát triển
nhanh và ổn định, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân

và được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Ngành thủy sản hiện tại
đang chiếm 4-5% GDP, giá trị xuất khẩu thủy sản chiếm 9-10% tổng kim ngạch xuất
khẩu quốc gia và đứng thứ 5 về giá trị xuất khẩu. Vì vậy, sản xuất và xuất khẩu thuỷ
sản đã trở thành hoạt động kinh tế quan trọng, đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống
nhân dân. Ngồi ra, xuất khẩu thuỷ sản cịn mang lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng
góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, là cơ sở đề mở rộng thúc đẩy các hoạt
động kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu của Việt Nam, thị trường
EU đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Trong nhiều năm qua, Liên minh châu Âu
(EU) luôn là một trong 5 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Về
phía EU, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản đứng thứ hai trong khu vực châu
Á, chỉ xếp sau Trung Quốc. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU là rất lớn, trên 50 tỷ
USD/năm. Tuy nhiên đây là thị trường khó tính địi hỏi chất lượng và có tính bảo hộ
rất cao với hàng rào thuế quan đặc biệt là các rào cản nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh, an
toàn thực phẩm, kiểm dịch động vật, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thực phẩm, tiêu
chuẩn an tồn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ mơi trường.... đang là thách thức
đối với ngành thủy sản Việt Nam. Trong khi đó, những hạn chế, yếu kém nội tại về
sản xuất cịn q thủ cơng và nhỏ lẻ, mặc dù đã được khắc phục nhiều nhưng chưa
đáp ứng được tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế.
Ngày 01/8/2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu
(EVFTA) chính thức có hiệu lực đã được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội bứt phá mới cho xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU nhờ hàng loạt cam kết ưu đãi thuế
quan, góp phần khiến thủy sản Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh về giá so với các
sản phẩm cùng ngành ở các nước lân cận: thu hút đầu tư nước ngoài được kỳ vọng
tăng lên, công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm được chú trọng nâng cao để đáp
3


ứng theo tiêu chuẩn EU. Như vậy. đề tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức cũng như

các rào cản kỹ thuật và thương mại tại thị trường EU và tận dụng các ưu đãi thuế quan
của hiệp định EVFTA, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải không ngừng nâng cao chất
lượng cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường EU đặt ra và nâng cao sức cạnh
tranh của mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Nhận thức được điều này, nhóm chúng em xin lựa chọn đề tài “xuất khẩu thủy
sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn trước và sau Hiệp định EVFTA” để
nghiên cứu. Trong quá trình tìm hiểu đơi lúc có một vài thiếu sót, mong cơ và các bạn
có thể thơng cảm và góp ý để nhóm ngày càng phát triển hơn. Nhóm 9 chúng em trân
thành cảm ơn ạ!

4


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG
1.1.

Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa
Luật thương mại 2005 tại Điều 28, khoản 1, nêu rõ: “Xuất khẩu hàng hóa là việc

hàng hố được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm
trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp
luật.”
1.2.

Vai trò của ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam

1.2.1. Vai trò của xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế
Trong nền kinh tế nước ta, thuỷ sản là một trong những ngành có nhiều khả

năng và tiềm năng huy động để phát triển, có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao vào
những năm tới và tiến kịp các nước trong khu vực nếu có các chính sách thích hợp và
được đầu tư thỏa đáng. Sự giàu về tài nguyên, khí hậu thuận lợi, đa dạng sinh thái đã
khiến cho ngành thuỷ sản nước ta có nhiều ưu thế phát triển q trình cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước. Ngành thuỷ sản từ một lĩnh vực nhỏ bé thuộc khối nông
nghiệp, đã vươn lên thành một ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của đất nước.
Trong những năm qua, xuất khẩu thuỷ sản đã có những đóng góp hết sức to lớn,
trở thành động lực thúc đẩy kinh tế thuỷ sản phát triển nói riêng và sự tăng trưởng
kinh tế Việt Nam nói chung. Hàng năm, xuất khẩu thuỷ sản đã đem lại nguồn ngoại
tệ rất lớn cho đất nước, ln giữ vị trí cao trong bảng danh sách các ngành có giá trị
kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. Như vậy, cùng với các mặt hàng xuất khẩu
khác, xuất khẩu thuỷ sản đã góp phần rất lớn trong việc tạo ra nguồn vốn cho sự công
nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta.
Thuỷ sản là một trong những mặt hàng chúng ta có khả năng cạnh tranh, có triển
vọng phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu thu ngoại tệ, đồng thời góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đời sống nhân dân ngày càng khá hơn. Trong
những năm qua, xuất khẩu thuỷ sản vẫn tăng đều về khối lượng và giá trị kim ngạch
xuất khẩu vươn lên đỉnh cao mới. Với vai trị khai thơng thị trường, xuất khẩu thuỷ
5


sản đã thúc đẩy sự phát triển đối với khâu nuôi trồng và khai thác nguyên liệu, là một
ngành sản xuất chính, có vị trí quan trọng trong tạo ra việc làm, sản xuất mặt hàng
xuất khẩu.
Công nghiệp chế biến thuỷ sản đóng vai trị to lớn hàng đầu về công nghiệp chế
biến thực phẩm trong cả nước và thu hút nguyên liệu sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
Sự ra đời hàng loạt nhà máy chế biến thế hệ mới bên cạnh các nhà máy được nâng
cấp với quy mô lớn, cơng nghệ hiện đại đã góp phần đưa cơng nghệ chế biến thuỷ sản
Việt Nam lên thứ hạng cao trên thế giới.
Góp phần giải quyết tốt cơng ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, ổn định

xã hội, đồng thời, đem lại cơ hội phát triển cho những ngành khác liên quan như: sản
xuất nuôi trồng, chăn nuôi, hóa chất…, thâm nhập thị trường thế giới từ đó mở rộng
và thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ kinh tế đối ngoại giữa Việt Nam và các nước
khác.
Ngoài ra, do yêu cầu của thị trường thế giới và cũng do cạnh tranh khốc liệt mà
các đơn vị sản xuất hàng thuỷ sản ln tìm tịi, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm
nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường. Từ đó góp phần đáp ứng tốt
hơn nhu cầu thị trường nội địa, đóng góp cho sự tăng trưởng GDP của đất nước.
Như vậy, với ưu thế là sự phù hợp với giai đoạn đầu của q trình cơng nghiệp
hố đất nước, thu hút nhiều lao động, tạo ra khoản thu ngoại tệ lớn về cho đất nước
xuất khẩu thuỷ sản đã và đang có vị trí, vai trị rất quan trọng trong hệ thống các mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
1.2.2.1.

Các yếu tố bên trong

 Yếu tố địa lý, khí hậu
Việt Nam là quốc gia có hệ thống sơng ngịi dày đặc đi sâu vào vùng lãnh thổ
quốc gia tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản. Tuy vậy, do chịu ảnh
hưởng điều kiện về khí hậu như: gió, nhiệt độ, khơng khí, mơi trường nước, chế độ
mưa, độ mặn tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật kéo theo sản
lượng đánh bắt cá sẽ bị thay đổi, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động xuất khẩu.
6


Thêm vào đó, thủy sản là mặt hàng có đặc điểm là khó bảo quản sau khi đánh
bắt. Do đó, thời tiết xấu dẫn đến thời gian tươi sống của các mặt hàng giảm đi nhanh
chóng làm cho việc xuất khẩu các sản phẩm tươi gặp nhiều khó khăn.
Các yếu tố tự nhiên có tác động vơ cùng lớn đến hoạt động sản xuất nuôi trồng

thủy sản cũng như hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
 Đặc điểm mơi trường, tiềm năng nguồn lợi
Diện tích vùng ven biển và vùng biển của đất nước ta gấp 3 lần diện tích đất
liền, trải dài trên l3 vĩ độ, vùng ven biển và biển Việt nam được chia thành 4 khu vực
môi trường:
+ Môi trường nước mặn xa bờ: Tạo một lợi thế to lớn cho ngành thủy sản nước
ta. Xét về nguồn lợi hải sản có thể liệt kê 3 loại chính là: cá nổi ngồi khơi, cá đáy
biển sâu và cá rạn san hô.
+ Môi trường nước mặn gần bờ: Là vùng sinh thái quan trọng nhất đối với các
lồi thủy sinh vật, có thể ni các lồi nhuyễn thể có giá trị cao.
+ Mơi trường nước lợ: Thích hợp với những lồi sinh vật thủy sinh có khả năng
thích nghi, trong đó có nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao. Tổng diện tích tiềm
năng nước lợ trên tồn quốc là 621.009 ha.
+ Mơi trường nước ngọt: Nuôi cá ao hồ nước ngọt là nghề ni truyền thống
gắn với các hộ gia đình. Theo thống kê chưa đầy đủ, khoảng 70%% diện tích ao hồ
đã được để nuôi trồng thủy sản.
 Tiềm năng con người
Việt Nam thuộc những nước đơng dân trên thế giới. Có khoảng 60% dân số
sống ở nơng thơn, trong đó dân cư sống ở ven biển có nhịp độ tăng trưởng cao hơn
so với bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, lợi thế này vẫn chưa phát huy tốt vì
trình độ văn hóa cũng như trình độ chun mơn của lực lượng lao động này còn thấp.
Như vậy với trạng thái dân hiện nay, số hộ và số nhân khẩu lao động trong
ngành thủy sản vẫn tăng đều qua các năm, có khả năng cung cấp đủ sức lao động dồi
dào cho ngành, đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của ngành thủy sản tạo ra.
 Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
7


Khoa học công nghệ kỹ thuật trong nước được đưa vào hoạt động, ứng dụng
đem lại hiệu quả cao trong công tác nuôi trồng và chế biến thủy sản từ đó giúp cho

chất lượng và số lượng thủy sản tăng, giúp cho xuất khẩu hàng thủy sản có nhiều
thuận lợi hơn.
Về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, điều kiện hạ tầng giao thơng vận tải cũng
có ảnh hưởng lớn đến thương mại hàng thủy sản. Giao thông thuận tiện sẽ giúp cho
thương mại hàng thủy sản diễn ra nhanh chóng hơn, và chớp được nhiều thời cơ hơn.
 Hệ thống luật pháp và chính sách quản lý của Nhà nước
Hệ thống luật pháp và chính sách quản lý của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động xuất khẩu thủy sản thông qua các rào cản thương mại của chính phủ,
đó là: các quy định về ni trồng và đánh bắt và chế biến thủy sản như các quy định
về vệ sinh an toàn vệ sinh; ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước về nguồn vốn, về cơng nghệ;
hàng rào thuế quan, phi thuế quan; chính sách hỗ trợ, viện trợ từ nước ngồi: các
chương trình hỗ trợ vốn, công nghệ cho ngành thủy sản từ các quốc gia, tổ chức khác
trên thể giới,..
Ngoài ra hệ thống luật pháp minh bạch thơng thống cũng như các chính sách
điều phối nền kinh tế đúng đắn, đặc biệt là chính sách đối ngoại sẽ là nhân tố quyết
định tới khả năng thu hút, tìm kiếm và hợp tác với các đối tác kinh tế, lựa chọn thị
trường tiêu thụ cho các sản phẩm xuất khẩu.
1.2.2.2.

Các yếu tố bên ngoài

 Hàng rào kỹ thuật của quốc gia nhập khẩu
Rào cản kỹ thuật là các yêu cầu hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng một hệ thống
các tiêu chuẩn nhất định. Tùy theo tình hình kinh tế của từng quốc gia mà mỗi quốc
gia lại áp dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau. Các hàng hóa nhập khẩu vào
các nước này phải thỏa mãn các điều kiện mới được phép nhập khẩu vào đây cũng là
khó khăn đối với nước xuất khẩu nhưng tạo điều kiện thúc đẩy phát triển về chất
lượng và mẫu mã với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.



Thị hiếu người tiêu dùng
Đối với các sản phẩm thủy sản, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người

tiêu dùng là rất quan trọng. Tùy thuộc vào từng thị trường mà nhu cầu và thị hiếu
8


khác nhau. Thông thường đối với những sản phẩm thủy sản, người tiêu dùng ưa thích
dùng sản phẩm tươi sống, đảm bảo chất lượng và thời gian chế biến nhanh. Vì vậy để
đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng các quốc gia nên có những biện pháp cụ thể như
nghiên cứu và phân tích thị trường, quảng cáo…


Nhu cầu về hàng thủy sản nhập khẩu
Trên thế giới, sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội là một trong

những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu thủy sản trên tồn thế giới khơng ngừng tăng.
Thị trường tiêu thụ ngày nay quan tâm nhiều hơn đến thủy sản như là nguồn thực
phẩm dinh dưỡng vô cùng quan trọng không chỉ cung cấp 16% nhu cầu protein của
con người mà cịn đáp ứng các chất khống và axit Omega 3 cần thiết cho cơ thế để
phát triển trí não ngăn ngừa một số loại bệnh tật như béo phì các vụ ngộ độc hay dịch
bệnh hoành hành với hầu hết các loài gia súc gia cầm và thủy sản là lựa chọn an toàn
nhất.
1.3.

Những nét chung về thị trường nhập khẩu thủy sản của EU

1.3.1. Khái quát thị trường nhập khẩu thủy sản EU
 Quy mô thị trường
Liên minh châu Âu (EU) là một thể chế đa quốc gia hồn thiện nhất, là một

trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của thế giới, là điển hình cho cơ chế hợp tác
khu vực, một hệ thống thể chế xuyên quốc gia và liên chính phủ với thiết chế thị
trường chung, đồng tiền chung và các chính sách thương mại chung. Hiện nay EU có
27 nước thành viên, với dân số 513,5 triệu người, diện tích 4.422.773 km² (Eurostat,
2020), GDP đạt 15,5 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 18% GDP toàn cầu, xếp thứ 2 trên
thế giới sau Mỹ, khiến thị trường EU mở rộng nhất với diện tích và dân số lớn nhất
trong số các tổ chức khu vực trên thế giới, có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ với các
khối và nước lớn như Mỹ, Đông Á, đồng thời củng cố vị trí của EU trong WTO, IMF,
OECD. Trung bình người châu Âu tiêu thụ trung bình 24.35 kg thủy sản/người
(Eurostat, 2020) trong 1 năm trong khi đó mức tiêu thụ hải sản bình quân đầu người
của thế giới năm 2019 là 20,5 kg (FAO, 2020). Chi tiêu trung bình trên đầu người
của dân EU cho cá và hải sản lên tới 115 EURO vào năm 2020. EU cũng được xem
là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn hai thế giới với giá trị nhập khẩu thủy sản 26,53
9


triệu EURO năm 2019 (Eurostat, 2020). Gần một nửa số sản phẩm thủy sản được
nhập khẩu từ các nước nội bộ trong khối. Tuy nhiên, để bổ sung một số sản phẩm đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ (chủ yếu là các sản phẩm thủy sản nước ấm), EU cũng nhập
khẩu thủy sản từ hơn 180 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
 Đặc điểm thị trường
- Về tập quán ứng xử: Tập quán về tiêu dùng thủy sản của người dân khối EU
đa 42 dạng. Thực tế, EU khơng phải là một thực thể văn hố, khơng đồng nhất về tập
quán sinh hoạt, ẩm thực, thị hiếu tiêu dùng, cách ứng xử. Thị trường EU chỉ thống
nhất về mặt kỹ thuật, còn trên thực tế nhiều thị trường quốc gia và khu vực có những
đặc điểm rất khác nhau. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần
có một sự tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi xâm nhập vào từng khu vực của thị trường EU.
Các doanh nghiệp cần đánh giá và chia ra các phân khúc thị trường riêng, từ đó có kế
hoạch sản xuất và xúc tiến xuất khẩu phù hợp.
- Về phân khúc tiêu dùng: Thị trường EU về cơ bản cũng giống như một thị

trưởng quốc gia, do vậy có 3 nhóm người tiêu dùng khác nhau: (1) Nhóm có khả năng
thanh toán ở mức cao, chiếm gần 20% dân số của EU, dùng hàng có chất lượng tốt
nhất và giá cả đắt nhất hoặc những mặt hàng hiếm và độc đáo; (2) Nhóm có khả năng
thanh tốn ở mức trung bình, chiếm 68% dân số, sử dụng chủng loại hàng hóa có chất
lượng kém hơn một chút so với nhóm 1 và giá cả cũng rẻ hơn; (3) Nhóm có khả năng
thanh tốn ở mức thấp, chiếm hơn 10% dân số, tiêu dùng những loại hàng có chất
lượng và giá cả đều thấp hơn so với hàng của nhóm 2. Hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trên thị trường này gồm cả hàng cao cấp lẫn hàng bình dân phục vụ cho mọi đối
tượng.
- Về chính sách thương mại: EU là một trong những thành viên chủ chốt của
WTO vì vậy chế độ quản lý hàng hóa nhập khẩu dựa trên nguyên tắc của tổ chức này.
Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch không nhiều nhưng biện pháp thuế quan lại
được sử dụng khá nhiều. Mặc dù thuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc
kinh tế lớn và có xu hướng giảm nhưng EU tăng cường sử dụng biện pháp phi thuế
quan là các hàng rào kỹ thuật.
- Về quy định tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm: Hiện nay, EU
được coi là thị trưởng có hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm
10


vào loại nghiêm ngặt nhất thế giới. Đây là một thị trường yêu cầu rất cao về hàng
hàng hóa dịch vụ, đặc biệt là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người
như thực phẩm chế biến từ hải sản. Hàng nhập khẩu của bất kỳ quốc gia nào bị một
nước thành viên EU phát hiện có vấn đề về chất lượng lập tức sẽ bị đưa lên hệ thống
cảnh báo nhanh về thực phẩm (RASFF) cho tất cả các thành viên khác. Từ đó, EU sẽ
có những biện pháp cấm hoặc hạn chế nhập khẩu riêng đối với từng trường hợp vi
phạm cụ thể.
1.3.2. Hệ thống tiêu thụ và xu hướng tiêu thụ



Hệ thống tiêu thụ
Thị trường thủy sản EU được chia thành ba khu vực chính:
Đầu tiên là thị trường Bắc Âu (bao gồm Phần Lan, Iceland, các nước vùng

Scandinavia và Hà Lan). Các nước Bắc Âu đều có biển, nguồn hải sản tương đối
phong phú, có nghề đánh bắt hải sản truyền thống nên có thế mạnh về xuất khẩu hải
sản (trong đó có tơm, nhất là các loại tôm nước lạnh). Nhập khẩu tôm của các nước
này chủ yếu có tính chất bổ sung chủng loại cho nhau giữa các nước trong khu vực.
Nhập khẩu từ khu vực châu Á không lớn do sức tiêu thụ của các nước này khá thấp
vì dân số ít, khách du lịch đến Bắc Âu không đông và người dân khơng có tập qn
ăn nhiều hải sản. Người tiêu dùng ở Bắc Âu ưa dùng các loại cá nước lạnh như cá
trích, cá thu, cá minh thái, cá tuyết, cá mình dẹt như cá thờn bơn và cá hồi nước ngọt.
Thứ hai là thị trường Trung Âu (bao gồm Đức, Áo, Ba Lan, và Cộng hoà Séc).
Các nước khu vực Trung Âu ít có truyền thống ăn cá do những nước này có đất liền
bao quanh và đường bờ biển ngắn hơn so với diện tích đất liền;
Thứ ba là Nam Âu là cơ hội lớn nhất cho việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản
sang Châu Âu. Nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Nam Âu chiếm 58% tổng
nhập khẩu của Châu Âu, với ba quốc gia nhập khẩu hàng đầu là Tây Ban Nha, Ý và
Pháp. Các quốc gia này khơng chỉ có tỷ lệ tiêu thụ thủy sản cao nhất, mà còn là các
quốc gia chế biến thủy sản lớn của châu Âu. Tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Nam
Âu từ các nước đang phát triển vào năm 2020 là 8,3 tỷ USD, giảm 12% so với năm
2019 (9,4 tỷ USD) - chiếm 82% tổng nhập khẩu của Nam Âu từ các nước ngoài Châu
Âu (10,1 tỷ USD), cho thấy phần lớn thủy sản nhập khẩu đến khu vực này đến từ các
nước đang phát triển.
11


 Xu hướng tiêu thụ
Về mặt hàng tiêu thụ ưa thích: Các sản phẩm thủy sản chế biến được tiêu thụ
phổ biến ở EU gồm các mặt hàng tươi, cắt khúc, luộc, tẩm bột, đóng hộp hay hun

khói. Thị trường EU chia thành ba khu vực chính: Thị trường Bắc Âu, Trung Âu và
Nam Âu. Các nước Bắc Âu ưa chuộng các lồi nước lạnh (cá trích, cá thu, cá minh
thái, cá bơn, cá hồi). Khu vực Trung Âu ít có truyền thống ăn cá do những nước này
có đất liền bao quanh và đường bờ biển ngắn hơn so với diện tích đất liền. Khu vực
Nam Âu ưa thích các mặt hàng tôm nhập khẩu như tôm sú và tôm chân trắng. Cá ngừ,
cá hồi, cá bơn và tôm là loài thủy sản được ưa chuộng ở khắp châu Âu.
Về xu hướng tiêu thụ: Tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người ở EU rất cao,
đứng thứ hai thế giới sau Nhật Bản. Tổng mức tiêu thụ ở thị trường EU mỗi năm vào
khoảng 10 triệu tấn, bằng 12% tổng mức tiêu thụ của thế giới. Tây Ban Nha, Pháp,
Italia là những thị trường tiêu thụ hải sản lớn nhất ở châu Âu. Theo báo cáo thị trường
thủy sản EU năm 2019 của Eurostat, 5 sản phẩm thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất ở
EU là: Cá ngừ, cá tuyết, cá hồi, cá minh thái Alaska và tôm – gộp lại chiếm 44% tổng
khối lượng trong năm 2017. Một đặc điểm nữa là thị hiếu tiêu thụ của người dung EU
tương đối khắt khe và thường xuyên thay đổi. Nếu như trước đây người dân EU ưa
thích tơm hùm thì hiện nay tơm thẻ chân trắng và cá da trơn (đặc biệt là cá tra) ngày
càng được người dân EU tin dùng do có mùi vị trung tính và giá cả hợp lý. Xu hướng
tiêu dùng ở mỗi nước thành viên EU cũng khác nhau.
EU hướng tới các sản phẩm có lợi cho sức khỏe: Người tiêu dùng ngày càng
thích ứng với dạng sản phẩm an tồn. Họ thích các sản phẩm ít béo và có giá trị dinh
dưỡng cao. Thuỷ sản có hàm lượng protein, các vitamin và chất khống cao thích hợp
cho nhu cầu này. Ngồi ra, các sản phẩm thuỷ sản có chất lượng thường đóng vai trị
chống lại các nguy cơ về sức khỏe.
EU hướng tới sự thuận tiện: Trong những thập kỷ gần đây, thời gian dành cho
mua sắm và chế biến món ăn đã bị rút ngắn. Vì vậy, nhu cầu về các sản phẩm tiêu
dùng và dễ chế biến sẵn cũng tăng lên. Với xu hướng này, các sản phẩm thuỷ sản
dường như phù hợp hơn cả vì chúng được chế biến dễ dàng và nhanh chóng.
EU hướng tới các nhà xuất khẩu thủy sản có trách nhiệm với xã hội: Với tư cách
là những công dân, người tiêu dùng ở những nước châu Âu thể hiện mối quan tâm
12



của mình về các hoạt động liên quan đến mơi trường và xã hội của các công ty sản
xuất thực phẩm. Một số vấn đề họ quan tâm đến nhiều nhất là: (1) sự khai thác quá
mức các ngư trường, sự suy thoái trữ lượng thuỷ sản và sự cạnh tranh giữa các hoạt
động khai thác và bảo tồn thiên nhiên; (2) các vấn đề về vệ sinh và môi trường khi
nuôi trồng thủy sản như sử dụng kháng sinh, ô nhiễm nguồn nước, sử dụng cá làm
thức ăn động vật; (3) các khía cạnh xã hội trong ni trồng và khai thác như vấn đề
về giới, vị thế của các nhà sản xuất thủ công.
1.3.3. Một số quy định của EU đối với hoạt động nhập khẩu thủy sản
- Giấy chứng nhận sức khỏe: Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang EU phải
kèm theo giấy chứng nhận sức khỏe để đảm bảo rằng hệ thống y tế và kiểm soát của
nước xuất khẩu tương đương với EU, đảm bảo các lô hàng thủy sản vận chuyển đến
EU phải kèm theo giấy chứng nhận sức khỏe (health certificate) đáp ứng các yêu cầu
của EU do cơ quan chức năng của nước xuất khẩu cấp. Ví dụ, hàng thủy sản Việt
Nam, muốn xuất sang EU, cần phải thuộc danh sách các công ty thủy sản đã được
EU xác minh và đồng ý được phép xuất khẩu sang châu Âu và cung cấp được giấy
chứng nhận sức khỏe được cấp bởi NAFIQAD.
- Yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP): Sản phẩm thủy sản phải
đáp ứng rất nhiều yêu cầu nhưng chủ yếu liên quan đến vấn đề vệ sinh. Các yêu cầu
bao gồm các tiêu chuẩn sức khỏe thủy sản: Chất gây ô nhiễm và vi sinh gây ô nhiễm;
đóng gói và lưu trữ - nhiệt độ nơi lưu trữ và trong thời gian vận chuyển phải được
kiểm soát. Việc thực hiện HACCP là một trong những biện pháp căn bản nhưng vệ
sinh chung tại cơ sở sản xuất cũng phải tốt. Người mua hàng rất quan tâm đến cách
vệ sinh tại cơ sở sản xuất. Doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp thích hợp. Điều
này có tính then chốt thu hút khách hàng tiềm năng.
- Yêu cầu về các chất gây ô nhiễm: EU cũng quy định cụ thể những giới hạn về
dư lượng chất độc hại bao gồm: Mức tối đa cho phép các kim loại nặng (than chì,
cadimi, thủy ngân), dioxins; các chất tương tự thuộc các nhóm hóa học PCB và PAH
và dư lượng kháng sinh. EU đã cấm sử dụng một số chất có kích thước tuyến giáp,
kích thích hoocmon, trichlorfon và các chất nhóm beta-agonist trong ni trồng thủy

sản, quy định về mức giới hạn các kim loại nặng như Pb (0,2-0,4 mg/kg), Cd (trọng
lượng ướt 0,1- 0,5 mg/kg), thủy ngân (trọng lượng ướt 0,1-0,5 mg/kg ). Riêng mặt
13


hàng cá nhập khẩu vào EU được kiểm tra trước khi vận chuyển, đơi khi chính đơn vị
mua tự kiểm nghiệm trong các phịng thí nghiệm.
- u cầu về dư lượng kháng sinh trong thủy sản nhập khẩu vào EU: Dư lượng
kháng sinh cũng là tiêu chuẩn rất quan trọng để kiểm định hàng thủy sản được tiêu
thụ trên thị trường EU. Hàm lượng cho phép của enrofloxacin và ciprofloxacin trong
sản phẩm thủy sản nhập vào EU như cá tra, cá basa, tôm và các chế phẩm từ tôm
không vượt quá 100ppb. EU đã đưa ra quy định mới về việc siết chặt chất ethoxyquin
(chất chống oxy hóa giúp bảo quản sản phẩm thức ăn thủy sản) từ ngày 31/3/2020.
Ethoxyquin sẽ không được sử dụng trong tất cả các loại thức ăn chăn nuôi thủy sản.
Hàng nhập khẩu của bất kỳ quốc gia nào bị một nước thành viên EU phát hiện có vấn
đề về chất lượng lập tức sẽ bị đưa lên hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm (RASFF)
cho tất cả các thành viên khác. Từ đó, EU sẽ có những biện pháp cấm hoặc hạn chế
nhập khẩu riêng đối với từng trường hợp vi phạm cụ thể.
- Quy định về hóa chất, phụ gia: Để đảm bảo thực phẩm bán tại thị trường EU
là an toàn và khơng chứa chất phụ gia có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người,
việc xuất khẩu thực phẩm vào EU phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của
EU như: (i) Không được cho thêm phụ gia vào các thực phẩm như cá, nhuyễn thể và
động vật có vỏ (ngoại trừ trường hợp đặc biệt); (ii) Hạn chế những chất làm ngọt có
nguồn gốc từ hóa học: đối với thực phẩm có chất làm ngọt, bao bì phải ghi tên chất
làm ngọt đã dùng, dán mác khuyến cáo “sử dụng quá nhiều sẽ gây nên bệnh đường
ruột" và phải chỉ rõ chất làm ngọt có nguồn gốc từ đâu; (iii) Hương liệu làm phụ gia
phải đảm bảo không chứa bất kỳ một nguyên tố, hợp chất nào có hàm lượng độc tố
nguy hiểm: khơng chứa hơn 3mg/kg arsenic, chì khơng q 10mg/kg, cadimi khơng
q 1 mg/kg và thủy ngân không quá 1mg/kg.
- Tiêu chuẩn về quản lý chất lượng đối với nhà máy xuất khẩu thủy sản: Hệ

thống quản lý ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản
xuất hàng xuất khẩu sang EU. Trong các tiêu chuẩn của ISO 9000, ISO 9001 và 9002
là quan trọng nhất. ISO 9001 quy định về mơ hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế,
phát triển, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ. ISO 9002 là mơ hình đảm bảo chất lượng
trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ. Thực tế các doanh nghiệp có chứng nhận ISO sẽ
thâm nhập thị trường EU dễ dàng hơn.
14


- Quy định về tiêu chuẩn dán nhãn, bao bì và nhãn mác: Bao bì sử dụng để đóng
gói phải là những vật liệu đáp ứng các yêu cầu về bảo quản, vận chuyển và cần lưu ý
đến nhân tố bảo vệ môi trường, tốt nhất là sử dụng những vật liệu có thể tái sinh.
Nhãn sản phẩm ngồi việc ghi rõ các thông tin cơ bản như tên sản phẩm, thành phần,
trọng lượng, thời hạn và cách sử dụng, nơi sản xuất, các điều kiện để bảo quản và sử
dụng, mã số mã vạch để nhận dạng lô hàng thì riêng đối với hàng thủy sản cần bổ
sung thêm thông tin : (i) Tên thương mại và tên khoa học của các loài (phù hợp với
danh sách do EU đưa ra); (ii) Phương pháp sản xuất: đánh bắt trên biển hay nước ngọt
hay bằng nuôi trồng thủy sản; (ii) Khu vực đánh bắt: chỉ rõ vùng khai thác đối với
thủy sản đánh bắt trên biển hoặc chỉ dẫn tới nước xuất xứ nếu được đánh bắt trong
vùng nước ngọt hoặc nuôi.
- Quy tắc về truy xuất nguồn gốc thủy sản đối với thủy sản đánh bắt: Theo quy
định từ ngày 1/1/2010, thủy sản nhập khẩu vào EU phải phù hợp với quy định IUU
(Illegal unreported and unregulated fishing - Luật phải chứng minh được nguồn gốc
thủy sản). Quy định này được đưa ra nhằm bảo vệ môi trường biển, tránh việc khai
thác thủy sản quá mức mang tính tận diệt đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
nguồn lợi thủy sản, gây khó khăn cho việc bảo vệ các đàn cá lớn (như cá ngừ đại
dương). Theo quy định này, nhãn sản phẩm phải cung cấp thơng tin chính xác về việc
thu hoạch và sản xuất. Điều này áp dụng đối với cả thủy sản chưa qua chế biến và đã
chế biến. Theo đó, các lơ hàng phải có thơng tin từ tên tàu khai thác, tên chủ tàu,
phương tiện đánh bắt và vùng biển khai thác, loại sản phẩm và trọng lượng, giấy khai

báo chuyến hàng trên biển, trong khu vực cảng, tàu tiếp nhận hoặc đơn vị tiếp nhận
trong cảng.
Một số quy định khác: Ngoài các quy định chính trên, thị trường EU cịn chú
trọng đến tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội. Để thúc đẩy xuất khẩu
thủy sản sang EU, các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp cần đảm bảo đủ các điều
kiện buộc như: GlobalGAP (Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), tiêu
chuẩn của ASC chứng nhận bền vững cho thủy sản nuôi (Hội đồng quản lý nuôi trồng
thủy sản quốc tế), tiêu chuẩn của MSC một nhãn dành cho các sản phẩm thủy sản
được khai thác một cách bền vững (Hội đồng quản lý biển). Trong đó, Globalgap hiện
là tiêu chuẩn tối thiểu để các sản phẩm vào được các siêu thị ở EU, vì thế doanh
15


nghiệp Việt phải đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn này. Ngoài ra, các chuỗi bán lẻ ở châu
Âu đều khuyến khích trả giá cao hơn cho các sản phẩm thủy sản ni trồng đạt các
tiêu chuẩn MSC, ASC.
Tóm lại, người tiêu dùng châu Âu địi hỏi khơng chỉ an tồn thực phẩm, sản
phẩm hải sản chất lượng cao mà còn đòi hỏi cả khả năng truy nguồn gốc xuất xứ của
thủy sản, điều kiện an tồn mơi trường và trách nhiệm xã hội trong lúc nuôi trồng chế
biến và phân phối thủy sản.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN TRƯỚC VÀ SAU HIỆP ĐỊNH EVFTA
2.1.

Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn
trước và sau Hiệp định EVFTA

2.1.1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn
trước khi có EVFTA
Trong bốn năm từ 2015 – 2018, EU luôn là thị trường top đầu, cho đến năm

2019, vị trí này đã hạ xuống thứ tư với mức giảm 11,9% so với năm 2018. Anh, Hà
Lan, Đức, Italy và Bỉ là năm thị trường tiềm năng nhất trong khối này. Cuối tháng 1
năm 2020, Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu khiến cho giá trị nhập khẩu
thủy sản chung của cả khối sụt giảm đáng kể, tuy nhiên EU vẫn giữ vị trí trong top 5
các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Theo số liệu của Hiệp hội chế biến
và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hải sản sang EU giảm tới 24%
trong giai đoạn từ 2017 đến 2020. Hiện mỗi năm giá trị xuất khẩu hải sản Việt Nam
vào EU không quá 400 triệu USD.

16


Bảng 1. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU từ 2015 – 2019 theo từng mặt
hàng
Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
Nhìn số liệu thống kê trên, ta thấy mặt hàng chủ lực xuất khẩu vào EU là Tôm,
EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam. Năm 2015, EU xếp thứ 3 về nhập
khẩu tôm của Việt Nam, sau Mỹ và Nhật Bản. Năm 2016, EU vươn lên vị trí thứ 2
sau Mỹ và trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam năm 2017. Năm
2019, EU đứng đầu về nhập khẩu tôm của Việt Nam, chiếm 21 %5 tổng giá trị xuất
khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường. Như vậy, EU duy trì vị trí số 1 về nhập
khẩu tơm của Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2019.

17


Hình 2. Nhập khẩu tơm của EU giai đoạn 2015 – 2019


Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
Trung bình mỗi năm, xuất khẩu tơm Việt Nam sang EU đạt khoảng trên 0,7 tỷ
USD. Trong 5 năm (2015-2019), xuất khẩu sang EU tăng từ 0,55 tỷ USD năm 2015
lên 0,69 tỷ USD năm 2019. Xuất khẩu tôm sang EU giai đoạn 5 năm này đạt đỉnh
vào năm 2017 với 0,86 tỷ USD. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU hai năm 2018,
2019 có xu hướng giảm.
Trong thời gian 2015 – 2019, thị trường EU luôn đứng trong top 3 thị trường
xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam. Trong đó, ba thị trường nhập khẩu cá tra lớn
nhất từ Việt Nam của khu vực EU là Hà Lan, Anh và Đức. Trong đó Hà Lan là thị
trường dẫn đầu trong 5 năm qua. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hà
Lan năm 2016 đạt 204,1 triệu USD, tăng 22% so với năm 2015 và lần lượt đạt 307,4
triệu USD vào năm 2017, 296 triệu USD năm 2018, 215 triệu USD năm 2019. Trong
đó, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hà Lan giảm liên tiếp trong 2 năm 2018 và
2019 là do chịu ảnh hưởng bởi “thẻ vàng” khiến cho xuất khẩu thủy sản khai thác tới
EU giảm mạnh.
Như vậy trước khi có EVFTA, EU từng là thị trường số 1 của thủy sản Việt
Nam nhưng sau đó đã rơi xuống vị trí thứ 4, sau cả Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ.
Lý do là, xuất khẩu cá tra, tôm cũng như các hải sản khác sang thị trường EU liên tục
sụt giảm. Chính bởi vậy khi đàm phán Hiệp định EVFTA, mặt hàng thủy sản Việt
Nam sẽ có thêm nhiều hơn nữa các cam kết ưu đãi về thuế nhập khẩu, ngày một nâng
18


cao năng lực cạnh tranh, thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường EU. Đây sẽ là một
trong những thuận lợi vô cùng to lớn đối với Việt Nam.
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn
sau khi có EVFTA
 Năm 2020: Một năm đầy khó khăn do thẻ vàng IUU
Trong nhiều năm qua, Liên minh châu Âu (EU) luôn được biết đến là một trong
những thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu

thủy sản của Việt Nam sang EU trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, nhất
là từ tháng 10/2017 - thời điểm Việt Nam bị Ủy ban châu Âu (EC) áp thẻ vàng IUU
(Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và khơng theo quy định). Đây cũng
là ngun nhân chính khiến xuất khẩu thủy sản sang EU sụt giảm liên tiếp trong 3
năm từ 2018 đến 2020, cho dù những năm trước luôn ghi nhận tốc độ tăng trưởng
khá.
Ngày 01/8/2020, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu
(EVFTA) chính thức có hiệu lực đã được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội bứt phá mới cho xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU nhờ hàng loạt cam kết ưu đãi thuế
quan, góp phần khiến thủy sản Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh về giá so với các
sản phẩm cùng ngành ở các nước lân cận; thu hút đầu tư nước ngoài được kỳ vọng
tăng lên, công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm được chú trọng nâng cao để đáp
ứng theo tiêu chuẩn EU; môi trường kinh doanh và thể chế được đảm bảo theo hướng
ổn định, minh bạch hơn vì hệ thống pháp luật cũng được điều chỉnh, bổ sung quy
định để phù hợp với FTA đã ký kết.
Hiệp định EVFTA dự kiến giúp xuất khẩu thủy sản tăng trưởng khoảng 2% giai
đoạn 2020 - 2030. Hiệp định EVFTA cam kết dành ưu đãi thuế nhập khẩu cho hàng
thủy sản của Việt Nam, trong đó thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông
lạnh, ướp lạnh) nhập khẩu vào EU sẽ được giảm từ mức thuế cơ bản 12-20% xuống
0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; thuế nhập khẩu tôm chế biến sẽ về 0% sau 7 năm
kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Trong khi các đối thủ cạnh tranh chủ yếu như Thái
Lan không được hưởng GSP, khơng có FTA nên có mức thuế cơ bản 12%; Ấn Độ
19


khơng có FTA nên chịu thuế GSP 4,2%; Indonesia chịu thuế GSP 4,2% và Ecuador
vẫn chịu mức thuế cơ bản 12%
Hiệp định xóa bỏ ngay khoảng 50% số dịng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu
lực, trong đó phần lớn các sản phẩm thuế cao từ 6 - 22% được xóa bỏ về 0% như hàu,
điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, sị, bào ngư chế biến, tơm sú đơng lạnh…,50% số dòng

thuế còn lại, thuế suất cơ sở từ 5,5-26%, sẽ được cắt giảm về 0% theo lộ trình 3-7
năm, như sản phẩm tôm, cá tra, cá ngừ… Riêng mặt hàng cá ngừ đóng hộp và surimi
(cá viên) áp dụng hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn/năm và 500 tấn/năm.
Và để được hưởng mức thuế ưu đãi cam kết trong Hiệp định EVFTA, các sản phẩm
thủy sản phải đảm bảo được nguồn gốc xuất.
Lộ trình cắt giảm thuế đối với một số sản phẩm chính Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của Bộ Công thương
20


Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, từ tháng 8-11 năm 2020, mặc dù đã có
những ảnh hưởng tích cực từ việc Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 01/8/2020
thì xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đạt 369.9 triệu USD, và tăng
8,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU
vẫn gặp những khó khăn nhất định, do những tác động của đại dịch Covid-19. Tổng
kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã sụt giảm về số lượng với tỷ lệ 8,8% và sụt giảm về
giá trị với tỷ lệ 6,21% so với năm 2019, ước đạt 205.9 nghìn tấn, tương đương giá trị
ước lượng 947.89 triệu USD.
Xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU thời gian trước và sau khi Hiệp định
EVFTA có hiệu lực

Tháng 8 -

So với

7 tháng đầu

So với


11 tháng

Mặt

11/2020

tháng 8 -

năm 2020

7 tháng

năm 2020

hàng

(Nghìn

11/2019

(Nghìn

2019

(Nghìn

USD)

(%)


USD)

(%)

USD)

369.986

8,7

500.164

-15,6

870.150

Thủy
sản

So với
11 tháng
năm
2019
(%)

-6,4

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Như vậy, theo báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam của VASEP, năm 2020,
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU chỉ đạt 958,7 triệu USD, giảm khoảng

26% so với năm trước, đây là mức giảm nhiều nhất trong giai đoạn 2017-2020.
Nguyên nhân của việc suy giảm kim ngạch vào năm 2020 là do Anh rời khỏi thị
trường EU, trong khi đây là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của khối này với kim
ngạch nhập khẩu từ Việt Nam từ 280 - 340 triệu USD/năm. Bên cạnh đó là nguyên
nhân xuất phát từ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 ở khu vực thị trường EU và sự
ảnh hưởng tiêu cực của thẻ vàng IUU.

21


Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn
2016-2021
Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam của VASEP vào các năm 2016 - 2021


Năm 2021: Xuất khẩu thủy sản sang EU dần khởi sắc nhờ Hiệp định EVFTA
Nhìn vào số liệu xuất khẩu thủy sản sang EU trong 6 tháng đầu năm 2021, có

thể thấy thủy sản đã nắm bắt được cơ hội từ EVFTA. Số liệu thống kê cho thấy thủy
sản của Việt Nam được xuất khẩu tới 25/27 thị trường thuộc EU với tổng lượng xuất
khẩu đạt 104,3 nghìn tấn, trị giá 485,3 triệu USD, tăng 16% về lượng và tăng 20% về
trị giá so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này cao hơn nhiều so với mức tăng 14,4%
của xuất khẩu thủy sản của cả nước. Với kết quả này, EU là thị trường xuất khẩu thủy
sản lớn thứ tư của nước ta (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc), chiếm 11,8%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ
năm trước.
Biểu đồ lượng và trị giá xuất khẩu từng tháng năm 2021 cho thấy ngoại trừ tháng
2 (tháng có đợt nghỉ Tết ngun đán) thì lượng và trị giá xuất khẩu các tháng năm

2021 đều tăng so với năm trước

22


Lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU qua các tháng
trong năm 2020-2021

Nguồn: Tính tốn từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam
Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nhìn chung, giá trị xuất khẩu thủy sản khai thác
và nuôi trồng đều tăng qua các năm.

Tôm, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể hai vỏ, cua ghẹ, chả cá và
surimi là các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường EU,
23


trong đó đứng đầu về kim ngạch vẫn là các mặt hàng tôm. Tỷ trọng kim ngạch xuất
khẩu tôm trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU trong các năm
gần đây đạt vị trí số một. Đối với mặt hàng cá tra, chủ đạo là cá tra phi lê đông lạnh,
kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam vào EU liên tục giảm từ năm 2010-2017, kim
ngạch xuất khẩu năm 2018 tăng khoảng 20% so với năm 2017, song lại giảm liên tục
trong các năm 2019- 2021, khiến cho mặt hàng này từ vị trí đứng đầu về tỷ trọng
trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào EU năm 2010 (khoảng 44%)
đã giảm dần và xếp hạng thứ 3 (sau tôm, cá ngừ) vào năm 2021 với mức tỷ trọng chỉ
còn khoảng 9,9%. Kim ngạch xuất khẩu cá tra vào EU năm 2021 cũng chỉ chiếm
khoảng 6,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam (VASEP, 2021). Trong khi
đó, cá ngừ có kim ngạch xuất khẩu tăng dần, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang EU
của Việt Nam có mức tăng trưởng tốt.
Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong

năm 2015 và 2021

2015

2021

Nguồn: Số liệu từ VASEP
Về thị trường xuất khẩu trong khu vực EU: Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản
chủ lực của Việt Nam tại khu vực EU đều đạt mức tăng trưởng tốt: Hà Lan (chiếm
20,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU, đạt 99 triệu USD,
tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2020), Đức (chiếm 19%, đạt 92 triệu USD, tăng
19,3%), Italy (chiếm 13%, đạt 63 triệu USD, tăng 78,7%), Bỉ (chiếm 11,7%, đạt 57
24


triệu USD, tăng 3,3%), Pháp (chiếm 7,8%, đạt 37 triệu USD, tăng 11,8%),... Ngồi
ra, một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu nhỏ lại đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ,
cho thấy tiềm năng xuất khẩu: Bungari (tăng 192,7%), Estonia (tăng 153,5%), Litva
(tăng 66,3%), Thuỵ Điển (tăng 63,1%),...
Thị trường nhập khẩu chính thủy sản của Việt Nam trong khối EU

Bên cạnh đó, trong những tháng cuối năm 2021, nhu cầu tiêu thụ tại EU đang
có xu hướng hồi phục trở lại, bên cạnh đó, những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ
EVFTA sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho các sản phẩm thủy sản của Việt Nam tăng thêm
tính cạnh tranh tại thị trường EU. Tuy nhiên, với các diễn biến phức tạp tại thị trường
trong và ngoài nước cùng với những ảnh hưởng của thẻ vàng IUU sẽ tiếp tục là những
yếu tố tác động lớn nhất đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.
Như vậy, tổng kết cả năm 2021, xuất khẩu thủy sản sang EU tăng mạnh, đạt trên 1 tỷ
USD, tăng 12% so với năm 2020, trong đó, xuất khẩu sang hầu hết các nước thành
viên EU đều tăng.

❖ Năm 2022: Giá trị xuất khẩu sang EU tăng nhưng trong bức tranh xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam sang EU, vị thế của EU ngày càng mờ nhạt và thu hẹp,
chủ yếu vì ảnh hưởng của thẻ vàng IUU ngày càng rõ nét
Năm 2022, theo VASEP ước tính xuất khẩu thủy sản sang EU đạt trên 1,4 tỷ
USD, trong đó hải sản khoảng 420 triệu USD, thủy sản nuôi khoảng 980 triệu USD.
25


×