Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Báo cáo chuyên đề hàng container

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Viện Đào tạo Chất lượng cao

CHUYÊN ĐỀ 3

HÀNG CONTAINER
NHÓM 6

Thành viên nhóm
1. Mai Nguyên Vũ – 2254070038
2. Nguyễn Thị Ngọc Hương – 2254060022
3. Hoàng Trương Bảo Khang – 2254060023


CHUYÊN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHÓM 6

4. Bùi Thị Lan Thy – 2254020085
5. Nguyễn Thị Kiều Diễm – 2254060486

GDHD: Nguyễn Thị Hồng Thu

MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU VỀ CONTAINER, PHÂN BIỆT HÀNG LCL VÀ FCL .......... 3
1/ Giới thiệu chung về Container ........................................................................................................ 3
2/ Kết cấu Container............................................................................................................................ 4
3/ Ký mã hiệu Container...................................................................................................................... 5
4/ Một số loại container ...................................................................................................................... 8
5/ Phân biệt hàng LCL và hàng FCL ...................................................................................................... 8
6/ Kết luận ......................................................................................................................................... 10


II. Yêu cầu chất xếp, chằng buộc, chèn lót và bảo quản container
...............................................................................................................................
11
1/ Yêu cầu chất xếp bảo quản container ........................................................................................... 11
1.2. Bọc hàng hóa trong container ................................................................................................ 12
1.3. Cố định hàng hóa trong container.......................................................................................... 12
1.4. Giảm thiểu áp lực và chấn động trong container ................................................................... 13
1.5. Chống hiện tượng nóng máy và hóng hàng hóa .................................................................... 13
2/ Một số phương pháp chằng buộc và chèn lót hàng hóa trong container .................................... 13
2.2. Cố định bằng đinh/bu lông ..................................................................................................... 15
2.3. Chèn vào các khe hở – Dunnage ............................................................................................ 15
2.4. Túi khí chèn hàng – Dunnage air bag ..................................................................................... 15
2.5. Lashing dây đai – Strapping .................................................................................................... 15

III. Giới thiệu về phương tiện vận chuyển và phương tiện xếp dỡ
và công cụ xếp dỡ hàng container ...................................................... 17
1/ Các phương thức vận chuyển container phổ biến........................................................................ 17
2|Page


CHUYÊN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHÓM 6

2/ Một số mặt hàng không thể vận chuyển container ...................................................................... 18
3/ Một số thiết bị được dùng xếp dỡ container trong cảng.............................................................. 20

IV. An toàn lao động trong xếp dỡ hàng container .......................... 24
V. Kết luận ............................................................................................... 26

I. GIỚI THIỆU VỀ CONTAINER, PHÂN
BIỆT HÀNG LCL VÀ FCL

1/ Giới thiệu chung về Container
1.1. Khái niệm:
Container là một loại bao bì hàng hóa đặc biệt đồng thời là công cụ mang hàng
thỏa mãn 4 điều kiện sau:
- Phải đủ bền để có thể sử dụng nhiều lần.
- Được thiết kế riêng để khi thay đổi phương thức vận tải mà không phải rút
hàng ra, đóng hàng lại.
- Cho phép làm hàng dễ dàng.
- Dễ dàng đóng và rút hàng.

1.2. Lợi ích của container hóa:
➢ Tạo ra một đơn vị hàng hóa thống nhất
➢ Bảo vệ hàng hóa
➢ Giảm thiểu việc hàng hóa bị mất
➢ Khuyến khích cho hoạt động “door to door”
➢ Tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí vận tải

3|Page


CHUYÊN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHÓM 6

2/ Kết cấu Container
2.1. Ý nghĩa
▪ Đảm bảo yêu cầu về bảo quản, xếp dỡ
▪ Tạo điều kiện giới hạn xếp chồng
▪ Giúp phân biệt với các loại container khác
▪ Xác định và gọi tên đúng từng bộ phận (phục vụ cho việc kiểm tra, báo cáo)
▪ Góp phần lựa chọn đúng container đóng hàng


2.2. Bộ phận cấu thành bên ngồi
1. Vách bên
2. Mái
3. Sàn
4. Vách trước
5. Vách sau (cửa)

2.3. Kết cấu khung container
- Mặt sau:

1. Trụ góc

2. Xà ngang nóc

- Vách bên:

4. Xà dọc nóc

5. Xà dọc gầm

3. Xà ngang gầm
6. Góc lắp ghép

4|Page


CHUYÊN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHÓM 6

2.4. Chất liệu container
Container thường được làm bằng thép, nhôm, gỗ hoặc chất pha sợi thủy tinh


2.5. Kích thước container
Chiều dài:
- 10 feet ( khơng có cột chống đỡ)
- 20 feet, 40 feet
- 45 feet, 48 feet ( không theo tiêu chuẩn ISO)
- 48 feet – 60 feet ( yêu cầu đặc biệt)
Chiều rộng: 8 feet
Chiều cao:
- 8 feet, 8.6 feet
- 9.6 feet ( quá khổ, không theo tiêu chuẩn ISO)

3/ Ký mã hiệu Container
3.1. Ý nghĩa
➢ Xác định đúng và chính xác container
➢ Cung cấp thông tin về container được vận chuyển
➢ Thơng số về xếp chồng an tồn
➢ Các đặc điểm bên trong

5|Page


CHUYÊN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHÓM 6

3.2. Ký hiệu theo ISO (ISO Marking)

3.2.1. Mã chủ sở hữu (Owner code)
- 3 chữ cái đầu tiên là tên viết tắt của chủ sở hữu (hãng tàu hoặc các công ty cho
thuê container)
-


Chữ cái thứ 4 ln ln là U (Unit)
Ví dụ:
• MAEU

: Maersk

• APLU

: American President Line

• NOLU

: Neptune Orient Line
6|Page


CHUN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHĨM 6

• TRIU

: Transamerica Leasing

• GSTU

: Genstar Leasing

3.2.2. Số đăng kí (serial numbers)



Số đăng kí : gồm 6 số, được chọn một cách ngẫu nhiên



Số đăng kí và mã chủ sở hữu phải được đăng kí với BIC
(BIC: International Bureau of Container registration in Paris)

3.2.3. Số kiểm tra ( Check Digit)
Mã chủ sở hữu cùng với mã số đăng kí thơng qua việc tính tốn tạo thành số
kiểm tra duy nhất

CÁCH TÍNH SỐ KIỂM TRA

7|Page


CHUYÊN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHÓM 6

4/ Một số loại container

5/ Phân biệt hàng LCL và hàng FCL
4.1. Khái niệm
4.1.1. Hàng LCL
LCL được viết tắt từ Less than Container Load được hiểu là hàng hóa khơng xếp
đủ một container, mơ tả việc trong q trình đóng hàng vận chuyển quốc tế, chủ
hàng khơng đủ lượng hàng để đóng đủ vào nguyên container, mà cần ghép hàng
với các chủ hàng khác

4.1.2. Hàng FCL
FCL (viết tắt của Full Container Load) là xếp hàng nguyên container, người gửi

hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi
container. Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một

8|Page


CHUYÊN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHÓM 6

container hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi
hàng.

4.2. Phân loại
Hàng FCL và LCL cũng có nhiều điểm khác nhau như sau:

Tên
viết
tắt

FCL

LCL

Full Container Load: Hàng nguyên

Less than Container Load: Một phần

cont

của cont hay hàng đóng ghép


9|Page


CHUN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHĨM 6

- Chi phí tối ưu

- Cùng một lượng hàng hóa, chi phí phân

- Về tổng chi phí, đặt một container

nhỏ lơ hàng, mỗi lơ hàng sẽ có chi phí

Chi

FCL sẽ đắt hơn do khối lượng tuyệt

khác nhau, khi gom lại, chi phí hàng lẻ

phí

đối.Tuy nhiên, nếu xem xét chi phí

sẽ lớn hơn.

theo thứ ngun, thì đặt vé FCL

- Đối với hàng hóa nhỏ, rõ ràng LCL là

thường rẻ hơn so với LCL.


lựa chọn hợp lý duy nhất.

Kích
thước
hàng
Tỷ
giá
Điều
kiện
vận
chuyển
Chủ
hàng

Ngồi việc 1 chủ hàng có nhiều thùng
hàng đủ chứa 1 cont, thì thường loại

Hàng LCL thường nhỏ và dễ di chuyển

hàng hóa phù hợp với FCL là cồng

hơn

kềnh và nặng
Tỷ giá FCL được biết là dễ biến động Tỷ giá LCL ổn định hơn
Để vận chuyển hàng FCL, người gửi

Đối với một lô hàng LCL, không cần


hàng sẽ phải đặt trước ít nhất một

thiết phải đặt một container; chỉ một

nguyên container.

phần của nó cần phải được đặt trước.

Thuộc 1 chủ hàng

Thuộc nhiều chủ hàng khác nhau

Nhanh hơn vì chỉ giao một chủ hàng.
Thời
gian
giao
hàng

Tồn bộ container đã được đặt trước,
khơng cần phải phân loại và đóng gói
container tại các cảng giao hàng riêng
biệt. Khả năng xảy ra chậm trễ tại
cảng và do cơ quan hải quan quản lý
cũng thấp hơn.

Chậm hơn vì phải giao nhiều chủ hàng.
Ngồi ra, cần thêm thời gian để phân
loại hàng hóa, tổng hợp chứng từ và xử
lý. Thời gian cần thiết trong việc xếp và
dỡ hàng cũng có thể cao hơn trong

trường hợp gửi hàng LCL.

6/ Kết luận
Việc lựa chọn sử dụng giữa 2 hình thức này phụ thuộc vào điều kiện, mục đích
của người chủ hàng hoặc người nhận hàng như: lượng cung của chủ hàng, quy
mô vốn và lượng cầu của người nhận hàng, hoặc đặc tính của loại hàng có phù
10 | P a g e


CHUYÊN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHÓM 6

hợp để tồn kho lâu với số lượng lớn hay không… Một số bất lợi có thể xảy ra
khi gửi hàng LCL nhưng nếu việc giúp chủ hàng tiết kiệm một khoản chi phí
lớn hơn nhiều so với gửi hàng bằng đường air là chắc chắn thì LCL vẫn là lựa
chọn tốt hơn cả, đặc biệt khi bạn tìm được consolidator chuyên nghiệp, nhiều
kinh nghiệm thì khả năng rủi ro ln được bảo đảm ở mức thấp nhất.

II. Yêu cầu chất xếp, chằng buộc, chèn lót
và bảo quản container
1/ Yêu cầu chất xếp bảo quản container
1.1. Cân bằng trọng lượng trên sàn container
Bước đầu tiên giúp đơn vị vận chuyển có thể sắp xếp hàng hóa trong container
một cách khoa học đó là phân bố đều trọng lượng của hàng hóa trên mặt sàn
container. Thao tác này được thực hiện nhằm tránh việc trọng lượng của hàng
hóa dồn về một chỗ khiến sàn, dầm ngang ở vị trí đó chịu tải trọng q lớn, có
thể dẫn đến nứt, cong vênh ảnh hưởng trực tiếp đến phương tiện vận chuyển.
Vậy làm thế nào để cân bằng trọng tâm trên sàn container? Dưới đây là những
vấn đề cần đặc biệt lưu tâm:



Để tránh những rủi ro trên, đơn vị vận chuyển cần có kiến thức cũng như

xem xét tình trạng, trọng lượng hàng hóa, đặc trưng vật phẩm để xác định
phương thức giao nhận, sắp xếp, chằng buộc phù hợp.


Trọng tâm của container và của hàng hố phải được giữ cân bằng trong

suốt q trình vận chuyển. Nếu khơng sự cân bằng thì khi di chuyển có thể dẫn
đến tình trạng bị cho trượt, lật hoặc đổ hàng hóa ra đường gây thiệt hại.

11 | P a g e


CHUN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHĨM 6



Trường hợp vận chuyển hàng hóa là các sản phẩm phức tạp và khơng thể

xác định trọng tâm thì đơn vị vận chuyển cần áp dụng nhiều phương pháp
lashing, chằng buộc, chèn lót để đảm bảo hàng hóa được cố định.


Khi thực hiện đóng hàng hóa vào container, người thi cơng cần nắm rõ

nguyên tắc: Xếp vật nặng ở dưới, vật nhẹ phải xếp lên trên, nếu cần thì phải đặt
thêm các cơng cụ chèn lót và dây buộc để đảm bảo an tồn.

1.2. Bọc hàng hóa trong container

Để đảm bảo hàng hóa khơng bị hư hỏng, trầy xước trong q trình vận chuyển
thì khâu bọc hàng hóa là thao tác khơng thể bỏ qua. Bao bì tốt khơng chỉ bảo
đảm chất lượng hàng hóa mà cịn tạo điều kiện thuận lợi cho việc xếp hàng,
tăng diện tích vận chuyển hàng hóa, từ đó giảm chi phí vận chuyển của doanh
nghiệp. Do đó, hãy chọn vật liệu bọc hàng an toàn, phù hợp với đặc trưng của
hàng hóa để có được phương thức vận tải tối ưu nhất.

1.3. Cố định hàng hóa trong container
- Để tránh sự xê dịch, va chạm của hàng hóa trong q trình vận chuyển, bốc
xếp thì việc gia cố hàng hóa là rất cần thiết, giúp doanh nghiệp lấp đầy khoảng
cách giữa các đơn vị hàng hóa. Hiện nay, có khá nhiều cách thức để cố định
hàng hóa. Trong đó có thể kể đến như:


Dùng cột gỗ.



Dùng khung gỗ, nệm, chiếu.



Sử dụng dây thừng, xích, dây đai.



Sử dụng lưới để cố định hàng hóa.

12 | P a g e



CHUN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHĨM 6

- Hàng hóa được cố định phải chắc chắn nhưng không được buộc quá chặt. Bởi
khi khi buộc quá chặt có thể khiến áp lực tăng lên tại vị trí yếu như cửa
container và các bức tường phía trước.

1.4. Giảm thiểu áp lực và chấn động trong
container
Trong q trình vận chuyển hàng hóa nói chung khơng thể loại bỏ tất cả các
xung đột mà có thể sử dụng các đồ vật để hạn chế, giảm áp lực và chân động
trong container. Điều này nhằm hạn chế thiệt hại cho hàng hóa vận chuyển.
Các công cụ thường được ứng dụng trong trường hợp này là những vật liệu
mềm và đàn hồi, chẳng hạn như: bọt polystyrene, miếng bông, túi nhựa bơm
hơi, v.v.

1.5. Chống hiện tượng nóng máy và hóng hàng hóa
Do hàng hóa được đóng trong thùng kín nên khơng có cách nào để kiểm tra
nhiệt độ và độ ẩm ở bên trong kiện hàng. Trong nhiều trường hợp, hiện tượng
hấp hơi xảy ra bên trên bề mặt của container và bề mặt của hàng kim loại. Bởi
vì, đây là vị trí chịu tác động của nhiệt độ bên ngoài container. Và khi nhiệt độ
ngoài trời tăng và nhiệt độ trong nhà giảm xuống dưới điểm sương khơng khí,
hơi nước thừa sẽ ngưng tụ thành các giọt nước. Điều này sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng hàng hóa trong container.

2/ Một số phương pháp chằng buộc và chèn lót
hàng hóa trong container
- Việc chằng buộc và chèn lót hàng hóa giúp cố định giữ các pallet, đóng thùng gỗ,
hoặc các kiện hàng và đảm bảo an tồn trong q trình vận chuyển. Việc chằng
buộc và chèn lót khơng an tồn có thể khiến hàng hóa bị xê dịch, gãy, thậm chí rơi


13 | P a g e


CHUYÊN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHÓM 6

khỏi phương tiện trong quá trình vận chuyển, tiềm ẩn nguy cơ mất an tồn và hư
hỏng hàng hóa.
- Hiện nay, có nhiều phương pháp và dụng cụ để đảm bảo an toàn và sự chắc
chắn cho hàng hóa trong container. Doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp để đạt hiệu quả tốt nhất. Chúng ta có thể tham khảo một số
phương pháp chằng buộc và chèn lót thường được sử dụng như sau:

2.1. Chặn gỗ – Bracing/Choking
- Đây là một trong những cách thức chèn lót chắc chắn được được ứng dụng rộng
rãi. Theo đó, chúng ta sẽ dùng ván gỗ hay thanh kim loại để hạn chế di chuyển
qua lại trong q trình vận tải của hàng hóa. Bên cạnh gỗ và thanh kim loại thì
các dụng cụ bằng chất liệu nhựa cũng có thể đưa vào sử dụng.
- Tuy nhiên, hiện nay gỗ ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, đồng thời hình thức này
cũng có thời gian chuẩn bị khá lâu. Do đó, hình thức chặn gỗ không được đánh giá
quá cao về hiệu quả.

14 | P a g e


CHUYÊN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHÓM 6

2.2. Cố định bằng đinh/bu lơng
Tùy thuộc vào hàng hóa cũng như phương tiện vận tải, người thi cơng có thể sử
dụng bu lơng hoặc đinh để cố định hàng hóa, giúp chúng khơng di chuyển qua

lại. Đồng thời, cũng có thể sử dụng thêm các thanh gỗ để chặn chân, ngăn
hàng hóa bị bung ra trong quá trình vận chuyển.

2.3. Chèn vào các khe hở – Dunnage
- Đây là cách để lấp đầy những khoảng trống giữa gỗ phế thải hoặc bao bì bìa
cứng để bảo vệ hàng hóa. Phương pháp chèn lót giúp ngăn cách hàng hóa trong
các khoang và ngăn chúng di chuyển qua lại trong quá trình vận chuyển.
- Tuy nhiên, chất liệu gỗ và giấy khơng có tính đàn hồi nên vẫn tiềm ẩn nguy cơ
hư hỏng hàng hóa. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu thực tế, các sản phẩm túi khí
chở hàng đã ra đời giúp chèn hàng hóa nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các cơng
ty có thể xem xét sử dụng hình thức này để khấu trừ hàng hóa.

2.4. Túi khí chèn hàng – Dunnage air bag
Nếu các loại dây đai thường được sử dụng để cố định các vật dụng lớn như
máy móc, kết cấu và các phương tiện di chuyển thì túi khí lại được ưu tiên
dùng cho hàng hóa đồng hành. Chẳng hạn như thực phẩm, đồ uống, đồ gia
dụng, máy móc, thiết bị,…

2.5. Lashing dây đai – Strapping
-

Dây đai lashing được sử dụng để tạo ra đơn vị vận chuyển. Các loại dây đai

phổ biến có thể kể đến như: Dây đai thép, giấy, polypropylene, polyester, nylon
và vật liệu composite. Việc chọn lựa loại dây đai được lựa chọn sẽ tùy thuộc
vào nhu cầu và mục đích sử dụng

15 | P a g e



CHUYÊN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHÓM 6

- Các yếu tố cần xem xét gồm: Độ bền, tính linh hoạt, khả năng chịu đựng trong
các môi trường khác nhau, mức độ an tồn và giá thành. Lưu ý: Do có nguy cơ
làm tổn thương cao nên tất cả các đai, đặc biệt là đai thép, cần được xử lý cẩn
thận trước khi đưa vào sử dụng.

- Doanh nghiệp có thể sử dụng đồng thời nhiều phương pháp để chằng buộc
và chèn lót hàng hóa container tùy theo điều kiện thực tế. Ngun tắc chính
vẫn là giữ cho hàng hóa khơng di chuyển và khơng hư hỏng trong q trình vận
chuyển. Vì hầu hết các loại hàng hóa thường nặng nên doanh nghiệp cần sử
dụng công cụ chằng buộc và chèn lót vải chất lượng cao. Có như vậy, việc
chằng buộc và chèn lót mới phát huy tối đa cơng dụng giúp cố định hàng hóa và
đảm bảo an tồn khi vận chuyển.

2.6. Kết luận
Nhìn chung, việc xác định chính xác các nguyên tắc sắp xếp hàng hóa vào
container cũng như phương pháp chằng buộc, chèn ép phù hợp là điều vơ cùng
quan trọng trong q trình vận chuyển hàng hóa.

16 | P a g e


CHUYÊN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHÓM 6

III. Giới thiệu về phương tiện vận
chuyển và phương tiện xếp dỡ và công
cụ xếp dỡ hàng container
1/ Các phương thức vận chuyển container phổ
biến

- Vận chuyển container là dịch vụ giao nhận hàng hóa có khối lượng lớn được
chứa trong các kiện hàng để bảo vệ sản phẩm tránh hư hỏng khỏi các tác nhân
từ mơi trường bên ngồi. Vận chuyển container hiện nay đang được khai thác
theo 3 phương thức phổ biến, cụ thể:
+ Vận chuyển container bằng tàu thuyền trên biển.

+ Vận chuyển container đường bộ qua các đầu máy kéo.

17 | P a g e


CHUYÊN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHÓM 6

+ Vận chuyển container bằng đường sắt.

- Trong đó, vận chuyển container bằng đường biển và đường sắt là được chọn
lựa nhiều nhất vì có thể giao nhận được số lượng hàng hóa lớn, an tồn, ít bị va
chạm so với các hình thức vận chuyển khác.

2/ Một số mặt hàng không thể vận chuyển
container

2.1. Những mặt hàng cấm vận chuyển

18 | P a g e


CHUN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHĨM 6

- Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, hóa chất ma túy, hóa chất động hại, thuốc nhập

lậu.
- Các loại ô tô, xe máy và bộ linh kiện lắp ráp bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số
khung, số động cơ.
- Thủy sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất độc vượt quá giới hạn cho
phép, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Thực vật, động vật quý hiếm cần được bảo tồn.
- Giống cây trồng không gây hại đến sản xuất và sức khỏe con người, môi
trường, hệ sinh thái.

2.2. Những mặt hàng không nên vận chuyển bằng
container:

- Những mặt hàng có giá trị lớn, cần vận chuyển nhanh chẳng hạn như: đồ
trang sức, hoa tươi.
19 | P a g e


CHUYÊN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHÓM 6

- Những loại hàng rời q ít hoặc có khối lượng lớn (vài chục nghìn tấn trở lên)
như gạo, quặng, vơi, phân bón.
- Những loại hàng cần vận chuyển bằng loại tàu chuyên dụng: dầu thơ, khí hóa
lỏng, …

3/ Một số thiết bị được dùng xếp dỡ container
trong cảng
3.1. Cẩu sắp xếp container (Container stacking
crane)
Là loại cẩu di động sử dụng để sắp xếp container trong bãi container của cảng
(Container Yard – CY). Loại cẩu này cấu trúc gồm một khung có chân đế gắn vào

bánh lăn trên ray hoặc bánh lăn cao su và một xe điện con (trolley) di chuyển dọc
khung dầm.

Cẩu sắp xếp container.

3.2. Xe nâng (forklift)
20 | P a g e


CHUYÊN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHÓM 6

- Là loại thiết bị nâng hạ có cấu trúc dạng ơ tơ bánh lốp, được trang bị động cơ
diesel và động cơ thủy lực, nâng hạ container qua cơ cấu càng (xe nâng phổ
thông) hoặc khớp giữ (xe nâng chụp, nâng cạnh).
- Một số loại xe nâng thường gặp: xe nâng chụp, xe nâng cạnh, xe nâng phổ thông,
xe nâng bên trong.

Xe nâng container hàng (loại chụp nóc)

3.3. Giá cẩu (spreader)
- Là thiết bị gắn khớp giữ, lắp đặt cho các cẩu để chụp vào nóc trên của
container.
- Có hai loại giá cẩu. Loại giá cẩu thô sơ chỉ gồm một khung thép chữ nhật kích
thước cố định tương ứng với chiều dài và chiêu rộng của container 20′ và 40′.
Loại giá cẩu tự động cấu trúc phức tạp hơn, có chiều dài thay đổi được để phù
hợp với chiều dài của nhiều loại container.

21 | P a g e



CHUYÊN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHÓM 6

Giá nâng container thô sơ (trái) và giá nâng tự động (phải).

3.4. Xe container (container truck)

Xe container chở hàng.

3.5. Cẩu giàn (Container gantry crane)
- Là loại cẩu lớn đặt tại cầu tàu, thường được lắp đặt tại các cảng container
chuyên dụng để xếp dỡ container lên xuống tàu theo phương thức nâng qua lan
can tàu: Lift-on/Lift-off (Lo/Lo). Cẩu này có kết cấu khung chắc chắn, đặt
vng góc với cầu tàu, vươn qua chiều ngang thân tàu trong quá trình làm hàng.
- Cẩu giàn gắn giá làm hàng tự động gọi là “spreader”, giá này di chuyển lên
xuống và chụp vào bốn góc trên của container qua một cơ

cấu gọi là

“twistlock”.

22 | P a g e


CHUYÊN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHÓM 6

Cẩu giàn.

3.6. Cẩu chân đế (multi-function crane)
- Là loại cẩu dùng để cẩu hàng bách hóa, và có thể dùng để cẩu container khi
cần thiết. Lợi thế của loại cẩu này là có thể quay trở dễ dàng, và linh hoạt

trong việc chọn vị trí nhấc cũng như đặt container mà khơng cần di chuyển.
Loại này khơng phải chun dụng và có năng suất kém hơn cẩu giàn. Một số
cảng như Lê Thánh Tơng, Đoạn Xá (Hải Phịng), Tân Thuận (Sài Gịn) hiện vẫn
dùng loại cẩu này.

Cẩu chân đế.
- Để vận chuyển hàng hóa an tồn, các doanh nghiệp có thể sử dụng pallet sắt
để cố định hàng trong container và bốc dỡ hàng nhanh hơn. Kệ sắt sản xuất
theo yêu cầu khách hàng (tùy chọn màu sắc, tải trọng, loại kệ phù hợp…). Các
loại kệ sắt kho hàng tiêu biểu có thể kể đến kệ Selective chứa hoặc không
23 | P a g e


CHUYÊN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHÓM 6

chứa pallet, kệ Drive-in, kệ Medium, kệ Double Deep, kệ khuôn, kệ sàn - sàn
kệ…

IV. An toàn lao động trong xếp dỡ hàng
container
Ta cần lưu ý một số

điều sau để đảm bảo an toàn khi xếp dỡ hàng

container:

- Nhân viên làm việc phải có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm bốc vác lâu năm.
- Người lao động phải được trang bị đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn.

- Đối với những mặt hàng sắt thép xây dựng dạng ống cần phải cố định thành

bó, các loại thép cần sắp xếp hợp lý và khoảng cách cần an toàn tuyệt đối.

24 | P a g e


CHUYÊN ĐỀ 3: HÀNG CONTAINER – NHÓM 6

- Khi thực hiện đưa hàng hóa lên cao cần dừng ở độ cao 2 – 2.5m để kiểm tra
an toàn một lần nữa

- Thiết bị ln phải được kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng liên tục trước khi sử
dụng.
- Chú ý thông số của nhà sản xuất trên các thiết bị trước khi đưa vào vận
hành.
- Hàng hóa cần được lấy theo thứ tự từ trên xuống dưới, tránh trường hợp
lấy một bên
- Luôn đảm bảo tối thiểu 5 -7 công nhân cùng tham gia hỗ trợ để có tầm nhìn
bao qt nhất.

-

Kiểm tra kỹ các loại xe nâng, thiết bị bốc dỡ trước khi sử dụng.

-

Khi xếp dỡ hàng không được dùng móc sẽ làm hỏng hàng.

- Các loại xe nâng cần phải lắp lan can để an toàn.

25 | P a g e



×