Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Cơ hội và thách thức đối với ngành bảo hiểm Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.5 KB, 8 trang )

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI NGÀNH BẢO HIỂM VIỆT NAM
Lê Thu Giang
Khoa Quản lý đô thị - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nợi
Tóm tắt
Việt Nam là mợt thị trường tiềm năng, đầy hứa hẹn cho sự phát triển mạnh mẽ của
hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các dịch vụ bảo hiểm. Với dân số đông, đời sống của
người dân từng bước được cải thiện, yêu cầu nâng cao chất lượng sống cũng cũng đang
được nâng lên một cách đáng kể. Nhu cầu mua bảo hiểm ở tất cả các hình thức đang gia
tăng nhanh ở mọi đới tượng, thành phần và độ tuổi cư dân. Bảo hiểm là một ngành tuy mới
mẻ đối với Việt Nam nhưng có tốc độ phát triển khá nhanh. Thu nhập từ bảo hiểm cho GDP
luôn là 2 con số, lớn hơn khá nhiều quốc gia. Hơn nữa, ý thức về mua bảo hiểm, nhất là bảo
hiểm y tế, bảo hiểm giáo dục, bảo hiểm nhân thọ… của người dân cũng ngày cào cao và phổ
biến hơn. Đặc biệt gần đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng có nhiều công ty nước
ngoài tham gia với các loại hình bảo hiểm đa dạng, phong phú. Vì vậy, ngành Bảo hiểm có
rất nhiều cơ hợi để phát triển.
Bài viết phân tích tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm 2021, đồng thời
sẽ chỉ ra những cơ hội, thách thức và những định hướng trong năm 2022.
Từ khóa: Chính sách bảo hiểm, ngành Bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, tăng trưởng
kinh tế, dịch vụ bảo hiểm
1. Đặt vấn đề
Năm 2021, sự bùng phát trở lại và kéo dài của đại dịch COVID-19 đã tác động không
nhỏ đến mọi mặt kinh tế - xã hội của Việt Nam. Mặc dù vậy, ngành Bảo hiểm cũng đã hoàn
thành tốt nhiệm vụ, các chỉ tiêu quan trọng của thị trường bảo hiểm trong năm 2021 đều duy
trì tăng trưởng 2 con số. Năm 2022 có những thời cơ để ngành Bảo hiểm đẩy mạnh phát triển
với nhiều đột phá trên thị trường bảo hiểm về sản phẩm, kênh phân phối, dịch vụ khách hàng
và ứng dụng cơng nghệ số. Điều đó giúp các doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày
càng cao của người dân về bảo vệ sức khỏe, mang đến những trải nghiệm tối ưu và duy trì sự
tăng trưởng bền vững của ngành Bảo hiểm.
2. Thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2021
Đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến các cá nhân, doanh nghiệp, xã hội và thị


trường trên phạm vi toàn cầu. Thị trường bảo hiểm thế giới năm 2021 cũng chịu ảnh hưởng
105


đáng kể bởi đại dịch COVID-19 khiến chuỗi tăng trưởng ấn tượng liên tục trong suốt 10 năm
qua (tốc độ tăng trưởng hằng năm kép - Compounded Annual Growth Rate – CAGR, xấp xỉ
3,3%) bị đứt gãy. Ở chiều hướng ngược lại, thị trường bảo hiểm trong nước vẫn tăng trưởng
ổn định với tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng khoảng 15,68% so với cùng kỳ năm 2020.
Thông tin từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, tính tới cuối
năm 2021, thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện có 76 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
(trong đó có 31 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ, 19 DNBH nhân thọ, 02 doanh
nghiệp tái bảo hiểm và 24 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) và 01 chi nhánh DNBH phi nhân
thọ nước ngồi.
Tính tới cuối năm 2021, tổng tài sản của thị trường bảo hiểm đạt 710.002 tỷ đồng, tăng
23,86% so với cùng kỳ năm 2020. Các DNBH đầu tư trở lại nền kinh tế đạt 577.069 tỷ đồng,
tăng 22,24% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm năm 2021 đạt
455.606 tỷ đồng, tăng 24,89% so với cùng kỳ năm 2020.
Cũng theo số liệu từ cơ quan quản lý, tổng nguồn vốn chủ sở hữu của các DNBH đạt
152.484 tỷ đồng, tăng 19,34% so với cùng kỳ năm 2020; tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt
214.958 tỷ đồng, tăng 15,59% so với cùng kỳ năm 2020; chi trả quyền lợi bảo hiểm đạt
49.561 tỷ đồng, tăng 1,68% so với cùng kỳ năm 2020.
Hình 1. Tỷ trọng doanh thu theo nghiệp vụ bảo hiểm 11 tháng đầu năm 2021

Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bợ Tài chính
Đối với hoạt động môi giới bảo hiểm, trong năm 2021, tổng số phí bảo hiểm thu xếp
qua mơi giới bảo hiểm đạt 12.715 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2020. Trong đó, phí bảo
hiểm gốc thu xếp qua mơi giới đạt 7.499 tỷ đồng, tăng 8,76% so với năm 2020; phí tái bảo
hiểm thu xếp qua mơi giới đạt 5.216 tỷ đồng, tăng 24,7% so với năm 2020.
Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm năm
2021 đạt 990 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2020; tổng doanh thu phí dịch vụ đạt 32

tỷ đồng; doanh thu tài chính và doanh thu khác đạt 17 tỷ đồng.

106


Tổng tài sản của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đạt 1.161 tỷ đồng, tăng 16,38%
so với năm 2020. Nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đạt 615 tỷ
đồng, tăng 34,66% so với năm 2020.
Bước sang năm 2022, mặc dù diễn biến của dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp, đồng
thời, sự phục hồi của nền kinh tế cịn nhiều thách thức, khó khăn, tuy nhiên, thị trường bảo
hiểm vẫn dự kiến khá tích cực. Theo đó, hầu hết các chỉ tiêu quan trọng đều dự báo, thị
trường vẫn sẽ duy trì tăng trưởng 2 con số.
Theo đó, tổng tài sản thị trường bảo hiểm năm 2022 ước đạt 808.908 tỷ đồng, tăng
13,93% so với cùng kỳ năm 2021. Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 677.036 tỷ đồng, tăng
17,32% so với năm 2021. Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 533.758 tỷ đồng, tăng
17,15% so với năm 2021.
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu các DNBH năm 2022 ước đạt 165.069 tỷ đồng, tăng
8,25% so với năm 2021; tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2022 ước đạt 253.730 tỷ đồng,
tăng 18,04% so với năm 2021; chi trả quyền lợi bảo hiểm trong 2022 ước đạt 58.291 tỷ đồng,
tăng 17,61% so với cùng kỳ năm 2020.
Dự kiến tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới bảo hiểm ước đạt 14.513 tỷ đồng,
tăng 14,15% so với năm 2021. Doanh thu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm năm 2022 ước đạt 1.107 tỷ đồng, tăng 11,8%.
Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, năm 2022, Cục phối hợp hoàn thiện dự thảo
Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) và trình Quốc hội thơng qua tại kỳ họp tháng 5/2022;
đồng thời, xây dựng nghị định, thông tư hướng dẫn Luật. Cũng trong năm 2022 sẽ tiếp tục
hoàn thiện Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 để
trình Bộ Tài chính, trình Chính phủ ban hành.
Trong năm 2022, Cục sẽ trình Bộ Tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành
quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nơng nghiệp

cho giai đoạn sau năm 2021. Đồng thời, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cũng tiếp tục hồn
thiện trình Chính phủ, trình Bộ Tài chính ban hành các nghị định, thơng tư liên quan tới lĩnh
vực bảo hiểm. Cơ quan quản lý tiếp tục tăng cường thực hiện đánh giá doanh nghiệp kinh
doanh bảo hiểm theo định kỳ, kịp thời phát hiện sai phạm để báo cáo Bộ có phương án xử lý;
thực hiện dự án “Hệ thống thông tin quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm”;
đẩy mạnh tuyên truyền để thị trường phát triển hiệu quả, minh bạch, bền vững.
Mặc dù tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cịn nhiều khó khăn, thách thức
nhưng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2021, từ cơng tác
xây dựng và hồn thiện thể chế đến công tác phát triển thị trường và nâng cao chất lượng
dịch vụ bảo hiểm, cũng như nhiều nhiệm vụ khác.
107


3. Cơ hội và thách thức đối với ngành Bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Bước sang năm 2022 sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng đối với các doanh nghiệp của
ngành Bảo hiểm. Kết quả khảo sát của Vietnam Report đã chỉ ra ba động lực tăng trưởng
chính của ngành Bảo hiểm đó là: nhận thức và hiểu biết của người dân về bảo hiểm ngày
càng được cải thiện; công nghệ phát triển mạnh mẽ và được áp dụng trong tất cả các giai
đoạn của chuỗi giá trị ngành Bảo hiểm; cùng với đó là sự đa dạng của các kênh phân phối
bảo hiểm trong thời buổi hiện nay.
Qua khảo sát đánh giá, 70,6% số doanh nghiệp tham gia đều cho rằng, nhờ tác động
của dịch COVID-19 đã cải thiện đáng kể nhận thức của người dân về bảo hiểm. Đây chắc
chắn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả và hoạt động kinh doanh trong 6 tháng cuối năm
2021 với kỳ vọng sẽ đạt 3,82 điểm trên thang điểm 5. Trong khi đó, tỷ lệ thâm nhập bảo
hiểm/GDP Việt Nam hiện còn thấp. Đến năm 2020, Việt Nam có 11% dân số tham gia bảo
hiểm nhân thọ, doanh thu phí bảo hiểm bình qn GDP đến năm 2020 tối đa 3%. Với đà này,
tới năm 2025, ước tính sẽ có 15% dân số sẽ tham gia bảo hiểm nhân thọ với doanh thu dự
kiến đạt 3,5% GDP.
Cùng với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các kênh phân phối
và dịch vụ kỹ thuật số sẽ dần thay thế cho các kênh truyền thống. Tuy nhiên, với những yêu

cầu và quyết định có tính phức tạp thì kênh truyền thống như: đại lý bảo hiểm vẫn được khách
hàng ưu tiên lựa chọn nhiều hơn. Trong đại dịch, một lượng lớn khách hàng đã chuyển sang
sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số và rất ít người sẽ quay lại thói quen như trước đây của họ.
Khảo sát của Vietnam Report đã chỉ ra rằng, từ khi đại dịch bùng phát, doanh thu từ
kênh kỹ thuật số tăng mạnh nhất với 69,2% số DNBH. Kênh phân phối qua ngân hàng cũng
chỉ ghi nhận doanh thu tăng trưởng khoảng 66,7%. Trong khi đó, doanh thu từ kênh đại lý
bảo hiểm vẫn chững lại ở tỷ lệ 46,7% số DNBH. Như vậy, nhu cầu của người tiêu dùng đã
thúc đẩy việc áp dụng kỹ thuật số trong nhiều năm, mang tới nhiều cơ hội đổi mới hơn, cạnh
tranh hơn và kết quả tích cực hơn cho ngành Bảo hiểm. Theo kết quả khảo sát, có 88,2% số
DNBH tham gia khảo sát của Vietnam Report hiện đang triển khai chương trình chuyển đổi
số, trong khi 11,8% số doanh nghiệp cịn lại đang có kế hoạch triển khai trong thời gian tới.
Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng, DNBH Việt Nam đang tập trung sử dụng Insurtech
(hay cịn gọi là cơng nghệ bảo hiểm) để gia tăng hiệu quả phân phối sản phẩm sẵn có đến
khách hàng, cịn các DNBH nước ngồi tại Việt Nam thì thường ứng dụng phát triển sản
phẩm và kết nối khách hàng.
Tỷ lệ DNBH tích cực đẩy mạnh triển khai phần mềm lõi bảo hiểm và phát triển các
sản phẩm theo yêu cầu gia tăng khoảng 20% so với năm 2020. Công nghệ Chatbot và bảo
hiểm ngang hàng dường như chưa được các DNBH chú trọng đầu tư.
108


Ngồi ra, các nhân tố kinh tế vĩ mơ cũng tạo ra cơ hội cho ngành Bảo hiểm trong thời
gian tới:
Một là, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, hàng hóa của Việt Nam sẽ có một thị
trường rộng lớn tạo tiền đề cho các ngành nghề phát triển như: giao thông vận tải đường bộ,
hàng không, xuất - nhập khẩu làm tiền đề cho bảo hiểm phát triển. Nền kinh tế tăng trưởng
cao đòi hỏi nhu cầu vốn và nhu cầu bảo hiểm phải đáp ứng, từ đó làm tiền đề cho bảo hiểm
nhân thọ, tín dụng ngân hàng, chứng khốn phát triển. Vốn tích lũy tích tụ từ dự phịng
nghiệp vụ bảo hiểm có nhiều cơ hội đầu tư sinh lãi cao, khuyến khích bảo hiểm phát triển.
Hai là, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước phát triển nhanh chóng. Đây

cũng là cơ sở để ngành Bảo hiểm phát triển, đồng thời cũng địi hỏi ngành Bảo hiểm phải có
sản phẩm bảo hiểm đáp ứng nhu cầu của tăng trưởng đầu tư nước ngoài và trong nước, nhất
là những cơ sở đầu tư ngành nghề mới, cơng nghệ cao như: đóng tàu, xây dựng đường tàu
điện ngầm, xây dựng ngành điện tử công nghệ thông tin, xây dựng nhà máy lọc dầu, điện
nguyên tử, vệ tinh, sản xuất linh kiện máy bay… Đây là tiềm năng cho bảo hiểm xây dựng
lắp đặt, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm trách nhiệm phát triển.
Ba là, sự trợ cấp của Nhà nước ở một số lĩnh vực sẽ giảm dần. Cùng với việc xã hội
hóa hoạt động thể dục - thể thao, y tế, văn hóa, giáo dục đã kích thích nhu cầu tham gia bảo
hiểm như: tăng học phí, viện phí, xây dựng mức trần của bảo hiểm xã hội sẽ làm tăng thêm
nhu cầu bảo hiểm nhân thọ. Bảo hiểm phi nhân thọ chăm sóc y tế, tai nạn con người. Sự trợ
cấp của Nhà nước càng giảm thì sự lo lắng thiên tai, tai nạn xảy ra bất ngờ dẫn đến người ta
phải nghĩ tới bảo hiểm.
Bốn là, pháp luật ngày càng hồn thiện và mang tính tương thích với nhau nhằm bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, của doanh nghiệp ngày một tốt hơn làm
phát sinh theo nhu cầu bảo hiểm như: bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bác sĩ, luật sư, tư
vấn thiết kế…; bảo hiểm tài sản; bảo hiểm tài chính; bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm của các
tổ chức sản xuất, kinh doanh; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của các chủ doanh nghiệp… Luật
Kinh doanh bảo hiểm được sửa đổi, bổ sung sẽ tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, phát
huy tính chủ động, sáng tạo của DNBH, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tham
gia bảo hiểm là môi trường thuận lợi để thị trường bảo hiểm phát triển.
Năm là, tầng lớp dân cư có thu nhập cao ngày càng đơng đảo, bao gồm giới chủ doanh
nghiệp tư nhân, các chuyên gia giỏi trong doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, các chủ hộ kinh doanh, các chủ trang trại đều có nhu cầu bảo hiểm nhân
thọ cho mình và người thân.
Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu phát triển ngành Bảo hiểm mà Nhà nước đã đề ra
thì ngành Bảo hiểm Việt Nam vẫn còn đứng trước nhiều thách thức, đòi hỏi cả Nhà nước,

109



doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân liên quan đều phải hết sức nỗ lực và có sự phối hợp
tích cực với nhau.
Năm là, số lượng các DNBH được cấp phép hoạt động ngày một gia tăng. Các tổ chức,
các nhân trong và ngoài nước nếu đủ điều kiện theo luật định đều có quyền xin phép thành
lập DNBH, trong đó có các DNBH nước ngồi theo đúng cam kết của Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO). Điều này gần như đương nhiên vì tiềm năng và cơ hội phát triển của thị
trường bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ còn đầy hứa hẹn, tốc độ tăng trưởng của ngành
Bảo hiểm tương đối hấp dẫn, bảo hiểm còn được dùng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm vào đầu
tư tài chính có khả năng sinh lời cao. Tuy nhiên, việc có nhiều DNBH ra đời làm cho sự cạnh
tranh vốn đã gay gắt ngày càng gay gắt hơn. Sự chảy máu chất xám nguồn nhân lực chủ chốt
sang DNBH mới cũng là điều đáng lo ngại.
Sáu là, kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm đã bộc lộ nhiều yếu kém. Bảo hiểm nhân
thọ sau một thời gian tăng trưởng nhanh đi cùng với tăng trưởng mở rộng kênh phân phối qua
đại lý, có nghĩa là cứ tăng đại lý là có tăng doanh thu nên nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng
đến chất lượng tuyển chọn đào tạo và sử dụng đại lý. Rất may, những năm gần đây, tăng
trưởng bị chững lại, các DNBH đã nhận thức ra được vấn đề để quan tâm, đầu tư công sức
hơn cho việc nâng cao chất lượng đại lý bảo hiểm. Bảo hiểm phi nhân thọ vẫn giữ cung cách
khai thác chủ yếu từ cán bộ bảo hiểm, cạnh tranh về phí bảo hiểm, tăng hoa hồng, tăng hỗ trợ
cho đại lý, chưa xây dựng được đội ngũ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ mang tính chun
nghiệp. Các doanh nghiệp mơi giới cạnh tranh lẫn nhau, làm việc thiếu chuyên nghiệp, tự ý
bổ sung điều kiện, điều khoản bảo hiểm, hạ phí bảo hiểm gây bất lợi cho DNBH và thị
trường bao hiểm.
Bảy là, đầu tư công nghệ thiếu đồng bộ, kém hiệu quả. Hệ thống công nghệ thông tin
của các DNBH chưa cập nhật được từng hợp đồng bảo hiểm phát sinh, chưa phân loại được
khách hàng, rủi ro bảo hiểm, chưa phân tích đánh giá được nguyên nhân, mức độ rủi ro tổn
thất, còn nhiều lỗ hổng để trục lợi bảo hiểm.
Tám là, cạnh tranh gay gắt chủ yếu bằng con đường hạ phí bảo hiểm, khơng chú trọng
nhiều đến dịch vụ chăm sóc khách hàng. Phí bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam
hiện nay được hình thành chủ yếu qua con đường cạnh tranh hạ phí phi kỹ thuật mà không
quan tâm đến đối tượng bảo hiểm như thế nào, mức độ rủi ro ra sao. Ví dụ, phí bảo hiểm một

khách sạn 5 sao chỉ tương đương với phí bảo hiểm một chiếc xe ơ tô trị giá 1 tỷ đồng là một
điều phi lý mà trên thị trường vẫn có DNBH chấp nhận để giành được dịch vụ bảo hiểm. Một
trong những nguyên nhân có nguồn gốc sâu xa là chế độ khốn tiền lương và chi phí theo
doanh thu khơng chú trọng đến bồi thường có thể xảy ra (lời cam kết của DNBH đến khách
hàng). Tình trạng này dẫn đến khơng những các DNBH cạnh tranh lẫn nhau mà cịn có sự

110


cạnh tranh giữa các chi nhánh trong cùng một DNBH. Chính vì vậy, việc quan tâm chăm sóc
khách hàng, cung cấp dịch vụ gia tăng bổ sung cho khách hàng cũng bị hạn chế.
Chín là, việc giải quyết bồi thường cịn nhiều vướng mắc: Trước hết, việc đơn giản
hóa hồ sơ, thủ tục bồi thường giảm phiền phức cho khách hàng chưa được cải thiện rõ rệt.
Thứ hai, việc thu thập hồ sơ chứng từ để giải quyết bồi thường cho nạn nhân khi những hồ sơ
chứng từ này buộc phải lấy từ cơ quan có thẩm quyền như: cơng an, bệnh viện còn nhiều
vướng mắc. Thứ ba, việc tự quyết, tự chịu trách nhiệm của DNBH trong công tác giám định
bồi thường tổn thất chưa được phát huy và hay bị hình sự hóa. Thứ tư, các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực tư vấn giám định và giải quyết bồi thường (trung gian giữa DNBH và
khách hàng) chưa hoạt động có hiệu quả và phán quyết của họ nhiều khi không được pháp
luật công nhận. Cuối cùng là giải quyết triệt để việc xử phạt thích đáng DNBH trong việc
chậm trễ bồi thường cũng như xử phạt thích đáng các hành vi trục lợi bảo hiểm.
Các sản phẩm bảo hiểm tuy đã đa dạng hơn trước nhưng vẫn còn hạn chế, chưa phát
triển trong nhiều lĩnh vực quan trọng như: thiên tai, nơng nghiệp, tín dụng và rủi ro tài chính,
hoạt động hành nghề y dược, luật sư, dịch vụ kế toán, kiểm toán… Bảo hiểm cháy và các rủi
ro đặc biệt chưa thực sự được đẩy mạnh trong khi hàng năm ở nước ta, tai nạn do cháy nổ
vẫn gia tăng với tốc độ đáng báo động. Bên cạnh yếu tố chủ quan từ các doanh nghiệp, có thể
thấy sự thiếu hồn thiện của hệ thống văn bản pháp luật và công tác quản lý nhà nước cũng
đang ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển lành mạnh của ngành Bảo hiểm.
Như vậy, ngành Bảo hiểm Việt Nam năm 2021 đã đạt được những kết quả ấn tượng, tạo
tiền đề phát triển trong những năm tiếp theo. Năm 2022 sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển, bứt

phá nhưng cũng khơng ít rủi ro mà ngành cần quan tâm. Trong đó, dịch COVID-19 vẫn tiếp tục
là mối đe dọa lớn nhất đối với sự phục hồi kinh tế. Mặc dù vậy, với những nỗ lực tích cực từ phía
Chính phủ, DNBH và người dân, dự kiến thị trường bảo hiểm năm 2022 vẫn duy trì được tốc độ
tăng trưởng khá.

111


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Duy Thái (2022), Thị trường bảo hiểm 2021: Vượt thách thức COVID-19, duy trì tăng
trưởng 2 con số, truy cập ngày 01 tháng 4 năm 2022
< />
từ

COVID-19-duy-tri-tang-truong-2-con-so-98318.html>
2. Đinh Ngọc Linh, Trần Thị Quỳnh Hoa (2018), Cơ hội và thách thức của ngành Bảo
hiểm trong bối cảnh Việt Nam gia nhập CPTPP.
3. Hoàng Văn Cương, Lê Thúy Nga (2021), Cơ hội mới trong phục hồi kinh tế Việt Nam
năm 2022, truy cập ngày 20 tháng 02 năm 2022, từ < https://tuyengiao. vn/nghiencuu/co-hoi-moi-trong-phuc-hoi-kinh-te-viet-nam-nam-2022-137055>
4. Nguyễn Hữu Quỳnh Như (2021), “Thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam: Thực
trạng và giải pháp”, Tạp chí khoa học & Cơng nghệ Trường Đại học Duy Tân, số
4(47), tr 102 - 108.
5. Ngọc Quỳnh (2021), Dịch COVID-19: Bốn thách thức với ngành Bảo hiểm, truy cập
ngày 25 tháng 3 năm 2022, từ />
112



×