Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.73 KB, 8 trang )

MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO HIỂM
ThS. Nguyễn Xuân Tiệp
Khoa Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đinh Trịnh Hà Thảo, Ngô Bảo Anh
Viện Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE
Trường Đại học Kinh tế Q́c dân
Tóm tắt
Nền kinh tế phát triển là cơ sở quyết định cho sự ra đời và phát triển của ngành Bảo
hiểm. Khi nền kinh tế phát triển, các đới tượng có thể được bảo hiểm phát sinh, mức sống và
nhu cầu bảo hiểm cũng gia tăng, đồng thời, cơ sở hạ tầng cũng được hoàn thiện và phát triển
sẽ là các nhân tố quyết định cho sự phát triển của ngành Bảo hiểm. Ngược lại, sự phát triển
của ngành Bảo hiểm cũng sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế thông
qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động đầu tư. Điều này thể hiện vai trò quan
trọng của ngành Bảo hiểm đối với kinh tế - xã hội nói chung và các ngành sản xuất, kinh
doanh nói riêng. Do đó, đòi hỏi phải có cơ chế, chính sách rõ ràng để tạo điều kiện cho
ngành Bảo hiểm phát triển và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Từ khóa: Bảo hiểm, phát triển kinh tế, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo hiểm
1. Đặt vấn đề
Mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế và bảo hiểm là một trong những vấn
đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát
triển kinh tế và bảo hiểm sẽ giúp xác định vị trí của ngành Bảo hiểm trong Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia, từ đó có thể giúp định hướng phát triển ngành Bảo hiểm
trong tương lai để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội. Trong xã hội hiện đại, ngành Bảo
hiểm ra đời là một tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu bảo vệ trước các rủi ro phát sinh
trong sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Vai trò của bảo
hiểm đối với nền kinh tế ngày càng được củng cố với những đóng góp quan trọng trong việc
bảo vệ tài chính cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Theo đó, thị trường bảo hiểm đã
trở thành cơng cụ hữu ích bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư. Cho đến nay, bảo hiểm đã và
đang bảo vệ hầu hết các loại hình tài sản của mọi thành phần và ngành nghề kinh tế với nhiều
loại hình bảo hiểm đa dạng như: bảo hiểm tài sản thiệt hại, bảo hiểm hàng khơng, bảo hiểm
hàng hải, bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm nơng nghiệp, bảo hiểm thủy sản... Ngồi ra, bảo hiểm


cũng là một trong những kênh huy động vốn rất quan trọng để đầu tư phát triển kinh tế. Một
phần quỹ bảo hiểm được tái đầu tư trở lại nền kinh tế, từ đó giúp các doanh nghiệp có thêm
229


nguồn vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh, góp phần kích thích sự phát triển của nền kinh
tế, tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người lao động, củng cố sự bền vững của hệ thống an
sinh xã hội và giảm thiểu tác động của suy thoái kinh tế.
Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, các ngành Nông nghiệp, Công
nghiệp và Dịch vụ được chú trọng đầu tư sẽ thúc đẩy nhu cầu mua bảo hiểm của các cá nhân,
tổ chức, doanh nghiệp. Việc gia tăng thu nhập của người dân sẽ phát sinh các nhu cầu đảm
bảo sự an tồn, từ đó kéo theo sự phát triển của các dòng sản phẩm bảo hiểm cá nhân như:
bảo hiểm nhà tư nhân, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ… Hay
như sự xuất hiện của các phương tiện khoa học kỹ thuật mới, hay một ngành kinh tế mới là
cơ sở cho sự ra đời của các loại hình bảo hiểm mới để bảo vệ các rủi ro trong các lĩnh vực
này. Có thể lấy ví dụ về bảo hiểm vệ tinh để minh họa cho trường hợp này. Một trong những
lĩnh vực có mối quan hệ mật thiết với bảo hiểm là lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Sự phát
triển của nền kinh tế sẽ kéo theo sự hoàn thiện của hệ thống ngân hàng và thị trường tài
chính, tạo điều kiện cho việc hiện đại hóa ngành Bảo hiểm thông qua việc cải thiện phương
tiện thanh toán, phát triển hệ thống kênh phân phối hiện đại như Bancassurance và phân phối
trực tuyến, tăng cường sự phát triển của ngành Bảo hiểm.
Như vậy, có thể nói rằng, mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế và bảo hiểm
là mối quan hệ hai chiều: sự phát triển của nền kinh tế là cơ sở quan trọng cho sự ra đời của
ngành Bảo hiểm và khi ngành Bảo hiểm ngày càng phát triển thì sẽ đóng góp vào sự phát triển
bền vững của nền kinh tế, giúp duy trì sự tăng trưởng ổn định và đảm bảo an sinh xã hội.
2. Tác động của phát triển kinh tế đến ngành Bảo hiểm
Bảo hiểm chỉ có thể ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất
định. Điều này lý giải tại sao lại có sự khác biệt giữa ngành Bảo hiểm của các nền kinh tế ở
các quốc gia khác nhau cũng như các giai đoạn phát triển của ngành Bảo hiểm tại một quốc
gia nhất định. Có thể kể đến như thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 10 năm trước và

hiện tại có sự chênh lệch rất lớn. Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay đã có sự tăng
trưởng vượt bậc về doanh thu phí, ngày càng hồn thiện hơn về kỹ năng quản lý, năng lực tài
chính cũng như năng lực bảo hiểm được nâng cao so với giai đoạn 10 năm trước. Bên cạnh
đó, các sản phẩm bảo hiểm đa dạng đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng và
được phát triển hoàn thiện hơn, linh hoạt hơn. Kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm được quản
lý chặt chẽ hơn và đem lại hiệu quả, năng suất khai thác cao hơn, nâng cao chất lượng dịch
vụ bảo hiểm và làm hài lòng hơn khách hàng với việc ứng dụng công nghệ trong tất cả các
khâu trong quy trình kinh doanh bảo hiểm từ khâu khai thác đến khâu giám định bồi thường
và tái tục hợp đồng. Chính vì lý do đó, khách hàng ngày càng thấy được vai trò quan trọng
của các sản phẩm bảo hiểm, điều này tạo ra triển vọng tích cực đối với sự phát triển của
ngành Bảo hiểm trong tương lai.
230


Bảng 1. Sự tương quan giữa sự phát triển của thị trường bảo hiểm
và tăng trưởng kinh tế
Đơn vị: tỷ USD
Quốc gia

Mỹ

Trung Nhật

Anh

Đức

Pháp

Hàn

Quốc

Italy Canada

Đài

Quốc

Bản

2.531

656

415

338

259

231

194

162

143

113


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

2.016

786

9

22

Loan


Doanh thu
phí bảo
hiểm năm
2020*
Thứ hạng
theo doanh
thu phí bảo
hiểm
GDP danh
nghĩa năm
2021**
Thứ hạng
theo GDP
năm 2021

22.940 16.863 5.103 3.108 4.230 2.940 1.824 2.120

1

2

3

5

4

7

10


8

* Theo thống kê của Statista
** GDP danh nghĩa theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Bảng 1 cho thấy sự tương quan tỷ lệ thuận giữa sự phát triển của thị trường bảo hiểm
và tăng trưởng kinh tế. Các số liệu trong Bảng 1 cho thấy các nền kinh tế lớn trên thế giới
như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp, Italy đều là các quốc gia có thị trường bảo
hiểm lớn đứng tốp đầu về tổng doanh thu phí. Điều này cho thấy mối liên hệ quan trọng giữa
sự phát triển của nền kinh tế và bảo hiểm.
Về đối tượng có thể được bảo hiểm: Khi nền kinh tế phát triển, sự tích lũy về tài sản
ngày càng lớn mạnh, các tài sản có giá trị lớn, các khoản đầu tư quan trọng và thu nhập cao
sẽ kéo theo nhu cầu bảo hiểm gia tăng. Kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy cải tiến khoa học - công
nghệ, máy móc thiết bị, sản phẩm cơng nghệ mới ra đời cũng như hàng hóa đa dạng sẽ làm
gia tăng đối tượng được bảo hiểm và là cơ hội lớn cho sự phát triển của ngành Bảo hiểm.
Trong Bảng 1, có thể thấy rằng, mặc dù Hàn Quốc và Đài Loan có nền kinh tế xếp hạng theo
GDP danh nghĩa năm 2021 tương ứng đứng thứ 10 và 22, tuy nhiên, lại có tổng doanh thu
231


phí bảo hiểm rất lớn lần lượt đứng thứ 7 và 10. Hai quốc gia này có ngành Cơng nghiệp điện
tử phát triển rất mạnh mẽ và từ đó làm nhu cầu bảo hiểm gia tăng lớn.
Về mức sống của người dân và nhu cầu tham gia bảo hiểm: Nền kinh tế của một quốc
gia ngày càng phát triển thì mức sống và nhu cầu bảo hiểm cũng sẽ tăng theo. Trong Bảng 2,
có thể thấy rằng, trong 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển vượt bậc với tốc độ
tăng trưởng GDP và GDP theo đầu người cao hơn đa số các quốc gia trên thế giới. Từ năm
2011, GDP của Việt Nam chỉ là 135,5 tỷ USD, tuy nhiên đến năm 2020, GDP của Việt Nam
đã tăng gấp đôi sau 10 năm đạt 271,2 tỷ USD. Tương tự, GDP theo đầu người cũng tăng tương
ứng với mức tăng của GDP cho thấy mức sống của người dân Việt Nam có sự cải thiện rất

đáng kể sau 10 năm và số lượng người trong tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang có sự lớn
mạnh. Điều này đã tác động lớn đến thị trường bảo hiểm khi ngày càng có nhiều người quan
tâm đến sự bảo vệ tài chính và sức khỏe, làm cho thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ.
Bảng 2. Tăng trưởng GDP và doanh thu phí bảo hiểm ở Việt Nam
Chỉ tiêu

Đơn vị
Tỷ

GDP
Tăng trưởng GDP
GDP/người
Tăng trưởng GDP/người

135,5 171,2 193,2 205,3 223,8 245,2 261,9 271,2

USD
%

6,2% 5,4% 6,7% 6,2% 6,8% 7,1% 7,0% 2,9%

USD 1.525 1.887 2.085 2.192 2.366 2.566 2.715 2.786
%

5,2% 4,3% 5,6% 5,1% 5,7% 6,0% 6,0% 2,0%

Triệu
Doanh thu phí bảo hiểm
Tăng trưởng doanh thu phí
bảo hiểm


2011 2013 2015 2016 2017 2018 2019 2020

USD
%

1.591 2.082 3.053 3.802 4.687 5.794 6.971 8.092

18,5% 16,0% 25,6% 24,5% 23,3% 23,6% 20,3% 16,1%
Nguồn: Ngân hàng Thế giới và Bợ Tài chính (2011 - 2020)

Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm ở Việt Nam có năm 2015 đạt trên 25% và trong
một giai đoạn từ năm 2015 - 2019 đạt trên 20%. Năm 2020, mặc dù do tác động của dịch
bệnh COVID-19 nhưng thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng dương ở mức cao
so với rất nhiều ngành khác. Điều này cho thấy sự tác động của nền kinh tế Việt Nam đến sự
phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam là rất lớn.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở Việt Nam cũng có sự cải thiện rõ rệt. Hệ
thống giao thơng và thơng tin ngày càng hồn thiện và phát triển tạo ra mơi trường phát triển
tích cực cho ngành Bảo hiểm, đặc biệt với các loại bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng không,
bảo hiểm hàng hải và bảo hiểm hàng hóa. Hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính phát triển
232


ngày càng hiện đại và có độ tin cậy cao tạo sự thuận lợi trong giao dịch và thanh toán phí bảo
hiểm, giúp nâng cao trải nghiệm và sự hài lịng của các khách hàng.
Như vậy, có thể kết luận rằng, sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế là một nhân tố
quan trọng quyết định sự phát triển của ngành Bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm tại các quốc
gia có nền kinh tế phát triển đều có mức độ phát triển cao hơn so với các quốc gia khác.
3. Tác động của bảo hiểm đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
Mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế và bảo hiểm không phải là mối quan

hệ một chiều, mà khi ngành Bảo hiểm phát triển lại tạo ra nền tảng thúc đẩy sự phát triển bền
vững của nền kinh tế. Vai trò của bảo hiểm đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế được thể
hiện trên các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, bảo hiểm góp phần ổn định tài chính và đảm bảo cho các khoản đầu tư. Hoạt
động đầu tư là một trong những hoạt động quan trọng mang tính chất quyết định tạo ra sự
tăng trưởng và phát triển ổn định của nền kinh tế. Từ khi các loại hình bảo hiểm ra đời cho
đến ngày nay, sự phát triển của ngành Bảo hiểm đã có đóng góp to lớn trong việc đảm bảo sự
ổn định tài chính và ổn định sản xuất, kinh doanh cho các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp
và các tổ chức tham gia bảo hiểm. Trong trường hợp rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra với
các đối tượng bảo hiểm, nếu người tham gia bảo hiểm gặp tổn thất, các doanh nghiệp bảo
hiểm (DNBH) sẽ bồi thường kịp thời để người tham gia nhanh chóng khắc phục thiệt hại,
điều này rút ngắn việc khôi phục công việc sản xuất, kinh doanh. Khi nền kinh tế ngày càng
phát triển, các khoản đầu tư và các tài sản đầu tư ngày càng lớn, các nhà đầu tư phải đối mặt
với các rủi ro lớn. Có thể lấy ví dụ như đầu tư xây dựng các giàn khoan dầu khí, đầu tư thiết
kế và sản xuất các loại vệ tinh, đầu tư xây dựng siêu thị, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các
cơng trình - kiến trúc. Các nhà đầu tư phải bỏ ra những khoản tiền khổng lồ lên đến hàng
nghìn tỷ đồng và phải đối mặt với sự mất mát lớn về tài chính khi các rủi ro như: bão, động
đất, tai nạn,… phát sinh. Nếu khơng có bảo hiểm, các chủ đầu tư có thể mất một phần hoặc
tồn bộ tài sản của mình. Do đó, hầu hết các dự án đầu tư hiện nay đã địi hỏi phải có bảo
hiểm. Khơng có sự đảm bảo của bảo hiểm thì các chủ đầu tư, mà nhất là các ngân hàng liên
quan sẽ không dám mạo hiểm đầu tư vốn cho dự án. Bởi vậy, bảo hiểm là một hoạt động kích
thích đầu tư, và từ đó gián tiếp góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế. Các số liệu trong
Bảng 3 cho thấy số tiền bồi thường và chi trả bảo hiểm tăng mạnh sau mỗi năm, từ năm 2011
đến năm 2020. Sau 10 năm, số tiền bồi thường và chi trả bảo hiểm cho các cá nhân và tổ
chức đã tăng lên hơn 3 lần đã chứng tỏ vai trò quan trọng của bảo hiểm đối với hoạt động đầu
tư và phát triển kinh tế.

233



Bảng 3. Một số chỉ tiêu thống kê phản ánh vai trò của bảo hiểm thương mại
ở Việt Nam
Chỉ tiêu

Đơn vị

2011

2013

2015

2017

2018

Số tiền bồi
Tỷ đồng 15.971 196.648 23.571 31.889 39.262
thường và chi trả
Đầu tư trở lại
nền kinh tế
Giải quyết
việc làm

2019

2020

43.761


48.768

Tỷ đồng 83.439 105.340 160.258 249.134 324.251 378.504 468.563
Lao động 303.716 396.839 584.719 773.541 930.332 1.068.151 1.102.297

Tổng dự
Tỷ đồng 106.246 129.534 161.201 190.152 208.131 291.713 364.793
phòng nghiệp vụ
Tổng tài sản

Tỷ đồng 61.878 81.029 202.378 316.487 395.358 462.964 573.225
Nguồn: Bộ Tài chính (2011 - 2020)

Thứ hai, bảo hiểm đóng vai trị là một trung gian tài chính, góp phần chuyển giao vốn
từ nơi thừa đến nơi thiếu, do đó, đây cũng là một trong những kênh huy động vốn rất hữu
hiệu để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Khách hàng sẽ nộp phí bảo hiểm cho DNBH trước
khi rủi ro và sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm. Nhờ vậy, DNBH nắm giữ các
quỹ bảo hiểm với số tiền rất lớn và cần phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho
những người tham gia bảo hiểm. Bên cạnh đó, giữa thời điểm xảy ra rủi ro tổn thất và thời
điểm bồi thường, chi trả tiền bảo hiểm ln có một khoảng cách. Khoảng thời gian này có thể
kéo dài trong một số loại hình như bảo hiểm nhân thọ, bởi vậy, số phí thu được phải dự trữ,
dự phòng và phải đem đầu tư để thu lãi. Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của các loại hình
bảo hiểm làm cho số phí được tồn tích lại ngày càng lớn nên đây là một trong những nguồn
lực vô cùng cần thiết để đầu tư phát triển kinh tế. Điều này càng khẳng định thêm vai trị huy
động vốn để đầu tư của tồn ngành Bảo hiểm là vô cùng quan trọng đối với các nền kinh tế.
Theo số liệu trong Bảng 3, số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của ngành Bảo hiểm tăng rất
nhanh trong 10 năm trở lại đây. Vào năm 2011, số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế chỉ dừng lại
ở con số 83.439 tỷ đồng thì đến năm 2020, con số này đã tăng gấp gần 6 lần, đạt mức
468.563 tỷ đồng. Đây là một trong những nguồn lực khổng lồ để giúp các doanh nghiệp có
thêm vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Thứ ba, nhờ vào các khoản thuế phải nộp, bảo hiểm cịn góp phần ổn định kinh tế - xã
hội và tăng thu cho ngân sách nhà nước. Dựa vào các loại quỹ bảo hiểm ngày càng tăng do
người tham gia đóng góp, các DNBH sẽ chi trả hoặc bồi thường kịp thời cho họ để ổn định
cuộc sống và sản xuất, kinh doanh nếu như đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro. Vì thế, ngân sách
234


nhà nước không phải chi tiền trợ cấp, cứu trợ cho các thành viên, các tổ chức như trong thời
kỳ bao cấp ở Việt Nam. Hơn nữa, việc bảo hiểm bảo vệ tài chính và hoạt động sản xuất, kinh
doanh cịn làm cho các doanh nghiệp có sự phát triển ổn định, đạt lợi nhuận cao và trở thành
nguồn đóng góp thuế tích cực cho ngân sách nhà nước. Mặt khác, hoạt động kinh doanh bảo
hiểm phát triển cịn đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước thơng qua thuế mà các DNBH
phải nộp.
Ngoài ra, ngành Bảo hiểm phát triển đã thúc đẩy mối quan hệ kinh tế đối ngoại giữa
các nước và thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phát triển kinh tế. Các
nhà đầu tư nước ngồi ln muốn đầu tư vào một quốc gia có nền kinh tế, chính trị phát triển
tốt, ổn định. Bên cạnh đó, việc có bảo hiểm còn là một lợi thế trong việc thu hút các nguồn
vốn FDI bởi vì hầu hết các doanh nghiệp nước ngồi có thói quen mua bảo hiểm để ổn định
sản xuất, kinh doanh. Ngồi ra, vai trị này cịn được thể hiện thông qua hoạt động tái bảo
hiểm và đồng bảo hiểm của các DNBH. Bởi vì cho dù tiềm lực tài chính có lớn mạnh thì bất
kỳ một DNBH nào cũng đều phải áp dụng các phương pháp phân tán rủi ro như đồng bảo
hiểm hoặc tái bảo hiểm nhằm mục đích ổn định tài chính, ổn định kinh doanh. Khi áp dụng
các phương pháp này, mối quan hệ giữa DNBH với nhau hoặc với các doanh nghiệp tái bảo
hiểm nước ngồi tất yếu sẽ diễn ra. Do đó, bảo hiểm là một trong những lĩnh vực có quan hệ
quốc tế khá rộng, khá sớm, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại
của đất nước.
4. Kết luận
Như vậy, qua các phân tích và dẫn chứng thực tế trên đây có thể thấy rằng, mối quan
hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế và bảo hiểm là rất khăng khít và có vai trị tương trợ
lẫn nhau. Nền kinh tế phát triển tạo một cơ sở quan trọng cho sự ra đời và phát triển của

ngành Bảo hiểm, và ngược lại, sự phát triển của ngành Bảo hiểm cũng góp phần trong việc
đẩy mạnh tăng trưởng, phát triển kinh tế, tạo dựng được sự phát triển bền vững về kinh tế và
an sinh xã hội. Do đó, có thể nói rằng, vai trị của ngành Bảo hiểm rất quan trọng trong việc
phát triển nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra rất mạnh
mẽ, rủi ro không những khơng giảm đi mà cịn có sự gia tăng và để lại nhiều thiệt hại hơn
cho nền kinh tế. Chính vì vậy, Chính phủ cần quan tâm đến ngành Bảo hiểm và có cơ chế,
chính sách để đẩy mạnh sự phát triển của ngành Bảo hiểm nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của
nền kinh tế. Ở Việt Nam, Nhà nước cần nhanh chóng ban hành Chiến lược phát triển ngành
Bảo hiểm trong giai đoạn tới và sớm hoàn thiện Luật Kinh doanh bảo hiểm để tạo khung
pháp lý vững chắc cho ngành Bảo hiểm phát triển.

235


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2011 - 2020), Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam.
2. Ngô Việt Trung (2021), “Nhiều dư địa phát triển cho thị trường bảo hiểm Việt Nam”,
Tạp chí Tài chính, tháng 1 - 2 năm 2021.
3. Nguyễn Văn Định và Nguyễn Thị Hải Đường (2020), Giáo trình Bảo hiểm thương
mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. World Bank (2011 - 2020), Cơ sở dữ liệu cơ bản về kinh tế - tài chính.

236



×