Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Nhận thức và hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng trên nền tảng TikTok Shop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.33 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

BÁO CÁO CUỐI KỲ
MÔN: XÃ HỘI HỌC KINH TẾ
ĐỀ TÀI: NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG TRÊN NỀN
TẢNG TIKTOKSHOP

GVHD: TS. LÊ THỊ MAI
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Nguyễn Thị Thùy Trang - 32000232
Hoàng Thiên Trúc - 32000726
Trần Thị Trang Thu - 32000954
Đặng Thụy Ngọc Quỳnh - 32000174
Phan Thị Minh Châu - 320008902

TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2023


MỤC LỤC

2


Họ và tên
NGUYỄN THỊ THÙY TRANG
HOÀNG THIÊN TRÚC
TRẦN THỊ TRANG THU
ĐẶNG THỤY NGỌC QUỲNH


PHAN THỊ MINH CHÂU

MSSV
32000232
32000726
32000954
32000174
32000890

Đánh giá đóng
góp
98%
100%
97%
98%
100%

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6

3


Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Mua sắm trực tuyến đã có những bước phát triển nhảy vọt so với sự
khởi đầu khiêm tốn, đặc biệt là sau khoảng thời gian giãn cách do
dịch bệnh Covid-19. Mua sắm trực tuyến không chỉ giúp người mua
hàng tiết kiệm thời gian, công sức đi lại, tránh được đám đông vào
các dịp lễ Tết; đồng thời giúp nhà cung cấp dịch vụ tiết kiệm một
khoản lớn về chi phí nhân cơng và mặt bằng. Đó cũng chính là lý do

tại sao mua hàng trực tuyến thường sẽ có giá “hời" hơn là mua sắm
tại cửa hàng. Tất cả giá tiền đều có sẵn trên website bán hàng hay
trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), bạn có thể biết được giá trước
khi quyết định mua hàng, lựa chọn sản phẩm phù hợp với túi tiền
của mình. Và hơn hết, người tiêu dùng có thể so sánh để chọn lựa
sản phẩm yêu thích nhất với giá cạnh tranh nhất, đó là điều mà khi
mua sắm ai cũng quan tâm. Khơng những thế, nếu cịn e ngại về
chất lượng sản phẩm, khách hàng có thể xem các lượt đánh giá của
các khách hàng trước đó. Ngoài ra, với sự ưu tiên quyền lợi cho
khách hàng, các thủ tục đổi trả hàng hay chính sách bảo hành đã trở
nên dễ dàng và thuận tiện hơn nên ngày càng thu hút được nhiều
khách hàng mua sắm trực tuyến. Từ đó, mua sắm online trở thành
xu thế trong thời đại mới.
Theo We are social, có đến 76,95 triệu người dùng mạng xã hội tại
Việt Nam vào tháng 1 năm 2022 tương đương 78,1% tổng dân số,
cho thấy được mức độ phổ biến của mạng xã hội tại Việt Nam. Các
nền tảng được sử dụng thường xuyên và phổ biến là Facebook,
Youtube, Instagram, Messenger, Zalo và đặc biệt là Tiktok, nền tảng
mạng xã hội có lượt tải và lượt sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Có
hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng với số lượt tải hơn 3 tỷ
lần trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất quý I và II năm
2021. Nền tảng xuất hiện ở khắp mọi nơi và tạo nên những làn sóng
mới nhờ vào việc quay, cắt ghép các video ngắn, hình thành những
thước phim chỉ từ 15 đến 60 giây. Do đó nội dung trên nền tảng
Tiktok vơ cùng phong phú và đa dạng, liên tục tạo nên các xu hướng
để thu hút và giữ chân người dùng. Đó cũng là lý do các nhà kinh
doanh, tổ chức, cá nhân lựa chọn Tiktokshop trở thành công cụ
quảng cáo bán hàng nhờ vào lượng sử dụng đông đảo và thiết yếu
cùng các thuật toán và các trào lưu, TikTok trở thành kênh bán hàng
vơ cùng hiệu quả. Ngồi tính phổ biến ra thì Tiktokshop vơ cùng tiện

lợi để thực hiện mua sắm, người dùng chỉ cần ấn vào giỏ hàng bên
dưới video cùng vài thao tác là có thể mua hàng mà không cần đăng
nhập vào các đường dẫn liên kết như trước. Đồng thời Tiktokshop
còn được biết đến là kênh mua sắm mới có sau những người anh cả
như Lazada, Shopee, Tiki dù mới xuất hiện nhưng đã thu hút nhiều
4


lượng lớn khách hàng từ các nền tảng này. Vì những lý do trên,
chúng tơi muốn tìm hiểu những hành vi mua sắm của người dùng
đặc biệt là đối tượng sinh viên khi sử dụng nền tảng Tiktokshop để
có thể hiểu hơn từ đó nâng cao nhận thức của người dùng và khách
hàng khi mua sắm trực tuyến.
Trường Đại học Tôn Đức Thắng được xem là ngôi trường đào tạo và
chất lượng giảng dạy tốt, không ngừng xây dựng và phát triển
chuyên môn đào tạo các ngành nghề đa dạng từ khoa học tự nhiên
đến khoa học xã hội. Đại học Tôn Đức Thắng cũng nằm trong top
500 đại học tốt nhất toàn cầu trên bảng xếp hạng của THE (Times
Higher Education). Việc lựa chọn Đại học Tôn Đức Thắng để nghiên
cứu vì mơi trường hiện đại, chất lượng và quan trọng hơn là đáp ứng
được sự đa dạng các ngành học của sinh viên. Nghiên cứu về nhận
thức và hành vi mua sắm trực tuyến trên nền tảng Tiktokshop của
sinh viên Tơn Đức Thắng khơng chỉ để tìm hiểu về thực trạng mua
sắm trực tuyến hiện nay của giới trẻ mà còn nghiên cứu về các xu
hướng mua sắm, việc mua sắm trực tuyến trên Tiktokshop đã tạo ra
những ảnh hưởng nền trên thị trường, đưa ra góc nhìn rõ hơn về
những quan điểm, hành vi của đông đảo giới trẻ - nguồn lực tương
lai của đất nước ở nhiều ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Mua sắm trực tuyến khơng cịn là vấn đề xa lạ ở thị trường Việt Nam
nhưng nó vẫn ln là một trong những hình thức mua sắm được ưa

chuộng nhất cho tới hiện tại. Đối tượng thường xuyên mua sắm trực
tuyến thường là những người trẻ tuổi. Cụ thể, sinh viên vốn là nhóm
đối tượng có mức độ cao trong tiếp xúc, hoạt động với mạng xã hội,
rộng hơn là Internet. TikTok trong thời gian gần đây phát triển mạnh
mẽ trở thành nền tảng mạng xã hội lớn trên toàn cầu, song đó việc
triển khai Tiktokshop đã phần nào ảnh hưởng đến thói quen mua
hàng trực tuyến của người tiêu dùng. Như vậy, để nghiên cứu được
những quan điểm, thói quen, xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh
viên hiện nay, nhóm quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nhận
thức và hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên trường Đại học
Tơn Đức Thắng trên nền tảng Tiktokshop” nhằm tìm hiểu về nhận
thức, hành vi của giới trẻ mà cụ thể ở đây là sinh viên qua các yếu
tố tác động khác nhau. Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp cho
thực trạng mua sắm trực tuyến trên nền tảng hiện nay cũng như cải
tiến các vấn đề còn bất cập của thị trường mua bán trực tuyến nói
chung và các trang thương mại điện tử nói riêng.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1.
Thực trạng việc mua sắm trực tuyến trên nền tảng
Tiktokshop.
Hiện nay, bên cạnh sự chuyển dịch từ mua hàng trực tiếp sang
thương mại điện tử, xu hướng Shoppertainment (tạm dịch: mua sắm
5


kết hợp giải trí) cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể. Dưới tác
động của Covid-19, người dùng hạn chế di chuyển và phải trì hỗn
nhiều kế hoạch. Vì vậy, với nhiều người, mua sắm đã trở thành hoạt
động giải trí tại nhà. Theo kết quả khảo sát của TikTok, cứ 3 người thì
có 1 người nói rằng họ muốn mua sắm và việc mua sắm khiến họ

cảm thấy vui vẻ. Tiktok bán hàng thơng qua một loạt tính năng tiếp
thị như Branded Effect, Hashtag Challenge và TikTok LIVE, kết hợp
cùng định dạng nội dung video ngắn, doanh nghiệp hoàn tồn có thể
tiếp cận và tác động lên quyết định của người mua hàng. Theo
nghiên cứu khoa học tiếp thị Tính chân thực của các nền tảng trên
tồn cầu được thực hiện bởi Nielsen vào tháng 4 năm 2021, 91%
người dùng nhận thấy nội dung trên TikTok độc đáo và khác biệt so
với các đối thủ trên thị trường. Bên cạnh đó, TikTok cũng nhanh
chóng trở thành cơng cụ khám phá ưa chuộng của người dùng. Nội
dung trên nền tảng kích thích họ khám phá các thương hiệu và sản
phẩm mới một cách tự nhiên, thậm chí đưa ra các quyết định mua
hàng không được lên kế hoạch từ trước. Một nửa người dùng TikTok
thừa nhận họ đã khám phá sản phẩm hoặc thương hiệu mới khi đang
sử dụng nền tảng, và 89% đã mua hàng ngoài kế hoạch sau khi xem
video trên TikTok. Đây cũng là con số cao nhất trong tất cả các nền
tảng mạng xã hội hiện có. Ngồi ra, hashtag challenge
#TikTokMadeMeBuyIt, nơi người dùng chia sẻ các sản phẩm họ khám
phá sau khi xem video TikTok cũng nhận được 3,6 tỷ lượt xem.
Cộng đồng người dùng TikTok hiện vẫn đang tăng trưởng liên tục,
ngày càng dành nhiều thời gian trên nền tảng và hứng thú với các
nội dung tiếp thị sáng tạo trong dịp lễ hội mua sắm. Điều này biến
TikTok trở thành điểm đến chiến lược nơi doanh nghiệp gặp gỡ người
tiêu dùng. Với người tiêu dùng, Shoppertainment không chỉ cung cấp
thông tin mua sắm bổ ích mà cịn mang lại cảm giác sống động, hào
hứng khi mua hàng. Còn với doanh nghiệp, Shoppertainment mang
đến cơ hội xây dựng thương hiệu, tương tác với người dùng và tăng
trưởng kinh doanh.
Yếu tố tác động của mua sắm trực tuyến đến xã hội
2.2.1. Yếu tố ảnh hưởng từ chất lượng sản phẩm


2.2.

Yếu tố đầu tiên cũng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết
định mua hàng đó lại chất lượng của sản phẩm. Chính vì vậy khi
quyết định tung ra một sản phẩm nào, công ty cũng cần phải đảm
bảo rằng sản phẩm đó có chất lượng nhất khi đến tay người dùng
nhất là trong kinh tế thị trường đang được phát triển mạnh mẽ như
hiện nay. Một sản phẩm có chất lượng tốt giúp doanh nghiệp tạo
được lợi thế cạnh tranh, lấy được lòng tin và sự tín nhiệm từ phía
khách hàng. Và chắc chắn rằng, nếu sản phẩm đó thỏa mãn được
yêu cầu của người dùng, họ sẽ không ngần ngại quay lại và cũng
6


như là giới thiệu sản phẩm đó đến với nhiều người tiêu dùng khác.
Từ đó, số lượng người sử dụng nền tảng Tiktokshop sẽ không ngừng
gia tăng.
2.2.2. Yếu tố ảnh hưởng từ giá cả sản phẩm

Việc xác định giá cả sản phẩm là yếu tố cũng chiếm phần quan
trọng không kém khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của người
tiêu dùng. Nếu giá cả phù hợp với tâm lý người mua thì sản phẩm sẽ
được thúc đẩy tiêu thụ, và ngược lại nếu giá cả chưa được tính tốn
hợp lý, khơng thoả mãn tâm lý người tiêu dùng thì việc tiêu thụ hàng
hố sẽ trở nên hết sức khó khăn. Đặc biệt là khi kinh doanh trên sàn
TMĐT, giá cả của món hàng của từng doanh nghiệp đều được cơng
khai trên web, khiến giá sản phẩm có sự cạnh tranh cao. Từ đó,
khách hàng có quyền chọn lựa mức giá mình cho là hợp lý với từng
sản phẩm chọn mua.
Đề xuất giải pháp mua sắm an toàn trên

Tiktokshop

2.3.

Thị trường thương mại điện tử đang ngày càng rộng mở với nhiều
mơ hình, chủ thể tham gia, các chuỗi cung ứng cũng đang dần thay
đổi theo hướng hiện đại hơn khi có sự hỗ trợ từ số hóa và cơng nghệ
thơng tin, làm thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng,
chuyển từ thói quen mua hàng truyền thống sang mua hàng qua
thương mại điện tử. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, ưu điểm,
hoạt động thương mại điện tử cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế,
khiến người tiêu dùng cũng gặp khơng ít khó khăn trong q trình
mua hàng qua mạng. Một số hành vi bị phản ánh, khiếu nại thường
xuyên bao gồm: Hàng nhận được khác với quảng cáo; thông tin giao
dịch của người tiêu dùng bị bên thứ ba lợi dụng để mạo danh giao
hàng; tự động hủy đơn hàng; người tiêu dùng không mua được hàng
theo giá quảng cáo hoặc hàng khuyến mãi đi kèm; bán hàng giả,
hàng đã qua sử dụng, hàng không rõ nguồn gốc, xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ; kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại…
Nhất là trong bối cảnh xã hội đang ngày càng phát triển, thương mại
điện tử đã, đang và sẽ ngày càng phát triển do những lợi ích rõ ràng
mà phương thức này mang lại, không thể phủ nhận việc giới trẻ
đang dành rất nhiều thời gian để sử dụng mạng xã hội cũng như
mua hàng trên các nền tảng này. Qua đó, nhóm nghiên cứu đã nhận
thấy sự cấp thiết trong việc đề xuất các giải pháp, những hoạt động
nhằm tăng cường công tác bảo vệ người tiêu dùng trên sàn thương
mại điện tử nói chung và trên nền tảng Tiktokshop nói riêng. Để làm
được việc đó, cần có những chính sách chặt chẽ hơn để bảo vệ người
tiêu dùng đến từ các sàn thương mại điện tử cụ thể ở đây là
7



Tiktokshop, nhằm giúp giới trẻ nói chung và sinh viên trường Đại học
Tơn Đức Thắng nói riêng có sự an tâm khi mua sắm trực tuyến
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.
Mục tiêu tổng quát:
Tìm hiểu quan điểm của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về việc mua sắm trực
tuyến trên nền tảng Tiktokshop. Đồng thời, tìm hiểu các yếu tố tác động của việc
mua sắm trực tuyến trên nền tảng Tiktokshop đến xã hội. Từ đó, đề ra những giải
pháp mua sắm an toàn nhằm nâng cao nhận thức và giảm thiểu các tác động
tiêu cực về việc mua sắm trực tuyến trên nền tảng Tiktokshop.

3.2.
Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng việc mua sắm trực tuyến trên nền tảng
Tiktokshop
- Yếu tố tác động của việc mua sắm trực tuyến trên nền tảng
Tiktokshop đến xã hội
- Đề xuất giải pháp mua sắm an toàn trên Tiktokshop
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1.
Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức và hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên trên nền
tảng Tiktokshop
4.2.

Khách thể nghiên cứu

Sinh viên từ năm 1 tới năm 4 của trường đại học Tôn Đức Thắng.

Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Phạm vi không gian

4.3.

Đại học Tôn Đức Thắng
4.3.2. Phạm vi thời gian

Từ tháng 1/2023 đến tháng 4/2023
4.3.3. Phạm vi nội dung

Hành vi mua hàng trực tuyến (còn được gọi là hành vi mua hàng qua
mạng, hành vi mua hàng qua Internet) là quá trình mua sản phẩm
dịch vụ qua Internet. Mua hàng trực tuyến là hoạt động mua hàng
sản phẩm hay dịch vụ qua mạng Internet.Theo định nghĩa trong
nghiên cứu của Monsuwe et al. (2004) thì mua hàng trực tuyến là
hành vi của người tiêu dùng trong việc mua hàng thông qua các cửa
hàng trên mạng Internet hoặc website sử dụng các giao dịch mua
hàng trực tuyến.
8


5. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng mua sắm trực tuyến trên nền tảng
Tiktokshop của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng hiện nay
như thế nào?
Câu hỏi 2: Các yếu tố tác động của mua sắm trực tuyến trên nền
tảng Tiktokshop đến xã hội là gì?
Câu hỏi 3: Các giải pháp giúp cho việc mua sắm trực tuyến an
toàn hơn trên nền tảng Tiktokshop trong tương lai?

6. Giả thiết nghiên cứu
6.1. Mua sắm trực tuyến trên nền tảng TikTokShop của sinh viên
Trường Đại học Tôn Đức Thắng ngày càng được ưa chuộng.
6.2. Việc mua sắm trực tuyến quá nhiều trên nền tảng TikTokShop sẽ
gây ra tình trạng tiêu dùng quá mức và chất lượng mua sắm của
người tiêu dùng không được đảm bảo.
6.3. Cần nâng cao chất lượng dịch vụ, quản lý nghiêm ngặt trong
quá trình mua sắm trực tuyến trên nền tảng TikTokShop.
7. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp chọn mẫu
Đối tượng: Sinh viên đang theo học tại trường Đại học Tôn Đức Thắng
Tiêu chuẩn lựa chọn: Chọn mẫu phi xác suất thuận tiện
Phương pháp xử lý số liệu:
- Làm sạch và mã hoá dữ liệu
- Nhập dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22.0

b. Công cụ đo lường: Bảng khảo sát Google Form
c. Thu thập dữ liệu:

Với đề tài nghiên cứu trên, nhóm sẽ sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu
định lượng thông qua bảng hỏi Google Form để thuận tiện và cũng như tiết
kiệm thời gian, các câu hỏi được thiết kế phù hợp với mục tiêu của đề tài.
Các bước thu thập dữ liệu:
1. Xác định vấn đề nghiên cứu và xây dựng mơ hình khảo sát
01/03/2022 – 20/03/2022
9


2. Tạo bảng khảo sát Google Form 20/03/2023 – 25/03/2023
3. Gửi bảng khảo sát cho những sinh viên quen biết từ năm 1 đến năm

4 và nhờ họ chia sẻ đến những sinh viên khác của trường Đại học
Tôn Đức Thắng trong khoảng thời gian từ 25/03/2023 đến
10/04/2023
4. Theo dõi, rà sốt, tìm kiếm thêm mẫu phản hồi trong thời gian chờ
đủ số lượng bảng khảo sát trong thời gian từ 10/04/2023 đến
12/04/2023
5. Thống kê kết quả và đóng form khảo sát khi đủ số lượng là 100 sinh
viên vào thời gian ngày 15/04/2023
6. Chuẩn bị tiến hành xử lý dữ liệu và viết báo cáo từ 16/04/2023 đến
25/04/2023
d. Phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập dữ liệu định lượng, tiến hành kiểm tra, lọc phiếu trả lời,
nhập liệu và xử lý bằng phần mềm xử lý dữ liệu thống kê SPSS Statistics
22.0, nhóm tiến hành xử lý các bảng tần số, tần suất và trung bình về kiến
thức, thái độ và hành vi cũng như bảng tương quan các yếu tố tác động
của mua sắm trực tuyến đến xã hội của sinh viên trường Đại học Tôn Đức
Thắng tại Thành phố Hồ Chí Minh, xử lý thống kê bằng các công cụ thống
kê mô tả và kiểm định với độ tin cậy là 95%, tức α = 0,05.

10


8. Khung phân tích

9. Ý nghĩa nghiên cứu
a. Ý nghĩa lý luận
Đề tài sử dụng lý thuyết hành vi người tiêu dùng để nghiên cứu về
cách sinh viên đưa ra quyết định và xu hướng mua hàng trực tuyến
cụ thể là kênh Tiktokshop. Nội dung và kết quả của đề tài giúp bổ
sung tư liệu về nhận thức và hành vi mua sắm trực tuyến của sinh

viên trường đại học Tôn Đức Thắng hiện nay.
b. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của đề tài nghiên cứu giúp cho nhóm nghiên cứu tại trường
Đại học Tôn Đức Thắng hiểu được nhận thức cũng như biết được các
yếu tố tác động của hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên đến
xã hội. Đưa ra các phân tích, đánh giá các hành vi khi tham gia mua
sắm từ đó đưa ra các giải pháp giúp sinh viên cân bằng việc mua
11


sắm và lựa chọn kênh mua sắm phù hợp với bản thân cũng như hạn
chế những tác động tiêu cực của mua sắm trực tuyến đến xã hội.

Phần cơ sở luận và phương pháp luận
1. Thao tác hóa khái niệm
Nhận thức:
Các nhà tâm lý cho rằng: “Hoạt động nhận thức chủ yếu của con
người là phản ánh thực tế khách quan, để thích nghi với nó hoặc để
cải tạo nó. Quá trình hoạt động nhận thức đi từ chưa biết đến biết;
Từ các thuộc tính bên ngồi (cảm tính, trực quan, riêng rẽ) đến sự
trọn vẹn (ổn định, có ý nghĩa trong các quan hệ của nó); Sau đó đến
các thuộc tính bên trong - đi sâu vào bản chất của sự vật (hiện
tượng) được nghiên cứu; Cuối cùng từ đó trở về thực tiễn. Hoạt động
nhận thức của con người diễn ra qua hai hình thức cơ bản là: hành
động nhận thức hay quá trình nhận thức”. [33; 75]
Theo từ điển tiếng Việt: “Nhận thức là quá trình hay kết quả phản
ánh và tái hiện hiện thực vào tư duy, quá trình con người nhận biết
thế giới khách quan trên kết quả nghiên cứu đó. Tức là nhận thức là
nhận ra, biết được và hiểu được”. [35; 72]

Trong đề tài này, tác giả sử dụng khái niệm nhận thức theo từ điển
tiếng Việt: “Nhận thức là điều hiểu biết về sự vật do quan sát, xem
xét mà có, là hiểu biết về sự kiện (do xem xét, suy nghĩ)”.
Hành vi:
Theo từ điển tiếng Việt: “ Hành vi là toàn bộ nói chung những phản
ứng, cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một người trong hoàn
cảnh cụ thể nhất định”.
Theo quan điểm của các nhà xã hội học, hành vi của các cá nhân
tuyệt nhiên không phải là một sản phẩm của sự “tùy tiện” hay một
sự tự do tuyệt đối. Nó phát triển trong một hệ thống cưỡng chế, diễn
ra trong q trình xã hội hóa và dựa vào những ý định và động cơ
của chủ thể hành vi cũng như vào phương tiện hành vi của chủ thể.
Hay nói cách khác, hành vi vừa mang tính khách quan vừa mang
tính chủ quan. Muốn tìm hiểu hành vi cần đặt nó trong mối quan hệ
chặt chẽ giữa cá nhân và xã hội.
Mua hàng trực tuyến (online shopping):

12


“Mua hàng trực tuyến là quá trình mua sản phẩm hay dịch vụ được
thực hiện bởi người tiêu dùng tại các cửa hàng trực tuyến thông qua
mạng Internet và ý định mua hàng trực tuyến có thể được định
nghĩa là một tình huống mà một người tiêu dùng sẵn sàng và dự
định thực hiện giao dịch trực tuyến” (Pavlou, 2003). Thuật ngữ này
được sử dụng khi khách hàng sẵn sàng để tìm kiếm, lựa chọn và
mua sắm thơng qua Internet. George (2004) cho rằng vì các mối
quan tâm của khách hàng về thông tin cá nhân và riêng tư, nhiều
người tiêu dùng không nảy sinh ảnh hưởng đến quyết định mua sắm
trực tuyến.

Theo Monsuwe, Dellaert và K. D. Ruyter năm 2004 cũng định nghĩa
là “Mua hàng trực tuyến được định nghĩa là hành vi của người tiêu
dùng trong việc mua sắm thông qua các cửa hàng trên mạng hoặc
website sử dụng các giao dịch mua hàng trực tuyến”. Đây là một
hình thức của thương mại điện tử được dùng trong giao dịch B2B
hoặc B2C (theo Wikipedia).
Mặt khác, “Mua hàng trực tuyến là một giao dịch được thực hiện bởi
người tiêu dùng thơng qua giao diện dựa trên máy tính bằng cách
máy tính của người tiêu dùng được kết nối và có thể tương tác với
các cửa hàng số hóa của nhà bán lẻ thơng qua mạng máy tính”
(Haubl & Trifts, 2000). Tóm lại, mua hàng trực tuyến là q trình mua
sản phẩm hay dịch vụ được thực hiện bởi người tiêu dùng ở các cửa
hàng trên mạng thông qua mạng internet.
Sinh viên:
Theo từ điển tiếng Việt: “Sinh viên (Việt Nam) là công dân Việt Nam
đang theo học tại các trường Đại học và Cao đẳng” [35; 109]. Họ là
một nhóm dân số xã hội lớn với các đặc điểm được xác định rõ bởi
vai trị, vị trí của hệ thống tái sản xuất và phát triển xã hội.
Sinh viên được xem là những thế hệ trẻ tương lai của một xã hội một
đất nước, điều này ảnh hưởng to lớn đến với sự phát triển của xã hội
vì vậy để nghiên cứu sâu về những vấn đề trong xã hội không thể bỏ
qua lực lượng này.
2. Lý thuyết nghiên cứu
Lý thuyết hành vi người tiêu dùng:
Theo Solomon & cộng sự (2006), hành vi tiêu dùng là toàn bộ những
hoạt động liên quan trực tiếp tới quá trình tìm kiếm, thu thập, mua
sắm, sở hữu, sử dụng, loại bỏ sản phẩm/dịch vụ. Nó bao gồm cả
những q trình ra quyết định diễn ra trước, trong và sau các hành
động đó (Engel & cộng sự, 2001). Hành vi người tiêu dùng phản ánh
13



tổng thể những hành động diễn biến trong suốt quá trình kể từ khi
nhận biết nhu cầu cho tới khi mua và sau khi mua sản phẩm (Kotler
& Armstrong, 2016). Hàng ngày, người tiêu dùng đưa ra rất nhiều
quyết định mua hàng nên việc tiếp cận nghiên cứu về quyết định
mua hàng của người tiêu dùng để trả lời cho các câu hỏi: mua gì, ở
đâu, bao nhiêu, tại sao họ lại mua nó…
Lý thuyết hành vi người tiêu dùng là nghiên cứu về cách mọi người
đưa ra quyết định khi họ mua hàng, giúp các doanh nghiệp và nhà
tiếp thị tận dụng những hành vi này bằng cách dự đoán cách thức và
thời điểm người tiêu dùng sẽ mua hàng. Nó giúp xác định những gì
ảnh hưởng đến các quyết định này, cũng như nêu bật các chiến lược
để chủ động điều chỉnh hành vi. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
của Philip Kotler và Gary Amstrong đã phác họa những yếu tố hàng
đầu ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng được chia thành ba
nhóm yếu tố bao gồm: cá nhân (giới tính, thu nhập, tiếp cận
Internet…), tâm lý (thói quen, tính cách, sở thích…) và xã hội (gia
đình, bạn bè, nơi làm việc…). Thơng qua mơ hình nghiên cứu hành vi
tiêu dùng có thể phân tích được nhận thức và hành vi của sinh viên
trường Đại học Tôn Đức Thắng đối với vấn đề mua sắm trực tuyến
hiện nay.
Bảng câu hỏi khảo sát
1.Tìm hiểu thực trạng việc mua sắm trực tuyến trên nền tảng
Tiktokshop:


Tần suất mua sắm trực tuyến trên nền tảng của bạn bao nhiêu
lần/tháng? (dưới 10 lần/tháng, 10-20 lần/tháng, trên 20
lần/tháng)




Bạn thường chi tiêu cho việc mua sắm khoảng bao nhiêu tiền/
tháng? (dưới 100k, 100 - 500k, trên 500k)



Mặt hàng bạn hay mua trên nền tảng là gì? (thời trang, mỹ
phẩm; đồ ăn; phụ kiện; quần áo, dụng cụ chăm sóc thú cưng;
vật dụng trang trí; đồ gia dụng; khóa học online; q tặng theo
mùa; dịch vụ du lịch)



Phương thức thanh tốn bạn thường dùng là (ví điện tử momo
zalopay, tài khoản ngân hàng liên kết, tiền mặt, khác)

2. Các yếu tố tác động của việc mua sắm trực tuyến trên nền tảng
Tiktokshop đến xã hội.

14




Những lí do mà bạn nghĩ khi quyết định chọn mua sắm trực
tuyến trên TikTokshop thay vì ở các nền tảng khác? (tiện lợi (dễ
truy cập đến cửa hàng), chính sách giá tốt (nhiều ưu đãi,
voucher), dịch vụ chuyển phát, chất lượng sản phẩm đáng tin

cậy, nhiều đề xuất mua sắm, khác)



Tiêu chí quyết định mua sắm của bạn dựa trên những yếu tố
nào? (thời gian, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, khác)

Các câu làm thang đo (khơng hài lịng, ít hài lịng, bình thường, hài
lịng, rất hài lịng) (5câu)


Thời gian giao hàng của Tiktokshop như thế nào?



Chất lượng sản phẩm khi giao đến bạn như thế nào?



Mua sắm online trên Tiktok shop có những thuận lợi gì?



Bạn có hài lòng với những lần mua sắm trên nền tảng của mình
khơng?



Những trường hợp, vấn đề khó khăn mà bạn đã gặp phải khi
mua hàng trên nền tảng?




Bạn hãy đánh giá mức độ quan tâm đến tác động của mua sắm
trực tuyến đến xã hội (khơng quan tâm, ít quan tâm, bình
thường, rất quan tâm)



Mức độ ảnh hưởng của mua sắm trực tuyến đến xã hội: khơng
tác động, ít tác động, bình thường, rất tác động)



Các yếu tố bạn cho rằng nó tác động của việc mua sắm trực
tuyến trên nền tảng Tiktokshop đến xã hội là (gây lãng phí về
kinh tế cho người tiêu dùng, gây hại cho môi trường, tiềm ẩn
rủi ro gây thiệt hại cho cả người mua và người bán, gian lận
thương mại, khác)

3. Đề xuất, khuyến nghị giảm thiểu tác động tiêu cực của mua sắm
trực tuyến đến xã hội


Mức độ hài lịng của bạn đối với các chính sách hỗ trợ khách
hàng của Tiktokshop?



Từ những vấn đề bạn đã gặp phải (nếu có) bạn có đề xuất gì

để Tiktok shop cải thiện hơn?

15




Bạn có đề xuất gì để giảm thiểu tác động tiêu cực của mua
sắm trực tuyến đến xã hội?

Tài liệu tham khảo
1. Lê Thị Mai. (2008). Xã hội học Kinh tế. Hà Nội: Nhà Xuất bản

Chính trị quốc gia, tr 106-107.
2. Nguyễn Phú Quý; Nguyễn Hồng Đức; Trịnh Thủy Ngân. (2012).

Xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh. TP.HCM: Trường Đại học Mở.
3. Phạm Hùng Cường; Hoàng Ngọc Bảo Châu. (2021). Các yếu tố

ảnh hưởng đến ý định lựa chọn sàn thương mại điện tử của giới
trẻ Việt Nam khi mua sắm hàng hóa ngồi lãnh thổ. Tạp chí
Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 138, 82-103.
4. Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trên các hoạt động thương

mại điện tử. (2021, 12 01). Được truy lục từ Bộ Công Thương
Việt Nam: />5. TikTok dự đốn Shoppertainment (hình thức mua sắm kết hợp

giải trí) sẽ là xu hướng trong Mùa Siêu Mua Sắm tại Việt Nam.
(2021, 07 02). Được truy lục từ Tik Tok:

/>6. Vũ Kim Dũng. (2006). Giáo trình Kinh tế học vi mô. Hà Nội:

trường Đại học Bách Khoa, tr. 111.

16



×