Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Nhận thức bêcon vai trò phát triển lý luận nhận thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.74 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 2
1.1
KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC PH. BÊCƠN
4
1.1.1 Những điều kiện, tiền đề xuất hiện triết học Ph. Bêcơn 4
1.1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của Ph. Bêcơn
2.2
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PH.
BÊCƠN VỀ NHẬN THỨC – VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG SỰ
PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN NHẬN THỨC NHÂN LOẠI
8
2.2.1 Bản chất của nhận thức 8
2.2.2 Phương pháp nhận thức 10
2.2.3 Giá trị của nhận thức luận Ph.Bêcơn trong sự phát triển
lý luận nhận thức
17
KẾT LUẬN 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
M- Đ/U
Khi bóng đêm của đêm trường Trung cổ bị những ánh sáng bình minh của
nền văn minh công nghiệp chiếu rọi thì Tây Âu đã có những bước chuyển dữ dội,
2
chuyển sang thời kỳ phục hưng, thời đại phục sinh những giá trị của nền văn hoá cổ
đại Hy La đã bị lãng quên trong nền chuyên chế phong kiến kéo dài hàng nghìn
năm ở Châu Âu.
Cùng với những thành tựu vĩ đại trong kinh tế xã hội, lĩnh vực tư tưởng Tây
Âu cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ với sự xuất hiện của hàng loạt
những nhà triết học mới như Nicolai Kuzan, Nicolai Copecnic, hay những đại biểu
của tư tưởng nhân đạo ở Ytali (Leona Đờ Vanhxi, Bruno, Galileô Galile, Tomat


Moro ) những nhà Duy vật Pháp, Hà Lan và đặc biệt là của chủ nghĩa duy vật ở
Anh đã tạo nên bộ mặt phong phú, đa dạng trên lĩnh vực tư tưởng của triết học.
Tư tưởng triết học Tây Âu phục hưng và cận đại là bước phát triển tiếp theo
trong tiến trình lịch sử nhân loại, là bước cách mạng đưa triết học từng bước thoát
khỏi ảnh hưởng của tôn giáo thần quyền thời trung cổ, giải phóng tư tưởng nhân
loại, sự vùng lên của triết học sau thời kỳ trung cổ làm cho triết học duy vật thoát
khỏi núp dưới tầm áo choàng của thần học và tôn giáo.
Sự trỗi dậy của quan điểm triết học duy vật thời kỳ này phù hợp với sự phát
triển của nền sản xuất mới đang hình thành, phù hợp với tư duy khoa học, có ý
nghĩa phản kháng lại các quan điểm của thần học và tôn giáo đã ngự trị hàng nghìn
năm. Nó báo hiệu một màn giáo đầu mới cho cuộc cách mạng tương lai mà giai cấp
tư sản sẽ khởi sướng. Vì thế triết học duy vật thời kỳ này được giai cấp tư sản hết
sức ủng hộ. Nó trở thành thế giới quan và phương pháp luận của giai cấp cách
mạng mới. Đây là bước chuẩn bị tiền đề lý luận của cách mạng Tư sản khắp Châu
Âu. Giai cấp tư sản châu Âu đã tìm thấy ở triết học duy vật vũ khí tư tưởng sắc bén
để chống lại tư tưởng duy tâm, tôn giáo đang ngự trị lúc bấy giờ.
Sự ra đời của triết học thời kỳ này còn khẳng định mối quan hệ khăng khít
bền chặt giữa triết học và khoa học tự nhiên trong cuộc đấu tranh chông liên minh
giữa chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo trong giải quyết những vấn đề của triết học lúc
bấy giờ.
Một trong số những đại biểu tiêu biểu của thời kỳ này là Phrăngxit Bêcơn –
nhà triết học vĩ đại thời cận đại. Theo Mác, Bêcơn là ông tổ của chủ nghĩa duy vật
Anh và khoa học thực nghiệm, bắt đầu từ Ông, lịch sử triết học Tây Âu bước sang
giai đoạn mới với những màu sắc riêng. Ph.Bêcơn khẳng định: “Triết học chân
chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất
ti
ế
ng
nói của bản thân thế giới
3

và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế
gi

i” .
Tinh thần phê phán và khám
phá của triết học Bê cơn đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền triết học Anh và tây Âu thế
kỷ XVII-XVIII. Đặc biệt, tuyên bố của ông “tri thức là sức mạnh” đã trở thành
tuyên ngôn của thời đại. Đoạn tuyệt với triết học kinh viện và các hình thức tri thức
trung cổ, các nhà khoa học và triết học hướng sự nghiên cứu của mình vào nhu cầu
của thực tiễn. Với vai trò mở đường cho tinh thần triết học mới, Ph.Bêcơn đã tạo ra
một thời đại sôi động và cách mạng trong triết học, trở thành ngọ cở tư tưởng của
giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống lại trật tự phong kiến và giáo hội và
những uy quyền trung cổ.
Triết học Bêcơn là hệ thống toàn diện, bàn về nhiều vấn đề trong đó tập
trung về bản chất và nhiệm vụ của khoa học và triết học, quan niệm về thế giới, về
nhận thức luận và phương pháp luận, quan niệm về chính trị - xã hội, quan niệm về
nhân bản học và quan niệm về tôn giáo. Với hệ thống tư tưởng của mình, Bêcơn đã
góp phần bổ sung, phát triển chủ nghĩa duy vật đặc biệt là lý luận nhận thức.
Với phạm vi của bài tiểu luận, tôi tập chung làm rõ những điều kiện kinh tế -
xã hội, khoa học, tư tưởng tác độc đến sự hình thành tư tưởng triết học Ph. Bêcơn,
trong đó tập chung phân tích, làm rõ quan điểm của ông về nhận thức luận từ đó
đánh giá khái quát những hạn chế và đóng góp của nhận thức luận Bêcơn trong sự
phát triển lý luận nhận thức nhân loại.
NỘI DUNG
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC PHRĂNGXÍT BÊCƠN
4
1.1.1. Những điều kiện, tiền đề xuất hiện triết học Ph. Bêcơn
* Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội hình thành tư tưởng triết học
Phrangxít Bêcơn
Cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, nước anh cũng như toàn thể Tây Âu điễn

ra những thay đổi mang tính bước ngoặt trong lịch sử, trước hết là sự biến đổi trong
phương thức sản xuất dẫn đến những biến đổi trên lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hóa
đó là sự xuất hiện, củng cố và phát triển của phương thức sản xuất mới Tư bản chủ
nghĩa thay chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ, đạo luật hà khắc trung cổ
Về kinh tế, từ nửa sau thế kỷ XVI, nước Anh trở thành quốc gia điển hình về
tích lũy tư bản nguyên thủy và hình thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn ở
nước Anh. Về chính trị xã hội, cùng với hình thành chế độ chuyên chế tập quyền,
tầng lớp quý tộc mới có xu hướng tư sản hóa, chiếm vị trí đặc biệt trong cơ cấu chính
trị - xã hooijcuar nước Anh ở đêm trước cách mạng tư sản. Xã hội Anh cuối thế kỷ
XVI, đầu thế kỷ XVII đã báo trước sự sụp đổ của chế độ chuyên chế phong kiến, tạo
tiền đề cho cuộc cách mạng tư sản Anh 1640. Chính những biến đổi trong đời sống
kinh tế, xã hội tác động đến đời sống sinh hoạt tinh thần tại Anh. Các tín đồ Thánh
giáo tuyên truyền rộng rãi đạo đức, tôn giáo mới, những tổ chức chính trị của giai
cấp tư sản và quý tộc mới bậc trung và một số nông dân, bình dân thị thành ra đời.
Xét toàn cảnh nước Anh, từ nửa sau thế kỷ XVI, xu hướng cải cách chính trị,
xã hội, và đời sống tinh thần đã trở nên phổ biến. Mặc dù, Ph. Bê cơn thuộc tầng lớp
quý tộc, không ửng hộ đổi mới chính trị, xong xu thế đổi mới đời sống xã hội đã tác
động đến cách nhìn của ông trong sinh hoạt tư tưởng, nhất là lành mạnh hóa môi
trường giáo dục, hình thành quan điểm nhận thức mới.
* Tiền đề lý luận, tiền đề khoa học hình thành tư tưởng triết học Ph.Bêcơn
Tiền đề lý luận sâu xa của triết học Ph. Bê cơn là văn hóa Phục hưng, và
cùng với nó là những phát minh khoa học của thời đại, góp phần làm thay đổi tư
duy con người. Tư tưởng triết học Ph.Bê cơn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những
thành quả của khoa học tự nhiên và truyền thống lý luận Tây Âu, từ những gợi mở
của Platôn thời cổ đại mà trực tiếp là truyền thống Anh với những nhà tư tưởng
5
xuất sắc như R. Bê cơn, G. Ốc cam, T. Mô rơ… Đó chính là chiếc nôi nuôi dưỡng
khát vọng vượt thời đại cảu Ph.Bê cơn.
Ph.Bê cơn tiếp thu và phát triển một số yếu tố trong nhận thức luận của
Plantôn trên lập trường duy vật, trong đó học thuyết về các khái niệm, ý niệm là cơ

sở đề Ph.Bê cơ đưa ra phương án phê phán các ngẫu tượng trong nhận thức. Cách
lý giải thế giới qua hình tượng “hang động” của Platon đã được Ph. Bê cơn triển
khai như một loại ngẫu tượng dẫn đến tri thức sai lầm của con người. R. Bê cơn
nhà tưởng cách tân nước Anh thời trung cổ được coi là người đặt nền móng đầu
tiên cho khoa học thực nghiệm hiện đại và là người đề xướng vĩ đại tinh thần khoa
học mới chống tri thức kinh viện. Tiếp bước đồng hương của mình, Ph. Bê cơn đã
thực hiện một sự cải cách rộng rãi, hệ thống, sâu sắc với triết học và khoa học.
Guyliam ỐcCam tác động đến Ph.Bê cơn không chỉ chủ nghĩa duy danh, mà cả
thái độ phê phán đối với “nền dân chủ trong khoa học”…
Những thành quả của khoa học tự nhiên thực nghiệp của G.Képlơ,
N.Côpécních, … trong đó có khám phá khoa học của G.Galile đã tác động đến sự
hình thành phương pháp luận kinh nghiệm – quy nạp của Ph.Bêcơn.
Phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu đã ảnh hưởng đến sinh hoạt tôn giáo
ở Anh, từ đó hình thành ở Ph.Bêcơn quan điểm về sự dung hòa tri thức và niềm tin,
khoa học và tôn giáo, nhưng nhấn mạnh vai trò của tri thức trong thực tiễn, còn
niềm tin theo Ph. Bê cơn có tác dụng trong quá trình đạo đức, xét ở phương diện
tích cực, Ph. Bêcơn đã tiếp thu tinh thần phê phán và đấu tranh kiên quyết chống lại
những xiềng xích của giáo hội và thần học đối với tri thức con người. Phong trào
cải cách tôn giáo như giá đỡ cho ông trong sự nghiệp của cách triết học và khoa
học, là động lực cho ông trong cuộc hành trình chống lại tri thức kinh viện, tìm
kiếm hướng đi mới cho triết học và khoa học, nhấn mạnh tính ứng dụng của tri
thức trong thực tiễn.
Cuối cùng, xét một cach tổng thể, tư tưởng đổi mới của triết học Ph.Bêcơn
nói chung, quan điểm của Ông về nhận thức nói riêng, được cổ súy bởi tinh thần
6
phục hưng văn hóa, mà Ph.Bêcơn là sự kết thúc tinh thần đó, đồng thời cũng bắt
đầu thời đại mới.
Tiếp thu tinh thần của chủ nghĩa nhân văn, triết học Ph.Bêcơn thể hiện tư
tưởng tôn vinh con người, đề cao con người, xem con người là điểm xuất phát và
mục đích cuối cùng của mình.Ở Ph.Bêcơn, chủ nghĩa nhân văn gắn với vấn đề

khẳng định quyền lực của con người trước tự nhiên, và giải phóng con người khỏi
những uy quyền của thời đại.
Có thể nói, khát vọng khám phá, cuộc đấu tranh chống ý thức hệ phong kiến
trung cổ, những phát minh khoa học tự nhiên, những phát triển của văn hóa nhân
văn và phong trào cải cách tôn giáo là những yếu tố tác động đến sự hình thành tư
tưởng Ph.Bêcơn nói chung, quan điểm nhận thức luận nói riêng.
1.1.2 Khát vọng cuộc đời và sự nghiệp của Ph. Bêcơn
Phranxis Bêcơn (Francis Bacon) là nhà triết học vĩ đại
th

i
cận đại.
C.Mác coi Ph.Bêcơn là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và
khoa
học thực
nghiệm. Bắt đầu từ Ph.Bêcơn, lịch sử triết học Tây Âu bước
sang
một giai
đoạn phát triển mới với những màu sắc
riêng.
Bê cơn sinh ngày 22/01/1561 tại London, trong gia đình dòng dõi quý tộc, bố,
Nicolas Bêcơn, là Quan giữ ấn (Lord Keeper of the Seal) của Nữ hoàng Elisabeth I.
Năm 1573 (12 tuổi) Bacon được gởi đến Cambridge học. Lúc này Cambridge và
Oxford là trung tâm tri thức lớn, đã thấy xuất hiện nhiều yếu tố thế tục, phi tôn giáo
trong sinh hoạt học thuật, bên cạnh hệ thống giáo dục kinh viện xưa cũ. Sau ba năm,
từ giã, mang theo thái độ thù địch với triết học Aristotle. Năm 1584 Ph.Bêcơn viết
tác phẩm triết học đầu. năm 1856, Ph.Bêcơn trở thành luật sư tập sự, 1597,
Ph.Bêcơn xuất bản tác phẩm “dẫn luận giải thích về tự nhiên”. Năm 1605
Ph.Bêcơn công bố tác phẩm “Về ý nghĩa và thành công của tri thức, tri thức
thành phần và tri thức của con người”…

Năm 1609, Ph.Bêcơn xuất bản tập sách “Về sự thông thái của người xưa”.
Năm 1618 Ph.Bêcơn trở thành đại pháp quan và được phong hàm nam tước
Verulam, băm 1621 Ph.Bêcơn bị xử trong một vụ án, sau đó được tha. Năm
7
1620, Ph.Bêcơn công bố tác phẩm triết học chủ yếu “Công cụ mới”, năm 1623
Ph.Bêcơn công bố tác phẩm “về phẩm giá và sự phát triển của khoa học”, những
năm còn lại, Ph.Bêcơn tiếp tục với tác phẩm “New Atlantis”, nội dung của triết
học tương ứng với phần 3 của Dự án đại phục hồi khoa học. Ngày 09/04/1626
Ph.Bêcơn qua đời.
Các công trình nghiên cứu của Bacon có thể phân thành hai nhóm. Nhóm
thứ nhất bàn về sự phát triển của khoa học và nhận thức khoa học. Nhóm này
bao gồm các tác phẩm gắn liền với dự án “Đại phục hồi khoa học”, một dự án
lớn, nhưng chưa kịp kết thúc; chỉ có phần hai của dự án là tương đối hoàn chỉnh,
bàn về phương pháp quy nạp, được xuất bản vào năm 1620 dưới tên gọi “Công
cụ mới”. Nhóm thứ hai tập hợp các tác phẩm về các vấn đề xã hội, hoặc mang
tính tổng thể, như “New Atlantis”, “Tiểu luận đạo đức, kinh tế và chính trị”,
“Lịch sử Henrich VII”, “Các nguyên lý và cơ sở” v. v. .
Ph.Bêcơn không chỉ là người sáng lập triết học cận đại mà còn là nhà cải
tổ tri thức, người dự báo có những biến đổi có tính cách mạng trong khoa học.
Thứ nhất, tạo nên một trường phái triết học đặc thù của Anh – chủ nghĩa kinh
nghiệm duy vật Anh thế kỷ XVII, với các đại biểu lớn là Giôn Lốccơ, Tomat
Hốpxơ thứ hai, sáng lập phương pháp luận kinh nghiệm – quy nạp; thứ ba,
vạch ra sự cần thiết vận dụng tri thức khoa học vào xây dựng xã hội lý tưởng
dựa trên chỉ ra quyền lực của tri thức
Nhìn tổng thể toàn bộ hệ thống triết học Ph.Bêcơn gồm ba phần có liên hệ
hữu cơ với nhau: Phê phán (hay phủ định), “thiết kế: (hay xây dựng) và ứng
dụng thực tiễn. Logic của sự triển khai tư tưởng như sau: trước hết cần thực hiện
“thanh tẩy” lý trí, loại bỏ những chướng ngại trên con đường nhận thức chân lý;
tiếp đó, xây dựng phương pháp khoa học, nhờ đó con người đạt được tri thức
đúng, thực sự hiệu quả, không chỉ giải thích tự nhiên, mà còn khẳng định quyền

lực của mình với tự nhiên; sau cùng là vận dụng tri thức khoa học vào thực tiễn
xã hội, xây dựng một xã hội tốt đẹp dựa trên “quyền lực” của tri thức.
Di sản mà Ph.Bêcơn để lại không đồ sộ như một số nhà tưởng khác, nhưng
8
những ý tưởng mà ông gợi mở về sự cần thiết cải tổ tri thức, vượt qua nền quân
chủ trong khoa học, vượt qua uy quyền để khẳng định tinh thần khám phá của con
người – những ý tưởng ấy thực sự mở đường cho sự vận động của lịch sử nhân
loại trong cuộc vận động tiến lên về phía trước, khẳng định quyền lực của con
người không chỉ trước tự nhiên mà cả trước các lực lượng tự phát của xã hội.
Ph. Bêcơn phê phán gay gắt chủ nghĩa kinh viện vì nó xa rời cuộc sống,
ch

dựa vào những lập luận tuỳ tiện không có nội dung và chẳng đem lại lợi
ích
gì cho con người. Theo Ph. Bêcơn, triết học phải giúp con người trở nên
m

nh
hơn. Nhiệm vụ của triết học là nhận thức giới tự nhiên và các mối liên
h

phức tạp của
nó.
2.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PH. BÊCƠN VỀ
NHẬN THỨC – VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN NHẬN
THỨC NHÂN LOẠI
2.1.1. Bản chất của nhận thức
Xuất phát điểm trong nhận thức luận của Bêcơn là thế giới vật chất tồn
tại khách quan, nhiệm vụ của khoa học là nhận thức thế giới khách quan ấy.
Theo Bêcơn, quá trình nhận thức thế giới khách quan là quá

trình
xây dựng
các tri thức khách quan về thế giới. Quá trình này phải xuất
phát
từ bản thân
thế giới khách quan, thông qua kinh nghiệm cảm tính, tiến
đế
n
tư duy lý tính
để xây dựng các tri thức khách quan về thế giới.
Phát triển các quan niệm duy vật thời cổ đại, Ph.Bêcơn cho rằng
để

giải được tính muôn màu muôn vẻ của thế giới, chỉ cần mỗi vật chất

đủ.
Để giải thích thế giới, ông đã cải biến thuyết bốn nguyên nhân
của
Arixtốt
theo hướng duy vật. Ông cho rằng thế giới( giới tự nhiên) tồn
t

i
khách quan, đa
dạng và thống nhất; con người là một sản phẩm của thế
gi

i,
nó bao gồm thể
xác và linh hồn mang tính vật chất. Ông xoá bỏ

nguyên
nhân mục đích của
các sự vật và cho rằng, mọi cái trên thế gian chỉ tồn
t

i
từ ba nguyên nhân:
hình dạng, vật chất và vận động. Khác với Arixtốt,
ông
coi hình dạng của sự vật
là cái nằm chính trong bản thân sự vật, là bản
ch

t
hoàn toàn khách quan của
nó; không thể có cái gọi là "hình dạng của
hình
dạng" phi vật chất, cũng như
9
"vật chất đầu tiên" phi hình dạng là không

thực; mọi "hình dạng" đều chỉ là
"hình dạng" của vật chất. Cả ba
nguyên
nhân "hình dạng", "vật chất" và "vận
động", thực chất đều là bản tính
của
vật chất. Vì thế vật chất có bản tính là
tích cực, có sinh khí chứ không
ph


i
thụ
động.
Thế giới tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào tình cảm, uy
tín,
nhận thức (cái chủ quan) của con người. Ph.Bêcơn cho rằng: cảm giác,
kinh
nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức. Mặc dù vẫn còn chịu

nh
hưởng bởi quan niệm chân lý lưỡng tính – chân lý lòng tin của thần học
tồn
tại cùng với chân lý lý trí của khoa học – và chưa khắc phục được tính
th

n
học trong quan niệm của mình, nhưng Ph. Bêcơn luôn cho rằng cảm
giác,
kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức. Khoa học thực sự
ph

i
biết
sử dụng tư duy tổng hợp và phương pháp quy nạp khoa học để
khái
quát
các dữ kiện do kinh nghiệm mang lại nhằm khám phá ra các quy
lu


t,
bản
chất của thế giới vật chất khách quan, đa dạng và thống nhất. Khoa
học
như thế
chỉ có thể là khoa học thực nghiệm. Và tri thức khoa học thật
s

phải luôn
mang bản tính khách quan; chúng hoàn toàn không phụ thuộc
vào
tình cảm, ý
chí, lợi ích chủ quan của con
ng
ườ
i.
Triết học và khoa học không
th

biết cái
gì ngoài thế giới vật chất khách quan đó. Tính đa dạng của thế
gi

i
chỉ có thể
được lý giải một cách đúng đắn và đầy đủ nhờ vào quan niệm
v

vật chất, về
hình dạng, về vận

động…
Vật chất là toàn thể các phần tử rất nhỏ với những tính chất khác
nhau.
Hình dạng là nguyên nhân dẫn tới mọi sự khác biệt của các sự vật, là lý
do
đầy đủ để sự vật xuất hiện, là bản chất chung của các sự vật cùng loại,

quy luật chi phối sự vận động của
chúng.
Ph. Bêcơn là người ủng hộ nhiệt thành sự phát triển của khoa học.
Ông
nói:
"Mục đích của tôi là ở chỗ chỉ ra uy thế thực sự của khoa học mà
không
c

n
phải tô vẽ và cường điệu, và làm rõ ý nghĩa và giá trị chân chính của
nó."
Ph.Bêcơn phê phán gay gắt chủ nghĩa kinh viện vì nó xa rời cuộc sống, chỉ
dựa vào những lập luận tuỳ tiện không có nội dung và chẳng đem lại lợi ích gì cho
con người. Theo Bacơn, triết học phải giúp con người trở nên mạnh hơn. Nhiệm vụ
10
của triết học là nhận thức giới tự nhiên và các mối liên hệ phức tạp của nó.
Ông
mong muốn đưa ra một phương pháp nhận thức mới.
2.2.2. Phương pháp nhận thức
a. Học thuyết về các ảo tưởng
Xuất phát từ nhiệm vụ của triết học là phải cải tạo lại toàn bộ những tri
thức của triết học kinh viện, vì thế để xây dựng được một phương pháp nhận

thức mới, đạt tới chân lý, cần phải làm trong sạch trí tuệ của con người khỏi
các khuyết tật liên quan đến lý tính.
Với hoài bão xây dựng một cách nhìn mới về thế giới thật sự khách quan,
Ph.Bêcơn đồng thời chỉ ra những hạn chế trong các khả năng nhận thức của con
người, những hạn chế không phải chỉ dẫn đến những sai lầm vụn vặt

nhất
thời, mà là những sai lầm nghiêm trọng không thể tránh khỏi của
con
người
trong nhận thức. Ông gọi chúng là các “ảo tưởng” (Idola theo
ti
ế
ng
cổ Hi Lạp
nghĩa là hình ảnh bị xuyên tạc).
Để
nhận thức chân lí và khắc phục được
các ngẫu tượng, thì phải vạch ra
c
ơ
chế và bản chất của chúng. Do vậy,
Ph.Bêcơn coi học thuyết về các ảo tưởng

tựa như phần mở đầu trong nhận thức
và phương pháp luận của
mình.
Theo Ph.Bêcơn, các ảo tưởng có nguồn gốc hoàn toàn khách quan, bởi vì
chúng
một phần có trong bản chất của trí tuệ con người, một phần xuất hiện

trong
quá trình lịch sử nhận thức của nhân loại, một phần nảy sinh trong sinh lí

nhân
cách của mỗi người "trí tuệ con người tự đặt ra
ch
ướ
ng
ngại vật và cạm bẫy cho
mình”. Vì các ngẫu tượng thường xuyên ám

nh
con người, tạo nên cho nó những
tư tưởng và ảo ảnh giả dối, xuyên tạc
bộ
mặt thật của thế giới, nói tóm lại, cản trở
con người xâm nhập vào thế
gi

i
cả về chiều rộng lẫn chiều sâu". Vì vậy, quá trình
con người đấu tranh
kh

c
phục những hạn chế khách quan đó cũng là quá trình con
người đấu tranh

sự hoàn thiện bản thân
mình.

Ph.Bêcơn phân loại các dạng ảo tưởng như
sau:
Thứ nhất, dạng ảo tưởng loài:
Sinh ra do con người thường
xuyên
nhầm lẫn bản chất trí tuệ của mình
với bản chất khách quan của sự vật, a
i
cũng dễ dàng gán cho sự vật những
11
đặc tính của riêng con người. Ph.Bêcơn khẳng định: "Các ảo tưởng loài có cơ
sở trong chính bản thân loài người, bởi

thật là sai lầm khi khẳng định cảm
giác cảm tính của chúng ta là thước
đo
sự vật. Ngược lại, tất cả các giác quan
cũng như trí tuệ đều được dựa trên
s

tương đồng của con người, chứ không
phải dựa trên sự tương đồng của
th
ế
giới. Trí tuệ con người cũng tương tự như
chiếc gương méo, khi nó pha
trộn
bản chất của mình với bản chất của sự vật thì
nó phản ánh các sự vật
d

ướ
i
dạng bị xuyên tạc, bóp
méo".
Sở dĩ có loại ảo tưởng này là do các giác quan
cũng
như trí tuệ của con
người còn chưa được hoàn thiện. Một trong những
bi

u
hiện của ảo tưởng loài là
ở chỗ, người ta thường hay bảo thủ, coi ý
ki
ế
n
và suy nghĩ chủ quan của mình là
thước đo tất thảy mọi vật. Ảo tưởng

loài do vậy rất bền vững. Chúng ta chỉ có
thể hạn chế ảnh hưởng của
ng

u
tượng này bằng cách hoàn thiện các nhận thức
của con người như
th

c
nghiệm

.
Việc Ph.Bêcơn đòi hỏi nhận thức sự vật phải hoàn toàn khách
quan
là hợp
lý. Ông nhận xét đúng rằng, con người thường hay chủ quan, duy
ý
chí trong hoạt
động của mình. Nhưng ông lại sai lầm khi phủ nhận
hoàn
toàn cái chủ quan trong
nhận thức. Việc đòi hỏi nhận thức phải "khách
quan
thuần tuý" của ông là một điều
không tưởng, tuy nhiên nó có ý nghĩa
tích
cực trong việc phê phán các quan niệm
thần học chủ quan kinh viện thời
đó,
vì sự tiến bộ của khoa
học.
Biện pháp khắc phục ảo tưởng loài: con người trong nhận thức phải tôn
trọng
tính
khách quan, không được duy ý chí, chủ quan áp đặt tư tưởng của
mình
cho
các đối tượng, thận trọng thăm dò, tăng cường quan sát, thực
nghi

m,

thường xuyên kiểm tra các tài liệu do cảm tính mang lại, loại bỏ
những
sai
lầm về mặt
logic…
Thứ hai, dạng ảo tưởng hang động:
Ngoài những ảo tưởng đối với cả loài người, thì mỗi người có các đặc tính
chủ quan, tâm lý, tính cách đặc thù của mình làm xuyên tạc bản chất khách quan
của sự vật. Chúng còn xuất hiện
do
hoàn cảnh giáo dục của mỗi người cũng
khác nhau. Thực chất ảo tưởng hang động chính là ảo tưởng loài, nhưng biểu
12
hiện ở mỗi người cụ thể

mức độ và hình thức khác nhau. Sở dĩ gọi là ảo tưởng
hang động vì
m
ượ
n
câu chuyện của Platôn về hang động, Ph.Bêcơn ví trí tuệ của
con người
nh
ư
hang động méo mó của Platôn, mà trong đó thể hiện cái bóng của
các
s

kiện diễn ra bên
ngoài.

Để hạn chế dạng ngẫu tượng này, mỗi người cần phải hoàn
thi

n
nhân cách của mình, thận trọng trong quá trình nhận thức, dựa vào
kinh
nghiệm
tập thể

Thứ ba, dạng ảo tưởng nơi công cộng:
Xuất hiện do con người thường hay sùng bái, chạy theo quan điểm của ai
đó có uy tín hoặc ủng hộ những quan điểm phổ biến giáo điều, các tập quán
truyền thống, trong đó, bên cạnh yếu tố tích cực, cũng chứa đựng không ít yếu tố
lạc hậu. Các ảo tưởng này còn xuất hiện do ngôn ngữ khoa học của chúng ta
nhiều chỗ chưa thật chuẩn xác. “Nhiều định nghĩa, phạm trù và dẫn giải mà các
nhà khoa học vẫn quen sử dụng và giữ gìn cũng hoàn toàn không giúp được vấn
đề. Nhiều từ ngữ trực tiếp cưỡng bức lý tính, làm xáo trộn tất cả, và dẫn mọi ng
đến những cuộc cãi vã và diễn giải vô bổ, trống rỗng”.
Quan điểm này có nhiều điểm hợp lý và tiến bộ. Trong khoa học cần có
sự nghiên cứu và xem xét mọi cái một cách khách quan, chứ không nên chạy
theo uy tín cá nhân của ai đó hoặc số đông bên cạnh đó, việc sử dụng các thuật
ngữ, khái niệm chưa chính xác là điều cản trở sự phát triển của khoa học mà
chúng ta cần khắc phục.
Dạng ảo tưởng nhà hát: Nó đề cập đến ảnh hưởng có hại của nhiều học
thuyết, quan niệm thống trị làm cản trở quá trình nhận thức chân lý. Phê phán tệ
sùng bái cá nhân của nhiều nhà khoa học thời đó, Ph.Bêcơn khẳng định: “chân lý là
con gái của thời gian chứ không phải của uy tín”. Để tìm ra chân lý, chúng ta không
nên rơi vào chủ nghĩa hoài nghi luận cũng không nên giáo điều trong nhận thức.
Sai lầm bắt nguồn do chúng ta quá tin
vào

người xưa, diễn ra trước mắt người ta
như diễn ra trên sân khấu. Quá
kh

chỉ là một thời kỳ ấu trĩ của loài người chứ
không phải là một thời
hoàng
kim; để đi đến chân lý không nên giáo điều, hoặc rơi
13
vào chủ nghĩa
hoài
nghi
lu

n.
Dạng ảo tưởng này có nguồn gốc từ những quan
niệm sai trái
nh
ư
ng
được củng cố bởi các thế lực chính trị, tôn giáo…đang
thống trị trong
đờ
i
sống xã hội.
Ý nghĩa tích cực của những ảo tưởng là ở chỗ không chỉ chống lại
các
suy luận vô căn cứ của thần học, kinh viện mà còn đặt cơ sở xã hội cho
quá
trình nhận thức. Đó là tôn trọng khách quan, phê phán và không giáo

đi

u.
Một
ý nghĩa không chỉ thuộc về thời Cận đại mà cho tất cả các thời đại.
Ý
nghĩa đã
trở thành nguyên tắc của nhận
th

c.
Theo Ph.Bêcơn, để khắc phục những ảo tưởng này, chúng ta
c

n
phải
khách quan hóa hoạt động nhận thức, thực hiện
b

ng
cách tiếp cận trực tiếp
thế giới tự nhiên mà không thông qua uy tín, sách
v

,
lòng tin, tín điều,… ra
sức hoàn thiện phương tiện, công cụ nhận thức

nhân cách cá nhân của mỗi
người, đặc biệt phải làm thí

nghi

m,
biết sử dụng phép quy nạp khoa học, biết
tổng hợp và khái quát hóa
một
cách đúng đắn các tài liệu kinh nghiệm cảm
tính riêng lẻ xây dựng
chu

n
xác các khái niệm, nguyên lý phản ánh đúng đắn,
chính xác bản
ch

t,
quy luật của sự vật tồn tại trong hiện thực khách
quan.
Nhìn chung, việc xác định bản chất và nguyên nhân của các
ng

u
tượng của
Ph.Bêcơn còn mang nặng tính trực quan, chủ yếu ông chỉ nhận thấy khía cạnh nhận
thức luận của vấn đề, vì vậy chưa đưa ra được các giải pháp khắc phục
ng

u
tượng
một cách hợp lý. Trên thực tế, các quan niệm sai lệch về sự vật mà con người mắc

phải còn xuất phát từ hạn chế lịch sử của thời đại, từ những cơ sở kinh tế - xã hội
cũng như cơ chế quan hệ xã hội. Song, công lao của Ph.Bêcơn trong học tuyết về
ảo tưởng

ở chỗ ông đã đặt ra vấn đề cơ sở xã hội của quá trình nhận thức; ở
chỗ
khẳng định quá trình nhận thức sự vật phải hoàn toàn khách quan, xem
xét
với tinh
thần phê phán, cách mạng chứ không giáo điều. Những tư tưởng
đó
có ý nghĩa to
lớn không chỉ đối với thời đại của ông mà còn đối với cả
hi

n nay.
b. Học thuyết phương pháp luận của Bêcơn
Nhận thức luận Ph. Bêcơn cho rằng cần phải rà soát những phương pháp trước
đây để từ đó kế thừa và triển khai phương pháp mới. Ph.Bêcơn là một trong những
14
người đầu tiên nhận thức được hạn
ch
ế
của tam đoạn luận và của lôgic hình thức
- cái mà từ trước đến bấy giờ
v

n
được coi là phương pháp nhận thức vạn
năng, đồng thời ông là một

trong
những người khởi xướng ra tư tưởng lôgic
m

i.
Ph.Bêcơn liệt kê, phân tích những phương pháp nhận thức cơ
b

n
đang được sử dụng phổ biến để từ đó đưa ra một phương pháp nhận
th

c
mới cao
h
ơ
n.
Theo Ph.Bêcơn, từ trước đến bấy giờ, tư duy giáo điều và đầu
óc
nông
cạn, người ta chỉ chủ yếu dùng hai phương pháp nhận thức

"phương pháp
con nhện" và "phương pháp con
ki
ế
n".
Phương pháp con nhện là phương pháp xuất phát từ vài bằng
ch


ng

cứ liệu vụn vặt người ta đã vội vã đưa ra các tiền đề và khẳng định
một
cách vô
căn cứ về bản chất của sự vật. Phương pháp này được các nhà
giáo
điều sự
dụng để rút ra các công thức phi nội dung. Phương pháp đó
ch

ng
khác gì
con nhện chăng tơ, chỉ trong khoảnh khắc đã xong nhưng
không
chắc chắn
và bất chấp mọi tài liệu, thực tế sinh động bên ngoài đang tồn
t

i,
thay đổi ra
sao. Đây chỉ là những lý luận
suông.
Phương pháp con kiến là sự miêu tả, lượm lặt, sưu tầm từng ít
d

kiện về sự vật, nhưng rốt cuộc chẳng biết khái quát, rút ra những kết
lu

n

đúng đắn trên cơ sở những dữ kiện đó. Phương pháp này chỉ cho ta
hi

u
những nét bề ngoài vụn vặt chứ không thể khám phá được bản chất
đích
thực của sự vật. Đây là phương pháp thục tiễn mù quáng, thường được
các
nhà kinh nghiệm tầm thường sử
dụng.
Để khắc phục những hạn chế nói trên, Ph.Bêcơn đưa ra
"ph
ươ
ng
pháp con ong". Bản chất của "phương pháp con ong" là từ những tri
th

c
do
cảm tính đem lại chế biến chúng, như con ong biến mật hoa thành
m

t
ong,
rút ra những tri thức mới bằng tư duy lý tính. “Con ong chọn
ph
ươ
ng
thức hành
động trung gian, nó khai thác vật liệu từ hoa ngoài vườn và

ruộng
đồng nhưng
sử dụng và biến đổi nó phù hợp với khả năng và chỉ định
của
mình. Công việc
15
đích thực của triết học cũng không khác gì công việc
đó”.
Về vai trò của
phương pháp, Bacơn cho rằng “người què chạy đúng
h
ướ
ng
sẽ nhanh hơn kẻ
lành chạy sai đường” hoặc “phương pháp giống như
ngọn
đèn soi đường cho lữ
khách trong đêm
đông”.
Đương thời, Ph. Bêcơn đưa ra phương pháp 3 bảng (bảng có
m

t,
bảng vắng mặt, bảng trình độ), sau này Milơ đã hệ thống hóa thành
4
phương pháp Milơ để khám phá ra mối liên hệ nhân quả mang tính quy
lu

t
chi

phối các sự vật, hiện tượng khách quan, đa dạng và thống nhất trong
th
ế
giới
vật
ch

t.
Phương pháp nhận thức tối ưu, theo Ph.Bêcơn, là phương pháp
quy
nạp. Ông coi phương pháp quy nạp là chiếc la bàn của khoa học. Đây

phương pháp cơ bản mang lại nhiều phát minh nổi tiếng của khoa học
th

c
nghiệm trước đây. Nó dẫn dắt tư duy khoa học xuất phát từ những sự
ki

n
khoa
học riêng lẻ (cái riêng) để đi đến những nguyên lý, quy luật tổng
quát
(cái
chung) khi dựa trên mối liên hệ nhân quả mang tính quy luật
gi

a
chúng
đã được phát hiện ra, mà không nhất thiết phải dựa trên số lượng

l

n
các sự
kiện riêng lẻ được khảo sát. Theo Ph. Bêcơn, quá trình nghiên cứu

nhận thức
đúng đắn cần phải trải qua 3 bước như
sau:
Thứ nhất, dựa vào giác quan, thông qua quan sát, thí nghiệm
chúng
ta
trực tiếp tiếp cận thế giới tự nhiên đa dạng và sinh động để thu
đu

c
những tài liệu kinh nghiệm cảm
tính.
Thứ hai, so sánh, đối chiếu, hệ thống hóa, tổng hợp những tài
li

u
kinh nghiệm cảm tính này để xây dựng những sự kiện khoa học và
phát
hiện ra mối liên hệ nhân quả giữa
chúng.
Thứ ba, từ những mối liên hệ nhân quả giữa sự kiện khoa học
đó,
bằng quy
nạp khoa học, chúng ta xây dựng giả thuyết khoa học để lý

gi

i
các hiện tượng
đang nghiên cứu. Rồi từ những giả thuyết khoa học
đó,
chúng ta rút ra các hệ quả
tất yếu của chúng. Kế đến chúng ta tiến
hành
những quan sát, thí nghiệm mới để
kiểm tra các hệ quả đó; nếu đúng thì
ta
có nguyên lý, định luật tổng quát; còn nếu
16
sai thì chúng ta lập lại giả
thuy
ế
t m

i.
Phương pháp của Ph. Bêcơn có ý nghĩa rất lớn đến sự hình thành

phát
triển khoa học thực nghiệm và triết học duy vật kinh nghiệm. Ông
đòi
hỏi quá
trình nhận thức phải xuất phát từ kinh nghiệm cảm tính, còn
kinh
nghiệm
cảm tính lại xuất phát từ thế giới khách quan. Ông coi nguyên

t

c
khách
quan là nguyên tắc hàng đầu của khoa học và triết học mới để
nh

n
thức
đúng đắn thế giới. Ông cũng coi tư duy tổng hợp và phép quy nạp
khoa
học là
những công cụ hiệu quả đủ để xây dựng khoa học thực nghiệm

chủ nghĩa
duy vật kinh nghiệm nhằm khám phá ra các quy luật của thế
gi

i
để con người
chinh phục nó và bắt nó phục vụ lợi ích cho chính
mình.
Nhưng ông không thoả mãn với những phương pháp quy nạp đã có
(quy
nạp
đầy đủ, quy nạp không đầy đủ). Ông là người đầu tiên khám phá
ra
phương pháp
quy nạp loại trừ, tức phương pháp quy nạp mà trong đó


phân tích, loại bỏ những
dữ kiện phụ, đi đến khẳng định bản chất của
s

v

t.
Nhìn chung, trong vấn đề phương pháp luận, Ph.Bêcơn là nhà
duy
cảm
(mặc dù không cực đoan), thiên về sự phát triển khoa học tự nhiên
th

c
nghiệm; là người có công khởi xướng ra tư tưởng cần thiết phải xây
d

ng
một hệ thống phương pháp luận mới, phù hợp với sự phát triển của
khoa
học thời cận
đạ
i.
2.2.3. Giá trị của nhận thức luận Ph.Bêcơn trong sự phát triển lý
luận nhận thức
Đánh giá một học thuyết cần căn cứ vào điều kiện lịch sử mà học thuyết đó nảy
sinh, chính vì vậy, khi đánh gia học thuyết của Ph. Bêcơn nói chung, học thuyết về
nhận thức nói riêng cần có quan điểm toàn diện, xem xét những mặt tích cực, những
cống hiến, đóng góp của nó trong sự phát triển lý luận nhận thức nhân loại, đồng thời
nhận thức những hạn chế tất yếu do hoàn cảnh lịch sử và nhận thức cá nhân để từ đó

đánh giá đúng giá trị của học thuyết Ph. Bêcơn. Dưới góc độ tiếp cận của bài tiểu luận,
tôi xin đánh giá khái quát một số tích cực của học thuyết nhận thức của Ph. Bêcơn
trong lịch sử phát triển lý luận nhận thức nhân loại.
17
Ph. Bêcơn có đóng góp to lớn trong việc phủ nhận sự tồn tại của nguyên nhân
mục đích của các sự vật trong lý luận của Arixtot, từ đó phủ nhận quan điểm mục
đích luận trong nhận thức của con người, từ đó chỉ ra rằng tất cả đều có nguyên
nhân, quá trình nhận thức là quá trình khám phá và tìm nguyên nhân của thế giới sự
vật hiện tượng. Đồng thời đã có đóng góp to lớn trong việc chống lại quan điểm thần
học và tôn giáo về nhận thức. Trước hết là đối tượng nhận thức của triết hoc Ph.
Bêcơn, nhận thức con người không phải là niềm tin, thượng đế, đối tượng nhận thức
phải là thế giới vật chất, tồn tại khách quan, và nhiệm vụ khoa học là phải nhận thức
thế giới khách quan ấy – quan điểm duy vật tiến bộ trong lý luận nhận thức.
Đặc biệt, trong lý luận nhận thức, Ph. Bêcơn đặc biệt đánh giá cao vai trò
của tri thức khoa học, khi đưa ra khái niệm tri thức khoa học Ông đã đối lập nó với
tri thức kinh viện, coi đó là tri thức sách vở trống rỗng, xa rời cuộc sống. Để phục
hồi vị trí, danh dự của tri thức khoa học trong đời sống xã hội, làm cho tri thức trở
thành sức mạnh giúp con người làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản
thân mình, theo F.Bacon, cần đưa ra chương trình tổng thể, chương trình đó
được biết đến là “Đại phục hồi khoa học”. Theo P.Bacon, hai khát vọng của con
người – khát vọng tri thức và khát vọng quyền lực – đều ngang bằng nhau. Có tri
thức ắt có quyền lực, sức mạnh. “Tri thức là sức mạnh” (“Knowledge is Power”)
– tư tưởng chủ đạo của triết học P.Bacon, cũng là tuyên ngôn của thời đại mới.
Trong nhận thức luận, Ph. Bêcơn đòi hỏi nhận thức phải hoàn toàn khách
quan, bởi trong thực tế con người thường hay chủ quan, duy ý chí trong hoạt
động của mình có ý nghĩa tích cực trong phê phán thần học, chủ nghĩa kinh viện.
Trong học thuyết về ảo tưởng, Ph. Bêcơn có công lao to lớn là đã đặt vấn đề cơ sở
xã hội của quá trình nhận thức. Mục đích xuyên suốt học thuyết ảo tưởng là khẳng
định nhận thức phải hoàn toàn khách quan, xem xét mọi cái trên tinh thần phê
phán, cách mạng chứ không giáo điều. Những tư tưởng đó có ý nghĩa to lớn không

chỉ trong bối cảnh lịch sử thời đó, mà cả hiện nay.
Nhận thức luận và phương pháp luận Ph. Bêcơn không dừng lại học thuyết
về các ảo tưởng. Ông là một trong những người đầu tiên nhận thấy hạn chế của tam
18
đoạn luận và nói chung logic hình thức của Arixtot từ trước đến giờ vẫn được coi là
phương pháp vạn năng. Tam đoạn luận Arixtot, nhất là dưới hình thức diễn giải của
phái kinh viện trung cổ, theo Bê cơn, mang nặng tính tư biện, máy móc trong
nghiên cứu hiện thực. Từ lập trường duy vật ông hiểu rằng “sự tinh xảo của giới tự
nhiên vượt hơn nhiều so với sự thông minh của lý tính, trí tuệ và tình cảm” của con
người. Như vậy, Bê cơn là một trong những người khởi sướng ra tư tưởng logic
mới. Ông là người đầu tiên khám phá ra phương pháp quy nạp loại trừ, tức là thu
thập mọi dữ kiện mà ta biết về sự vật, sau đó phân tích, loại bỏ những dữ kiện phụ.
Từ đó chúng ta đi đến khẳng định bản chất của sự vật.
Nhìn chung, trong vấn đề về phương pháp luận, Bê cơn là nhà duy cảm,
thiên về sự phát triển khoa học tự nhiên thực nghiệm. Công lao của ông là ở chỗ
là người khởi sướng ra những tư tưởng cần thiết phải xây dựng một hệ thống
phương pháp luận mới, phù hợp với sự phát triển của khoa học thời cận đại. Hơn
nữa, ông còn phê phán nhiều tư tưởng trước đó, “chỉ nghiên cứu các nguyên lý
của giới tự nhiên như chúng đã hoàn toàn hoàn thiện, chứ không phải là như
chúng đang hoạt động”. Điều đó đóng vai trò rất quan trọng đồi với sự phát triển
của khoa học sau này.
Mặc dù vậy, Phương pháp quy nạp của Bêcơn không đem lại tính vững
chắc cho kết luận (Chúng ta luôn bị đe dọa từ phía các sự kiện mang tính phủ
định, chúng ta không có được sự đảm bảo rằng, quá trình loại trừ đã được tiến
hành tới cùng). Như vậy, Bêcơn đã không thể khắc phục được hết những
khiếm khuyết của phép quy nạp Trung cổ. Việc áp dụng phương pháp phân
tích như trên đã đưa tới chỗ khẳng định phương pháp siêu hình trong khoa
học tự nhiên, từ đó, nó đi vào triết học mà theo Bêcơn, phải trở thành lôgíc
học, lý luận nhận thức.
19

KẾT LUẬN
Triết học Bêcơn ra đời trong cuộc đấu tranh chống lại triết học Trung
cổ và đặc biệt là trong cuộc đấu tranh chống lại quan điểm về giới tự nhiên của
thuyết Aistốt, đã đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn xã hội và khoa học đương
thời. Nhận thức luận của Ph.Bêcơn đã có những đóng góp tích cực trong cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa kinh viện, thần học, tôn giáo, thúc đầy khoa học có
bước phát triển mới trong điều kiện mới. Điểm tích cực là triết học Bêcơn đề
cao nhận thức kinh nghiệm, Bêcơn đã đứng trên quan điểm duy vật trong nhận
thức luận. Nhận thức luận Ph.Bêcơn là ngọn cờ tiên phong của chủ nghĩa duy
vật, đóng vai trò thế giới quan, phương pháp luận cho khoa học thực nghiệm lúc
bấy giờ đi nghiên cứu khám phá thế giới. Ông khẳng định “Con ong khai thác
vật liệu từ hoa ngoài vườn và ruộng đồng, nhưng sử
dụng
và biến đổi nó phù
hợp với khả năng và chủ định của mình. Công việc
đích
thực của nhà triết
học cũng không khác gì công việc đó”.
Ph.Bêcơn đã đưa ra một số phương pháp nhận thức quan trọng, trong đó
tập trung phân tích, nhấn mạnh làm rõ phương pháp quy nạp, trong đó chú trọng
phương pháp quy nạp loại trừ, xem nó như công cụ để các nhà khoa học nhận thức
thế giới. Về mục đích, rõ ràng, Ông đã có khát vọng rất lớn, tấn công mạnh mẽ vào
chủ nghĩa kinh viện, giáo điều, khát khao chinh phục thế giới, nhận thức luận
Ph.Bêcon như phát súng hiệu mở đường cho khoa học phát triển.
Mặc dù vậy, nhận thức luận của ông vẫn mang đặc điểm siêu hình, đây
là hạn chế mang tính lịch sử, không thể tránh khỏi do sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học thực nghiệm lúc bấy giờ, những hạn chế này chỉ được khắc phục khi lý
luận nhận thức mác xít ra đời, khi đó, với thế giới quan duy vật biện chứng, vận
dụng vào nghiên cứu nhận thức từ đó xây dựng phương pháp nhận thức khoa học
cho con người trong nhận thức và cải tạo thế giới.

20
Với tất cả những đóng góp và hạn chế của mình, có thể nói, học thuyết về
nhận thức Ph.Bêcơn như một nấc thang tiếp theo trong tiến trình phát triển của
tưởng nhân loại, là bước tiến dài sau đêm trường trung cổ, nó như khát vọng của
loài người trong khát khao chinh phục thế giới. Nó đề cao khoa học, mở đường cho
khoa học phát triển đặc biệt là khoa học thực nghiệm. Triết học Ph.Bêcơn, từ phần
lí thuyết đến phần thực hành, từ phần phê phán đến phần thiết kế, đều tuân
theo một nguyên tắc thống nhất, đó là: để làm chủ giới tự nhiên, con người cần
tiếp cận nó, giải thích đúng về nó; để giải thích đúng về nó, cần xác lập phương
pháp nhận thức mới, vượt qua lối mòn truyền thống; mà để có được điều này,
không có gì khác hơn là loại bỏ mọi chướng ngại do tri thức kinh viện để lại,
hướng con người đến cách hiểu mới về tri thức và vai trò thực sự chân chính của
nó trong đời sống.
Cùng với việc tạo ra chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh thế kỷ XVII –
XVIII, triết học F.Bacon, cụ thể là lí luận nhận thức, trong đó có vấn đề tri thức
khoa học, thể hiện xu thế vận động của tư tưởng thời đại mới. Mặc dù vậy, việc
xem xét học thuyết về nhận thức của Ph.Bêcơn phải có sự kế thừa, chọn lọc theo
tinh thần chủ nghĩa duy vật biện chứng, cần có quan điểm lịch sử cụ thể từ đó mới
có cách nhìn nhận, đánh giá đúng giá trị của học thuyết nhận thức của Ph.Bêcon.
21
MỤC LỤC
1. Giáo trình Triết học Mác – Lênin. Nxb CTQG, H.2003
2. Lịch sử Triết học, Nxb CTQG, H.2004
3. Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 2003
4. Lịch sử Triết học, Nxb QĐND, H. 2010
5. Tập Bài giảng Lịch sử Triết học, Học viện Chính trị 2010
6. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Lịch sử triết học phương Tây của, Nxb
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
7. Đỗ Minh Hợp – Nguyễn Thanh – Nguyễn Anh Tuấn (2006), Đại
cương lịch sử triết học phương Tây, Nxb. Tổng hợp TP Hồ Chí Minh

8. Đỗ Minh Hợp – Nguyễn Thanh – Nguyễn Anh Tuấn (2008), Đại
cương lịch sử triết học phương Tây hiện đại cuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ
XX, Nxb. Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
9. Đỗ Minh Hợp (2006), Diện mạo triết học phương Tây hiện đại, Nxb. Hà Nội.
10. Đỗ Minh Hợp (2011), Nhập môn triết học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
11. Đỗ Minh Hợp (2010), Lịch sử triết học đại cương, Nxb Giáo dục Việt Nam
12. Lê Thị Huyền (2010), Ph.Bêcơn với dự án “Đại phục hồi khoa học”,
Tạp chí triết học số 2/2010
13. C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập (1993), Tháng chín 1844 – tháng hai
1846, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập (1993), Chống Đuyrinh, tập 20, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
15. Nguyễn Thế Nghĩa – Doãn Chính (chủ biên, 2002), Lịch sử triết học,
tập 1, Triết học cổ đại, Nxb KHXH, Hà Nội.
16. Lê Tôn Nghiêm (2000), Lịch sử triết học Tây phương, Nxb Tp Hồ Chí Minh
17. Trần Văn Phòng (2011), Về phương pháp luận cải tiến của
22
Ph.Bêcơn, Tạp chí triết học số 1/2011.
18. Hà Thiên Sơn, Những bước đi đầu tiên của Ph.Bêcơn tới việc xây
dựng phương pháp quy nạp, Tạp chí triết học số 1/1996
19. Gia Hiền Vũ (2008), Con người với triết học Đông Tây, Nxb Lao
động, Hà Nội.

×