Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.63 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHỊNG

TÊN ĐỀ TÀI:
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Nghi thức Nhà nước
Mã phách:.…………………………

Hà Nội - 2022
LỜI CẢM ƠN


Bài tiểu luận “Tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay “ là
kết quả quá trình tìm hiểu của tơi. Để có đủ kiến thức làm bài nghiên cứu này tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên học phần Nghi thức nhà nước đã hướng dẫn,
chỉ bảo, giúp đỡ. Đồng thời cung cấp những kiến thức quý báu hướng dẫn, trang bị cho
tôi những kiến thức cơ bản, giúp tôi biết cách tiếp cận vấn đề để có thể hồn thành
được bài tiểu luận này.
Do kiến thức, trình độ cịn lý luận cịn hạn hẹp khơng tránh khỏi những thiếu
sót, vì vậy tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô giáo để
bài nghiên cứu được hồn thiện hơn
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi thực hiện đề tài “Tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện
nay ”. Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi trong thời gian qua. Tơi


xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có sự khơng trung thực về thơng tin sử dụng trong
bài tiểu luận.
Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2022


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ta hiện nay với các
nước trong khu vực và trên thế giới những yếu tố thể hiện bản sắc dân tộc, nét văn hóa
rất quan trọng. Do vậy những quy định về nghi thức nhà nước có vai trị to lớn, quyết
định đến sự thành công các mối quan hệ quốc tế địi hỏi chúng ta phải có những hiểu
biết sâu rộng về nghi thức nhà nước. Bác Hồ đã nói “ dân ta phải biết sử ta – cho tường
gốc tích nước nhà Việt Nam”. Cho nên việc tìm hiểu lịch sử dân tộc nói chung và lịch
sử hình thành các biểu tượng quốc gia nói riêng là hết sức quan trọng đối với mỗi một
người dân Việt Nam, đặc biệt những thế hệ trẻ là tương lai của đất nước. Hơn thế nữa
không chỉ biết về lịch sử nước nhà mà cịn phải trang bị cho mình những kiến thức sâu
rộng hơn về thế giới bên ngoài như việc “ tìm hiệu về hệ thống biểu tượng các quốc
gia của một số nước trên thế giới”. Do đó em xin chọn đề tài “ Tình hình sử dụng biểu
tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: thực trạng của tình hình sử dụng biểu tượng Quốc gia ở Việt
Nam hiện nay
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian : nghiên cứu đề tài trong phạm vi Quốc gia Việt Nam
Thời gian: nghiên cứu đề tài trong thời gian từ năm 2019 đến năm 2021

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

-

Để làm rõ khái niệm và hiểu được giá trị các biểu tượng quốc gia. Nêu rõ các quy định

-

của Nhà nước về biểu tượng quốc gia.
Đánh giá được tình hình việc sử dụng biểu tượng quốc gia hiện nay và đưa ra ý kiến,
kiến nghị hay giải pháp về tình trang này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để có được các dữ liệu khoa học và thực tiễn góp phần củng cố giả thuyết
nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
+ Phương pháp phân tích,
+ Phương pháp Nghiên cứu tài liệu
+ Phương pháp lập luận, so sánh
+ Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp khác như phương pháp tổng
hợp để nghiên cứu đề tài.
5


5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài có cấu trúc chia
làm 3 chương
Chương 1: Khái quát chung về biểu tượng Quốc gia
Chương 2: Thực trạng sử dụng biểu tượng Quốc gia ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng biểu tượng Quốc
gia


6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA
1.1. Khái niệm nghi thức nhà nước và các biểu tượng quốc gia
1.1.1. Khái niệm nghi thức
Nghi thức là phương thức giao tiếp được tuân thủ theo một quy tắc định sẵn
Khái niệm nghi thức nhà nước
Nghi thức nhà nước là những phương thức giao tiếp trong hoạt động quản lý
nhà nước nói chung được quy định tại các văn bản pháp luật của nhà nước, theo tập
quán truyền thống dân tộc hoặc quốc tế mà các bên tham gia thủ tục quản lý nhà nước
phải tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh.
1.1.2. Biểu tượng quốc gia
Biểu tượng quốc gia là hình ảnh tượng trưng và đại diện cho một quốc gia.
Ngồi ra nó cịn được thể hiện với các hình thức phong phú và đa dạng. Những loại
hình cơ bản của biểu tượng quốc gia gồm: quốc hiệu (thường kèm theo khẩu hiệu hoặc
tiêu ngữ), quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, quốc thiều, quốc phục, quốc hoa, quốc thú hoặc
quốc điểu… và những biểu tượng khơng chính thức khác: Quốc phục, Quốc thụ, Quốc
hoa.
Hầu hết các biểu tượng quốc gia có nguồn gốc trong thế giới tự nhiên, như động
vật hoặc chim chóc (linh vật), hoa lá (quốc hoa) hoặc vật tổ những cũng có thể là biểu
tượng khác. Biểu tượng quốc gia có thể xuất hiện nhiều chỗ như quốc kỳ, quốc hiệu,
hoặc khác. Cần phân biệt giữa một biểu tượng chính thức quốc gia với các biểu tượng
khơng chính thức và thường liên quan đến đến hình ảnh du lịch hoặc linh vật, biểu
tượng cho các sự kiện quan trọng có tầm quốc gia, quốc tế, như cối xay gió ở Hà Lan,
chú báo Zakuni của Nam Phi, chú chó USA của Mỹ…. Nhiều biểu tượng khơng chính
thức nhưng quan trọng và thậm chí được biết đến nhiều hơn chính thức. Tuy nhiên
biểu tượng chính thức được xác định bởi quy định của nhà nước bằng pháp luật hoặc
tuyên bố chính thức của nhà nước.

Biểu tượng quốc gia không thể thiếu của mỗi quốc gia dân, tộc mang đặc điểm
riêng biệt của mỗi quốc gia dân tộc, cấu thành nên quốc thể là hình ảnh đại diện của
mỗi quốc gia trong quan hệ giữa nhà nước với công dân và các tổ chức. Là biểu trưng,
đặc trưng của mỗi quốc gia thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc và bản sắc văn hóa của
mỗi quốc gia.
7


Quốc hiệu là tên gọi chính thức của một quốc gia
Quốc kỳ là loại cờ được dùng làm biểu trưng cho một quốc gia, những cơng
trình cơng cộng và tư nhân như trường học và cơ quan nhà nước chính phủ thường treo
quốc kỳ
Quốc ca là một bài hát chính thức khơi gợi và tán dương lịch sử truyền thống
và đấu tranh của nhân dân quốc gia nó được dùng trong các nghi lễ trang trọng
Quốc huy là một trong những biểu tượng của quốc gia bên cạnh quốc kỳ, Quốc
ca và Quốc hiệu là một biểu hiện chế độ hình ảnh đặc trưng của quốc gia đó. Quốc
Huy thường được sử dụng trên các ấn phẩm quốc gia như tiền tệ hộ chiếu giấy tờ
1.2. Đặc điểm của biểu tượng quốc gia
Biểu tượng quốc gia có 3 đặc điểm như sau:
Biểu tượng quốc gia là hình ảnh đại diện của mỗi quốc gia trong quan hệ quốc
tế và là biểu hiện tính chính thức trong quan hệ giữa nhà nước với công dân và các tổ
chức
Biểu tượng quốc gia là biểu trưng đặc trưng của mỗi quốc gia thể hiện tinh thần
tự tôn dân tộc và bản sắc văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia
Biểu tượng quốc gia là sự kết tinh các giá trị văn hóa xã hội, chính trị của một
quốc gia được khái qt hố thông qua phương tiện thể hiện như âm nhạc, hội hoạ hay
ngôn ngữ
1.3. Các biểu tượng quốc gia Việt Nam hiện nay
1.3.1. Quốc kỳ
Lịch sử hình thành Quốc kì

Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống
thực dân Pháp (23-11-1940). Tác giả sáng tạo ra lá cờ nền đỏ, ở giữa có ngơi sao vàng
năm cánh này là đồng chí Nguyễn Hữu Tiến (sinh ngày 5-3-1901 tại Hà Nam. Tâm
huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc.
Tháng 5-1941 tại Khui Nậm, Cao Bằng, Lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trì hội nghị
Trung ương VIII quyết định thành lập tổ chức Việt Nam độc Lập đồng minh - đoạn mở
đầu chương trình Việt Minh ghi rõ: "Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp, Nhật, sẽ lập nên
Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng 5 cánh
làm Quốc kỳ". Đây là văn bản đầu tiên, chính thức quy định Quốc kỳ của nước Việt
Nam là cờ đỏ sao vàng.
8


Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Quốc hội khóa đầu tiên nước
Việt Nam dân chủ cộng hịa năm 1946 đã ghi vào Hiến pháp: "Quốc kỳ Việt Nam dân
chủ cộng hịa hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có
ngơi sao vàng năm cánh".
Sau ngày 30-4-1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sơng Việt Nam
đã liền một dải. Từ ngày 24-6 đến 3-7-1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp
tại Thủ đô Hà Nội, đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, trong đó cơng nhận Lá
cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc kỳ có nghĩa là lá cờ của quốc gia, là loại cờ được dùng làm biểu trưng cho
một quốc gia, thể hiện được sức mạnh, tính quyền lực đối với chủ quyền lãnh thổ sau
khi Việt Nam giành thống nhất tại kỳ họp khóa VI đã quyết định lấy quốc kỳ của nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng ( Phụ lục 01)
Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng
bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngơi sao vàng năm cánh. (Được quy định
khoản 1 Điều 13 Hiến pháp 2013).
Nền đỏ tươi tượng trưng cho màu nhiệt huyết cách mạng, màu sinh lực và chiến
thắng; sắc vàng tươi của ngôi sao tượng trưng cho sự rạng rỡ của linh hồn dân tộc Việt

Nam; năm cánh sao là sức mạnh đoàn kết của mọi tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp
dựng, giữ và phát triển đất nước.
Ý nghĩa của Lá cờ đỏ sao vàng
Nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng
cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nơng, cơng,
thương, binh cùng đồn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh - đó là hồn nước, là niềm tự hào, là biểu tượng
thiêng liêng bất khả xâm phạm của bản sắc dân tộc Việt Nam.
Do đó, việc treo cờ cũng cần phải có ý thức tôn nghiêm:
- Không sử dụng cờ Tổ quốc không đúng quy định về kích thước, tạo hình.
- Khơng sử dụng cờ Tổ quốc đã phai màu, rách, thủng.
- Không để cờ tuột xuống dưới trụ cờ.
- Không treo cờ ở những nơi khuất, tối.
9


- Không treo cờ dưới những bảng hiệu, biển quảng cáo.
- Không treo cờ dưới những vật dụng kém mỹ quan như: màn che, tấm che
nắng, che bụi, sào (dây) phơi đồ…
- Khi khơng treo cờ nữa thì đem cờ bảo quản ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm.
1.3.2. Quốc huy
Lịch sử hình thành Quốc huy
Quốc huy Việt Nam bắt đầu từ những năm 1950, khi một số quốc gia trên thế
giới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Để mở rộng quan hệ với các
nước, khẳng định chủ quyền dân tộc thông qua hoạt động ngoại giao, Bộ Ngoại giao
đã có Cơng văn gửi Ban Thường vụ Quốc hội về việc sáng tác Quốc huy.
Năm 1951, cuộc thi sáng tác mẫu Quốc huy đã được phát động và thu hút đông
đảo họa sỹ trên cả nước tham gia. Họa sỹ Bùi Trang Chước đã có một hành trình sáng
tạo đầy ấn tượng với 112 bản vẽ nghiên cứu, phác thảo và bản vẽ chi tiết. Trong đó, 15
bản phác thảo mẫu Quốc huy của họa sỹ đã được Ban Mỹ thuật chọn gửi Bộ Tuyên

truyền để trình Thủ tướng Chính phủ.
Bản di bút "Tơi vẽ mẫu Quốc huy" của họa sỹ viết ngày 26/4/1985 đã kể rất cụ
thể về hành trình sáng tạo mẫu Quốc huy. Ông viết:
"Năm 1953, nhân dịp Nhà in Bộ Tài chính biệt phái tôi một thời gian để vẽ mẫu
bằng và hn chương cho Chính phủ, đồng chí Trịnh Xn Cơn, Ban Pháp chế Phủ
Thủ tướng phụ trách bộ phận huân chương, đã đưa cho tôi một số mẫu quốc huy của
các nước xã hội chủ nghĩa làm tài liệu tham khảo để tôi phác thảo mẫu quốc huy của
ta.
Qua nghiên cứu quốc huy của bạn, đều dùng những bông lúa hoặc liềm, búa
hay bánh xe để tượng trưng cho công - nơng nghiệp. Về nội dung bên trong dùng hình
tượng mang đặc điểm của đất nước, dân tộc mình. Dựa trên những gợi ý đó, tơi phác
thảo một số mẫu về hình dáng khác nhau, cũng dùng những bơng lúa Việt Nam và các
đe hoặc bánh xe, tượng trưng cho cơng, nơng nghiệp.
Về nội dung bên trong, tơi dùng hình tượng cây tre hoặc con trâu. Song thấy
cây tre con trâu ở một số nước Á đơng khác cũng có, tơi lại dùng địa danh lịch sử như
Đền Hùng, Gị Đống Đa, Ô Quan Chưởng hoặc Khuê Văn Các, Chùa Một Cột, Tháp
Rùa… Nhưng tơi thấy các phác thảo đó về hình dáng cịn rắc rối, cầu kỳ và nội dung
cũng chưa được ổn…
10


Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam cuối cùng của tơi hồi đó là trình bày theo
hình trịn, hai bên chung quanh là các bơng lúa Việt Nam, có mấy bơng rủ vào bên
trong ơm cái đe ở giữa phía dưới, tượng trưng cho công nông nghiệp, dưới đe là dải
lụa sau này có chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, hai đầu dải lụa quấn hai bên bơng lúa
từ dưới lên mỗi bên hai đoạn. Ở giữa phía trên trong nền là ngôi sao vàng trên nền đỏ.
Dưới ngôi sao gần giữa trung tâm nền là vòng cung mặt trời, có tia chiếu sáng chung
quanh, gợi lên hình ảnh của buổi bình minh.
Tồn bộ Quốc huy tơi dùng hai màu vàng và đỏ. Khi thực hiện sơn mài là sơn
son thiếp vàng, màu cổ truyền hoành phi câu đối của ta hay dùng. Các mẫu này sau đó

được trình Bác Hồ, Bác chọn góp ý: Hình tượng cái đe là thủ cơng nghiệp cá thể, nên
dùng hình tượng tượng trưng cho nền công nghiệp hiện đại"...
Sau khi chỉnh sửa theo góp ý của Bác Hồ, trong Di bút của mình, Họa sỹ Bùi
Trang Chước viết: "Mẫu Quốc huy lần này tơi cũng vẽ hình trịn, chung quanh hai bên
có thêm những bông lúa kéo dài lên trên tiếp giáp với nhau ở đỉnh trục đường vòng
tròn, hai bên vẫn giữ những bông lúa rủ xuống vào trong ôm lấy bánh xe thay cho cái
đe, ở phía dưới, dải lụa ở giữa có chữ "Việt Nam Dân chủ Cộng hịa", hai đầu dải lụa
vẫn quấn lên các bông lúa mỗi bên hai đoạn, gốc các bông lúa bắt chéo nhau tạo
thành đế Quốc huy thót hai đầu cho gọn. Phía bên trong nền là ngôi sao, dưới ngôi
sao để trống cho thống, khơng có mặt trời và tia chiếu sáng chung quanh. Về màu
sắc, riêng nền bên trong Quốc huy và giải lụa là màu đỏ, còn các hoạ tiết khác như
các bông lúa, ngôi sao và bánh xe đều là màu vàng"...
Mẫu Quốc huy này của Họa sỹ Bùi Trang Chước được Trung ương duyệt và có
ý kiến chỉ đạo chỉnh sửa một số chi tiết nhỏ. Khi đó, Họa sỹ Bùi Trang Chước nhận
nhiệm vụ tuyệt mật của Chính phủ là vẽ và in tiền, do vậy, việc chỉnh sửa một vài chi
tiết đã được giao cho Họa sỹ Trần Văn Cẩn thực hiện.
Đến ngày 14/1/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 254-SL về việc
ban bố mẫu Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Kèm theo đó là Phụ lục số
1, 2 in mẫu vẽ Quốc huy có tơ màu vàng kim nhũ và Quốc huy không tô màu.
Quốc huy là huy hiệu tượng trưng cho quốc gia, Quốc huy của mỗi quốc gia
thường được quy định trong Hiến pháp. ( Phụ lục số 02 )

11


Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình trịn, nền đỏ tươi, ở
giữa có ngơi sao vàng năm cánh tượng trưng cho lịch sử cách mạng, tinh thần đoàn kết
cùng tiền đồ rực rỡ của dân tộc ta, đất nước ta; bông lúa vàng bao quanh tượng trưng
cho truyền thống nơng nghiệp vững chắc; dịng chữ tên quốc gia (quốc hiệu) phía dưới
và bánh xe răng cưa (gồm 10 bánh răng) tượng trưng cho liên minh cơng nhân - nơng

dân - trí thức là nịng cốt của khối đại đồn kết dân tộc, cho nền nơng nghiệp cũng như
xu hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. (Được quy định tại khoản 2 Điều 13 Hiến
pháp 2013).
Ý nghĩa của Quốc Huy
Trước hết là hình ngơi sao vàng 5 cánh đặt ở trung tâm nền đỏ của quốc huy.
Màu đỏ tượng trưng cho nhiệt huyết chiến đấu, là máu của các anh hùng liệt sĩ đã xả
thân cứu nước và màu vàng là màu da của người Việt Nam. 5 cánh của ngôi sao là đại
diện cho năm tầng lớp: sĩ, nông, công, thương, binh cùng hợp lại, đồn kết chống lại
kẻ thù, xây dựng đất nước.
Hình ảnh bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp, bánh xe
tượng trưng cho công nghiệp khẳng định: Việt Nam là nước liên minh cơng - nơng và
ln đồn kết cùng nhau để xây dựng đất nước phát triển hơn.
Mang ý nghĩa là biểu tượng của đất nước, của dân tộc, Quốc Huy là vật phẩm
thường được các nhà lãnh đạo, người làm trong cơ quan nhà nước dùng để làm quà
biếu tặng. Vì vậy, ý nghĩa quốc huy Việt Nam mang ý nghĩa lịch sử dân tộc vượt thời
gian.
1.3.3. Quốc hiệu
Lịch sử hình thành Quốc hiệu
Quốc hiệu là tên gọi chính thức của một quốc gia, nó có ý nghĩa biểu thị chủ
quyền lãnh thổ, bên cạnh đó danh xưng chính thức được dùng trong ngoại giao, thể
chế và mục tiêu chính trị của một nước. Dù thể hiện dưới dạng tiếng nói hay chữ viết,
đối với mỗi cơng dân, quốc hiệu ln là lịng tự hào dân tộc. ( phụ lục 03 )
Quốc hiệu của quốc gia Việt Nam là “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM” được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14.
12


Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã dùng nhiều quốc hiệu khác nhau bên cạnh
đó cũng có những Quốc hiệu được dùng chính thức hay khơng chính thức để chỉ vùng
lãnh thổ thuộc quốc gia Việt Nam. Danh sách các quốc hiệu chính thức của Việt Nam

Theo dịng lịch sử:
Văn Lang: Được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam. Lãnh thổ gồm khu
vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Kinh đô đặt
ở Phong Châu.
Âu Lạc: Năm 257 trước công nguyên, nước Âu Lạc được dựng lên, từ liên kết
các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây
và một phần đông nam Quảng Tây (Trung Quốc).
Vạn Xuân: Là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi
dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602.
Đại Cồ Việt: Là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý,
do Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm đến năm 1054, đời
vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu khác.
Đại Việt: Là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi
vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm
thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý,
Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.
Đại Ngu: Là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ, từ năm 1400. Chữ Ngu ở
đây có nghĩa là "sự n vui, hịa bình".
Việt Nam: Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua
Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt.. Tuy nhiên tên Nam
Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng
Đông và Quảng Tây của Trung Hoa. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại
thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn. Quốc hiệu này được tuyên phong vào năm 1804.
Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ
14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí và đầu thế kỷ 15 trong cuốn "Dư địa
chí" đã thấy nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam". Điều này còn được đề cập rő ràng
trong những tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt
Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải
13



Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh...
Đặc biệt bia Thủy Mơn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu
thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngõ yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn
giữ phương Bắc).
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi của cả
nước Việt Nam từ 1945 đến 1954. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2 tháng 9
năm 1945 (ngày Quốc khánh của Việt Nam ngày nay). Vì sự can thiệp của thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ nên đất nước ta gặp phải sự chia cắt và các chế độ ngụy quyền đã
đặt ra các chính quyền mang các tên khác. Tên Quốc gia Việt Nam do cựu Hoàng đế
Bảo Đại ký với Pháp ngày 8/3/1949. Năm 1955 Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại và
thành lập nên cái gọi là chính quyền Việt Nam Cộng hịa.
Để góp phần đấu tranh thống nhất đất nước, nhân dân miền Nam đã thành lập ra
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau 30/4/1975 với thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí
Minh tồn bộ đất nước đã thống nhất thành một khối. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc
hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ đã quyết định đổi tên nước thành Cộng
hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ý nghĩa của Quốc hiệu Việt Nam
Xét về tính chính trị, quốc hiệu hiện nay khẳng định Nhà nước Việt Nam có
hình thức chính thể là cộng hịa xã hội chủ nghĩa, có chế độ chính trị dân chủ xã hội
chủ nghĩa và là nhà nước đơn nhất, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Đặc biệt, dòng tiêu
ngữ đi kèm (Độc lập - Tự do - Hạnh phúc) khẳng định mục tiêu có tính bản chất trong
quá trình xây dựng Chủ nghĩa cộng sản - chế độ chính trị mà tồn Đảng, tồn dân ta
hướng đến; là thành quả, khát khao mà nhiều thế hệ nhân dân đã đổ mồ hôi, hy sinh
xương máu để xây dựng qua trường kỳ lịch sử, nên ghi nhận quốc hiệu là thể hiện lịng
u nước của mỗi cơng dân.
Về tính pháp lý, quốc hiệu nước ta đã được thể chế hóa trong Hiến pháp 1992.
Cụ thể hóa Hiến pháp, tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP và Thông
tư số 01/2011/TT-BNV về hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản cũng đã


14


quy định quốc hiệu trở thành một trong các thành phần của văn bản. Vì vậy, việc ghi
quốc hiệu cịn có ý nghĩa pháp lý quan trọng, là sự tơn trọng Hiến pháp và pháp luật.
Thiếu quốc hiệu, văn bản khơng chỉ thiếu tính trang trọng mà đối với những
văn bản quản lý nhà nước còn trở thành bất hợp pháp.
1.3.4. Quốc ca
Quốc ca là biểu trưng bằng âm thanh của đất nước và dân tộc. Quốc hội khóa I
của nước ta đã quyết định lấy bài " Tiến Quân ca" do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác làm
Quốc ca Việt Nam.
Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam năm 1946 tại Điều 3 ghi rõ "
Quốc ca là bài Tiến Quân ca"
Kỳ họp thứ 5 quốc hội khóa I năm 1955 đã quyết định sửa một số chỗ về lời
của bài Quốc ca và tác giả cùng đóng góp việc sửa lời.
Bài " Tiến Quân ca " vốn được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào cuối năm 1944 tại
căn gác nhà số 171 phố Mông Grang
Ngay khi mới ra đời, bài hát đã được đội ngũ chiến sĩ cách mạng nồng nhiệt
đón nhận, rồi trở thành bài hát chính thức của Mặt trận Việt Minh, góp phần quan
trọng trong cổ vũ nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng
Tám.
Ngày tuyên bố độc lập 2/9/1945 Tiến Quân ca được cử hành, hàng triệu người
hát vang lời ca theo tiếng nhạc của hành khúc hùng tráng đó
Quốc ca là bài hát chính thức của một quốc gia được dùng trong các nghi lễ
trọng thể. Quốc ca của mỗi quốc gia thường được quy định trong hiến pháp của quốc
gia đó.( phụ lục số 04 )
Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến
quân ca. (Được quy định tại khoản 3 Điều 13 Hiến pháp 2013)
15



Mỗi khi bài hát được cất lên đã thể hiện sự hy sinh anh dũng của biết bao nhiêu
thế hệ cha anh trước đồng thời là niềm tự hào về một dân tộc Việt Nam kiên cường bất
khuất
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 tơi đã trình bày vấn đề khái quát chung về khái niệm nghi thức
nhà nước, các biểu tượng quốc gia và đặc điểm của biểu tượng quốc gia hiện nay
những nội dung ở chương 1 là cơ sở lý thuyết để tôi thuận lợi triển khai nội dung ở
chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SƯ DỤNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Việc sử dụng các biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay như Quốc kỳ, Quốc
huy, Quốc ca được quy định tại hướng dẫn số 3420/HD- ở BVHTTDL ngày 02 tháng
10 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn về việc sử dụng Quốc
kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm thống nhất việc sử
dụng Quốc kỳ, Quốc huy Quốc ca căn cứ vào các quy định tại văn bản quy phạm pháp
luật Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch hướng dẫn việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy,
Quốc ca như sau:
2.1. Quốc kỳ
-

Cách treo quốc kỳ
Khi treo quốc kỳ chú ý đừng để ngược ngôi sao.
Treo ảnh chân dung lãnh tụ cùng với quốc kỳ thì ảnh phải thấp hơn quốc kỳ
hoặc để ảnh trên nền quốc kỳ dưới ngôi sao

-


Thời gian treo
Quốc kỳ được treo trong các phòng họp hội trường của các cấp chính quyền cơ
quan nhà nước và các đoàn thể khi họp những buổi họp long trọng
Quốc kỳ được treo ngoài trời và vào các dịp ngày lễ lớn, sự kiện chính trị, Tết
cổ truyền của dân tộc và theo thơng báo của Trung ương và chính quyền địa phương
16


Quốc kỳ được treo hoặc mang đi ở những nơi tổ chức mitting, diễu hành, động
viên quần chúng, phát động thi đua sản xuất, thực hiện phong trào cách mạng .
Các cơ quan nhà nước, các nhà trường kể cả học viện,
Các đơn vị vũ trang, các cửa khẩu Biên giới, các cảng quốc tế phải có cột cờ và
treo quốc kỳ trước công sở hoặc nơi trang trọng trước cơ quan. Quốc kỳ phải đúng tiêu
chuẩn về kích thước màu sắc đã được quy định tại hiến pháp
Trụ sở phủ chủ tịch, trụ sở quốc hội lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, trụ sở chính
phủ, tịa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao, bộ ngoại giao, đại sứ
quán Việt Nam tại các nước, Cột cờ Hà Nội trụ, sở ủy ban nhân dân các cấp, các cửa
khẩu và các cảng quốc tế theo quốc kỳ 24/24 giờ hàng ngày.
Trụ sở các Bộ cơ quan ngang bộ các đơn vị vũ trang nhà trường treo quốc kỳ từ
6 giờ đến 18 giờ hàng ngày
Tất cả các cơ quan và đơn vị nói trên đặc biệt là các cơ quan đối ngoại khi có
khách nước ngồi từ cấp bộ trưởng trở lên đến thăm chính thức phải treo cờ quốc gia
của khách cùng với quốc kỳ
-

Treo Quốc kỳ Việt Nam với cờ các nước khác:
Điều lệ số 974-TTg ngày 21 tháng 7 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ về
việc hướng dẫn sử dụng Quốc kỳ; Tài liệu Nghi lễ và thủ tục lễ tân Ngoại giao Việt
Nam. “…Quốc kỳ được sử dụng theo nhiều cách thức khác nhau. Thơng thường có hai
cách. Cách thứ nhất là treo cờ chính thức như một cách thể hiện sự trọng thị, tơn trọng

và bình đẳng quốc gia. Cách thứ hai là sử dụng cách điệu Quốc kỳ như một cách trang
trí tạo khơng khí ngày hội
- Nếu treo Quốc kỳ hai nước, quy định lễ tân ngoại giao của mỗi nước có thể có
khác nhau. Phần lớn các nước quy định, nếu đứng từ ngồi nhìn vào, cờ nước chủ nhà
bên phía tay phải, cờ nước khách bên phía trái.
- Treo cờ nhiều nước và hàng cờ theo hàng ngang, vị trí cho cờ đầu tiên, nếu
đứng từ ngồi nhìn vào hàng cờ, có thể sắp xếp như sau:
+ Bắt đầu từ bên trái sang
+ Bắt đầu từ giữa trở ra hai bên, theo thứ tự bên trái, bên phải. Đây là cách
thông thường trong lễ tân ngoại giao treo cờ nhiều nước cùng cờ của nước chủ nhà, cờ
nước chủ nhà thường nằm ở vị trí trung tâm.

17


- Treo Quốc kỳ của nước ta với Quốc kỳ của nước khác: các cờ phải làm đúng
kiểu mẫu, làm bằng nhau và treo đều nhau, không treo lá to lá nhỏ, lá cao lá thấp.
- Không được treo quốc kỳ rách, vá, bạc màu hoặc có nhiều đường xếp nếp…”
-

Dùng quốc kỳ về việc tang
Khi có quốc tang thì đính vào phía trên quốc kỳ một giải vải đen giải bằng
chiều dài quốc kỳ chiều rộng bằng 1/10 chiều rộng
Quốc kỳ quốc kỳ để phủ lên linh cữu những người chết được chính phủ quyết
định làm lễ quốc tang những trường hợp khác được chính phủ thì lên linh cữu những
người chết sẽ được quy định riêng

-

Treo cờ đối với tàu thuyền

Điều 45 Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính
phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải.
Việc treo cờ của tàu thuyền khi hoạt động tại cảng quy định như sau:
Tàu thuyền nước ngồi phải treo quốc kỳ Nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ở đỉnh cột cao nhất của tàu từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn.
Riêng đối với tàu thuyền Việt Nam vị trí treo quốc kỳ nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ở cột phía lái tàu
Vào ngày Quốc Khánh Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc khi có
người đứng đầu nhà nước đến thăm cảng thì theo yêu cầu của Giám đốc cảng vụ hàng
hải tất cả các tàu thuyền đang neo, đậu trong cảng đều phải treo cờ lễ.
Tàu thuyền nước ngoài khi muốn treo cờ lễ, cờ tang, kéo còi trong các dịp nghi
lễ của nước mình phải thơng báo trước cho Cảng vụ hàng Hải. Giám đốc cảng vụ hàng
hải có thể miễn trách nhiệm treo Quốc kỳ cho một số phương tiện thủy thô sơ khi hoạt
động trong vùng nước cảng biển
Việc cho quốc kỳ quy định tại khoản 1 trong Hướng dẫn số 3420/HD –
BVHTTDL về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy và chân dung Chủ tịch Hồ
Chí Minh đối với tàu quân sự nước ngoài đến thăm Việt Nam theo lời mời chính thức
của chính phủ cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp
luật Việt Nam

-

Treo Quốc kỳ trong khu vực lễ hội

18


Quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 12, Thông tư số 04/2011/TTBVHTTDL ngày 21 tháng 01 năm 2011 quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Trong khu vực lễ hội cờ tổ quốc phải được treo nơi trang trọng cao hơn cầu hội,

cờ tôn giáo. Chỉ treo cờ hội, cờ tôn giáo tại địa điểm lễ hội và trong thời gian tổ chức
lễ hội.
-

Treo quốc kỳ trong trang trí buổi lễ
Quy định tại Điều 4 Nghị định số 154/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004
Về nghi thức Nhà nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm; trao tặng và đón nhận danh
hiệu vinh dự nhà nước, Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ.
“...Buổi lễ được tổ chức trong hội trường hoặc ngoài trời.
+ Tổ chức trong hội trường :
Sân khấu hội trường được trang trí trang trọng theo những quy định sau:
Quốc kỳ hoặc Quốc kỳ và cờ Đảng treo trên phơng hậu hoặc trên cột cờ về phía
bên trái của sân khấu;
Quốc kỳ ở bên phải, cờ Đảng ở bên trái (nhìn từ phía hội trường lên).
Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới ngơi sao hoặc
ở phía dưới giữa ngơi sao và hình búa liềm theo chiều thẳng đứng. Trường hợp cờ
được treo trên cột thì đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh chếch phía trước bên phải cột
cờ (nhìn từ phía hội trường lên).
Tiêu đề buổi lễ kiểu chữ chân phương trên nền phơng hậu về phía bên phải sân
khấu.
Bàn Đồn Chủ tịch: căn cứ vào tính chất của buổi lễ, Ban Tổ chức quyết định
việc bố trí bàn Đồn Chủ tịch buổi lễ.
Bàn Đồn Chủ tịch được bố trí ở giữa sân khấu. Tùy theo số lượng thành viên
Đoàn Chủ tịch, Ban Tổ chức quyết định số hàng (cao dần về phía sau) nhưng hàng sau
cùng người ngồi khơng được che khuất tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tiêu đề buổi
lễ. Đồn Chủ tịch được bố trí ngồi theo chức vụ quan trọng từ giữa ra hai bên, từ phía
trước ra phía sau.
Bục diễn giả có thể bố trí trên sân khấu (phía bên phải sân khấu) hoặc phía dưới
trước sân khấu tùy theo điều kiện cụ thể của hội trường. Không đặt bục diễn giả che

19


lấp tiêu đề trên phông hậu; không đặt hoa che lấp mặt người nói; mi-crơ trên bục diễn
giả được đặt ngay ngắn, thuận tiện cho người nói.
Hoa trang trí đặt ở phía dưới, trước bục đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối
với những cuộc mít tinh, lễ kỷ niệm có thể đặt lẵng hoa phía trước bục diễn giả và
chậu cây cảnh hoặc lẵng hoa phía dưới tiêu đề dọc theo phơng hậu. Nếu có lẵng hoa
của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước tặng thì đặt ở vị trí trang trọng.
Khơng đặt q nhiều lẵng hoa trên sân khấu (khoảng 5 chậu cây cảnh hoặc 5 lẵng
hoa).
Khẩu hiệu của buổi lễ được treo ở vị trí nổi bật, phù hợp với khơng gian hội
trường. Nội dung khẩu hiệu do Ban Tổ chức quyết định.
Bên ngồi hội trường treo Quốc kỳ ở vị trí trang trọng, cờ trang trí, băng khẩu
hiệu, tạo cảnh quan phù hợp với buổi lễ.
Khách mời được bố trí ngồi đối diện phía dưới trước sân khấu theo chức vụ
quan trọng từ giữa ra hai bên, từ phía trước ra phía sau.
+ Tổ chức ngoài trời:
Buổi lễ ngoài trời được tổ chức tại quảng trường, sân vận động hoặc một nơi
trang trọng khác do Ban Tổ chức quy định.
Lễ đài được thiết kế vững chắc, bài trí tương tự như trong hội trường. Quốc kỳ
treo trên cột cao trước lễ đài. Quanh lễ đài có cờ trang trí, băng khẩu hiệu phù hợp.
Vị trí Đồn Chủ tịch được bố trí giữa lễ đài. Quần chúng dự mít tinh đứng
thành khối trước lễ đài...”
-

Treo Quốc kỳ trong buổi lễ mừng thọ
Điều 8 Thông tư số 06/2012/TT- BVHTTDL ngày 14 tháng 05 năm 2012 của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Nghị định
số 06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về hỗ trợ người cao

tuổi tham gia hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch và tổ chức mừng thọ người cao
tuổi.
+ Treo Quốc kỳ ở phía bên trái của sân khấu (nhìn từ phía dưới lên).
+ Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới Quốc kỳ.
Trường hợp cờ được treo trên cột thì tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt chếch phía
20


trước bên phải cột cờ (nhìn từ phía dưới lên). Logo Hội người cao tuổi đặt trên và
chính giữa phía trên tiêu đề buổi lễ (cách 25-30cm).
+ Tiêu đề buổi lễ được thể hiện bằng kiểu chữ in hoa trên nền phơng về phía
bên phải sân khấu.
+ Nội dung tiêu đề thể hiện theo độ tuổi như sau:
Đủ 70 tuổi và đủ 75 tuổi: Lễ mừng thọ;
Đủ 80 tuổi và đủ 85 tuổi: Lễ mừng thượng thọ;
Đủ 90 tuổi, đủ 95 tuổi và 100 tuổi trở lên: Lễ mừng thượng thượng thọ.
Trường hợp tổ chức lễ mừng thọ chung đối với người cao tuổi thuộc nhiều độ
tuổi khác nhau thì nội dung tiêu đề ghi chung là: Lễ mừng thọ
+ Hoa trang trí đặt ở phía dưới, trước tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Khẩu hiệu của buổi lễ (nếu có) được treo ở vị trí nổi bật, phù hợp với không
gian hội trường. Nội dung khẩu hiệu do ban tổ chức quyết định...”
2.2. Quốc huy
Việc sử dụng quốc huy được quy định tại điều lệ 973- TTg của Thủ Tướng
Chính phủ ngày 21 tháng 7 năm 1956 về việc dùng Quốc Huy nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà và điều 12 mục 1 chương 3 quy chế văn hóa cơng sở tại các cơ quan hành
chính nhà nước - ban hành kèm theo quyết định số 129/2007/QD - TTg ngày 02
tháng 8 năm 2007 của Thủ Tướng Chính phủ
Những nơi được treo Quốc Huy - rước Quốc Huy
+ Nhà họp của Hội đồng Chính phủ
+ Nhà họp của Quốc hội khi họp

+ Trụ sở ủy ban hành chính khu, tỉnh huyện, xã, thành phố và thị xã
+ Bộ ngoại giao, các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài
Quốc huy được treo ở cửa chính của cơ quan, ở phía trên ở chỗ trống trơng rõ
nhất
21


Quốc Huy có thể treo ở lễ đài các ngày lễ lớn mùng 1 tháng 5 và mùng 2 tháng
9 do chính phủ trung ương hoặc các cấp chính quyền địa phương tổ chức
Trong các cuộc míttinh biểu tình tổ chức ngày mùng 01 tháng 05 và mùng 2
tháng 9 các đồn thể có thể rước Quốc Huy
Dùng Quốc Huy trên các giấy tờ
+ Bằng huân chương, bằng khen của chủ tịch nước Việt Nam
+ Các văn bản ngoại giao như Quốc thư, ủy nhiệm thư, thư giới thiệu của Chủ
tịch Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Thủ Tướng Chính phủ, Bộ Trưởng Bộ Ngoại
Giao
+ Hộ chiếu
+ Các cơng hàm, thiệp mời, phong bì của trưởng ban thường trực quốc hội
trong việc giao thiệp với các cơ quan nước ngoài
2.3. Quốc hiệu
Ngày 02 tháng 7 năm 1976 Quốc hội khóa VI Nước Việt Nam dân chủ cộng
hịa đã quyết định đổi tên nước thành " Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam"
Quốc hiệu được sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật các văn bản
hành chính theo thông tư 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 19 tháng 1 năm 2011
về việc hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, Quốc hiệu được
trình bày ở đầu trang văn bản, được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12 đến 13, kiểu
chữ đứng, đậm.
Quốc hiệu sử dụng trên bằng khen, giấy khen, trên các bài báo chí, điếu văn
Quốc hiệu được in hoặc treo ở chỗ trang trọng ở các cơ quan trung ương, hội
trường, phòng họp của các cơ quan của các ranh giới biên giới

2.4. Quốc ca
-

Căn cứ:
Tại Điều 3 Chương I Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hịa thơng qua
ngày 9 tháng 11 năm 1946. Quy định Quốc ca là bài “Tiến quân ca”.
Điều 143 Chương XI Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1992 quy định cụ thể: Quốc ca Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và
lời của bài “Tiến quân ca”.

22


Việc sử dụng quốc ca được quy định tại điều lệ 975-TTg của Thủ tướng Chính
phủ ngày 21 tháng 7 năm 1956 về việc dùng Quốc ca nước Việt Nam dân chủ Cộng
hòa
Quốc ca thường dùng trong các buổi lễ chào cờ đó là nghi thức thiêng liêng thể
hiện lịng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đồng thời giáo dục lý tưởng cách mạng cho
cán bộ Đảng viên, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối với các thế hệ trẻ.
Quốc thiều được sử dụng trong các buổi lễ thượng cờ, lễ đón Nguyên thủ Quốc
gia, các nghi lễ cấp nhà nước.
Quốc ca có thể hát bằng lời hoặc cử bằng nhạc khi làm lễ chào cờ, khai mạc và
bế mạc, những quả mittinh, những buổi họp long trọng do chính quyền hay các cơ
quan đồn thể tổ chức.
Bắt đầu buổi phát thanh thứ nhất và khi kết thúc buổi phát thanh cuối cùng của
đài tiếng nói Việt Nam hàng ngày.
Nếu hát thì khi khai mạc hát đoạn 1 và khi kết thúc hát đoạn 2
Trong những cuộc duyệt binh hoặc mittinh lớn có cử Quốc ca bằng nhạc, đồng
thời có bắn đại bác thì có thể cử quốc ca một lần hay nhiều lần
Khi cử quốc ca tất cả mọi người phải bỏ mũ chỉnh đốn trang phục đứng nghiêm

Cử quốc ca của nước ta và nước ngoài trong những trường hợp sau:
Trong những buổi lễ như lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh một nước bạn hoặc đặc
biệt trong những buổi biểu diễn long trọng của những đồn nghệ thuật nước bạn, khi
cử Quốc ca thì lúc khai mạc cũng như lúc bế mạc cử Quốc ca của nước bạn trước và
quốc ca của nước ta sau
Cử Quốc ca và Quốc tế ca kỷ niệm ngày Quốc tế lao động mùng 1 tháng 5 khi
khai mạc cử quốc ca, khi bế mạc cử Quốc tế ca
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2 tơi đã tìm hiểu khái qt về các quy định sử dụng biểu tượng
quốc gia và thực trạng sử dụng biểu tượng quốc gia tại Việt Nam đó là cách dùng, thời
gian, địa điểm dùng từ đó tơi có cơ sở để đưa ra những nhận xét và giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý về việc sử dụng các biểu tượng quốc gia được tốt
hơn

23


24


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA Ở VIỆT NAM
3.1. Một số nhận xét về việc sử dụng biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện
nay
3.1.1. Ưu điểm
Nhìn chung người Việt Nam đã biết cách sử dụng biểu tượng Quốc gia trong
các trường hợp cụ thể :
Đã biết cách treo Quốc kỳ vào những ngày lễ, tế, quốc khánh, trong các công
việc của cơ quan tổ chức
Đã biết cách hát Quốc ca và dùng Quốc ca trong những trường hợp nào

Đã biết sử cách sử dụng Quốc Huy trong đúng trường hợp
Đã biết gọi tên đúng Quốc hiệu của nước ta và những trường hợp cần sử dụng
Quốc hiệu
Việc vận dụng sử dụng các biểu tượng quốc gia mang tính bắt buộc thực hiện
những công việc cần làm về nghi thức nhà nước trong công sở, việc thực hiện những lễ
nghi đã được cán bộ công chức nhà nước tiến hành triển khai thực hiện nghiêm chỉnh
các quy định đã được nhà nước ban hành
Trải qua nhiều lần thay đổi bổ sung biểu tượng quốc gia đã có những thay đổi
phù hợp với lịch sử điều kiện đất nước cũng như hội nhập kinh tế xã hội khi tham gia
vào mối quan hệ quốc tế
Việc sử dụng biểu tượng quốc gia một cách rộng rãi khơng chỉ góp phần tun
truyền, giáo dục, truyền thống vẻ vang của dân tộc ta mà cịn giúp chúng ta ghi nhớ
tơn vinh cơng lao của những anh hùng liệt sĩ các bậc tiền bối có cơng xây dựng đất
nước thể hiện tình cảm và đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam
Nhà nước ta đã ban hành các hiến pháp luật văn bản quy phạm pháp luật quy
định về việc thực hiện nghi thức nhà nước và sử dụng biểu tượng quốc gia vào thực tế
đã đem lại hiệu quả tích cực
3.1.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm thì vẫn cịn tồn tại những hạn chế :
Vẫn còn nhiều chưa hiểu rõ về biểu tượng Quốc gia sử dụng biểu tượng quốc
gia chưa đúng, treo quốc kỳ sai cách, hát Quốc ca sai lời, quên lời và không thuộc, viết
sai Quốc hiệu
25


×