Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Hủy phán quyết trọng tài theo pháp luật việt nam từ thực trạng giải quyết tại tòa án nhân dân thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.69 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯ ỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ - LUẬT

LAI THI THƯ THƯY

HỦY PHÁN QUYÊT TRỌNG TÃI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TỪ THỤC TRẠNG GIẢI QUYẾT TẠI
TỊA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHĨ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Luật Kinh tê
Mã số: 8380Ì07

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS DƯƠNG ANH SƠN

TP. HỒ CHÍ MINH - NẨM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn vê đê tài “Hủy phán quyêt trọng tài theo pháp luật Việt Nam
từ thực trạng giải quyết tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ” là kết quả cúa
quá trình tổng hợp và nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa
học của PGS. TS. Dương Anh Sơn. Các bản án, số liệu sứ dụng phân tích trong luận văn
là trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Tơi
xin chịu hồn tồn trách nhiệm nêu có sự khơng trung thực khi đưa ra thơng tin sử dụng
trong cơng trình nghiên cứu này.
TAC GIA


Bơ lt Dân sư


•••
Bộ luật Tố tụng dân sự

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TÁT
BLDS
BLTTDS

Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Hội đồng trọng tài

Công ty TNHH
HĐTT

Phán quyết trọng tài

PQTT

Luật Trọng tài thương mại năm 2010
Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003

Luât TTTM
2010
PL TTTM 2003

Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM

Tịa án nhân dân Tối cao


TANDTC

Tòa án nhân dân

TAND

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam

VIAC


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TÙ VIẾT TẮT
MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................I
2. Tình hình nghiên cứu...................................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................3
4. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................4
5. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................5
7. Kết cấu của luận văn....................................................................................................5
CHUƠNG 1 Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÁN
QUYẾT TRỌNG TÀI, HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI.....................................6
1.1. Cơ sở lý luận và quy định pháp luật về phán quyết trọng tài............................6

1.1.1. Cơ sở lý luận phán quyết trọng tài.........................................................................6
1.1.1.1..............................................................................................................................
Khái niệm phán quyết trọng tài.......................................................................................6
1.1.1.2. Đặc điềm của phán quyết trọng tài......................................................................7
1.1.2. Lịch sử hình thành pháp luật trọng tài và các quy định của pháp luật về phán
quyết trọng tài..................................................................................................................9
1.1.2. ]. Lịch sử hình thành pháp luật trọng tài................................................................9
1.1.2.2. Những quy định và yêu cầu đối với phán quyết trọng tài.................................10
1.1.2.3. Tính chung thẩm và hiệu lực của phán quyết trọng tài....................................13
1.2. Một số vấn đề cơ bản về hủy phán quyết trọng tài.............................................14


1.2.1. Bản chất của hủy phán quyết trọng tài.................................................................14
1.2.2. Ý nghĩa của hủy phán quyết trọng tài..................................................................16
1.3. Căn cứ hủy phán quyết trọng tài..........................................................................18
1.3.1. Các căn cứ hủy phán quyết trọng tài....................................................................18
1.3.2. Một số vấn đề cần lưu ý khi hủy phán quyết trọng tài.........................................35
TIẺU KÉT CHƯƠNG 1................................................................................................43
CHƯƠNG 2 THỤC TRẠNG HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI TẠI TÒA
ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHĨ HỊ CHÍ MINH VÀ MỌT SĨ KIÉN NGHỊ ..44
2.1. Nêu và đánh giá tình hình thụ lý và giải quyết loại tranh chấp liên quan hủy
phán quyết trọng tài tại Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh từ năm
2010 đến nay...................................................................................................................44
2.1.1. Những bản án liên quan đến khơng có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận
trọng tài vô hiệu.............................................................................................................46
. Năm 2019, VIAC đã thụ lý 274 vụ1, tăng 52,2% so với tổng số vụ tranh chấp được thụ
lý trong năm 2018.
Với mong muốn hoạt động của Trọng tài thưong mại ngày càng hiệu quả, chất
lượng giải quyết ngày càng được nâng cao; do đó việc phân tích những phán quyết trọng
tài bị húy hoặc khơng hủy luôn được đặt ra. Những phán quyết Trọng tài bị hủy có đúng

căn cử pháp luật và có thật sự thuyết phục không? Nguyên nhân phán quyết Trọng tài bị
hủy xuất phát từ những nguyên nhân nào? Do các phán quyết trọng tài đã vi phạm các
căn cứ hủy quyết định trọng tài theo Điều 68 Luật TTTM 2010? Hay các quy định của
pháp luật Việt Nam về hủy phán quyết trọng tài còn tồn tại nhiều điều bất cập hay sự
vận dụng của những người cầm cân nảy mực chưa chính xác dẫn đến sự tùy tiện trong
việc hủy phán quyết trọng tài, do Trọng tài viên có sai sót, bất cẩn vẫn cịn tình trạng vi
phạm quy tắc tố tụng trọng tài? Và tại sao những phán quyết có vi phạm mà Tịa án lại
khơng hủy. Khi đi vào phân tích một số phán quyết trọng tài thực tế bị hủy và không
hủy trong thời gian qua tại Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, so sánh với một
số phán quyết được giải quyết tại Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội và thông qua việc
tìm hiểu các quy định pháp luật về húy phán quyết trọng tài để tìm ra những bất cập, tơi
mạnh dạn chọn vấn đề 'Hủy phán quyết trọng tài theo pháp luật Việt Nam từ thực
trạng giải quyết tại Tòa án nhăn dân Thành phố Hồ Chí Minh" làm đề tài cho Luận
1Báo cáo hoạt dộng của VI AC năm 2019


văn thạc sĩ luật kinh tế.
1. Tình hình nghiên cún
Hiện nay có một số đề tài nghiên cứu về Húy phán quyết trọng tài trong đó gồm
đề tài sau:
Luận án tiến sĩ "Hủy phán quyết trọng tài" của tác giả Phan Thông Anh. Nội
dung của luận văn tác giả phân tích các căn cứ húy phán quyết trọng tài, nguyên nhân và
hậu quả của việc hủy phán quyêt trọng tài. Phân tích trình tự thủ tục hủy phán quyết
trọng tài theo Luật trọng tài thương mại. Bên cạnh đó tác giả đánh giá so với với luật
nước ngoài. Nêu ra một số bất cập của việc húy phán quyết trọng tài và kiến nghị sửa
đổi một số quy định của Luật trọng tài thương mại 2010.
Luận văn thạc sĩ luật học của Bùi Chiến "Hủy phán quyết trọng tài thương mại
Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh". về nội dung của luận văn tác giả phân
tích, đánh giá số liệu, về tình hình giải quyết của Trung tâm trọng tài tại Thành phố Hồ
Chí Minh chủ yếu số liệu từ nguồn giải quyết của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam

(VIAC), nêu nguyên nhân và một số bất cập của việc hủy phán quyết trọng tài và đưa ta
hướng hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại 2010.
Luận văn thạc sĩ luật học của Huỳnh Quang Thuận "Thủ tục yêu cầu hủy phán
quyết trọng tài theo pháp luật Việt Nam". Tác giả phân tích về trình tự thú tục hủy phán
quyết trọng tài theo Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 và Luật trọng tài thương
mại 2010.
Và một số bài viết chuyên khảo liên quan đến hủy phán quyết trọng tài như:
Bài viết “Hủy phán quyết trọng tài ở Việt Nam: bất cập và hướng hoàn thiện”
của PGS.TS. Đỗ Văn Đại - Giảng viên Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh,
trình bày trong Kỷ yếu tọa đàm “Hủy phán quyết trọng tài” ngày 20 tháng 01 năm 2015
do Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức cùng TAND TP. Hồ
Chí Minh và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phịng Thương mại và
Cơng nghiệp Việt Nam.
Bài viết “Một số vấn đề về xem xét hủy phán quyết trọng tài” của tác giả Tưởng
Duy Lượng đăng trên Tạp chí Tịa án ngày 05 tháng 3 năm 2018.


•••~

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về húy phán quyết trọng tài

và nêu ra những bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về hủy phán quyêt
trọng tài cùng nhừng vướng măc trong quá trình áp dụng. Luận văn sẽ nghiên cứu một
cách khoa học, phân tích những phán quyết trọng tài bị hủy và những quyết định giữ
nguyên phán quyết trọng tài cùa TAND TP. Hồ Chí Minh, làm rõ để tìm ra những
nguyên nhân, bất cập của hủy phán quyết trọng tài. Từ đó, đề xuất kiến nghị nâng tầm
ưu thế cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
Để đạt được mục đích nêu trên, Luận văn có các nhiệm vụ cụ thể dưới đây:
- Làm rõ những vấn đề lý luận phán quyết trọng tài và căn cứ pháp luật về húy

phán quyết trọng tài;
- Phân tích những phán quyết trọng tài bị hủy tại Tịa án nhân dân chủ yếu là
TAND TP. Hồ Chí Minh để làm rõ ngun nhân vì sao tình trạng Tịa án hủy phán quyết
trọng tài, tìm ra những bất cập.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hủy phán
quyết trọng tài và đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm một mặt vừa hạn chế và giảm thiếu
tình trạng húy phán quyết trọng tài, mặt khác phát huy những tác động tích cực do việc
hủy phán quyết trọng tài đem lại.
3. Đối tượng nghiên cún
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận khoa học liên quan đến
phán quyết trọng tài, về các căn cứ hủy phán quyết trọng tài theo pháp luật Việt Nam,
đặc biệt là đi sâu vào phân tích các phán quyết trọng tài bị hủy và khơng hủy trong thời
gian qua, từ đó tìm ra ngun nhân bất cập các quy định của pháp luật Việt Nam về căn
cứ hủy phán quyết trọng tài.
4. Phạm vi nghiên cún
về không gian, Luận văn lấy số liệu thống kê của TAND TP. Hồ Chí Minh, Trung
tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam
(VIAC), phân tích các phán quyết trọng tài bị hủy tại TAND TP. Hồ Chí Minh và TAND
TP. Hà Nội, các quy định của pháp luật về hủy phán quyết trọng tài của Việt Nam như:
Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và


Nghị quyêt 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014, Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số
quy định Luật Trọng tài thương mại cua Hội đồng thẩm phán TANDTC, Luật mẫu
UNCITRAL 1985.
về thời gian, Khi đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về hủy phán quyết
trọng tài, Luận văn lấy mốc từ năm 2010 thời điếm ban hành Luật Trọng tài thương mại
- cho đến hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cún
Phương pháp nghiên cứu được sứ dụng trong Luận văn là sự kết hợp của các

phương pháp pháp lý truyền thống, phương pháp so sánh luật học và phương pháp luận
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích tình huống. Tùy
từng chương, mồi phương pháp sẽ được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác
hoặc được sử dụng với vai trò chủ đạo phù hợp nội dung nghiên cứu.
6. Kết cấu của luận văn
Nội dung của Luận văn gồm 02 Chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về phán quyết trọng tài và căn cứ pháp lý hủy phán
quyết trọng tài.
Chương 2. Thực trạng hủy phán quyết trọng tài tại Tịa án nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh.


CHƯƠNG 1
CO SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ PHÁN QUYẾT TRỌNG
TÀI, HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
1.1. Co’ sỏ’ lý luận và quy định pháp luật về phán quyết trọng tài
1.1.1.

Co’sở lý luận phán quyết trọng tài

ỉ.1.1.1. Khái niệm phán quyết trọng tài
Trong quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài theo quy định tố tụng của Luật
TTTM thì HĐTT có thẩm quyền ban hành nhiều quyết định khác nhau, trong từng giai
đoạn của hoạt động tố tụng như: quyết định xem xét về thẩm quyền, quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định công nhận sự thỏa thuận cúa các đương sự,
quyết định đình chỉ, quyết định giải quyết tồn bộ nội dung vụ tranh chấp...
Các quyết định trọng tài có thể được phân thành ba loại đó là: quyết định từng
phần và tạm thời, quyết định dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên và quyết định
cuối cùng giải quyết vụ tranh chấp. Quyết định từng phần và tạm thời là quyết định do
HĐTT ban hành để giải quyết một hoặc một số vấn đề riêng biệt trong quá trình trọng

tài trước khi ban hành quyết định cuối cùng. Quyết định trên cơ sở thỏa thuận là quyết
định do HĐTT đưa ra trên cơ sở thỏa thuận hòa giải của các bên tranh chấp đạt được
trong khi đang tiến hành tố tụng trọng tài. Quyết định cuối cùng là quyết định do HĐTT
ban hành, giải quyết mọi vấn đề (hoặc vấn đề còn lại) đã được đưa ra Trọng tài.
Quyết định trọng tài cuối cùng và các loại quyết định trọng tài khác có sự khác
nhau ở những điểm sau: “Quyết định trọng tài cuối cùng sẽ giải quyết tất cả các vấn đề
(hoặc tất cả các vấn đề còn lại) mà đã được đưa ra trong trọng tài”; quyết định trọng tài
cuối cùng là quyết định trọng tài được đưa ra “sau cùng”; “quyết định trọng tài cuối
cùng thường là kết quả của quá trình tố tụng trọng tài được tiến hành từ đầu tới cuối”;
quyết định trọng tài cuối cùng “chấm dứt thẩm quyền của HĐTT”. Một khi quyết định
cuối cùng được ban hành, HĐTT sẽ hết trách nhiệm vì đã hồn thành nhiệm vụ của
mình. Luật mâu UNCITRAL và pháp luật trọng tài của nhiêu nước trên thế giới đều có
sự phân biệt các quyết định của HĐTT. Theo đó, “quyết định cúa HĐTT giải quyết tồn


bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài được gọi là phán quyết trọng
tài”.
Theo Từ điển Tiếng Việt, phán quyết được hiểu là “quyết định để mọi người phải
tuân theo”. Theo Đại từ điển Kinh tế thị trường, “phán quyết trọng tài là quyết định mà
Trọng tài viên hoặc Co quan Trọng tài, theo trình tự luật định, sau khi xét xử, đưa ra đối
với vụ việc đôi bên đương sự tranh chấp”.
Hiện nay, chưa có một định nghĩa chung về thuật ngữ “phán quyết trọng tài”. Tại
các Công ước quốc tế về Trọng tài như Công ước New York hay Luật mẫu UNCITRAL
cũng không có định nghĩa chung về thuật ngừ này. Cơng ước New York là cơng ước
điều chình việc cơng nhận và thi hành phán quyết trọng tài chỉ đưa ra định nghĩa về
phán quyết trọng tài như sau: Thuật ngữ “các phán quyết trọng tài” bao gồm: “không chỉ
những phán quyết đưa ra bởi các Trọng tài viên được chỉ định cho từng vụ mà còn bao
gồm các phán quyết đưa ra bởi các tổ chức trọng tài thường trực được các bên đưa vụ
việc ra giải quyết”. Còn theo Luật TTTM năm 2010 thì phán quyết trọng tài được định
nghĩa là quyết định cùa HĐTT giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố

tụng trọng tài2.
Như vậy, có thề đưa ra khái niệm khái quát về phán quyết trọng tài thương mại
như sau: “Phán quyết trọng tài thương mại là quyết định của HĐTT thương mại giải
quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp giữa các bên tranh chấp và chấm dứt tổ tụng trọng
tài, ràng buộc các bên tranh chấp phải thực hiện”.
1.1.1.2. Đặc điểm của phán quyết trọng tài
Thứ nhất, PQTT là quyết định mà trong đó nội dung của phán quyết được xem là
“giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp”. Theo tố tụng trọng tài quá trình giải quyết vụ tranh
chấp tại Trọng tài thường được bắt đầu từ thời điểm nguyên đơn nộp đơn khởi kiện và
nộp lệ phí trọng tài tại Trung tâm Trọng tài hoặc được tính từ khi bị đơn nhận được đơn
khởi kiện của nguyên đơn đối với trường hợp tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài
vụ việc cho đến khi Trọng tài giải quyết tranh chấp vụ tranh chấp tại họp phiên cuối
cùng để đưa ra phán quyết để giải quyết tất các vấn đề của vụ kiện. Kết thúc q trình
đó, “một phán quyết trọng tài giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp sẽ được ban hành”. Phán
2Xem khoán 10 Điều 3 Luật TTTM 2010


quyết trọng tài thông thường sẽ là “kết quả của một quá trình tranh luận thấu đáo” của
HĐTT... “nghĩa là nó giải quyết tận gốc mọi vấn đề và nó có tính ràng buộc đối với các
bên”.
Thứ hai, phán quyết trọng tài làm chấm dứt tố tụng trọng tài của HĐTT:
Khi phán quyết trọng tài được ban hành thì đồng nghĩa với việc vụ tranh chấp
được Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung và thủ tục trọng tài chấm dứt. Phán
quyết trọng tài là “sản phẩm cuối cùng của quá trình tố tụng trọng tài, kết thúc quá trình
tố tụng”, về hình thức, phán quyết trọng tài tạo ra “một sự kiện pháp lý mà theo đó tranh
chấp chấm dứt”, về nội dung, phán quyết trọng tài dựa vào các căn cứ pháp lý để đưa ra
các kết luận về vụ tranh chấp, trong đó quy định “quyền và nghĩa vụ mà các bên tham
gia tranh chấp phải thực hiện”.
Thứ ba, phán quyết trọng tài buộc các bên tranh chấp phải thực hiện.
Phán quyết trọng tài là cuối cùng và có tính chung thấm, có giá trị thi hành đối

với các bên tham gia giải quyết tranh chấp. Phán quyết trọng tài không bị các bên tranh
chấp kháng cáo hoặc kháng nghị bới bất kỳ các cơ quan có thẩm quyền nào kế cả Tịa
án. Tuy nhiên “nếu có đù cơ sở và chứng cứ cho rằng phán quyết đó thuộc một trong các
trường hợp hủy phán quyết trọng tài được pháp luật quy định thì các bên có thể u cầu
Tịa án có thẩm quyền hủy”.


1.1.2. Lịch sử hình thành pháp luật trọng tài và các quy đinh của pháp luật về
phán quyết trọng tài
1.1.2.1. Lịch sử hình thành pháp luật trọng tài
Trọng tài kinh tế, hình thức giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh
doanh thương mại, bắt đầu hình thành ở nước ta vào những năm 1960 của thế kỷ trước
với sự xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời cúa chế độ hợp đồng kinh tế. Ngày
04/01/1960 Thủ tướng Chính phú đã ra Nghị định số 04/TTg để ban hành Điều lệ tạm
thời về Họp đồng kinh tế. Ngày 14/11/1960, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 20/TTg về Tổ chức Trọng tài kinh tế Nhà nước. Tiếp theo, sau khi Chính phú
ban hành Nghị định số 54-CP ngày 10/03/1975 về chế độ hợp đồng kinh tế thay Nghị
định số 04-TTg, thì ngày 14/04/1975, Chính phủ đã ra Nghị định số 75-CP để ban hành
Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trọng tài kinh tế. Với Nghị định số
24/HĐBT ngày 10/08/1981 của Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng Trọng tài kinh tế được
thống nhất tên gọi là Trọng tài kinh tế, ngạch Trọng tài viên được xác lập. Ngày
17/04/1984, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 62/HĐBT quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trọng tài kinh tế bộ, tinh, huyện.
Trong thời gian này “Trọng tài kinh tế nhà nước có chức năng nhiệm vụ giải
quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế; kiểm tra, kết luận và xử lý các hợp đồng kinh tế trái
pháp luật; hướng dẫn thực hiện pháp luật họp đồng kinh tế và Trọng tài kinh tế; bồi
dưỡng nghiệp vụ công tác hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế. Trọng tài kinh tế nhà
nước khơng chỉ có chức năng giải quyết tranh chấp kinh tế, mà cịn có chức năng quán
lý chế độ hợp đồng kinh tế” 3.
Ngày 28/12/1993, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều cúa Luật Tổ chức Tòa

án nhân dân. Tòa kinh tế chuyên trách được hình thành với chức năng giải quyết các
tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại trong hệ thống Tịa án nhân dân. Song
song đó hệ thơng trọng tài kinh tê nhà nước được giải thê và châm dứt hoạt động.
Trước tình hình của quá trình hội nhập quốc tế và những đòi hỏi khách quan về
đa dạng hố các hình thức và phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
3 />

thương mại nhằm phù hợp với đặc điểm cùa cơ chế thị trường, ngày 05/09/1994, Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 116-CP về tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Trọng
tài kinh tế. Theo đó, Trung tâm Trọng tài kinh tế là tồ chức xã hội - nghề nghiệp “có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế khơng khơng cịn chức năng quản lý chế độ
hợp đồng kinh tế như trước đây”. Khi giải quyết tranh chấp giữa các bên HĐTT sẽ ban
hành phán quyết trọng tài. Như vậy quy định pháp luật Việt Nam về phán quyết trọng tài
xuất hiện từ khá sớm. Sau gần 10 năm thực hiện Nghị định 116-CP hoạt động của các
Trung tâm trọng tài chưa thực sự phát triển và cần tăng cường hiệu quả của hệ thống
Trọng tài thương mại hoạt động bên cạnh hệ thống Tòa án trong việc giải quyết các
tranh chấp kinh doanh thương mại, ngày 25/02/2003 ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban
hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại, đánh dấu một bước tiến trong quá trình hình
thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về phán quyết trọng tài. Ngoài ra, lần đầu
tiên pháp luật Việt Nam ghi nhận thêm chế định hủy phán quyết trọng tài. Trên cơ sở kế
thừa và tiếp tục hoàn thiện các quy định về húy phán quyết trọng tài cùa Pháp lệnh
Trọng tài thương mại, Luật TTTM năm 2010 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 17/6/2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 đã lấp đi
những khuyết điểm, hoàn thiện hơn nữa chế định trọng tài nói chung và phán quyết
trọng tài nói riêng, giúp cho các bên tranh chấp cũng như trọng tài viên căn cứ vào đó
giải quyết vụ việc tranh chấp được khách quan, thuận lợi, đúng pháp luật.
1.1.2.2. Những quy định và yêu cầu đối với phán quyết trọng tài.
- Việc ban hành đổi với phán quyết trọng tài:
Phán quyết trọng tài theo quy định của Luật TTTM năm 2010 được đưa ra bằng
cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số của hội đồng trọng tài. Điều này được giữ nguyên

từ PLTTTM 2003 trước đây. Vê cơ câu, Hội đơng trọng tài có thê bao gồm một hoặc
nhiều trọng tài viên tùy vào sự thỏa thuận của các bên 4. Trong trường hợp chỉ có một
trọng tài viên (trọng tài viên duy nhất) trong hội đồng trọng tài thì việc ra phán quyết
trọng tài chỉ phụ thuộc vào mồi trọng tài viên đó.
Trường hợp Hội đồng trọng tài gồm nhiều thành viên và việc đưa ra biếu quyết
4Xem khoản 1 Điều 39 Luật TTTM năm 2010


cho việc ban hành phán quyết trọng tài không đạt đa số như đúng quy định. Khi đó, ý
kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài chính là căn cứ cho việc ra phán quyết trọng tài 5.
Đây là một quy định hợp lý vì cuối cùng cũng phái đưa ra phán quyết và Chủ tịch Hội
đồng trọng tài là người do các trọng tài viên đã bầu ra.
về thời hạn ban hành phán quyết trọng tài, sau khi Hội đồng trọng tài đã thống
nhất ra phán quyết trọng tài thì phán quyết trọng tài phải được ban hành ngay tại phiên
họp giải quyết tranh chấp hay nói cách khác thì Hội đồng trọng tài ban hành phán quyết
trọng tài ngay sau khi ra phán quyết trọng tài. Hoặc, được ban hành chậm nhất là 30
ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng; quy định này đã được thay đổi so với
PLTTTM 2003 là 60 ngày. Cụ thể việc ban hành phán quyết trọng tài theo quy định Luật
TTTM năm 2010: “ Phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm
nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng”6.
Việc quy định hai trường hợp về thời hạn ban hành phán quyết trọng tài là phù
hợp với thực tiễn. Khi Hội đồng trọng tài đã có sự chuẩn bị và thống nhất trước phiên
họp giải quyết tranh chấp thì việc ban hành ngay phán trọng tài sẽ rút ngắn thời gian giải
quyết cho các bên. Ngược lại, thì thời gian 30 ngày là phù hợp để Hội đồng trọng tài
xem xét tranh chấp trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng so với 60 ngày quy định trong
Pháp lệnh trọng tài thương mại.
Phán quyêt trọng tài được ban hành thì ngay sau đó phải được gửi cho các bên.
Đồng thời, các bên có quyền yêu cầu Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài vụ
việc cấp bản sao phán quyết trọng tài. Phán quyết trọng tài có hiệu lực kề từ ngày ban
hành và có giá trị pháp lý là chung thẩm7.

\

f

r

- Yêu câu đôi với phán quyêt trọng tài
Phán qut trọng tài có những u câu sau:
- về hình thức: Phán quyết trọng tài phải được lập thành văn bản và khơng có
hình thức nào khác ngồi văn bàn.
- về nội dung: Phán quyết trọng tài phải bao gồm các nội dung chủ yếu theo
5Xem khoản 2 Điều 60 Luật TTTM năm 2010
6Xem khoản 3 Điều 61 Luật TTTM năm 2010
7

đúng quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật TTTM năm 2010.
Trong phân nội dung của phán quyêt, cân chú ý đên phân quy định vê chữ ký của
trọng tài. Phán quyết trọng tài khơng nhất thiết phải có đầy đủ các chữ ký của tất cả
trọng tài viên trong Hội đồng trọng tài. Chúng ta biết việc ra phán quyết trọng tài dựa
trên biểu quyết theo nguyên tắc đa số, do đó sẽ có những ý kiến trái chiều nhau và dẫn
đến việc không đồng ý với phán quyết và khơng ký vào phán quyết của trọng tài viên.
Đó có thể là một trong những lý do mà quy định pháp luật khơng u cầu phán quyết có
đầy đủ chừ ký.
Nêu trong phán quyêt trọng tài có trọng tài viên khơng ký tên vào thì Chủ tịch
Hội đồng trọng tài phải ghi việc này trong phán quyết trọng tài và nêu rõ lý do. Trong
trường hợp này, phán quyết trọng tài vẫn có hiệu lực.
Một vân đê khác đơi với yêu câu vê hình thức phán quyêt trọng tài được quy
định trong Điều 61 Luật TTTM năm 2010 quy định phán quyết trọng tài “phải” có
những hình thức, nội dung như đã nêu, vậy nếu các yêu cầu trên khơng được thực hiện

đúng thì hậu quả pháp lý là gì? Điều 61 đưa ra những yêu cầu trên nhưng chưa cho thấy
được hậu quả pháp lý nếu không thực hiện đúng các quy định này. Tuy nhiên, Điều 68
Luật TTTM năm 2010 thì một trong những trường hợp phán quyết trọng tài bị hủy là
“thủ tục tô tụng trọng tài không phù họp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với các
quy định của Luật này”. Với quy định này thì những sai sót về phán quyết trọng tài về
hình thức mà Hội đồng trọng tài khơng khắc phục được thì phán quyết trọng tài sẽ bị
hủy.
1.1.2.3. Tính chung thẩm và hiệu lực của phán quyết trọng tài.
Kế thừa những quy định trong PLTTTM năm 2003 thì Luật TTTM năm 2010
cũng quy định theo hướng phán quyết của trọng tài là chung thẩm. Cụ thể tại khoản 5
Điều 4 Luật TTTM năm 2010 quy định: “Phán quyết trọng tài là chung thẩm”. Quy định
này cũng được nhắc lại trong khoản 5 Điều 61 Luật TTTM năm 2010 “Phán quyết trọng
tài là chung thấm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành”. Nếu như trong tố tụng Tòa án,
một tranh chấp có thể được xét xử nhiều lần (theo các thủ tục sơ thẩm, phúc thầm, giám
đốc thẩm, tái thẩm) thì trong tố tụng trọng tài lại có nguyên tắc đặc trưng là xét xử một


lần, tố tụng một cấp tức là phán quyết của trọng tài là chung thẩm các bên phải thi hành
trừ trường hợp Tòa án tuyên hủy quyết định trọng tài. Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản
chất của tố tụng trọng tài là nhân danh ý chí và quyền tự định đoạt của đương sự. Các
bên đương sự đã lựa chọn và tín nhiệm người phán xứ cho mình thì phái phục tùng
quyết định đó.
Với nguyên tắc này, một phán quyết trọng tài sẽ nhanh chóng được thực thi trong
thực tiễn, tránh được tình trạng bên phải thực hiện nghĩa vụ cố tình dây dưa kéo dài thời
gian thi hành, đồng thời giúp bên kia có thể sớm khắc phục những thiệt hại về tiền, tài
sản do bên vi phạm gây ra. Chế định phán quyết trọng tài có tính chung thẩm mang ý
nghĩa tích cực nếu các bên tuân thú và thi hành theo phán quyết trọng tài ban hành.
Như vậy tính chung thẩm của phán quyết trọng tài có bị giới hạn bởi các chế
định về căn cứ húy của phán quyết trọng tài hay không? Phán quyết trọng tài có giá trị
chung thẩm do đó khơng cơ quan nào, hay cấp xét xử nào nào có thể xem xét lại nội

dung vụ án. Khi xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài, Tịa án khơng xét lại nội dung
vụ tranh chấp. Tòa án xem xét hiệu lực của phán quyết trọng tài trên cơ sở yêu câu của
các bên và phải có căn cứ cho răng phán quyêt trọng tài đã vi phạm vào các căn cứ mà
Luật TTTM 2010 đã quy định để hủy PQTT. Theo tác giả cho rằng việc húy phán quyết
trọng tài khơng làm mất đi tính chung thẩm của phán quyết trọng tài, nếu phán quyết
trọng tài được giải quyết theo đúng quy trình tố tụng trọng tài, được ban hành dựa trên
những chứng cứ có tính xác thực, đảm bảo đúng quyền và lợi ích của các bên. Trọng tài
viên vơ tư khách quan trong q trình giải quyết tranh chấp. Đe một phán quyết trọng tài
đạt được tính hiệu lực chung thẩm thì phán quyết trọng tài phải là kết quả của một quá
trình giải quyết khách quan và tuân theo các quy định của pháp luật. Điều này phụ thuộc
rất nhiều vào năng lực giải quyết vụ kiện cúa các Trọng tài viên.
1.2. Một số vấn đề CO’ bản về hủy phán quyết trọng tài
1.2.1.

Bán chất của hủy phán quyết trọng tài.

Để hiểu rõ bản chất của việc hủy phán quyết trọng tài thì chúng ta phải trả lời
được câu hởi tại sao phải hủy phán quyết trọng tài. Như đã phân tích ở trên thì phán
quyết trọng tài có tính chung thẩm, khơng bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc


thẩm hoặc giám đốc thẩm và có hiệu lực thi hành ngay. Các bên khi tham gia ký kết hợp
đồng đã tự nguyện chọn trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp phát
sinh, nhàm tạo ra một sân chơi pháp lý bình đẳng cho các doanh nghiệp, pháp luật Việt
Nam cũng như các nước trên thế giới đều có quy định Trọng tài thương mại là cơ quan
giải quyết tranh chấp bên cạnh hệ thống Tịa án cơng. Tuy nhiên nhằm đảm bảo những
phán quyết của HĐTT ban hành theo đúng trình tự thủ tục và nội dung của PQTT đúng
pháp luật không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích họp pháp của Nhà nước hay người thứ
ba. Từ đó khi xây dựng pháp luật trọng tài, cơ quan lập pháp đều quy định những căn cứ
để hủy PQTT, điều này là phù hợp với xu hướng của pháp luật quốc tế. Cơ chế hủy

PQTT tạo ra một hành lang pháp lý để các Trọng tài viên hành xử theo đúng quy định
của pháp luật và ban hành những phán quyết có giá trị thi hành.


Theo pháp luật trọng tài thì việc xem xét đê hủy phán quyêt trọng tài thuộc thẩm
quyền của Tòa án và Tịa án có thẩm quyền hủy PQTT, cịn quyền được yêu cầu Tòa án
húy phán quyết trọng tài thuộc các bên tranh chấp trong phán quyết trọng tài cho nên,
xét về bản chất, việc hủy phán quyết trọng tài khơng thuộc thẩm quyền đương nhiên của
Tịa án mà Tịa án chi có quyền hủy phán quyết trọng tài khi có đơn u cầu. Tịa án có
thẩm quyền xem xét về vấn đề này, nhưng phái có trách nhiệm xem xét vấn đề hủy phán
quyết trọng tài theo đúng quy định cùa pháp luật trước khi ra quyết định hủy hoặc khơng
hủy PQTT. Nói cách khác, chức năng của tịa là xem xét lại PQTT có vi phạm các quy
định của pháp luật về căn cứ hủy PQTT hay không. Tuy nhiên, nếu Tịa án thực hiện
chức năng này khơng tốt thì sẽ dẫn đến sự lạm dụng thẩm quyền cùa mình hoặc sự tùy
tiện trong việc hủy phán quyết trọng tài.
Tác giả cũng cho rằng hủy phán quyết trọng tài không phải là việc “xét xử lại” vụ
tranh chấp, bởi vì theo pháp luật trọng tài thì việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài
thương mại chi có một cấp xét xử và phán quyết trọng tài chỉ có thế bị hủy khi phán
quyết trọng tài đó rơi vào những trường hợp bị hủy đã được chỉ rõ theo quy định của
pháp luật. Những trường hợp bị hủy thường là những trường hợp nằm trong các căn cứ
hủy phán quyết trọng tài liên quan đến tố tụng trọng tài, thủ tục tổ tụng trọng tài hoặc
một số căn cứ đặc biệt liên quan đến trật tự công và pháp luật nhiều nước không quy
định về hủy phán quyết trọng tài dựa trên căn cứ về nội dung. Ví dụ, Luật FAA Hoa Kỳ
không quy định căn cứ xem xét lại một phán quyết trọng tài do sai về pháp luật; tương
tự như vậy là các quy định cúa Luật mẫu UNCITRAL 1985 hoặc khoản 4 Điều 71 Luật
TTTM năm 2010 nhấn mạnh: “Khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét đơn yêu cầu căn cứ
vào các quy định tại Điều 68 của Luật này; không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà
HĐTT đã giải quyết”. Nói cách khác, mục đích của việc hủy phán quyết trọng tài mà
pháp luật trọng tài nhằm vào không phải là để “xét xử lại” vụ tranh chấp đã được HĐTT
giải quyết mà là nhằm hướng các tổ chức trọng tài, HĐTT, các Trọng tài viên cũng như

các bên tranh chấp cẩn trọng, minh bạch trong việc tuân thủ tố tụng trọng tài, làm cho tố
tụng trọng tài ngày càng công băng hơn. Điêu này cũng có nghĩa là chê định hủy phán
quyết trọng tài, tự bản thân nó, cho thấy là theo quy định của pháp luật, sự tự do cua


trọng tài có những giới hạn nhất định, quyền cúa các bên tranh chấp cũng có giới hạn và
việc hủy phán quyết trọng tài của Tịa án cũng có giới hạn. Điều này có nghĩa là khi xây
dựng các quy định của pháp luật về hủy phán quyết trọng tài, các nhà làm luật muốn
hướng đến một tư duy mới, theo đó một mặt đặt ra những giới hạn đối với Tòa án trong
việc hủy phán quyết trọng tài, mặt khác đề cao sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức
trọng tài thương mại phi chính phủ; đề cao ý thức chấp hành luật trọng tài của các
HĐTT, các trọng tài viên và của cả Tòa án và các Thẩm phán khi giải quyết tranh chấp
trong kinh doanh thương mại bằng trọng tài: Các Thấm phán phải có sự hiếu biết về
pháp luật trọng tài nói chung và về các quy định liên quan đến hủy phán quyết trọng tài
nói riêng nhằm khơng vượt q những giới hạn đã được pháp luật quy định khi xem xét
việc hủy phán quyết trọng tài để từ đây giảm thiểu việc hủy phán quyết trọng tài một
cách tùy tiện, thiếu căn cứ; còn các trọng tài viên phải hành xử theo đúng các quy định
về tố tụng trọng tài, về đạo đức Trọng tài viên nhằm không để cho phán quyết trọng tài
của mình bị Tịa án hủy bó dù có đơn u cầu.
Ngồi ra, với vai trị là phương thức giải quyết tranh chấp mang tính tài phán,
Trọng tài độc lập với Tịa án. Nghĩa là Tịa án khơng phải là cơ quan cấp trên của Trọng
tài, nhưng Trọng tài là tổ chức phi chính phủ, do vậy, trong mối quan hệ với Tịa án thì
Tịa án là cơ quan cơng quyền có chức năng nhằm bảo đảm cho hoạt động của Trọng tài
trở nên minh bạch, đúng luật và hiệu quả hơn.
1.2.2.

Ỷ nghĩa của hủy phán quyết trọng tài.

Như vậy, chế định húy phán quyết trọng tài trong Luật Trọng tài, ở góc độ tích
cực đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để Tòa án, với tư cách là cơ quan tư pháp, kiếm

tra và giám sát hoạt động cúa Trọng tài, làm cho các phán quyết trọng tài của Trọng tài
được tuyên đúng pháp luật, nâng cao hiệu quả và uy tín của Trọng tài với ý nghĩa là
phương thức giải quyết tranh chấp đề cao nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên; Tịa
án khơng phải là cơ quan câp trên đê kiêm tra việc xét xử của Trọng tài, mà là cơ quan
công quyền đứng ra giám sát việc thực thi pháp luật của Trọng tài. Nếu các phán quyết
trọng tài được Tòa án tuyên hủy có căn cứ và lý do thuyết phục sẽ giúp cho hoạt động
xét xử của các Trung tâm Trọng tài đảm bảo đúng quy định pháp luật, trên cơ sở tôn


trọng sự thoả thuận của các bên tranh chấp và ngày càng làm cho các doanh nghiệp tin
vào hoạt động xét xử của Trọng tài nhiều hơn. Với các tổ chức trọng tài, chế định hủy
phán quyết trọng tài và việc hủy phán quyết trọng tài buộc các tổ chức trọng tài cũng
như HĐTT và Trọng tài viên phải cẩn trọng và luôn tuân thủ các quy định về tố tụng
trọng tài, cẩn trọng trong việc xem xét các chứng cứ, ln vơ tư, khách quan trong q
trình giải quyết vụ kiện, về nội dung phán quyết phải đảm bảo được quyền và lợi ích của
các bên tranh chấp, khơng xâm phạm đến trật tự công và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích
của các tổ chức cá nhân khác. Dù phán quyết trọng tài có tính chung thẩm nhưng điều
đó khơng có nghĩa là phán quyết trọng tài “khơng có vùng cấm” và Trọng tài viên có thể
lạm dụng quy định này để vi phạm pháp luật, đặc biệt là vi phạm quy tắc tố tụng trọng
tài. Nói cách khác, chế định hủy phán quyết trọng tài trong pháp luật có ý nghĩa tích cực,
giúp trọng tài nói chung cũng như HĐTT và các Trọng tài viên nói riêng chú ý tuân thủ
pháp luật trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp và cấn trọng hơn khi lập và cơng
bố phán quyết trọng tài.
Bên cạnh đó, ở góc độ tiêu cực, chế định hủy PQTT tạo cơ sở cho Tòa án xem
xét lại phán quyết trọng tài để hủy bỏ nó trong thực tiễn thi hành, cũng tức là tạo căn cứ
pháp lý cho việc “chống lại phán quyết trọng tài” dù có lý do để yêu cầu húy phán quyết
trọng tài là có căn cứ hay khơng có căn cứ thì ít nhất việc một bên nộp đơn yêu cầu hủy
phán quyết tại Tòa án sẽ khiến phán quyết trọng tài không được lập tức thi hành mà phải
đợi phán quyết của Tịa án có thẩm quyền. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến bên
thắng kiện, khi phán quyết trọng tài bị húy, việc thi hành sẽ bị gián đoạn; mặc dù bên

thắng kiện có đủ cơ sở pháp lý để bảo vệ cho yêu cầu khởi kiện của mình, nhưng khi
phán quyết trọng tài bị hủy các bên sẽ phải theo đuổi một quy trình tố tụng mới về pháp
lý, có thể bắt đầu lại Trọng tài hoặc khởi kiện tại Tòa án, điêu này sẽ dân đên sự tôn kém
vê tiên bạc, thời gian, công sức và cả niềm tin đối với hệ thống tài phán là Trọng tài. Đối
với các Trung tâm Trọng tài việc húy phán quyết trọng tài cũng có tác động tiêu cực bởi
vì một khi phán quyết trọng tài bị hủy thì sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín của tố chức
Trọng tài, của IIĐTT và của các Trọng tài viên. Không những thế, việc hủy phán quyết
trọng tài sẽ tạo ra sự thiếu tin tưởng của các doanh nghiệp là các bên tranh chấp khi lựa


chọn thỏa thuận trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động
kinh doanh thương mại của mình. Với Trọng tài, việc phán quyết trọng tài bị hủy bỏ sẽ
làm nản lòng cả Trung tâm Trọng tài thương mại, cả HĐTT và cả các Trọng tài viên
trong việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài.
1.3. Căn cứ hủy phán quyết trọng tài
1.3.1. Các căn cứ hủy phán quyết trọng tài
Theo khoản 2 Điều 68 Luật TTTM năm 2010, phán quyết trọng tài bị hủy nếu
thuộc một trong năm trường hợp sau đây:
- Khơng có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu:
4- Không có thỏa thuận trọng tài:
Như vậy về nguyên tắc nếu khơng có thỏa thuận Trọng tài giữa các bên tranh
chấp thì Trọng tài khơng có thẩm quyền giải quyết, thẩm quyền giải quyết tranh chấp
của Trọng tài thuộc về sự lựa chọn của các bên khi tham gia ký kết, giao dịch trong hợp
đồng thương mại. Việc trao quyền này được thế hiện bằng thỏa thuận trọng tài, thỏa
thuận trọng tài là “nền móng” của tố tụng trọng tài. Theo khoản 1 Điều 3 của PL TTTM
năm 2003 quy định “tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu trước và sau khi
tranh chấp có thỏa thuận Trọng tài". Tương tự như vậy, khoản 1 Điều 7 Luật mẫu
UNCITRAL 1985 quy định: “thỏa thuận Trọng tài là thỏa thuận mà các bên đưa ra
Trọng tài các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thế phát sinh giữa các bên về
quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ họp

đồng... ”.


Như vậy, thỏa thuận trọng tài không chỉ là nên móng mà cịn là điêu kiện băt
buộc của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Khoản 1 Điều 5 Luật TTTM năm
2010 nêu rõ điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là: “Tranh chấp được giải
quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài... ”.
Thỏa thuận trọng tài được các bên cam kết thỏa thuận, như vậy phải có sự thống
nhất ý chí của các bên, có thể sự thống nhất ý chí xảy ra trước hoặc sau khi xảy ra tranh
chấp. Tuy nhiên sự thống nhất ý chí này nhất thiết phải được các bên xác lập bằng hình
thức văn bản hay khơng? Điều này thể hiện khi có tranh chấp phát sinh hoặc có tranh
chấp liên quan đến thỏa thuận trọng tài thì ít nhất các bên phải đưa ra được bằng chứng
xác thực về việc có hay khơng có thỏa thuận trọng tài? Do tính chất quan trọng như vậy
của thỏa thuận trọng tài, cho nên tại điểm a khoản 2 Điều 68 Luật TTTM năm 2010 quy
định rằng phán quyết trọng tài bị húy nếu “khơng có thỏa thuận trọng tài”. Bên cạnh
đó, cũng cần lưu ý rằng việc xác định có hay khơng sự tồn tại của thỏa thuận trọng tài
cịn phụ thuộc nhiều vào hình thức thề hiện cúa thỏa thuận trọng tài. Theo quy định tại
khoản 1 và điềm đ khoản 2 Điều 16 Luật TTTM năm 2010 thì “thỏa thuận trọng tài có
thê được xác lập dưới hĩnh thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình
thức thỏa thuận riêng. ”
Và điều đặt ra là hình thức của “thỏa thuận riêng” về Trọng tài có bắt buộc phải
quy định như hợp đồng hay khơng? Đơi khi trên thực tế chúng ta gặp khó khăn trong
việc đánh giá có hay khơng có thỏa thuận trọng tài. Theo tác giả dù là hình thức riêng
cũng phải xác lập dưới dạng văn bản: Qua trao đồi đàm phán trong quá trình phát sinh
tranh chấp, qua phụ lục hợp đồng, qua bản đối chiếu xác nhận công nợ, qua thư từ trao
đổi qua lại bằng email, thư, fax, telex... miễn là có sự tồn tại của thỏa thuận trọng tài và
được phía bên kia cơng nhận.
Có thể thấy thỏa thuận trọng tài và sự tồn tại của thỏa thuận trọng tài là điều kiện
không thể thiếu khi xem xét vấn đề về “thẩm quyền của trọng tài” và trong thực tiễn thì
người phải xem xét vấn đề này chính là Trọng tài, tức là Trọng tài phải xem xét vấn đề

thẩm quyền liên quan đến thẩm quyền của chính mình (thẩm quyền của thâm qun competence of competence) trước khi xem xét vân đê vê nội dung tranh chấp. Việc


Trọng tài viên và HĐTT xem xét cẩn trọng vấn đề thẩm quyền của thấm quyền, tức là
xem xét về sự tồn tại cua thỏa thuận trọng tài sẽ góp phần làm giảm tình trạng hủy phán
quyết trọng tài, bởi vì nếu trọng tài xét xử tranh chấp mà khơng có thỏa thuận trọng tài
thì đây chính là căn cứ đề một bên đề nghị Tòa án hủy PQTT và là căn cứ đầu tiên để
Tòa án xem xét vấn đề húy phán quyết trọng tài do khơng có thỏa thuận trọng tài.
Tính độc lập cùa thỏa thuận trọng tài là điều cần lưu ý khi xem xét hủy PQTT.
Điều 19 Luật TTTM 2010 quy định rằng thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp
đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực
hiện được không làm mất hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. vấn đề đặt ra là nếu hợp
đồng vơ hiệu thì có phát sinh hiệu lực của thởa thuận trọng tài hay không? Khi xác định
hợp đồng bị vơ hiệu thì hợp đồng sẽ khơng có hiệu lực ngay từ thời điểm ký kết và sẽ
không phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, thỏa thuận trọng tài sẽ khơng tồn tại.
Do đó việc xác định có thỏa thuận trọng tài khi họp đồng bị vơ hiệu cần được xem xét
lại. Vì theo quy định các giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 122 đến Điều 129 BLDS
2015 thì thẩm quyền xem xét hợp đồng vơ hiệu là của Tịa án.
Tác giả cho rằng “Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng” không làm mất đi
hiệu lực thỏa thuận trọng tài là có thế đúng, vì khi ký kết hợp đồng thì hợp đồng đã phát
sinh hiệu lực, phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia ký kết, “việc thay
đổi, gia hạn, húy bỏ hợp đồng” về bản chất là thay đổi các nội dung chính trong hợp
đồng nhưng nếu các bên không thay đổi nội dung về co quan tài phán giải quyết tranh
chấp thì thỏa thuận trọng tài có hiệu lực.
+ Thỏa thuận trọng tài vơ hiệu:
Hủy phán quyết trọng tài do thỏa thuận trọng tài vô hiệu quy định tại Điều 10
PLTTTM 2003, trong đó quy định: "Thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy


định không rõ đôi tượng tranh châp, tô chức Trọng tài có thâm quyên giải quyêt vụ

tranh chấp mà sau đỏ các bên khơng có thỏa thuận bổ sung”.
Các doanh nghiệp khi tham gia ký kết các hợp đồng thương mại đã lựa chọn
Trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp, và do nhận thức chủ quan rằng cứ có thỏa
thuận trọng tài thì đương nhiên khi xảy ra tranh chấp mặc dù điều luật đã quy định:
Thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ
chức Trọng tài có thấm quyền giải quyết vụ tranh chấp” và các bên khơng có ‘‘thỏa
thuận bô sung”. Như vậy chúng ta phải phải hiều rằng khi xem xét một thỏa thuận trọng
tài để thỏa thuận đó bị vơ hiệu thì chính thỏa thuận đó phải không rõ ràng, khá chung
chung làm cho Trọng tài, Tòa án, các bên tranh chấp và các bên liên quan không thể rõ
các bên đang mong muốn cụ thể một cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết. Ví dụ theo
Hợp đồng thiết kế thi công số 07/2016/HĐKT - NIKON ngày 21/12/2016 được ký kết
giữa Công ty NICON và Cơng ty VDA thì tại mục 10.3 của hợp đồng có nêu: ‘‘Trong
trường hợp cá hai bên khơng thể giải quyết mâu thuẫn trong vòng 30 ngày sau khi đã cổ
gắng những mâu thuẫn này sẽ được đưa ra Trọng tài Kinh tế hoặc Tịa kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh giải quyết". Vậy khi xem xét thỏa thuận này chúng ta khơng thể hiểu
các bên đang có ý chí muốn chọn Trọng tài hay Tòa án để giải quyết tranh chấp và nếu
thỏa thuận trọng tài thì cũng khơng rõ Trung tâm trọng tài cụ thể nào sẽ có thẩm quyền
giải quyết. Ở ví dụ thứ 2 trong Hợp đồng vận chuyển giữa Gest và 3C trong vụ tranh
chấp giữa Bảo hiểm Bảo Việt và Gest có quy định như sau:‘Trong điều kiện thỏa thuận
không thành sẽ đưa ra Trung tâm trọng tài quốc tế trực thuộc Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam giải quyết”. Trong thực tế thì Tổ chức trọng tài này có tên đầy đú
là: Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phịng Thương mại vù Cơng nghiệp
Việt Nam (gọi tắt là VIAC). Mặc dù tên gọi nêu trên chỉ sai một từ, thay vì dùng từ “bên
cạnh ” thì trong hợp đồng các bên dùng từ “trực thuộc ”, về bản chất thì “trực thuộc”
hay “bên cạnh ” cũng vẫn chính là VIAC, đây là Tổ chức Trọng tài các bên đã thỏa
thuận là nơi giải quyết tranh chấp khi có phát sinh. Tuy nhiên, trong thực tế, khi phán
quyết trọng tài được ban hành do ảnh hưởng đến quyền lợi của mình, đây lại là cái cớ đê
bên thua kiện làm đơn đê nghị Tòa án hủy phán quyêt trọng tài, căn cứ vào khoản 4 nêu



trên; mặc dù khi giao kết hợp đồng, bản thân bên thua kiện cũng hiếu mặc định rằng dù
là “bên cạnh ” hay “trực thuộc ” thì tồ chức trọng tài này cũng chính là VIAC. Theo tác
giả cho rằng việc thỏa thuận trọng tài ở ví dụ thứ hai đã xác định rõ tổ chức Trọng tài có
thấm quyền giải quyết khi có tranh chấp, khơng thể lập luận cho rằng thỏa thuận này
không rõ ràng, không thể xác định được Trung tâm trọng tài mà bên thua kiện đã đưa ra
làm căn cứ hủy phán quyết trọng tài.
Trong một thời gian dài, từ năm 2003 đến năm 2010, khi Pháp lệnh TTTM năm
2003 có hiệu lực áp dụng, việc hủy PQTT khi gặp những trường hợp như thế này là khá
nhiều.
Số lượng phán quyết trọng tài bị hủy có thể có nhiều nguyên nhân, theo tác giả
do sự hiểu biết của các doanh nghiệp những quy định chưa rõ ràng cúa PLTTTM 2003
chưa nhiều. Khi các bên tham gia ký kết soạn thảo hợp đồng, các bên chỉ chú ý đến chi
tiết lựa chọn cơ quan tài phán khi giải quyết tranh chấp mà không nêu tên cụ thề tên tổ
chức Trọng tài. Ngồi ra chính HĐTT trước khi xem xét giải quyết tranh chấp, thường
bỏ qua không xem xét hoặc xem xét sơ sài thỏa thuận liên quan thấm quyền của Trọng
tài, các Trọng tài trong quá trình giải quyết vụ kiện thường chú trọng xem xét đến nội
dung tranh chấp. Bên cạnh đó, các Thẩm phán khi xem xét hủy phán quyết trọng tài đôi
khi áp dụng căn cứ này khá máy móc và cứng nhắc do đó có nhiều phán quyết bị hủy
liên quan đến việc thỏa thuận vô hiệu như trên.
Luật TTTM năm 2010 ra đời đã loại bỏ bất cập này. Theo điểm a khoản 2 Điều
68 Luật TTTM năm 2010 (cũng như theo “điểm a khoản 2 Điều 14 Nghị quyết số
01/2014/HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về Hướng dẫn thi
hành một số quy định của Luật TTTM năm 2010” (Nghị quyết 01/2014), thỏa thuận
trọng tài vô hiệu cũng là một căn cứ để Tịa án có thể dựa vào để tuyên bố hủy PQTT đó.
Điều 18 Luật TTTM năm 2010 quy định rằng một thỏa thuận trọng tài bị xem là vô hiệu
khi rơi vào một trong 06 trường họp sau: “(ỉ) Tranh châp phát sinh trong các lĩnh vực
không thuộc thâm quyền của trọng tài quy định tại Điều 2 cửữ Luật này; (iỉ) Người xác
lập thỏa thuận trọng tài khơng có thâm quyền theo quy định của pháp luật; (iii) Người
xác lập thỏa thuận trọng tài khơng có năng lực hành vi dân sự theo quy định của BLDS;