Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

KHẢO SÁT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU BỐ LÁLY TÂM CÔNG TY CAO SU PHƯỚC HÒA, BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 60 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CAO SU TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU BỐ LÁ-LY
TÂM - CƠNG TY CAO SU PHƯỚC HỊA, BÌNH DƯƠNG

GVHD: TS. HỒ BÍCH LIÊN
SVTH: NGUYỄN LÊ TRUNG DŨNG

Bình Dương, tháng 03 năm 2023


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CAO SU TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU BỐ LÁ-LY
TÂM - CƠNG TY CAO SU PHƯỚC HỊA, BÌNH DƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn
(ký tên)


TS. HỒ BÍCH LIÊN

Sinh viên thực hiện
(ký tên)

NGUYỄN LÊ TRUNG DŨNG

Bình Dương, tháng 03 năm 2023


LỜI CẢM ƠN
Báo cáo thực tập doanh nghiệp này là tất cả những gì em ghi nhận được trong chuyến
thực tập doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa
Em xin gửi lời cảm ơn ban lãnh đạo Khoa Khoa học Quản Lý, ngành Khoa Học Môi
Trường và quý công ty đã tạo điều kiện cho em được có cơ hội đến tham quan thực tập để
hoàn thành bài báo cáo của em. Em xin cản ơn cô Hồ Bích Liên đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ
trợ và chỉ dẫn em trong suốt thời gian hướng dẫn tại trường Đại học Thủ Dầu Một để em
có thể vận dụng vào chuyến đi thực tập vừa qua.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Chị Oanh và anh Tùng phòng Quản lý Chất
lượng, anh Khanh bộ phận Xử lý Nước thải, chị Thi phịng Phân tích chất lượng nước thải
đã nhiệt tình hỗ trợ em trong suốt quá trình thực tập tại cơng ty.
Chính những kiến thức q báu mà quý công ty đã truyền đạt là nguồn tư liệu quý giá
để em hoàn thành tốt quá trình thực tập, là hành trang cần thiết cho công việc tương lai. Sau
cùng em xin cảm ơn đến quý công ty đã góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm trong suốt quá
trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN LÊ TRUNG DŨNG
Ngày sinh: 19/01/2001
Lớp: D19MTKT01
Khóa: 2019 – 2023
Ngành: Khoa học Mơi trường
Chun ngành: Kỹ thuật Môi trường
Cơ quan thực tập: Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa, ấp 2A, xã Phước Hòa, huyện Phú
Giáo, tỉnh Bình Dương.
Thời gian thực tập: Từ 01/11/2022 đến 10/12/2022.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hồ Bích Liên
I. ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP (thang điểm 10)
STT
Tiêu chí đánh giá
Thang điểm
1
Tinh thần, thái độ làm việc và trao đổi chuyên môn
0-4
với GVHD
2
Nội dung báo cáo
0-3
3
Hình thức báo cáo
0-3
Tổng cộng


Kết quả

II. Ý KIẾN KHÁC
......................................................................................................................................... .
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Bình Dương, ngày 09 tháng 03 năm 2022
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Hồ Bích Liên


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN LÊ TRUNG DŨNG
Ngày sinh: 19/01/2001
Lớp: D19MTKT01
Khóa: 2019 – 2023
Ngành: Kỹ tḥt mơi trường
Chun ngành: Kỹ thuật Môi trường
Cơ quan thực tập: Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa, ấp 2A, xã Phước Hòa, huyện Phú

Giáo, tỉnh Bình Dương.
Thời gian thực tập: Từ 01/11/2022 đến 10/12/2022.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hồ Bích Liên
I. ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP (thang điểm 10)
STT
Tiêu chí đánh giá
Thang điểm
1
Tinh thần, thái độ làm việc và trao đổi chuyên môn
0-4
với cơ quan thực tập
2
Nội dung báo cáo
0-3
3
Hình thức báo cáo
0-3
Tổng cộng

Kết quả

II. Ý KIẾN KHÁC
......................................................................................................................................... .
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Xác nhận của cơ quan đơn vị thực tập
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)


Bình Dương, ngày 09 tháng 03 năm 2022
Người hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................................i
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... iii
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu đề tài ........................................................................................................... 1
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2
1.4. Cách tiếp cận nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.5. Thời gian thực tập ...................................................................................................... 2
CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP ................................................. 4
2.1. Giới thiệu về nhà máy chế biến cao su Bố Lá-Ly Tâm ............................................... 4
2.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................................. 4
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................................. 5
2.1.3. Tình hình hoạt động của nhà máy............................................................................ 6
2.2. Dây chuyển chế biến cao su của nhà máy chế biến cao su Bố Lá-Ly Tâm .................. 6
2.3. Sản phầm của nhà máy............................................................................................... 9
CHƯƠNG III. HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO
SU BỐ LÁ-LY TÂM ..................................................................................................... 10
3.1. Nước thải trong chế biến cao su ............................................................................... 10
3.1.1. Nguồn gốc nước thải ............................................................................................. 10
3.1.2. Đặc điểm và thành phần nước thải ........................................................................ 10
3.1.3. Tác động đến môi trường của nước thải ................................................................ 11
3.2. Hệ thống xử lý nước thải chế biến cao su của nhà máy cao su Bố Lá-Ly Tâm .......... 11



3.2.1. Hệ thống thu gom nước thải .................................................................................. 11
3.2.2. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải ............................................................. 13
3.2.3. Hiệu quả xử lý nước thải ....................................................................................... 22
3.2.4. Ưu và nhược điểm của hệ thống xử lý ................................................................... 22
CHƯƠNG IV. NHỮNG SỰ CỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG
XỬ LÝ NƯỚC THẢI.................................................................................................... 24
4.1. Biện pháp quản lý, phịng ngừa và ứng phó rủi ro sự cố hệ thống xử lý nước thải .... 24
4.2. Các biện pháp vận hành ứng phó sự cố nước thải ..................................................... 24
4.3. Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải ......................................................... 25
4.3.1. Hệ thống SCADA và nguyên tắc hoạt động ........................................................... 25
4.3.2. Vận hành máy ép bùn ............................................................................................ 27
4.3.3. Những điểm cần lưu ý trong quá trình vận hành: ................................................... 28
4.3.4. Cách khắc phục sự cố trong quá trình vận hành ..................................................... 29
4.3.5. Hướng dẫn bảo trì thiết bị ..................................................................................... 33
4.3.6. An toàn vận hành .................................................................................................. 35
4.3.7. Kiểm soát và giải quyết sự cố trong quy trình vận hành ........................................ 37
4.3.8. Kiểm tra hệ thống điện cung cấp ........................................................................... 38
4.4. Kỹ thuật vận hành .................................................................................................... 39
4.4.1. Các thông số cần kiểm soát khi vận hành .............................................................. 39
4.5. Hướng dẫn pha hóa chất và trích hóa chất ................................................................ 43
4.5.1. Pha chế PAC ......................................................................................................... 43
4.5.2. Pha chế Polymer ................................................................................................... 44
4.5.3. Pha chế Chlorine ................................................................................................... 45
4.6. Ghi chép và lưu giữ số liệu ...................................................................................... 45


CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 47
5.1. Kết luận ................................................................................................................... 47
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................. 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 49


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
TSS
COD
BOD
DO
BTNMT
QĐ-UBND
QCVN
XLNT
VSV

Tiếng Anh
Total suspended solids
Chemical Oxygen Demand
Biological Oxygen Demand
Oxygen demand

Tiếng Việt
Tổng chất thải rắn lơ lửng
Nhu cầu oxy hóa học
Nhu cầu oxy sinh hóa
Nhu cầu oxy
Bộ Tài Nguyên Môi Trường
Quyết định - Ủy Ban Nhân Dân
Quy chuẩn Việt Nam
Xử lý nước thải

Vi sinh vật

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các sản phẩm của nhà máy bao gồm mủ cốm và mủ ly tâm .............................. 9
Bảng 3.1. Lượng nước thải mỗi ngày của nhà máy ......................................................... 10
Bảng 3.2. Thành phần ô nhiễm và nồng độ nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải .. 11
Bảng 3.3. Thông số ô nhiễm đầu vào và đầu ra của hệ thông được ghi nhận ngày 27/07/2022
....................................................................................................................................... 22
Bảng 3.4. Thành phần và nồng độ của nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải ..... 22
Bảng 4.1. Các sự cố trong thiết bị và cách khắc phục ...................................................... 29
Bảng 4.2. Cách khắc phục sự cố trong quá trình vận hành .............................................. 30
Bảng 4.3. Chi tiết cần kiểm tra của các thiết bị tại nhà máy ............................................ 37
Bảng 4.4. Biện pháp thực hiện và kiểm soát các thông số vận hành ................................ 40
Bảng 4.5. Sự cố và các biện pháp khắc phục ................................................................... 42

ii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Vị trí địa lý trụ sở cơng ty.................................................................................. 4
Hình 2.2. Vị trí đặt nhà máy xử lý nước thải và vị trí xả thải ............................................. 5
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình sản xuất mủ cốm ...................................................................... 7
Hình 2.4. Quy trình sản xuất mủ ly tâm ............................................................................ 8
Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống thoát nước của nhà máy .......................................................... 12
Hình 3.2. Sơ đồ châm hóa chất và dòng thải của nhà máy ............................................... 14
Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý tại khu vi sinh ............................................... 16
Hình 3.4. Công trình xử lý nước thải trong thực tế .......................................................... 19


iii


CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Sản xuất và chế biến sản phẩm cao su xuất khẩu là một trong những ngành sản xuất
quan trọng của Việt Nam. Đại diện Hiệp hội cao su Việt Nam cho biết, cao su ln nằm
trong nhóm những mặt hàng nơng sản x́t khẩu chủ lực, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng
kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Bà Phan Trần Hồng Vân, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam, cho biết diện
tích cây cao su ở Việt Nam hiện có 938,8 ngàn ha, chiếm 7,2% tổng diện tích cao su toàn
cầu. Sản lượng thu hoạch mủ cao su của Việt Nam đạt 1,26 triệu tấn năm 2021, chiếm 8,7%
sản lượng cao su tồn cầu. Năng śt bình qn của cao su Việt Nam đạt 1.682 kg/ha, đứng
thứ nhất châu Á. [1]
Do nhu cầu cao su trên thế giới liên tục tăng nên việc sản xuất cũng tăng theo, kéo
theo đó là việc phát sinh chất thải mà đáng nói ở đây chính là nước thải sản xuất cao su thải
ra mơi trường mỗi ngày. Trung bình mỗi ngày, một nhà máy cao su phát sinh khoảng 500
– 2000 m3 nước thải để có thể sản xuất cao su.
Nước thải cao su là loại khó xử lý do hàm lượng BOD, COD, nitơ và photpho cao
hoặc rất cao tùy thuộc quy trình chế biến cao su của nhà máy. Vì vậy công nghệ xử lý nước
thải cao su phải rất phức tạp và qua nhiều công đoạn xử lý từ xử lý sơ bộ đến xử lý thứ cấp
đến khử trùng nước. Hiện tại các nhà máy cao su đã và đang sử dụng các công nghệ xử lý
nước thải AO hoặc AAO để có thể xử lý triệt để chất ô nhiễm trong nước thải cao su.
Xuất phát từ nhu cầu muốn học hỏi thêm và có thêm kinh nghiệm thực tế trong quá
trình vận hành một hệ thống xử lý nước thải, đề tài “Khảo sát hệ thống xử lý nước thải cao
su tại nhà máy chế biến cao su Bố Lá-Ly Tâm - Công ty Cao su Phước Hịa, Bình Dương”
được thực hiện nhằm có thể học hỏi thêm các trải nghiệm thực tế và trao dồi thêm kiến thức
để sau này có thể vững bước trên con đường là một kỹ sư công nghệ môi trường tốt hơn
1.2. Mục tiêu đề tài

- Quan sát, học hỏi và trao dồi thêm kiến thức thực tế về xử lý nước thải cao su.
1


- Tìm hiểu về quy trình vận hành, hiệu quả xử lý nước thải cao su của nhà máy xử lý nước
thải cao su Bố Lá.
- Học tập cách khắc phục những sự cố xảy ra trong lúc thực tập tại đơn vị, và tìm hiểu thêm
một số sự cố khác.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Hệ thống xử lý nước thải Bố Lá – Ly Tâm, nhà máy mủ cao su Bố Lá – Ly Tâm
- Nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất nhà máy cao su Bố Lá – Ly Tâm
1.4. Cách tiếp cận nghiên cứu
- Dựa vào nguồn tài liệu sách báo chuyên ngành môi trường để định hướng nghiên cứu
- Dựa vào các tài liệu kỹ thuật của nhà máy để hiểu thêm về hướng nghiên cứu
1.5. Thời gian thực tập
Thời gian

Nội dung công việc

Ghi chú

Ghi chép đầy đủ các nội
dung mà anh hướng dẫn đã
(01/11/2022- - Thực tập tìm hiểu tổng quan về nhà chỉ để làm bài báo cáo về
06/11/2022) máy
sau.
Tuần 1

- Lên nhận đơn vị thực tập.


- Khảo sát và tìm hiểu tại cơng ty.

Ghi chép cẩn thận các
thơng tin về quy trình cơng
- Được hướng dẫn, thực hành tại phịng
nghệ, cách đo các chỉ số
(08/11/2022- thí nghiệm để đo chỉ số ơ nhiễm.
trong phịng thí nghiệm.
13/11/2022)
- Hoàn thành chương mở đầu
Tuần 2

Tuần 3

- Lấy mẫu nước đầu vào và đầu ra của - Ghi lại các chỉ số để đánh
nhà máy thực hiện đo các chỉ số ô nhiễm giá hiệu xuất xử lý.

- Trao đổi với người hướng dẫn để thu - Các thông tin tổng quan
(15/11/2022thập thông tin về nhà máy
phải ghi đúng thông tin
20/11/2022)
được cung cấp bởi nhà
- Hoàn thành chương tổng quan tài liệu
máy
- Quan sát và tìm hiểu quy trình cơng - Nêu rõ thời gian, sơ đồ
Tuần 4
nghệ tại nhà máy
công nghệ và hình ảnh các
cơng trình đã nêu.
(22/11/2022- - Thơng qua q trình khảo sát, đưa ra

2


27/11/2022)

quy trình cơng nghệ xử lý tại nhà máy
- Viết chương 3

Tuần 5

- Ghi chép, bổ sung từ
người hướng dẫn để hoàn
thiện bài báo cáo

- Lấy mẫu nước đầu vào và đầu ra của Ghi lại các chỉ số để đánh
công ty và thực hiện đo các chỉ số ô giá hiệu xuất xử lý.
nhiễm
- Ghi chép, bổ sung từ
- Tìm hiểu về các sự cố đã và đang có ở người hướng dẫn để hoàn
nhà máy
thiện bài báo cáo

(29/11/202204/12/2022) - Tìm hiểu về an tồn khi sử dụng tủ điều
khiển, máy bơm, máy ép bùn… an toàn
lao động trên các bể để làm việc.
- Hoàn thiện chương 3

- Lấy mẫu nước đầu vào và đầu ra của - Ghi lại các chỉ số để đánh
nhà máy và thực hiện đo các chỉ số ô giá hiệu xuất xử lý.
nhiễm

Tuần 6
- Ghi chép, bổ sung từ
(06/12/2022- - Tìm hiểu về các sự cố đã và đang có và người hướng dẫn để hoàn
11/12/2022) tham gia giải quyết sự cố đang có ở nhà thiện bài báo cáo
máy.
- Khảo sát nguồn thải về nhà máy
- Hoàn thành chương Kết luận và kiến - Phân bổ thời gian hợp lý
nghị
xin xác nhận từ GVHD và
(13/12/2022anh hướng dẫn ở nhà máy
- Gửi báo cáo và xin xác nhận và nhận
18/12/2022)
xét từ GVHD và nhà máy
Tuần 7

- Hoàn thành và chỉnh sửa các bước cuối - Hoàn thành và nộp bài
cùng và nộp về khoa đúng thời gian quy đúng thời gian quy định.
(20/12/2022định
Kết thúc thời gian thực tập
23/12/2022)
Tuần 8

3


CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
2.1. Giới thiệu về nhà máy chế biến cao su Bố Lá-Ly Tâm
- Tên nhà máy: Nhà máy chế biến mủ cao su Bố Lá và Ly Tâm Phước Hòa
- Chủ cơ sở: Cơng ty Cổ phần Cao su Phước Hịa
- Địa chỉ văn phòng: ấp 2A, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

- Người đại diện: Nguyễn Văn Tược; Chức danh: Tổng Giám Đốc
- Điện thoại: (0274) 3657106; Fax: (0274) 3657106
- Email: ; Website: phuruco.vn
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3700147532 đăng ký lần đầu ngày 03/03/2008,
do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh BBình Dương cấp, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày
31/10/2018. [2]
2.1.1. Vị trí địa lý
- Vị trí địa lý của cơng ty cổ phần cao su Phước Hịa

Hình 2.1. Vị trí địa lý trụ sở cơng ty
- Vị trí nhà máy xử lý nước thải và vị trí xả thải
4


Hình 2.2. Vị trí đặt nhà máy xử lý nước thải và vị trí xả thải
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty là đồn điền cao su Phước Hòa, sau ngày Miền Nam hoàn toàn
giải phóng, đổi tên thành Nơng trường Cao su Quốc Doanh Phước Hịa. Ngày 25 tháng 2
năm 1982, Cơng ty Cao su Phước Hịa chính thức được thành lập theo Qút định số
103/QĐ-TCCS của Tổng cục Cao su Việt Nam về việc chuyển đổi Nơng trường Quốc doanh
Cao su Phước Hịa thành Cơng ty Cao su Phước Hịa và đến năm 1993, Cơng ty Cao su
Phước Hịa được thành lập lại theo quyết định số 142NN/QĐ ngày 04/03/1993 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp & Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn, là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Từ năm 1993 - 2008, Công ty Cao su Phước Hòa hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 100966 do Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Sông Bé cấp ngày 27 tháng 03 năm
1993 và thay đổi lần thứ hai vào ngày 29 tháng 11 năm 2004 do Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh
Bình Dương cấp. Ngày 26 tháng 11 năm 2007, Công ty Cao su Phước Hịa được chuyển
đổi thành Cơng ty Cổ phần Cao su Phước Hòa theo Quyết định số 1194/QĐ-CSVN của Tập
đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Hiện Công ty là đơn vị thành viên của Tập đoàn. Công

5


ty hiện nay đã trở thành một doanh nghiệp lớn trong Tập Đoàn và trên địa bàn tỉnh Bình
Dương, góp phần tích cực trong việc sử dụng hiệu quả đất đai, xóa đói giảm nghèo, tạo việc
làm cho nhân dân và cộng đồng địa phương nơi Công ty đứng chân, giữ vững an ninh, chính
trị và quốc phịng.
2.1.3. Tình hình hoạt động của nhà máy
Nhà máy có quy mơ cơng suất sản xuất 12.500 tấn sản phẩm/năm với tổng vốn đầu
tư 813.000.000.000 (tám trăm mười ba tỷ đồng). Nhà máy thuộc dự án nhóm B căn cứ
khoản 3, điều 9, Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 thông qua ngày 13/06/2019. [2]
2.2. Dây chuyển chế biến cao su của nhà máy chế biến cao su Bố Lá-Ly Tâm
- Quy trình cơng nghệ sản xuất của nhà máy:
+ Chế biến mủ cốm (nhà máy Bố Lá)
*Sơ đồ quy trình:

6


Hình 2.3. Sơ đồ quy trình sản xuất mủ cốm
*Thuyết minh quy trình: Mủ nước sau khi thu hoạch được thu gom vào từng xe bồn
và chở về nhà máy. Mủ được nghiệm thu DRC (kiểm tra độ cao su) sau đó cho vào hồ tiếp
nhận xử lý mủ (khuấy trộn có pha hóa chất axit acetic và nước (NH3 chỉ sử dụng khi nào
mủ pH quá thấp)). Tại đây hóa chất được trộn đều sau đó xả xuống mương đánh đông. Trên
hệ thống mương đánh đông, axit acetic được pha thêm vào theo tỉ lệ pha trộn sẵn. Hỗn hợp
mủ được đánh đều và cho hóa chất vào để chống oxy hóa và thành mục mủ, chờ trong thời
gian 6-7h thì mủ được rửa sạch và đưa vào máy cán kéo, qua máy cán tờ tạo tấm (cán tờ ba
lần liên tục). Mủ tấm được đẩy vào máy băm tinh, cắt tạo cốm. Sau khi cắt mủ cốm được
cho vào hộc, để ráo rồi đưa vào lị sấy khơ. Sản phẩm sau khi sấy khô được làm nguội bằng
quạt hút và quạt công nghiệp. Để làm nguội sản phẩm, người ta sử dụng quạt hút 7,5 KW

7


hút toàn bộ nhiệt dẫn qua ống khối D=400mm, cao 14m. Sản phẩm sau khi làm nguội được
đem qua máy cân, ép thành bành theo trọng lượng của đơn đặt hàng. Sau khi tạo thành
bành, sản phẩm được đóng gói bằng bao PE, dán nhãn thương hiệu sản phẩm, đóng vào
kiện lưu kho chờ xuất xưởng. [3]
+ Chế biến mủ ly tâm (nhà máy Ly Tâm)
*Sơ đồ quy trình:

Hình 2.4. Quy trình sản xuất mủ ly tâm
*Thuyết minh quy trình: Mủ nước từ các công trường được xe chở bồn chở về nhà
máy cho vào hồ tiếp nhận và ổn định mủ nước khoảng 15 đến 24h. Trong quá trình ổn định
mủ, bổ sung dung dịch NH3 và chất trung hòa. Sau khi ổn định mủ, mủ được bơm lên bồn
ly tâm đến khi mủ được khoảng ½ bồn thì tiến hành bật máy khuấy và kiểm tra nồng độ
8


NH3, DAHP. Khi các thông số này đạt yêu cầu thì khuấy thêm 1 giờ rồi tắt máy để lắng
khoảng 2h. Mủ sau khi để lắng cho qua rây lọc mủ đơng, kích thước rây lọc 1ly. Tại rây lọc
mủ động, thành phần mủ có DRC 60% được dẫn theo máng đưa qua bộ phận kiểm tra và
điều chỉnh nồng độ NH3 khi đạt yêu cầu mủ được bơm lên bồn trung chuyển. Tại đây dung
dịch NH3 và dung dịch hóa chất bảo quản cho vào. Sau khi thêm chất bảo quản, mủ được
lưu vào bồn thành phẩm và ổn định trong thời gian 15-25 ngày, sau đó xuất xưởng. Ngồi
ra, sau khi qua rây lọc mủ thì phần nước bên trên (có DRC 5%) được tận dụng để sản xuất
mủ skim, mủ này cho qua đường ống inox dẫn về hồ chứa 1 & 2. Hồ này được xây âm dưới
đất và đậy kín, dùng quạt hút để thu hồi tái sử dụng bớt lượng NH3 chỉ còn 0,4%. Sau khi
nồng độ NH3 đạt yêu cầu thì mủ được bơm lên tháp khử NH3. Mủ bơm lên tháp cho chảy
theo đường zic zac và dùng quạt thổi để thổi nhằm đảm bảo cho hàm lượng NH3 trong mủ
còn lại 0,34 – 0,35%. Sau đó mủ được đưa sang hồ chứa 3 rồi xả vào mương đánh đơng có

bổ sung H2SO4 (7,5%) để khoảng 3-4 ngày thì mủ đơng. Sau khi mủ đông thì chuyển về
nhà chứa mủ cuối cùng vận chuyển về nhà máy Cua Paris. [3]
2.3. Sản phầm của nhà máy
Bảng 2.1. Các sản phẩm của nhà máy bao gồm mủ cốm và mủ ly tâm
STT
1
2
Tổng

Sản phẩm
Mủ cốm
Mủ ly tâm

Đơn vị tính
Tấn sản phẩm/năm
Tấn sản phẩm/năm
Tấn sản phẩm/năm

Cơng suất theo ĐABVMT
9.000
3.500
12.500

9


CHƯƠNG III. HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN
CAO SU BỐ LÁ-LY TÂM
3.1. Nước thải trong chế biến cao su
3.1.1. Nguồn gốc nước thải

- Tổng lưu lượng nước thải của nhà máy: 980,3 m3/ng.đ (sinh hoạt + sản xuất)
- Nước thải được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung, công suất Q=1000 m3/ng.đ
Bảng 3.1. Lượng nước thải mỗi ngày của nhà máy
STT

Mục
đích sử
dụng
Sinh hoạt
Sản xuất
Rửa xe
Tưới cây
Nước
trong mủ

1
2
3
4
5
Tổng
lượng
nước sử
dụng
(m3/ngày
đêm)

Định mức Số
Tổng nhu
(nước/sản

lượng/ngày cầu
phẩm)
(m3/ngày)
11,3
778
3
2 m /xe
30
60
3
4 m /xe
4
7/3
sản 56
lượng mủ
853,3

Nhu cầu
(m3/ngày)

xả

thải

11,3
778
60
4
131
980,3


- Trong quá trình hoạt động sản xuất, tổng lưu lượng nước thải phát sinh khoảng 980,3
m3/ngày đêm. Nước thải được thu gom toàn bộ về hệ thống xử lý nước thải tập trung của
công ty, công suất 1.000 m3/ngày.đêm để xử lý đạt quy chuẩn cho phép của quốc gia QCVN
01-MT:2015/BTNMT, cột A (Kq=0,9; Kf=0,1) và sau đó chảy vào suối Lùng đổ ra sông
Bé tại khu vực cầu sông Bé.
3.1.2. Đặc điểm và thành phần nước thải
Nước thải trong quá trình sản xuất cao có các đặc điểm như bốc mùi hôi thối, hàm
lượng chất hữu cơ cao làm ảnh hướng đến quá trình tự làm sạch của dòng nước, dễ gây nổi
bọt, nổi ván.

10


Bảng 3.2. Thành phần ô nhiễm và nồng độ nước thải đầu vào hệ thống xử lý
nước thải
STT
1
2
3
4
5
6
7

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị


pH
BOD5
COD
TSS
Amoni (NH4+)
TN
Coliform

mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
MPN/100ml

6,9
3400
8100
472
420
658
7500

QCVN 01-MT:2015/BTNMT,
Cột A
6-9
27
90
45

13,5
45
-

3.1.3. Tác động đến môi trường của nước thải
Nước thải cao su nếu không qua xử lý trước khi xả ra môi trường sẽ làm ảnh hưởng
đến hệ sinh thái tại nơi mà nước thải cao su thải ra, gây ra mùi hôi thối do quá trình lên men
của vi sinh vật, gây phú dưỡng dòng nước, giảm DO trong nước, gây chết các loài động vật
thủy sinh và làm cản trở quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh.
3.2. Hệ thống xử lý nước thải chế biến cao su của nhà máy cao su Bố Lá-Ly Tâm
3.2.1. Hệ thống thu gom nước thải
- Thu gom nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 11,3 m3/ngày bao
gồm nước thải từ căn tin, nhà vệ sinh được thu gom xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn và được
thu gom bằng hệ thống cống ngầm PVC D42. Sau đó, nước thải được đưa về bể lắng nằm
ở phía Bắc của nhà máy Bố Lá
- Thu gom nước thải sản xuất:
+ Nước thải sản xuất phát sinh khoảng 793 m3/ngày từ dây chuyền sản xuất nhà máy chế
biến mủ cốm, dây chuyền sản xuất nhà máy chế biến mủ ly tâm, nước thải vệ sinh xe vận
chuyển mủ (hai nhà xưởng)
+ Nước thải phát sinh của nhà máy Bố Lá được thu gom bằng hệ thống mương hở trong
khu vực nhà máy, chảy vào khu tuyển của khu vực xử lý nước thải. Sau đó, nước thải từ
khu vực tuyển mủ tự chảy xuống khu xử lý tập trung bằng hệ thống đường ống PVC Φ300
với chiều dài khoảng 965m
11


+ Nước thải phát sinh của nhà máy Ly Tâm được thu gom bằng hệ thống mương dẫn về bể
gạn mủ, sau đó được dẫn sang khu tuyển mủ của nhà máy Bố Lá bằng hệ thống mương hở
PVC D300. Sau đó, nước thải từ khu tuyển mủ tự chảy xuống khu xử lý tập trung bằng hệ
thống đường ống PVC Φ300 với chiều dài khoảng 965m

+ Đối với dòng nước thải tận dụng để sản xuất mủ Skim được dẫn bằng máng inox có D*H
= 200mm*200mm (máng có nắp đậy kín khít khơng cho NH3 thốt ra ngồi) về hồ tận thu
amoniac sau đó đưa vào mương đánh đơng sản xuất mủ skim cuối cùng nước thải dẫn bằng
mương hở BTCT D*H = 200mm*200mm vào hệ thống bể đậy mủ
+ Nước thải sau hệ thống xử lý nước thải cục bộ tại nhà máy đạt quy chuẩn xả thải QCVN
01-MT:2015/BTNMT, cột A sẽ đi vào hệ thống mương quan trắc bằng gạch kích thước 5m
x 0,9m và chảy vào suối Lùng bằng cống D168 và thốt ra sơng Bé là nguồn tiếp nhận cuối
cùng, khoảng cách từ hệ thống xử lý đến suối lùng khoảng 100m.
+ Phương thức xả thải: tự chảy
+ Chế độ xả nước thải: liên tục/theo mẻ
3.2.1.1 Phương án thu gom và thốt nước thải

Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống thoát nước của nhà máy
12


*Thuyết minh:
- Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt: Nước thải từ nhà ăn tập thể và nước rửa tay chân
của công nhân viên, nước thải từ nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ bằng hầm tự hoại 3 ngăn sau
đó bơm vào bể lắng phía bắc nhà máy Bố Lá
- Nguồn phát sinh nước thải sản xuất:
+ Nước thải sản xuất từ nhà máy Ly Tâm: Nước thải từ khu vực bồn tồn trữ được thu
gom bằng mương hở, chảy vào mương bê tơng có tấm đan khu vực sản xuất và bồn tiếp
liệu và thoát vào mương bê tông cùng với nước thải của mương skim tiếp tục thoát vào bể
gạn mủ bằng mương hở. Nước thải từ bể gạn mủ tiếp tục chảy vào mương sang khu xử lý
nước thải (khu tuyển nổi) hòa chung với nước thải sản xuất từ nhà máy vào bể ổn lưu tại
khu xử lý nước thải
+ Nước thải sản xuất từ nhà máy Bố Lá: Bao gồm nước thải từ khu tiếp nhận mủ thu
gom bằng rãnh thoát nước kích thước, sau đó chảy vào ống vào hệ thống mương thoát nước,
chạy dọc bên cạnh mương đánh đông, băng qua khu vực cán mủ mương tấm bê tông, chảy

vào mương âm khu vực lò sấy mủ chảy vào mương thoát ngoài bờ tường, sau đó hịa chung
với nước thải từ nhà máy Ly Tâm chảy vào bể ổn lưu tại khu xử lý nước thải.
+ Nước thải sau khi xử lý sơ bộ tại khu tuyển nổi (mục đích tách mủ ra khỏi nước thải) sau
đó tự chảy xuống khu xử lý nước thải tập trung bằng ống đặt trong mương bê tông phủ đất.
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn cột A, QCVN 01MT:2015/BTNMT thì xả vào suối Lùng rồi chảy vào sông Bé. [3]
3.2.2. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải
3.2.2.1 Xử lý nước thải sơ bộ
*Sơ đồ công nghệ:

13


Hình 3.2. Sơ đồ châm hóa chất và dịng thải của nhà máy
- Bể tự hoại: Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại cơ sở là 11,3 m3/ngày. Nước thải
sinh hoạt từ nhà vệ sinh trong nhà xưởng được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn trước khi
đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải từ các khu vệ sinh thoát xuống
bể tự hoại và qua lần lượt các ngăn trong bể, các chất cặn lơ lửng dần dẫn lắng xuống đáy
bể. Thời gian lưu bùn trong bể dao động 3, 6, 12 tháng. Cặn lắng sẽ bị phân hủy ́m khí
trong ngăn ́m khí. Sau đó nước thải qua ngăn lắng và thốt ra ngồi theo ống dẫn. Lượng
bùn dư sau thời gian thích hợp sẽ được thuê xe hút chuyên dùng (loại xe hút hầm cầu)
*Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải sơ bộ:
Tại nhà máy Ly Tâm: Nước thải sản xuất chảy vào bể zic zac để thu hồi lượng mủ
còn lại, nguyên lý vận hành là ván mủ đơng tụ tự nhiên sau đó nổi lên trên, còn nước chảy
từ ngăn này sang ngăn khác ở phái dưới. Sau khi qua các ngăn, chảy vào ngăn cuối cùng.
Sau đó chảy vào ống PVC sang khu xử lý tuyển nổi. Tại bể zic zac không sử dụng hóa chất
đơng mủ tự nhiên.
+ Giai đoạn 1: Tại bể ổn lưu → chảy vào bể gạn 10 ngăn: mục đích là ổn định lưu
lượng và điều chỉnh pH bằng hóa chất PAC. Nước thải từ nhà máy chế biến Ly Tâm và nhà
máy Bố Lá (không thu nước mưa và rửa xe có dính dầu mỡ) được dẫn vào bể ổn lưu để ổn
định lưu lượng, tại bể ổn lưu có sử dụng hóa chất phèn PAC. Sau đó nước thải chảy sang

bể gạn 10. Với thiết kế bể zic zac làm cho mủ đông tụ dày hơn, nước sẽ trong hơn. Tại ngăn
cuối cùng của bể gạn đặt bơm nước lên hệ thống tuyển mủ
14


×