Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

(Luận án tiến sĩ) Các nhân tố tác động đến an ninh nguồn nước khu vực dòng chính sông Đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 178 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN MẠNH CƢỜNG

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN AN NINH
NGUỒN NƢỚC KHU VỰC DỊNG CHÍNH SƠNG ĐÀ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN MẠNH CƢỜNG

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN AN NINH
NGUỒN NƢỚC KHU VỰC DỊNG CHÍNH SƠNG ĐÀ
Chun ngành kinh tế chính trị
Mã số: 9310102.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Trúc Lê

PGS.TS Nguyễn Ngọc Thanh

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả.
Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án là trung thực, không sao
chép từ bất kỳ một nguồn nào và dứới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo
các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu
tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận án

Nguyễn Mạnh Cƣờng


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới
PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh đã chỉ bảo,
giúp đỡ và hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu sinh thực
hiện luận án.
Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh đã nhận được sự
động viên, giúp đỡ, chỉ bảo của thầy Hiệu trưởng cùng các thầy giáo, cơ giáo
Khoa Kinh tế chính trị, Phịng Đào tạo trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Nghiên
cứu sinh xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Trong q trình đi thu thập dữ liệu và khảo sát thực địa, nghiên cứu
sinh đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ tại Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban ngành khác của tỉnh Lai
Châu. Ngoài ra, nghiên cứu sinh cũng nhận được sự hỗ trợ của đề tài:
“Nghi n
nghi m

u


ng m h nh

i v i vi

s

m

ng n

mã số: 2015.02.15, đề tài: “Nghi n
d ng ịnh h

o n ninh ngu n n

ho th

i n tr n

ng quy hoạ h ph t triển bền vững

nghi m tr n l u v

ng h nh s ng
tiểu vùng T
u

ng quy hoạ h t i ngu n n


c ph c v
s ng

ng th
”,

u ơ sở khoa họ v th c tiễn ể

mã số: KHCN-TB.04T/13-18 và đề tài: “Nghi n
ngu n n

- p

nh gi
: p

Bắ ”,
n ninh
ng th

ng Nai”, mã số BĐKH/16-20 đã cung cấp các

tài liệu có liên quan đến luận án. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ quý báu đó.
Nhân dịp này, nghiên cứu sinh cũng xin chân thành cảm ơn tới các
đồng nghiệp ở Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã
thường xuyên động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong công tác
chuyên môn để nghiên cứu sinh có thời gian tập trung hồn thành luận án.



Cuối cùng, nghiên cứu sinh muốn bày tỏ lòng tri ân sâu sắc và kính
trọng đến bố, mẹ, vợ, con và người thân trong gia đình đã ln ủng hộ, động
viên, chia sẻ và giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập
và thực hiện luận án.
H Nội, ng .... th ng.... năm 2019
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Mạnh Cƣờng


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI .......................................................................................................................9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế về các yếu tố ảnh hưởng
đến an ninh nguồn nước ..............................................................................................9
1.1.1. Nghiên cứu các nhân tố tác động tự nhiên ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước ...11
1.1.2. Nghiên cứu các nhân tố khai thác, s d ng tác động đến an ninh nguồn nước .....14
1.1.3. Nghiên cứu các nhân tố cơ chế, chính sách tác động đến an ninh nguồn nước .....15
1.1.4. Các nghiên cứu liên quan tới phương pháp, mơ hình đánh giá ......................20
1.2. Nhận xét chung ..................................................................................................23
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN AN NINH NGUỒN NƢỚC...........................................................25
2.1. Khái quát chung về các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước .................25
2.1.1. Định nghĩa an ninh nguồn nước ......................................................................25
2.1.2. An ninh nguồn nước: Hoàn cảnh ra đời và quan niệm chung.........................27
2.2. Phương pháp và mơ hình đánh giá an ninh nguồn nước ....................................30

2.2.1. Các phương pháp đánh giá an ninh nguồn nước .............................................30
2.2.2. Các mơ hình đánh giá an ninh nguồn nước.....................................................33
2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước .......................................................44
2.3.1. Trên thế giới ....................................................................................................44
2.3.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................48
2.4. Một số chỉ số về an ninh nguồn nước ................................................................52
2.4.1. Chỉ số an ninh nguồn nước hộ gia đình ..........................................................53
2.4.2. Chỉ số an ninh nguồn nước kinh tế .................................................................53
2.4.3. Chỉ số an ninh nguồn nước đô thị ...................................................................54


2.4.4. Chỉ số an ninh môi trường nước .....................................................................55
2.4.5. Chỉ số an ninh nguồn nước về khả năng ứng phó với các thảm họa liên quan
đến nguồn nước .........................................................................................................55
2.4.6. Chỉ số an ninh nguồn nước quốc gia ...............................................................56
2.5. Kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo an ninh nguồn nước và bài học cho Việt Nam .58
2.5.1. ANNN tại Úc...................................................................................................58
2.5.2. Kinh nghiệm Trung Quốc ...............................................................................61
2.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra ..............................................................................64
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................65
3.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................65
3.2. Khung lý thuyết của nghiên cứu ........................................................................67
3.3. Các nhóm nguy cơ gây mất an ninh nguồn nước ...............................................68
3.3.1.Nhóm nguy cơ dẫn đến mất an ninh nguồn nước do yếu tố tự nhiên ..............68
3.3.2. Nhóm nguy cơ dẫn đến mất an ninh nguồn nước do yếu tố nhu cầu s
d ng nước .................................................................................................................69
3.3.3. Nhóm nguy cơ dẫn đến mất an ninh nguồn nước do cơ chế chính sách:........69
3.4. Ứng d ng mơ hình cấu trúc mạng cho việc đánh giá các yếu tố tác động tới an
ninh nguồn nước........................................................................................................71
3.4.1. Xây dựng bảng hỏi ..........................................................................................71

3.4.2. Phương pháp lấy mẫu ......................................................................................72
3.4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ....................................................................73
CHƢƠNG 4 THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN AN
NINH NGUỒN NƢỚC DỊNG CHÍNH SƠNG ĐÀ: TRƢỜNG HỢP TỈNH
LAI CHÂU ..............................................................................................................76
4.1. Tổng quan về lưu vực sông Đà ..........................................................................76
4.1.1.Hiện trạng nguồn nước lưu vực sơng Đà .........................................................76
4.1.2. Đặc điểm dịng chảy năm và phân phối dòng chảy năm.................................77
4.2. Khai thác, s d ng và quản lý nguồn nước lưu vực sông Đà ............................80
4.2.1. Hiện trạng khai thác, s d ng tài nguyên nước lưu vực sông Đà ...................80


4.2.2. Hiện trạng khai thác s d ng nước trên lưu vực tại thượng nguồn, ngoài biên
giới Việt Nam ............................................................................................................84
4.2.3. Hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông Đà .................................................84
4.2.4. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Đà ....................................85
4.3. Tổng quan một số luật, nghị quyết, nghị định liên quan tới bảo vệ tài
nguyên nước .............................................................................................................86
4.4. Kết quả phân tích các yếu tố tác động đến an ninh nguồn nước dịng chính sơng
Đà tại tỉnh Lai Châu. .................................................................................................88
4.4.1. Kết quả đánh giá thang đo sơ bộ .....................................................................88
4.4.2. Kết quả khảo sát chính thức ............................................................................90
4.5. Đánh giá và bình luận ......................................................................................115
CHƢƠNG 5 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG ĐẢM BẢO
AN NINH NGUỒN NƢỚC SÔNG ĐÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN
NĂM 2035 ..............................................................................................................121
5.1. Định hướng.......................................................................................................121
5.1.1. Dự báo điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến ANNN đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2035 .................................................................................121
5.1.2. Định hướng tăng cường đảm bảo an ninh nguồn nước sơng Đà đến năm 2025,

tầm nhìn đến năm 2035 ...........................................................................................130
5.2. Các giải pháp ....................................................................................................133
5.2.1. Giải pháp về yếu tố tự nhiên .........................................................................133
5.2.2. Giải pháp về yếu tố nhu cầu s d ng nước ...................................................135
5.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách .....................................................................143
KẾT LUẬN ............................................................................................................148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................150
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Danh mục chữ viết tắt tiếng Anh
Ký hiệu

STT

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

The Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Á Châu

1.

ADB

2.

ADWO


châu Á

3.

ANLT

An ninh lương thực

4.

ANNN

An ninh nguồn nước

5.

ASEAN

6.

BĐKH

Biến đổi khí hậu

7.

BTNMT

Bộ Tài ngun và Mơi trường


8.

CCCS

Cơ chế chính sách

9.

CN

Cơng nghiệp

Viễn cảnh phát triển nguồn nước

Association of Southeast Asian
Nations

Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

10. CSPL

Chính sách pháp luật

11. CT-KT-XH

Chính trị - Kinh tế - Xã hội

12. ĐBSCL


Đồng bằng sơng C u Long

13. DCMT

Dịng chảy mơi trường

14. ĐHĐM

Địa hình địa mạo

15. DLDV

Du lịch dịch v

16. GDTT

Giáo d c truyền thông

17. GIS

Geographic

Information

System

Hệ thống thông tin địa lý

18. KTXH


Kinh tế xã hội

19. NCSD

Nhu cầu s d ng

20. NN

Nông nghiệp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông

21. NNPTNT

thôn
Ban Quản lý Quy hoạch Lưu vực

22. QLQHLV

sông

i


STT

Ký hiệu

23. SEM

Nghĩa tiếng Anh


Nghĩa tiếng Việt

Structural Equation Modelling Mô hình cấu trúc mạng

24. SH

Sinh hoạt

25. TBĐC

Tai biến địa chất

26. TĐ

Thủy điện

27. TNN

Tài nguyên nước

28. WEAP

Water Evaluation and Planning Hệ thống đánh giá và quản lý nguồn
nước

System

Yếu tố tự nhiên


29. YTTN

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đối tượng và các yêu cầu chỉ số liên quan ...............................................38
Bảng 2.2. Bảng mô tả các mức độ đạt m c tiêu an ninh nguồn nước quốc gia ........57
Bảng 3.1. Nguy cơ dẫn đến mất an ninh nguồn nước do yếu tố tự nhiên .................69
Bảng 3.2. Nguy cơ dẫn đến mất an ninh nguồn nước do yếu tố nhu cầu s d ng nước ..69
Bảng 3.3. Nguy cơ dẫn đến mất an ninh nguồn nước do yếu tố cơ chế, chính sách70
Bảng 3.4. Các giả thuyết của nghiên cứu ..................................................................70
Bảng 4.1. Thông số thống kê chuỗi dịng chảy năm lưu vực sơng Đà .....................78
Bảng 4.2. Hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha sơ bộ của các biến ph thuộc.................88
Bảng 4.3. Hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha sơ bộ của các biến độc lập .....................89
Bảng 4.4. Hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha của các biến trong thang đo nước ngầm 90
Bảng 4.5.Hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha của các biến trong thang đo nước mặt ....91
Bảng 4.6.Hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha của các biến trong thang đo thảm phủ ....91
Bảng 4.7. Hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha của các biến trong thang đo biến đổi khí hậu 91
Bảng 4.8. Hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha của các biến trong thang đo tai biến địa chất 92
Bảng 4.9. Hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha của các biến trong thang đo địa hình địa mạo..92
Bảng 4.10. Hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha của các biến trong thang đo yếu tố tự nhiên 93
Bảng 4.11. Ma trận xoay lần 1 - thang đo YTTN .....................................................93
Bảng 4.12. Kết quả KMO tổng hợp 2 lần chạy EFA - thang đo YTTN ...................95
Bảng 4.13. Ma trận xoay lần 2 - thang đo YTTN .....................................................95
Bảng 4.14. Giá trị hiệp phương sai của các biến trong thang đo YTTN ..................98
Bảng 4.15. Hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha của các biến trong thang đo NCSD .....98
Bảng 4.16. Hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha của các biến trong thang đo SH ...........99
Bảng 4.17. Hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha của các biến trong thang đo TĐ...........99
Bảng 4.18. Hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha của các biến trong thang đo CN ..........99

Bảng 4.19. Hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha của các biến trong thang đo NN ........100
Bảng 4.20. Hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha của các biến trong thang đo DLDV ...100
Bảng 4.21. Hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha của các biến trong thang đo DCMT ..100

iii


Bảng 4.22. Ma trận xoay lần 1 - thang đo NCSD ...................................................101
Bảng 4.23. Kết quả KMO tổng hợp 2 lần chạy EFA - thang đo NCSD .................102
Bảng 4.24. Ma trận xoay lần 2 - thang đo NCSD ...................................................103
Bảng 4.25. Giá trị hiệp phương sai của các biến trong thang đo NCSD ................105
Bảng 4.26. Hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha của các biến trong thang đo GDTT ...105
Bảng 4.27. Hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha của các biến trong thang đo TPKB....106
Bảng 4.28. Hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha của các biến trong thang đo CSPL ....106
Bảng 4.29. Hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha của các biến trong thang đo Ctri........106
Bnagr 4.30. Hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha của các biến trong thang đo CCCS ..107
Bảng 4.31 Ma trận xoay lần 1 - thang đo CCCS.....................................................107
Bảng 4.32. Kết quả KMO tổng hợp 2 lần chạy EFA - thang đo CCCS..................108
Bảng 4.33. Ma trận xoay lần 2 - thang đo CCCS....................................................109
Bảng 4.34. Giá trị hiệp phương sai của các biến trong thang đo CCCS .................111
Bảng 4.35 Ma trận xoay nhóm yếu tố ANNN ........................................................112
Bảng 4.36. Kết quả ước lượng Boostrap (N = 2000) ..............................................114
Bảng 4.37. Kết quả phân tích hồi quy .....................................................................115
Bảng 4.38. Trọng số hồi quy chuẩn hóa .................................................................116
Bảng 4.39. Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Lai Châu 2016-2018 ...................................117
Bảng 4.40. Các giả thuyết của nghiên cứu ..............................................................119

iv



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ Áp lực - Hiện trạng - Phản ứng.......................................................32
Hình 2.2. Mơ hình đo lường trong SEM ...................................................................42
Hình 2.3. Các phần t cơ bản trong mơ hình SEM ...................................................43
Hình 2.4. Bản đồ an ninh nguồn nước thế giới. ........................................................45
Hình 2.5. Yếu tố tác động tới ANNN .......................................................................49
Hình 3.1. Quy trình xác định nhóm nguy cơ mất ANNN .........................................67
Hình 3.2. Khung lý thuyết của nghiên cứu ...............................................................68
Hình 4.1. Lưu vực sơng Đà .......................................................................................77
Hình 4.2. Đường lũy tích sai chuẩn dòng chảy năm các trạm trên lưu vực sơng Đà79
Hình 4.3. Kết quả phân tích yếu tố thang đo yếu tố tự nhiên ...................................97
Hình 4.4. Kết quả phân tích yếu tố thang đo nhu cầu s d ng ...............................104
Hình 4.5 Kết quả phân tích yếu tố thang đo Cơ chế chính sách .............................110
Hình 4.6. Kết quả phân tích yếu tố các thang đo ANNN........................................113

v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Trong những năm gần đây, vấn đề an ninh nguồn nước đã thu hút được nhiều
sự quan tâm trong các chương trình nghị sự chính trị tồn cầu và có được chú ý từ
các chính phủ quốc gia phát triển nhất, đặc biệt là do có mối liên kết với hịa bình và
an ninh quốc gia, nên an ninh nguồn nước còn tác động tới cả các vấn đề phát triển
kinh tế - xã hội. Đánh giá sâu hơn về vấn đề này, nhiều nhận định cho rằng, an ninh
nguồn nước đang nổi lên như một mối đe dọa mang tính chất phi truyền thống, ảnh
hưởng mạnh mẽ đến đời sống sinh kế của người dân, đến sự ổn định của ngành
nông nghiệp và cả ngành công nghiệp vốn không thế thiếu nước sản xuất.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến khó lường trên phạm vi
tồn cầu, mối đe dọa này ngày càng hiện hữu với lượng nước bề mặt và cả hệ nước

ngầm ở hầu khắp các khu vực trên thế giới có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng. Lợi
ích của người dân, của các doanh nghiệp và lợi ích tổng thể của mỗi quốc gia thực
sự đang bị thách thức. Trong điều kiện này, cách thức ứng x trong tiêu dùng hay
phương thức sản xuất sẽ phải tính đến sự khan hiếm hay ngày càng đắt đỏ của
nguồn tài nguyên nước. Nhưng vì những lợi ích trước mắt mà việc khai thác, s
d ng nguồn nước chưa hợp lý, thậm chí là khai thác quá mức lại chưa đi đôi với
công tác quản lý khai thác và bảo vệ, đang làm nguồn nước bị suy thối, cạn kiệt và
ơ nhiễm ngày một nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng sâu sắc hơn đến đời sống và sản
xuất. Việc triển khai cơ chế điều phối, giám sát các hoạt động của các bộ, ngành,
địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân để giải quyết những vấn đề
chung trên phạm vi lưu vực sơng cịn thiếu hiệu quả… Hậu quả của mất ANNN là
rất nghiêm trọng đối với con người, với tài nguyên nước, gia tăng nguy cơ kém bền
vững trong tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Sự suy giảm nguồn nước trở
thành thách thức lớn trong bảo đảm ANNN cho phát triển bền vững. Để khắc ph c
tình trạng này, địi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, có tính hệ thống và thực
hiện kiên trì trên tồn lưu vực sơng với quan điểm quản lý tổng hợp tài nguyên
nước, quản lý suy giảm nguồn nước, khan hiếm nước. Cũng như phải đảm bảo sự

1


ổn định của môi trường sống hay yêu cầu bắt buộc phải duy trì hệ sinh thái tồn cầu
sẽ làm cho vấn đề càng trở lên bức thiết hơn bao giờ hết. Chính trong bối cảnh này,
những nghiên cứu nhằm làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước là
chủ đề nhanh chóng trở lên cấp thiết và khơng chỉ dừng lại ở khía cạnh kỹ thuật mà
thực sự đang tạo ra một xu thế phát triển có tính quy luật hết sức đặc thù, địi hỏi
phải sớm được nhận diện. Trong khi đó, chúng ta chưa có một cơng c pháp lý với
những chế tài đủ mạnh để bảo vệ và bảo ANNN, phát triển bền vững, bảo vệ môi
trường, các hệ sinh thái.
Mặc dù đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và

ngoài nước liên quan tới các vấn đề, khía cạnh khác nhau liên quan tới an ninh
nguồn nước, trong đó tập trung vào một số nhóm nội dung liên quan: (i) làm rõ nội
hàm khái niệm an ninh nguồn nước; (ii) xác định các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới an
ninh nguồn nước (về yếu tố tự nhiên có khí tượng, thủy văn, địa hình, về yếu tố
chính sách có các luật, các phương pháp giáo d c, truyền thông, về yếu tố khai thác
s d ng có thủy điện, dịng chảy mơi trường, sinh hoạt); (iii) đưa ra các giải pháp
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả s d ng và quản lý nguồn nước. Tuy nhiên, các
nhân tố tác động trên mới chỉ nghiên cứu riêng rẽ, độc lập, khơng có bất cứ nghiên
cứu hay sáng kiến khoa học nào xem xét vấn đề trên một cái nhìn tổng thể, tác động
qua lại giữa các yếu tố với nhau. Các nghiên cứu không chỉ ra được đối với lưu vực
sơng, khu vực nào, nhóm yếu tố về chính sách hay nhóm yếu tố về khai thác s
d ng là yếu tố chính, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh nguồn nước. Đây chính là cơ
sở địi hỏi phải có những luận giải ngay từ phương diện lý thuyết.
Tại lưu vực sơng Đà nói chung và dịng chính sơng Đà nói riêng, do điều
kiện địa hình, địa mạo, các dịng sơng bị chia cắt mạnh, dịng chảy có sự khác biệt
rõ rệt giữa mùa khơ và mùa mưa và khác nhau theo từng khu vực. Do lưu vực sơng
Đà có tiềm năng thủy điện rất lớn và kinh tế của các tỉnh trên lưu vực hiện nay vẫn
dùng chủ yếu cho hai lĩnh vực chính là tưới và phát điện, nước dùng cho các nhu
cầu khác (sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản…) chiếm tỷ lệ khá nhỏ
trong tổng nhu cầu nước s d ng. Bên cạnh đó, do sơng Đà bắt nguồn từ Trung

2


Quốc nên các lý do khách quan như chế độ vận hành của các hồ chứa thượng nguồn
đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới số lượng và chất lượng nước trên dịng chính
sơng Đà. Cơng tác quản lý tài nguyên nước tại nước ta nói chung cũng như tại lưu
vực sơng Đà, mặc dù đã có sự nỗ lực lớn của các cấp, các ngành chức năng, nhưng
việc quản lý tài nguyên nước cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, chồng chéo
và thậm chí mâu thuẫn trong việc ra quyết định và thực thi. Chính vì những lý do

này, tài nguyên nước sông Đà vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ hiện hữu về suy
thoái, mất an ninh nguồn nước.
Cho đến nay, vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước khu vực dịng chính sơng
Đà đang được Chính phủ Việt Nam hết sức chú trọng. Trong thời gian vừa qua,
công tác an ninh nguồn nước đã từng bước được giữ vững, tạo nền tảng vững chắc
cho vấn đề an ninh kinh tế chính trị xã hội quốc gia và là trên phương diện đảm bảo
an ninh nguồn nước cho sinh hoạt của vùng lưu vực bao gồm cả thành phố Hà Nội,
an ninh nguồn nước cho sản xuất công nông nghiệp và thủy điện. Môi trường sinh
thái dựa vào nguồn cung ứng nước đầy đủ cũng được duy trì. Tuy nhiên những
nguy cơ dẫn đến mất an ninh nguồn nước cũng ln rình rập địi hỏi Việt Nam phải
có những biện pháp phịng ngừa, cảnh báo kịp thời trước sự biến đổi khí hậu và
năng lực can thiệp vào dịng chảy vùng thượng lưu, thì việc có được các chính sách
phịng ngừa và cảnh báo sớm rủi ro là hết sức cần thiết. Trên thực tế lại chưa có một
nghiên cứu nào đưa ra một cách hệ thống các nhóm nhân tố và đánh giá tác động
của các nhóm nhân tố này tới ANNN khu vực dịng chính sơng Đà. Do đó việc nhận
diện được mơ hình tác động và các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an ninh
nguồn nước hay nguy cơ mất an ninh nguồn nước khu vực dịng chính sơng Đà là
đòi hỏi cấp bách và hết sức cần thiết.
Để góp thêm các cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác quy hoạch, khai
thác, quản lý tài nguyên nước cho phát triển bền vững kinh tế, xã hội và bảo vệ tài
ngun nước hiệu quả dịng chính sơng Đà trong điều kiện hiện nay, cần thiết phải
nghiên cứu„„các yếu tố tác động đến an ninh nguồn nước‟‟ của dịng chính sơng Đà
như một cơng c ph c v phát triển bền vững. Với những lý do nêu trên, đề tài luận

3


án “Các nhân tố tác động đến an ninh nguồn nước khu vực dịng chính sơng Đà”
là rất cần thiết, có tính thời sự, thơng qua việc phân tích và đánh giá các yếu tố tác
động đến an ninh nguồn nước và đề xuất các giải pháp cho khu vực dịng chính

sơng Đà, nghiên cứu thể hiện được tính khoa học và thực tiễn cao trong điều kiện
phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên nước dòng chính sơng Đà nói chung
và tỉnh Lai Châu nói riêng.
Trong phạm vi của luận án, nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên và xác định
được chính xác các yếu tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố
để làm cơ sở đề xuất các giải pháp, chính sách hướng tới đảm bảo an ninh nguồn
nước trên dịng chính sơng Đà, luận án xác định các câu hỏi nghiên cứu như sau:
Câu hỏi nghiên cứu: Các nhân tố nào đang tác động đến an ninh nguồn nước
ở khu vực dịng chính sơng Đà (tỉnh Lai Châu)? Mức độ tác động của các nhân tố
này đến an ninh nguồn nước như thế nào? Chính phủ Việt Nam cần phải có các
chính sách, giải pháp gì để ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ mất an ninh nguồn
nước trên khu vực dịng chính sơng Đà này?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu:
Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước, đánh giá
tác động của các yếu tố này đến an ninh nguồn nước khu vực dịng chính sơng Đà
(tỉnh Lai Châu);
Đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường đảm bảo an ninh nguồn nước
khu vực dịng chính sơng Đà trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước liên quan đến vấn đề
các yếu tố (nguy cơ) ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận, thuộc về các yếu tố ảnh hưởng đến an
ninh nguồn nước(ANNN).
- Nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài trong việc đánh giá ANNN và rút
ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

4



- Chọn lọc, s d ng phương pháp nghiên cứu phù hợp để xác định, đánh giá
các yếu tố tác động đến ANNN khu vực dịng chính sơng Đà nói chung và trên địa
bàn tỉnh Lai Châu nói riêng.
- Xác định, đánh giá tác động các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước
khu vực dịng chính sơng Đà (tỉnh Lai Châu).
- Đưa ra định hướng và giải pháp tăng cường đảm bảo an ninh nguồn nước
khu vực dòng chính sơng Đà trong thời gian đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố và tác động của các yếu tố này
ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước trên dịng chính sơng Đà thuộc tỉnh Lai Châu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Luận án đi sâu nghiên cứu tác động của các yếu tố ảnh
hưởng đến an ninh nguồn nước khu vực dịng chính sơng Đà: trường hợp tỉnh Lai
Châu mà khơng phải là tồn bộ khu vực lưu vực sơng Đà vì sơng Đà bắt nguồn từ
Trung quốc và bắt đầu chảy vào Việt nam qua huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, sau
đó qua Điện Biên, Sơn La, Hịa Bình rồi đến Phú Thọ nhập vào sông Hồng. Sông
Đà được gọi là hung dữ nhất Đông Dương nhưng lại là dịng sơng cung cấp nguồn
điện năng lớn nhất Việt nam, trên dịng sơng Đà nước ta đã xây dựng và vận hành 3
nhà máy Thủy điện lớn liên quan đến an ninh quốc gia là Hòa Bình, Sơn La, Lai
Châu, cung cấp hơn 30% sản lượng điện của quốc gia. Sông Đà cũng là ph lưu lớn
nhất của sông Hồng, cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng, đáp ứng các nhu
cầu rất lớn về nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thơng
thủy, vv cho vùng lưu vực sơng. Dịng chính sơng Đà chảy qua Lai Châu là nơi
vùng núi cao, hiểm trở, là vùng thượng nguồn sông Đà, giáp biên giới, tiềm ẩn
nhiều nguy cơ mất an ninh nguồn nước, an tồn về thiên tai, nhân tai đối với đời
sống, mơi trường, các cơng trình quan trọng, các ngành kinh tế, quốc phòng - an
ninh... Ở ngay địa bàn Lai châu và vùng hạ du trong đó có thủ đơ Hà Nội, do đó
việc đảm bảo an ninh nguồn nước dịng chính sơng Đà trên địa bàn tỉnh Lai Châu có


5


vai trị rất quan trọng nếu khơng nói là quyết định đến ANNN của lưu vực sông Đà
và vùng Hạ du. Hơn nữa do số liệu nghiên cứu về dòng chính sơng Đà trên địa bàn
tỉnh Lai châu là khả thi. Do vậy, Luận án đã lựa chọn phạm vi nghiên cứu của là
khu vực dịng chính sơng Đà thuộc địa phận tỉnh Lai Châu.
- Về thời gian: giai đoạn 2008 - 2018
- Về nội dung: Luận án tiếp cận dưới góc độ Kinh tế chính trị, theo đó làm rõ
các yếu tố tác động đến an ninh nguồn nước trên dịng chính sơng Đà thuộc tỉnh Lai
Châu, tác động đến tình hình CT-KT-XH trong đó có lợi ích quốc gia, lợi ích của
người dân và các doanh nghiệp trong việc khai thác, s d ng nguồn nước vào sản
xuất, kinh doanh, tiêu dùng và đảm bảo môi trường sống. Khi nhận diện các yếu tố
tác động, các định hướng và giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường đảm bảo an
ninh nguồn nước trong thời gian sắp tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận án đã s d ng các phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp:
4.1.1. Ph ơng ph p ph n t h: là phương pháp nghiên cứu bằng cách phân
chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những
yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản
chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một
cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận.
4.1.2. Ph ơng ph p tổng hợp: là phương pháp liên kết từng mặt, từng bộ
phận thông tin từ các tài liệu, lý thuyết thu thập được, những kết quả nghiên cứu để
có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động
của đối tượng nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ
sung cho nhau trong nghiên cứu.


6


4.2. Phương pháp thống kê, so sánh
4.2.1. Ph ơng ph p th ng k : Theo tổng hợp từ Vũ Văn Hậu cb (2017),
Phương pháp thống kê được s d ng nhiều trong nghiên cứu kinh tế cũng như các
ngành khác. Phương pháp thống kê thường được tiến hành theo ba giai đoạn:
- Điều tra thống kê: là giai đoạn nhà nghiên cứu tiến hành thu thập các số liệu
phản ánh các mặt, các yếu tố khác nhau có liên quan trực tiếp và phản ánh sự vận
động, biến đổi về lượng của sự vật, hiện tượng được nghiên cứu.
- Tổng hợp thống kê: là giai đoạn nhà nghiên cứu kiểm tra, chỉnh lý, hệ thống
hóa số liệu đã thu thập được, sau đó phân loại các số liệu này theo các tiêu thức,
bảng biểu thống kê…
- Phân tích thống kê: là việc s d ng kết hợp nhiều phương pháp khoa học
kết hợp với các thao tác tư duy nhằm đưa ra những kết luận về mức độ, xu hướng,
tính chất, mối quan hệ giữa các biến số nói lên bản chất sự vật, hiện tượng được
nghiên cứu.
4.2.2. Ph ơng ph p so s nh: là cách thức nghiên cứu khoa học thơng qua
việc tìm ra những sự tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng nghiên cứu hoặc
giữa đối tương nghiên cứu với các đối tượng khác. Phương pháp này có liên quan
đến phương pháp thống kê, xác suất, phân tích, tổng hợp. Khi so sánh bao giờ cũng
có giai đoạn tổng hợp số liệu sau đó phân tích để hiểu được những đặc điểm bản
chất của đối tượng nghiên cứu.
4.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn: là quá trình khai thác dữ liệu mà nhà
nghiên cứu cần và người được phỏng vấn sẵn có thơng qua q trình trao đổi, tương
tác trực tiếp, các thơng tin. Dữ liệu được tạo dựng trong quá trình phỏng vấn. Đơi
khi chính trong q trình hỏi, đào sâu tư duy, tác giả thậm chí cịn phát hiện ra
những hướng đi mới, nắm bắt được nhiều thơng tin có giá trị hơn cả dự định ban
đầu. Phỏng vấn sâu vừa mang tính cấu trúc vừa mang tính linh hoạt. Để thực hiện
một cuộc phỏng vấn sâu, có hiệu quả nhà nghiên cứu phải hình dung ra đa dạng các

chiều cạnh của vấn đề để thiết kế các câu hỏi cho chuẩn xác và để khai thác được
nhiều thơng tin thì phải để cuộc trò chuyện phỏng vấn diễn ra một cách tự nhiên.

7


4.4. Phương pháp chuyên gia: là phương pháp s d ng trí tuệ của đội ngũ chun
gia có trình độ cao của một chuyên ngành để xem xét, nhận định bản chất một sự
kiện khoa học hay thực tiễn phức tạp, để tìm ra giải pháp tối ưu cho các sự kiện đó
hay đánh giá một sản phẩm khoa học.
4.5. Phương pháp nghiên cứu định lượng: là phương pháp hướng vào việc thiết kế
những quan sát định lượng các biến (các dữ liệu số đo lường được), phương pháp
đo lường, phân tích mẫu và giải thích mối quan hệ giữa các biến bằng các quan hệ
định lượng thông qua s d ng các mơ hình tốn học, tính tốn và thống kê...trong
luận án s d ng mơ hình cấu trúc mạng cho việc phân tích, đánh giá các yếu tố tác
động tới an ninh nguồn nước.
5. Đóng góp mới của luận án:
- Hệ thống hóa và xác định các nhóm yếu tố mới ảnh hưởng chi phối đến an
ninh nguồn nước các khu vực dịng chính của các con sơng;
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước và đánh giá
được mức độ tác động của các yếu tố này đến an ninh nguồn nước khu vực dịng
chính sơng Đà thuộc tỉnh Lai Châu;
- Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm tăng cường đảm bảo an ninh nguồn
nước trong thời gian sắp tới.
6. Kết cấu của luận án:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án gồm
5 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về an ninh nguồn nước
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu

Chương 4. Thực trạng các nhân tố tác động đến an ninh nguồn nước dịng
chính sơng Đà: trường hợp tỉnh Lai Châu.
Chương 5. Định hướng và giải pháp tăng cường đảm bảo an ninh nguồn
nước sông Đà đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

8


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế về các yếu tố ảnh
hƣởng đến an ninh nguồn nƣớc
Trên thế giới hiện nay có nhiều khái niệm an ninh nguồn nước tùy vào mỗi
lĩnh vực nghiên cứu điển hình. Có thể thấy an ninh nguồn nước là khái niệm thường
được s d ng, nhưng lại thiếu một định nghĩa rõ ràng và thống nhất. Tùy thuộc vào
góc độ nghiên cứu dựa trên việc s d ng nước như để đáp ứng các nhu cầu cơ bản
của con người hay cho các hoạt động môi trường mà có các định nghĩa về an ninh
nguồn nước khác nhau như của David và Claudia (2007); Bogardi và các cộng sự
(2012); UN-Water - Ủy ban Liên hợp quốc về Nước (2013) tuy nhiên đều quy
chung lại ANNN là: “Kh năng
cậ v

oh m

vấn ề ơ

a một cộng
n: (i)

mb o


ời s ng on ng ời v i kh năng tiếp cận n
l ợng chấp nhận

ng tiếp cận

c một

p ng


ợc ngu n n
nhu ầu ơ
về s l ợng v

c tin
nc a
hất

ợc, (ii) b o v m i tr ờng, h sinh th i, h ng lại những hiểm

họa về thi n t i li n qu n ến n

c, (iii) ph c v ph t triển bền vững”.

(Cook và Bakker, 2010). Đã có nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức đưa ra
các định nghĩa khác nhau về an ninh nguồn nước, trong đó phải kể đến các
nghiên cứu như:
David và Claudia (2007) cho rằng an ninh nguồn nước là sự sẵn sàng đáp
ứng của một lượng nước với số lượng và chất lượng chấp nhận được ph c v các

nhu cầu về sức khỏe, sinh kế, hệ sinh thái và sản xuất, kèm theo những mức độ rủi
ro đối với con người, môi trường và nền kinh tế.
Bogardi và các cộng sự (2012) cho rằng an ninh nguồn nước là sự đảm bảo
nước ngọt cung cấp đủ cho hệ sinh thái liên quan được bảo vệ; là sự đảm bảo về
việc sự phát triển bền vững, ổn định chính trị, mọi người dân được tiếp cận đủ
lượng nước an toàn và ở mức phí vừa với khả năng chi trả để có cuộc sống khỏe
mạnh và được bảo vệ trước những hiểm họa từ những nguy cơ liên quan đến nước.

9


Ủy ban Liên hợp quốc về Nước (2013) định nghĩa an ninh nguồn nước là
năng lực của một cộng đồng bảo vệ được sự tiếp cận bền vững đủ lượng nước có
chất lượng chấp nhận được để duy trì sinh kế, sức khỏe con người, và phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo chống lại sự ô nhiễm lây lan qua đường nước và thiên
tai liên quan đến nước, bảo tồn hệ sinh thái trong mơi trường hịa bình và ổn định
chính trị.
Tuy các định nghĩa khác nhau, nhưng có thể chung quy lại an ninh nguồn
nước là kh năng
vấn ề ơ

a một cộng
n: (i)

mb o

ng ời v i kh năng tiếp cận n
nhận

ng tiếp cận


ợc ngu n n

c tin cậ v

p ng

nhu ầu ơ

nc



c một

về s l ợng v

oh m

ời s ng con
hất l ợng chấp

ợc, (ii) b o v m i tr ờng, h sinh th i, h ng lại những hiểm họa về thi n

t i li n qu n ến n

c, (iii) ph c v ph t triển bền vững.

An ninh nguồn nước cho phát triển kinh tế có thể được hiểu là khả năng của
một cộng đồng tiếp cận được nguồn nước tin cậy ph c v cho các hoạt động nhằm

đạt m c tiêu phát triển kinh tế, trong đó có các khía cạnh liên quan đến an ninh
lương thực (ANLT), tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Bước vào thế kỷ XXI, sự gia tăng dân số hiện nay đang tạo sức ép cho việc
khai thác và s d ng tài nguyên nước. Theo báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc,
60 năm trước, dân số thế giới chỉ là 2,5 tỉ người, năm 2000 là 6 tỉ người, năm 2010
gần 7 tỉ người và dự đoán đến năm 2050 sẽ vượt mức 9 tỉ người, kéo theo đó là nhu
cầu lương thực tăng 70% và nhu cầu nước tăng 19%.
Nhận thức được tầm quan trọng về nhu cầu s d ng nước ngày một tăng
cũng như tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh nguồn nước ph c v cho phát
triển kinh tế, xã hội, các Quốc gia, các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học không
ngừng đưa ra những sáng kiến, nghiên cứu về an ninh nguồn nước và các vấn đề
liên quan tới công tác đảm bảo an ninh nguồn nước ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia.
Hiện nay, đã có một số nghiên cứu các vấn đề khác nhau liên quan tới quy
hoạch, điều tra, bảo vệ phát triển bền vững nguồn nước và các yếu tố tác động
(nguy cơ) mất an ninh nguồn nước. Trong đó phải kể đến các nghiên cứu sau:

10


1.1.1.

ghiên cứu các nhân tố tác động tự nhiên nh hư ng đến an ninh nguồn

nước
Yong Jiang (2015) đã phân tích và đánh giá an ninh nguồn nước của Trung
Quốc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với tình trạng
khan hiếm nước ngày càng tăng, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế-xã
hội và phát triển bền vững của đất nước này. Tổng khối lượng nguồn nước ngọt tái
tạo nội bộ của Trung Quốc trung bình là khoảng 2813tỷ m3 mỗi năm. Mặc dù xếp
thứ năm trên thế giới sau Brazil, Nga, Canada, và Indonesia, khối lượng nước bình

quân đầu người tại Trung Quốc là thấp. Tính đến năm 2012, với tổng số dân số
khoảng 1,36 tỷ, lượng nước sẵn có hàng năm bình quân đầu người của Trung Quốc
khoảng 2068 m3 (trong khi mức bình quân của thế giới là 6016 m3). Trong khi đó,
tổng lượng nước tiêu th của Trung Quốc tăng lên đều đặn, trong đó nơng nghiệp là
ngành s d ng lượng nước lớn nhất giữa các ngành. Tổng lượng nước tiêu th của
Trung Quốc tăng từ 550 tỷ m3 (năm 2000) lên tới 614 tỷ m3 (năm 2012), với tốc độ
tăng trưởng bình quân 0,97% mỗi năm. Trong tổng số nước s d ng, nông nghiệp
chiếm 61-69%, công nghiệp 21-24%, s d ng nội địa chiếm 10-13%, và môi trường
1-2%. Hơn nữa, việc s d ng nước nông nghiệp liên t c tăng lên 388 tỷ m3 vào năm
2012, mặc dù giảm từ 378 tỷ m3 trong năm 2000 xuống 343 tỷ m3 (năm 2003).
Đứng trước thực trạng này, quản lý nước đã nhận được sự chú ý rất lớn từ chính
phủ Trung Quốc. Trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã thơng qua
nhiều chính sách để giải quyết vấn đề thiếu h t nguồn nước cho khai thác, s d ng.
Phạm Thành Dung (2014) đã trình bày 04 nguy cơ thách thức đối với an ninh
nguồn nước tại Việt Nam, bao gồm: (i) trên 60% dịng chảy sơng ngịi là từ nguồn
nước ngồi lãnh thổ Việt Nam, do đó q trình quản lý, s d ng nguồn nước ph c
v phát triển kinh tế - xã hội ở các nước thượng nguồn đã và đang gây khó khăn, bất
lợi cho Việt Nam. Bên cạnh đó, các đập thủy điện đã và dự kiến xây dựng ở Trung
Quốc, Lào, Campuchia sẽ là mối đe dọa làm giảm sút nguồn nước, nguồn cá, phù
sa, hệ sinh thái,… đối với Việt Nam. Tổng lượng nước mưa của Việt Nam là cao
nhưng phân bố không đồng đều. Điều này gây bất lợi lớn đối với việc quản lý, điều

11


tiết s d ng có hiệu quả nguồn nước, xuất hiện chênh lệch cung và cầu, thừa và
thiếu giữa các vùng miền, về thời gian và không gian; (ii) thiên tai và biến đổi khí
hậu đã và đang đe dọa tài nguyên nước. Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia trên thế giới
chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu cả trong hiện tại và tương lai. Tai biến mơi
trường, biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, nước biển dâng, bão lũ, hạn hán xuất

hiện với tần suất và cương độ ngày càng lớn để lại hậy quả ngày càng nặng nề hơn
về kinh tế - xã hội, trong đó có nguồn tài nguyên nước; (iii) chất lượng nguồn nước
đang có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng. Tài nguyên nước Việt Nam đang trên đà
suy thoái, thiếu h t không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng nước. Do áp lực
tăng dân số, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đảm bảo an ninh năng lượng, an
ninh lương thực,…, đặc biệt là quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, thiếu đồng bộ,
kém hiệu quả trong đó có quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên nước…; (iv) nhu cầu
s d ng nước ở Việt Nam ngày càng tăng cao, do áp lực phát triển kinh tế - xã hội,
dân số tăng cùng với nhu cầu chất lượng cuộc sống nâng lên cả về vật chất và tinh
thần. Trong khi đó, tài nguyên nước suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Năm
1990, nhu cầu nước cho dân d ng và công nghiệp của nước ta là khoảng 50 tỷ
m3/năm, năm 2010 tăng lên 72 tỷ m3/năm. Theo dự báo đến năm 2020 sẽ là 80 tỷ
m3/năm. Khối lượng, nhu cầu về nước theo dự báo này chiếm 11% tổng tài nguyên
nước hoặc 29% tài nguyên nước nội địa ở nước ta. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất
một số giải pháp nhằm phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia, đảm bảo an
ninh nguồn nước, bao gồm: (i) nhà nước cần có chiến lược tổ chức nghiên cứu khảo
sát tổng thể tài nguyên nước và dự báo tổng nhu cầu s d ng nước (nước ph c v
phát triển kinh tế, sinh hoạt, dự trữ,…) của quốc gia để có cơ sở, căn cứ khai thác,
s d ng nguồn nước hợp lý, có hiệu quả, bền vững trong hiện tại và tương lai; (ii)
xây dựng chiến lược tổng thể về an ninh quốc gia trong tình hình mới nhằm ứng đó
với các nguy cơ đe dọa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống trong xu
thế hội nhập quốc tế.
Trần Thị Lan Hương (2013) đã chỉ ra vai trò của tài nguyên nước trong phát
triển kinh tế của Ai Cập. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mặc dù là đất nước khan hiếm

12


×