Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

(Luận án tiến sĩ) Quản lý nhà nước về thị trường âm nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 208 trang )

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

********

PHẠM PHƯƠNG THÙY

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG ÂM NHẠC
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

HÀ NỘI, 2021


BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

********

PHẠM PHƯƠNG THÙY

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG ÂM NHẠC
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 9319042

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Hoài Sơn

HÀ NỘI, 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS. Bùi Hoài Sơn. Các kết quả nghiên cứu và kết luận trong luận án
là trung thực. Việc tham khảo các tài liệu đã được trích dẫn và ghi nguồn theo đúng quy
định. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả luận án

Phạm Phương Thùy


1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC .......................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................2
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH.......................................................................3
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................4
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ
THỊ TRƯỜNG ÂM NHẠC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................12
1.1 Tổng quan nghiên cứu........................................................................................12
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý thị trường âm nhạc ....................................................23
1.3. Khái quát về thị trường âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh ..............................40
Tiểu kết ....................................................................................................................48
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG ÂM

NHẠC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................................................................49
2.1. Thực trạng về chủ thể quản lý và nguồn lực quản lý ........................................49
2.2. Thực trạng chính sách, pháp luật ......................................................................59
2.3. Thực trạng một số hoạt động quản lý ...............................................................67
2.4. Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm..............................83
2.5. Đánh giá chung .................................................................................................86
Tiểu kết ....................................................................................................................94
Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI THỊ TRƯỜNG ÂM NHẠC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................96
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ...................................................................................96
3.2. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về thị trường âm nhạc
ở Thành phố Hồ Chí Minh .....................................................................................119
Tiểu kết ..................................................................................................................147
KẾT LUẬN .................................................................................................................148
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ÐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...................................................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................152
PHỤ LỤC ....................................................................................................................162


2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CMCN

Cách mạng công nghiệp


QL

Quản lý

QLNN

Quản lý nhà nước

QTG, QLQ

Quyền tác giả, Quyền liên quan

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TW

Trung ương

XHH

Xã hội hóa

UBND

Ủy ban nhân dân

VCPMC


Trung tâm bảo về quyền tác giả âm nhạc

VH, TT, DL

Văn hóa, Thể thao, Du lịch

VH & TT

Văn hóa và Thể thao


3
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Chương trình/suất diễn do các đơn vị cơng lập tổ chức ...............................43
Bảng 2.1 Hoạt động đào tạo âm nhạc ở đơn vị tư nhân ................................................82
Bảng 2.2. Xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực chuyên ngành .......................................83
DANH MỤC BIỂU ĐỔ
Biểu đồ 2.1. So sánh số liệu cấp phép biểu diễn ...........................................................68
Biểu đồ 2.2. Thu phí tác quyền trong biểu diễn âm nhạc ..............................................74
Biểu đồ 2.3. Thu tiền xử phạt vi phạm ..........................................................................84
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thị trường âm nhạc ...................49
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức của Sở Văn hóa và Thể thao Tp. Hồ Chí Minh ......................50
Hình 3.1. Mơ hình quản lý tháp ...................................................................................127
Hình 3.2. Mơ hình quản lý “phẳng” ............................................................................128
Hình 3.3. Mơ hình quản lý tích hợp ............................................................................130


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, giao lưu hội
nhập quốc tế với nhiều cơ hội và thách thức. Xun suốt q trình phát triển đó, Đảng Cộng
sản Việt Nam không ngừng đổi mới tư duy về văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa và kinh
tế. Từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH TƯ Đảng khóa VIII (1998) nhấn mạnh tiềm
năng kinh tế trong phát triển văn hóa, gắn kết kinh tế với văn hóa …Đến Nghị quyết số 23
- NQ/TW của Bộ Chính trị (2008) khẳng định sự tồn tại của thị trường hàng hóa và dịch vụ
văn hóa. Ngày 09/6/2014 Hội nghị lần thứ 9 BCH TƯ Đảng khoá XI ban hành Nghị quyết
số 33/NQ-TW đưa ra quan điểm: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu,
động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính
trị, xã hội”. Nội dung Nghị quyết xác định mục tiêu “xây dựng thị trường văn hóa lành
mạnh, đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam”,
nhiệm vụ “phát triển cơng nghiệp văn hóa đi đơi với xây dựng, hồn thiện thị trường văn
hóa” và giải pháp “nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa”.
Để quan điểm, chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống, năm 2016, Chính phủ Việt
Nam đã xây dựng và ban hành “Chiến lược phát triển các ngành cơng nghiệp văn hóa
Việt Nam” (Chiến lược). Theo nội dung của chiến lược, âm nhạc được xác định thuộc
ngành công nghiệp nghệ thuật biểu diễn – một trong 12 phân ngành cơng nghiệp văn
hóa Việt Nam. Như vậy, phát triển công nghiệp âm nhạc đi đôi với xây dựng, hoàn thiện
thị trường âm nhạc là một nhiệm vụ cần thiết góp phần triển khai quan điểm của NQ
33/NQ-TW và thực hiện Chiến lược.
Âm nhạc là một lĩnh vực của văn hóa. Thị trường âm nhạc Việt Nam những năm
gần đây đang chứng kiến sự trỗi dậy nhanh chóng của những hiện tượng, trào lưu mới.
Trong đó, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai thị trường âm nhạc phát triển nhất
cả nước. Nếu các hoạt động biểu diễn âm nhạc của đại diện khu vực phía Bắc có chút
sâu lắng thì ở Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm văn hóa giải trí lớn nhất cả nước lại
rất cuốn hút và sơi động. Chính bởi sự hiện đại hóa khơng ngừng, sự đa dạng của thị
hiếu khán giả và nhiều yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau mà Thành phố Hồ Chí
Minh ln là nơi các nghệ sĩ chọn để theo đuổi sự nghiệp biểu diễn của mình.

Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường âm nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
dường như vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới, hội nhập và mục tiêu về một “thị
trường văn hóa lành mạnh” như tinh thần NQ 33 đã đề ra. Cụ thể, hàng hóa, dịch vụ chưa


5
đa dạng, chất lượng thấp; nhiều tài năng chưa phát huy được năng lực chuyên môn và sức
sáng tạo; công nghệ, kỹ thuật số chưa được ứng dụng rộng rãi; kỹ năng quản lý và kinh
doanh yếu; năng lực cảm thụ của một bộ phận cơng chúng cịn thấp; nhiều đơn vị nghệ
thuật còn phụ thuộc bao cấp của Nhà nước, chưa chủ động hội nhập; chưa có sự hợp tác
giữa đơn vị tổ chức biểu diễn với các nguồn đầu tư, tài trợ; chưa xây dựng mối quan hệ chặt
chẽ và sâu sắc với công chúng – trong khi những đối tượng này đang ngày càng địi hỏi tính
độc đáo và chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ…Những hạn chế của thị trường âm nhạc
Thành phố Hồ Chí Minh kể trên có nhiều nguyên nhân khác nhau và một trong số đó là do
bộ máy và cơ chế quản lý nhà nước cho văn hóa cịn bất cập. Đó là sự bất cập trong tư duy
quản lý vẫn cịn nặng dấu ấn bao cấp, hành chính – mệnh lệnh; cơ chế quản lý mang tính
tập quyền; chính sách, văn bản quản lý ít được xây dựng từ thực tiễn cơ sở; nguồn nhân lực
quản lý yếu và thiếu năng lực đổi mới sáng tạo, kỹ năng quản trị kinh doanh...; quy hoạch,
đầu tư cho văn hóa thấp so với các lĩnh vực khác, chưa tương xứng với thực tiễn...
Theo đó, để xây dựng và hồn thiện một thị trường âm nhạc năng động, vững
mạnh, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, tăng trưởng và gắn kết hơn giữa các cá nhân,
tổ chức sáng tạo, sản xuất, biểu diễn âm nhạc với cơng chúng thì quản lý nhà nước giữ
vai trị vơ cùng quan trọng. Quản lý nhà nước hiệu quả sẽ định hướng phát triển thị
trường âm nhạc vừa hiện đại, vừa giữ gìn bản sắc đồng thời giúp cho việc thực thi các
chính sách trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng thuận tiện
hơn, tránh sự lúng túng, tùy tiện. Quản lý nhà nước hiệu quả cịn góp phần xây dựng
mơi trường cho sự phát triển và hồn thiện thị trường âm nhạc với mục tiêu vừa mang
lại hiệu quả văn hóa, xã hội đồng thời cũng đạt được hiệu quả kinh tế to lớn.
Như vậy, cả góc độ lý luận và thực tiễn cho thấy, việc xây dựng, ban hành và triển
khai cơ chế quản lý phù hợp nhằm hoàn thiện và vận hành thị trường âm nhạc là địi hỏi

tất yếu, góp phần phát huy sức mạnh nội sinh của dân tộc trong giai đoạn đổi mới, hội
nhập. Với mong muốn đóng góp một phần cơng sức xây dựng môi trường cho sự phát
triển lành mạnh của thị trường âm nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh, tơi chọn vấn đề
“Quản lý nhà nước về thị trường âm nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu
và thực hiện luận án Tiến sĩ chuyên ngành “Quản lý văn hóa” của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thị trường âm nhạc ở Tp. Hồ
Chí Minh, mục đích của luận án nhằm đưa ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả


6
quản lý lĩnh vực này phù hợp với yêu cầu phát triển “các ngành cơng nghiệp văn hóa và
sáng tạo” hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu như trên, nhiệm vụ của luận án sẽ gồm:
- Hệ thống những vấn đề lý luận về thị trường âm nhạc và quản lý nhà nước đối
với thị trường âm nhạc; xác định quan điểm, lý thuyết nghiên cứu;
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với thị trường âm nhạc ở
Tp. Hồ Chí Minh;
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thị trường âm nhạc Tp. Hồ Chí Minh
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác quản lý nhà nước đối với thị trường
âm nhạc ở Tp. Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về thời gian
Để đảm bảo mục đích đặt ra, luận án nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước đối với
thị trường âm nhạc Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn từ 2014 đến 2020. Đây là thời điểm Đảng
Cộng sản Việt Nam ban hành và triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-TW về “Xây

dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước” trong đó có xác định mục tiêu “Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh
phát triển cơng nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam”, nhiệm vụ “phát
triển cơng nghiệp văn hóa đi đơi với xây dựng, hồn thiện thị trường văn hóa” và đề ra
giải pháp “nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa”.
* Về khơng gian: Thành phố Hồ Chí Minh, vì đây là thành phố có lượng cơng
chúng đơng đảo và đa dạng về thị hiếu nghệ thuật. Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí
Minh cũng là địa phương thu hút được nhiều nghệ sĩ, đơn vị tổ chức biểu diễn tham gia
hoạt động. Những yếu tố này góp phần tạo nên một thị trường âm nhạc phong phú, sơi
động để tìm hiểu và đánh giá.
* Về nội dung
- Luận án nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với thị trường âm nhạc ở Tp.
Hồ Chí Minh dưới góc độ quản lý các chủ thể khi tham gia thị trường, gồm: người sáng
tác, biểu diễn, đơn vị tổ chức biểu diễn và công chúng.
- Âm nhạc đại chúng là loại hình âm nhạc được nghiên cứu trong luận án. Cụ thể,
chúng tôi xem xét âm nhạc đại chúng ở phương diện ca khúc là chủ yếu. Mặc dù trong


7
âm nhạc đại chúng bao gồm cả thanh nhạc và khí nhạc, nhưng nhìn chung, thanh nhạc
bao giờ cũng chiếm tỷ lệ chính, bởi vì tư duy âm nhạc của đại đa số người Việt Nam
chủ yếu là nghe “âm nhạc có lời”. Vì thế, tâm lý thích nghe ca khúc chiếm đa số trong
thị hiếu thưởng thức âm nhạc của người Việt Nam.
- Thị trường âm nhạc được nghiên cứu trong luận án là thị trường các chương trình
ca múa nhạc biểu diễn trực tiếp tại sân khấu, nghĩa là hình thức biểu diễn sử dụng giọng
hát bằng sự có mặt của ca sĩ làm phương tiện tái hiện tác phẩm âm nhạc trước cơng
chúng. Các hình thức khác như: băng đĩa nhạc, nhạc trực tuyến, nhạc trên phát thanh
truyền hình, internet khơng được đề cập đến trong luận án. Lý do của sự lựa chọn này
là vì trên cơ sở khảo sát sơ bộ trước khi tiến hành nghiên cứu và thực hiện luận án, chúng
tôi nhận thấy thị trường các chương trình ca múa nhạc biểu diễn trực tiếp tại sân khấu ở

Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra sơi động với số lượng các chương trình được cấp phép
hàng năm và số lượng các phòng trà, sân khấu khá nhiều. Bên cạnh đó là những vi phạm
thường xuyên xảy ra mà các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương chưa thực sự có
biện pháp quản lý hiệu quả. Đây là một thực tế cần được quan tâm, nghiên cứu.
* Về đối tượng khảo sát:
Luận án tập trung khảo sát 3 nhóm:
- Nhóm nghệ sĩ sáng tác, biểu diễn, nhà tổ chức/sản xuất… đang hoạt động trong
lĩnh vực âm nhạc tại Thành phố Hồ Chí Minh (không khảo sát các nghệ sĩ Việt kiều)
+ Khảo sát tại 02 đơn vị công lập: Trung tâm ca nhạc nhẹ Thành phố, Nhà hát ca
múa nhạc Dân tộc Bơng Sen.
Hiện nay, có 7 đơn vị nghệ thuật trực thuộc quản lý của Sở Văn hóa và Thể thao
Tp. HCM bao gồm: Trung tâm ca nhạc nhẹ Thành phố, Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội
Thành phố, Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, Nhà hát Kịch Thành phố, Nhà hát ca múa
nhạc Dân tộc Bông Sen, Nhà hát Giao hưởng – Nhạc, Vũ kịch và Nhà hát cải lương Trần
Hữu Trang. Tìm hiểu về các đơn vị này cho thấy, Trung tâm ca nhạc nhẹ Thành phố và
Nhà hát ca múa nhạc Dân tộc Bơng Sen có chức năng, nhiệm vụ xây dựng và tổ chức
biểu diễn các chương trình ca múa nhạc mang màu sắc hiện đại, tiên tiến phù hợp với
phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án.
+ Khảo sát 06 đơn vị ngồi cơng lập hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc: Luận án
tập trung nghiên cứu lĩnh vực tổ chức các chương trình ca múa nhạc trực tiếp trên sân
khấu nên việc lựa chọn đối tượng khảo sát cũng dựa trên tiêu chí này. Cụ thể:
 Công ty TNHH Tổ chức biểu diễn Phiêu Linh (Q.6): Đây một trong số các công
ty tư nhân được thành lập khá sớm (năm 2007) và hoạt động chuyên về tổ chức các sự


8
kiện, chương trình văn hóa nghệ thuật ở Tp. Hồ Chí Minh (so với nhiều cơng ty có thương
hiệu như Cát Tiên Sa, Khang, Điền Quân, Sen Vàng…hoạt động mạnh về truyền thơng
và các gameshow truyền hình hơn là các chương trình biểu diễn trực tiếp tại sân khấu).
 Cơng ty cổ phần âm nhạc Song May (Q.2) được thành lập năm 2015. Song May

là công ty tư nhân chuyên về âm nhạc với thế mạnh tập trung vào 2 mảng: đào tạo âm
nhạc và sản xuất âm nhạc – đây là những hoạt động có tác động quan trọng đến thị
trường âm nhạc.
 KOD Music School & Studio (Q. Bình Thạnh) được thành lập năm 2018. KOD
cũng là cơng ty hoạt động chủ yếu ở 2 lĩnh vực: đào tạo âm nhạc và sản xuất âm nhạc.
Ngoài ra KOD còn là đơn vị được thành lập và điều hành bởi những nhạc sĩ và ca sĩ trẻ
tuổi nhưng đã có kinh nghiệm tham gia tổ chức các chương trình ca múa nhạc lớn với
vai trò là nhạc sĩ, ca sĩ, đạo diễn.
 Công ty Âm thanh Ánh sáng Xuyên Việt (Q.1): Đây là cơng ty có kinh nghiệm
lâu năm trong lĩnh vực kỹ thuật âm thanh, ánh sáng cho các sự kiện, gameshow, chương
trình nghệ thuật chuyên nghiệp, quy mơ lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh như: Âm nhạc
và Bước nhảy, Ngàn lời cảm ơn, Tình khúc vượt thời gian, Sol Vàng, Liveshow Nguyễn
Hưng 2015, Sài Gòn Đêm thứ 7, Liveshow Mỹ Tâm 2016, Liveshow Lệ Quyên…
 Công ty Giải trí RBW Viet Nam (Q.2): Là chi nhánh của Rainbow Bridge World
- hãng thu âm đến từ Hàn Quốc được thành lập bởi Kim Do-hoon, một nhà sản xuất Kpop nổi tiếng. Là đơn vị quản lý của nhóm nhạc nữ MAMAMOO, nhóm nhạc nam
Vromance, rapper Basick, bộ ba Phantom, bộ đơi Geeks, ONEUS, ONEWE; nhóm nhạc
D1Verse, ca sĩ Jinju (hoạt động tại Việt Nam). Chúng tôi lựa chọn khảo sát đơn vị này
vì trào lưu sáng tác, biểu diễn và thưởng thức các sản phẩm âm nhạc phong cách Hàn
Quốc đã và đang phát triển mạnh ở thị trường âm nhạc Tp. Hồ Chí Minh.
 Phịng trà We (Q.3): Nằm trong “top ten” các phòng trà nổi tiếng của Tp. Hồ Chí
Minh, thương hiệu và lịch sử hoạt động của phịng trà WE chỉ đứng sau Khơng tên,
Đồng Dao, Da Vàng. Lựa chọn WE để khảo sát sẽ giúp chúng tơi có được những thơng
tin về mảng hoạt động biểu diễn sôi nổi nhất của thị trường âm nhạc Tp. Hồ Chí Minh.
+ Khảo sát các nghệ sĩ sáng tác, biểu diễn; các cán bộ, nhân viên làm cơng tác tổ
chức biểu diễn
- Nhóm khách thể là cán bộ quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa
tại Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Sở Văn hóa và Thể thao Tp. Hồ Chí Minh
+ Phịng Văn hóa, Thơng tin các quận (15/24 quận, huyện)



9
+ Ban Văn hóa, Xã hội các phường (các phường của 15 quận, huyện)
- Công chúng âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh: người dân sinh sống và làm việc
ở thành phố Hồ Chí Minh.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Từ bối cảnh nghiên cứu, với mục đích nghiên cứu như đã trình bày ở trên, câu hỏi
đặt ra là:
Công tác quản lý nhà nước đối với thị trường âm nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh
đang được tổ chức thực hiện như thế nào?
Để xây dựng thị trường âm nhạc lành mạnh, các cơ quan QLNN tại Tp. Hồ Chí
Minh cần phải làm gì?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Thứ nhất, Công tác quản lý nhà nước chưa theo kịp sự phát triển của thị trường âm
nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh
Thứ hai, Cần có sự đổi mới trong giải pháp quản lý để tạo mơi trường cho sự phát
triển và hồn thiện, hướng tới một thị trường âm nhạc lành mạnh ở Tp. Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu, luận án đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp phân tích và tổng hợp: tập hợp và nghiên cứu những tài liệu thứ cấp
bao gồm những tư liệu, tài liệu, sách báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu đã được in
ấn, xuất bản và đang được lưu trữ tại các thư viện.
Những tư liệu này giúp tác giả luận án có một cái nhìn tổng thể về cơng nghiệp văn
hóa và thị trường văn hóa; về cơng nghiệp âm nhạc và thị trường âm nhạc; về những quan
điểm, định hướng của các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương (Tp. Hồ Chí Minh)
trong cơng tác quản lý lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng…trên
cơ sở đó lên kế hoạch khảo sát, xây dựng bảng hỏi, lập câu hỏi phỏng vấn, lựa chọn đối
tượng khảo sát… Có thể nói, tác giả luận án đã kế thừa và vận dụng hiệu quả nguồn tư

liệu thứ cấp này; từ những kết quả của các cơng trình đi trước, tác giả đã tìm ra luận điểm
mới, cách tiếp cận mới và phát triển nó trong luận án của mình.
Phương pháp so sánh: được sử dụng trong luận án để đánh giá điểm tương đồng,
khác biệt trong cách thức quản lý các chương trình ca múa nhạc phát hành trực tiếp trên
sân khấu so với các chương trình ca múa nhạc phát hành gián tiếp; trong cách thức quản
lý đối với các yếu tố khác nhau trên thị trường âm nhạc


10
Phương pháp phỏng vấn và điều tra: Đây là những phương pháp quen thuộc của
ngành xã hội học giúp tác giả luận án vừa có cái nhìn sâu (phỏng vấn) vừa có cái nhìn
bao qt (điều tra) về quan điểm, thái độ của chủ thể quản lý và từng nhóm đối tượng
hoạt động trong thị trường âm nhạc. Từ đó rút ra được những đánh giá về hiệu quả của
các hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường âm nhạc.
* Phỏng vấn: Để thâm nhập và tìm hiểu sâu hơn về hoạt động quản lý nhà nước
đối với thị trường âm nhạc, đồng thời có thể lắng nghe ý kiến của “người trong cuộc”,
tác giả luận án đã tiến hành phỏng vấn:
+ Nhóm chủ thể quản lý: Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh
+ Nhóm đối tượng quản lý:
• Đơn vị cơng lập có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật
• Đơn vị tư nhân hoạt động kinh doanh lĩnh vực tổ chức biểu diễn nghệ thuật
• Quản lý nghệ sĩ
• Nhạc sĩ, Nhà sản xuất âm nhạc
* Điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm tăng độ chính xác cho nội dung nghiên cứu và
để có những nhận định bao quát hơn về quan điểm, thái độ của chủ thể và đối tượng
quản lý trong thị trường âm nhạc. Tác giả luận án đã tiến hành điều tra với hai hình
thức: điều tra trực tuyến bằng cách gửi đường link bảng hỏi và điều tra trực tiếp bằng
cách phát bảng hỏi tại cơ quan quản lý và một số tụ điểm tập trung đông người như:
công viên Tao Đàn, phố đi bộ Nguyễn Huệ, nhà hát Hịa Bình, nhà hát Thành phố,
phịng trà WE.

Đối tượng áp dụng phương pháp nghiên cứu này gồm:
+ Công chúng âm nhạc ở Tp. Hồ Chí Minh
+ Cơng chức, viên chức quản lý văn hóa sở, phịng, ban (chủ thể QL)
+ Các đối tượng hoạt động trên thị trường âm nhạc (đối tượng QL)
Việc chọn mẫu nghiên cứu được tiến hành như sau:
+ Về công chúng: dân số Thành phố Hồ Chí Minh tính đến thời điểm 2019 khoảng
9 triệu người, vì qui mơ đối tượng khảo sát lớn nên mẫu nghiên cứu được chọn bằng
phương pháp phi xác suất (chọn mẫu thuận tiện) với số lượng mẫu khoảng 300 - 400 người.
+ Chủ thể quản lý: phương pháp chọn mẫu xác suất (ngẫu nhiên đơn giản) được
sử dụng để chọn ra 15/24 quận, huyện; sau đó tiếp tục sử dụng phương pháp chọn mẫu
phi xác suất (chọn mẫu thuận tiện) để chọn khoảng 200 – 300 công chức, viên chức
văn hóa tham gia cuộc khảo sát (tổng số cơng chức, viên chức của Sở khoảng180
người; phịng VH-TT 24 quận/huyện khoảng 150-160 người; phường/xã/thị trấn
khoảng 320-340 người)


11
+ Các đối tượng hoạt động âm nhạc tại thành phố: khơng có con số thống kê
chính xác, tuy nhiên tại thời điểm năm 1999 là gần 3000 người (theo thống kê của Sở
Văn hóa – Thơng tin thành phố). Do vậy, phương pháp chọn mẫu phi xác suất (mẫu
thuận tiện) cũng được sử dụng để chọn khoảng 300 - 400 mẫu nghiên cứu.
Kết quả thống kê thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi như sau:
Công chúng
Chủ thể QL
Đối tượng QL

Số phiếu phát
385
250
370


Số phiếu thu
380
250
350

Số phiếu hợp lệ
328
240
316

Những tư liệu thu được từ phỏng vấn sâu và khảo sát bằng bảng hỏi đều là những tư
liệu có giá trị thực được dùng để phân tích, đánh giá cho các luận điểm trong luận án.
6. Đóng góp của luận án
Về lý luận, luận án góp phần hệ thống hóa, hoàn thiện cơ sở lý luận về thị trường
âm nhạc và quản lý nhà nước về thị trường âm nhạc (dưới góc độ quản lý nhà nước đối
với các thủ thể tham gia trên thị trường âm nhạc). Bên cạnh đó, luận án đã đưa ra cách
tiếp cận phù hợp với vấn đề nghiên cứu bằng cách áp dụng các quan điểm, lý thuyết để
xem xét, đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước đối với thị trường âm nhạc. Hệ thống lý
thuyết này sẽ góp phần cập nhật kiến thức về quản lý, cung cấp cơ sở lý luận giúp các cơ
quan quản lý nhà nước về văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động hiệu quả hơn.
Về thực tiễn, luận án đã nhận diện và phân tích về thực trạng hoạt động quản lý thị
trường âm nhạc của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ở Thành phố Hồ Chí Minh trên các
bình diện: hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra. Đồng thời, trên cơ sở kinh nghiệm
quốc tế, luận án rút ra các bài học cần thiết cho Thành phố Hồ Chí Minh trong quản lý thị
trường âm nhạc và đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy các cơ quan quản lý nhà nước
hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện và phát triển thị trường âm nhạc.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của
luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về thị trường âm nhạc
Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về thị trường âm nhạc ở Thành phố Hồ
Chí Minh
Chương 3: Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với thị trường âm
nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh


12
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG ÂM NHẠC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Để có cái nhìn tổng quan về đối tượng nghiên cứu, có sự đánh giá khái quát về các
tư liệu liên quan đến luận án từ đó làm rõ những vấn đề sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển,
phần tổng quan nghiên cứu bao gồm các tài liệu được trình bày, phân loại theo khu vực
địa lý và theo lĩnh vực như sau:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngồi
Thị trường âm nhạc được cấu thành bởi các yếu tố: cung, cầu, sản phẩm/dịch vụ, giá
cả…Và một trong những mục tiêu quan trọng của quản lý thị trường âm nhạc là phát triển
khán giả - yếu tố “cầu”. Cuốn sách Who is my market? A guide to researching audience
and visitors in the arts - Khách hàng là ai? Hướng dẫn nghiên cứu công chúng nghệ thuật
của Helen Close và Robert Dovovan, xuất bản năm 1998 là một trong những cơng trình đầu
tiên về nghiên cứu khán giả tại các tổ chức văn hóa nghệ thuật. Cuốn sách cung cấp cho
người đọc một cái nhìn bao quát vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn về phát
triển khán giả. Luận án có thể tham khảo về quy trình và phương pháp nghiên cứu khán
giả được đề cập trong nội dung của cuốn sách để thực hiện những đánh giá về công chúng
âm nhạc – một chủ thể quan trọng tham gia thị trường âm nhạc.
Cũng đề cập tới yếu tố “cầu” của thị trường văn hóa nghệ thuật là cơng trình The
Public Life of the Arts in America - Đời sống nghệ thuật cơng cộng ở Mỹ của nhóm tác giả

Harry Hillman, Joni Maya Cherbo và Margaret Jane Wyszomirski, được xuất bản năm 2000
bởi Nxb Rutgers University Press, New York. Nội dung cuốn sách gồm: Phần I - Exploring
a changing landscape, Phần II - The public and the arts. Cơng trình cung cấp nhiều thơng
tin khoa học có giá trị như: 96% người dân Mỹ tham gia hoạt động nghệ thuật với tư cách
là khán giả, là những người có sở thích, hoặc thơng qua truyền hình, ghi âm, video,
Internet... Nhóm tác giả cơng trình cũng cho rằng chính sách cơng của chính phủ có tác
động đến nền nghệ thuật và văn hóa Mỹ. Và theo họ, Chính phủ Mỹ nên tiếp tục hỗ trợ
nghệ thuật để lĩnh vực này không ngừng phát triển. Cơng trình đã khẳng định: một ngành
cơng nghiệp liên quan đến hai yếu tố cơ bản là bên cung (sản xuất) và bên cầu (tiêu thụ) và
ngành công nghiệp văn hóa ra đời do nhu cầu văn hóa, tinh thần của xã hội.
Hoạt động quản lý tại các nhà hát – bên cung của thị trường văn hóa nghệ thuật cũng
được một số tác giả quan tâm, nghiên cứu. Tess Collins - nhà văn, nhà quản lý sân khấu
người Mỹ, năm 2003 cho ra đời ấn phẩm How Theater Managers Manage - Những nhà
quản lý, họ quản lý nhà hát như thế nào. Cơng trình này là tập hợp câu chuyện của những
nhà quản lý sân khấu dày dạn kinh nghiệm. Thông qua những câu chuyện này, vấn đề quản
lý nghệ thuật biểu diễn dần hiện ra rõ nét hơn. Theo đó, việc thiết kế là một bước đệm quan


13
trọng cho công tác quản lý nhà hát. Cuốn sách bao gồm một loạt các chủ đề: chi phí, ngân
sách của nhà hát; thị trường, vấn đề giá vé, hợp đồng... Hầu hết các kinh nghiệm được chia
sẻ trong cuốn sách này liên quan đến hoạt động của sân khấu thương mại và rất nhiều các
ý tưởng đưa ra cũng có thể được áp dụng cho các nhà hát phi lợi nhuận. Ưu điểm nổi bật
của cơng trình này là những tình huống thực tiễn được sắp xếp thành các nhóm vấn đề xoay
quanh chủ đề quản trị nhà hát. Nó có thể là những ví dụ hữu ích cho các đơn vị tổ chức biểu
diễn ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Duncan Webb là nhà tư vấn quản lý sân khấu kỳ cựu, người sáng lập và chủ tịch
của Webb Management Services, một công ty tư vấn quản lý phục vụ ngành văn hóa
nghệ thuật đồng thời là giáo sư chương trình sau đại học về Quản lý Nghệ thuật biểu
diễn của Đại học New York. Với kinh nghiệm hoạch định kế hoạch kinh doanh cho

Florida Grand Opera, Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Omaha, Học viện Âm nhạc
Brooklyn... Duncan Webb đã nghiên cứu và cho ra đời tác phẩm Running Theaters: Best
Practices for Leaders and Managers - Vận hành các nhà hát: Thực tiễn tốt nhất cho các
nhà lãnh đạo và quản lý (2005). Đây là cơng trình khảo sát với quy mô hơn 100 cán bộ
quản lý nhà hát và các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật biểu diễn.
Các nhà quản lý được khảo sát đã đưa ra quan điểm về quản lý và phát triển nghệ thuật
biểu diễn trong xã hội đương đại cùng với những ví dụ thực tế để minh chứng cho chiến
lược kinh doanh nhà hát nơi họ làm việc. Bên cạnh đó, nội dung cuốn sách cịn đề cập
đến các yếu tố như vấn đề bảo trì nhà hát, cơng nghệ được sử dụng trong nhà hát, nhân
viên và hội đồng quản trị, hoạt động giáo dục nghệ thuật.
Trong sự phức tạp của thị trường âm nhạc, cách thức quản lý nghệ sĩ là một vấn
đề được các nhà quản lý và hoạt động kinh doanh âm nhạc chú trọng. Cuốn sách Artist
Management for the Music Business – Quản lý nghệ sĩ trong ngành kinh doanh âm nhạc
(2007) của tác giả Paul Allen cung cấp một cái nhìn tồn diện về công việc quản lý nghệ
sĩ. Cụ thể, ở các chương 8, 9, 10 bàn về cách thức tạo thu nhập cho người nghệ sĩ từ hoạt
động sáng tác, thu âm và biểu diễn; giới thiệu về cách tiến hành hoạt động kinh doanh
(chương 11); lập kế hoạch phát triển sự nghiệp (chương 12). Cuốn sách với dung lượng
269 trang được chia thành 13 chương bao gồm các cuộc phỏng vấn, nghiên cứu trường
hợp với các ví dụ về những vấn đề quản lý nghệ sĩ trong thực tiễn. Cuốn sách giúp người
đọc tiếp cận các công cụ huấn luyện, lãnh đạo, sắp xếp thời gian, quản lý tài chính, tiếp
thị để chuẩn bị và làm quen với công việc quản lý nghệ sĩ.
Chính sách và pháp luật là vấn đề cốt lõi của quản lý văn hóa, nghệ thuật nói chung
và quản lý thị trường âm nhạc nói riêng. The Economics of Cultural Policy - Chính sách
kinh tế văn hóa, Cambridge University Press năm 2010 của David Throsby là cuốn sách
đề cập đến chính sách văn hóa đặt trong mối quan hệ với kinh tế. Cơng trình này khơng
chỉ có giá trị khoa học mà còn chứa đựng những kinh nghiệm thực tiễn phong phú được
minh họa qua những ví dụ điển hình khắp nơi trên thế giới. Ngồi phần giới thiệu và kết


14

luận, cơng trình gồm 13 chương với những nội dung cơ bản như vấn đề ứng dụng các lý
thuyết kinh tế vào q trình phân tích và hoạch định chính sách cho lĩnh vực cơng nghiệp
văn hóa, du lịch, di sản văn hóa, nghệ thuật biểu diễn...; sự thay đổi trong chính sách
của các chính phủ đối với văn hóa từ truyền thống đến hiện đại: từ chỗ bao cấp, hỗ trợ
cho văn hóa đến thiết lập cơ chế tự chủ cho các sản phẩm văn hóa tồn tại theo cơ chế thị
trường. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhấn mạnh sự hiểu biết về bản chất các quy luật kinh
tế và giá trị văn hóa là điều cần thiết để đảm bảo việc hoạch định các chính sách văn hóa
phù hợp. Cơng trình này giúp tác giả luận án tiếp cận những quan điểm, kinh nghiệm
quốc tế để tham khảo trong quá trình tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý thị
trường âm nhạc ở Tp. Hồ Chí Minh.
Tiến sĩ Derrick Chong, giảng viên cao cấp chuyên ngành Marketing và Quản lý
nghệ thuật của trường Royal Holloway University of London viết tác phẩm Arts
Management (second edition) - Quản lý nghệ thuật (2010). Cuốn sách với 241 trang
chia thành 4 phần: Phần Giới thiệu; Phần I – Các đối tác của thể chế; Phần II – Mối quan
hệ với các bên liên quan; Phần III – Sự giàu có và nền kinh tế. Ở phần “Giới thiệu”, trên
cơ sở xem xét các thuật ngữ cấu thành và liên quan như nghệ thuật, quản lý, cơng nghiệp
văn hóa, tác giả đã làm nổi bật các lập trường khác nhau thể hiện qua khái niệm về quản
lý nghệ thuật ca Dan Martin (1998), Franỗois Colbert (2003), Megan Matthews (2006),
Volker Kirchberg và Tasos Zembylas (2009) được trích dẫn ở trang 5 – 7. Bên cạnh đó,
tác giả cịn nêu lên những thách thức mà các tổ chức văn hóa nghệ thuật phải đối mặt đó
là 03 cam kết: về tính thẩm mỹ và tính tồn vẹn; khả năng tiếp cận và phát triển khán
giả; tính hiệu quả và minh bạch về chi phí. Phần I, chương 2, tác giả áp dụng quan điểm
xuyên quốc gia để xem xét vai trò của trợ cấp công trực tiếp và gián tiếp đối với lĩnh
vực văn hóa, nghệ thuật. Phần II, chương 5 bàn về tiêu dùng nghệ thuật và công chúng
nghệ thuật. Tác giả nghiên cứu từ góc độ kinh tế học văn hóa và xã hội học nghệ thuật,
đặc biệt tham khảo quan điểm của Bourdieu để đưa ra những đánh giá về sự hình thành
thị hiếu nghệ thuật của cơng chúng.
Performing Arts Management: A Handbook of Professional Practices – Quản lý
nghệ thuật biểu diễn: Sổ tay thực hành nghề nghiệp là cơng trình nghiên cứu của nhóm
tác giả Tobie S. Stein và Jessica Rae Bathurst. Cơng trình hơn 500 trang chia thành 12

chương là tập hợp kiến thức chuyên môn của hơn 150 chuyên gia lĩnh vực nghệ thuật biểu
diễn thương mại và phi lợi nhuận. Cuốn sách cung cấp những minh chứng thực tế về việc
điều hành một tổ chức biểu diễn nghệ thuật từ vấn đề quản lý tài chính, phát triển hoạt
động gây quỹ, quan hệ với người lao động… và hướng dẫn những nhà quản lý nhà hát,
nhóm nhạc, vũ đồn, dàn nhạc…cách thực hiện các phương pháp quản lý hiệu quả nhất.
Có thể nói, những kiến thức, kinh nghiệm về quản trị tổ chức nghệ thuật và quản
lý hoạt động nghệ thuật trong những công trình kể trên có ý nghĩa cả về thực tiễn và lý


15
luận đối với quá trình nghiên cứu thực hiện luận án nhất là trong bối cảnh nguồn dữ liệu
về lĩnh vực này ở Việt Nam chưa phong phú.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.2.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu về kinh tế văn hóa và cơng nghiệp văn hóa
Đề cập vấn đề kinh tế trong văn hóa, trước hết có thể nhắc tới cuốn sách Một số
nghiên cứu bước đầu về kinh tế học văn hóa của tác giả Lê Ngọc Tịng được Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2004, tái bản có sửa đổi, bổ sung năm 2015. Sách
chia thành 4 chương với nội dung đề cập đến các vấn đề như: các qui luật kinh tế được
vận dụng trong lĩnh vực văn hóa; đặc điểm của hàng hóa văn hóa và thị trường hàng
hóa; quản lý thị trường hàng hóa văn hóa... Đây là cơng trình đầu tiên về kinh tế văn hóa
ở Việt Nam được xuất bản dưới dạng sách tham khảo, tuy nhiên mặt hạn chế của cơng
trình này là chưa đi vào phân tích sâu sắc, tồn diện các vấn đề văn hóa dưới góc nhìn
kinh tế học và cho tới thời điểm hiện tại nội dung trong cuốn sách chưa có sự cập nhật
các quan điểm kinh tế học hiện đại.
Năm 2013, tại Hội thảo Mối quan hệ giữa kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong
kinh tế qua thực hiện Nghị quyết TW5 khóa VIII do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ
chức, tác giả Nguyễn Tiến Mạnh đã có bài tham luận Tiêu dùng văn hóa - một lĩnh vực
cần nghiên cứu trong vấn đề quản lý văn hóa Việt Nam hiện nay. Cái mới trong quan
điểm của tác giả bài viết là đề cập đến vấn đề “tiêu dùng văn hóa” và khẳng định, việc
nghiên cứu nhu cầu, hành vi tiêu dùng văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu

kinh tế văn hóa và có thể ứng dụng vào hoạt động quản lý văn hóa. Tuy nhiên trong
khn khổ của một tham luận hội thảo khoa học nên quan điểm này mới được trình bày
một cách chung chung, chưa thực sự thấy được vai trị của nghiên cứu tiêu dùng văn hóa
với hoạt động quản lý văn hóa.
Giáo trình Các ngành cơng nghiệp văn hóa của tác giả Phạm Bích Huyền, Đặng
Hồi Thu xuất bản năm 2009, tái bản có bổ sung năm 2014 tại Nxb Lao động. Giáo trình
với dung lượng 3 chương đã đóng góp thêm thơng tin cho những mơ tả về ngành cơng
nghiệp văn hóa trên thế giới và ở Việt Nam, giải thích các thuật ngữ liên quan trong đó
có khái niệm thị trường…
Đề tài khoa học cấp Bộ (2009) Phát triển cơng nghiệp văn hóa ở Việt Nam hiện
nay. Thực trạng và giải pháp do Nguyễn Thị Hương, Viện Văn hóa và Phát triển, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm. Đóng góp của đề tài
thể hiện ở việc tổng hợp các vấn đề lý thuyết về công nghiệp văn hóa như: quan niệm,
bản chất, cấu trúc của cơng nghiệp văn hóa, vai trị của phát triển cơng nghiệp văn hóa
đối với phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Và những khảo sát để đánh giá thực trạng phát triển cơng nghiệp văn hóa trên một
số lĩnh vực cơ bản ở nước ta hiện nay, dự báo xu hướng và đề xuất phương hướng, giải
pháp nhằm phát triển lĩnh vực này.


16
Cơng trình Cơng nghiệp văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Qua khảo sát
một số lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn) (2015) của tác giả Nguyễn Thị Kim Liên có nội
dung đề cập về cơng nghiệp nghệ thuật biểu diễn ở Thành phố Hồ Chí Minh – một trong
12 ngành cơng nghiệp văn hóa Việt Nam. Đây là tài liệu có nội dung khá gần gũi với
phạm vi nghiên cứu của luận án. Ưu điểm của công trình là những dữ liệu khảo sát ở 3
lĩnh vực: kịch, âm nhạc, múa từ đó giúp người đọc có cái nhìn rõ hơn về cơng nghiệp nghệ
thuật biểu diễn ở Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời cũng đưa ra khuyến nghị và giải pháp
nhằm phát triển lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các vấn đề
được đề cập trong cơng trình này đều dưới góc nhìn của khoa học văn hố chứ không phải

khoa học quản lý, đây là điểm khác biệt cơ bản nhất so với luận án.
Cuốn sách Phát triển cơng nghiệp văn hóa ở Nhật Bản và Hàn Quốc do Phạm Hồng
Thái chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội xuất bản năm 2015. Tài liệu với dung lượng 213
trang được chia làm 3 chương đi từ những đánh giá về thực trạng phát triển cơng nghiệp
văn hóa tới những phân tích về chính sách của chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc trong việc
thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa. Ưu điểm lớn nhất của cơng trình này là những
phân tích về chính sách ở chương 2 và những đúc kết về bài học kinh nghiệm đối với quá
trình phát triển nền cơng nghiệp văn hóa Việt Nam ở chương 3. Đây là những thơng tin
có giá trị tham khảo trong quá trình thực hiện chương 3 của luận án.
Cuốn sách Phát triển cơng nghiệp văn hóa ở Việt Nam do Từ Thị Loan chủ biên,
Nxb Văn hóa Dân tộc xuất bản năm 2017. Có thể nói, đây là cơng trình nghiên cứu “đồ
sộ” với nhiều thơng tin được thu thập, trình bày. Cơng trình khơng chỉ cung cấp cơ sở
lý luận và thực tiễn cập nhật mà còn đúc kết những kinh nghiệm quốc tế đa dạng, làm
căn cứ cho phát triển cơng nghiệp văn hóa Việt Nam. Đóng góp của cơng trình chủ yếu
là những phân tích, đánh giá tương đối đầy đủ, khách quan về các mặt của thực trạng
phát triển cơng nghiệp văn hóa ở Việt Nam; những dự báo có tính thuyết phục về xu
hướng phát triển của ngành cơng nghiệp văn hóa cũng như những giải pháp hợp lý nhằm
thúc đẩy một số ngành cơng nghiệp văn hóa Việt Nam.
Ngồi các tài liệu và cơng trình khoa học, luận án, sách cịn có nhiều bài viết dưới
dạng tham luận hội thảo khoa học, bài báo đề cập tới khía cạnh lý luận và thực tiễn của
cơng nghiệp văn hóa. Các tài liệu này là nguồn thông tin tham khảo quý báu cho luận án.
1.1.2.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về văn hóa
Vai trị của quản lý nhà nước đối với nền văn hóa ln là đề tài được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Có thể kể đến một số cơng trình như Giáo trình quản lý nhà nước
về văn hóa - giáo dục - y tế của Học viện Hành chính (2003). Ưu điểm nổi bật nhất của
cuốn sách là đã khái quát được một số vấn đề lý luận cơ bản như: yêu cầu, nội dung và tổ
chức bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa. Tuy nhiên, do chỉ có một phần đề cập đến
quản lý nhà nước về văn hóa nên cuốn sách chưa có nhiều “khơng gian” cho những phân
tích sâu về lĩnh vực này.



17
Cuốn sách Một số vấn đề về quản lý nhà nước, kinh tế, văn hóa, giáo dục trên thế
giới và Việt Nam của tác giả Lê Thanh Bình (2009). Cuốn sách tuy chỉ dành một phần
dung lượng cho vấn đề quản lý nhà nước về văn hóa nhưng nội dung đề cập có tính bao
qt hơn về các nội dung của quản lý nhà nước như: cải cách hành chính, quản lý nguồn
nhân lực, văn hóa với hội nhập phát triển, thời cơ, thách thức...và có sự liên hệ, đối sánh
với kinh nghiệm quốc tế.
Xây dựng và phát triển văn hóa trong bối cảnh tác động của cơ chế thị trường ln
là vấn đề “nóng”. Đề tài luận án tiến sĩ Lãnh đạo và quản lý văn hóa văn nghệ trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của tác giả Đỗ Xuân Định, hoàn thành
năm 1994. Nội dung luận án tập trung lý giải tính khách quan của sự lãnh đạo của Đảng
đối với văn hóa văn nghệ; những nét bản chất của hoạt động văn hóa văn nghệ trong điều
kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp về lãnh đạo, quản lý đối với
lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Tuy nhiên khía cạnh kinh tế của văn hóa và mối quan hệ giữa
kinh tế và văn hóa chưa được chú trọng trong cơng trình nghiên cứu này.
Cuốn sách Những bài giảng về quản lý văn hoá trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa của tác giả Nguyễn Tri Ngun do Nxb Văn hố Thơng tin và
Trường Cao đẳng Văn hố Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2004. Đóng góp chủ
yếu của cơng trình này là đã đề cập tới những khuynh hướng phát triển văn hóa trong
sự chuyển đổi kinh tế, những địi hỏi về quản lý văn hóa trong nền kinh tế thị trường
và đề xuất một số công cụ quản lý văn hóa. Song, hạn chế mang tính khách quan của
cuốn sách là cho tới thời điểm thực hiện luận án, đã xuất hiện những khuynh hướng
phát triển văn hóa, nghệ thuật mới do vậy các công cụ quản lý đề cập trong đó có vài
phần khơng cịn phù hợp.
Dự án Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa – nghệ thuật trong bối
cảnh nền kinh tế thị trường (2000-2004) do quỹ Ford tài trợ đã tạo bước ngoặt về năng lực
nghiên cứu và giảng dạy ngành quản lý văn hóa trong bối cảnh hội nhập. Đây là tài liệu
mang tính chất tổng thuật, cung cấp các quan niệm và cách thức quản lý văn hóa của các
nước trên thế giới đặc biệt là mơ hình quản lý văn hóa, nghệ thuật của phương Tây. Những

thơng tin này đều được tác giả luận án tìm hiểu, đánh giá để có những tham chiếu cho ý
tưởng đề xuất giải pháp về mơ hình quản lý thị trường âm nhạc tại Tp. Hồ Chí Minh.
Cuốn sách Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020: Những vấn đề
phương pháp luận do Nxb Chính trị quốc gia phát hành (2010). Đây là một trong những
kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài khoa học cấp Nhà nước Phát triển văn hóa Việt
Nam giai đoạn 2011-2020, mã số KX04-13/06-10, Phạm Duy Đức chủ nhiệm. Với hơn
300 trang, nội dung cuốn sách là những vấn đề được nghiên cứu trên cơ sở tổng kết thực
tiễn 25 năm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Nội dung luận án có thể tham khảo từ cơng trình này là những nghiên cứu, phân


18
tích, đánh giá thực trạng văn hóa Việt Nam và thực trạng lãnh đạo, quản lý văn hóa của
Đảng và Nhà nước; chỉ rõ các mối quan hệ giữa văn hóa và các lĩnh vực phát triển kinh
tế - xã hội; xây dựng văn hóa chính trị; đề xuất mục tiêu, quan điểm, định hướng và giải
pháp có tính chất đột phá để phát triển nền văn hóa dân tộc trong thập kỷ tới.
Cơng trình Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế
(xuất bản 2012) của đồng chủ biên Phan Hồng Giang và Bùi Hoài Sơn là kết quả nghiên
cứu của đề tài khoa học cấp nhà nước KX.03/06-10. Cơng trình đã khái qt những nét
chính trong quản lý văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ (từ 1986); có sự đánh giá chi tiết về
điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn trong quản lý văn hóa hiện nay. Bên cạnh đó,
cơng trình cũng chỉ ra những vấn đề đặt ra trong quản lý văn hóa ở Việt Nam trong tất cả
các khâu từ sản xuất, phân phối tới tiêu dùng sản phẩm văn hóa; từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý văn hóa trong tiến trình đổi mới và hội nhập.
Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do tập
thể các nhà khoa học: Lưu Trần Tiêu, Phan Hồng Giang và Nguyễn Chí Bền biên soạn
và được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt năm 2009. Chiến lược đã xác
định các tư tưởng chủ đạo cho phát triển văn hóa ở nước ta hiện nay, đưa ra những đánh
giá khách quan, khoa học về hiện trạng văn hóa nước ta với những thành tựu và hạn chế,
đồng thời nhận diện và dự báo các yếu tố trong nước và quốc tế tác động đến sự phát

triển của văn hóa nước ta trong các năm tới, từ đó xác lập những quan điểm, mục tiêu,
nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu.
Những công trình trên đây là tài liệu tham khảo hữu ích, cung cấp cái nhìn bao
quát về thực trạng và định hướng quản lý văn hóa của Việt Nam, giúp tác giả luận án
hiểu hơn về bối cảnh cho những phân tích về thực trạng quản lý đối với một lĩnh vực
văn hóa cụ thể (âm nhạc) ở một địa phương cụ thể (Tp. Hồ Chí Minh).
1.1.2.3 Nhóm cơng trình nghiên cứu về quản lý thị trường văn hóa và quản lý thị
trường âm nhạc
* Về thị trường văn hóa và quản lý thị trường văn hóa:
Chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường của Đảng và Nhà nước đã tạo tiền đề
cho sự hình thành và phát triển của thị trường văn hóa. Tuy nhiên để thị trường văn hóa
phát triển lành mạnh địi hỏi phải có sự quản lý hiệu quả của nhà nước. Những năm gần
đây, quản lý thị trường văn hóa đang trở thành vấn đề nổi bật thu hút sự quan tâm của
các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu với nhiều cơng trình, đề tài, bài viết thể hiện quan
điểm khác nhau.
Báo cáo tổng quan khoa học đề tài cấp bộ Thị trường văn hóa phẩm ở nước ta, hiện
trạng và giải pháp (2006) của tác giả Nguyễn Thị Hương chủ nhiệm, cơ quan chủ trì Viện
văn hóa và phát triển thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đóng góp của đề
tài khoa học này là những đánh giá về hiện trạng một số thị trường văn hóa phẩm như thị


19
trường băng đĩa, thị trường điện ảnh, mỹ thuật, sân khấu và âm nhạc. Không chỉ đánh giá
hiện trạng, đề tài còn dự báo dự báo xu thế vận động của thị trường văn hóa phẩm đồng
thời đề xuất một số giải pháp định hướng phát triển thị trường văn hóa phẩm.
Đề tài khoa học cấp Bộ Nghiên cứu các giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát
triển thị trường văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế (2015) do tác giả Đinh Thị
Vân Chi chủ nhiệm, trường ĐH Văn hóa Hà Nội là cơ quan chủ trì. Cơng trình với dung
lượng hơn 200 trang kết cấu làm 3 chương cung cấp một lượng thông tin phong phú cả
về lý luận và thực tiễn. Ưu điểm của đề tài khoa học này là những khảo sát thực tế về

các khía cạnh của cơng tác quản lý thị trường văn hóa tại Việt Nam như: quản lý sản
xuất; kinh doanh; vấn đề cơ chế và chính sách quản lý; tổ chức bộ máy và nhân lực quản
lý đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân. Bên cạnh đó, đề tài còn đưa ra nhận
định về cơ hội, thách thức của thị trường văn hóa Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc
tế và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thị trường văn hóa trong bối cảnh mới.
* Về thị trường âm nhạc và quản lý thị trường âm nhạc ở Tp. Hồ Chí Minh
Tham gia vào cơ chế thị trường, âm nhạc ngoài chịu sự tác động của các quy luật
kinh tế thị trường cịn chịu sự chi phối của chính sách quản lý nhà nước.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Sở Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước đối với hoạt động ca nhạc tại Tp. Hồ Chí Minh, Phan Minh Phụng chủ nhiệm,
nghiệm thu năm 2008, là cơng trình có qui mơ đầu tiên đề cập tới công tác quản lý nhà
nước đối với ca nhạc - lĩnh vực hoạt động sôi nổi nhất trong các loại hình nghệ thuật
biểu diễn. Cơng trình được chia thành 3 chương với nội dung gồm: lý luận về quản lý
nhà nước đối với hoạt động ca nhạc; đánh giá thực trạng hoạt động ca nhạc và công tác
quản lý nhà nước đối với hoạt động ca nhạc tại Tp. Hồ Chí Minh; đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động ca nhạc tại Tp. Hồ Chí Minh. Ở chương
1, bên cạnh việc xác định những vấn đề lý luận cơ bản như: khái niệm, đặc điểm, mục
tiêu, nội dung, hình thức, cơng cụ, phương pháp…QLNN đối với hoạt động ca nhạc thì
việc đánh giá khái quát về chính sách của Thành phố trong quản lý hoạt động ca nhạc
qua các giai đoạn là thơng tin luận án có thể tham khảo. Tuy nhiên, các chính sách được
giới thiệu trong phần này dừng lại ở năm 2000, giai đoạn sau năm 2000, đặc biệt từ 2014
đến nay là vấn đề cần tiếp tục tìm hiểu. Chương 2 có một số thơng tin giá trị như: khái
niệm “thị trường ca nhạc” cung cấp thêm cho luận án quan điểm tiếp cận đối tượng quản
lý thị trường âm nhạc; kết quả khảo sát cung - cầu và những đánh giá về thành tựu, hạn
chế của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động ca nhạc ở Tp. Hồ Chí Minh rất hữu
ích cho luận án trong việc nắm bắt đặc điểm của thị trường âm nhạc và nhìn nhận hiệu
quả của cơng tác quản lý nhà nước của Thành phố trong một giai đoạn cụ thể.
Bên cạnh đội ngũ nghệ sĩ, công chúng là một trong hai nhân tố quan trọng của thị
trường âm nhạc. Đề cập đến công chúng âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh có bài viết



20
Đời sống ca nhạc tại thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Trần Trọng Đăng Đàn được in
trong cuốn sách 23 năm cuối của 300 năm văn hóa nghệ thuật Sài Gịn – Thành phố Hồ
Chí Minh – Nhà xuất bản Văn nghệ. Trong bài viết này, tác giả đã có cái nhìn tồn cảnh
từ nhu cầu xem ca nhạc của công chúng thành phố tới mạng lưới tụ điểm biểu diễn ca
nhạc, đánh giá về thành tựu của ca múa nhạc chuyên nghiệp qua một cuộc liên hoan tổ
chức thường niên…Dù chỉ trong khuôn khổ một bài viết nhưng tác giả đã cung cấp số
liệu kèm phân tích, đánh giá cho thấy nhu cầu thưởng thức âm nhạc của cơng chúng
Thành phố Hồ Chí Minh từ sau giải phóng đến những năm cuối thập niên 90.
Ngồi ra cịn có các bài viết: Đào tạo người nghe - điểm “xuất phát” hay “đích đến”
của âm nhạc” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Liêm, nguyên PGĐ Nhạc viện Tp. Hồ Chí
Minh nhấn mạnh vai trị quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ thẩm mỹ trong
thưởng thức âm nhạc cho cơng chúng. Thị hiếu khán giả truyền hình Tp. Hồ Chí Minh
qua một số chương trình ca nhạc trên sóng HTV của tác giả Lê Đỗ Quỳnh Hương... đề
cập đến thị hiếu của công chúng âm nhạc trên truyền hình Tp. Hồ Chí Minh, bài viết cung
cấp những thơng tin có giá trị cho luận án bởi truyền hình là hình thức phát hành các
chương trình ca nhạc đã và đang thu hút được đông đảo khán giả. Âm nhạc thời kinh tế
thị trường và thời hội nhập (2014) của tác giả Nguyễn Thị Minh Châu bàn tới mối quan
hệ giữa thị hiếu công chúng và công tác lý luận phê bình, qua đó cho thấy vai trị, vị trí
của hoạt động lý luận phê bình trong sự phát triển của thị trường âm nhạc. Thị trường âm
nhạc sẽ nằm trong tay những nhà sản xuất (2015) hay Chúng ta chưa có một thị trường
âm nhạc đúng nghĩa (2015) ... là những bài viết dưới dạng trao đổi, khai thác quan điểm
của “người trong cuộc” là các nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc.
Tại Hội thảo khoa học “Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp”
do Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tháng 11/2011, nhạc sĩ Trần Long Ẩn
viết bài tham luận Thực trạng âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh và một số giải pháp. Tuy
chỉ là một tham luận trong hội thảo nhưng bài viết đã đánh giá khái quát diện mạo của
lĩnh vực âm nhạc tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ thực trạng sáng tác và biểu diễn; thực
trạng về lý luận và phê bình âm nhạc đến thực trạng giáo dục đào tạo âm nhạc. Trên cơ

sở phân tích thực trạng, tác giả tham luận đưa ra một số kiến nghị đối với các trường đào
tạo chuyên nghiệp lĩnh vực âm nhạc, các hội chuyên ngành, các đơn vị truyền thông và
các cơ quan quản lý nhà nước.
Đề tài khoa học Quản lý nhà nước trên lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở thành phố
Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp hồn thành năm 2016, của tập thể tác giả,
Nguyễn Thị Hằng (Học viện Chính trị khu vực II) chủ nhiệm. Cơng trình gồm 3 chương
tập trung nghiên cứu nội dung và phương thức quản lý nhà nước trên lĩnh vực nghệ thuật
biểu diễn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó chương 1 là kết quả nghiên cứu về
phương diện lý luận bao gồm: các khái niệm, nội dung, phương pháp quản lý...Chương


21
2 trình bày số liệu khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước trên lĩnh
vực NTBD ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2015. Từ những căn cứ thực tế ở
chương 2, các tác giả đưa ra dự báo xu hướng phát triển NTBD và các giải pháp nâng
cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về NTBD ở Thành phố Hồ Chí Minh trong
thời gian tới. Luận án và cơng trình khoa học này có cùng đối tượng và phạm vi khơng
gian nghiên cứu là công tác quản lý nhà nước ở Tp. Hồ Chí Minh nhưng khác nhau ở
cách tiếp cận và phạm vi nội dung nghiên cứu. Song, đây vẫn là một cơng trình cung
cấp cho tác giả luận án nhiều thông tin quý giá cả về lý luận và thực tiễn.
Để tạo nên một chương trình ca múa nhạc như một sản phẩm cơng nghiệp văn hóa,
vừa thỏa mãn thị hiếu thưởng thức của công chúng vừa đem lại nguồn thu lớn cho đơn
vị đầu tư, tổ chức cần có sự kết hợp của nhiều bộ phận trong đó khơng thể thiếu vai trò
sáng tạo của người đạo diễn. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và Lịch sử sân khấu
của tác giả Phạm Ngọc Hiền với đề tài Nghệ thuật đạo diễn chương trình ca múa nhạc
tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã cho thấy sự cần thiết của nghệ thuật đạo diễn
trong việc tạo nên sức hấp dẫn cho chương trình ca múa nhạc tại TP.HCM nhất là trong
cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế. Điểm đáng lưu ý nhất của cơng trình nghiên cứu
này đối với chúng tơi đó là nội dung chương 3 “Xu hướng phát triển nghệ thuật đạo diễn
chương trình ca múa nhạc tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Ở chương này, tác giả cơng

trình đã nhận diện những xu hướng vận động và phát triển của nghệ thuật đạo diễn
chương trình ca múa nhạc tại TP.HCM hiện nay. Việc nắm bắt được các xu hướng này
không chỉ giúp người nghệ sĩ đi trước, đón đầu trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà
còn cung cấp cho các nhà quản lý căn cứ thực tiễn cho những định hướng đúng đắn
trong cơng tác quản lý thị trường âm nhạc.
Nhìn chung, có nhiều cơng trình nghiên cứu về quản lý văn hóa, quản lý nghệ thuật
biểu diễn, quản lý thị trường âm nhạc... Mỗi cơng trình có phương pháp tiếp cận riêng, bối
cảnh nghiên cứu riêng và đều đạt được những thành cơng đồng thời cũng cịn những vấn
đề cần tiếp tục được nghiên cứu. Đây sẽ là nguồn tài liệu q giá cho chúng tơi trong q
trình triển khai thực hiện đề tài “Quản lý nhà nước về thị trường âm nhạc ở Tp. Hồ Chí Minh”
1.1.3. Đánh giá chung về các cơng trình liên quan đến luận án và vấn đề đặt ra
cần tiếp tục nghiên cứu
1.1.3.1. Đánh giá chung
* Cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
Thứ nhất, các học giả quốc tế đã đề cập đến vấn đề quản lý văn hóa trong bối cảnh
của quốc gia, khu vực khác nhau; trên bình diện quản lý vĩ mơ và vi mơ. Cung cấp cái nhìn
đa chiều về quản lý văn hóa dưới góc độ của kinh tế học, xã hội học và khoa học quản lý.
Thứ hai, các cơng trình này đã củng cố thêm sơ sở lý luận cho quá trình tìm hiểu,
đánh giá các vấn đề quản lý thị trường âm nhạc ở Tp. Hồ Chí Minh


22
Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu khai thác quan điểm của những nhà quản lý văn
hóa kỳ cựu ở một số tổ chức văn hóa nghệ thuật trên thế giới đã góp phần làm phong
phú cho những kinh nghiệm, cách thức quản lý văn hóa nói chung và quản lý thị trường
âm nhạc nói riêng tại Việt Nam.
* Cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam
Thứ nhất, các cơng trình đa dạng về phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu;
đề cập tới lĩnh vực quản lý văn hóa nói chung, lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn nói riêng hay
lĩnh vực cụ thể như âm nhạc; đề cập từ những vấn đề trong công tác tổ chức hoạt động của

các chủ thể quản lý đến công tác nghiên cứu tổng kết và quan điểm của các đối tượng quản
lý. Đây đều là những nghiên cứu nghiêm túc, công phu của các tác giả là nhà nghiên cứu,
nhà quản lý, cán bộ chuyên môn và các nghệ sĩ.
Thứ hai, các cơng trình đã mơ tả được bức tranh khá đầy đủ và chân thực về một
số lĩnh vực của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn từ những năm đầu xây dựng XHCN
tới thời kỳ xây dựng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Thứ ba, các công trình đã phân tích được những vấn đề có tính đặc thù của loại
hình, những thực trạng có tính tất yếu của nền văn hóa Việt Nam nói chung và lĩnh vực
âm nhạc nói riêng trong xu thế xây dựng và phát triển cơng nghiệp văn hóa hiện nay.
Thứ tư, các cơng trình đã nêu ra được vấn đề, nhận định, đánh giá đồng thời đề
xuất những hướng đi mang tính khả thi cho các cơ quan quản lý nhà nước và chuyên
môn các cấp.
1.1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Sơ lược về tình hình nghiên cứu của đề tài cho thấy, tới thời điểm hiện nay, còn
thiếu các cơng trình nghiên cứu mang tính hệ thống về quản lý nhà nước đối với việc
hoàn thiện và phát triển của thị trường âm nhạc và ngành công nghiệp âm nhạc.
Đối với các cơng trình nghiên cứu nước ngồi mà chúng tôi tập hợp được, các học
giả chủ yếu chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến một số nghiệp vụ trong công
tác quản trị tổ chức nghệ thuật hoặc đề cập tới hoạt động quản lý gắn với một thành tố
của thị trường văn hóa, nghệ thuật như: khán giả, nghệ sĩ.... Chưa có cơng trình nào đi
sâu vào vấn đề quản lý ở tầm quốc gia, khu vực đối với lĩnh vực nghệ thuật cụ thể là âm
nhạc. Sự “thiếu vắng” này có thể xuất phát từ khác biệt trong mơ hình quản lý văn hóa
cũng như quan điểm quản lý văn hóa.
Đối với các cơng trình nghiên cứu trong nước dù có những đóng góp nhất định
nhưng cũng ở mức độ vĩ mô, chung chung, chưa đánh giá và dự báo được những thách
thức đặt ra trong cơng tác quản lý văn hóa nghệ thuật và quản lý âm nhạc trong thời gian
tới. Đặc biệt, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu sâu về quản lý thị trường văn hóa
hay thị trường âm nhạc nghĩa là đề cập tới vấn đề quản lý nhà nước về âm nhạc trong
bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay; hoặc nếu có cũng chỉ là những bài báo, bài tham
luận trong các hội thảo khoa học.



×