Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

(Luận án tiến sĩ) Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân - Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 184 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

HÀ MINH HẢI

QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP KHU VỰC TƯ NHÂN - NGHIÊN CỨU
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

HÀ MINH HẢI

QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP KHU VỰC TƯ NHÂN - NGHIÊN CỨU
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 9310102

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS TRẦN VIỆT TIẾN

HÀ NỘI - 2022


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng sự nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Nghiên cứu sinh

Hà Minh Hải


ii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................. viii

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................................... 9
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến thuế ..............................9
1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quản lý thuế ..............12
1.3. Kết quả rút ra và khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ..............................20
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI
VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHU VỰC TƯ NHÂN ............................................. 23
2.1. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp khu vực tư nhân và quản lý thuế ..23
2.1.1. Doanh nghiệp khu vực tư nhân: Quan niệm, đặc điểm và vai trò ................23
2.1.2. Quản lý thuế: Quan niệm, nguyên tắc ..........................................................27
2.2. Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân ..............................32
2.2.1. Quan niệm, đặc điểm và sự cần thiết quản lý thuế đối với các doanh nghiệp
khu vực tư nhân ......................................................................................................32
2.2.2. Nội dung quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân ..............36
2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu
vực tư nhân .............................................................................................................47
2.3. Kinh nghiệm quản lý thuế đối với doanh nghiệp khu vực tư nhân của một
số địa phương và bài học rút ra cho thành phố Hà Nội .......................................57
2.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ............................................................57
2.3.2. Bài học rút ra cho thành phố Hà Nội ............................................................61


iii
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP KHU VỰC TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........ 65
3.1. Khái quát điều kiện kinh tế, xã hội có liên quan đến quản lý thuế đối với
các doanh nghiệp khu vực tư nhân và tình hình doanh nghiệp khu vực tư nhân
trên địa bàn thành phố Hà Nội ...............................................................................65
3.1.1. Khái quát điều kiện kinh tế, xã hội có liên quan đến quản lý thuế đối với các

doanh nghiệp khu vực tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội ..............................65
3.1.2. Tình hình các doanh nghiệp khu vực tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội .......68
3.2. Phân tích thực trạng quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư
nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội......................................................................72
3.2.1. Thực trạng chiến lược thuế ..........................................................................72
3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý thuế đối với doanh nghiệp khu vực tư
nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội .......................................................................75
3.2.3. Thực trạng kiểm tra, giám sát quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực
tư nhân .....................................................................................................................91
3.3. Đánh giá quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành
phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020 ............................................................................93
3.3.1. Những thành tựu ...........................................................................................93
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân....................................................................97
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 110
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHU VỰC TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................................................................... 111
4.1. Bối cảnh tác động đến hoàn thiện quản lý thuế đối với các doanh nghiệp
khu vực tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035 tầm nhìn đến
năm 2045 .................................................................................................................111
4.1.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và thành phố Hà Nội ...................................111
4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ...............................................................111
4.1.2. Xu hướng cải cách quản lý thuế ở Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2045 ..119
4.1.3. Xu hướng vận động của các doanh nghiệp khu vực tư nhân trên địa bàn
thành phố Hà Nội ..................................................................................................122


iv
4.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý thuế đối với doanh nghiệp khu vực tư nhân
trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 ...............124

4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với doanh nghiệp khu vực tư nhân
trên địa bàn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 ...........................................127
4.3.1. Hồn thiện hoạch định chiến lược thuế .....................................................127
4.3.2. Hoàn thiện tổ chức thực hiện quản lý thuế .................................................128
4.2.3. Hoàn thiện thanh tra, giám sát thực hiện quản lý thuế ...............................133
4.3.4. Hoàn thiện bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức liên
quan đễn quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân ......................134
4.3.5. Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp khu vực tư nhân
và nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của quản lý thuế. .................137
4.3.6. Tăng cường sự phối hợp các đơn vị, tổ chức có liên quan đến quản lý thuế ....139
4.3.7. Đảm bảo cơ sở vật chất để thực hiện quản lý thuế .....................................140
4.4. Một số kiến nghị .............................................................................................141
4.4.1. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ............................................................141
4.4.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế ..........................................144
4.4.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp khu vực tư nhân ......................................147
Tiểu kết chương 4 ...................................................................................................... 149
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 150
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ.................... 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 153
PHỤ LỤC 1: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA .................................................................. 163


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

CCT


Cưỡng chế thuế

CQT

Cơ quan thuế

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CSDLTTVT

Cơ sở dữ liệu thông tin về thuế

DNKVTN

Doanh nghiệp khu vực tư nhân

GQKNVT

Giải quyết khiếu nại về thuế

GTGT

Giá trị gia tăng

KK và KTT

Kê khai và kế toán thuế


KTNB

Kiểm tra nội bộ

NSNN

Ngân sách Nhà nước

QLN

Quản lý nợ

QLT

Quản lý thuế

TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

TTHTVT


Tuyên truyền hỗ trợ về thuế

TTKT

Thanh tra, kiểm tra

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê kết quả thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2016 -2018 .........................58
Bảng 3.1: Tình hình doanh nghiệp cả nước và TP Hà Nội ...........................................70
Bảng 3.2: Đánh giá xây dựng chiến lược thuế (đối tượng hỏi: cán bộ quản lý) ...........75
Bảng 3.3: Kết quả khai, nộp thuế điện tử giai đoạn 2015-2020 ....................................79
Bảng 3.4: CSDLTTVT tập trung của DNKVTN giai đoạn 2015-2020 ........................80
Bảng 3.5: Kết quả TTKT chấp hành nghĩa vụ thuế theo kế hoạch giai đoạn 2015-2020 ........83
Bảng 3.6: Kết quả truy thu sau TTKT chấp hành nghĩa vụ thuế giai đoạn 2015-202083
Bảng 3.7: Kết quả TTKT chấp hành nghĩa vụ thuế theo chuyên đề giai đoạn 2015-2020 ........84
Bảng 3.8: Công tác đôn đốc nợ sau TTKT chấp hành nghĩa vụ thuế giai đoạn 2015-2019 .......85
Bảng 3.9: Đánh giá công tác TTKT (đối tượng hỏi: cán bộ và cán bộ quản lý) ...........85
Bảng 3.10: Phân loại tiền nợ thuế qua 05 năm từ 2015 - 2019 .....................................86
Bảng 3.11: Kết quả thực hiện công tác cưỡng chế thuế ................................................87
Bảng 3.12: Đánh giá QLN (Đối tượng hỏi công chức và cán bộ quản lý) ....................88

Bảng 3.13: Kết quả GQKNVT giai đoạn 2015 - 2020 ..................................................90
Bảng 3.14: Kết quả kiểm tra, giám sát độc lập giai đoạn 2015-2020 ...........................92
Bảng 3.15: CSDL về đăng ký thuế của các ngân hàng thương mại cổ phần (dữ liệu
31/12/2019) ....................................................................................................................98
Bảng 3.16: Kết quả khảo sát đánh giá chức năng KK và KTT .....................................99
Bảng 3.17: Kết quả khảo sát, đánh giá hoạt động TTKT thuế ....................................101
Bảng 3.18: Kết quả khảo sát chức năng QLN và CCT ...............................................102
Bảng 3.19: Tổng hợp số lần, giờ, chỉ số nộp thuế của Việt Nam giai đoạn 2015-2019 ...105


vii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU

Hình 3.1: Hệ thống dịch vụ khai nộp thuế điện tử eTax ...............................................77
Hình 3.2: Hệ thống ứng dụng dịch vụ thuế trực tuyến trên địa bàn TP Hà Nội............78
Hình 3.3: Cơ cấu tổ chức nhân lực theo chức năng QLT ..............................................96

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu thu NSNN từ doanh nghiệp từng khu vực năm 2015 và năm 2020 ......67
Biểu đồ 3.2: Thực hiện/Dự toán thu giai đoạn 2015-2020 ............................................76
Biểu đồ 3.3: Thực hiện/Dự toán thu theo sắc thuế giai đoạn 2015-2020 .....................76
Biểu đồ 3.4: Tăng trưởng thu NSNN theo sắc thuế của các DNKVTN giai đoạn 2015-2020. 93
Biểu đồ 3.5: Cơ cấu thu NSNN từ các doanh nghiệp theo từng khu vực năm 2015,
2019, 2020 ...............................................................................................94


viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Tổ chức thực hiện hoạt động TTKT nghĩa vụ thuế đối với các DNKVTN 82
Sơ đồ 3.2: Tổ chức thực hiện công tác GQKNVT ........................................................89
Sơ đồ 3.3: Giám sát hoạt động các đoàn TTKT ............................................................91

Sơ đồ 4.1: Cơ cấu bộ máy ngành thuế theo kiến nghị của tác giả ...............................143


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm sốt nguồn thu thuế để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công là yêu cầu cơ bản của
tất cả các quốc gia. Việt Nam trong giai đoạn hiện nay với mục tiêu, tầm nhìn trở thành
nước cơng nghiệp phát triển hiện đại và áp lực hội nhập vào hệ thống kinh tế tồn cầu,
chính sách thuế lại càng đóng vai trị quan trọng, đặc biệt là QLT.
Qua hơn 30 năm thực hiện cải cách thuế (từ 1990-2021), Thủ tướng Chính phủ
đã đưa ra định hướng chiến lược rõ ràng, mạnh mẽ với Quyết định số 201/2004/QĐTTg & 732/2011/QĐ-TTg, giai đoạn 2004-2010 và 2011-2020, QLT đã được quan
tâm; vai trò của Nhà nước về QLT cũng phải được đổi mới và nâng cao hơn, hướng
đến tương đồng với khu vực và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên QLT đối với các
DNKVTN vẫn còn hạn chế bởi vẫn tồn tại tư duy và phương pháp tổ chức thực hiện
cũ, chưa tương thích, bắt kịp với sự phát triển, đa dạng, phức tạp của các DNKVTN.
Do đó, việc nghiên cứu, xây dựng QLT đối với DNKVTN hiện đại, hiệu lực,
hiệu quả dựa trên ba trụ cột cơ bản là: (i) thể chế chính sách thuế cơng bằng, minh
bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ
quốc tế; (ii) nhân lực có chất lượng, liêm chính; (iii) hệ thống cơng nghệ thơng tin
hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao là u cầu cấp thiết nhằm thực
hiện chương trình cải cách, hiện đại hóa ngành thuế đến năm 2030 và định hướng
đến năm 2045, trong đó có QLT đối với các DNKVTN.
Đảng và Chính phủ ln xác định vai trị là động lực kinh tế của khu vực kinh
tế tư nhân mà trụ cột là các DNKVTN. Theo số liệu thống kê, đến năm 2019, tốc độ tăng
trưởng, tỷ lệ đóng góp GDP, tỷ trọng cơ cấu vốn, tỷ lệ đóng góp NSNN, thu hút việc làm
của DNKVTN trong nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua doanh nghiệp nhà nước và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Với vai trị như vậy, nhưng các DNKVTN hiện nay cịn thiếu bình đẳng với các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp nhà nước về tiếp cận cơ hội sản

xuất, kinh doanh và các nguồn lực, nhất là về vốn, đất đai, tài nguyên.
Các DNKVTN hiện nay hoạt động kinh doanh có lợi nhuận thấp, số lượng doanh
nghiệp đăng ký nhưng không kinh doanh ngày càng gia tăng và các nguồn lực còn hạn
chế. Bởi vậy, tạo điều kiện khuyến khích, hỗ trợ và thu hút nguồn lực đầu tư trở thành nhân
tố có ảnh hưởng rất mạnh đến nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển ổn định, bền vững.
Chính vì thế, cần có các biện pháp tích cực khơi thơng các kênh tài chính, giải quyết bài tốn


2
thường xuyên đói vốn và thực hiện các cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ cho sự phát
triển của các DNKVTN.
Thuế là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước có vai trị rất quan trọng đến hỗ
trợ cho sự phát triển bền vững của các DNKVTN và có tác động lớn đến giải quyết bài
tốn về khuyến khích đầu tư, về vốn cho các DNKVTN.
Thời gian vừa qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách về khuyến khích đầu tư,
giảm thuế TNDN cho các doanh nghiệp, trong đó có các DNKVTN. Chính sách hỗ trợ
của Chính phủ thông qua thuế được hầu hết các DNKVTN đánh giá có tác dụng tích cực
trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh ở thị trường trong và ngoài nước, giúp doanh
nghiệp duy trì, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên thực tế nền kinh tế Việt
Nam, các mức thuế vẫn chưa phù hợp, vẫn còn khá cao và có dấu hiệu tận thu
DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội cũng nằm trong tình trạng chung đó của cả nước.
Trên địa bàn TP Hà Nội hiện có khoảng trên 155 nghìn DNKVTN đang hoạt
động. Về quy mơ, DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ
và vừa, trong đó chỉ có xấp xỉ 1/3 số doanh nghiệp có phát sinh thuế GTGT và thuế
TNDN. Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội phát
triển, đồng thời quản lý hiệu quả nguồn thu phải có những biện pháp QLT phù hợp với
đặc điểm của DNKVTN là dễ trốn thuế, khai không đúng thuế. Điều này dẫn đến thất
thu NSNN.
Do đó, nghiên cứu QLT đối với DNKVTN, góp phần thực hiện chính sách thuế
được tốt hơn, đạt được kết quả cao hơn thông qua việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời

các khoản thuế, đồng thời đảm bảo lợi ích của các DNKVTN, tạo điều kiện để
DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội phát triển.
Hiện nay, do tác động của đại dịch covid - 19 và cuộc chiến Nga - Ucraina ảnh
hưởng đến sự phát của nền kinh tế và của DNKVTN. Trong bối cảnh đó địi hỏi QLT
phải đảm bảo nguồn thu cho Nhà nước, đồng thời phải đảm bảo lợi ích của các
DNKVTN, tránh hiện tượng lạm thu và tận thu là vấn đề cấp bách, cần giải quyết.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “QLT đối
với các doanh nghiệp khu vực tư nhân - Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

2. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất các phương hướng và giải pháp
hoàn thiện QLT đối với các DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội thời gian tới.


3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để thực hiện mục đích đó, nhiệm vụ của luận án là:
- Luận giải những vấn đề lý luận về QLT đối với các DNKVTN và kinh nghiệm
của một số địa phương về QLT đối với các DNKVTN.
- Phân tích thực trạng QLT đối với các DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội, chỉ
ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện QLT đối với các DNKVTN trên
địa bàn TP Hà Nội thời gian tới.

2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đặt ra, luận án đã đưa ra câu hỏi nghiên cứu
như sau:
- QLT đối với DNKVTN thể hiện ở những nội dung nào? Những nhân tố
ảnh hưởng đến QLT đối với DNKVTN ?

- QLT đối với DNKVTN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020
có những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ?
- Để hoàn thiện QLT đối với DNKVTN trên địa bàn thành phố Hà Nội cần có
những phương hướng và giải pháp nào ?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là QLT đối với các DNKVTN.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian : Luận án nghiên cứu trên địa bàn TP Hà Nội. Trên địa bàn TP
Hà Nội, có nhiều cơ quan liên quan đến QLT, trong đó cơ quan trực tiếp QLT đối với
DNKVTN là Cục Thuế TP Hà Nội. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ nghiên cứu
QLT đối với DNKVTN của Cục Thuế TP Hà Nội. Các cơ cơ có liên quan luận án cũng
có nghiên cứu với mục đích làm rõ hơn chức năng QLT của Cục Thuế TP Hà Nội
- Về nội dung:
QLT đối với các DNKVTN - Nghiên cứu trên địa bàn TP Hà Nội là việc CQT
thực thi chính sách thuế đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNKVTN
bằng các phương thức quản lý theo chức năng với các qui trình nghiệp vụ và cơng cụ quản
lý nhằm thu đúng, đủ, kịp thời tiền thuế phát sinh từ các DNKVTN vào NSNN đảm bảo
dự toán thu do Nhà nước giao theo từng năm tài khóa, nhưng đồng thời phải đảm bảo lợi
ích của các DNKVTN, tạo điều kiện để DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội phát triển.
Như vậy có thể thấy, nội dung của QLT rất rộng, luận án chỉ tập trung nghiên cứu
các nội dung QLT đối với các DNKVTN như sau:


4
Thứ nhất, hoạch định chiến lược thuế
Thứ hai, tổ chức thực hiện QLT đối với DNKVTN. Nội dung này luận án
nghiên cứu:

(i) Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thuế
(ii) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế
(iii) Thu nợ thuế và cưỡng chế thuế
(iv) Giải quyết khiếu nại về thuế
Thứ ba, kiểm tra, giám sát QLT đối với DNKVTN
- Về thời gian:
Thứ nhất, luận án nghiên cứu QLT đối với các DNKVTN - Nghiên cứu trên địa
bàn TP Hà Nội từ năm 2015 - 2020. Các số liệu sơ cấp và thứ cấp luận án sử dụng để
nghiên cứu cũng trong giai đoạn này
Thứ hai, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLT đối với
các DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và khung nghiên cứu của
luận án
4.1. Cách tiếp cận:
Đề tài“ Quản lý thuế đối với các DNKVTN - Nghiên cứu trên địa bàn thành
phố Hà Nội” được tiếp dưới góc độ chun ngành Kinh tế chính trị. Bởi vậy, đề tài
nhằm mục đích giải quyết hài hịa lợi ích của các bên có liên quan. Đó là lợi ích của
Nhà nước và lợi ích của các DNKVTN.
Do thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, nên các cơ quan thuế muốn thu nhiều
để đảm bảo chi tiêu của Nhà nước, các doanh nghiệp muốn thu ít để tăng lợi nhuận.
Đây là một mâu thuẫn. Để giải quyết mâu thuẫn này, đòi hỏi thuế phải thu đúng, thu
đủ vào NSNN, tức đảm bảo lợi ích của Nhà nước, nhưng phải nuôi dưỡng nguồn thu,
tức là đảm bảo lợi ích của các DNKNTN.
Giải quyết vấn đề này, luận án nghiên cứu từ các DNKVTN. Để đảm bảo lợi ích của
các DNKVTN và của Nhà nước, luận án luận giải yêu cầu phải QLT đối với các DNKVTN.
Trên cơ sở đó phân tích nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến QLT đối với các DNKVTN.
Để đảm bảo logic, luận án sẽ lấy nội dung QLT đối với các DNKVTN để xây
dựng mạch phát triển. Dựa vào các nội dung đã luận giải, luận án phân tích thực trạng
QLT đối với các DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020, từ đó đề



5
xuất phương hướng và giải pháp tăng cường QLT đối với các DNKVTN trên địa bàn
TP Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2045.

4.2. Khung nghiên cứu và sơ đồ nghiên cứu của luận án
4.2.1. Khung nghiên cứu
Luận án đề xuất khung nghiên cứu theo hướng thực hiện các nhiệm vụ của QLT
đối với DNKVTN dưới góc độ Kinh tế chính trị như sau:
Nội dung QLT đối với DNKVTN:
- Xây dựng chiến lược thuế ;
- Tổ chức thực hiện QLT
- Kiểm tra, giám sát thực hiện QLT

Thực trạng QLT đối với DNKVTN trên
địa bàn thành phố Hà Nội:
- Xây dựng chiến lược thuế ;
- Tổ chức thực hiện QLT
- Kiểm tra, giám sát thực hiện QLT

Các nhân tố ảnh hưởng đến QLT đối với
DNKVTN:
- Các qui định pháp luật có liên quan đến QLT
- Y thức tuân thủ thuế của các DNKVTN ;
- Bộ máy QLT và chất lượng nhân lực;
- Sự minh bạch của QLT và thông tin tuyên
truyền hỗ trợ thuế đối với các DNKVTN
- Sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức
có liên quan đến QLT .

- Cơ sở vật chất thực hiện QLT

.

Giải pháp hoàn thiện QLT đối với DNKVTN trên địa bàn thành phố Hà Nội: i) Hoàn
thiện về hoạch định chiến lược thuế; ii)Tổ chức thực hiện tốt quản lý thuế; iii)Tăng cường
kiểm tra, giám sát quản lý thuế; iv) Hoàn thiện bộ máy và nâng cao chất lượng nhân lực quản
lý thuế; v)Nâng cao minh bạch, trách nhiệm giải trình của CQT trong hoạt động QLT và giải
quyết hiệu quả những khiếu nại về thuế của các DNKVTN; vi)Tăng cường sự phối hợp của
các đơn vị, tổ chức có liên quan đến quản lý thuế; vii) Đảm bảo cơ sở vật chất để thực hiện
quản lý thuế .

4.2.2. Sơ đồ nghiên cứu:
Tìm khoảng trống nghiên cứu và xây dựng phương pháp nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận
Nội dung QLT
đối với
DNKVTN

Những nhân tố ảnh
hưởng đến QLT
đối với DNKVTN

Cơ sở thực tiễn
Kinh nghiệm
QLT đối với
DNKVTN của
một số Cục Thuế

Bài học kinh

nghiệm

Thực trạng QLT đối với DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội
Đánh giá thực trạng QLT đối với DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội
Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLT đối với DNKVTN trên địa bàn
TP Hà Nội

Nguồn : Tác giả


6
4.3. Phương pháp luận
Luận án nghiên cứu về QLT đối với DNKVTN - Nghiên cứu trên địa bàn TP
Hà Nội tiếp cận dưới góc độ chun ngành Kinh tế chính trị. Do đó, luận án lấy quan
điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận.

4.4. Phương pháp nghiên cứu cụ thể và phương pháp thu nhập thông tin
Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu cụ thể.
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ, luận án sử dụng các phương pháp phân tích
và tổng hợp, phương pháp lịch sử và lơgíc, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê
mô tả làm phương pháp cụ thể để nghiên cứu, luận giải về QLT đối với DNKVTN Nghiên cứu trên địa bàn TP Hà Nội dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế chính trị.
Luận án có kế thừa những kết quả nghiên cứu trước, bên cạnh đó, bổ sung và
phát triển các luận cứ và thực tiễn mới.
Thứ hai, phương pháp thu nhập thông tin.
Một là, các thông tin thứ cấp thu thập được từ hệ thống cơ sở dữ liệu của Cục
Thuế TP Hà Nội, có sử dụng số liệu thứ cấp của Tổng cục Thuế Việt Nam.
Hai là, các thông tin sơ cấp thu thập được thông qua điều tra, khảo sát bằng
bảng hỏi.
Mục đích chính của điều tra khảo bằng bảng hỏi là thu thập thông tin sơ cấp cần
thiết để phân tích, đánh giá về QLT đối với DNKVTN - Nghiên cứu trên địa bàn TP

Hà Nội. Mẫu phiếu điều tra được xây dựng dựa trên bảng hỏi. Để phù hợp với tiến độ
viết luận án, năm điều tra, khảo sát là 2019.
Luận án xây dựng bảng hỏi cho 3 đối tượng :
- Đối tượng thứ nhất là các DNKVTN (mẫu phiếu số 01). Luận án đã khảo sát
33 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm :
(i) 3 tập đoàn kinh tế, 3 doanh nghiệp lớn, 3 doanh nghiệp vừa. Mỗi doanh
nghiệp phát 20 phiếu.
(ii) Đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ - đây là các doanh nghiệp chiếm
đại đa số các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân, và đây cũng là các doanh nghiệp
hạn chế trong tiếp cận luật pháp, các quy định và các chính sách về thuế nên luận án
khảo sát nhiều doanh nghiệp này hơn. Cụ thể, đã luận án khảo sát 24 doanh nghiệp,
trong đó 12 doanh nghiệp nhỏ và 12 doanh nghiệp siêu nhỏ. Trong các doanh nghiệp
nhỏ và siêu nhỏ, luận án khảo sát : 4 doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm, 4 doanh


7
nghiệp mới hoạt động trong khoảng 5 năm gần đây, và 4 doanh nghiệp đang khởi
nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phát 5 phiếu.
Tổng số phiếu phát ra là 300 thu về 278.
- Đối tượng thứ hai là cán bộ, công chức thực hiện QLT, những người có trách
nhiệm QLT đối với DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội tại Cục Thuế và các Chi cục
Thuế trực thuộc Cục Thuế TP Hà Nội (mẫu phiếu số 02). Tổng số phiếu phát ra là 200,
số phiếu thu về là 200.
- Đối tượng thứ ba là cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý có liên
quan đến QLT (mẫu phiếu 03). Đối tượng khảo sát gồm lãnh đạo Chi cục Thuế thuộc
Cục Thuế Hà Nội, Cục Thuế Hà Nội, Tổng cục Thuế. Tổng số phát ra là 100, số phiếu
thu về là 100.
Phiếu trả lời sẽ được thu thập và sử dụng công cụ exell và phương pháp thống kê,
mô tả để so sánh, phân tích đánh giá QLT đối với DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội .
5. Đóng góp của luận án

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Thứ nhất, luận án dựa trên nghiên cứu của Richard M. Walker, Rhys Andrews
(2013), và nghiên cứu của Irene Belmonte-Martin & cộng sự (2021), để từ đó luận giải
cơ sở lý thuyết về QLT đối với các DNKVTN.
Luận án khẳng định, sở dĩ cần QLT đối với các DNKVTN bởi đây là khu vực
có nhiều điểm khác biệt so với các khu vực khác, nhất là khu vực nhà nước và để đảm
bảo hài hịa lợi ích của các DNKVTN và của Nhà nước.
Thứ hai, luận án đã xây dựng khung lý luận về QLT phù hợp với đặc thù của
các DNKVTN. Cụ thể :
- Luận án đã luận giải nội dung QLT đối với các DNKVTN. Đó là, hoạch định
chiến lược thuế, tổ chức thực hiện QLT, kiểm tra, giám sát QLT. So với nghiên cứu
của Richard M. Walker, Rhys Andrews (2013), và nghiên cứu của Irene BelmonteMartin & cộng sự (2021), trong nội dung nghiên cứu này, tác giả đã bổ sung nội dung
kiểm tra, giám sát QLT vào nghiên cứu.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát
của luận án
Luận án đã tìm ra những hạn chế QLT đối với KVDNTN, từ đó xác định
nguyên nhân hạn chế, đồng thời đề xuất hệ thống giải pháp nhằm khắc phục những
hạn chế này. Có thể nói đến như:


8
- Trong hoạch định chiến lược thuế thực tế vẫn bộc lộ một số điểm chưa thực sự
phù hợp với điều kiện đặc thù của DNKVTN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó,
chưa tính đến yếu tố đặc thù của doanh nghiệp theo ngành nghề, lĩnh vực, qui mô.
Nguyên nhân cơ bản của hạn chế này là do các quy định liên quan đến QLT chưa phù
hợp với sự phát triển của các doanh nghiệp trong đó có DNKVTN và cịn thiếu đồng
bộ. Vì vậy, để khắc phục được hạn chế này, cần phải thực hiện theo phương hướng
hoàn thiện QLT đối với DNKVTN trước hết phải đảm bảo lợi ích cho các bên liên
quan, và do vậy, trong hoạch định chiến lược thuế cần phải tăng cường cơng tác phân
tích dự báo nhằm đưa ra đánh giá và nhận định đúng, đủ, kịp thời về tình hình kinh tế,

xã hội trên địa bàn thành phố nói riêng, cả nước nói chung.
- Trong thanh tra kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế của các DNKVTN cho
thấy, hiện còn tiềm ẩn nguy cơ thiếu khách quan, minh bạch ở khâu giám sát tổ chức
triển khai bởi chính bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế thực hiện. Nguyên nhân cơ bản là
do bộ máy QLT còn cồng kềnh và chất lượng nhân lực QLT đối với DNKVTN còn
hạn chế và do tính minh bạch QLT chưa cao. Vì vậy cần phải nâng cao tính minh
bạch, trách nhiệm giải trình của QLT .
- Trong kiểm tra, giám sát QLT, cơ quan thuế chưa xây dựng được kho trung tâm
dữ liệu thơng tin về rủi ro chính sách, lỗi qui trình đã phát hiện, những sự cố đến tính bảo
mật và tính tồn vẹn của cơ sở dữ liệu QLT. Ngun nhân dẫn đến hạn chế này là do bộ
máy QLT còn cồng kềnh và chất lượng nhân lực QLT đối với DNKVTN còn hạn chế, cơ
sở vật chất thực hiện QLT chưa đáp ứng được yêu cầu. Do vậy, để nâng cao hiệu quả và
hiệu lực trong QLT đối với DNKVTN trên địa bàn thành phố Hà Nội, thì Cục Thuế Hà
Nội cần phải xây dựng, phát triển nền tảng QLT số trong thời gian tới.

6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần
phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Chương 2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về quản lý thuế đối với các doanh
nghiệp khu vực tư nhân
Chương 3. Thực trạng quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư
nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chương 4. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với doanh
nghiệp khu vực tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội



9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến thuế
Trong giai đoạn cổ điển, các nghiên cứu về thuế có thể nói đến hai học thuyết
nổi tiếng, đó là học thuyết khơng tưởng và học thuyết bài thuế. Hai học thuyết này có
những lập luận có những điểm khác biệt rõ rệt khi nghiên cứu về thuế. Đối với những
người theo học thuyết khơng tưởng, thì học cho rằng lập luận rằng để đảm bảo nguồn
thu cho ngân sách nhà nước, tránh được sự phức tạp hóa trong chính sách thuế với
nhiều loại thuế khác nhau, đồng thời giúp giảm gánh nặng thuế cho người dân, thì theo
họ, cần xây dựng một loại thuế đơn nhất hay duy nhất. Còn đối với những người theo
học thuyết bài trừ thuế, họ lại tập trung làm rõ lập luận của mình để nhằm mục đích
xây dựng hình ảnh về một xã hội khơng có thuế.
Trong giai đoạn hiện đại, các nhà nghiên cứu hiện đại đã có những kế thừa
những giá trị tinh hoa cổ điển. Họ không đưa ra các phê phán các quan điểm về thuế
của các nhà nhiên cứu thời kỳ cổ điển, mà thay vào đó họ tìm cách khẳng định vai trị
của thuế. Trong giai đoạn này, có thể nói đến các học thuyết điển hình nhừ: học thuyết
thuế - bù đắp, học thuyết thuế - trao đổi, và học thuyết thuế - đoàn kết.
Học thuyết thuế - trao đổi xuất hiện vào cuối thế kỉ XVII, với các đại biểu là
John Locke, Jean - Jacques Rousseau, Adam Smith và Montesquieu. Tư tưởng cốt lõi
của học thuyết - coi thuế là một sự thỏa thuận giữa người nộp thuế và nhà nước. Theo
các nhà nghiên cứu của học thuyết thuế - trao đổi, họ cho rằng khoản thuế mà người
nộp phải trả thực chất là dùng để đổi lấy các hàng hóa cơng cộng, hàng hóa này, vốn dĩ
người nộp thuế khơng thể tạo ra được.
Vào cuối thế kỉ XIX, với sự xuất hiện của học thuyết thuế - đoàn kết, dựa trên
tư tưởng về chủ nghĩa đoàn kết cộng đồng và hướng đến giải quyết những bất ổn,
những xung đột về mặt chính trị của nhà nước, các nhà nghiên cứu của học thuyết này
đã lập luận và cuối cùng nhằm mục đích để tuyên truyền cho tư tưởng tương trợ lẫn
nhau và đồn kết cộng đồng. và theo đó, người nộp thuế nên chấp nhận hi sinh lợi ích

của mình cho nhà nước, thực hiện nộp thuế theo sự ấn định thuế.


10
Kế thừa tư tưởng của hai học thuyết thuế trên, học thuyết thuế - bù đắp được ra
đời, học thuyết về thuế - bù đắp ngày càng được ủng hộ và giữ vai trị quan trọng giúp
hồn thiện hệ thống thuế của các quốc gia và thúc đẩy các quốc gia phát triển. Những
nhà nghiên cứu của học thuyết này cho rằng, để giải quyết những bất bình đẳng xã hội,
những vấn đề về xã hội do phát triển kinh tế thị trường gây ra, và để hỗ trợ cho những
người khơng có khả năng đóng thuế. Thì theo họ, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa hai
quan điểm về thuế của hai trường phái thuế trên, tức là vẫn dựa trên tư tưởng trao đổi
lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế, đông thời kết hợp với tư tưởng của tương trợ
cộng đồng trong học thuyết thuế-đoàn kết.
Nguyễn Văn Tuyến (2018), Đại học Luật Việt Nam đã cho thấy quá trình phát triển
hệ thống thuế ở Việt Nam có những kế thừa, phát huy các học thuyết thuế cổ điển và hiện
đại trong việc hoạch định chính sách thuế phù hợp với sự tiến bộ và xu hướng phát triển
toàn cầu.
Luật Quản lý thuế năm 2006 và có hiệu lực từ 1/7/2007 và sửa đổi các năm 2012
& 2014 đã khẳng định mối quan hệ bình đẳng giữa quyền và trách nhiện của người nộp
thuế với cơ quan thuế được tuân thủ không giới hạn ở phạm vi trong nước mà đã mở rộng
ra các cam kết quốc tế. Theo đó, người nộp thuế thực hiện quyền đối kháng của mình, và
được thực hiện bởi quyền khiếu nại và thực hiện khởi kiện đối với cơ quan thuế. Nếu các cơ
quan thuế thu thuế không đúng với các chính sách thu thuế của nhà nước, thì nhà nước phải
có nghĩa vụ bồi thường cho người nộp thuế. Đây chính là mặt trái của học thuyết thuế-trao
đổi đối với tiến trình cải cách hành chính thuế ở Việt Nam. Quyền ấn định thuế, cơ chế thỏa
thuận trước về giá đối với người nộp thuế thuộc các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã
ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu
nhập đã thể hiện tư tưởng cốt lõi của học thuyết về thuế-đoàn kết là người nộp thuế
phải chịu sự hy sinh một phần lợi ích của mình vì lợi ích chung của cộng đồng. Người
nộp thuế phải tuân thủ nghĩa vụ thuế, dựa trên sự ấn định thuế của nhà nước theo

nguyên tắc ấn định, tuy nhiên, chính sách này khơng được đẩy người nộp thuế vào
cảnh bần cùng sau khi thực hiện trách nhiệm thuế.
Hiện nay, chính sách thuế trực thu ở Việt Nam được thực hiện nhằm phản ảnh quan
điểm chủ đạo của học thuyết thuế-bù đắp, và theo đó người có khả năng tài chính tốt hơn sẽ
phải đóng thuế nhiều hơn. Theo đó, chính sách thuế nhằm kêu gọi sự sẻ chia của những
người có khả năng đóng thuế cho những người khơng có khả năng đóng thuế, tất cả dựa


11
trên tinh thần đoàn kết xã hội và tương trợ cộng đồng, nhằm giảm thiểu tối đa sự bất công
xã hội và thu hẹp khoảng cách phân biệt giàu nghèo.
Michel Bouvier (2005) đã dựa trên học thuyết thuế-trao đổi để nhấn mạnh về sự
cân bằng lợi ích giữa cơng dân và nhà nước thông qua hoạt động nộp thuế. Ngược lại,
Michel Bouvier (2005) cho rằng trong học thuyết thuế-đoàn kết lại coi trọng sự hy
sinh của bên nộp thuế gắn với trách nhiệm cộng đồng, dựa trên ý thức tương trợ lẫn
nhau để tạo nên đoàn kết cộng đồng.
Adam Smit (1997) đã nghiên cứu, xem xét trong suốt tác phẩm thông qua thương
mại, tiền tệ, giá cả, thị trường… và xem là công cụ để bảo hộ mậu dịch, khuyến khích phát
triển sản xuất hàng hóa trong nước, nhưng phải hướng đến tự do thương mại tối đa trong
khuôn khổ lợi ích quốc phịng của quốc gia, và cuối cùng là đưa ra các nguyên tắc thuế vụ
và hệ thống thu ngân sách hoàn toàn hợp lý về việc đánh thuế: việc huy động thuế phải dựa
trên điều kiện thực tế phù hợp với khả năng và điều kiện của người nộp thuế, mức thuế và
thời hạn thanh toán phải được thông báo và xác định rõ ràng, thời gian thu thuế cần được
sắp xếp phù hợp với lịch của người nộp thuế. Bên cạnh đó, chi phí tổ chức hoạt động thu và
nộp thuế cần được hạn chế ở mức thấp nhất, tránh lãng phí.
Trong chương 17, trong nghiên cứu của Paul A. Samuelson & William D.
Naudhaus, (1997): “Thuế và chi tiêu của chính phủ”, các tác giả đã chỉ ra “các nguyên
tắc đánh thuế”, và được xem xét dưới nhiều góc độ là “lợi ích”, “khả năng thanh tốn”,
“cơng bằng ngang và cơng bằng dọc”. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh về “thuế và tính
hiệu quả”. Xét đến hiệu quả, thuế suất sẽ ảnh hưởng đến tiết kiệm và đầu tư “ảnh

hưởng đến số giờ làm việc, chuyển hướng luồng đầu tư và tiết kiệm, thay đổi thời
điểm luồng thu nhập”.
Richard M. Bird và Oliver Oldman (1990) đã đã chỉ ra rằng trốn thuế không phải
là vấn nạn của riêng các quốc gia kém phát triển mà ngay tại các nước đang phát triển,
thì tình trạng thu thiếu số thuế tiềm năng, chưa quản lý hết số đối tượng phải nộp thuế
hay những hành động cố tình trốn thuế bằng cách kê khai sai thu nhập là một điều phổ
biến. Giải pháp được các tác giả đề xuất như: nắm được danh sách số người phải thực
hiện nghĩa vụ thuế, cần nâng cao ý thức tuân thủ nộp thuế của người nộp thuế.
Vũ Quỳnh Phương (1996) đã đưa ra một số lý luận cơ bản về thuế, hệ thống lại yêu
cầu như: đảm bảo nguồn thu, công cụ điều tiết vĩ mô, phân phối thu nhập và đơn giản
phương thức thực hiện.


12
Trần Xuân Thắng (1998), đã đưa ra các giải pháp hồn thiện chính sách thuế của
Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của việc hội nhập kinh tế thương mại quốc tế với
việc mở cửa thị trường trong nước, cắt giảm thuế quan và phi thuế quan, thỏa thuận phân
chia quyền đánh thuế, tự do hóa thương mại.
1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quản lý thuế
Charles Y. Mansfield (1987), đã khảo sát nghiên cứu về quản lý thuế ở các
nước đang phát triển, xem xét vai trị của QLT, nhìn nhận QLT tách biệt với chính
sách thuế để tiếp cận sự tác động của nó đến chính sách thuế và gợi mở đề xuất mở
rộng cơ sở thuế nhằm giảm phụ thuộc vào thuế ngoại thương và thay vì thu thuế trên
một nhóm đối tượng dễ quản lý với mức thuế suất cao bằng một mức thuế suất phù
hợp với mọi đối tượng, đưa đến sự công bằng và thúc đẩy tuân thủ tự nguyện. Thơng
qua tài liệu này, nhà quản trị có thể nắm rõ hơn về phương thức quản lý thuế và đưa ra
phương pháp quản lý phù hợp, hiệu quả và công bằng hơn.
Vito Tanzi & Milka Casanegra de Jantscher (1987), thuộc Quĩ Tiền tệ Quốc tế,
thảo luận về đánh giá đối với thu nhập trên cơ sở các chỉ số gần đúng so với cách hạch
tốn kế tốn thơng thường đối với các trường hợp vì lý do hành chính khơng thể quản lý,

và cho biết phương pháp thuế thu nhập khoán này được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước
kể cả những nước công nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp khoán này cần phải được chú ý
xem xét kỹ về các tác động của nó tới hiệu quả quản lý thuế.
Richard M.Bird và Milka Casanegra de Jantscher (1992), thuộc Quĩ Tiền tệ
Quốc tế, đã có những phân tích chun sâu về xu hướng phát triển trong xây dựng,
thực thi chính sách thuế trong mối liên kết với cải cách quản lý thuế; nghiên cứu xem
xét các kết quả sau khi thực hiện cải cách thuế ở một số nước (Bolivia, Uruguay,
Colombia, Trinidat…) để đề xuất các giải pháp, các khuyến nghị nhằm cải thiện thu
và nâng cao ý thức tuân thủ nộp thuế của người nộp thuế.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (1997) cung cấp tài liệu làm việc về “Xây dựng một chiến
lược cải cách thuế: Kinh nghiệm và hướng dẫn”, tài liệu đưa ra tiêu thức xác định
những vấn đề trong quản lý thuế của một nước và qua đó đề ra chiến lược cải cách phù
hợp. Theo cơ quan này, mọi quốc gia đều phải thực hiện cải cách quản lý thuế, khoản
thuế thất thu càng lớn thì càng cần phải thay đổi triệt để, và dù khoản thuế thất thu là
nhỏ cũng nên thay đổi hệ thống hợp lý để duy trì mức độ tuân thủ cao, giảm chi phí thu
thuế và chi phí tuân thủ. Tài liệu đưa ra đề xuất là các nước có thể được phân thành 4


13
nhóm theo hiệu quả quản lý thuế dựa trên số thuế ước tính phải thu (các nước có khoản
thất thu dưới 10% thuộc nhóm 1; từ 10-20% nhóm 2; 20-40% nhóm 3 và; trên 40%
nhóm 4), từ đó đưa ra khuyến nghị được đưa dựa vào quy mô của khoảng cách và tình
hình thực tế của mỗi quốc gia để bàn về các nguyên tắc của cải cách, bao gồm: giảm
thiểu mức độ phức tạp của hệ thống thuế, khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, áp dụng
chính sách quản lý khác nhau đối với đối tượng nộp thuế dựa vào khả năng thu nhập, và
đảm bảo quản lý hiệu quả cải cách. Đúc rút trong quá trình hỗ trợ các nước thành viên
Quỹ Tiền tệ Quốc tế tập trung vào những lĩnh vực sau: đăng ký thuế, KK và KTT, hệ
thống công nghệ, phát hiện các trường hợp dừng kê khai và thu nợ thuế, thanh tra,
thưởng phạt theo luật định, dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế và tuyên truyền, tổ chức
và quản lý, nhân sự.

Đề tài nghiên cứu về thuế của các cơ quan nhà nước Việt Nam, có thể kể đến đề
tài của Trần Xuân Thắng và cộng sự (1999) về “Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai
đoạn 2000 - 2010” đã đánh giá kết quả 10 năm, từ năm 1990 -1999 của ngành thuế với
việc hợp nhất thành công thu quốc doanh, thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiêp
thành một bộ máy thu thuế hồn chỉnh. Từ đó, phát triển xây dựng hệ thống chính sách
vĩ mơ mang tính thống nhất với các chính sách phát triển của nhà nước. Thêm vào đó,
sự thành công trong việc triển khai thuế GTGT thay thế cho thuế doanh thu, thuê TNDN
thay cho thuế lợi tức, tạo nên một cơ chế thu thế vận hành một cách trơn tru và đồng bộ.
Đề tài cũng đưa ra chiến lược nhằm thực hiện cải cách thuế tầm nhìn 10, chiến lược này
chủ yếu cải cách hệ thống thuế, để hệ thống có thể hoạt động tốt theo hướng hiện đại
hóa, nhằm mục tiêu tăng cường hiệu quả trong quản lý thu.
Nguyễn Thị Bất (2003) với đề tài“Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thuế ở
Việt nam trong điều kiện hiện nay”, đã hệ thống hóa và phân tích thực trạng tình hình
quản lý thuế ở Việt nam. Tại thời điểm năm 2003, tính đột phá của đề tài đã mang tới
những giải pháp phù hợp với thực tiễn và mang tính khả thi cao.
Các tài liệu hướng dẫn, những dự án hỗ trợ về QLT của các tổ chức quốc tế như
Uỷ ban các vấn đề về thuế thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (2004) cung
cấp Tài liệu “Quản lý rủi ro tuân thủ: Quản lý và nâng cao tuân thủ thuế”, các nghiên
cứu này đã thực hiện nghiên cứu tình hình thực tiễn về thuế và QLT của các cơ quan
thuế quốc gia ở một số nước thành viên, nghiên cứu đã thể hiện quan điểm chung về
một quy trình quản lý rủi ro tuân thủ về thuế nhằm chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp


14
hướng dẫn toàn diện hơn về rủi ro tuân thủ thực tiễn quản lý, đặc biệt đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tài liệu nguyên tắc quản lý nhằm phân bổ tốt nhất các nguồn
lực hạn chế nhằm đạt được mức tối ưu chiến lược tuân thủ thuế, từ đó các cơ quan thuế
vận dụng, đưa ra các quyết định chính xác để thực hiện. Đồng thời cung cấp một mơ tả
cơ bản về mơ hình áp dụng quản lý rủi ro, phương pháp tiếp cận quản lý rủi ro hiện
đại, các bước thực hiện quy trình rủi ro và xử lý các rủi ro tuân thủ về thuế. Để đưa ra

các đánh giá giá tính hiệu lực của các chiến lược xử lý, việc đưa vào các biện pháp
giám sát và đánh giá là thực sự cần thiết..
Bên cạnh đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế chia sẻ kinh nghiệm, cung
cấp hướng dẫn toàn diện hơn về rủi ro tuân thủ từ nghiên cứu thực tiễn quản lý từ các
cơ quan quản lý thu ở các nước thành viên, mục đích nhằm làm rõ các phương pháp
tiếp cận cụ thể.
Nghiên cứu Gangadha Prasad Shukla và cộng sự (2011), với mục đích dự báo
một số vấn đề mà Việt Nam có thể gặp phải trong quá trình cải cách chính sách và
cơng tác quản lý thuế, từ đó các tác giả đã đề ra các chính sách cải cách cụ thể, giảm
thiểu những thiếu sót và rủi ro gặp phải trong quá trình đối mặt với thực tế. Qua đó
góp phần tăng tính hiệu quả, minh bạch và cơng bằng của tồn bộ hệ thống thuế.
Ngân hàng Thế giới, đối tác tích cực nhất trong lĩnh vực cải cách QLT từ trước
đến nay. Ngoài hỗ trợ tư vấn về cải cách chính sách thuế, Ngân hàng Thế giới đã tài
trợ “Dự án Hiện đại hóa quản lý thuế” được thực hiện từ năm 2007- 2014 nhằm hỗ
trợ Tổng cục Thuế trong việc tăng cường quản trị trong quản lý thuế và tăng mức độ
tuân thủ tự nguyện trong hoạt động thực hiện nghĩa vụ nộp thuế từ việc tự nguyện đối
với hệ thống thuế bằng cách nâng cao hiệu quả, hiệu lực, tính minh bạch và trách
nhiệm giải trình của cơ quan QLT. Dự án đã có những tác động tốt đến việc tạo lập
mơi trường kinh doanh thơng qua xây dựng các quy trình và tiến trình QLT có thể dự
liệu và có hiệu lực. Tính bền vững của nguồn thu từ thuế, và tính công bằng cao hơn
cũng đã được hỗ trợ thông qua việc thực hiện các dự án này.
Natrah Saada (2012), “Hành vi không tuân thủ thuế: Chế độ đánh giá người nộp
thuế”, Hội thảo Quốc tế về Kinh doanh liên ngành và Khoa học xã hội, Elsevier Ltd,
Jakarta, nghiên cứu cho biết New Zealand là một trong những quốc gia triển khai hệ
thống tự đánh giá yêu cầu sự tuân thủ tự nguyện giữa những người nộp thuế. Mặc dù đã
triển khai hơn một thập kỷ và tích lũy nhiều kinh nghiệm, cơ quan thuế vẫn đang phải


15
đối mặt với vấn đề không tuân thủ giữa những người nộp thuế của họ. Vì vậy, nghiên

cứu này cố gắng điều tra các lý do cơ bản cho hành vi không tuân thủ pháp luật giữa các
cá nhân liên quan đến nghĩa vụ thuế thu nhập. Dữ liệu được thu thập thông qua các cuộc
phỏng vấn qua điện thoại với 30 người tham gia và được phân tích bằng cách sử dụng
phân tích chuyên đề. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người tham gia thường tin rằng các
nguồn thu nhập, thái độ, kiểm soát hành vi nhận thức, kiến thức về thuế, mức độ phức
tạp và công bằng về thuế là các yếu tố tác động đến hành vi không tuân thủ của người
nộp thuế. Đồng thời, từ những thông tin thu được, nghiên cứu đã bổ sung tài liệu cho
việc thực hiện các nghiên cứu chính sách thuế trong tương lai và cả thực tiễn về quản lý
thuế thu nhập cá nhân đối với những hạn đang tiềm tàng trong hệ thống. Cung cấp quan
điểm, thông tin cho các nhà hoạch định chính sách, nhằm hỗ trợ cơ quan thuế phát triển
các chiến lược thích hợp như giáo dục thuế và chương trình đơn giản hóa thuế để nâng
cao tính tuân thủ thuế.
Richard M. Walker, Rhys Andrews (2013), Local Government Management
and Performance: A Review of Evidence, Journal of Public Administration Research
and Theory October (31) 2013, 101–133 cho rằng, chính quyền địa phương đóng một
vai trị quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ cho công. Trong những thập kỷ gần
đây, các học giả đã bắt đầu kiểm tra thực nghiệm mối quan hệ giữa sự quản lý của con
người và hiệu quả hoạt động của các chính quyền địa phương. Trong nghiên cứu này,
các tác giả đã thực hiện đánh giá toàn diện về giả thuyết hiệu quả quản lý ở các chính
quyền địa phương bằng cách tích hợp các nghiên cứu thực nghiệm đã được công bố
trong 40 năm trước. Các tác giả đã phát hiện ra 86 bài báo thực nghiệm kiểm tra chặt
chẽ giả thuyết quản lý theo hình thức và áp dụng kỹ thuật đánh giá điểm hỗ trợ cho các
phát hiện của các nghiên cứu này. Nghiên cứu này phần lớn sự chú ý tập trung vào các
khái niệm về quy mô tổ chức, nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chất lượng
nhân viên, hoạt động của bộ máy quản lý. Kết quả, nghiên cứu này đã chỉ ra hiệu quả
quản lý mang tính tích cực từ chất lượng nhân viên, sự ổn định của nhân sự và lập kế
hoạch, bộ máy hành chính đại diện và nội dung chiến lược. Các phân tích phụ tiết lộ
các mối quan hệ khác nhau trên các khía cạnh của hiệu suất và cấp độ tổ chức trong
chính quyền địa phương.
Nghiên cứu của Nguyễn Hồng (2013) về “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với

thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam”(luận án tiến sĩ kinh tế), làm sáng tỏ nội dung lý luận
về vai trị và cách thức hồn thiện mặt quản lý của Nhà nước trong việc xây dựng chính
sách thuế thu nhập cá nhân, dựa trên những nghiên cứu và kinh nghiệm trước đó các


×