Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

phương pháp giải quyết xung đột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.91 KB, 2 trang )

phương pháp gi ả i quy ế t xung đ ộ t
Các lãnh đạo có trách nhiệm tạo ra một môi trường làm việc
sao cho tạo điều kiện tốt nhất khuyến khích nhân viên, cho
phép họ đóng góp và phát triển. Trong công việc, bất đồng
lẫn nhau là điều không thể tránh. Nếu những bất hoà đó xảy
ra và tiến triển thành xung đột giữa các cá nhân, người lãnh
đạo cần can thiệp ngay lập tức để duy trì lại sự cân bằng nơi
làm việc.
Hoà giải xung đột là một kỹ năng mà bất kỳ người lãnh đạo
nào cũng có thể sở hữu với sự chuẩn bị và thực hành
thường xuyên. Khi giải quyết xung đột, điều quan trọng là
phải nhận ra khi nào nên sử dụng những kỹ thuật quản lý xung đột riêng biệt dựa trên tình huống và những người
liên quan.
Dưới đây là 5 đường hướng quản lý xung đột hữu ích với những ai luôn phải đối mặt với xung đột. Mỗi phương
hướng giải quyết có hiệu quả khác nhau trong những hoàn cảnh cụ thể, điều quan trọng là cần hiểu thời điểm nào
nên áp dụng chúng và người khác có thể lĩnh hội cách hoà giải của bạn như thế nào.
Cạnh tranh
Đây là một phương pháp quyết đoán nhưng không mang nhiều tính hợp tác, bởi nó là cách giải quyết thiên về
hướng quyền lực, cá nhân theo đuổi quyền lợi của chính họ đối với vấn đề tài chính của người khác. Phương pháp
này sử dụng tốt nhất trong những tình huống đòi hỏi có quyết định nhanh chóng mang tính sống còn, ví như trong
trường hợp khẩn cấp.
Giúp đỡ, làm ơn
Đây là phương pháp không dứt khoát nhưng lại mang tính hợp tác và nó đối lập với phương pháp cạnh tranh.
Những lãnh đạo sử dụng phong cách này có thể bỏ qua quyền lợi của chính họ để thoả mãn nhu cầu của người
khác. Phương pháp này có thể phát huy hiệu quả tốt nhất khi vấn đề cần giải quyết trở nên đặc biệt quan trọng với
người khác hơn là bản thân bạn, hoặc khi bạn đặt tiêu chí duy trì sự hoà đồng và hài hoà trong tổ chức lên hàng
đầu.
Lảng tránh
Đây là phương pháp vừa không quyết đoán vừa không hợp tác. Những người sử dụng cách này sẽ không giải quyết
triệt để được xung đột. Nó thường được áp dụng với những vấn đề ít mang tầm quan trọng, thông thường hoặc với
những vấn đề quan trọng hơn cần được giải quyết. Do vậy, chi phí để giải quyết xung đột nói trên thường cao hơn số


tiền được trợ cấp để giải quyết nó.
Cộng tác
Cách này vừa kiên quyết vừa mang tính hợp tác, nó đối lập với phong cách lảng tránh. Khi cộng tác, cá nhân thường
cố gắng hợp tác với người còn lại để tìm ra giải pháp sao cho cả hai bên đều cảm thấy hài lòng. Nó thường được sử
dụng trong tình huống cả hai bên đều có những quyền lợi rất quan trọng cần thoả hiệp.
Thoả hiệp
Đây là cách giải quyết mang tính trung gian của sự quyết đoán và hợp tác. Nó nằm ở giữa sự cạnh tranh và giúp đỡ.
Do đó cách này hay được áp dụng khi mục đích người ta đặt ra ở mức độ vừa phải và điều cốt yếu là phải nhanh
chóng đi tới giải quyết.
Là người trung gian hoà giải xung đột có thể là vấn đề đầy thử thách và tốn nhiều thời gian. Bạn cần sẵn sàng bắt
tay vào can thiệp khi xung đột xảy ra và giúp đỡ họ đạt được sự thống nhất sẽ thiết lập lên thành bệ vững chắc cho
sự thành công của doanh nghiệp cũng như thành công của nhóm do bạn dẫn đầu.
Một xung đột chưa được giải quyết sẽ giống như một mụn nhọt bị mưng mủ trên bề mặt và tác động tới mọi người
xung quanh có quan hệ hay liên can tới những nhân viên có mâu thuẫn. Họ sẽ cảm thấy mình như đang đi trên
những vỏ trứng và điều này sẽ góp phần tạo nên môi trường làm việc đầy thù địch với tất cả mọi người. Trong tình
huống tệ nhất, những thành viên trong nhóm có thể sẽ bắt đầu phân chia bè cánh và tất nhiên nhóm của bạn bị xé lẻ.
Đó là lý do tại sao điều quan trọng với người làm lãnh đạo là phải giải quyết được xung đột nếu nó xảy ra - lẩn tránh
nó không phải là câu trả lời được mong đợi.

×