Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ PHƢƠNG MINH

PHONG TRÀO ĐẤU TRANH ĐỊI QUYỀN THAM CHÍNH
CỦA PHỤ NỮ Ở NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI THỨ HAI (1945) ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: CHÂU Á HỌC
Mã số: 60310601

Hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thu Giang

Hà Nội-2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phong trào
đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở Nhật Bản từ sau chiến tranh
thế giới thứ hai (1945) đến nay” là công trình nghiên cứu của riêng tơi, thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Thu Giang.
Mọi trích dẫn trong Luận văn này đều được ghi rõ nguồn đầy đủ và cụ
thể. Nội dung Luận văn này không trùng lặp với bất cứ nội dung luận văn
nào đã công bố.
Tác giả

Phạm Thị Phương Minh



MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu

4

Chương 1 : Tiền đề phong trào tham chính của phụ nữ Nhật Bản sau

15

Chiến tranh thế giới thứ hai
1.1 Phong trào tham chính của phụ nữ thế giới và Nhật Bản trước

15

chiến tranh thế giới thứ hai
1.1.1 Vị trí chính trị của phụ nữ Nhật trước Chiến tranh thế giới thứ

15

hai
1.1.2 Phong trào đấu tranh giành quyền tham chính của phụ nữ Nhật

19

Bản trước Chiến tranh thế giới thứ hai
1.2 Những biến đổi về chính trị, kinh tế, xã hội Nhật Bản thời kỳ sau

27


Chiến tranh thế giới thứ hai
1.2.1 Những biến đổi về chính trị Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh

27

thế giới thứ hai và vấn đề nữ quyền
1.2.2 Bối cảnh kinh tế Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ

32

hai và vai trò của nữ giới
1.2.3 Bối cảnh xã hội, văn hóa Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh thế

36

giới thứ hai và sự cải thiện nhận thức của phụ nữ
Chương 2: Sự phát triển của phong trào tham chính phụ nữ Nhật Bản
sau Chiến tranh thế giới thứ 2

42


2.1 Quá trình bước vào nghị trường của phụ nữ Nhật sau chiến tranh

42

thế giới thứ hai
2.1.1 Vai trò của Ichikawa Fusae trong việc thúc đẩy hoạt động tham


42

chính của phụ nữ Nhật Bản sau chiến tranh
2.1.2 Những cải cách về luật bầu cử và sự xuất hiện của các nghị viên

44

nữ trong chính trường Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai
2.2 Hoạt động tham chính của phụ nữ Nhật Bản sau Chiến tranh thế

49

giới thứ hai
2.2.1 Sự tham gia của phụ nữ Nhật Bản vào hoạt động soạn thảo

49

Hiến pháp năm 1946
2.2.2 Các tổ chức đấu tranh địi quyền tham chính phụ nữ Nhật Bản

53

sau Chiến tranh thế giới thứ hai và sự tham gia của phụ nữ vào chính
quyền địa phương
Chương 3: Kết quả phong trào tham chính của phụ nữ Nhật Bản sau

68

Chiến tranh thế giới thứ hai, bài học kinh nghiệm từ một số quốc gia
và liên hệ với Việt Nam

3.1 Kết quả phong trào tham chính của phụ nữ Nhật Bản sau Chiến

68

tranh thế giới thứ hai
3.1.1 Thành tựu nổi bật trong phong trào tham chính của phụ nữ Nhật

68

Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai
3.1.2 Hạn chế trong phong trào tham chính của phụ nữ Nhật Bản sau
Chiến tranh thế giới thứ hai

72


3.1.3 Nguyên nhân trọng yếu của những hạn chế trong phong trào

76

tham chính của phụ nữ Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai
3.2 Trường hợp của Việt Nam

82

3.2.1 Tình hình tham chính của phụ nữ Việt Nam hiện nay

82

3.2.2 Những vấn đề đặt ra về vai trị tham chính của phụ nữ Việt


85

Nam
3.2.3 Sự nỗ lực của Đảng và chính phủ Việt Nam trong việc nâng cao

88

vị thế chính trị cho phụ nữ
Phần kết luận

93


Phần mở đầu
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Những năm gần đây nghiên cứu về giới và những tác động của vấn đề này
đối với sự phát triển của mọi mặt trong xã hội đã trở thành đề tài thu hút sự quan
tâm của không chỉ các nhà khoa học mà cả rất nhiều các nhà hoạch định chính sách
trên thế giới. Tiến trình phát triển xã hội lồi người đã chứng minh, bất kỳ sự phân
biệt đối xử nào về giới cũng đều cản trở tới sự phát triển bền vững và dễ tạo nên
những xung đột xã hội. Vì vậy, hướng tới mục tiêu bình đẳng giới và nâng cao vị
thế, vai trò phụ nữ, tạo điều kiện cho họ tham gia vào hoạt động chính trị và công
tác lãnh đạo, quản lý là vấn đề hết sức cần thiết cho sự phát triển xã hội.
Nhật Bản là một cường quốc kinh tế trên thế giới, là quốc gia trong “top”
đầu thế giới về thu nhập bình quân đầu người, các chỉ số phát triển con người
(HDI)…, nhưng một nghịch lý là chỉ số phát triển liên quan đến giới GDI (Gender
related development index) và chỉ số vai trò của giới GEM (the Gender
Empowerment Measure - thường được dùng để đo sự đóng góp của nam giới và nữ
giới trong lĩnh vực hoạt động chính trị và kinh tế) ở Nhật Bản lại thấp hơn nhiều so

với các chỉ số trên. Điều này phản ánh tình trạng bất bình đẳng giới trong xã hội
Nhật Bản hiện tại cịn rất sâu sắc. , mặc dù ở Nhật quyền bình đẳng nam nữ đã
được quy định trong bản Hiến pháp được ban hành ngày 3 tháng 11 năm 1946.
Theo Hiến pháp này, Nhật Bản phải xây dựng một hệ thống luật pháp và chế độ
khơng tồn tại bất bình đẳng1. Tuy nhiên, xét tại thời điểm tháng 5 năm 2009, có 44
nữ nghị viên trong Hạ nghị viện (chiếm 9,2%) và 44 nữ nghị viên trong Thượng
nghị viện (chiếm 18,2%). Nếu so sánh tỷ lệ này với các nước trên thế giới thì có
thể thấy, Nhật đứng thứ 134 trong số 187 quốc gia. Tháng 12 năm 2012 số nữ Hạ
1

Nguyên văn tiếng Nhật Mục 1, Điều 14, chương 2 Hiến pháp 1946 của Nhật:”Tất cả các công dân đều bình đẳng
dưới pháp luật, khơng có sự phân biệt trong mối quan hệ chính trị, kinh tế xã hội giữa các nhân chủng, tơn giáo, giới
tính và thân phân xã hội.”


nghị viện giảm xuống còn 38 người, chiếm vẻn vẹn 7.9% (Thơng tin từ trang chủ
của cục Bình đẳng nam nữ thuộc phủ Nội các Nhật2). Bên cạnh đó, tỷ lệ nữ nghị
viên ở các nghị viện địa phương cũng khơng q 10%. Tham gia chính trị bên cạnh
việc trúng cử nghị viên, tham gia các vị trí trong bộ máy cơng quyền, thực hiện bầu
cử cịn có rất nhiều các hình thức hoạt động khác như tiếp xúc với các chính trị gia,
các nhà chức trách,… Theo các tài liệu, ngoài việc tham gia bỏ phiếu, các hoạt
động tham chính ngồi bầu cử của phụ nữ Nhật ở mức rất thấp.
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các lực lượng chiếm đóng lấy cơ cấu dân
chủ của Mỹ làm hình mẫu, nên đã biên soạn các đạo luật về phụ nữ ở Nhật tương
tự như các đạo luật của Mỹ. Hiến pháp năm 1947 ở Nhật cấm phân biệt giới tính
trong chính trị, kinh tế, quan hệ xã hội, đồng thời cũng khẳng định các đạo luật
được ban hành trên cơ sở bình đẳng giới tính và tơn trọng nhân phẩm của cá nhân.
Cùng với làn sóng đấu tranh của phụ nữ thế giới, tại Nhật Bản các phong trào đấu
tranh của phụ nữ địi quyền bình đẳng, khẳng định vị trí của mình trong xã hội liên
tục diễn ra bằng nhiều hình thức từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là điều

kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ và gặt hái nhiều thắng lợi của phong trào
đấu tranh địi quyền tham chính của phụ nữ Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

2

/>

Là một cường quốc kinh tế lớn hàng đầu thế giới, song gần đây Nhật Bản
được biết đến là một quốc gia có nhiều vấn đề xã hội như tình trạng kết hôn muộn,
giảm thiểu trẻ em, kết cấu dân số già và tiếp tục bị giá hóa nhanh chóng, dẫn tới
các yêu cầu bức thiết trong vấn đề phúc lợi xã hội…Những vấn đề này đang được
đặt ra rất gay gắt. Các cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra rất rõ mối liên hệ giữa tình
trạng bất bình đẳng giới với các vấn đề xã hội nêu trên.
Xây dựng xã hội nam nữ bình đẳng là một trong những nhiệm vụ để thực
hiện chiến lược phát triển bền vững - vấn đề mà cả nhân loại ngày nay đang quan
tâm. Tạo cơ hội cho phụ nữ tham chính là đang góp phần xây dựng xã hội dân chủ
và bình đẳng, hướng tới các mục tiêu thiên niên kỷ mà Liên hợp quốc đã thơng qua.
Do đó, phong trào đấu tranh giành quyền bình đẳng với nam giới, đặc biệt là quyền
tham chính khơng chỉ là vấn đề của Nhật Bản mà là của cả thế giới, trong đó có
Việt Nam. Qua việc nghiên cứu về trường hợp Nhật Bản có thể cho ta thấy những
gợi ý, bài học kinh nghiệm cho phong trào tham chính của phụ nữ ở Việt Nam.
Người viết đã quan tâm tìm hiểu vấn đề trên từ năm 2009 và nhiều lần chọn
những vấn đề liên quan đến “giới” và “bình đẳng giới” ở Nhật Bản làm đề tài cho
các bài báo cáo, tiểu luận, luận văn cả bằng tiếng Việt và tiếng Nhật. Khi chọn đề
tài này, người viết hy vọng với niềm đam mê tìm hiểu về vấn đề “giới” và những
kiến thức đã từng được đọc, được học về đất nước Nhật Bản cùng với sự nỗ lực
của bản thân sẽ có thể có được một luận văn có giá trị lý luận và thực tiễn cao.
2. Mục đích nghiên cứu
“Phong trào tham chính” là một trào lưu đấu tranh có ý nghĩa chủ đạo trong
phong trào phụ nữ Nhật Bản nói riêng và phong trào nữ quyền trên thế giới nói

chung, diễn ra với nhiều hình thức đa dạng, trải qua nhiều giai đoạn với những đặc
điểm diễn biến và kết quả khác nhau. Với luận văn này, người viết mong muốn thể
hiện được bức tranh khái quát về phong trào đấu tranh tham chính phụ nữ ở Nhật


từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, quá trình bước vào nghị trường, nắm giữ các vị
trí quan trọng trong bộ máy chính quyền để từ đó tham gia soạn thảo, ban hành các
chính sách quan trọng, từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy q trình đấu tranh xây
dựng xã hội bình đẳng ở Nhật. Xem xét những thành tựu và hạn chế của các phong
trào đấu tranh tham chính, tìm hiểu những ngun nhân khiến phong trào không
tránh khỏi những hạn chế trên cũng là một mục tiêu của luận văn. Sẽ rất thiếu sót
khi nghiên cứu về phong trào phụ nữ ở Nhật Bản mà không so sánh với Việt Nam
để thấy được những nét tương đồng và khác biệt, đồng thời chỉ ra những bài học
kinh nghiệm của Nhật Bản cho Việt Nam. Do vậy, so sánh và rút ra bài học kinh
nghiệm cho phong trào đấu tranh tham chính của phụ nữ nói riêng, phong trào phụ
nữ ở Việt Nam nói chung cũng là một mục tiêu quan trọng mà người viết đề ra.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thấy được sự phát triển của phong trào đấu tranh giành quyền tham
chính sau Chiến tranh, người viết tìm hiểu về những biến động trong nước, quốc tế
sau Chiến tranh thế giới thứ hai với ý nghĩa là những nhân tố mới tác động đến
phong trào tham chính của phụ nữ Nhật. Cùng với đó, việc điểm lại sự hình thành
và phát triển của phong trào tham chính của phụ nữ Nhật từ trước Chiến tranh sẽ
giúp thấy được sự kế thừa và phát triển vượt bậc của phong trào sau Chiến tranh.
Sự phát triển phong trào tham chính của phụ nữ Nhật Bản sau Chiến tranh
thế giới thứ hai biểu hiện trên nhiều lĩnh vực: q trình bước vào nghị trường, nắm
các vị trí lãnh đạo trong bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, tham
gia Nội các,… - những điều mà trước đó phụ nữ Nhật chưa từng làm được. Tìm
hiểu sự bước chân của phụ nữ vào các lĩnh vực trên để thấy được bức tranh toàn
cảnh trong phong trào tham chính của phụ nữ Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai
là nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng của Luận văn.



Mặt khác, mặc dù đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, song so với các
quốc gia khác nhất là các nước phát triển, về tồn cục vị trí chính trị (thể hiện qua
chỉ số GEM3) của phụ nữ Nhật chưa cao. Do vậy, chỉ ra ý nghĩa và đóng góp của
phong trào và đồng thời nhìn nhận những hạn chế, lý giải nguyên nhân trọng yếu
của hạn chế đó là một nhiệm vụ quan trọng. Nhiệm vụ này sẽ được người viết thực
hiện ở Chương 3, cũng là chương cuối của Luận văn.
Cùng với đó, từ nhận thức những thành cơng hay thất bại trong phong trào
tham chính của phụ nữ Nhật đều có thể trở thành bài học kinh nghiệm đối với Việt
Nam, người viết sẽ dành một phần của Chương 3 để thực hiện nhiệm vụ này để
tăng thêm giá trị thực tiễn cho đề tài nghiên cứu.

3

Là từ viết tắt của Gender Empowerment Measurement, được dùng để đo sự đóng góp của nam giới và nữ giới trong
lĩnh vực hoạt động chính trị và kinh tế tức là


4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa phụ nữ Nhật với
chính trị khơng nhiều và đa dạng như các đề tài khác. Cũng có những nghiên cứu
về mối liên hệ giữa phụ nữ và chính trị nhưng thường được đặt lồng ghép trong các
tác phẩm viết về lịch sự phụ nữ như là một phần của lịch sử phát triển của phụ nữ
Nhật.
Việc đưa vấn đề “giới” vào chính trị học cũng như việc tiếp cận từ góc độ
chính trị trong nghiên cứu phụ nữ ở Nhật Bản tương đối muộn. Một trong những
nơi đi đầu về nghiên cứu phụ nữ và vấn đề “giới” ở Nhật Bản là trung tâm nghiên
cứu thuộc trường Đại học nữ Ocha No Mizu4. Năm 1996 tại đây mở một cuộc hội
thảo khoa học về nghiên cứu vấn đề “giới” và Phụ nữ học. Theo kết nghiên cứu từ

hội thảo khoa học trên, góc nhìn từ chính trị trong nghiên cứu phụ nữ ở Nhật Bản
cịn rất mờ nhạt. Hội thảo đã cơng bố cơng trình “Tổng kết các vấn đề của phụ nữ”
khái qt tất cả cơng trình nghiên cứu liên quan tới phụ nữ Nhật. Theo đó, các vấn
đề về “phong trào phụ nữ”, “lao động và việc làm”,… được nhắc tới rất nhiều song
các vấn đề về “lĩnh vực chính trị” thì rất ít được nhắc tới đã minh chứng rõ nét
chothực trạng này. Trong khoảng 9000 tiêu đề của các bài nghiên cứu, các tiêu đề
có liên quan trực tiếp tới lĩnh vực chính trị như cơng trình nghiên cứu “Phụ nữ Chế độ Thiên Hoàng và Chiến tranh”5 của 2 tác giả Suzuki Yuko và Kondo
Kazuko biên tập, hay tác phẩm “Phụ nữ thay đổi chính trị”6 của tác giả Garasu
Naoko là vô cùng hiếm hoi.

4

Trường Đại học nữ Ocha No Mizu (お茶の水女性大学) thành lập năm 1949 tại Tokyo, là một trong 2 trường Đại

học nữ Quốc lập của Nhật Bản.
5

Tác phẩm “Phụ nữ - Chế độ Thiên Hoàng và Chiến tranh” (女性・天皇制・戦争) được Trung tâm xuất bản Origin,

xuất bản năm 1990.
6

Tác phẩm “Phụ nữ thay đổi chính trị (女性が政治を変え) được công ty Shinsensha xuất bản năm 1990


Gần đây, vấn đề “giới” (Gender) đang trở thành vấn đề được nhiều nhà
nghiên cứu ở Nhật Bản quan tâm. Các cơng trình nghiên cứu vấn đề giới trong mối
liên hệ với lĩnh vực chính trị như cuốn “Phụ nữ và chính trị” của tác giả Mikanagi
Yumiko7 có xu hướng ngày càng tăng lên, tuy nhiên các tác phẩm tìm hiểu về mối
liên hệ của phụ nữ với chính trị dường như chỉ tập trung tới hoạt động bầu cử và

tranh cử trong khi có rất nhiều các biểu hiện khác nhau của việc “tham chính”. Các
hoạt động tham chính ở các biểu hiện khác như tham gia bộ máy chính quyền,
đóng góp ý kiến tham gia soạn thảo Hiến pháp,… chưa được tập trung khai thác.
Các tài liệu điều tra về phụ nữ và sự tham gia chính quyền địa phương như cơng
trình “Số lượng phụ nữ trúng cử trong cuộc bầu cử chính quyền ở địa phương” của
tác giả Iwamoto Takekazu thực hiện năm 1999 có thể nói là rất mỏng. Có một số
nhà nghiên cứu đã điều tra, nghiên cứu về xã hội học địa phương tâp trung chỉ ra
các thuộc tính, điểm đặc trưng của những người phụ nữ Nhật tham gia vào chính
quyền địa phương, để từ đó đưa ra các số liệu về sự chênh lệch giữa nam và nữ
giới trong lĩnh vực này (Oshino Bujiwara- 2001) chứ khơng đi sâu tìm hiểu q
trình diến tiến liên tục của phong trào tham chính của phụ nữ các hình thức đấu
tranh đa dạng.
Các Đảng chính trị có những ghi chép về q trình hoạt động của các thành
viên trong bộ máy chính quyền địa phương song đó chỉ dừng lại ở q trình hoạt
động của từng cá nhân và cơ chế, cách thức của Đảng chính trị trong việc lựa chọn
ra các ứng cử viên vào bộ máy chính quyền, chứ khơng chú trọng vào sự thay đổi
trong số lượng, tỷ lệ nữ tham chính và chất lượng các hoạt động tham chính của
phụ nữ.

7

Tác phẩm “Phụ nữ và chính trị” (女性と政治) được nhà xuất bản Shinhyoron xuất bản năm 1999.


Ở Việt Nam, trong số lượng đồ sộ các công trình nghiên cứu về Nhật Bản
thì các cơng trình nghiên cứu về vị trí của phụ nữ Nhật trong xã hội nói chung và
trong lĩnh vực chính trị nói riêng là khơng đáng kể.
Do đó, bằng sự quan tâm và đam mê tìm hiểu về đề tài, thơng qua luận văn
này, người viết muốn đóng góp một cái nhìn mang tính chất tổng thể về sự phát
triển trong phong trào tham chính của phụ nữ Nhật sau Chiến tranh, bao gồm cả

những thành tựu đã đạt được và có những tồn tại cần phải khắc phục khi so sánh
với tình hình phụ nữ tham chính các quốc gia khác. Khơng chỉ dừng lại ở việc
thống kê các số liệu biểu hiện hoạt động tham chính của phụ nữ sau Chiến tranh,
mà người viết muốn đi sâu phân tích, chỉ ra sự phát triển cũng như một vài đặc
điểm nổi bật của phong trào này. Từ hiện trạng tham chính của phụ nữ Nhật, người
viết cũng muốn lý giải sự tác động của định kiến cố hữu phân biệt vai trò nam nữ
đang tồn tại trong xã hội Nhật Bản như là một nguyên nhân trọng yếu dẫn đến
những tồn tại trên. Với hướng nghiên cứu trên, người viết hy vọng Luận văn sẽ trở
thành một tài liệu tiếng Việt có đóng góp hữu ích cho những người muốn tìm hiểu
về phong trào tham chính của phụ nữ Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
5. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về phong trào đấu tranh giành quyền tham
gia chính trị của phụ nữ Nhật trong dịng chảy phát triển của phong trào đấu tranh
nói chung của phụ nữ Nhật. Do đó về phạm vi khơng gian nghiên cứu của Luận
văn sẽ là nước Nhật.
Về mặt phạm vi thời gian, luận văn xác định nghiên cứu khoảng thời gian
từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) – mốc thời gian đánh dấu những biến đổi
to lớn của cả Nhật Bản và thế giới. Đây cũng là thời điểm chứng kiến sự thay đổi
mang tính chất nhảy vọt trong phong trào tham chính của phụ nữ Nhật. Mặc dù
người viết rất muốn đưa vào cơng trình nghiên cứu của mình những số liệu mới


nhất, xem xét vấn đề nghiên cứu cho đến tận thời điểm hiện tại để đề tài giàu tính
thời sự và tính thực tiễn, song vì những hạn chế về khả năng cũng như về nguồn tài
liệu có thể tìm được, trong phạm vi luận văn này người viết chỉ lấy và phân tích số
liệu mới nhất đến năm 2014.


6. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 3 chương với nội dung chính như sau:

Chương 1: Bối cảnh trong nước, quốc tế tác động tới phong trào tham
chính của phụ nữ Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ 2
Ở Chương 1 này, người viết sẽ nêu bối cảnh trong nước và quốc tế sau
năm 1945 cũng như những hoạt động đấu tranh tham chính cửa phụ nữ Nhật trước
chiến tranh, để từ đó làm nổi bật diễn biến phát triển của phong trào sẽ được trình
bày ở Chương hai.
Chương 2: Sự hình thành và phát triển của phong trào tham chính sau
Chiến tranh thế giới thứ 2, cũng là chương quan trọng nhất của luận văn.
Ở chương này, người viết trình bày các bước phát triển chính cùng những
thành tựu mà phụ nữ Nhật đã đạt được trong phong trào đấu tranh tham chính. Đặc
biệt người viết tìm hiểu về các hoạt động đấu tranh tham chính của phụ nữ Nhật
thông qua các tổ chức thành lập do nhu cầu giải quyết các vấn để của đời sống.
Chương 3: Ý nghĩa và một số hạn chế trong phong trào đấu tranh địi quyền
tham chính của phụ nữ Nhật, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Ở chương này người viết đánh giá vị trí, ý nghĩa của phong trào tham chính
đối với phong trào phụ nữ ở Nhật nói chung và những đóng góp cho xã hội Nhật
Bản, cũng như những hạn chế của phong trào, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để viết luân văn “Phong trào đấu tranh đòi quyền tham gia chính trị của
phụ nữ ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay” người viết
sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu.
Trước hết, vì một trong những nhiệm vụ của Luận văn là làm rõ quá trình
diễn tiến của phong trào tham chính của phụ nữ ở Nhật Bản nên việc sử dụng các


tư liệu lịch sử là rất cần thiết. Đối với các tư liệu này, người viết sử dụng phương
pháp phân tích hệ thống, phương pháp so sánh để thấy sự phát triển của phong trào
tham chính của phụ nữ ở Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai so với thời kỳ trước
đó, đồng thời cũng thấy được sự chuyển biến qua từng giai đoạn trong thời kỳ sau

Chiến tranh.
Để minh chứng cho sự phát triển và những thành tựu mà phụ nữ Nhật đã
đạt được trong phong trào đấu tranh tham chính sau Chiến tranh, người viết rất chú
trọng sử dụng các tài liệu thống kê. Do vậy phương pháp thống kế và xử lý số liệu
được coi là một trong những phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong
luận văn.


Chƣơng 1 : Tiền đề phong trào tham chính của phụ nữ
Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai
1.1 Phong trào tham chính của phụ nữ thế giới và Nhật Bản
trƣớc chiến tranh thế giới thứ hai
1.1.1 Vị trí chính trị của phụ nữ Nhật trƣớc Chiến tranh thế
giới thứ hai
Vị trí của người phụ nữ Nhật Bản đã thay đổi rất nhiều lần trong lịch sử, họ
đã có đóng góp ít nhiều cho lịch sử Nhật Bản. Xã hội đã có một thời gian tồn tại
với chế độ mẫu hệ. Trong lịch sử Nhật Bản, rất nhiều người phụ nữ đã trở thành nữ
hoàng, đặc biệt nhiều trong số họ đã tạo ra “sóng gió” trong lịch sử Nhật Bản như
nữ hoàng Suiko (là Thiên Hoàng thứ 33 của Nhật Bản, trị vì từ năm 593 đến năm
628), Saimei (trị vì từ năm 655 đến năm 661), Jito (686 – 697) thời Asuka, nữ
hoàng Koken (749 - 758) thời Nara. Có thể nói ở giai đoạn này phụ nữ Nhật Bản
đóng vai trị trung tâm, có ảnh hưởng sâu sắc đối với tơn giáo và chính trị.
Sang thời kỳ Heian (794 – 1185) (là thời kỳ phân hóa cuối cùng trong lịch
sử Nhật Bản, cũng là thời kỳ đạo Khổng và các ảnh hưởng từ Trung Quốc phát
triển đỉnh cao ở Nhật Bản), làn sóng học tập văn minh Trung Hoa khá mạnh mẽ
trong xã hội Nhật Bản. Sự du nhập của Đạo Khổng và Phật giáo vào Nhật Bản đã
làm chuyến biến xã hội một cách rõ rệt. Cũng như các quốc gia ảnh hưởng từ văn
hóa Trung Hoa, xã hội Nhật Bản cũng chuyển dần sang cơ cấu gia trưởng. Những
nguyên tắc khắt khe với phụ nữ, những quy chuẩn về đạo đức như “tam tòng, tứ
đức” của Đạo Khổng đã được Nhật Bản hóa. Vì vậy, trong xã hội có sự thay đổi

mạnh mẽ về vị trí của người phụ nữ, đóng khung họ với vai trị làm vợ, làm mẹ,
với bổn phận chăm sóc gia đình. Do các quy định chặt chẽ như vậy mà phụ nữ
Nhật phải cam chịu với khơng gian góc bếp, ngơi nhà của mình để chăm sóc chồng
con và dần dần bị loại trừ ra khỏi các hoạt động trong lĩnh vực cơng. Có thể nói, tư


tưởng Nho giáo du nhập từ Trung Quốc đã đặt người phụ nữ Nhật Bản vào vị trí
thấp trong xã hội. Họ phải chấp nhận bổn phận đó của mình, nhưng đằng sau sự
cam chịu đó là một sức mạnh phi thường. Thời Meiji vị trí chính trị của người phụ
nữ cũng cịn rất thấp kém bởi chính quyền bảo vệ mơ hình gia đình gia trưởng, đề
cao vị trí người đàn ông, khẳng định sự phụ thuộc của người phụ nữ. Năm 1871
chính quyền ban hành Luật về Hộ tịch để khẳng định về mặt pháp luật sự phụ
thuộc của người phụ nữ trong gia đình vào người đàn ơng. Cùng với đó, chính
quyền có những quy định khiến phụ nữ Nhật bị loại trừ ra khỏi các hoạt động chính
trị. Theo Hiến pháp Minh Trị chỉ những người nộp thuế trực tiếp cho nhà nước từ
15 yên trở lên thì mới được tham gia bỏ phiếu. Trong khi đó, dưới thời Minh Trị,
người phụ nữ bị xem như những trẻ vị thành niên về quyền sở hữu tài sản. Phụ nữ
không được pháp luật công nhận quyền sở hữu tài sản, mà tất cả đều phải chịu sự
giám sát của người chồng trong gia đình.
Trong điều kiện xã hội như vậy, phụ nữ Nhật không hề cam chịu mà có
những hoạt động nhằm giành quyền tham gia chính trị về cho phái mình. Nửa sau
thập niên 1870, cùng với sự sơi nổi của phong trào địi quyền dân chủ, ở Nhật xuất
hiện việc kêu gọi về tính cần thiết của việc phụ nữ tham chính.Tháng 1 năm 1874,
tại Viện nguyên lão, Itagaki Taisuke8 đã đưa raề xuất bản đề xuất “Tự bạch thiết
lập nghị viên dân chủ”. Sự kiện này đã làm dấy lên các phong trào đấu tranh dân
chủ mạnh mẽ ở Nhật. Tuy nhiên, lực lượng tham gia chủ yếu lại là nam giới. Do đó,
quyền tham gia chính trị của phụ nữ chưa được đem ra để nghị luận. Năm 1890
chính quyền ban hành luật cấm các phong trào đấu tranh chính trị của phụ nữ,
nhưng điều này không thể ngăn chặn được tinh thần đấu tranh của phụ nữ. Năm
1886 họ thành lập “Hội phụ nữ cải cách Tokyo”(東京婦人矯風会) để đấu tranh.


8

Itagaki Taisuke (板垣退助) sinh năm 1837 mất năm 1919, là một nhà chính trị đồng thời cũng là một nhà lãnh đạo

phong trào đòi quyền dân chủ của Nhật Bản.


Ở thời cận đại, khi q trình tư bản hóa nền kinh tế ở Nhật Bản diễn ra
mạnh mẽ, đặc biệt là từ sau khi Nhật Bản bị Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử , việc
người phụ nữ tham gia lao động ngoài xã hội cũng trở nên phổ biến hơn. Thời kỳ
này những ngành nghề sử dụng lao động nữ trong xã hội Nhật cũng dần trở nên đa
dạng: ngồi việc trở thành cơng nhân trong những nhà máy dệt, phụ nữ có thể trở
thành giáo viên trường tiểu học, bác sĩ, y tá, nhà báo, nhân viên ngân hàng, các
công ty bảo hiểm, nhân viên ngành bưu điện, đường sắt, nhân viên bán hàng trong
các bách hóa, các cửa hàng thuốc, nhân viên đánh máy, nhân viên phục vụ…
Trong hai thập niên đầu thế kỷ XX, ở Nhật thịnh hành các luận thuyết đề
cao và nhấn mạnh “tính mẫu” (母性) ở người phụ nữ, thể hiện xã hội cần người
phụ nữ ở góc độ chăm sóc gia đình và ni dạy con cái(“良妻賢母” nghĩa là
“Lương thê hiền mẫu”). Mặc dù vậy, phụ nữ Nhật vẫn không quên đấu tranh giành
quyền tham gia chính trị. Tinh thần đấu tranh tham chính của phụ nữ Nhật lúc bấy
giờ thể hiện tiêu biểu qua các phong trào đấu tranh như là phong trào đấu tranh của
phụ nữ theo đường lối xã hội chủ nghĩa9; phong trào đấu tranh nhằm lật đổ chế độ
tư bản chủ nghĩa mà họ cho là nguyên nhân gây lên sự nghèo khổ cho phụ nữ nói
riêng và người lao động nói riêng, hay các phong trào đấu tranh địi thay đổi các
điều luật về hơn nhân bất bình đẳng giới. Đặc biệt, vào năm 1905 diễn ra diễn ra
các phong trào yêu cầu thay đổi Điều 5 trong “Luật về Cảnh sát và trị an” (Ban
hành năm 1900), quy định cấm phụ nữ thành lập các tổ chức xã hội, hay các cuộc
tụ họp mang tính chất chính trị. Tháng 1 năm 1905, lần đầu tiên phụ nữ Nhật đã
gửi lên Quốc hội bản yêu cầu có chữ ký của 500 người địi xóa bỏ điều luật trên.

Đây là hoạt động được đánh giá là gây tiếng vang lớn trong việc địi quyền tham
chính bằng cách kiến nghị lên cơ quan lập pháp là Quốc hội đầu tiên của phụ nữ
9

Phong trào đấu tranh của phụ nữ theo đường lối Xã hội Chủ nghĩa với vai trò hoạt động nổi bật của Fukuda
Hideko (1865-1927) và Yamakawa Kikue (1890 – 1980).


Nhật. Cũng trong năm 1905 phụ nữ Nhật đã tổ chức 13 cuộc diễn thuyết với nội
dung ban đầu là để tuyên truyền về sự bất bình đẳng giới, nhưng sau đó các cuộc
diễn thuyết này đã phát triển thành các phong trào đấu tranh giành quyền tham
chính .
Năm 1931 ở Nhật xảy ra Sự biến Mãn Châu10. xảy ra. Trong 15 năm diễn
ra sự biến, nước Nhật càng trở nên cần sức lao động của người phụ nữ nhất là trong
lĩnh vực sản xuất quân nhu, cung cấp cho chiến tranh. Cuộc chiến kéo dài khiến
cho sức lao động của nam giới trở nên thiếu trầm trọng, nên lao động nữ đã bổ
sung cho sự thiếu hụt đó. Phụ nữ tham gia lao động trên những lĩnh vực mà vẫn
được cho là của nam giới như các ngành công nghiệp nặng, đóng tàu, thậm chí lái
ơ tơ, xe bt… Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, ngành công nghiệp phục vụ
chiến tranh đóng cửa. Hơn nữa,vì có chính sách ưu tiên đối với những nam giới
tham gia chiến đấu trở về lao động, sản xuất, nên rất nhiều phụ nữ bị buộc thơi việc.
Năm 1944 có trên 5.250.000 lao động nữ, nhưng sang năm 1945 chỉ còn 2.310.000
lao động nữ.
Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, phụ nữ Nhật được xem như là những nạn
nhân của chiến tranh. Vì chiến tranh mà họ mất cha, mất chồng, mất con, người
yêu…,vì chiến tranh mà họ bị đẩy vào cảnh nghèo khổ. Tuy nhiên, cũng như trong
thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ 1, phụ nữ Nhật lại đứng ra đảm nhiệm sản xuất
và tham gia sâu rộng vào các lĩnh vực trong xã hội.
Có thể thấy trong suốt chiều dài lịch sử phụ nữ Nhật luôn thể hiện vai trị
quan trọng của mình trong xã hội. Từ thời Heian, dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của

Nho giáo, vị trí xã hội của phụ nữ Nhật đã có sự thay đổi lớn. Những quy định

10

Sự biến Mãn Châu (満州事変) là một vụ khiêu khích của quân phiệt Nhật nhằm tạo cớ thơn tính Mãn Châu

(vùng Đơng Bắc Trung Quốc ngày nay). Ngày 18.9.1931, lên án Trung Quốc “phá hoại” đường sắt nam Mãn Châu
đã cho Nhật thuê, Nhật tập kích Thẩm Dương. Do Hội Quốc liên bất lực, Anh thụ động, quân Tưởng Giới Thạch
không dám chống cự, nên đầu 1932, Nhật chiếm toàn Mãn Châu.


mang tính định kiến về phân biệt nam nữ đã đưa những người phụ nữ xuống vị trí
thấp kém hơn nam giới, buộc họ phải lệ thuộc và phục tùng những người đàn ơng
của mình. Phụ nữ bị đóng khung trong khơng gian chật hẹp của căn nhà, góc bếp –
nơi họ có thể chuyên tâm thực hiện nghĩa vụ chăm sóc gia đình, chồng con. Sự
nhẫn nhục và cam chịu như thế của phụ nữ Nhật được truyền từ đời này sang đời
khác, trở thành một định kiến ăn sâu vào xã hội Nhật Bản. Mặc dù vậy nhưng
dường như đằng sau sự nhẫn nhục cam chịu đó của phụ nữ Nhật là một sức sống
và khao khát được khẳng định vai trò của bản thân một cách mãnh liệt. Nhờ sức
sống này mà bất cứ khi nào có hội phụ nữ Nhật đều tận dụng, đấu tranh bằng nhiều
phương thức nhằm nêu lên tiếng nói địi quyền lợi cho phụ nữ nói chung và quyền
tham chính nói riêng.
Chính sức mạnh và tinh thần đấu tranh được hun đúc và phát huy trong
suốt chiều dài lịch sử đã khiến phong trào tham chính của phụ nữ Nhật có những
bước phát triển nổi bật trong thời kỳ cận – hiện đại khi các làn sóng dân chủ và cải
cách tràn vào Nhật Bản.
1.1.2 Phong trào đấu tranh giành quyền tham chính của phụ nữ Nhật
Bản trƣớc Chiến tranh thế giới thứ hai
Quyền tham chính của phụ nữ được đề cập lần đầu tiên vào Hội nghị lãnh
đạo các địa phương địa phương (地方官会議). Hội nghị này được tổ chức vào

tháng 4 năm 1878, khi Hirayama Yasuhiko (平山靖彦)11 đưa đề xuất cải cách quy
định về việc bầu cử chỉ giới hạn cho nam giới thành trao quyền bầu cử cho cả nam
và nữ. Với lập luận rằng, “Tại sao phụ nữ cũng phải nộp thuế với tư cách là chủ hộ
gia đình lại khơng có quyền đi bỏ phiếu?”. Với đề xuất này, Hirayama Yasuhiko đã
11

Hirayama Yasuhiko (1844 - 1912). Ông là một chính trị gia nổi danh ở Nhật bản. Ông trúng cử vào Quốc Nhật
Bản trong cuộc Tổng tuyển cử bầu hạ nghị viện lần thứ 2 tổ chức vào năm 1892. Sau đó ơng từng giữ chức vụ người
đứng đầu các tỉnh Akita, Oita và Saga. Ông cũng là người có cơng lớn trong việc ủng hộ quyền tham chính của phụ
nữ.


là người đầu tiên ở Nhật Bản lên tiếng công khai đòi quyền bầu cử cho phụ nữ.
Hoạt động trên của ông đã làm thức tỉnh tinh thần đấu tranh địi quyền tham gia
chính trị của phụ nữ. Cùng với đó, năm 1920 làn sóng đấu tranh dân chủ đang lan
rộng ở Mỹ tác động tới Nhật Bản thôi thúc tinh thần đấu tranh của phụ nữ, tạo nên
làn sóng đấu tranh tham chính của phụ nữ Nhật Bản trước Chiến tranh thế giới thứ
hai. Trọng tâm và cũng là đỉnh cao của phong trào tham chính của phụ nữ Nhật
trước chiến tranh thế giới thứ hai là sự ra đời và đi vào hoạt động của “Hội đồng
minh giành quyền bầu cử cho phụ nữ” (1925-1940), trong đó ghi dấu rõ nét vai trò
của Ichikawa Fusae .
Ichikawa Fusae sinh tháng 5 năm 1893 trong một gia đình nơng dân tại tỉnh
Aichi. Bà là con thứ 3 trong một gia đình có 7 người con. Thuở nhỏ, bà thường
xun phải chứng kiến cảnh mẹ mình bị cha đánh đập, cùng những thiệt thòi của
người mẹ - điều mà bà cho rằng nguyên nhân chỉ là bởi mẹ sinh ra là phụ nữ. Lớn
lên đi học, bà nhận thấy sự đối xử trọng nam khinh nữ trong xã hội Nhật Bản thời
bấy giờ, nơi mà bà thấy người phụ nữ tốt chỉ được xem ngang hàng với những
người đàn ông yếu kém trong xã hội. Từ lòng thương mẹ và ý thức được những
thiệt thịi của phái mình, Ichikawa Fusae ấp ủ ước mong có thể xây dựng một xã
hội khơng có đau thương, thiệt thịi cho người phụ nữ. Đâychính là động lực thơi

thúc bà đấu tranh vì quyền lợi của phụ nữ nói chung, quyền tham chính nói riêng.
Điều này đã khiến bà trở thành nhà hoạt động vì nữ quyền và cũng là nữ chính trị
gia có tầm ảnh hưởng lớn hàng đầu Nhật Bản lúc bấy giờ.
Năm 1919 bà cùng cộng sự thành lập “Hiệp hội phụ nữ mới” (1919 - 1922)
(từ đây người viết gọi là “Hiệp hơi”). Hiệp hội ra đời với mục đích “đấu tranh địi
quyền lợi chính trị cho phụ nữ”. Cùng với Ichikawa Fusae, Hiratsuka Raicho12 và

12

Hiratuska Raicho (tên thật là Okumura Haru) Bà sinh năm 1886 và mất năm 1971. Bà là một nhà hoạt động nhiệt
huyết trong phong trào phụ nữ, là một chính trị gia đồng thời cũng là một tác gia của Nhật Bản.


Oku Mumeo13 là những nhân vật đóng vai trụ cột của Hiệp hội. Hiệp hội chỉ tồn
tại trong thời gian ngắn ngủi 3 năm nhưng sự ra đời và hoạt động của Hiệp hội đã
có những đóng góp quan trọng cho phong trào tham chính của phụ nữ, đặc biệt là
sự đóng góp trong việc yêu cầu Quốc hội Nhật Bản phải sửa đổi Điều 5 trong Luật
Cảnh sát và trị an”14 (治安警察法). Luật Cảnh sát và trị an được ban hành năm
1890 trong đó Điều 5 của luật này quy định cấm phụ nữ được thành lập và tham
gia các tổ chức chính trị xã hội. Nghĩa là theo Luật này, phụ nữ Nhật bị từ chối
quyền tham gia các Đảng chính trị. Do đó, từ năm 1905 các phong trào đấu tranh
phản đối Điều 5 của Luật này đã được phụ nữ Nhật tiến hành. Ngay sau khi ra đời,
nhận thấy sự cấp thiết cần phải điều chỉnh quy định này, Hiệp hội đã tổ lấy chữ ký
của đông đảo quần chúng tạo áp lực yêu cầu Quốc hội phải sửa đổi. Tháng 2 năm
1920, bản yêu cầu sửa đổi Điều 5 Luật Cảnh sát và trị an bao gồm 2057 chữ ký
được Hiệp hội gửi lên cả hai viện trong Quốc hội Nhật Bản. Cùng với đó Hiệp hội
tổ chức các buổi thuyết giảng về sự cần thiết phải sửa đổi quy định nêu trên nhằm
thức tỉnh tinh thần đấu tranh tham chính của phụ nữ và tranh thủ sử ủng hộ của
nam giới.
Sau nhiều lần bị phủ quyết nhưng Hiệp hội vẫn không ngừng kêu gọi đấu

tranh, đến tháng 3 năm 1922 Quốc hội Nhật Bản lần thứ 45 đã thông qua quyết
định sửa đổi Điều 5 Luật Cảnh sát và trị an. Tháng 5 cùng năm này, Luật sửa đổi
có hiệu lực.
Năm 1922 Hiệp hội tan ra cũng là để chuẩn bị cho sự ra đời của một tổ
chức lớn hơn phụng sự cho phong trào đấu tranh tham chính của phụ nữ Nhật.

13

Oku Mumeo sinh năm 1895 tại tỉnh Fukui - miền trung Nhật Bản. Bà là một nhà hoạt động xuất sắc trong phong
trào đấu tranh của phụ nữ Nhật. Bà là thượng nghị sĩ Quốc hội Nhật bản 3 khóa. Năm 1997 bà qua đời tại nhà riêng
ở Thủ đô Tokyo.
14

Luật “Cảnh sát và trị an” ra đời với tên gọi ban đầu là “Luật tập họp tổ chức chính trị và xã hội”(集会及政社法),

Đến năm 1900 Luật này được đổi tên.


Lần đầu tiên trong lịch sử, một tổ chức của phụ nữ do phụ nữ sáng lập đã
đấu tranh đòi Quốc hội – là cơ quan quyền lực cao nhất trong nền chính trị Nhật
Bản phải điều chỉnh một quy định phân biệt đối xử trong quyền tham chính giữa
nam và nữ. Thành quả của Hiệp hội đạt được đã gây được tiếng vang trên chính
trường Nhật Bản, cỗ vũ tinh thần đấu tranh tham chính của phụ nữ. Hiệp hội cũng
trở thành tổ chức nền tảng, cung cấp cho “Hội đồng minh giành quyền bầu cử cho
phụ nữ” và các tổ chức khác của phụ nữ sau này những nhà hoạt động nhiệt huyết
cho phong trào tham chính của phụ nữ.
“Hội đồng minh giành quyền tham gia chính trị cho phụ nữ” (1924 - 1940)
Vào năm 1924, để mở rộng quyền tham gia chính trị cho phụ nữ trong nền
dân chủ Đại Chính, Hiệp hội quyền tham chính của phụ nữ Nhật Bản của những
người theo Công giáo đã thành lập “Hội đồng minh giành quyền bầu cử cho phụ nữ”

(婦選獲得同盟). Để lôi kéo thêm nhiều phụ nữ tham gia và mở rộng mục tiêu hoạt
động, năm 1925, tổ chức này được đổi tên thành “Hội đồng minh giành quyền
tham gia chính trị cho phụ nữ”(婦人参政権獲得期成同盟会)15 (từ đây người
viết gọi tắt là “Hội đồng minh”). Với vai trò trung tâm của Ichikawa Fusae – nhà
hoạt động xã hội đã được học tập về phong trào đấu tranh của phụ nữ ở Mỹ, Hội
đồng minh đấu tranh mạnh mẽ để địi các quyền tham gia chính trị cho phụ nữ bao
gồm quyền tham gia bộ máy chính quyền ở địa phương, quyền tham gia các vấn đề
chính trị quốc gia và quyền tham gia các Đảng chính trị. Để thực hiện được mục
tiêu, Hội thực hiện đa dạng các biện pháp đấu tranh: chuẩn bị tài liệu, thu thập chữ
ký để gửi các bản yêu cầu công nhận quyền tham gia chính trị của nữ giới lên quốc
15

Mặc dù vậy, hầu hết các tài liệu khi nhắc đến 16 năm hoạt động vẫn gọi tổ chức này theo tên gọi cũ: “Hội đồng

minh giành quyền bầu cử cho phụ nữ” (婦選獲得同盟).


hội và chính phủ. Mặt khác, để nâng cao nhận thức cho chị em phụ nữ về quyền
được tham gia chính trị của phái mình, Hội tổ chức các khóa đào tạo, các buổi diễn
thuyết với các chủ đề như “Tại sao phụ nữ phải tham gia chính trị”… cho các
thành viên trong Hội và những người có sự quan tâm. Đồng thời, để duy trì kinh
phí cho các hoạt động của Hội, các thành viên còn tổ chức nhiều hoạt động gây
dựng quỹ Hội.
Hoạt động của Hội đồng minh thường được chia thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (1924-1928): Giai đoạn hoạt động độc lập
Giai đoạn 2 (1928-1930): Giai đoạn hoạt động có liên hệ chặt chẽ với các
phong trào đấu tranh xã hội khác
Giai đoạn 3 (1931-1936): Giai đoạn tập trung vào mục tiêu đấu tranh giành
quyền bầu cử cho phụ nữ
Giai đoạn 4 (1936-1940): Giai đoạn hoạt động góp sức cho chiến tranh

dưới chế độ tổng động viên cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 mà Nhật Bản là
một bên tham chiến. Do đó các hoạt động đấu tranh tham chính của Hội đồng minh
trong giai đoạn này là hết sức mờ nhạt.
Trong 4 giai đoạn trên, giai đoạn 1931-1936 là giai đoạn Hội hoạt động
hiệu quả hơn cả cho phong trào đấu tranh tham chính của phụ nữ Nhật. Ở giai đoạn
này Hội đã được tổ chức một cách chặt chẽ, tập trung vào mục tiêu địi quyền tham
chính mà cụ thể là quyền bầu cử ngang bằng với nam giới.
Vào năm 1928, lần đầu tiên tổng tuyển cử phổ thông được tổ chức ở Nhật
theo “Luật bầu cử phổ thơng”. Để địi quyền bầu cử cho phái mình, các thành viên
của Hội đồng minh có các hoạt động nhằm tác động tới các Đảng chính trị. Theo
đó, Hội u cầu các ứng cử phải giao ước công khai với dân chúng về việc quy
định trao quyền bầu cử cho nữ để đổi lại nhận được sự ủng hộ tích cực của họ


×