Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý - Trần (Khảo sát qua thư tịch lịch sử và sáng tác văn chương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TR
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------------

HOÀNG THỊ TUYẾT MAI

PHƢƠNG THỨC ỨNG XỬ VỚI CHỮ NÔM VÀ VĂN
HỌC NÔM THỜI LÝ - TRẦN
(Khảo sát qua thƣ tịch lịch sử và sáng tác văn chƣơng)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VĂN HỌC

Hà Nội - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

HOÀNG THỊ TUYẾT MAI

PHƢƠNG THỨC ỨNG XỬ VỚI CHỮ NÔM VÀ VĂN
HỌC NÔM THỜI LÝ - TRẦN
(Khảo sát qua thƣ tịch lịch sử và sáng tác văn chƣơng)

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ



:

60. 22. 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN NGỌC VƢƠNG

Hà Nội – 2011


Luận văn Thạc sĩ

Hoàng Thị Tuyết Mai

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại Khoa Văn học - Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin gửi lời tri
ân sâu sắc đến PGS. TS Trần Ngọc Vương, người đã tận tình hướng dẫn
tôi thực hiện luận văn này bằng một tinh thần khoa học nhiệt thành và
nghiêm túc.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thày cô
Khoa Văn học – trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi về mặt lý luận và phương
pháp nghiên cứu trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận
văn.
Và xin cảm ơn sự động viên chia sẻ của gia đình, bạn bè và các đồng
nghiệp trong suốt thời gian qua!
Với trình độ và kiến văn có giới hạn, luận văn chắc chắn không
tránh khỏi khiếm khuyết. Tác giả luận văn mong muốn sẽ nhận được

những nhận xét, góp ý của các thầy cô, các nhà nghiên cứu và những
người quan tâm về vấn đề được thực hiện trong luận văn. Xin trân trọng
cảm ơn!
Hà Nội, tháng 06 năm 2011
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Tuyết Mai


Luận văn Thạc sĩ

Hoàng Thị Tuyết Mai

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
CHƢƠNG MỘT
LƢỢC THUẬT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỮ NÔM VÀ VĂN
HỌC NÔM THỜI LÝ – TRẦN
1.1. Chất nền của văn học thời Lý Trần ................................................................................... 16
1.2. Sự ra đời của chữ Nôm là một tất yếu lịch sử ................................................................... 18
1.3. Văn học chữ Nôm trong mối liên hệ với văn học chữ Hán .............................................. 22
CHƢƠNG HAI
NHỮNG DẤU ẤN TIÊU BIỂU CỦA VĂN HỌC NÔM THỜI LÝ – TRẦN (Qua thƣ tịch lịch
sử và sáng tác văn chƣơng)
2.1 Các dữ liệu tiêu biểu về chữ Nôm và văn học Nơm trong chính sử. ................................ 33
2.2. Văn học Nôm đời Trần – nơi hội tụ cao nhất “phương thức ứng xử” với chữ Nôm ..... 58
2.3. Những hạn chế mang tính cách thời đại. ........................................................................... 79
2.4. Tiểu kết ................................................................................................................................. 81
CHƢƠNG 3
NGẢ ĐƢỜNG HỒN THIỆN CHỮ NƠM VÀ VĂN HỌC NƠM THỜI LÝ TRẦN

3.1. Nơm hóa giáo lí Phật giáo qua hiện tƣợng Tuệ Tĩnh dịch Khóa hư lục .......................... 82
3.2. Nơm hóa giáo lí Nho giáo qua hiện tƣợng Hồ Quý Ly ..................................................... 85
3.3.…Và ngả đƣờng tất yếu phải đi .......................................................................................... 87
3.4. Tiểu kết. ................................................................................................................................ 92
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................99
PHỤ LỤC....................................................................................................................................108
MỘT SỐ QUI ƢỚC VỀ VIẾT TẮT
VSL: Việt sử lược
ĐVSKTT: Đại Việt sử kí tồn thư
KĐVSTGCM: Khâm định Việt sử thơng giám cương mục


Luận văn Thạc sĩ

Hoàng Thị Tuyết Mai

PHƢƠNG THỨC ỨNG XỬ VỚI CHỮ NÔM VÀ VĂN HỌC NÔM
THỜI LÝ - TRẦN
(Khảo sát qua thƣ tịch lịch sử và sáng tác văn chƣơng)
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giai đoạn Lý – Trần1, giai đoạn khởi đầu của lịch sử văn học viết Việt
Nam, giai đoạn nước Đại Việt vững bước trong kỷ nguyên độc lập, tự chủ và
thống nhất, giai đoạn rực rỡ trong lịch sử đất nước, đánh dấu những bước
khởi đầu vô cùng quan trọng của một dân tộc mới dành được quyền tự chủ.
Từ đây, người Việt Nam đã xây dựng được khối đại đồn kết, lịng tự hào dân
tộc, dần dần khẳng định vị trí của nhà nước Đại Việt.
Văn học Lý – Trần là giai đoạn có ý nghĩa nền tảng đối với văn hiến dân tộc.
Có thể nói đây là thời đại hào hùng và oanh liệt , rực rỡ và đe ̣p đẽ nhấ t trong

lịch sử Việt Nam . Đây cũng là giai đoạn manh nha, hình thành chữ Nơm và
bắt đầu có thành tựu văn học Nơm - Một thứ văn tự có ý nghĩa quan trọng đối
với văn hiến dân tộc.
Chữ Nôm trở thành một hệ thống chữ viết tương đối hoàn chỉnh vào
khoảng giữa thế kỷ XIII. Ðiều chắc chắn là từ cuối thế kỷ XIII, chữ Nôm đã
được dùng để ghi lại một số thi văn bằng tiếng Việt như sáng tác của Trần
Nhân Tông, Huyền Quang, Mạc Đĩnh Chi…. Nhưng vì chữ Nơm khơng được
điển chế hóa nên chưa bao giờ nó được hệ thống hố một cách chính xác. Do
vậy, ngay cả một bậc túc nho như Phạm Ðình Hổ (1769-1839) cũng đã phải
thú nhận trong bài "Tự thuật" mở đầu Vũ trung tuỳ bút: "Ta đã học vỡ được ít
kinh sử, thế mà chữ Nơm ta không biết hết" [37, 9]. Ngoại trừ các cải cách
ngắn ngủi của Hồ Quý Ly (1336-1407) và Nguyễn Huệ (1753-1792), chữ
1

Khái niệm giai đoạn Lý - Trần được chúng tôi sử dụng bao gồm 5 thế kỷ đầu tiên của nền độc lập tự chủ
dưới thời Trung đại, bao gồm trong nó 6 triều đại: Ngơ, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ.

Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý - Trần

1


Luận văn Thạc sĩ

Hồng Thị Tuyết Mai

Nơm chưa bao giờ được các triều đại Việt Nam chính thức cơng nhận. Mới
xét đến, tình hình đó dường như là một nghịch lý, nhưng ta có thể cắt nghĩa
nó bằng tầm quan trọng chiến lược của chữ Hán đối với trật tự phong kiến.
Có một địi hỏi khách quan rằng khi đất nước đã dần ổn định, việc dùng

mãi một thứ ngôn ngữ vốn không ghi âm ngôn ngữ của đời sống là một điều
ngày càng bộc lộ những hạn chế. Thời gian trơi đi, chữ Nơm dần dần có mặt
trong đầy đủ những hoạt động thường ngày của người Việt. Từ những tập
quán sinh hoạt cho tới những kinh nghiệm trong lao động để lại từ xa xưa đều
được ghi chép lại bằng những văn bản chữ Nôm….Chữ Nôm ra đời có ý
nghĩa hết sức lớn lao, đánh dấu bước phát triển của nền văn hoá dân tộc, ý
thức tự cường và khẳng định vai trò địa vị của tiếng Việt.
Lâu nay, trong giới nghiên cứu văn học Việt Nam tồn tại một nhận thức: các
triều đại quan phương cho rằng Nôm Na là “cha mách qué”, văn học Nôm là
thứ văn học của “bố cu mẹ đĩ”, ít được coi trọng và đánh giá cao. Thơng
thường có một tâm lý coi nhẹ thứ văn tự khơng hoặc ít được sử dụng trong
mơi trường hành chính sự nghiệp, chưa được xác nhận là văn tự chính thức
của quốc gia. Chúng tơi có thể liệt kê một số nhận định của một số nhà
nghiên cứu về chữ Nôm và văn học Nôm như sau:
“Chính vì thái độ khinh rẻ, thái độ cấm đốn của vua chúa phong kiến cho
nên chữ Nơm chưa bào giờ được đưa vào nhà trường. Chưa bao giờ được coi
là cơng cụ văn hóa của nhà nước và do đó chưa bao giờ được tiếp nhận, thừa
hưởng một cố gắng điển chế nào” [8, 17].
“Văn học chữ Nôm thường bị giai cấp thống trị coi nhẹ” [10, 17]
“Văn học chữ Nôm được coi là văn học cấp thấp, là “nơm na mách q”, là
vui chơi giải trí nên gần đời sống thực hơn, đời thường hơn [92, 15]

Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý - Trần

2


Luận văn Thạc sĩ

Hoàng Thị Tuyết Mai


“Thời phong kiến, Văn học chữ Nôm bị coi là văn học cấp thấp, là q mùa,
dân dã, cũng có thể ngơn chí, tự thuật, nhưng chủ yếu là vui chơi, giải trí”
[57, 85]
“Do thái độ khinh rẻ, cấm đoán của vua chú phong kiến nên chữ Nôm chưa
bao giờ được đưa vào nhà trường, chưa được điển chế hóa nên trong cấu tạo
chữ Nôm mang nhiều dấu ấn của cá nhân tạo chữ….” [45, 128]
“…..cho dù đã sáng tạo nên chữ Nôm, nhưng cho đến đầu thế kỉ XX này chữ
Hán vẫn được coi là quốc tự dùng trong văn bản nhà nước và chữ Nôm chỉ là
“nôm na mánh qué” chưa bao giờ được xem là văn tự quốc gia” [50, 175]
Thái độ trọng Hán khinh Nôm đã từng bị nhà thơ Phạm Đình Tối, tác giả
Đại Nam quốc sử diễn ca chỉ trích: "Uống nước quên nguồn, người xưa chê
trách. Trái thầy mà học, người hiền vốn tránh. Nước ta ở thiên về phương
Nam, tiếng nói khác với Trung Quốc. Những học sĩ nho sinh, tuy tập theo văn
tự Trung Hoa, song hát vịnh nói năng đều chẳng lìa bỏ thanh âm của bản
quốc. Lẽ nào lại có thể chỉ một điều cho chữ Hán là thanh cao mà lại chối bỏ
tiếng ta, chê là thô bỉ” 2
Đào Duy Anh cho rằng “Đến như Việt ngữ thì các nhà nho thường khinh là
“nôm na mách qué” nên chỉ khi nào làm văn chơi đùa tiêu khiển thì mới
dùng đến, cho nên Việt văn khơng thịnh đạt cũng khơng lạ gì”.[3, 279]
Nguyễn Tài Cẩn cũng có ý kiến: “Chính vì thái độ khinh rẻ, thái độ cấm
đoán của vua chúa phong kiến cho nên chữ Nôm chưa bao giờ được đưa vào
nhà trường, chưa bao giờ được coi là công cụ văn hóa của nhà nước, và do
dó cũng chưa bao giờ được tiếp nhận, thừa hưởng một cố gắng điển chế nào”
[35, 484]
Khi đề cập đến thái độ ứng xử của các triều đại Lý Trần với chữ Nôm
Nguyễn Danh Phiệt cho rằng: “Dù sao, chúng ta cũng đứng trước một sự thật
2

Trích Quốc âm từ điệu, Phạm Đình Tối


Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý - Trần

3


Luận văn Thạc sĩ

Hoàng Thị Tuyết Mai

lịch sử: Trong khi chọn lọc đi đến chỗ chấp nhận nội dung giáo dục Nho
giáo, các vua Lý Trần đã loại trừ chữ Nơm, một di sản văn hóa của dân tộc
được hình thành do sự đóng góp của nhiều thế hệ” [35, 459]
Chữ Nôm chưa bao giờ được nhà nước phong kiến điển chế hóa, đó là sự
thực. Có một sự thực nữa là chữ Nôm vẫn tồn tại bên cạnh chữ Hán, bổ
khuyết cho những mảng đời sống mà chữ Hán và văn học chữ Hán không
quan tâm hoặc không cho là quan trọng. Chữ Nơm có vai trị quan trọng trong
hình thành, phát triển và bảo lưu văn hố; đồng thời thúc đẩy q trình thuần
thục văn hố trong biến chuyển kinh tế từng giai kì và diễn dịch văn học Việt
Nam. Vậy, các triều đại quan phương trong thời kì đầu độc lập nhận thức như
thế nào về vai trị của chữ Nơm. Họ có coi thường thứ “tục tự” này hay
không? Thái độ ứng xử của các triều đại với văn học Nơm như thế nào? Họ
có “loại trừ” chữ Nôm hay không? Tâm lý coi nhẹ thứ văn tự khơng hoặc ít
được sử dụng trong mơi trường hành chính sự nghiệp, chưa được xác nhận là
văn tự chính thức của quốc gia có phải là sự thực? Trên thực tế có loại văn
bản chính thống nào của nhà nước chuyên chế khẳng định tính chất “thấp
kém”, “nhảm nhí” của chữ Nơm và văn học Nơm3?
Đó là câu hỏi trăn trở đối với chúng tơi và truy tìm căn nguyên trả cho câu
hỏi ấy là một trong những lí do cho sự tồn tại của luận văn này. Với hi vọng
bước đầu khảo sát toàn bộ các cứ liệu lịch sử liên quan và văn chương giai

3

Dường như đã có sự hiểu lầm một cách rộng rãi tinh thần các huấn điều của chúa Trịnh đối với việc in ấn
và lưu hành các “thi tập”, “ca khúc” chữ Nơm, những lời lẽ bị suy diễn khái qt hóa thành sự phủ định hay
chí ít là coi thường chữ Nơm và văn chương Nơm nói chung. Những huấn điều như:
Cũng là truyện cũ nôm na
Hết thơ tập ấy lại ca khúc này
Tiếng dâm dễ tiếng người say,
Chớ cho in bán, hại ngay thói thuần
Thực ra các huấn điều này bài xích một số phương diện nội dung của những “thi tập”, “ca khúc” hơn là coi
thường, phủ định văn tự chữ Nôm và văn học sáng tác bằng chữ Nơm. Cùng với việc ban hành 47 điều giáo
hóa, Trịnh Tạc cho sưu tầm nhiều sách Nơm “có hại cho giáo hóa” đem đốt đi. Vấn đề là Trịnh Tạc chỉ sai
đốt những sách Nơm có hại chứ khơng phải tất cả các sách Nơm nói chung. Thái độ coi thường ở đây là coi
thường phương diện dâm tục của một số sách (chứ khơng phải tồn bộ những sáng tác bằng chữ Nơm). Như
thế chúa Trịnh có thực sự coi thường văn tự chữ Nôm không? Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này và khảo sát
một cách kĩ lưỡng vào dịp khác.

Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý - Trần

4


Luận văn Thạc sĩ

Hoàng Thị Tuyết Mai

đoạn Lý – Trần (tính đến đời Hồ, cịn từ giai đoạn Lê sơ về sau chúng tơi sẽ
khảo sát ở một cơng trình khác, dài hơi hơn), chúng tơi mong muốn có những
dữ liệu toàn diện và đầy đủ về giai đoạn đầu của lịch sử hình thành, phát triển
chữ Nơm và văn học Nơm nhằm cung cấp một cái nhìn khách quan về một

mảng văn tự và văn học dân tộc. Từ đó có cơ sở cụ thể cho những kết luận
ban đầu về qui luật hình thành, vận động và phát triển của văn hóa, văn học
dân tộc trong những thế kỉ đầu độc lập. Trên cơ sở những khảo sát ban đầu
chúng tơi tiếp tục hình dung cơng việc cho chặng tiếp theo, dài hơi và quan
trọng hơn sau này.
Thêm nữa, chúng tôi đồng ý với nhận thức rằng: việc nghiên cứu chữ
Nôm với tư cách là hiện tượng khởi đầu của truyền thống văn hiến Việt Nam
tuy đã và đang được chú ý song vẫn là công việc lâu dài, chúng tơi chỉ mong
đóng góp chút sức lực bé nhỏ của mình để tiếp sức cho chặng đường chung
gian nan ấy.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Chữ Nôm và văn học chữ Nôm là một hiện tượng nổi bật trong lịch sử
phát triển của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Đi sâu nghiên cứu về chữ Nôm
và văn học chữ Nôm là công việc quan trọng đã và đang đặt ra đối với các
học giả trong nước và cả ngoài nước, xuất phát từ những nhu cầu của thực
tiễn đời sống xã hội nước ta cũng như từ những nhu cầu của nhận thức khoa
học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Do nhận thức được vị thế của chữ Nôm
đối với văn hiến dân tộc nên việc nghiên cứu chữ Nơm có lịch sử tương đối
sớm4. Ngay từ thời phong kiến đã có một số ý kiến xung quanh các cuốn tự
điển, sách giáo khoa, trực tiếp hay gián tiếp bàn về nguồn gốc, cách cấu tạo,
cách viết ….của chữ Nơm. Đến thời thuộc Pháp, tình hình nghiên cứu chữ
4

Cũng cần nhấn mạnh rằng: Lịch sử nghiên cứu chữ Nôm khác với lịch sử nghiên cứu về vị trí, vai trị, chức
năng…..của chữ Nơm và văn học Nơm. Về mảng này, các nhà nghiên cứu đã quan tâm nhưng chưa có nhiều
cơng trình đi sâu.

Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý - Trần

5



Luận văn Thạc sĩ

Hồng Thị Tuyết Mai

Nơm đã được chú ý hơn. Có nhiều học giả và nhiều cơng trình nghiên cứu
trong và ngồi nước về chữ Nơm của Việt Nam, trong đó có khơng ít tác giả
đã để lại những ấn tượng sâu sắc như: J. L. Taberd, H. Maspéro, Hoàng Xuân
Hãn, Pual Schneider, Văn Hựu, Vương Lực, Yonosuke Takeuchi, Kawamoto
Kuniye, v.v… Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm thư tịch
cổ, năm 1970 Ban Hán Nôm thuộc Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam được
thành lập, quy tụ nhiều nhà hoạt động cách mạng lão thành, kiến thức Hán
Nôm uyên bác để nghiên cứu di sản của cha ông một cách hệ thống. Năm
1979, Viện Nghiên cứu Hán Nơm chính thức được thành lập trên cơ sở Ban
Hán Nơm đã góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu chữ Nôm và văn học
Nôm của dân tộc và tổng hợp những kết quả nghiên cứu trước đó thành hệ
thống. Căn cứ vào kết quả tổng hợp của Viện Nghiên cứu Hán Nôm chúng tôi
hệ thống lại lịch sử nghiên cứu chữ Nôm như sau:
Về sự ra đời của chữ Nơm có nhiều học giả trong và ngồi nước đã đi
sâu tìm hiểu về sự ra đời của chữ Nơm và có nhiều ý kiến khác nhau. Trịnh
Khắc Mạnh đã tổng kết lại các ý kiến đó như sau: “Lê Dư và Nguyễn Đổng
Chi đã căn cứ vào ý “Sĩ Vương bắt đầu lấy chữ Hán để dịch ra tiếng ta” của
Nguyễn Văn San trong Đại Nam quốc ngữ, để đưa ra nhận định cho rằng chữ
Nơm có từ thời Sĩ Nhiếp (thế kỷ thứ II). Nguyễn Văn Tố thì dựa vào chữ “Bố
Cái” mà nhân dân suy tôn Phùng Hưng là “Bố Cái đại vương” để cho rằng
chữ Nơm có từ cuối thế kỷ thứ VIII. Học giả Trần Văn Giáp đã căn cứ vào
chữ “Cồ” trong quốc hiệu “Đại Cồ Việt”, để cho rằng chữ Nơm có từ thời
nhà Đinh. Trần Huy Bá dựa vào chữ “Ơng Hà” khắc trên quả chng Vân
Bản tự chung minh tìm được ở Đồ Sơn có niên đại năm 1076, để cho rằng

chữ Nơm có từ thời nhà Lý. Hai nhà nghiên cứu là GS. Nguyễn Tài Cẩn và
GS. Lê Văn Quán đã căn cứ vào mặt thanh mẫu, vận mẫu để chứng minh chữ
Nôm không thể có từ thời Sĩ Nhiếp mà xuất hiện sau thời Đường Tống” [45].

Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý - Trần

6


Luận văn Thạc sĩ

Hoàng Thị Tuyết Mai

GS. Đào Duy Anh cho rằng: “do yêu cầu mới của xã hội từ sau cuộc giải
phóng, đặc biệt dưới các triều Đinh, Lê và đầu Lý, chữ Nôm đã xuất hiện”
[1, 81].
Cũng theo Trịnh Khắc Mạnh, bắt đầu từ thời nhà Lý, chúng ta thấy trong
các văn bia hiện còn lưu giữ được, xuất hiện những chữ Nôm ghi tên đất và
tên người, như: Phụng Thánh phu nhân Lê thị mộ chí (niên đại 1173) có các
chữ:: “Bà Cảm, đầu đình, cửa ngõ, bến sông”; Chúc Thánh Báo Ân tự bi
(niên đại 1185-1214) có các chữ: “Bà Đỗ, đồng Mộc”; Báo Ân thiền tự bi ký
(niên đại 1210) có các chữ” “đồng Hấp, đồng Chài, đồng Nhe”. Những chữ
Nôm khắc trên các văn bia thời Lý là sản phẩm của giai đoạn đầu trong q
trình hình thành và phát triển của chữ Nơm trong các văn bản và làm tiền đề
tạo nên văn học chữ Nôm ở Việt Nam sau này.
Về nghiên cứu chữ Nơm có: Chữ Nơm với chữ Quốc ngữ (Lê Dư),
Chữ Nôm - Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến (Đào Duy Anh), Lược khảo về
nguồn gốc chữ Nôm (Trần Văn Giáp), Một số vấn đề về chữ Nôm (Nguyễn
Tài Cẩn), Nghiên cứu về chữ Nôm (Lê Văn Quán), Nghiên cứu chữ Nơm Tày
(Hồng Triều Ân và Cung Văn Lược), Các phương thức biểu âm trong cấu

trúc chữ Nôm Việt (Nguyễn Tá Nhí), Cấu trúc nghĩa trong chữ Nơm Việt (Lã
Minh Hằng), Mối tương quan giữa âm Hán Việt và âm Nôm trong cách đọc
chữ Nôm (Trương Đức Quả), Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm Phật
thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh (Hồng Thị Ngọ), Chữ Nơm và tiếng
Việt qua văn bản Thiên Nam ngữ lục (Nguyễn Thị Lâm), Truyền kì mạn lục Nghiên cứu văn bản và vấn đề dịch Nơm (Hồng Hồng Cẩm), Nghiên cứu
chữ Nôm (Viện nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam; Hội bảo tồn di sản chữ Nơm
Hoa Kì) v.v...Về phần nghiên cứu chữ Nơm, đặc biệt đóng vai trị quan trọng
là nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Hồng. Có thể khẳng định Khái luận văn tự
học chữ Nôm là một chuyên luận nghiên cứu nhiều mặt về chữ Nôm, tác giả

Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý - Trần

7


Luận văn Thạc sĩ

Hoàng Thị Tuyết Mai

đã xây dựng một hệ thống thuật ngữ cùng hệ thống phương pháp tiếp cận đối
tượng, tạo thành một bộ khung lý thuyết, gợi mở cho sự phát triển của bộ
môn văn tự học ở nước ta. Cuốn sách chứa đựng một khối lượng tư liệu, dẫn
liệu phong phú, được lựa chọn công phu, có giá trị tiêu biểu. Đặc biệt, tác giả
đã dùng nhiều bảng biểu, nhiều hình ảnh minh họa, giúp cho bạn đọc phổ
thơng có thể nhìn thấy tận mắt những tư liệu vốn khơng dễ tìm. Với Khái
luận văn tự học chữ Nôm tác giả đã nghiên cứu tỉ mỉ sự diễn biến của chữ
Nôm trên cấp độ “đơn vị văn tự” và cả trên cấp độ “hệ thống văn tự”, dựa
trên những cứ liệu khảo sát các văn bản tiêu biểu qua nhiều thời kỳ, tác giả
Nguyễn Quang Hồng đi đến xác định những đặc điểm chính của chữ Nơm
Việt theo cách nhìn lịch đại cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn khá tồn diện

và thuyết phục
Về việc phiên âm các văn bản Nơm, có: Truyện Kiều, Hoa Tiên, Phan
Trần, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Lục súc tranh công, Phạm
Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Lâm tuyền kỳ ngộ, Quốc âm thi tập,
Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi, Chỉ nam ngọc âm, Phật
thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, Tân biên Truyền kỳ mạn lục tăng bổ
giải âm tập chú, Ngọc Kiều Lê, Thơ ca trù, Thiên Nam minh giám, Thiên
Nam ngữ lục, Việt sử diễn âm, Đại Nam quốc sử diễn ca, Lục Vân Tiên, thơ
Nôm Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Nguyễn Khuyến và nhiều tác gia khác v.v...
Về biên soạn những bộ sách cơng cụ, nhằm góp phần tạo nên những
phương tiện tra cứu khi tiếp cận di sản chữ Nơm, có thể kể như: Bảng tra chữ
Nôm (Viện Ngôn ngữ học), Đại từ điển chữ Nôm (Vũ Văn Kính), Từ điển
chữ Nơm Tày (Hồng Triều Ân chủ biên), Từ điển chữ Nôm Việt (Nguyễn
Quang Hồng chủ biên), Từ ngữ văn Nôm (Nguyễn Thạch Giang) v.v..
Về nghiên cứu khai thác và biên dịch những bộ tùng thư theo chuyên
đề, nhằm xã hội hóa ngày càng nhiều các tư liệu Nôm, giúp cho các thế hệ

Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý - Trần

8


Luận văn Thạc sĩ

Hồng Thị Tuyết Mai

người Việt Nam hơm nay hiểu được giá trị đích thực của văn hóa truyền
thống trong lịch sử, có thể kể như: Thư mục sách Nôm, Thơ Nôm Hàn luật,
Văn Nôm biền ngẫu, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đang triển khai xuất bản bộ
Tổng tập văn học chữ Nôm - một sưu tập văn học chữ Nôm đầy đủ lần đầu

tiên được giới thiệu rộng rãi v.v...
Đặc biệt, để bảo tồn và phát huy chữ Nơm, dưới sự chủ trì của Viện
Nghiên cứu Hán Nôm, các chuyên gia nghiên cứu Hán Nôm cùng các chuyên
gia tin học trong và ngoài nước đã xây dựng bảng mã chữ Nôm và đưa chữ
Nôm vào bảng mã chuẩn quốc tế IRG/ISO, tổng số chữ Nôm đã đưa vào kho
chữ chung quốc tế là 9.299 chữ, trong đó số chữ Nơm khơng trùng hình với
chữ của các nước trong khu vực khoảng 4.200 chữ. Hiện nay, Viện Nghiên
cứu Hán Nôm đang tiếp tục sưu tầm và vẽ chữ Nôm để đưa vào bảng mã
chuẩn quốc tế (gồm chữ Nôm Kinh và chữ Nôm Tày), kế hoạch sẽ đưa thêm
khoảng hơn 2.000 chữ mới. Khi chữ Nôm được khẳng định trong bảng mã
chuẩn quốc tế, như vậy chủ quyền đã được khẳng định, điều này rất có ý
nghĩa về quốc tế, cũng như phát huy giá trị khoa học của chữ Nơm trong q
trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt Nam.
Mặc dù vậy các cơng trình đó đều tập trung vào một số vấn đề của chữ
Nôm: Sự hình thành, nguồn gốc, cách cấu tạo, diễn biến, cách lưu giữ và bảo
tồn… của chữ Nôm qua các thời kì lịch sử nhưng chưa có cơng trình nào bàn
nghiêm túc về thái độ của các triều đại đối với chữ Nôm và văn học Nôm.
Trước đây, trong bài viết Một vài vấn đề đặt ra xung quanh việc phân loại
thư tịch của Lê Q Đơn và Phan Huy Chú nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn
có viết: “ Quan niệm phong kiến chính thống chưa bao giờ bài xích chữ Nôm

Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý - Trần

9


Luận văn Thạc sĩ

Hồng Thị Tuyết Mai


với tính cách là một thứ văn tự, mặc dù không phải triều đại phong kiến nào
cũng có thái độ như nhau về chữ Nơm”5
Và “vậy rõ ràng là thời xưa, khơng có cái nhìn hạ thấp, khinh miệt chữ
Nơm nói chung. Chúng ta chú ý một điều: mặc cảm tự ti chỉ có ở các tác giả
viết truyện Nôm – một thứ tiểu thuyết bằng thơ – chứ không phải của tất cả
những ai viết thơ văn Nôm.”[93, 18].
Trong một bài viết của mình nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương đã khẳng
định một cách cụ thể và chi tiết hơn:“Ta vẫn quen có định kiến là các triều
đại vua chúa trước kia coi thường văn học Nôm nên không tạo điều kiện cho
bộ phận đó phát triển. Thực ra thì rất nhiều vị vua chúa chuộng Nơm thành
chính sách và đã thực sự sáng tác bằng chữ Nôm, từ Lê Thánh Tông qua
Trịnh Sâm tới Tự Ðức và thành tựu sáng tác bằng chữ Nôm ở họ không phải
không đáng kể. Cũng không phải trong các tác giả văn học ai “đi với nhân
dân” thì mới ưu ái văn Nơm – Cao Bá Quát là một tác giả lớn, là lãnh tụ của
một cuộc khởi nghĩa nông dân nhưng sáng tác chủ yếu là bằng chữ Hán,
Nguyễn Công Trứ lại để lại “rặt” văn thơ Nơm chỉ có một bài thơ chữ Hán
mà thơi. Cả hai đều có những đóng góp quan trọng không thể chối cãi trong
lịch sử văn học. Việc Cao Bá Qt nói mình khơng dám dùng quốc ngữ làm
văn chương là điều đáng cắt nghĩa. Thực tế nghiên cứu hơn nửa thế kỷ qua
gây cho chúng tôi một ấn tượng rằng trừ những giai đoạn có q ít tác phẩm
văn học Nơm thì giới nghiên cứu buộc phải xử lý bộ phận văn học chữ Hán là
chính, cịn từ lúc văn học Nơm đã phát triển thì bộ phận văn học chữ Hán dễ
bị lờ đi hay xếp xuống hàng thứ yếu. Chúng tôi không dám chắc, nhưng nếu
ấn tượng ấy đúng, nghĩa là giới nghiên cứu cần phải sớm điều chỉnh, bởi
trong thực tế là nhiều tác giả quan trọng trước tác chủ yếu bằng chữ Hán
cho đến đầu thế kỷ XX, trong đó có Nguyễn Thượng Hiền và Phan Bội Châu.
5

Tạp chí văn học, số 4, 1981, trang 18


Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý - Trần

10


Luận văn Thạc sĩ

Hoàng Thị Tuyết Mai

Trong sự tiếp nhận đại chúng, nói đến Nguyễn Du trước hết và chủ yếu là nói
tới Truyện Kiều, nhưng đối với một bộ phận nào đó, trong đó có chúng tơi,
khó lịng nói là thơ chữ Hán của ông kém hay với Truyện Kiều bất hủ”. [97]
Và “Thi tập bằng chữ Nôm ở những nhà cầm quyền tối cao là chuyện không
hiếm. Dẫu bị chi phối bởi nhiều lí do khác nhau, chữ Nơm chưa trở thành
ngơn ngữ “mang tính nhà nước”, nhưng lời khẳng định rằng giai cáp thống
trị Việt Nam thời trung đại coi thường chữ Nôm xem ra chỉ là một thiên kiến”
[65, 39]
Những ý kiến trên là cái nhìn nghiêm túc thận trọng trước một vấn đề
quan trọng của văn học và văn hiến dân tộc. Tuy nhiên cả hai tác giả vẫn
chưa đi sâu khảo sát kĩ một cách hệ thống với những cứ liệu cụ thể. Tiếp thu
ý kiến của các nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn và Trần Ngọc Vương, chúng
tôi chọn đề tài : Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý
Trần với hi vọng sẽ khảo sát lại các dữ kiện liên quan đến chữ Nôm và văn
học Nôm trong chính sử và trong các tài liệu văn học. Mơ tả diễn trình Nơm
hóa trên phương diện ngơn ngữ và văn học dân tộc. Nhiệm vụ quan trọng
nhất là khảo sát những ý kiến mang tính chất “lập trường quan điểm” từ đó
nêu lên những mục đích, u cầu mới nhằm cung cấp cái nhìn tổng thể về vấn
đề thái độ ứng xử với văn học Nôm của các triều đại quan phương thời kì đầu
độc lập. Chúng tơi cũng khoanh vùng dữ kiện liên quan đến luận văn là sáu
triều đại độc lập từ triều Đinh – Lê – Lí – Trần – Hồ với hi vọng khảo kĩ

lưỡng những dữ kiện liên quan để tạo cơ sở cho những kết luận quan trọng
bước đầu, có ý nghĩa như những phần nền tảng của một vấn đề khá nghiêm
túc mà giới nghiên cứu lâu nay chưa quan tâm thỏa đáng. Vả lại, những dữ
kiện ở giai đoạn này dẫu ít nhưng khơng q nghèo nàn so với cái nhìn bề
rộng bao hàm cả ngơn ngữ và văn học. Chúng tôi khẳng định luận văn này đề

Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý - Trần

11


Luận văn Thạc sĩ

Hoàng Thị Tuyết Mai

cập đến một vấn đề hồn tồn mới mẻ, khơng trùng lặp với bất cứ đề tài nào
trong phạm vi và qui mô tương tự.
Hơn nữa, trên cơ sở khảo lại toàn bộ dữ liệu về chữ Nôm và văn học chữ
Nôm ở giai đoạn mới hình thành và bước đầu có những thành tựu luận văn sẽ
góp phần định hướng một cách tiếp cận mang tính hệ thống và là tiền đề quan
trọng cho những bước tiếp theo. Chúng tôi coi luận văn là một bước của một
quá trình dài hơi trong việc nghiên cứu một vấn đề thú vị của văn học sử
trung đại Việt Nam. Chính vì vậy, chúng tơi rất mong sẽ nhận được sự chia sẻ
và góp ý của tất cả những người quan tâm đến mảng văn học Nôm của nước
nhà.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của luận văn là toàn bộ phần dữ liệu xung quanh vấn đề chữ
Nôm, văn học Nôm sáu triều đại độc lập đầu tiên của lịch sử dân tộc bao gồm
các tài liệu chính sử, các tài liệu hành chính quan phương, các tài liệu chữ
Nơm và văn học Nôm.

Nghiên cứu phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nơm của các
triều đại hành chính quan phương là một cơng việc địi hỏi sự phong phú của
phạm vi tư liệu bởi vì các tài liệu chính sử hầu như ghi chép lại các sự kiện
liên quan đến chữ Nôm và văn học Nôm rất vắn tắt. Trong chừng mực có thể,
chúng tơi cố gắng tập dụng mọi nguồn dữ liệu với hi vọng cung cấp một cái
nhìn mang tính tổng thể và khách quan. Mặc dù đối tượng khá rộng và phạm
vi bao quát dàn trải song khi thực hiện chúng tôi sẽ lựa chọn những cứ liệu
tiêu biểu và ưu tiên cho các dữ liệu văn học hơn những dữ liệu lịch sử. Dẫu
biết rằng giai đọan đầu tiên của nền văn học viết này hiện tượng “văn sử
triết” bất phân địi hỏi phải nhìn nhận vấn đề trong tính tổng thể của nó. Hơn
nữa, khi bắt tay khảo sát lại các dữ liệu trong văn và sử chúng tôi sẽ tham
khảo những khảo sát (nếu có) của các tác giả trước đó kết hợp với những đối

Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý - Trần

12


Luận văn Thạc sĩ

Hoàng Thị Tuyết Mai

chiếu và tổng hợp của mình để có thể nhìn nhận đối tượng một cách khách
quan và cơng bằng nhất.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn nhằm khảo luận những dữ kiện liên quan đến chữ
Nơm và văn học Nơm một cách có hệ thống, từ đó có cái nhìn khách quan về
thái độ của các chính thể hành chính quan phương với chữ Nơm và văn học
Nơm trong giai đoạn đầu tiên khi nó mới manh nha hình thành và bước đầu

có thành tựu, giai đoạn thời Lý – Trần. Cũng qua luận văn chúng tơi muốn
nhìn nhận lại vấn đề ứng xử với văn học Nơm của các triều đại chính thống
quan phương. Ứng xử ở đây không chỉ là chuyện đánh giá, coi nhẹ hay coi
nặng mà là vấn đề định hướng nhằm tìm cơ sở cho sự tồn tại của những kết
luận thận trọng và nghiêm túc hơn (so với nhận định đang tồn tại mặc nhiêu:
Các triều đại coi thường văn học Nơm). Chúng tơi hi vọng trình bày được
những tiêu chí đặc định để hình thành nên gen (nội gen) bên trong của nó:
quốc gia dân tộc hóa văn học Việt Nam là một nhu cầu mang tính lịch sử và
khơng phải triều đại quan phương nào cũng có phản ứng đi ngược với tất yếu
lịch sử ấy.
Tính qui luật của sự phát sinh, phát triển trong thời kì cổ trung đại gắn với
tiêu chí quốc gia dân tộc ở các khu vực khác nhau lại khác nhau. Văn học
Nôm ở Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển dựa trên nguyên cớ của nó.
Nguyên cớ ấy khác với sự ra đời và tồn tại của ngôn ngữ và văn học các nước
Phương Tây khác, hoặc các nước Phương Đơng hay Đơng Á khác. Nghĩa là,
tìm ra qui luật riêng của văn học Việt Nam trên dòng chảy chung của các
trong khu vực văn minh phương Đông mà Trung Quốc là cái nôi kiến tạo.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý - Trần

13


Luận văn Thạc sĩ

Hoàng Thị Tuyết Mai

Nghiên cứu văn học luôn phải đặt văn học trong mối quan hệ của các
ngành Khoa học xã hội khác: sử học, triết học, chính trị, tơn giáo…Hơn nữa,

nghiên cứu văn học cổ - một phần văn học ra đời khi chưa có sự phân định
rạch rịi giữa các hình thái ý thức xã hội càng phải đặt nó trong tổng thể
nguyên vẹn. Cho nên, bắt đầu bằng việc nghiên cứu văn học từ hướng tiếp
cận liên ngành (tư tưởng triết học, văn hóa, văn học, lịch sử, tôn giáo, dân
tộc, v.v…) là hướng đi của chúng tôi. Chúng tôi mong muốn rằng cũng với
những cứ liệu xác thực của lịch sử, luận văn sẽ thực hiện được nhiệm vụ khó
khăn và thiết thực của mình.
Luận văn sẽ trình bày một cách khái quát nhất diện mạo cũng như những
vấn đề tiêu biểu của sự xuất hiện chữ Nôm và văn học Nôm trong giai đoạn
đầu tiên khi đất nước tự chủ. Chúng tôi cho rằng, đây là thao tác cần có để
giúp có cái nhìn bao quát về một thời kì manh nha và kết tinh mang tính cơ
sở nền tảng cho những chuyển mình của ý thức dân tộc. Trên cơ sở đó, luận
văn làm rõ thêm phương thức ứng xử của các triều đại chính thể với sự manh
nha của ý thức dân tộc biểu hiện ở khía cạnh ngơn ngữ này. Đương nhiên,
luận văn sẽ tập trung nhiều nhất vào những cứ liệu có tính chất văn học. Từ
đó chúng tôi hi vọng rút ra được những kết luận ban đầu liên quan đến vấn đề
mà luận văn đề cập. Vì là một cơng trình thuộc chun ngành lịch sử văn học
dân tộc nên những khảo sát của chúng tôi cũng ưu tiên hơn cho việc làm sáng
tỏ thực trạng của văn học Nơm trong tiến trình lịch sử văn học.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng một số phương pháp có tính chất tổng hợp
Phương pháp hệ thống hóa: Chúng tơi tiến hành khảo sát lại lịch sử và thống
kê các cứ liệu tiêu biểu liên quan đến vấn đề mà luận văn quan tâm, trong đó
chủ yếu là chữ Nôm và văn học Nôm

Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý - Trần

14



Luận văn Thạc sĩ

Hoàng Thị Tuyết Mai

Phương pháp nghiên cứu lịch đại: Chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu trong cái
nhìn lịch sử. Từ lịch sử đưa ra những vấn đề để luận giải, tìm ra nguồn gốc,
căn nguyên của các hiện tượng, vấn đề.
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Trên cơ sở phân tích các dữ kiện
lịch sử, các sự kiện văn hóa văn học, các tác giả và tác phẩm … chúng tôi
tổng hợp các vấn đề từ đó khái quát và đưa ra những kết luận
Phương pháp loại hình học được sử dụng xuyên suốt như một phương pháp
cơ bản, có ý nghĩa như phương pháp quan trọng nhất, định hướng toàn bộ
luận văn
Trong toàn bộ luận văn, các phương pháp này đươc sử dụng đồng thời, kết
hợp thường xuyên để tìm ra các điểm nhìn tồn diện và đảm bảo được tính
chính xác cho các nhận định đưa ra
6. Kết cấu của luận văn
Phần mở đầu
Chương 1: Lược thuật quá trình hình thành và phát triển của chữ Nôm và văn
học Nôm thời Lý – Trần
Chương 2: Những dấu ấn tiêu biểu của văn học Nôm thời Lý – Trần (Qua thư
tịch lịch sử và sáng tác văn chương)
Chương 3 : Ngả đường hoàn thiện chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý – Trần
Phần kết luận
Thư mục tài liệu tham khảo
Phụ lục

Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý - Trần

15



Luận văn Thạc sĩ

Hoàng Thị Tuyết Mai

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
LƢỢC THUẬT Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

TRIỂN CỦA

CHỮ NƠM VÀ VĂN HỌC NÔM THỜI LÝ – TRẦN
1.1. Chất nền của văn học thời Lý – Trần
Như đa số nền văn học khác trên thế giới văn học Việt Nam không có
may mắn ra đời trên chính cái nơi văn hóa vùng mà đóng vai trị như là nền
văn học thứ sinh. Ra đời muộn trên cái nền vững chãi và rực rỡ của văn hóa
văn học Trung Quốc, văn học Việt Nam vừa kế thừa những gì có sẵn vừa trăn
trở kiếm tìm phương thức tồn tại riêng trong tâm thế mong manh của nền độc
lập mới xác lập và sức nặng nghìn năm văn hóa phương Bắc đè nặng trên vai.
Việc một nền văn học đóng vai trị kiến tạo vùng cung cấp ngôn ngữ văn học
và hệ thống thể loại cho các nền văn học được tích hợp từ lâu đã là một thực
tế được giới nghiên cứu văn học trên tồn thế giới đi sâu tìm hiểu [97]. Văn
học Việt Nam cũng nằm trong qui luật ấy. Dù giành được độc lập vào năm
938 sau hơn 11 thế kỷ bị Trung Quốc đô hộ, nhưng Việt Nam chẳng bao giờ
thốt khỏi sự chi phối của ngơn ngữ cũng như chữ viết của người Hán: chúng
vẫn tiếp tục chiếm vị trí chính thức trong gần một nghìn năm. Chỉ có thể giải
thích bằng sức hấp dẫn chính đáng và tất yếu của nền văn hóa, văn học kiến
tạo vùng quá lớn khiến người Việt không dễ dàng phủ nhận và khó lịng bứt
phá. Vả chăng thừa hưởng những thành tựu văn hóa của nền văn minh Trung

Quốc trong bối cảnh lịch sử ấy là một lựa chọn khôn ngoan và là tất yếu
khách quan, dẫu không muốn thừa nhận cũng khó lịng phủ định. GS Chu
Hữu Quang6– nhà văn tự học lão thành của Trung Quốc cho rằng: Văn hóa
6

Gs Chu Hữu Quang là Ủy viên Ban Cơng tác ngơn ngữ văn tự Quốc gia Trung Quốc. Ơng sinh năm1906
tại tỉnh Giang Tơ. Ơng là nhà văn tự học hiện đại hàng đầu Trung Quốc, với những đóng góp nổi trội ở các
lĩnh vực: Hán tự học, cải cách văn tự Hán, văn tự học đại cương, lịch sử văn tự thế giới, quy luật phát triển
văn tự thế giới, văn tự học so sánh

Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý - Trần

16


Luận văn Thạc sĩ

Hoàng Thị Tuyết Mai

cũng như nước vậy, không ngừng chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp. Suốt hai
ngàn năm qua văn hóa chữ Hán lan tỏa khắp bốn phương, hình thành nên một
vùng văn hóa chữ Hán rộng lớn ở Đơng Á…Có một qui luật tồn tại cho tất cả
những nền văn học bứng trồng: Khi chưa đủ sức tạo ra những sản phẩm đồng
đẳng với những sản phẩm của một nền văn hóa đã trưởng thành thì cách làm
tốt nhất là bắt chước họ để tạo ra những sản phẩm giống họ. Trong quá trình
tạo ra sản phẩm ấy sẽ tự in dấu văn hóa bản thể của khu vực mình cũng như
những gì thuộc về cá nhân sáng tạo của mình lên sản phẩm đó. Cho nên, việc
người Việt mượn chữ Hán và các thể loại văn học Trung Quốc rồi chữ Nôm
và văn học Nôm ra đời nằm trong qui luật ấy.
Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, là hình thức biểu hiện của văn học.

Có một sự thật tồn tại ở Việt Nam hàng mấy thế kỉ là có hai loại ngôn ngữ
cùng tồn tại để bổ khuyết cho nhau phục vụ đời sống nhiều mặt của con
người: chữ Hán và chữ Nơm. Khi bàn đến chính trị, lịch sử, luân lí người ta
biểu đạt bằng chữ Hán; khi biểu đạt những cảm xúc hằng ngày, các hiện
tượng đời sống, người ta dùng chữ Nơm. Chính vì vậy mà hai bộ phận văn
học viết bằng hai thứ chữ khác nhau (nhưng liên quan mật thiết và chịu sự
chế ước lẫn nhau) luôn tồn tại song song, không bộ phận nào thơn tính được
bộ phận nào, trái lại, chúng lại xâm nhập và bổ sung cho nhau.
Gắn chặt với hệ thống giáo dục và Tống nho (thay thế đạo Phật như là hệ tư
tưởng chính thức của chế độ quân chủ ở Việt Nam từ thế kỷ XV), chữ Hán đã
cung cấp cho giai cấp thống trị một công cụ vô cùng hiệu quả: nó tạo ra
đường ranh phân biệt thiểu số sĩ phu với quần chúng không biết chữ. Việc
truyền thơng bằng ngơn ngữ bị chữ viết điều kiện hố, truyền thông bằng
miệng và truyền thông bằng chữ viết khác nhau sâu sắc trong một xã hội có
chữ viết, sự khác nhau đó đạt đến mức tối đa khi chữ viết không biểu thị các
âm thanh mà biểu thị các ý niệm như chữ Hán. Ở Việt Nam thời xưa, thêm

Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý - Trần

17


Luận văn Thạc sĩ

Hoàng Thị Tuyết Mai

vào sự khác biệt giữa truyền thông bằng miệng và truyền thông bằng chữ viết
lại cịn có thêm sự khác nhau về ngơn ngữ: giữa tiếng Hán Việt và tiếng Việt.
Do đó khoảng trống ngăn cách giữa giới nho sĩ và quần chúng không biết chữ
Hán trở nên khó vượt qua. Với người Việt, chữ Hán lúc này vừa là sự hoài

vọng của người Việt về một thời điểm “sống” của chữ Hán trong quá khứ,
vừa là sự sống đang hiện hữu của thứ ngôn ngữ chịu sự tác động hiện thời
của đời sống người Việt. Như thế, bản thân sự vay mượn chữ Hán cũng làm
cho ngôn ngữ Hán không chỉ là chữ Hán mà có sự biến đổi trong điều kiện
của Việt Nam, chưa kể sự ra đời và hoàn thiện của chữ Nơm.
Có thể thấy rằng trong năm thế kỉ đã qua (X – XV), ngôn ngữ dùng trong
đời sống và sáng tạo văn chương luôn nằm trong thế phải vận động, phải cựa
quậy, phải nỗ lực và luôn khao khát đến đích của sự ổn định và hồn thiện.
1.2. Sự ra đời của chữ Nôm là một tất yếu lịch sử
Tự thủa xa xưa, khi kết tập với nhau thành bầy đàn, phương tiện để gắn
kết giữa con người với nhau là tiếng nói. Và khi thứ tiếng nói đã được sử
dụng thật thuần thục thì sản sinh ra nhu cầu ghi lại những ý tưởng lời nói của
mình, khi ấy chữ viết mới thật sự ra đời. Trong tất cả các phương tiện mà con
người sử dụng để giao tiếp thì ngơn ngữ là phương tiện duy nhất thoả mãn
được tất cả các nhu cầu của con người. Sở dĩ ngôn ngữ trở thành một công cụ
giao tiếp vạn năng của con người vì nó hành trình cùng con người, từ lúc con
người xuất hiện cho đến tận ngày nay. Phương tiện giao tiếp ấy được bổ sung
và hoàn thiện dần theo lịch sử tiến hoá của nhân loại, theo những trào lưu và
xu hướng tiếp xúc văn hoá có từ cổ xưa đến hiện tại. Ngày nay, hầu như
khơng cịn ngơn ngữ nào là chưa có ảnh hưởng của nền văn hố ngoại lai.
Thật ra, khó có thể nói là chữ viết đã ra đời “nhất thành bất biến“ như chúng
ta thấy ngày nay. Nói cách khác, tất cả các ngôn ngữ đang tồn tại đều đã từng
trải qua những q trình tiếp xúc văn hố với ngơn ngữ khác bên ngồi

Phương thức ứng xử với chữ Nơm và văn học Nôm thời Lý - Trần

18


Luận văn Thạc sĩ


Hoàng Thị Tuyết Mai

Lịch sử chữ viết đã trải qua bao phen hưng phế, từ hình thức thắt nút dây như
đã được ghi nhận trong Kinh Dịch: “Thượng cổ kết thằng nhi trị, hậu thế
thánh nhân dịch chi dĩ thư khế, bách quan dĩ trị, vạn dân dĩ sát, cái thủ chư
Quải…” nghĩa là: Thời thượng cổ thắt nút dây (để ghi nhớ các sự việc) mà cai
trị; thánh nhân đời sau thay đổi (cách thức) dùng văn tự, khế ước mà cai trị
trăm quan, kiểm soát dân chúng, là lấy lượng ở quẻ Quải 7 … đến hình thức
sâu chuỗi vỏ sị có màu sắc khác nhau như người da đỏ Iroquois đều là cách
kí hiệu hóa để ghi lại ý tưởng mà người xưa muốn truyền đạt cho nhau, hoặc
đơn giản là để ghi dấu lại cho nhớ. Những hình thức đó đều là những dạng
sơ khai của ngôn ngữ. Tiến thêm một bước nữa là hình thức chữ viết bằng
hình vẽ mà ta cịn có thể thấy trong các văn bản cổ trên đá của người cổ Ai
Cập từ hơn 4000 năm trước, hoặc là những nét kí hiệu vẽ trên đất sét dùng để
đếm gia súc (cịn gọi là chữ hình nêm) của người Sumer cũng khoảng thời kì
hơn 3500 năm trước8.
Chữ viết ra đời đã góp phần rất lớn vào việc phát triển ngôn ngữ con người,
tạo ra một bước nhảy vọt quan trọng: ghi lại tiếng nói để lưu giữ hoặc truyền
đạt trong không gian rộng hơn tầm hạn của tiếng nói. Giữa tiếng nói và chữ
viết có mối quan hệ hữu cơ khơng thể tách bạch, khơng thể có chữ viết nếu
khơng tồn tại tiếng nói trước đó. Tương quan giữa tiếng nói và chữ viết như
vậy là tương quan trước - sau. Và chữ viết chỉ có thể xem là những kí hiệu
như bao nhiêu hệ thống kí hiệu khác do con người chế tác để biểu đạt một thứ
nội dung nào đó trong tư duy tiến hóa của con người.
7

Trích Chương II: Đạo của người quân tử
. Theo Bách khoa lịch sử thế giới: Những bản viết bằng chữ hình nêm (cuneiform) là bản văn sớm nhất ở
Syria, bao gồm sử liệu, sách từ nguyên (kể cả bộ đại từ điển Eblaite – Sumer) , tài liệu toán học, chiếu chỉ

và các thư tín triều đình cũng như các tác phẩm văn học và thần thoại. Khoảng năm 1400 TCN, những người
thảo văn tự ở Ugarit (Rar Shamra) hình thành bảng chữ cái cuneiform. Các tác phẩm văn học xứ Canaa, kể
cả các sách về pháp luật, lịch sử, tôn giáo và thần thoại đều được viết theo kiểu chữ cuneiform này. Không
chắc chắn là bảng chữ cái được biết là “chữ Phoenicia” hình thành trước hay sau thời Ugaritic, nhưng
dường như vào giữa thiên niên kỉ 2. Khoảng năm 750 TCN người HyLạp vay mượn bảng chữ cái này từ dân
thành Phoenicia [23, tr.49-50]
8

Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý - Trần

19


Luận văn Thạc sĩ

Hoàng Thị Tuyết Mai

Chữ viết của người Việt ra đời từ bao giờ là một câu hỏi khơng dễ có được
câu trả lời rõ ràng. Chỉ biết rằng, trên các đồ vật bằng đá và bằng đồng của
thời kì văn minh Đơng Sơn có những dấu hiệu cho phép ta đặt giả thuyết về
dạng chữ viết cổ xưa của dân tộc trước khi bị nhà Hán thủ tiêu trong mưu đồ
đồng hoá dân tộc Lạc Việt (Dù vậy, giả thiết này vẫn chưa tìm ra minh chứng
thuyết phục và nó vẫn chỉ tồn tại là một giả thiết mà thôi). Hệ thống chữ viết
của người Việt nay đã qua nhiều phen thay đổi do những đẩy đưa của lịch
sử. Khi bị Hán tộc thống trị hơn nghìn năm, người Việt đã trải qua một cuộc
giao lưu văn hoá lớn, mà một trong số những thành tựu văn hố mới chính là
bộ chữ viết mới được hình thành: chữ Nơm.
Người Việt chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Hán - nền văn hóa trung tâm mà
từ vùng này đã là cái nôi “nảy sinh ra chữ viết Nhật Bản, chữ viết Choang,
chữ viết Tây hạ, chữ viết Khiết đan, chữ viết Nữ chân và đã ảnh hưởng đến

một giai đoạn nhất định trong chữ viết Triều Tiên, thì việc người Việt dựa
vào các yếu tố văn tự Hán để tạo ra lối chữ Nôm như trên là một điều cũng
rất dễ hiểu, khơng có gì đáng lấy gì làm lạ” [35, 481]
Biết bao công phu và cố gắng của nhiều thế hệ kế tiếp nhau trong việc
xây dựng một nền ngơn ngữ văn Nơm nói riêng và xây dựng tiếng nói của cả
dân tộc nói chung.Chữ Nơm trước hết là sự thể hiện nhu cầu dân tộc về mặt
ngơn ngữ văn tự. Trên cơ sở dùng chính những nét viết của chữ Hán để ghi
lại tiếng nói của dân tộc, chữ Nôm ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tất yếu của
đời sống. Những tấm bia cổ xưa từ đời các vua nhà Lí cịn cho thấy những
tên gọi các làng xóm hoặc tên người rất “nơm na”, có lẽ vai trị lịch sử đầu
tiên là ghi lại những địa danh của đất Việt, điều mà chữ Hán không đủ vốn
liếng để diễn đạt. Việc dùng chữ Hán chính thức trong tầng lớp cai trị đất
nước là điều dễ hiểu, nhưng chữ Hán ngoài việc là một loại chữ khó học và
khó phổ biến, khơng thích hợp với đại đa số dân chúng trong việc dùng để

Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý - Trần

20


Luận văn Thạc sĩ

Hoàng Thị Tuyết Mai

biểu đạt ý tưởng trong cuộc sống thường ngày nó cịn là thứ chữ không đủ
vốn từ để ghi âm những từ thuần Việt. Có lẽ, nhu cầu ghi âm một số từ ngữ
thuần Việt vốn khơng có trong tiếng Hán đầu tiên là từ người Hán. Họ sang
nước ta cai trị, họ dùng chữ của họ và thêm kí hiệu để ghi một số phát âm của
ta. Lâu dần, ta cũng dùng phương pháp đó để ghi lại tiếng ta. Và người Việt
dùng cách thức đó như một phương thức chính để tạo chữ Nôm, dĩ nhiên

“chuyên nghiệp” hơn người Hán bởi thế mạnh về vốn từ. Và kho chữ Nơm có
được là do sự dày công của người Việt, do nhu cầu nội tại của đời sống
người Việt.
Với dân tộc Việt, chữ Nôm ra đời không phải để phủ định chữ Hán mà để bổ
khuyết vào mảng cịn thiếu của ngơn ngữ đời sống. Chữ Nôm là phần bổ
sung cho nhu cầu tối quan trọng của đời sống một dân tộc khi đã có quyền tự
chủ của mình. Vì thế, nó dần dần lớn mạnh như chính sự vững vàng của dân
tộc đó trước kẻ đã từng đơ hộ mình hàng ngàn năm lịch sử. Văn học Nôm ra
đời “là khuynh hướng tất yếu của phát triển lịch sử, nhằm đáp ứng nhu cầu
văn hóa của cơng chúng.” [45, 142]. Văn Nơm qua các thế kỉ là một điều
đáng tự hào về sức sống mạnh mẽ của dân tộc, một biểu hiện cụ thể và phong
phú về sự diễn tiến nhịp nhàng, vững chắc của Việt Nam ta từ ngàn xưa cho
đến ngày nay, mở ra một triển vọng mới cho sự phát triển của ngơn ngữ và
tiếng nói dân tộc.
Cần phải khẳng định rằng văn học chữ Nôm, trải theo chiều dài lịch sử đã
phát triển ngày càng rộng rãi trong đời sống văn học của xã hội, đáp ứng nhu
cầu tình cảm của tầng lớp nhân dân, phản ánh tư tưởng yêu nước nhân đạo
theo khuynh hướng nhân đạo chủ nghĩa, đánh dấu sự phát triển rực rỡ của
văn học chữ Nơm trong lịch sử văn học Việt Nam.
Nếu nhìn lịch sử thành những giai đoạn lớn thì có thể khẳng định dứt
khốt rằng chữ Nơm là thành tựu văn hóa của nhà nước phong kiến đang

Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý - Trần

21


×