Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

CHỮ NÔM & VIỆC HỌC CHỮ NÔM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.27 KB, 13 trang )

�喃吧役學�喃
CHỮ NÔM & VIỆC HỌC CHỮ NÔM
<Theo Wiki và Tống Phước Khải>
I. CHỮ NÔM LÀ GÌ <>
Chữ Nôm thuộc loại hình văn tự khối vuông - nghĩa là toàn bộ chữ được cấu tạo
trong một ô vuông, được xây dựng trên cơ sở chất liệu là chữ Hán và được đọc
theo âm Việt.
Chữ Nôm xuất hiện ở Việt Nam khi chữ Hán đã vào Việt Nam và đã được hình
thành một cách có hệ thống âm Hán Việt, nên ban đầu chữ Nôm thuần túy ghi
âm Việt. Dần dần có những chữ Hán không ghi được âm Hán Việt cho nên các
chữ Nôm sáng tạo được ra đời. Khi ý nguyện sáng tạo ra một dạng chữ riêng của
người Việt trở nên mạnh mẽ hơn trong thời Lê, những chữ Nôm được tạo ra một
cách có ý thức hơn đã giúp cho sự hình thành thêm nhiều chữ Nôm mới đủ để
biểu đạt được tâm tư, nguyện vọng, tâm hồn và khí phách dân tộc trong các tác
phẩm văn chương như thơ, phú, chiếu, cáo, biểu v.v.
Sự sáng tạo đó đã để lại cho đời sau những di sản thơ Nôm vô giá từ những bài
thơ của Nguyễn Hàn Thuyên đến Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, từ Hồng
Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông đến Bạch Vân am thi tập của Nguyễn
Bỉnh Khiêm, từ Đại Nam quốc sử diễn ca đến Đoạn trường tân thanh; từ những
bài thất ngôn bát cú thơ Nôm của Hồ Xuân Hương đến dạng song thất lục bát
trong Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, thơ lục bát với Lục Vân Tiên của
Nguyễn Đình Chiểu. Rồi thơ của Nguyễn Khuyến, Tú Xương v.v., và không ít
những tác phẩm Nôm khuyết danh như Thạch Sanh, Trê Cóc, Nhị độ mai, Tấm
Cám, Lưu Bình Dương Lễ v.v.

II.SỰ RA ĐỜI CỦA CHỮ NÔM
Chưa có tư liệu nào chứng minh một cách thuyết phục về thời điểm ra đời của
chữ Nôm. Trong phạm vi bài viết này chỉ bàn về những khía cạnh mang tính ứng
dụng vào việc học tập. Chúng ta tạm phân tiếng Việt thời xưa ra làm 2 loại:
tiếng kinh điển (Hán) và tiếng bình dân (Nôm).


1.Tiếng kinh điển do nền giáo dục Nho học từ Trung Quốc truyền bá vào.
- Âm có nguồn gốc từ âm Hán, gọi là âm Hán Việt (có người cho rằng đây là âm
Trung Quốc cổ).
- Chữ viết là chữ Hán.

2.Tiếng bình dân được sử dụng chủ yếu trong giao tiếp lời nói. Tiếng bình dân
cũng có những chữ lấy từ tiếng kinh điển.
- Âm là âm bình dân của người Việt.
- Chữ viết không có.
Nhu cầu ghi tiếng bình dân thành văn bản đã dẫn đến sự ra đời của một loại chữ
viết mới được gọi là chữ Nôm.

III.ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỮ NÔM
- Một chữ Nôm được viết bằng một hay nhiều chữ Hán (hoặc thành phần của
chữ Hán).
- Người viết được chữ Nôm phải biết cả tiếng bình dân lẫn tiếng kinh điển.
- Mục đích người viết chữ Nôm là làm sao diễn đạt ra tiếng bình dân từ các chữ
Hán.
- Người đọc được chữ Nôm cũng phải biết tiếng bình dân lẫn tiếng kinh điển.

Do thời xưa chữ Nôm không được tiêu chuẩn hoá cho nên tự ai nấy diễn đạt chữ
viết theo riêng mình, làm cho một chữ bình dân có thể có nhiều chữ viết Nôm
khác nhau. Điều này gây ra sự phức tạp trong chữ Nôm.
Đối với những tư liệu thơ văn xưa được truyền khẩu đến các thế hệ sau, nếu
người đọc đã thuộc lòng thì rất dễ phân tích khi xem bản chữ Nôm. Tuy nhiên,
có những chữ Nôm cần phải căn cứ vào ngữ cảnh, vần điệu của câu thơ v.v. thì
mới có thể đoán được âm và không phải lúc nào người đọc chữ Nôm cũng đọc
được chính xác âm mà người viết muốn diễn đạt. Nếu sự diễn đạt của người viết
quá tồi hoặc âm bình dân của chữ đó đến nay không còn được sử dụng thì người
đọc sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Cho đến nay, vẫn còn những chữ Nôm mà âm của

nó chưa được người đọc thống nhất.
*Lưu ý , trên diễn đàn hán ngữ sử dụng bộ font Courier để hiển thị chữ Nôm .
Nếu các bạn nhìn thấy � chữ Nôm trên trang diễn đàn hán ngữ ,để đọc
được các bạn cần phải :
 cài đặt font "Chữ nôm minh U" Hoặc bộ "Hán Nôm B" (đã giới thiệu trong
phần công cụ)
 Sử dụng trình duyệt Opera hoặc Firefox . Nếu dùng ie thì font chữ Nôm chưa
chắc sẽ hiển thị được .
IV. 9 CÁCH TẠO CHỮ NÔM?>
Dựa vào chữ Hán, chữ Nôm đã được hình thành bằng nhiều cách khác nhau. Trong
đó, có thể tóm tắt thành 9 nhóm như sau:

1.Chữ Hán được vay mượn toàn diện 100% cả hình, âm và nghĩa. Ví dụ: Hán 漢,
Việt 越, tỉnh 省, thành 城.

2.Giữ hình và nghĩa của chữ Hán, nhưng đọc theo âm Nôm.
Ví dụ:
車 xa (chē) => xe ; 孤 cô (gū ) => côi ;
局 cục (jú) => cuộc ; 餅 bính (bǐng ) =>bánh;
家 gia (jiā)=>nhà ; 卷 quyển (juàn)=>cuốn ;
刀 đao (dāo)=>dao; 巾 cân (jīn)=>Khăn;
瓦 ngoã (wǎ)=>Ngói ; 心 tâm (xīn)=>tim

3.Giữ nguyên hình và âm của chữ Hán, nhưng đổi nghĩa.
Ví dụ:
沒 một (nghĩa gốc tiếng Hán là "mai một", "mất đi") => Số thứ tự 1 (một)
卒 tốt (nghĩa gốc chữ Hán là « quân », "binh lính", "chết") => chỉ tốt >< xấu
戈 qua (nghĩa gốc chỉ một loại vũ khí dài)=> nghĩa là đi qua
賒 xa (nghĩa gốc là mua trả góp)=> chỉ xa > < gần
昌 xương (nghĩa gốc là "đẹp", "hưng thịnh")=>chỉ xương cốt

泊 bạc (nghĩa gốc là “bến”, “nơi đậu thuyền”) => chỉ màu trắng bạc

4. Giữ hình của chữ Hán, nhưng đổi hẳn âm và nghĩa.
Ví dụ:
帝"đế" (dì) , chỉ vua chúa => Đấy [Đấy là]
固"cố"( gù), nghĩa là "vững chắc"=> có ><"không",
羅 (罗) "la"( luó), nghĩa là "cái võng", "cái lưới", "lụa" => là [là gì]
略 "lược"( lüè), nghĩa là "sơ lược", "sơ sài", "tính toán"=> trước><"sau"
別 "biệt"( bié), nghĩa là cách biệt, khác biệt=> biết, [hiểu biết]
及"cập"( fǎn), nghĩa là "đến", "kịp tới" => gặp [gặp gỡ]
弄"lộng"( lòng), nghĩa là "đùa giỡn"=> Sống [sống chết]
滝"lung", nghĩa là "nước chảy xiết" => sông [dòng sông] v.v.

5. Ghép hai chữ Hán với nhau. Loại này hết sức phổ biến và thường ghép một
thành tố biểu âm với một thành tố biểu ý (giống như chữ hình-thanh trong Lục
thư).
Ví dụ:
�tháng = nguyệt 月 (biểu ý) + thượng 尚 (biểu âm)
眜 mắt = mục 目 (biểu ý) + mạt 末 (biểu âm)
� trời= thượng 上 (biểu ý) + thiên 天 (biểu âm)
�năm (5) = ngũ (五 biểu ý) + nam (南 biểu âm)
�năm (năm tháng) = niên (年 biểu ý) + nam (南 biểu âm)

Đó là cách ghép một thành tố biểu âm với một thành tố biểu ý (giống như chữ hội
ý trong Lục thư)

6.Thêm nét và thêm chữ Hán. Ví dụ: Bố (đối lập với mẹ) = vương 王 + bố 布 + nét
giản lược của 司)
Thêm bộ thủ khác.
Ví dụ:

渃 nước (thủy 氵+ nhược 若)
扜 vo [vo tròn] (thủ 扌+ vu 于)
Các bộ thủ thường được dùng là: 亠﹐ 刂﹐ イ﹐ 厂﹐ 广﹐ 氵, 忄﹐ 辶﹐ 土﹐ 寸﹐ 口﹐
巾﹐ 山﹐ 犭﹐ 子﹐ 小﹐ 女﹐ 礻﹐ 灬﹐ 木﹐ 艹﹐ 日﹐ 月﹐牛﹐ 毛﹐ 片﹐ 牙﹐ 疒﹐ 瓦﹐ 石﹐
衤﹐ 白﹐ 目﹐ 皮 ﹐ 田﹐ 米﹐ 耳﹐ 竹﹐ 舟﹐ 羽﹐ 雨﹐ 色﹐ 耒﹐ 糸﹐ 貝﹐ 走﹐ 足﹐ 車﹐ 角﹐
酉﹐ 金﹐ 風﹐ 食﹐ 髟﹐ 馬﹐ 魚﹐ 赤.

7.Thêm các nét nháy bên trên, bên cạnh, để chỉ một chữ có âm đọc khác biệt. Ví dụ
女< nỡ, nợ, nữa (bằng dấu < cộng với chữ 女 nữ)
馬< mỡ, mựa (dấu < cộng với chữ 馬 mã)
“朱 cho (dấu “ cộng với 朱 chu);
“貝 buổi (dấu “ cộng với 貝 bối)

8.Bớt nét của chữ Hán, đổi luôn âm và nghĩa.
Ví dụ:
��"khệnh khạng" (đều dùng chữ "cộng" 共 bớt nét, trong đó chữ "khệnh" bỏ
nét phảy ノ, chữ "khạng" ヽ bỏ nét mác).
��"khề khà" (đều dùng chữ "kỳ" 其, chữ "khề" bỏ nét phảy ノ, chữ "khà" bỏ
nét mác ヽ).

9.Ngoài ra còn một số chữ được viết tắt từ chữ Hán gốc và không đổi cả âm lẫn
nghĩa. Những chữ này tương đương với chữ Giản thể của Trung Quốc, nhưng cũng
có nhiều chữ không trùng với chữ Giản thể do được viết tắt theo lối Nôm.
Ví dụ:
风 phong (viết tắt chữ 風 phong);
万 vạn (viết tắt chữ 萬 vạn);
乙 vũ (viết tắt 雨 vũ, không phải là "ất");
り tiền (viết tắt chữ 錢 tiền).
V.SỰ TÀN LỤI CỦA CHỮ NÔM
Năm 1654, giáo sĩ Bồ Đào Nha tên là Alexandre De Rhodes sang truyền đạo tại Việt

Nam. Ông đã tổng hợp từ các quyển từ điển phiên âm tiếng Việt bằng chữ Latin của
những người trước đó và cho xuất bản quyển từ điển Việt Bồ La dùng cho mục đích
truyền đạo. Nội dung từ điển là chữ phiên âm tiếng Việt được giải nghĩa tiếng Bồ Đào
Nha và tiếng Latin. Trong từ điển còn có phần bàn về ngữ pháp tiếng Việt. Thứ chữ
phiên âm này sau đó được người Việt tiếp tục phát triển thành chữ chính thức của Việt
Nam, được gọi là chữ Quốc Ngữ. Chữ Quốc Ngữ rất dễ học, chỉ tốn một vài tháng học
tập là có thể đọc được các văn bản Quốc Ngữ. Trong khi đó chữ Hán và Nôm rất khó
học, người ta bỏ ra cả đời học tập cũng khó lòng học hết. Vì lý do đó, chữ Quốc Ngữ
đã dần dần trở thành thứ chữ phổ biến còn chữ Hán và Nôm không còn vị thế của nó
như trước kia.

VI.HỌC CHỮ NÔM TỪ CÁC THƯ TỊCH CỔ
Học chữ Hán và Nôm giúp chúng ta khai thác được kho tàng Hán Nôm vô giá của ông
cha ta để lại, đọc được những tinh túy trong chất thơ văn Hán Nôm xưa đồng thời
giúp chúng ta hiểu rõ đặc điểm của tiếng Việt. Ngoài ra đó còn là tinh thần trở về
nguồn cội mà mỗi người con đất Việt như chúng ta cần phải thể hiện.
Người học chữ Nôm dĩ nhiên phải là người đã có một vốn chữ Hán cơ bản. Khi
chuyển sang học chữ Nôm thì chỉ việc sử dụng các tư liệu Nôm xưa, căn cứ theo đó
mà phân tích, tổng hợp như đã nêu ở phần trên. Sau đó tự đặt câu dựa trên vốn chữ đã
biết và viết câu dưới dạng chữ Nôm. Luyện tập nhiều thì chắc chắn có thể thông suốt
được.
Trong phụ mục chữ Nôm , lần lượt sẽ tìm hiểu về chữu Nôm và cách sử dụng cho chính xác
thông qua các sáng tác văn thơ và các thư tịch cổ còn lưu lại
ông lịch sử Việt Nam đã có những lúc thay khúc, đổi dòng… Sự mai một của chữ Hán, chữ
Nôm… cũng là một tất yếu không thể tránh khỏi. Trong sự ngồn ngộn đến ngạt thở của cuộc
sống hiện đại, khi con người có quá nhiều phương tện để giao tiếp với nhau, truyền đạt tín
hiệu cho nhau, sự vắng bóng của một nền văn hoá chữ Nôm bỗng nhiên trở thành một sự xúc
phạm mạnh mẽ đối với văn hoá dân tộc
Hơn bao giờ hết, người ta cần được biết đến nhiều hơn nữa những giá trị của một thời đại chữ
Nôm - thời đại gắn liền với những danh nhân làm rạng danh một khúc sống của dòng sông lịch

sử Đại Việt…
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện – Phó Giám đốc Thư viện Hán Nôm (Viện Hán Nôm):
“Chữ Nôm là một bảo tàng sống cho cả một nền văn hoá 10 thế kỷ của người
Việt”!
Giá trị lớn nhất của chữ Nôm mà chúng ta không bao giờ có thể bỏ được, không
bao giờ có thể quên được và cũng không bao giờ không thể nghiên cứu nó, đó là
chữ Nôm ghi lại tiếng nói của người Việt, cho nên nó phản ánh tiếng nói của
dân tộc, ngôn ngữ của dân tộc, cho thấy sự đẹp đẽ của tiếng Việt đã phát
triển qua nhiều thế kỷ. Chữ Nôm diễn đạt trực tiếp và rõ nghĩa nhất tâm tư,
tình cảm ước vọng… của cha ông. Chúng ta không thể tìm thấy những phút giây
đời thường nhất của con người cá nhân Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… trong
thơ chữ Hán; người ta cũng có thể thấy được cha ông ta sống ra sao, sinh hoạt
như thế nào, phong tục tập quán, những lề lối, những trăn trở, nghĩ suy,
những tâm tư, khát vọng, tiếng lòng… của họ trong các tác phẩm văn học Nôm,
mà rực rỡ nhất là trong hai thế kỷ 17 – 18, thời kỳ hưng thịnh nhất của chữ
Nôm. Nếu không có chữ Nôm, nền văn học cổ của chúng ta cũng sẽ không thể sáng
tạo được ba thể loại mới của văn học, đó là truyện thơ Nôm, ngâm khúc và hát
nói – ca trù…
Việc chúng ta giữ lại những tài liệu chữ Nôm trong các thư viện, viện bảo
tàng… mới chỉ là giữ di sản, giữ nó như một việc giữ cái xác mà chưa hiểu
đựoc cái hồn… Việc cần làm, đó là phải nghiên cứu và giải mã những tác phẩm
chữ Nôm, đọc lại những thông điệp của cha ông truyền lại như thế nào, cha ông
dạy dỗ như thế nào, cha ông yêu ghét ra làm sao… Muốn hiểu được văn hoá
truyền thống của người Việt Nam xưa, không thể không giải mã chữ Nôm, không
thể không biết chữ Nôm… bởi chỉ ở đó mới cho thấy tâm tư suy nghĩ, ngôn ngữ
của cha ông xưa một cách rõ ràng nhất, trung thực nhất, cụ thể nhất…
Ngày nay, chữ Nôm đã là một thứ “tử ngữ” rồi. Không ai còn ghi chép hay sáng
tác bằng chữ Nôm nữa. Nhưng, vấn đề là chúng ta thừa hưởng lại những kiến
thức, tri thức của cha ông tích luỹ ngàn đời, để gạn lọc mà làm vốn sống cho
thời hiện đại này. Đó là một việc làm không lúc nào thừa, không lúc nào cũ,

và không bao giờ đủ được!”.

“對處貝�喃”: 騎馭�華, 華拯汝 !
"Đối xử với chữ Nôm": Cưỡi ngựa xem hoa, hoa chẳng nở!
<Di Linh (Vietimes)>
Mấy năm trước, tại một Thư viện lớn, người ta đã thấy những tư liệu chữ Nôm được mang
ra sân để… phơi vì ẩm mốc. Báo chí đưa tin về vụ kiện tụng về bản quyền giữa hai nhà
Kiều học… Không phải bàn luận nhiều, câu hỏi khắc khoải của cụ Nguyễn Tiền Điền xưa
“Bất tri tam bách…” bỗng nhiên được trả lời “trước thời hạn”, bởi, tác phẩm chữ Nôm
kinh điển của cụ bỗng nhiên “được” người ta bàn đến với cả những chuyện buồn như thế…

Thế hệ trẻ có còn quan tâm tới chữ Nôm?
Cái thảng thốt lắc đầu chán nản của cụ Tú Xương trong thời Hán học suy vi “Nào có ra gì cái
chữ Nho/ Ông nghè, ông cống cũng nằm co…” cũng bỗng nhiên ứng nghiệm. Và, giấc chiêm
bao của những người hoài cổ dài lưng trên vuông lụa điều, trổ những nét phượng múa rồng bay
bỗng thành lạc điệu, giữa cuộc sống bộn bề, phức tạp này…
Người ta tự hỏi, phải chăng, thế hệ sau đã “đối xử” với ông cha một cách không mấy mặn mà?
Đọc và học chữ Nôm: hiếm lắm!
Viện Hán Nôm hiện là tàng thư lớn nhất về Hán Nôm ở Việt Nam hiện nay, với số lượng 1.559
đơn vị tài liệu đồng thời cũng là nơi tập trung nhiều nhất các chuyên gia về Hán Nôm. Ngoài ra
còn có Thư viện Quốc gia hiện lưu giữ 2.000 bản; thư viện Viện Sử học, Viện Văn học, Viện
Thông tin Khoa học Xã hội…, và rải rác ở các bảo tàng khác trong cả nước… Thế nhưng, những
tài liệu về Hán Nôm hiện đang lưu giữ mới ở mức độ “bảo tàng hiện vật”, mới chỉ là “cái xác mà
không có hồn”.
Một cán bộ công tác lâu năm tại Viện Hán Nôm cho biết, lượng độc giả đến Thư viện Hán Nôm
đọc sách không nhiều. Ngay cán bộ của Viện đến thư viện đọc sách cũng ít. Họ chỉ đến vào
những dịp mà họ tham gia một chương trình hay dự án nào đó. Có người cả năm chẳng đến thư
viên Hán Nôm để đọc sách. Số cán bộ trẻ đến
đọc nhiều hơn số cán bộ già, số người không có học hàm học vị đọc sách Hán Nôm nhiều hơn số
người có học hàm học vị. Những người càng có học hàm học vị cao càng “lười” đến đọc sách

Hán Nôm. Số lượng độc giả đến Thư viện Hán Nôm nhiều nhất là các sinh viên chuyên ngành,
nhưng, hết mùa làm luận văn là họ cũng chẳng quay trở lại… Thành thử, lịch mở cửa của thư
viện Hán Nôm là giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần, trừ thứ Bảy, Chủ nhật. Thế nhưng,
có ngày, thư viện vắng tanh vì… không ai đến đọc!
Đấy là chuyện đọc tài liệu Hán Nôm. Còn chuyện học thì sao?
Một số trường đại học lớn của Việt Nam hiện vẫn duy trì bộ môn Hán Nôm trong chương trình
đào tạo cử nhân của mình, như trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; trường Đại học Sư
phạm Hà Nôị… hay trong các Giáo hội Phật giáo của các địa phương… Những người học được
trang bị những hiểu biết nhất định về chữ Nôm, văn hoá chữ Nôm… để qua đó có thể đọc được,
hiểu được những văn bản chữ Nôm của cha ông xưa để lại trong đình, chùa, miếu mạo… Đó là
những người làm công việc chuyên môn. Sự quan tâm của họ với chữ Nôm, bên cạnh lòng đam
mê, phần nhiều đó là do yêu cầu của công việc
Xưa, để có thể hiểu và luận Tứ thư, Ngũ kinh…, các cụ phải “dài lưng tốn vải” cặm cụi cả
đời mới mong đọc thông, viết thạo, hiểu được chữ Hán. Qua chữ Hán mới có thể liên thông
sang chữ Nôm của người Việt sáng tạo. Điều đó là cả một quá trình chứ không phải một
sớm một chiều!
Trong những ngành học có bộ môn học Hán Nôm, các sinh viên được học với thời lượng 9 trình,
tương đương 90 giờ lên lớp. Với thời lượng như thế, việc lĩnh hội được mặt chữ đã là một điều
may mắn. Cũng theo ý kiến của chuyên gia Viện Hán Nôm nói trên, thời lượng như thế là rất ít,
họ khó có thể đọc được một bài thơ chữ Hán, hoặc chữ Nôm hoàn chỉnh. May mắn lắm thì có
những sinh viên chuyên ngành Hán Nôm thuộc khoa Ngữ Văn (trường ĐHKHXH&NV Hà Nội),
còn những học sinh bình thường thì việc học đó, quả thật là cưỡi ngựa xem hoa. Họa chăng, nó
hình thành cho họ một ý niệm rằng, có chữ Hán, chứ Nôm như thế… Phần lớn các sinh viên ra
trường đều khó có thể đọc - hiểu được những văn bản Hán Nôm, và vì cũng không thích thú, họ
dễ quên đi nhanh chóng.
"Chúng ta có những hoạt động gì để giúp cho thế hệ sau thêm yêu, thêm hiểu chữ Nôm?
Câu trả lời: Dường như không có"
Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Viện Hán Nôm: “Việc tăng thời lượng cho bộ môn Hán Nôm
trong các trường đại học là một việc không cần thiết, thay đổi lại giáo trình cũng không nên, vì
những giáo trình mà các trường ĐH đang sử dụng được biên tập công phu bởi những giáo sư,

tiến sĩ có chuyên môn sâu… Điều nên làm, đó là thay đổi không khí bài giảng khi lên lớp, để
sinh viên ý thức được việc học Hán Nôm nó thú vị như thế nào… Khi sinh viên ý thức được,
cảm được cái hay của Hán Nôm thì biết đâu, trong số các sinh viên này sẽ có một vài người thích
thú thực sự để đi sâu hơn nữa. Mà đi sâu thêm tí nào là quý cho ngành Hán Nôm tí ấy…!”.
Một số người sốt sắng với việc bảo tồn di sản chữ Nôm lại là những Việt kiều đang định cư
tại… Hoa Kỳ. Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm (VNPF) đã có nhiều hoạt động để giới thiệu với
quốc tế về sự sáng tạo của người Việt Nam gắn liền với sự ra đời của chữ Nôm từ nhiều thế kỷ
trước. Mục đích, nguyên tắc của VNPF là “bảo tồn các văn bản Nôm và giúp người Việt thời nay
đến với chữ Nôm. Tất cả những người tham gia Hội đều làm việc tự nguyện, không thù lao”.
Năm 2004 và đầu năm 2006, VNPF đã phối hợp với Viện Hán Nôm tổ chức hai lần Hội nghị chữ
Nôm quốc tế tại Thư viện Quốc gia. Thông qua những hoạt động này, VBPF muốn đưa chữ Nôm
đến đông đảo người dân, bởi trong lời kêu gọi của Hội bảo tồn di sản chữ Nôm, thì “ngày nay,
trên thế giới chưa có đến 100 người đọc được chữ Nôm. Thực tế ấy đã dẫn đến hệ quả là một
phần to tát của Lịch sử Việt Nam nằm ngoài tầm tay của 80 triệu người nói tiếng Việt”.
Bên cạnh “Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm”, một website về chữ Nôm cũng đã được ra đời để hội tụ
những người có trách nhiệm với chữ Nôm tham gia. “Từ điển Chữ Nôm trích dẫn” cũng được
hoàn thành để cung cấp phương tiện giúp những người muốn học hỏi, nghiên cứu chữ Nôm. Dù
ít dù nhiều, những hoạt động đó đã góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn và quảng bá hình ảnh
chữ Nôm tới đông đảo công chúng.
Thế nhưng, trong nước, chúng ta “đối xử” với chữ Nôm như thế nào? Chúng ta có những hoạt
động gì để giúp cho thế hệ sau thêm yêu, thêm hiểu chữ Nôm? Câu trả lời: không có.
Người Việt đã tự hào về một thời đại chữ Nôm với những linh khí ngút ngàn của Đại
Việt…
Những tài liệu về chữ Nôm hiện đang lưu giữ trong Viện Hán Nôm, các thư viện, bảo tàng…
mới dừng lại ở việc “sưu tập hiện vật”. Những tư liệu, tài liệu ấy sẽ trở thành vô giá trị nếu như
người ta không hiểu được giá trị của chúng.
Hãy bảo tồn và cứu lấy chữ Nôm từ những việc làm nhỏ. Đơn cử, chúng ta có thể viết chữ Nôm
lên những sản phẩm đồ gốm Bát Tràng, lên những món quà lưu niệm… bán cho khách nước
ngoài. Trước tiên, họ sẽ không hiểu đấy là chữ gì, có ý nghĩa như thế nào… nhưng nó sẽ gây cho
họ sự tò mò. Và rồi, từ tò mò, người ta sẽ đi hỏi người A, người B…, và họ sẽ biết được, đấy là

chữ Nôm của người Việt cổ, do người Việt cố sáng tạo ra để ghi lại tiếng nói của người Việt. Đó
là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để cho bạn bè Quốc tế biết đến di sản chữ Nôm của cha
ông.
Đó là trách nhiệm của chúng ta với quá khứ, với cha ông, bởi vì, chỉ mới vài thế kỷ trước đó,
người Việt Nam đã tự hào về một thời đại chữ Nôm trong lịch sử, với những linh khí ngút
ngàn của Đại Việt…
Chữ Nôm và Cổ Văn Việt Nam
Các cụ ta gọi là chữ Nôm, có nghĩa là chữ của người phía Nam, khác với chữ ở
phía Bắc, chữ Hán của Trung Quốc, tương tự như gọi thuốc herbal của Trung Quốc là
thuốc Bắc, gọi thuốc cổ truyền Việt là thuốc Nam. Cũng từ nôm có nghĩa là đơn giản, dễ
hiểu, thực thà, rõ ràng trong tính từ nôm na .
Liên hệ giữa Hán và Nôm
Trí thức thời xưa, tức các thày đồ, học sinh, quan lại ta dịch từ Hán sang Nôm và từ Nôm sang Hán
được. Người Trung Quốc muốn học chữ Nôm của ta họ sẽ học rất nhanh, vì có một số chữ Nôm ta mượn
nguyên chữ Hán, không thêm bớt gì cả. Tất nhiên sau này học sinh học chữ Quốc ngữ (vần La tinh) không
cần phải học chữ Hán hay chữ Nôm, nhưng nếu nói tiếng mẹ đẻ và viết chữ quốc ngữ mà biết thêm
chữ Hán hoặc hiểu nghĩa từ Hán - Việt sẽ có trình độ cao hơn, văn hoa hơn cũng như nhà văn, nhà
thơ nào có vốn chữ Hán, hay hiểu nghĩa Hán - Việt sẽ sáng tác theo phái cổ điển sẽ chính xác hơn.
Vai trò chữ Nôm không phải là xuất hiện để tranh giành vai trò của chữ Hán mà là để cùng với chữ
Hán phục vụ đời sống tinh thần, công việc hành chính và đào tạo nhân tài cho người Việt rồị Khi chữ Nôm ra
đời và dần dần được hoàn hảo thì chữ Hán đã hiện diện từ lâu đờị Đó không phải là do uy thế của chính chữ
Hán mà là do ưu thế của văn hóa Trung Quốc có sức lan rộng trong vùng Đông Á một vài nước đã chủ động
tiếp nhận như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Trong lịch sử đã có hai vị vua là Hồ Quý Ly và Nguyễn Huệ rất chú trọng đến chữ Nôm. Hồ Quý Ly đã
cho viết sắc bằng chữ Nôm, chỉ thị các quan phải viết biểu tấu bằng chữ Nôm và cho dịch Kinh Thi ra chữ
Nôm. Nguyễn Huệ gốc bình dân cũng thực hiện như nhà Hồ, lại còn tiến mạnh hơn nữa là ra lệnh cho các
chánh chủ khảo các kỳ thi phải ra đề thi bằng chữ Nôm.
Viết chữ Nôm dưới hình thức văn vần xem như hiệu quả nhất, thích hợp nhất để truyền
bá, phổ biến tri thức đến dân chúng
Đó là những bộ sách diễn ca (chuyển thành thơ) lịch sử như Việt sử diễn âm, thế kỷ XVI; Thiên nam

minh giám, đầu thế kỷ XVÌ; Đại Nam quốc sử diễn ca, thế kỷ XIX; v.v. Đa số dân chúng không biết chữ
Hán và chữ Nôm vì không đủ điều kiện đi học, nhưng nhờ có những tác phẩm văn vần chữ nôm đó họ được
nghe, mãi rồi thuộc lòng từng đoạn có khi thuộc cả tác phẩm dài hàng ngàn câụ Cũng giống như thế về sách
chữ Nôm diễn ca, diễn âm về luật lệ như Hoàng Việt luật lệ toát yếu diễn ca, về y học như Chẩn đậu diễn ca,
v.v
Chữ Nôm có vai trò nổi bật trong sáng tác văn chương. Mặc dù văn nhân, thi sĩ mọi thời đều
đã dùng chữ Hán làm thơ, viết truyện, nhưng chỉ có với chữ Nôm, người Việt mới tạo nên những tác phẩm
bất hủ. Tập thơ Nôm có niên đại sớm nhất còn lưu truyền là Quốc âm Thi tập của Nguyễn Trãi (1380 - 1420)
sau đó là Bạch vân Am quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585)
Điều đáng ghi nhận là với chữ Hán các tiền nhân viết những tập truyện ngắn và tiểu thuyết văn
xuôi, còn với chữ Nôm gần như các cụ chỉ làm thợ Sở trường và thành công nhất vẫn là thơ ca trường thiên
theo thể lục bát và song thất lục bát.
Bằng hai thể thơ giàu dân tộc tính này, vào cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XIX văn học cổ điển
Việt Nam có những tác phẩm xuất sắc khiến thế giới phải biết đến là Chinh phụ Ngâm khúc của Đoàn Thị
Điểm (1705 - 1748); Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) của Nguyễn Du (1766 -1820). Chúng ta còn các
tên tuổi sáng giá khác nữa từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX như: Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Gia Thiều, Phạm
Thái, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Công Trứ, Trần Tế Xương v.v. Chính nhờ ở những tác
giả này tiếng Việt hấp thụ hai nguồn văn tự là chữ Hán và văn tự văn hóa dân gian, chữ Nôm, để
trở thành một ngôn ngữ văn học sáng chói và giàu sức diễn đạt.
*****************************************************
Sau 2 tháng thử nghiệm , theo quan điểm học chữ Nôm qua văn thơ , box sẽ lần lượt giới thiệu
các tác phẩm chữ Nôm , 1 mặt để ôn lại truyền thống văn hóa dân tộc, một mặt thông qua những thư tich
cổ đó để làm nguồn tài liệu cơ sở hỗ trợ cho việc vận dụng vào khả năng Viết chữ Nôm . các bài về câu
chữ thông dụng cũ sẽ được gộp lại và phát triển dựa trên nền tảng văn thơ đã có .

×