Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giảng dạy tiếng Anh tại các trường Tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 165 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

DƯƠNG THỊ NGỌC HÀ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH
TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
Ở THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114

BÌNH DƯƠNG - 2019


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

DƯƠNG THỊ NGỌC HÀ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH
TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
Ở THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ HẢO



BÌNH DƯƠNG - 2019
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ “Quản lý HĐGH tiếng Anh tại các trường
TH ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và
tham chiếu đầy đủ.
Bình Dương, tháng 07 năm 2019
Tác giả luận văn

Dương Thị Ngọc Hà

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các
cơ quan, tổ chức và cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các phòng ban, khoa Quản lý giáo dục
Trường Đại học Thủ Dầu Một cùng tập thể giảng viên đã tận tâm hướng dẫn, cổ vũ,
động viên và hỗ trợ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Với sự biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn TS. Nguyễn
Thị Hảo người Cô trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn
thành luận văn.

Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chun mơn và
giáo viên bộ mơn tiếng Anh ở các trường TH ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã
tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tơi trong q trình nghiên cứu thực tiễn để thực
hiện đề tài.
Cuối cùng, xin cảm ơn quý anh, chị, em đồng nghiệp, bạn học và những
người thân trong gia đình đã ln động viên, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và
nghiên cứu đề tài này.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Dương Thị Ngọc Hà

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ ...........................................................................x
TĨM TẮT ...................................................................................................................x
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................3
3.1.Khách thể nghiên cứu .......................................................................................3
3.2. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................4
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................4
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu .....................................................................4
6.2. Giới hạn về đối tượng khảo sát ........................................................................4
6.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu .......................................................................4
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................................5
7.1. Cách tiếp cận ....................................................................................................5
7.1.1. Quan điểm hệ thống .................................................................................5
7.1.2. Tiếp cận thực tiễn .....................................................................................5
7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.......................................................................6
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ..............................................................6
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................6
7.2.3. Nhóm phương pháp xử lý thơng tin .........................................................7
8. Đóng góp của luận văn ............................................................................................9
9. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................9
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG
ANH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC .............................................................................10
iv


1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................10
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi ............................................................10
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ..............................................................12
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài.....................................................................15
1.2.1. Khái niệm quản lý .......................................................................................15
1.2.2. Quản lý giáo dục .........................................................................................16
1.2.3. Quản lý nhà trường .....................................................................................17
1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường tiểu học............................18
1.3. Lý luận về hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học ..........................20
1.3.1. Vị trí, vai trị và ý nghĩa của mơn Tiếng Anh ở bậc tiểu học .....................20

1.3.2. Chương trình tiếng Anh ở trường tiểu học .................................................21
1.3.3. Đặc điểm hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại các trường tiểu học .......27
1.3.4. Yêu cầu và nguyên tắc dạy học môn Tiếng Anh tiểu học ..........................28
1.3.5. Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường tiểu học............................29
1.4. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường
tiểu học ......................................................................................................................34
1.4.1. Yếu tố khách quan ......................................................................................34
1.4.2. Yếu tố chủ quan ..........................................................................................35
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .......................................................................................36
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG
ANH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
...................................................................................................................................37
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục tiểu học tại địa bàn thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương ........................................................................................................37
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội ...........................................................................37
2.1.2. Tình hình giáo dục tiểu học ........................................................................38
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ...............................................................................41
2.2.1. Mẫu nghiên cứu ..........................................................................................41
2.2.2. Cách thức khảo sát ......................................................................................41
2.2.3. Cách thức xử lý số liệu ...............................................................................42
2.2.4. Kết quả quá trình khảo sát và thống kê mẫu...............................................42
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học tiếng Anh tại các trường TH ở thị xã Dĩ An, tỉnh
Bình Dương ...............................................................................................................44

v


2.3.1. Thực trạng hoạt động dạy ...........................................................................44
2.3.2. Thực trạng hoạt động học môn tiếng Anh ..................................................50
2.3.3. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học tiếng Anh .........54

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh tại các trường tiểu học ở thị xã
Dĩ An, tỉnh Bình Dương ............................................................................................56
2.4.1. Lập kế hoạch hoạt động dạy học tiếng Anh ...............................................56
2.4.2. Tổ chức triển khai hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường tiểu học thị xã Dĩ
An ..............................................................................................................................60
2.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường tiểu học thị xã Dĩ
An ..............................................................................................................................65
2.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường tiểu học thị xã Dĩ
An ..............................................................................................................................70
2.5. Đánh giá về một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh
tại các trường TH ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương .................................................75
2.6. Nhận xét chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh tại các
trường tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương .....................................................76
2.6.1. Những ưu điểm và nguyên nhân .................................................................76
2.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................................77
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG
ANH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
...................................................................................................................................81
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ..............81
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ...........................................81
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với lý luận và thực tiễn ........................81
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ................................................................82
3.1.4. Nguyên tắc đồng bộ và đúng mục tiêu nghiên cứu ....................................82
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường tiểu học ở thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương ............................................................................................83
3.2.1. Biện pháp 1: Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan
trọng của môn tiếng Anh của cán bộ, giáo viên và học sinh ....................................83
3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường quản lý công tác chuẩn bị và thực hiện bài dạy
trong hoạt động dạy học tiếng Anh ...........................................................................85
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên tiếng Anh .89

3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường quản lý tổ chức các hoạt động ngoại khóa sử
dụng tiếng Anh trong nhà trường ..............................................................................92

vi


3.2.5 Biện pháp 5: Quản lý hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy
học tiếng Anh ............................................................................................................94
3.2.6. Biện pháp 6: Quản lý nâng cao chất lượng công tác kiểm tra đánh giá học
sinh theo hướng tiếp cận năng lực ............................................................................97
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................................99
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi đối với các biện pháp ...................101
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .............................................................................101
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm ............................................................................101
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm..............................................................................101
3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm .......................................................................102
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm ................................................................................102
Tiểu kết chương 3 ...............................................................................................104
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................106
1. Kết luận ...............................................................................................................106
2. Khuyến nghị ........................................................................................................106
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo..................................................................106
2.2. Đối với Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương .......................................107
2.3. Đối với phịng giáo dục và đào tạo thị xã Dĩ An .........................................107
2.4. Đối với giáo viên tiếng Anh ........................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................109
PHỤ LỤC ................................................................................................................112

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGH

: Ban giám hiệu

CBQL

: Cán bộ quản lý

CSVC

: Cơ sở vật chất

GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo

GV

: Giáo viên

GVTA

: Giáo viên tiếng Anh

HĐGD

: Hoạt động giảng dạy


HĐDH

: Hoạt động dạy học

HS

: Học sinh

HT

: Hiệu trưởng

ITX

: Ít thường xuyên

KT

: Không tốt

KTX

: Không thường xuyên

NV

: Nhân viên

RT


: Rất tốt

RTX

: Rất thường xuyên

TB

: Trung bình

TH

: Tiểu học

TX

: Thường xuyên

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nội dung dạy học tiếng Anh lớp 3 ........................................................... 25
Bảng 1.2: Nội dung dạy học tiếng Anh lớp 4 ........................................................... 26
Bảng 1.3: Nội dung dạy học tiếng Anh lớp 5 ........................................................... 26
Bảng 2.1 : Số lượng CB, GV, NV, HS các trường TH năm học 2018 - 2019 .......... 38
Bảng 2.2: Trình độ cán bộ, giáo viên các trường TH năm học 2018 - 2019 ............ 40
Bảng 2.3: Thống kê về GV tiếng Anh các trường TH năm học 2018 - 2019 ........... 41
Bảng 2.4: Thống kê đặc tính mẫu là CBQL, GVTA ................................................ 43
Bảng 2.5: Đánh giá về hoạt động học của HS .......................................................... 46

Bảng 2.6: Đánh giá hoạt động học tiếng Anh của HS .............................................. 51
Bảng 2.8: Công tác lập kế hoạch hoạt động dạy học tiếng Anh ............................... 56
Bảng 2.9: Đánh giá hoạt động tổ chức thực hiện HĐDH môn tiếng Anh ................ 60
Bảng 2.10: Đánh giá hoạt động chỉ đạo HĐDH môn tiếng Anh .............................. 65
Bảng 2.12: Yếu tố tác đồng đến quản lý HĐDH tiếng Anh trong trường TH .......... 75
Bảng 3.1: Quy ước cách tính điểm trong đánh giá tính cần thiết và khả thi ...........102
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp .........103

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1: Đánh giá của CBQL và GV về tầm quan trọng của môn tiếng Anh ....45
Biểu đồ 2.2: Đánh giá về kỹ năng quan trọng nhất trong Tiếng Anh tiểu học ......... 46
Hình 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất.................................................100
Biểu đồ 3.1: Mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp ..................................104

x


TĨM TẮT
Tiếng Anh ngày càng trở thành hành trang khơng thể thiếu đối với thế hệ trẻ
hiện nay, vì vậy việc tổ chức dạy môn tiếng Anh ngay từ cấp tiểu học TH là điều
cần thiết và đã được ngành giáo dục, các trường TH triển khai thực hiện. Tuy nhiên,
trong quá trình thực hiện ở các trường TH trên địa bàn Dĩ An, tồn tại một số khó
khăn trong công tác quản lý ảnh hưởng đến chất lượng HĐDH cụ thể một bộ phận
CBQL, GVTA, HS còn xem nhẹ vai trị mơn tiếng Anh đối với HS tiểu học, xem
đây là môn phụ; việc chỉ đạo vận dụng đa dạng các phương pháp dạy học theo
hướng tiếp cận năng lực cịn hạn chế; áp lực do tình trạng chương trình mơn học
q tải, thiếu GV so với số lớp, sỉ số học sinh đông, không đồng đều về năng lực

học tập; CSVC, trang thiết bị thiếu và không đồng bộ. Mục tiêu của luận văn là đề
xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh nhằm nâng cao chất
lượng dạy học môn Tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn
hiện nay.
Luận văn đã bám sát vào cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và thực trạng quản lý
hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường tiểu học để đánh giá những thành
công, hạn chế của các nhà trường công tác này. Về mặt thành công: Tuân thủ tốt các
quy định về mục tiêu, chương trình, tổ chức dạy học, đánh giá HS; đội ngũ GVTA
ngày càng trẻ hóa, có năng lực cao; Về mặt hạn chế: các nội dung công tác lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra ở nhiều trường chỉ thực hiện ở mức
ITX, vì thế kết quả ở chỉ đạt mức TB.
Căn cứ vào những thành công và hạn chế trên, luận văn đã đề ra được các
biện pháp khắc phục những hạn chế và phát huy những thành công của các trường
TH trên địa bàn. Từ đó đưa ra giúp các trường xây dựng được các biện pháp cần
thiết và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh
ở các trường TH trên địa bàn. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn
Tiếng Anh ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương trong
thời gian tới.

x


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và Đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là quốc sách hàng
đầu. Thành tựu của giáo dục và đào tạo là thước đo sự phát triển của một đất nước.
Trước yêu cầu chất lượng giáo dục ngày càng cao như hiện nay địi hỏi người làm
cơng tác giáo dục phải không ngừng đổi mới phương pháp, áp dụng các phương
pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động nhằm phát
huy tối đa năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện của đất nước.

Đảng và Nhà nước ta cũng rất coi trọng vấn đề dạy ngoại ngữ tại các cơ sở
giáo dục hiện nay. Ngày 30/9/2008, thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số
1400/QĐ – TTg phê duyệt Đề án “Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc
dân, giai đoạn 2008 – 2020” quy định Đề án thực hiện 7 nhiệm vụ quan trọng nhằm
đạt được mục tiêu chung là: Đổi mới toàn diện việc dạy học ngoại ngữ trong hệ
thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình
độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực
sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến
năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng và Đại học có
đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc
trong môi trường hội nhập, đa ngơn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế
mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước [8].
Biết ngoại ngữ là điều kiện thuận lợi để con người có thể chủ động mở rộng
giao lưu, cập nhật kiến thức. Hiện nay, Tiếng Anh là một trong những ngoại ngữ
được sử dụng rộng rãi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, vì vậy mơn
Tiếng Anh ngày càng trở thành môn học thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh
và các em học sinh ở mọi cấp học, đặc biệt là cấp tiểu học – một cấp học được xem
là cấp học mang tính nền tảng, liên quan mật thiết đến các cấp học cao hơn.

1


Tuy nhiên, thực tế ở các trường tiểu học trong thời gian qua, môn học Tiếng
Anh chưa thật sự được coi trọng, chưa được đánh giá đúng mức về tầm quan trọng
của nó. Cơng tác quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh ở các trường tiểu học ở thị
xã Dĩ An chưa mang lại hiệu quả cao trong quá trình tổ chức dạy học. Vì thế, cơng
tác dạy học của giáo viên dạy môn Tiếng Anh chưa được đầu tư chuyên sâu, nên kết
quả học tập của học sinh đối với môn học này chưa thể hiện rõ được khả năng ứng

dụng vào thực tế.
Hiện nay, cùng với sự đổi mới về văn hóa – kinh tế – xã hội, giáo dục cũng
thực hiện một bước chuyển mình nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội đương
đại. Trong đó, ngoại ngữ đặc biệt là Tiếng Anh ở trường tiểu học được nhìn nhận là
một mơn học quan trọng và được áp dụng vào việc đánh giá học sinh cuối kì, cuối
năm học, khơng như những năm học trước môn Tiếng Anh là môn năng khiếu
không tham gia vào đánh giá kết quả học tập, xét lên lớp của học sinh. Chính vì tầm
quan trọng này của mơn Tiếng Anh đòi hỏi các nhà quản lý ở trường tiểu học phải
có sự nhìn nhận và đổi mới trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng
Anh.
Ý thức được điều đó, với vai trị là nhà quản lý giáo dục ở trường Tiểu học,
chúng tôi rất tâm huyết với những suy nghĩ, trăn trở để triển khai đến đội ngũ giáo
viên dạy học môn Tiếng Anh, đồng thời tổ chức, áp dụng có hiệu quả các phương
pháp dạy học tích cực vào việc dạy học mơn Tiếng Anh, nâng cao hiệu quả - chất
lượng môn Tiếng Anh trong trường tiểu học để phát triển toàn diện, bền vững xứng
đáng là người chủ tương lai của đất nước.
Trong thời gian qua, chưa có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này, mơn
Tiếng Anh ở trường tiểu học nói chung và môn Tiếng Anh ở các trường tiểu học
ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương nói riêng chưa được sự đầu tư nghiên cứu triệt
để, nhất là trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh. Vì lẽ đó,
chúng tơi thật sự quan tâm đến hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh, muốn tổ
chức dạy học tốt môn Tiếng Anh, trước tiên nhà quản lý phải có biện pháp quản
lý hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh sao cho hiệu quả. Đó là lý do vì sao tơi

2


chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giảng dạy Tiếng Anh tại các trường tiểu học ở
thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương” làm luận văn nghiên cứu cho chương trình đào
tạo sau Đại học.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt
động dạy học môn Tiếng Anh của các trường tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dương, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý chuyên môn ở trường tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường tiểu học ở thị xã Dĩ
An, tỉnh Bình Dương.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại các trường tiểu học ở
thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc xây
dựng kế hoạch quản lý các hoạt động tổ chức dạy học môn Tiếng Anh qua từng giai
đoạn. Tuy nhiên,việc quản lý hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh vẫn cịn những hạn
chế nhất định như một bộ phận CBQL, GVTA, HS còn xem nhẹ vai trị mơn tiếng
Anh, xem đây là mơn phụ; nhà trường chưa có sự chỉ đạo xác sao đối với GVTA
trong việc vận dụng đa dạng các phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng
lực; CSVC, trang thiết bị thiếu và không đồng bộ; thiếu GV tiếng Anh; chưa đẩy
mạnh đổi mới phương pháp dạy học; công tác khen thưởng chưa tạo được động lực;
chưa vận dụng tốt phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh theo quy định mới.
Nếu khảo sát, đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng

3


Anh của các trường tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, đề tài sẽ xây dựng được
các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh có tính cần thiết và khả thi

cao, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở các trường tiểu học
trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh tại
trường tiểu học.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh tại
các trường tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
5.3. Đề xuất và khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp quản lý
hoạt động dạy môn Tiếng Anh tại các trường tiểu học ở thị xã Dĩ An nhằm nâng cao
chất lượng dạy học môn Tiếng Anh đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh ở các
trường tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, dưới sự điều hành, lãnh đạo của
hiệu trưởng nhà trường thông qua các chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo và kiểm tra, đánh giá.
6.2. Giới hạn về đối tượng khảo sát
Đề tài khảo sát cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) và học sinh (HS) ở
một số trường tiểu học công lập ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
6.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy (HĐDH)
môn Tiếng Anh ở các trường tiểu học công lập trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dương.

4


7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên các cách tiếp cận như sau:

7.1.1. Quan điểm hệ thống
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường tiểu học ở thị xã Dĩ
An, tỉnh Bình Dương là một hệ thống trọn vẹn bao gồm các thành tố tạo thành như:
mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra và đánh giá thông
qua các chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá.
Quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh là một trong những hoạt động quản lý giáo
dục nói chung và quản lý giáo dục cấp tiểu học nói riêng.
Vận dụng quan điểm hệ thống vào đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt
động dạy học môn Tiếng Anh tại các trường tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dương phải được đặt trong mối quan hệ với công tác quản lý giáo dục ở trường tiểu
học ở thị xã Dĩ An. Các nhóm biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh
ở các trường tiểu học ở thị xã Dĩ An được nghiên cứu trong mối quan hệ chặt chẽ
với nhau nhằm tạo ra sự hỗ trợ hợp lý giữa các biện pháp trong việc đổi mới và
nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh ở các trường tiểu học
trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Vận dụng quan điểm lịch sử - logic vào đề tài nhằm nghiên cứu thực trạng
QL hoạt động dạy học tiếng Anh bằng cách tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh, phát
triển vào những khoảng thời gian, không gian và điều kiện cụ thể, Việc này giúp
cho cơng tác điều tra thực trạng được chính xác, phù hợp với mục đích nghiên cứu.
7.1.2. Tiếp cận thực tiễn
Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường tiểu học ở thị xã Dĩ
An, tỉnh Bình Dương phải được xem xét trong bối cảnh điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội thực tiễn của địa phương. Đặc biệt, các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động

5


dạy học môn Tiếng Anh ở các trường tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương phải
được xây dựng trên cơ sở thực trạng hoạt động quản lý dạy học môn học này được
thực hiện ở các trường tiểu học ở địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, để có cái

nhìn thực tế, sâu sát nhằm đề ra được các biện pháp khả thi góp phần nâng cao hiệu
quả công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường tiểu học ở thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương nơi mà đề tài đặt nội dung trọng tâm nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi sẽ sử dụng và phối hợp các phương
pháp nghiên cứu sau:
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản:
- Mục đích: xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng
Anh ở trường tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
- Cách thức tiến hành:
+ Phân tích, tổng hợp lý thuyết: các lý thuyết về quản lý hoạt động dạy học
môn Tiếng Anh ở các trường tiểu học trên đại bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
+ Phân loại, hệ thống hóa: các lý thuyết nói trên theo phạm vi khơng gian
(trong nước, ngồi nước) và thời gian (từ trước đến nay) nhằm định hướng cho việc
thiết kế cơng cụ nghiên cứu và q trình điều tra thực tiễn.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Sử dụng phương
pháp điều tra bằng phiếu hỏi nhằm khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học
môn Tiếng Anh ở các trường tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Ngồi ra,
phương pháp này cịn sử dụng để hỏi ý kiến về tính khả thi và tính cần thiết của các biện
pháp được xây dựng.
Nội dung: Khảo sát thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại các
6


trường tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương như: mục tiêu, nội dung, phương
pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra và đánh giá; khảo sát thực trạng quản lý hoạt động
dạy học môn Tiếng Anh ở các trường tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

thông qua các chức năng như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá.
Công cụ: Xây dựng bộ công cụ là phiếu khảo sát dùng cho chủ thể quản lý
HĐDH môn Tiếng Anh ở các trường tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
(Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng bộ bộ mơn tiếng Anh) và GV bộ môn
tiếng Anh, HS trong các nhà trường.
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích phỏng vấn: Đây là phương pháp nghiên cứu bổ trợ của đề tài. Tìm
hiểu về đối tượng nghiên cứu để làm minh chứng và bổ sung vào kết quả nghiên
cứu thực trạng. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn
Tiếng Anh ở các trường tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ quản lý các trường tiểu học (Hiệu trưởng, Phó
Hiệu trưởng, tổ trưởng bộ mơn).
Nội dung phỏng vấn: Đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn
Tiếng Anh tại các trường tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Đồng thời, tìm
hiểu đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của một số biện pháp, ý kiến và đề xuất
một số biện pháp cụ thể.
Công cụ: Phiếu phỏng vấn chủ thể quản lý.
7.2.3. Nhóm phương pháp xử lý thơng tin
Mục đích: Xử lý thông tin thu được từ các phương pháp nghiên cứu cụ thể.
Cách thức và công cụ tiến hành: Đề tài sử dụng phương pháp xử lý thông tin
định lượng và định tính như sau:
- Số liệu thu được sau khi khảo sát thực tiễn từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
nhằm đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại các trường
tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương; khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của

7


một số biện pháp được đề xuất đổi mới quản lý HĐDH môn Tiếng Anh tại các
trường tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, chúng tơi sử dụng chương trình

SPSS dùng trong mơi trường Window để xử lý và phân tích thống kê nhằm đánh giá
về mặt định lượng và định tính, đảm bảo độ tin cậy của các kết quả thu được. Các
thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê
mơ tả và phân tích thống kê suy luận.
+ Phân tích thống kê mơ tả: các chỉ số sau được sử dụng trong phân tích thống
kê mơ tả: tần số, điểm trung bình cộng (Mean), độ lệch chuẩn (Std. Deviation),...
+ Phân tích sử dụng thống kê suy luận: phần phân tích thống kê suy luận sử
dụng các phép thống kê: so sánh giá trị trung bình (Compare means), kiểm định
tương quan Pearson.
+ Đối với các phép so sánh giá trị trung bình với 3 nhóm trở lên, phép phân
tích phương sai một yếu tố (ANOVA) sẽ cho biết các giá trị trung bình được coi là
khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê khi F - test của phân tích biến thiên có giá trị
vượt ngưỡng thống kê với xác suất p < 0,05.
+ Đối với các phép so sánh giá trị trung bình của 2 nhóm, phép kiểm định t test về độc lập giữa hai mẫu (independent Samples t - test) cho biết đối với một
nhóm đơn thì trung bình của một nhóm chủ thể này có khác với trung bình của các
nhóm chủ thể khác khơng. Các giá trị trung bình được coi là có ý nghĩa về mặt
thống kê khi t - test của phân tích biến thiên có giá trị vượt ngưỡng thống kê với xác
suất p < 0,05.
- Ngoài ra, chúng tôi sử dụng phương pháp xử lý thông tin định tính để phân
tích (giải thích, chứng minh,…) nội dung nghiên cứu (thông tin thu được từ phương
pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát,…) để
khẳng định thông tin về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các
trường tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương; khảo sát tính cấp thiết và tính khả
thi của một số biện pháp được đề xuất đổi mới quản lý hoạt động dạy học môn
Tiếng Anh ở các trường tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

8


8. Đóng góp của luận văn

Kết quả của luận văn là cơ sở khoa học để các Hiệu trưởng các các trường
tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương có thể thực hiện hiệu quả các chức năng
quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trong nhà trường trong giai đoạn tiếp
theo.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục.
Nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại
trường tiểu học.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trường
các tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trường
các tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

9


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Tiếng Anh hiện nay được xem là một ngơn ngữ tồn cầu, là ngơn ngữ chính
thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, là ngơn ngữ chính thức của EU và là
ngôn ngữ thứ 3 được nhiều người sử dụng nhất chỉ sau tiếng Trung Quốc và Tây
Ban Nha. Trong các sự kiện quốc tế, các tổ chức tồn cầu… cũng mặc định coi
tiếng Anh là ngơn ngữ giao tiếp [31]. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của tiếng
Anh trong đời sống kinh tế, trong hoạt động giao tiếp thúc đẩy q trình tồn cầu
hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Với vai trò quan trọng trên, nhiều quốc gia trên thế giới
đã thúc đẩy nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trong các

nhà trường, trong đó quản lý việc dạy học tiếng Anh tại các trường được xem là một
giải pháp thúc đẩy chất lượng trực tiếp và hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu như V.A Xukhomlinxki trong “Một số kinh nghiệm lãnh
đạo của hiệu trưởng trường phổ thông”; Jaxapob trong “Tổ chức lao động của người
hiệu trưởng”; P.V.Zimin, M.I.Kôndakốp, N.I.Saxerđôlốp trong “Những vấn đề quản
lý trường học” thì cho rằng trong quản lý HĐDH ở các trường thì hiệu trưởng (HT)
có vai trị quan trọng. Họ cho rằng kết quả toàn bộ hoạt động quản lý của nhà
trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động giảng
dạy của đội ngũ GV từ phía HT nhà trường.
Edward Sallis [40] thì đánh giá cao về nội dung, phương pháp, tài liệu và các
phần khác của chương trình đào tạo. Edward cho rằng bất kỳ đánh giá nào về một
chương trình đào tạo nên xem xét các mục tiêu của nó vì chúng là những nhà giáo
dục đầu tiên xác định để phát triển chương trình dạy học. Tiếp theo là xem xét các
yếu tố khác như nội dung, phương pháp, tài liệu, để có những cơ sở đánh giá cụ thể.
Nói cách khác, nội dung, phương pháp, tài liệu và các phần khác của chương trình

10


đào tạo nên dựa trên các mục tiêu đã đề ra quản lý tốt chương trình dạy sao cho phù
hợp và đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Với xu hướng này, nhiều nước nói tiếng Anh đã thành lập các viện nghiên
cứu để nghiên cứu tìm hiểu về phương pháp dạy học và nội dung chương trình học
tiếng Anh phù hợp cho nền giáo dục quốc gia, đặc biệt là cho cấp học đầu tiên – cấp
tiểu học. Nhiều trường đại học của nước Anh đã phát hành các giáo trình dạy học
cho cấp tiểu học như “Kids Box” của Đại học Cambridge, giáo trình “Family and
Friends” và “Let’s Go” của Đại học Oxford, giáo trình “Gogo loves English” và
“Academy stars” của Nhà xuất bản Macmillan [29] và nhiều tài liệu khác. Các giáo
trình này đều được xây dựng cùng tài liệu đào tạo, hướng dẫn giáo viên trên cùng
một chương trình dạy tiếng Anh hồn chỉnh. Các tổ chức trên luôn thực hiện nghiên

cứu thêm, cập nhật và thay đổi nội dung bài học, phương pháp dạy trong các giáo
trình để nâng cao chất lượng giáo dục tiếng Anh. Đây được xem là nền tảng của
quản lý HĐDH tiếng Anh tại các trường tiểu học tại Anh quốc.
Susan Halliwell [42] trong cuốn “Teaching English in the Primary
Classroom” lại chú trọng đến cách dạy học của GV với học sinh tiểu học và đưa ra
các đề nghị về phương pháp dạy học phù hợp. Qua đó GV được hướng phải chú
trọng đến xây dựng bài giảng, giải thích nghĩa, cách dùng từ vựng mới thông qua
các hoạt động trong lớp [30]. Ngồi ra trong q trình dạy học GV phải thực hiện
nhiều phương án tổ chức lớp học tiếng Anh khác nhau. Một điểm chung của các nhà
nghiên cứu là họ đều có quan điểm lấy học sinh là trung tâm, áp dụng phương pháp
tổ chức các hoạt động trực tiếp trong lớp để học sinh hiểu được nghĩa và thực hành,
và cần xây dựng các hoạt động sáng tạo phong phú để học sinh hứng thú tham gia
vào các hoạt động của lớp học [41].
Xu hướng dạy học nói chung và dạy học tiếng Anh nói riêng hiện nay là dạy
học theo hướng phát triển năng lực học sinh, lấy người học làm trung tâm. Đi đầu
trong sử dụng phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm bắt nguồn từ thế
kỷ thứ 18 với nhà giáo dục, triết gia Pháp nổi tiếng Jean Jacques Rousseau. Tiếp
đến là sự đóng góp của các nhà giáo dục Pestalozzi, Francis, Parker, Ovide,

11


Decroly, Maria Montessori, Steiner, và Reggio Emilia. Trong đó phương pháp này,
quản lý HĐDH là phải thiết lập hệ thống điều hành sao cho có thể phát triển tiềm
năng, năng lực vốn có của từng HS, q trình dạy học phải hướng vào HS, đảm bảo
cho HS học bằng sự phân tích kinh nghiệm của mình. HĐDH là q trình người học
xử lý kinh nghiệm bằng sự tự tiến hành với sự giúp đỡ của GV theo nhu cầu và lợi
ích cá nhân. HĐDH phải chú ý đến cái riêng của mỗi người, đặc biêt là nhu cầu,
hứng thú. Hiệu quả học tập sẽ do từng người quyết định. Phương pháp dạy học này
này đặt trên căn bản học tập cá nhân, học tập nhóm, học tập nghiên cứu, học tập hỗ

tương, học tập các giá trị nhân bản và học tập qua tài liệu, tiện nghi kỹ thuật [8].
Vậy có thể thấy rằng các nhà nghiên cứu giáo dục trên thế giới đã rất quan
tâm đến quản lý HĐDH nói chung và quản lý HĐDH tiếng Anh nói riêng trong các
nhà trường. Qua đó có thể thấy sự khác nhau trong đánh giá mức độ quan trọng của
các thành phần của quá trình dạy học ở các thời điểm nghiên cứu. Một phương pháp
dạy học, xu hướng hiện nay đang được phát triển và nhân rộng trên thế giới là
phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học theo hướng phát triển
năng lực học sinh. Xu hướng này cũng đang được nghiên cứu và mở rộng trong
hoạt động dạy học ở các trường tiểu học tại Việt Nam trong môn tiếng Anh và đã
đạt được kết quả tích cực.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, học sinh tiểu học Việt Nam bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh từ
những năm 1990. Đến năm 2003, Bộ GD&ĐT ban hành chương trình mơn tiếng
Anh TH bắt đầu từ lớp 3, mỗi tuần 2 tiết cho các trường lớp 2 buổi/ngày [1]. Mục
tiêu của chương trình là bước đầu hình thành cho học sinh các kỹ năng giao tiếp cơ
bản, đơn giản bằng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày ở nhà trường và gia đình
gồm kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; trong đó nhấn mạnh hai kỹ năng nghe và nói. Tuy
4nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chất lượng dạy học tiếng Anh
(DHTA) ở các trường TH hiện nay chưa đạt yêu cầu như mục tiêu đề ra. Nội dung,
phương pháp dạy và học chưa toàn diện, chưa đáp ứng được các kỹ năng (nghe, nói,
đọc, viết) sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ công cụ giao tiếp.

12


Trong nghiên cứu khảo sát năng lực Anh ngữ năm 2017, Tổ chức Giáo dục
quốc tế Education Fist [33] đánh giá trình độ tiếng Anh của học sinh, sinh viên,
người lao động Việt Nam chưa đạt chuẩn tương ứng với năng lực ngoại ngữ. Việc
học và đánh giá kiểm tra chủ yếu qua lý thuyết, quá chú trọng vào hình thức viết,
khơng thực hành nghe nói nhiều, đa số HS có trình độ ngoại ngữ khơng thể giao

tiếp và khơng thể sử dụng thông thạo tiếng Anh. Chất lượng và hiệu quả của việc
dạy và học tiếng Anh hiện rất thấp so với yêu cầu của xã hội. Hiệu quả thấp này thể
hiện ở khả năng đáp ứng đòi hỏi của công việc, giao dịch, nghiên cứu và học tập
bằng tiếng Anh của đa số người Việt Nam còn hạn chế.
Để thay đổi tình trạng này, nhiều nhà giáo dục học và nghiên cứu đã tiến
hành các cơng trình nghiên cứu về việc quản lý giáo dục nói chung và hoạt động
dạy học bộ mơn tiếng Anh nói riêng.
Các tài liệu “Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
[36]; “Đại cương về khoa học quản lý” [21]; “Quản lý giáo dục” [5]; “Công tác
quản lý trường học” [27] đã đưa ra các lý luận về quản lý giáo dục trong nhà
trường. Các nội dung về quản lý nói chung và quản lý dạy học nói riêng được đề
cập đến như thành tố quyết định phương hướng và quá trình thực hiện dạy học nói
chung và dạy học tiếng Anh ở nhà trường nói riêng.
Một số đề tài nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài như:
Nguyễn Văn Vinh [30] với đề tài “Thực trạng quản lý hoạt động dạy học
môn tiếng anh theo chương trình sách giáo khoa mới trung học cơ sở thành phố Cà
Mau” trong đó tác giả đã đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học mơn tiếng
Anh theo chương trình Sách giáo khoa mới ở các trường THCS ở thành phố Cà
Mau. Từ đó xác định nguyên nhân của thực trạng và đã đề xuất một số biện pháp
nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy sách giáo khoa tiếng Anh mới
bậc THCS ở thành phố Cà Mau.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hương [24] trong đề tài “Quản lý hoạt động dạy
học môn tiếng Anh tại trường trung học phổ thông Tân Trào, thành phố Tuyên

13


×