Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Sự biến đổi của gia đình trong kinh tế trị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Tỉnh Hưng Yên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.55 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------***----------

TRẦN THỊ MÂY

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH TRONG KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở TỈNH HƯNG YÊN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 602285

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Oánh

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫ khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Oánh.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
Chương 1 GIA ĐÌNH VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH TRONG KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........... 8


1.1. Gia đình và sự tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
đến gia đình Việt Nam hiện nay ..................................................................................... 8
1.1.1. Quan niệm về gia đình ........................................................................................ 8
1.1.2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tác động của nó đến gia đình
Việt Nam hiện nay......................................................................................................... 12
1.2. Sự biến đổi của gia đình trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam hiện nay ...................................................................................................... 22
1.2.1. Sự biến đổi về hôn nhân ................................................................................ 22
1.2.2. Sự biến đổi các quan hệ trong gia đình ..................................................... 28
1.2.3. Biến đổi chức năng gia đình ........................................................................ 35
Chương 2 SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH Ở TỈNH HƯNG YÊN TRONG KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY – THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP .................................................................................................................. 42
2.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên 42
2.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên của tỉnh Hưng Yên ........................................... 42
2.1.2.

c đi m kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên hiện nay ................................. 43

2.2. Thực trạng biến đổi của gia đình ở tỉnh Hưng Yên trong kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ......................................................................... 46
2.2.1. Biến đổi về hơn nhân ........................................................................................ 46
2.2.2. Biến đổi về hình thức gia đình ......................................................................... 51
2.2.3. Biến đổi trong các quan hệ gia đình ................................................................ 52
2.2.4. Biến đổi về chức năng của gia đình ................................................................. 61
2.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những biến đổi tích cực của gia đình
trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Hưng Yên
hiện nay ........................................................................................................................... 70
2.3.1. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa đ nâng cao đời sống cho các gia đình ở tỉnh Hưng

Yên hiện nay ................................................................................................................ 70


2.3.2. Nâng cao nhận thức cho cá nhân, gia đình về pháp luật, nhất là luật Hơn
nhân và Gia đình trong phát tri n kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở tỉnh Hưng Yên ......................................................................................................... 72
2.3.3. ẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hố .......................................... 75
2.3.4.

ấu tranh phòng chống, ngăn ch n, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, hiện tượng

xung đột, bạo hành trong gia đình nhằm tạo ra mơi trường tích cực cho việc xây
dựng gia đình ở tỉnh Hưng Yên hiện nay .................................................................. 77
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 81


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Đăng ký kết hôn theo giới tính người trả lời (%) ........................ 24
Bảng 2. Mơ hình quyết định hơn nhân phân theo các thời kỳ (%) .......... 25
Bảng 3: Người quyết định cuối cùng các cơng việc gia đình ................... 29
đối với cặp vợ chồng từ 28-60 tuổi (%) ...................................................... 29
Bảng 4: Lý do phải có con trai chia theo thành thị - nơng thơn (%) ....... 37
Bảng 5: Cuộc hôn nhân của ông (bà) do ai quyết định? ................................. 47
Bảng 6: Các tiêu chuẩn lựa chọn đối với cô dâu và chú rể ............................. 48
Bảng 7: Nhận định của người dân về các quan hệ gia đình và ....................... 53
quan hệ cộng đồng trong q trình đơ thị hố ở tỉnh Hưng n .................... 53
Bảng 8: Vai trò của vợ và chồng trong các cơng việc của gia đình ................ 55
Bảng 9: Số người già cơ đơn có hồn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc,
bảo vệ phân theo huyện, thành phố ................................................................. 59

Bảng 10: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân
theo thành thị, nông thôn ở Hưng Yên ............................................................ 62
Bảng 11: Tổng chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng phân theo thành thị,
nông thôn ở Hưng Yên .................................................................................... 62
Bảng 12: Số cặp vợ chồng sinh con thứ ba ở tỉnh Hưng Yên ........................ 64
Bảng 13: Đánh giá về mức độ quản lý, giáo dục con cái trong giai đoạn hiện
nay ................................................................................................................... 65


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là một thiết chế xã hội, một cộng đồng xã hội đặc biệt, là tế
bào của xã hội; là môi trườnggần gũi, thân thương nuôi dưỡng, giáo dục con
người; là tổ ấm; chốn "nương thân" của con người; đồng thời gia đình còn là
một tổ chức kinh tế và đời sống, nguồn lực của sự phát triển xã hội. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khẳng định "nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia
đình tốt thì xã hội sẽ tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội
là gia đình". Đảng, Nhà nước trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hết
sức quan tâm đến xây dựng gia đình. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam đã được Đảng ta chỉ rõ trong
Cương lĩnh 2011 là "Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hành phúc, thực sự là
tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp
sống và tình hình nhân cách".
Trong nhữn năm qua, sự nghiệp xây dựng gia đình Việt Nam đạt được
nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, giữ gìn và phát huy văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
phát triển con người Việt Nam về mọi mặt.
Tuy nhiên, cũng như mọi thiết chế, cộng đồng xã hội khác, gia đình
ln chịu sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan, dẫn đến những
biến đổi sâu sắc, mà một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ nhất là sự

phát triển của kinh tế - xã hội.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
trong thời kỳ đổi mới của đất nước ta đã tác động to lớn và làm biến đổi sâu
sắc bộ mặt đất nước, trong đó có gia đình. Sự biến đổi đó có nhiều mặt tích
cực, làm cho vị trí, vai trị, chức năng của gia đình ngày càng được nâng cao,
các quan hệ gia đình, các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của gia đình
tiếp tục được kế thừa, phát huy và phong phú hơn, văn minh, hiện đại hơn,
đời sống vật chất và tinh thần các gia đình và của mỗi thành viên ngày càng
được cải thiện và nâng cao.
1


Bên cạnh đó, sự tác động do mặt trái kinh tế thị trường và của các nhân
tố khác cũng tạo nên những hiệu quả tiêu cực đối với các gia đình ở các khía
cạnh khác nhau của nó.
Hưng n là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, một trong những
địa bàn trọng điểm đang trong quy trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện địa
hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Là một
tỉnh kế cận thủ đô Hà Nội, các yếu tố tác động của sự biến đổi kinh tế - xã hội
đến gia đình lại càng nổi trội và có tính tiêu biểu. Việc nghiên cứu làm rõ
những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự biến đổi của gia đình trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó đề xuất những giải pháp cơ
bản nhằm phát huy những biến đổi tích cực các gia đình có ý nghĩa thực tiễn
sâu sắc.
Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam vẫn ln được coi trọng như một
giá trị bền vững, có sức sống mạnh mẽ, là nền tảng, là tế bào của xã hội. Truyền
thống coi trọng gia đình, sống gắn bó với gia đình và tn theo những giá trị của
gia đình truyền thống vẫn được nhiều người đồng tình, khẳng định và coi đó là
đạo lý làm người của người Việt. Hiện nay, dưới tác động của kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, gia đình Việt Nam đang có những biến đổi mạnh

mẽ về cấu trúc, quy mô và các chức năng của gia đình, giúp cho gia đình thích
ứng với điều kiện kinh tế - xã hội mới, có giá trị của gia đình truyền thống đã bị
mất đi; biến đổi dần hoặc vẫn được bảo tồn và phát huy như: các chức năng của
gia đình; tình nghĩa vợ chồng; trách nhiệm và sự hy sinh của cha mẹ đối với con
cái; con cái hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, tổ tiên, v.v. đồng thời gia đình Việt
Nam hiện nay cũng đang tiếp thu nhiều giá trị của gia đình hiện đại như: tôn
trọng tự do cá nhân, tôn trọng quan niệm và sự lựa chọn của mỗi thành viên
trong gia đình; bình đẳng vợ chồng, nam nữ, v.v.. Điều đó cho thấy, gia đình
Việt Nam hiện nay đang được củng cố và xây dựng theo xu hướng hiện đại hố:
dân chủ, bình đẳng, tự do và tiến bộ.

2


Bên cạnh những cơ hội thúc đẩy sự tiến bộ của gia đình Việt Nam hiện
nay thì sự tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng
đang đặt gia đình Việt Nam đứng trước nhiều thách thức, biến động và bất
trắc. Ở nhiều nơi, nhất là ở các khu đơ thị lớn, gia đình đang có dấu hiệu của
sự khủng hoảng, một số giá trị của gia đình truyền thống tốt đẹp đang bị lấn át
bởi sự thao túng của đồng tiền như sống chung khơng kết hơn; tình trạng ly
hơn có xu hướng tăng cao; tình dục đồng giới; bạo lực gia đình; ngoại tình,
v.v. đang tấn cơng vào gia đình từ nhiều phương diện khác nhau. Tình hình đó
địi hỏi chúng ta phải nhìn nhận tác động của kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay cả theo hướng
tích cực và tiêu cực. Đồng thời chỉ rõ sự cần thiết phải kế thừa những giá trị
của gia đình truyền thống, tiếp thu những giá trị của gia đình hiện đại trong
xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Hưng Yên là địa phương có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp thủ đơ Hà
Nội nên có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục,
v.v.. Trong những năm qua, do sự tác động của kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, cùng với q trình đơ thị hóa đang diễn ra mạnh cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu đã giúp cho tỉnh Hưng Yên chuyển đổi dần dần từ xã hội
nông nghiệp truyền thống sang xã hội cơng nghiệp, điều đó đã tác động và
làm cho gia đình ở tỉnh Hưng Yên có sự biến đổi lớn cả về hơn nhân, cấu trúc,
chức năng, vai trò và các quan hệ trong gia đình. Do đó, việc nghiên cứu thực
trạng biến đổi của gia đình ở tỉnh Hưng Yên dưới sự tác động của kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay là hết sức cần thiết. Xuất phát từ
yêu cầu đó, tơi đã chọn vấn đề “Sự biến đổi của gia đình trong kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Hưng Yên hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về gia đình
dưới nhiều góc độ và quy mô khác nhau. Liên quan đến đề tài của luận văn có
thể phân chia các cơng trình này thành các nhóm cơ bản sau:
3


Nhóm vấn đề chung nghiên cứu về xây dựng và phát tri n gia đình
Việt Nam có một số cơng trình như: “Gia đình Việt Nam ngày nay” NXB
Khoa học xã hội, 1996; “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi
mới”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002; “Cuộc sống và biến động của
hơn nhân gia đình Việt Nam hiện nay” NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007
của giáo sư Lê Thi; “Gia đình học”, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội,
2009 của Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý; Kỷ yếu hội thảo “Thực tại và
tương lai của gia đình trong thế giới hội nhập” của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, 2012, v.v.. Qua các cơng trình này, các tác giả đã phân tích một cách
có hệ thống về vai trị, quy mơ, cấu trúc, chức năng của gia đình Việt Nam
trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Khẳng định hơn nhân và gia
đình đến nay đối với người Việt vẫn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy
nhiên, gia đình Việt Nam đã có nhiều biến đổi phức tạp như xu hướng ly hôn

tăng lên; sự chênh lệch giới tính giữa nam và nữ khi sinh; v.v. vẫn đang tồn
tại và ảnh hưởng xấu đến gia đình Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở phân tích
thực trạng của gia đình Việt Nam hiện nay, các tác giả đã đề xuất những
phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng gia đình Việt Nam ấm
no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Nhóm vấn đề nghiên cứu về quan hệ giới và sự bất bình đẳng, bạo
lực gia đình, có một số cơng trình như: “Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi
mới Việt Nam”, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1998 và “Bạo lực gia đình - một sự
sai lệch giá trị”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007 của Lê Thị Quý; “Bình
đẳng giới ở Việt Nam: Phân tích số liệu điều tra”, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2008; “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam: Thực trạng, diễn
tiến và nguyên nhân”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009 của Nguyễn Hữu
Minh và Trần Thị Vân Anh v.v.. Qua các công trình này, các tác giả đã chỉ ra
thực trạng, nguyên nhân, ảnh hưởng và hậu quả của sự bất bình đẳng giữa vợ
và chồng, giữa con gái và con trai trong gia đình; cùng với đó, nạn bạo lực gia
đình ở Việt Nam còn tồn tại khá phổ biến và biểu hiện rất đa dạng, gây cản
trở cho sự phát triển của gia đình và xã hội ở Việt Nam hiện nay.
4


Nhóm vấn đề nghiên cứu gia đình dưới góc độ văn hố và đạo đức,
có một số cơng trình như: Về gia đình truyền thống với ảnh hưởng của Nho
giáo, Nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt nam, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1991 và Gia đình truyền thống và chuyển đổi đã thích ứng với thời đại,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994 của Trần Đình Hượu; “Xây dựng gia đình
văn hố trong sự nghiệp đổi mới”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997 của
Trần Hữu Tịng – Trương Thìn (Chủ biên); “Gia đình và Phụ nữ trong biến đổi
văn hóa - xã hội nông thôn”, NXB Khoa học xã hội, 2001 của Nguyễn Linh
Khiếu; Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia
– Sự thật, Hà Nội, 2011 của Nguyễn Thị Thọ, v.v.. Qua các công trình này, các

tác giả đã chỉ ra các giá trị văn hố, đạo đức của gia đình Việt Nam; phân tích
thực trạng đạo đức, văn hóa của xã hội và gia đình Việt Nam trong điều kiện
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đồng thời, chỉ ra những ngun nhân dẫn
đến sự suy thối về văn hóa, đạo đức và lối sống của giới trẻ hiện nay. Trên cơ
sở đó, nhấn mạnh vai trị của nhà trường, cộng đồng, xã hội và đặc biệt là gia
đình trong việc giáo dục văn hóa, đạo đức, lối sống và hình thành nhân cách cho
thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.
Ngoài một số cơng trình nêu trên cịn có một số luận án nghiên cứu về
gia đình như: “Vai trị của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta
hiện nay”, Luận án tiến sĩ Triết học của Nghiêm Sĩ Liêm, 2000; “Ảnh hưởng
của truyền thống gia đình đến định hướng giá trị cuộc sống của thế hệ trẻ”,
Luận án tiến sĩ Tâm lý học của Cấn Hữu Hải, 2001; “Gia đình trong q
trình đơ thị hố ở thành phố Hồ Chí Minh”, luận án tiến sĩ triết học của
Nguyễn Tiến Vững, 2005; v.v.. Các cơng trình nêu trên đã đề cập đến vai trò
và ảnh hưởng của gia đình trong việc định hướng, giáo dục con cái; sự tác
động của đơ thị hóa đến việc thực hiện vai trị, chức năng của gia đình ở thành
phố Hồ Chí Minh, v.v.. Tuy nhiên, cho đến nay cịn rất ít cơng trình nghiên
cứu cơ bản và hệ thống về sự biến đổi của gia đình trong phát triển kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam nói chung, các vùng, địa phương nói
riêng. Đây chính là một mảng cịn thiếu trong nghiên cứu bức tranh chung về
gia đình ở Việt Nam hiện nay.
5


3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sự biến đổi của
gia đình trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Hưng
Yên hiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát huy những
tác động tích cực của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến gia
đình ở tỉnh Hưng Yên hiện nay.

Nhiệm vụ của luận văn:
Để thực hiện mục đích nghiên cứu đã đặt ra, luận văn tập trung giải
quyết những nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, làm rõ các khái niệm về “gia đình”, “kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa” và tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa đến gia đình Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, phân tích thực trạng biến đổi của gia đình trong kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Hưng Yên hiện nay.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những biến
đổi tích cực của gia đình trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở tỉnh Hưng Yên hiện nay
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
*

ối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về sự biến đổi của gia

đình trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Hưng Yên
hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về sự biến đổi của gia đình Việt
Nam là một vấn đề lớn, trong khuôn khổ của luận văn tác giả chỉ nghiên cứu
về sự biến đổi của gia đình trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở tỉnh Hưng Yên những năm gần đây.
5. Những đóng góp mới của luận văn
- Trên quan điểm mácxít, luận văn góp phần làm rõ sự tác động của kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến gia đình Việt Nam hiện nay.
- Phân tích thực trạng biến đổi của gia đình trong kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Hưng Yên hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả
6



đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những biến đổi tích cực của
gia đình trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Hưng
Yên hiện nay
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề về gia đình ở các cơ sở giáo
dục và đào tạo ở tỉnh Hưng Yên hiện nay.
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
và phương pháp luận biện chứng duy vật, kết hợp sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chuyên ngành như phương pháp lịch sử cụ thể, phân tích, tổng
hợp, thống kê, điều tra, so sánh, v.v. để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
- Thu thập thông tin thứ cấp: Sử dụng tài liệu, số liệu thứ cấp như báo
cáo tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, tình hình hơn nhân, ly hơn, bạo lực gia
đình, giáo dục con cái, v.v. của tỉnh Hưng Yên; thông tin thu được từ thực tế
liên quan đến sự biến đổi của gia đỉnh ở Hưng Yên hiện nay.
- Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Mẫu được chọn
dựa trên các tiêu chí là gia đình đã kết hơn tham gia vào quá trình nghiên cứu
bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Chọn phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Số liệu sau khi thu thập bằng phiếu sẽ được kiểm
tra để đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác cao.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 5 tiết.
Chương 1: Gia đình và sự biến đổi của gia đình trong kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Chương 2: Sự biến đổi của gia đình trong kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Hưng Yên hiện nay - Thực trạng và giải pháp.

7



Chương 1
GIA ĐÌNH VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH TRONG
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Gia đình và sự tác động của kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa đến gia đình Việt Nam hiện nay
1.1.1. Quan niệm về gia đình
Gia đình là cái gốc của con người, nơi con người sinh ra, bắt đầu
một cuộc sống. Trong suốt cuộc đời, gia đình ln ln là điểm tựa, là
cội nguồn của mỗi người, là cái nôi của sự yên bình, là yếu tố vơ cùng
cần thiết cho cuộc sống của con người và xã hội. Con người bắt đầu từ
gia đình. Gia đình như một nhóm xã hội được cấu trúc theo những chuẩn
mực nhất định, như một tập hợp những mối quan hệ giữa cá nhân (vợ
chồng, bố mẹ, con cái và anh chị em).
Nghiên cứu di sản lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen, chúng ta thấy, các
ông đã nhận thức được tầm quan trọng của gia đình đối với sự phát triển của
xã hội. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” (1845) khi luận chứng về
những tiền đề, điều kiện cho sự tồn tại của con người, Các Mác và Ph.
Ăngghen đã nói rằng “Hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình,
con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan
hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” [27, tr. 41]. Với
quan điểm này, khái niệm gia đình được nhìn nhận với một số nội dung
sau: gia đình ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của xã hội
lồi người; con người cùng với q trình tái tạo ra chính bản thân mình
thì đồng thời cũng tạo ra gia đình. Chức năng chính của gia đình là tái
tạo, sinh sôi nảy nở ra con người. Gia đình được tạo bởi hai mối quan hệ
chủ yếu: quan hệ hôn nhân (vợ - chồng), quan hệ huyết thống (cha, mẹ con cái).
8



Tiếp tục cơng trình nghiên cứu về gia đình, trong tác phẩm “Nguồn
gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của nhà nước” (1884) Ph. Ăng
ghen đã chỉ ra vị trí quy định của gia đình đối với các thiết chế xã hội,
“Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến
cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự
sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực
phẩm, quần áo và nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những
thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nịi
giống. Những thiết chế xã hội, trong đó những con người của một thời
đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại
sản xuất quyết định: Một mặt là do trình độ phát triển của lao động và
mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình” [26, tr. 44].
Như vậy, theo Ph. Ăngghen, quá trình sản xuất và tái sản xuất ra
đời sống trực tiếp là nhân tố quyết định tiến trình phát triển của lịch sử.
Cùng với trình độ phát triển của lao động, trình độ phát triển của gia
đình quyết định trình độ phát triển của xã hội. Đến lượt mình trình độ
phát triển của gia đình cũng tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của sản
xuất, của lao động và của xã hội.
Trong điều kiện hiện nay, hoặc do thế giới quan của các nhà
nghiên cứu, hoặc một phần vì thực tiễn vận động và biến đổi nhanh
chóng và sâu sắc, thậm chí vượt xa so với dự đoán của các nhà sáng lập
chủ nghĩa xã hội khoa học, nhiều nhà nghiên cứu về gia đình đã không
đánh giá đúng quan điểm khoa học của Các Mác và Ph. Ănghen. Bởi
vậy, để có thể nhận thức đúng đắn hơn, hiện đại hơn về vấn đề này, cần
tính đến các cách tiếp cận khác nhau.
Hiện nay, xã hội phương Tây đang lưu hành các lý thuyết: “Thuyết
đạo đức tương đối”; “Hôn nhân không con” “cha mẹ công nghiệp” “gia
đình thống qua”. Tiêu biểu cho các lý thuyết đó là quan điểm của Alvin
Toffer trong cuốn “làn sóng thứ ba”. Trong tác phẩm này, Alvin Toffer

9


đã khái quát rằng, đại gia đình gia trưởng là hình thức gia đình của nền
văn minh nơng nghiệp, gia đình một vợ một chồng với một đến hai con
là hình thức gia đình văn minh cơng nghiệp, cịn nền văn minh hậu cơng
nghiệp sẽ có nhiều hình thức gia đình Alvin Toffer và những người theo
thuyết ấy cho rằng, mọi giá trị đã có là chủ quan, cá nhân có quyền lựa
chọn bình đẳng, trong nền văn minh thứ ba sẽ khơng có một hình thức
gia đình nào giữ yếu tố chủ đạo, mà sẽ là những hình thức gia đình: Gia
đình đa phụ mẫu, gia đình đồn thể, gia đình nam, hoặc nữ thanh niên
(gia đình đồng tính luyến ái) [1, tr. 104-110]. Trước những dự báo này,
cần phải thận trọng xem xét. Thực tế cuộc sống cũng cho thấy, gia đình
một vợ, một chồng đang có sự rạn nứt, song những cái gọi là hình thức
gia đình mới nêu trên, không những không phản ánh được sự tiến bộ xã
hội đang hiện hữu, mà trái lại, nó thể hiện sự suy đồi và bế tắc của xã hội
tư sản phương Tây trong vấn đề gia đình.
Từ bao đời nay, gia đình vẫn được nhiều người coi là tế bào tự
nhiên và cơ bản của cộng đồng xã hội; là cội nguồn và chốn nương thân
của mọi người; một thiết chế có luật lệ và tơn ti trật tự được mọi thành
viên của nó tuân thủ một cách hồn tồn tự nguyện. Gia đình ln mang
lại những cảm giác an tồn cho các thành viên của nó. Chính gia đình đã
tạo nên mối liên kết xã hội bền vững nhất, là nơi để duy trì và lưu truyền
những nét đặc trưng bản sắc riêng của các nền văn hoá khác nhau.
Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề gia đình,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã
hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân
của xã hội là gia đình” [33, tr. 523]. Gia đình và xã hội có quan hệ mật thiết
với nhau, xã hội lành mạnh tạo điều kiện để các gia đình tiến bộ, gia đình
hạnh phúc góp phần giúp xã hội phát triển hài hồ. Gia đình là cầu nối giữa

thành viên gia đình với xã hội, nhiều thơng tin về xã hội tác động đến con
người thơng qua gia đình.
10


Kế thừa tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng của Hồ Chí
Minh về gia đình và vai trị của gia đình đối với sự phát triển của xã hội, Đảng
ta khẳng định, một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển
bền vững của xã hội là gia đình. Do đó, cần phát huy những giá trị truyền thống
tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những địi hỏi của q trình cơng
nghiệp hố, hiện đại hố. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là mơi
trường quan trọng hình thành, ni dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo
tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo giáo sư Lê Thi: Khái niệm gia đình được sử dụng để chỉ một
nhóm xã hội hình thành trên quan hệ hơn nhân đó và cùng chung sống
(cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng, nội ngoại). Đồng thời, trong gia đình
cũng có thể bao gồm một số người được gia đình ni dưỡng, tuy khơng
có quan hệ huyết thống. Các thành viên gia đình gắn bó với nhau về
trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hố, tình cảm) giữa họ có những
điều ràng buộc có tính pháp lý được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ
(được ghi rõ trong luật hơn nhân - gia đình của nước ta). Đồng thời, gia
đình cũng có những quy định rõ ràng về quyền được phép và những cấm
đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên [43, tr.20-21].
Dĩ nhiên, khi nêu khái niệm gia đình, các nhà nghiên cứu cố gắng
đưa ra một khái niệm bao quát nhất nhằm phản ánh một cách đầy đủ nội
hàm của một phạm trù tương đối rộng này. Nhưng trong đời sống hàng
ngày khi nói đến gia đình, thì điều đầu tiên và chủ yếu là nói đến một tập
hợp người, cùng sống chung dưới một mái nhà và giữa họ có mối quan

hệ với nhau bởi: thứ nhất, quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng; thứ hai,
quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em ruột, giữa
ông bà và các cháu; thứ ba, một số người được gia đình ni dưỡng gắn
bó với nhau về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi, được họ hàng, làng
11


xóm ủng hộ, được luật pháp thừa nhận và bảo vệ. Có thể cịn nhiều vấn
đề cần phải tìm hiểu và nghiên cứu thêm, nhưng căn cứ vào tình hình
chung của hơn nhân và gia đình ở nước ta, kế thừa những cách tiếp cận
hợp lý khác như trên, có thể đưa ra một khái niệm gia đình như sau:
Gia đình là một phạm trù dùng để chỉ một tập hợp người, hình
thành trên cơ sở các mối quan hệ hơn nhân, quan hệ huyết thống, quan
hệ tình cảm, quan hệ trách nhiệm. Các thành viên gia đìnhh gắn bó với
nhau bởi trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi về kinh tế, văn hố, tình cảm
và theo những chuẩn mực giá trị nhất định, được dư luận xã hội ủng hộ,
được nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
1.1.2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tác động của nó
đến gia đình Việt Nam hiện nay
* Quan niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Nhìn lại lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội có thể khẳng
định nền sản xuất xã hội đã trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế - xã hội: Đó
là kinh tế tự nhiên và kinh tế thị trường.
Kinh tế tự nhiên là kiểu tổ chức kinh tế xã hội trong đó sản xuất có
tính chất khép kín theo từng vùng, địa phương, lãnh thổ. Trong nền kinh
tế tự nhiên, sản xuất và trao đổi hàng hóa tuy đã được hình thành nhưng
trình độ rất thấp và đơn giản. Có thể khái quát nền kinh tế của phương
thức sản xuất từ phong kiến trở về trước là nền kinh tế tự nhiên.
Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, nền kinh tế tự nhiên dần
dần chuyển lên nền kinh tế thị trường, nó là giai đoạn phát triển cao của

kinh tế hàng hóa, trong đó các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất
đều thông qua thị trường. Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội, trong đó, sản xuất và tồn bộ q trình tái sản xuất gắn chặt với
thị trường. Quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm biểu hiện qua thị trường, qua việc trao đổi sản phẩm lao động cũng
như những vấn đề sản xuất những hàng hóa gì, cần có những dịch vụ nào
12


đều phải xuất phát từ nhu cầu thị trường. Mọi hoạt động sản xuất, phân
phối, trao đổi, tiêu dùng đều phải thơng qua thị trường, quan hệ hàng hóa
- tiền tệ phát triển, mở rộng và phổ biến trong mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến các mơ hình kinh tế tự
nhiên, kinh tế thị trường, kinh tế kế hoạch hóa tập trung, trong đó kinh tế
thị trường tuy cịn nhiều hạn chế, khuyết tật nhưng nó vẫn là mơ hình
kinh tế năng động, phù hợp với trình độ phát triển với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất hiện nay. Ngày nay, hầu hết các nước trên thế
giới đều chọn mô hình kinh tế thị trường hiện đại làm mơ hình kinh tế
chủ yếu cho sự phát triển của mỗi nước.
Từ năm 1986 đến nay, nước ta đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch hóa, tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Nền kinh tế thị trường của nước ta, một mặt, vừa có tính chất
chung của nền kinh tế thị trường. Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có
quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Giá cả do thị trường quyết định,
hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và có tác dụng làm cơ sở cho
việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành, các lĩnh vực
của nền kinh tế. Đó là nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có
của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật
cạnh tranh. Sự tác động của các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều
tiết của nền kinh tế. Mặt khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi nguyên
tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội và có sự quản lý của nhà nước.
* Tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến gia
đình Việt Nam hiện nay
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có tác động tồn diện đến
các mặt đời sống vật chất và tinh thần của gia đình Việt Nam. Có thể thấy,
những tác động này được thể hiện ở cả hai phương diện tích cực và tiêu cực:
13


Thứ nhất, tác động tích cực
Cơng cuộc đổi mới đất nước gần ba thập kỷ qua đã đạt được những
thành tựu to lớn có tính lịch sử. Khơng phải chỉ ở các đô thị mà cả ở nông
thôn, công cuộc đổi mới cũng đã thực sự tạo ra một sinh khí mới, nhất là đời
sống kinh tế. Kinh tế tăng trưởng, tiến bộ xã hội được thúc đẩy, tạo nên sự
phát triển xã hội một cách toàn diện.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong điều kiện mới do cơ chế
mới đã có tác dụng thúc đẩy, phát huy nguồn lực gia đình: giải phóng sức lao
động, đóng góp cho xã hội tăng lên, cuộc sống của gia đình được cải thiện, sự
bình đẳng nam nữ tốt hơn. Quy mơ gia đình có từ một đến hai con ngày càng
được xã hội chấp nhận với ý thức tự giác hơn, các mối quan hệ gia đình trở
nên dân chủ và cởi mở hơn. Đáng chú ý là gia đình Việt Nam đang tiếp thu và
xây dựng những giá trị nhân văn mới, tiêu biểu là quyền bình đẳng giới và
quyền trẻ em.
Đa số gia đình no ấm hơn, đầy đủ hơn về vật chất và văn minh hơn về
đời sống tinh thần. Có những tiến bộ rõ rệt về tính năng động, chủ động trong
cuộc sống, trình độ của các thành viên gia đình được nâng lên. Nhiều gia đình
đã biết chủ động tạo dựng cuộc sống, làm giàu, có điều kiện hưởng thụ đời
sống vật chất và tinh thần, đề cao lợi ích và hạnh phúc cá nhân, có mối quan
hệ dân chủ giữa vợ và chồng, v.v..

Quan niệm về hơn nhân và gia đình được hiểu và thực hiện nhưng hơn
nhân lấy tình u làm cơ sở vẫn được coi trọng, đặc biệt lớp trẻ ngày càng có
xu hướng lập gia đình muộn hơn. Tình yêu được thừa nhận như một tiêu
chuẩn của hôn nhân, một yếu tố quan trọng cấu thành nên gia đình. Điều này
khơng có nghĩa là trong gia đình truyền thống, vợ chồng khơng u nhau hoặc
con cái hồn tồn khơng có quyền lựa chọn hơn nhân. Mà ở đây muốn nhấn
mạnh, trong truyền thống, tình cảm và sự lựa chọn cá nhân không được coi
trọng và phải điều chỉnh cho phù hợp với lợi ích chung của gia đình. Khi cá
nhân được giải phóng thì yếu tố tình u và sự tự do lựa chọn hôn nhân được
đề cao.
14


Cùng với sự phát triển và mở rộng của kinh tế thị trường, khơng ít gia
đình trẻ do đầu óc năng động trong làm ăn kinh tế nên đã có nhiều điều kiện
thuận lợi tách ra ở riêng, cũng một phần như vậy mà số gia đình hai thế hệ là
loại gia đình chiếm ưu thế. Điều này đã làm phá vỡ mơ hình của gia đình
truyền thống trước đây có nhiều thế hệ cùng chung sống với nhau. Trong gia
đình ở đơ thị hiện nay, mơ hình người chủ gia đình đa dạng chứ khơng chỉ có
mơ hình duy nhất là người đàn ơng làm chủ như gia đình truyền thống. Điều
đó cho thấy, người phụ nữ đã và đang từng bước khẳng định được vị trí, vai
của mình trong gia đình và ngồi xã hội. Họ có quyền tham gia vào các quyết
định lớn của gia đình như dựng vợ gả chồng cho con cái, quyết định nơi làm
việc, v.v.. Tại các đô thị ở Việt Nam, người phụ nữ từ lau đã tham gia vào quá
trình sản xuất, cùng chồng con đóng góp vào thu nhập chung của gia đình.
Nền sản xuất xã hội trong kinh tế thị trường đang kéo theo những biến đổi
trong phân công giới giữa vợ và chồng, nam và nữ trong gia đình. Người phụ
nữ được kéo ra khỏi cơng việc nội trợ tham gia vào lực lượng lao động xã hội
vì nhu cầu của sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của gia đình ngày một tăng lên.
Quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình đơ thị hiện nay tương đối hài hịa:

vợ chồng có thể cùng làm việc, thậm chí những cơng việc giống nhau ngồi
gia đình và cùng chia sẻ cơng việc nội trợ gia đình. Hiện nay, phụ nữ có nhu
cầu lớn trong việc chia sẻ cơng việc nội trợ gia đình với người chồng vì thời
gian họ tham gia công tác xã hội gần như ngang bằng với nam giới.
Nếu xét từng mối quan hệ cụ thể trong gia đình thì chúng ta sẽ thấy rõ
được sự biến đổi tích cực của gia đình dưới tác động của kinh tế thị trường.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Bảo
đảm cơng bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cơng dân... Thực hiện
bình đẳng giới và hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ” [15, tr. 79-80]. Tất cả
những điều đó đã tạo ra những điều kiện cho việc hình thành, phát triển quan
hệ bình đẳng trong gia đình, bình đẳng giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và
chồng, giữa con trai và con gái.
15


Trong khơng khí dân chủ, bình đẳng của xã hội, khơng thể có sự áp đặt
một chiều của chồng đối với vợ, của cha mẹ đối với con cái, của ông bà đối
với con cháu. Trước đây, tính ổn định của gia đình thường được đảm bảo bởi
các quan hệ mang tính một chiều. Hiện nay, trong gia đình, sự chi phối của
tính bình đẳng ngày cang cao. Hạnh phúc gia đình phụ thuộc rất nhiều vào sự
tơn trọng và quan tâm lẫn nhau của các thành viên trong gia đình.
Trong điều kiện của kinh tế thị trường, đời sống của các gia đình được
nâng cao hơn, cha mẹ có điều kiện, cơ hội để thể hiện tình thương, trách
nhiệm của mình đối với con cái cả về vật chất lẫn tinh thần. Cùng với đó, con
cái cũng có điều kiện, cơ hội để thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha
mẹ. Đặc biệt nhiều con cái thành đạt đã lo cho ông bà, cha mẹ một cuộc sống
đầy đủ, ấm no cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, giúp ông bà, cha mẹ thư thái
an hưởng tuổi già, v.v..
Trong quan hệ vợ chồng, dưới tác động của kinh tế thị trường, vai trò
của người vợ đã thay đổi so với trước đây thì những chuẩn mực đạo đức trong

quan hệ vợ chồng như tình nghĩa, thủy chung, hịa thuận cũng có cơ sở vững
chắc hơn, chẳng hạn, nếu như trước đây nói đến chung thủy, thường yêu cầu
cao đối với người vợ thì hiện nay, chung thủy được đặt ra cho cả vợ và chồng,
nó như một đòi hỏi mà cả hai cùng nhau thực hiện để duy trì tổ ấm.
Trong quan hệ anh chị và em, nhiều gia đình dù giàu có hay nghèo khó
về vật chất nhưng vẫn sống có tình có nghĩa với nhau, sẵn sàng chia ngọt sẻ
bùi, cùng giúp nhau vươn lên trong cuộc sống. Khơng ít gia đình, bố mẹ
khơng cịn thì anh chị vẫn thay bố mẹ để lo lắng cho các em và ngược lại có
nhiều người em biết nghe lời anh chị, biết vươn lên trong cuộc sống.
Thứ hai, tác động tiêu cực
Phát triển kinh tế thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế sẽ làm cho
các loại hình gia đình ở những quốc gia kém phát triển hoặc đang phát triển
đang đứng trước nguy cơ bị đồng nhất hoá, làm suy kiệt hệ thống giá trị và
16


chuẩn mực văn hoá riêng của cộng đồng. Những lối sống thực dụng, chủ
nghĩa cá nhân vị kỷ, đề cao cuộc sống hưởng thụ, cổ xuý cho tư tưởng cực
đoan về tự do cá nhân, v.v. đang là nguy cơ làm mai một, xói mịn nhiều giá
trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình. Do đó thách thức lớn nhất đối
với gia đình Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế những năm
đầu của thế kỷ XXI là làm thế nào để cùng với việc tiếp thu những giá trị
nhân văn mới trong xu thế hội nhập với cộng đồng quốc tế, mà vẫn phải giữ
được bản sắc văn hoá dân tộc và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp
của gia đình Việt Nam, tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển lâu dài của
đất nước. Có thể thấy những biểu hiện của những thách thức lớn đó là:
Một là, quan niệm về đạo đức, văn hóa trong hơn nhân có những biểu
hiện tiêu cực, thực dụng. Độ bền vững của gia đình xét trong quan hệ vợ
chồng bị suy giảm. Số cặp vợ chồng ly hôn tăng lên và điều đáng ngại là thời
gian ly hôn sau khi kết hôn và độ tuổi của các cặp ly hôn ngày càng có xu

hướng thấp dần. Khơng thể giải thích hiện tượng này một cách đơn giản hoặc
chỉ quy về một nguyên nhân nào đó. Song, có thể nhận thấy rằng, trong quan
hệ hơn nhân và gia đình, xu hướng thực dụng đang tăng lên với những tính
tốn vụ lợi, ích kỷ, chạy theo đồng tiền. Nhiều cuộc hơn nhân hồn tồn
khơng xuất phát từ tình u mà chủ yếu và trước hết là xuất phát từ những
tính tốn về lợi ích vật chất, về địa vị xã hội sẽ có được qua cuộc hơn nhân ấy.
Khơng ít đơi nam nữ yêu nhau theo kiểu “tình yêu bốc lửa”, “yêu nhanh, cưới
nhanh”, có khơng ít trường hợp kết thúc “cưới ngay, tan vỡ ngay”. Từ lập
luận kết hôn khi yêu nhau và ly hơn khi khơng cịn tình u, một số cặp vợ
chồng đã bỏ qua tất cả các khía cạnh ràng buộc của mối quan hệ cha mẹ - con
cái. Một biểu hiện sai lệch trong hôn nhân là lấy nhân tố kinh tế, tiền bạc làm
tiêu chuẩn trên hết của việc kết hôn, một số người coi hôn nhân cũng là “món
lợi”, là sự đánh đổi được - mất. Bạo lực gia đình cũng đang diễn ra ở nhiều
nơi, ở mọi đối tượng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng làm suy yếu các
mối quan hệ trong gia đình và độ bền vững của gia đình ở nước ta hiện nay.
17


Theo báo cáo của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, cứ 2 - 3 ngày có
một người chết liên quan đến bạo lực gia đình. Sự thuỷ chung trong gia đình
cũng thay đổi rất nhiều, bằng chứng là ngoại tình ngày càng nhiều hơn và tinh
vi hơn. Khơng chỉ nam giới mà phụ nữ cũng có thể ngoại tình. Khơng thể liệt
kê hết những biến đổi của các giá trị đạo đức gia đình hiện nay nhưng thực tế
cho thấy có những thay đổi theo hướng tích cực nhưng cũng có rất nhiều thay
đổi theo chiều hướng tiêu cực.
Hai là, xuất hiện thái độ coi thường đạo đức truyền thống, bất chấp
luân thường đạo lý chạy theo lối sống xa hoa truỵ lạc, thậm chí những chuẩn
mực đạo đức của gia đình truyền thống trước đây có lúc, có nơi cịn bị coi là
cổ hủ, lạc hậu. Trong những năm gần đây, do kinh tế phát triển, nhiều gia
đình trở nên giàu có, tuy nhiên, điều đáng nói là bên cạnh những gia đình giàu

có do chịu khó làm ăn, biết sản xuất, kinh doanh giỏi thì cũng có một số gia
đình giàu có là do lợi dụng chức quyền để tham ô, tham nhũng, buôn gian,
bán lận. Khi đồng tiền kiếm được không phải do mồ hơi nước mắt thì dễ xơ
đẩy, dụ dỗ người ta đến chỗ ăn chơi sa đọa. Mặt khác, trong xã hội có kẻ do
chây lười, ngu tối nhưng lại chỉ thích ăn ngon, mặc đẹp, để thoả mãn những
dục vọng tầm thường, khơng ít kẻ trong số đó đã đi vào con đường tội lỗi,
khơng ít kẻ chỉ vài trăm ngàn đồng mà sẵn sàng giết người cướp của, v.v..
Mặt trái của cơ chế thị trường đã tạo ra lối sống thực dụng, tôn thờ đồng tiền,
coi thường đạo đức gia đình truyền thống. Bên cạnh đó, các ấn phẩm độc hại
mang hình thức văn hố (thực chất là phản văn hố) từ bên ngồi du nhập vào
đã dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội, đặt lối sống gia đình Việt Nam truyền thống
trước nguy cơ bị mai một. Trước thực trạng này, việc giữ gìn và phát huy giá
trị gia đình truyền thống càng trở nên quan trọng và cấp bách.
Ba là, phản ứng của xã hội đối với những hành vi phi đạo đức cũng
giảm đi, nếu trước đây, những hành vi suy đồi về đạo đức bị dư luận xã hội
lên án rất gay gắt thì ngày nay sự phản ứng này có phần dè dặt, yếu ớt hơn.
Có lẽ vì mỗi người, mỗi gia đình đang còn mải miết trong cuộc mưu sinh, họ
18


khơng có nhiều thời gian để suy nghĩ, bàn luận về những hành vi đó, hơn nữa
nếu gặp những chuyện đó họ lại cho rằng “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi
cảnh”, “đèn nhà ai nhà ấy rạng”, v.v. chính những điều đó là mảnh đất dung
túng cho cái xấu, cái ác phát triển, làm băng hoại những giá trị tốt đẹp của gia
đình truyền thống Việt Nam.
Bốn là, sự gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, họ tộc
ngày càng bị phai nhạt. Ở nhiều nơi, nhất là ở các khu đơ thị lớn, khơng ít gia
đình có những dấu hiệu khủng hoảng, rạn nứt. Những nếp sống đạo đức của
gia đình truyền thống tốt đẹp đã bị lấn át bởi quan hệ đồng tiền, với lối sống
lai căng, thiếu văn hố. Nhiều gia đình, cha mẹ thường bận rộn với cơng việc

cơ quan, đồn thể, thời gian dành cho con cái và quản lý con cái rất ít, thậm
chí nhiều cha mẹ đi làm từ sáng sớm đến tận khuya mới về nhà, con cái gần
gũi với người giúp việc hơn cả với cha mẹ mình. Một trong những chức năng
quan trọng của gia đình truyền thống là truyền thụ nghề nghiệp, giáo dục kiến
thức, tạo dựng các kỹ năng, hình thành nhân cách, chăm sóc con cái, v.v.. Con
cháu nhận được từ ơng bà, cha mẹ không phải chỉ sự ấp ủ, nuôi dưỡng về vật
chất, mà cịn là sự quan tâm về tình cảm, tinh thần, đó là những thế mạnh của
gia đình truyền thống. Nhưng đối với một số gia đình, sự quan tâm đến con
cái được hiểu một cách lệch lạc, đơn thuần chỉ là thoả mãn đầy đủ đòi hỏi của
con cái, cung cấp đầy đủ về vật chất, gửi vào nhà trường, phó thác việc giáo
dục con cái cho nhà trường và xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, để có cơ
hội làm giàu, phần lớn các gia đình Việt Nam, cả ở thành phố lẫn nơng thơn
đều sinh ít con. Nhưng có lẽ vì ít con nên xu hướng chung của các gia đình
này là tập trung mọi tình cảm, vật chất cho con, nhất là khi con cịn nhỏ, tạo
ra sự nng chiều thái q. Vì thế một hệ quả tất yếu đã xảy ra – đó là khơng
ít trẻ vị thành niên trở nên ích kỷ một cách lạ thường, khơng biết đến ai ngồi
bản thân mình, địi hỏi ở bố mẹ cả những cái vượt q điều kiện của gia đình,
và khi những địi hỏi đó của chúng được cha mẹ đáp ứng một cách dễ dàng,
đã khiến chúng không hiểu đúng, lại càng không đánh giá đúng thành quả lao
19


động mà bố mẹ chúng đã phải vất vả mới làm ra. Số trẻ ấy nếu không được
quan tâm dạy dỗ tốt sẽ thiếu bản lĩnh đi vào cuộc sống, hình thành nên thói
chây lười, ỷ lại, dựa dẫm và rất dễ phản kháng khi nhu cầu của chúng không
được đáp ứng. Trên thực tế, đã khơng ít gia đình mâu thuẫn, xung đột, thậm
chí tan vỡ chỉ bởi sự nuông chiều con cái không đúng mà bản thân họ vừa là
thủ phạm, vừa là nạn nhân. Trái lại một bộ phận gia đình lại thái quá, quản
thúc con quá khắt khe, cách ly con khỏi môi trường xã hội, khi con làm sai thì
chửi mắng, đánh đập khơng thương tiếc làm cho con cái sợ hãi, nhút nhát,

hoặc ương bướng. Chính mơi trường như vậy đã xơ đẩy nhiều đứa trẻ ra khỏi
gia đình, bỏ nhà đi lang thang và rơi vào các tệ nạn xã hội.
Cùng với vấn đề nêu trên, thực tế còn cho thấy, sự gắn bó giữa các
thành viên trong gia đình ngày càng trở nên lỏng lẻo, hời hợt. Quan hệ giữa
các thành viên trong gia đình đang có biểu hiện lỏng lẻo, mỗi người chỉ biết
chăm lo đến cơng việc, lợi ích riêng của mình mà giảm đi thời gian dành cho
nhau và cho gia đình. Sự thiếu trách nhiệm, thiếu gương mẫu trong quan hệ
vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ - con cái và ngược lại đang gia tăng. Những
quan niệm đạo đức truyền thống về thủy chung, hiếu, nghĩa trong một số gia
đình đã bị sự thao túng của đồng tiền và lối sống tự do, bng thả. Tình trạng
cơ đơn và thiếu thốn về mặt tình cảm của những người già, những người
khuyết tật, trẻ em bị bỏ rơi, thiếu điều kiện chăm sóc và bảo vệ đang tăng lên.
Trẻ em có nguy cơ bị xâm hại và bị lơi vào các tệ nạn xã hội
Một số gia đình nông thôn, thanh niên đã rời bỏ nông thôn, từ bỏ nghề
nông truyền thống để đổ xô về thành thị tìm kiếm việc làm, điều đó cũng làm
biến đổi nếp sống của gia đình truyền thống. Sự phân tán về nơi cư trú và
cách kiếm sống, lối sống thành thị đã làm thay đổi từ suy nghĩ đến hành động
của họ, sự gắn kết giữa các thành viên gia đình trước đây về mặt không gian
đã bị phá vỡ, trong hồn cảnh đó, bên cạnh những đứa con vẫn giữ được lịng
hiếu thảo với cha mẹ, vượt lên khó khăn, sống có lý tưởng thì cũng xuất hiện
20


×