Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích quy định của BLDS 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong hợp đồng vay tài sản. Sưu tầm một tình huống có tranh chấp về hợp đồng vay và cách giải quyết theo quan điểm cá nhâ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.84 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................1
PHẦN 2: NỘI DUNG..................................................................................................1
I, Khái niệm hợp đồng vay tài sản,đối tượng và hình thức hợp đồng vay tài sản....1
1, Khái niệm hợp đồng vay tài sản........................................................................1
2, Đối tượng hợp đồng vay tài sản.........................................................................2
3, Hình thức hợp đồng...........................................................................................3
II, Nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong hợp đồng vay tài sản....................................4
1, Quy định của BLDS năm 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong hợp đồng
vay tài sản..............................................................................................................4
2, Điểm mới về nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong hợp đồng vay tài sản trong
BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005.............................................................7
3, Ý nghĩa của việc quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong hợp đồng vay tài
sản........................................................................................................................10
III, Tình huống về tranh chấp trong hợp đồng vay tài sản và phương hướng giải
quyết của cá nhân...................................................................................................10
1, Tình huống tranh chấp.....................................................................................10
2, Một số yếu tố pháp lý liên quan đến hợp đồng………………………………10
3, Giải quyết tình huống theo ý kiến cá nhân......................................................12
4, Phương hướng góp phần hạn chế tranh chấp trong hợp đồng vay theo ý kiến cá
nhân......................................................................................................................15
PHẦN 3: KẾT LUẬN................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................17

0


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Hợp đồng là một trong số các căn cứ pháp lý phổ biến phát sinh quyền và nghĩa
vụ dân sự. Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của nền kinh thế thị trường, nhu
cầu giao kết, ký kết hợp đồng ngày càng tăng cao. Trong đó hợp đồng vay tài sản có


vai trị vơ cùng quan trọng, thúc đẩy sự liên kết và tạo điều kiện phát triển kinh tế giữa
các bên. Khi tham gia vào hợp đồng vay tài sản, các bên chủ có các quyền và nghĩa vụ
nhất định được pháp luật dân sự quy định. Trong các quy định của pháp luật về hợp
đồng vay, nội dung về nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong Điều 466 của BLDS năm
2015 là hoàn toàn mới so với BLDS năm 2005. Tuy nhiên dù có sự quy định cụ thể
và rõ ràng hơn, nhưng trong thực tế hiện nay, việc áp dụng những quy định này vẫn
cịn nhiều tranh chấp khó giải quyết,kể cả khi đã được đưa ra Tồ án xét xử. Chính vì
vậy,để hiểu rõ hơn về nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong hợp đồng vay tài sản và thực
tế giải quyết các tranh chấp liên quan hợp đồng vay em xin triển khai đề tài:
“ Phân tích quy định của BLDS 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong hợp
đồng vay tài sản. Sưu tầm một tình huống có tranh chấp về hợp đồng vay và cách
giải quyết theo quan điểm cá nhân”

PHẦN 2: NỘI DUNG
I, Khái niệm hợp đồng vay tài sản, đối tượng và hình thức hợp đồng vay tài sản
1, Khái niệm hợp đồng vay tài sản
Điều 463 BLDS năm 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
“ Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay tài sản
giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài
sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu các bên thoả
thuận hoặc pháp luật có quy định”
Hợp đồng vay tài sản là một loại hợp đồng phổ biến trên thực tế, được xác lập
hàng ngày, hàng giờ cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội. Theo từ điển Tiếng
1


Việt, “ vay” có nghĩa là nhận tiền hay cái gì của người khác để sử dụng với điều kiện
sẽ trả lại bằng cái cùng loại có số lượng hoặc giá trị tương đương.
Là một loại hợp đồng cụ thể nên bản chất của hợp đồng vay cũng chính là sự thoải
thuận giữa các bên chủ thể tham gia vào hợp đồng. Có thể thấy định nghĩa về hợp

đồng vay tài sản được quy định ở trên đã nêu lên chủ thể của hợp đồng bao gồm bên
cho vay và bên vay cũng như khái quát nghĩa vụ chính của các bên chủ thể. Đồng thời
quy định này cũng cho thấy hợp đồng vay tài sản gồm hợp đồng có lãi suất và hợp
đồng khơng có lãi suất. Theo đó, hợp đồng vay tài sản có các đặc điểm sau:
- Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng đơn vụ: Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng
đơn vụ đối với trường hợp vay tài sản khơng có lãi suất, bên cho vay có quyền
yêu cầu bên vay phải trả tài sản là vật cùng loại tương ứng với số lượng và chất
lượng tài sản đã cho vay. Đối với hợp đồng có lãi suất, bên cho vay phải chuyển
tiền tiền đúng thời hạn, nếu vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm.
- Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù hoặc khơng đền bù: Hợp đồng vay
có đền bù là hợp đồng vay có lãi . Khoản lãi chính là lợi ích vật chất mà bên
cho vay nhận được từ hợp đồng vay. Còn trường hợp vay khơng có lãi chính là
hợp đồng vay khơng có đề bù. Hợp đồng vay khơng có lãi rất phổ biến, nó
thường được xác lập giữa những người có quan hệ tinhg cảm, mang tính chất
tương trợ lẫn nhau
- Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản: Mục đích của
hợp địng vay tài sản là chuyển quyền sở hữu đối với tài sản. Thời điểm chuyển
quyền sở hữu đối với tài sản là thời điểm bên vay nhận tài sản đó. Khi bên vay
nhận tài sản thì sẽ có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó, trừ
trường hợp các bên có thoả thuận khác về điều kiện sử dụng
2, Đối tượng hợp đồng vay tài sản
Trong khái niệm quy định hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên,
theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Như vậy, đối tượng của hợp đồng vay
tài sản khơng được quy định cụ thể mà nói chung là tài sản ( vật, tiền, giấy tờ có giá
2


và quyền tài sản). Tuy nhiên đối tượng của hợp đồng vay chắc chắn không phải là mọi
tài sản. Thông thường đối tượng của hợp đồng vay là một khoản tiền, mặt khác đối
tượng của hợp đồng vay có thể là vàng, kim khí, đá quý,.... Căn cứ vào đặc điểm của

hợp đồng vay tài sản có thể thấy rằng đối tượng của hợp đồng chỉ có thể là động sản.
Bởi lẽ hợp đồng vay tài sản là sự chuyển giao trực tiếp tài sản giữa bên cho vay và bên
vay. Tuy nhiên cũng không phải mọi động sản đều là đối tượng của loại hợp đồng này
mà đối tượng chỉ có thể là một khoản tiền hoặc vật cùng loại.
- Tiền là loại tài sản chỉ do duy nhất một chủ thể ban hành là Nhà nước, có mệnh giá
và có giá trị lưu hành. Tiền là đối tượng chủ yếu của hợp đồng vay tài sản, đóng vai
trị ngang giá trong các giao dịch dân sự
- Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng tính chất, tính năng sử dụng và xác
định được bằng những đơn vị đo lường. Vật cùng loại có cùng tính chất có thể thay
thế cho nhau. Chính đặc điểm có thể thay thế cho nhau nên vật cùng loại dễ dàng trở
thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản. Đồng thời pháp luật cũng quy định về nghĩa
vụ trả nợ đối với vật cùng loại
Ngoài ra vật là đối tượng của hợp đồng vay tài sản còn phải đáp ứng điều kiện sau:
- Vật phải được phép lưu thông;
- Vật thuộc quyền sở hữu của bên cho vay, bởi lẽ chủ sở hữu của vật mới có thể định
đoạt, chuyển giao vật cho bên vay;
- Vật phải xác định được về số lượng, chất lượng, chủng loại. Sự xác định này có ý
nghĩa cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay vì pháp luật quy định nếu tài sản
là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác.
3, Hình thức hợp đồng
Hợp đồng vay tài sản nói riêng và hợp đồng dân sự nói chung khơng được pháp
luật quy định cụ thể về hình thức. Vì vậy hình thức của hợp đồng vay tài sản giống
như hình thức của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 199 BLDS 2015, theo đó
hợp đồng vay có hình thức cơ bản là:
3


- Hình thức miệng: Đây là trường hợp các bên chỉ thoả thuận bằng miệng những
nội dung cơ bản của hợp đồng và thường được áp dụng trong trường hợp hai

bên có mối quan hệ thân thiết, tin tưởng nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích
của các bên và dễ dàng giải quyết khi có tranh chấp xảy ra các hợp đồng vay
nên hạn chế sử dụng hình thức này.
- Hình thức văn bản: Là hình thức hợp đồng phổ biến nhất bởi tính chất rõ ràng
và minh bạch và là cơ sở pháp lí để giải quyết tranh chấp. Hợp đồng được giao
kết bằng văn bản gồm hai loại là không công chứng và công chứng. Pháp luật
không quy định bắt buộc phải công chứng hợp đồng vay tài sản mà thông
thường các bên chỉ viết giấy biên nhận và ký tên. Tuy nhiên nếu các bên có
nguyện vọng cơng chứng thì hồn tồn có thể cơng chứng hợp đồng. Bởi lẽ nếu
có lập văn bản nhưng khi có tranh chấp các bên sẽ phải giám định chữ ký, thay
vào đó việc cơng chứng sẽ làm giảm thời gian tiến hành giải quyết tranh chấp
so với việc giám định chữ ký.
II, Nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong hợp đồng vay tài sản
1, Quy định của BLDS năm 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong hợp đồng
vay tài sản.
Nghĩa vụ trả là nghĩa vụ chính và cơ bản của bên vay trong hợp đồng dân sự.
Về nghĩa vụ này, Điều 466 BLDS năm 2015 quy định như sau:
“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải
trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay khơng thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật
đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay khơng có lãi mà khi đến hạn bên vay khơng trả nợ hoặc trả khơng
đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại
4


khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm
trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì
bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay
mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì cịn phải trả lãi theo mức lãi suất quy
định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng
với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Cũng giống trong các hợp đồng song vụ khác, nghĩa vụ của bên vay được xây dưng
dựa trên quyền lợi của bên cho vay. Căn cứ vào Điều luật, bên vay trong hợp đồng vay
có các nghĩa vụ sau đây.
- Nghĩa vụ trả lại tài sản cho bên vay đối với bên cho vay được xác định trên loại
tài sản, cụ thể:
+ Nếu tài sản vay là tiền vay thì bên vay phải trả đủ tiền khi đến hạn. Đối tượng vay là
tiền thì các bên chỉ quan tâm đến laoij tiền vay là nội tệ hay ngoại tệ.
+ Nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng trừ trường hợp
có thoả thuận khác.Trong thực tế, vay vật áp dụng phổ biến đối với tài sản là vàng,
thóc gạo,...
- Trường hợp bên vay khơng thể trả vật thì trả bằng tiền theo trị giá vật đã vay tại
địa điểm và thời điểm trả nợ nếu bên cho vay đồng ý. Về nguyên tắc, bên vay
phải trả cho bên cho vay đúng loại tài sản họ đã vay, tuy nhiên nếu bên vay
không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo giá trị vật đã vay ( định giá vật
vay ra tiền) Việc định giá vật vay ra tiền được xác định theo giá tại thời điểm
vay và địa điểm vay. Chỉ áp dụng việc trả tiền thay vật khi beeb cho vay đồng ý.
- Địa điểm thực hiện nghĩa vụ của bên vay đối với bên cho vay được xác định
như sau: Địa điểm trả nợ được xác định theo thoả thuận của các bên, các bên có
5


thể thoả thuận địa điểm trả nợ là nơi cư trú của bên cho vay hoặc bên vay; hoặc
các bên có thể thoả thuận ở một địa điểm bất kỳ nào khác . Nếu các bên không

thoả thuận về địa điểm thì địa điểm trả nợ được xác định là nơi cư trú hoặc trụ
sở của bên cho vay.Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, tâm lý của
bên cho vay và phù hợp với quy định chung tại điểm b khoản 2 Điều 277,
trường hợp các bên khơng thoả thuận địa điểm thực hiện nghĩa vụ thì địa điểm
thực hiện nghĩa vụ là nơi cư trú của hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối
tượng của ngĩa vụ không phải là bất động sản.
- Hợp đồng vay tài sản gồm hợp đồng vay tài sản có lãi và hợp đồng vay không
lãi. Việc trả lãi theo hợp đồng chỉ đặt ra đối với hợp đồng vay có lãi. Tuy nhiên
trường hợp vay khơng có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc không trả
đầy đủ thì bên cho vay có quyền u cầu trả tiền lãi với mức lãi suất là 10%/
năm ( khoản 2 Điểu 466) trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm
trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Đối với hợp đồng vay có lãi thì bên cạnh việc phải trả tiền gốc đầy đủ thì bên
vay phải trả tiền lãi theo đúng thoả thuận với bên vay. Lãi chính là khoản tiền
hoặc lợi ích vật chất mà bên vay phải trả thêm ngoài số tiền hoặc vật đã vay để
cho bên cho vay. Lãi được chuyển từ người vay sang người cho vay khi hết hợp
đồng hoặc tuỳ sự thoả thuận của các bên ( có thể thoả thuận theo tháng/ quý/..).
Lãi tỷ lệ thuận với nợ gốc, lãi xuất và thời gian vay. Trường hợp đến hạn mà
bên vay khơng trả hoặc trả khơng đày đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
+ Đối với lãi trong hạn: Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thoả thuận trong hợp đồng tương
ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả. Đối với lãi trong hạn, các bên phải trả tiền
lãi trên nợ gốc theo lãi suất mà các bên thoả thuận trong hợp đồng vay tương ứng với
thời hạn vay mà đến hnj bên vay chưa trả. Cơng thức tính lãi trong hạn= Nợ gốc x lãi
suất theo thoả thuận x thời hạn vay. Trường hợp bên vay chậm trả thì cịn phải trả theo
lãi suất 10%/ năm theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật. Thực chất đây là
trường hợp bên vay trả quá hạn đối với số tiền lãi trong hạn, bên vay phải trả tiền lãi
6


của lãi với lãi suất 10% trong thời gian trả chậm. Cơng thức tính lãi q hạn= Tiền lãi

trong hạn x 10%/ năm x thời hạn chậm trả (tính bằng năm).
+ Đối với lãi quá hạn: Thời điểm chuyển sang nợ quá hạn tính từ ngày tiếp theo sau
ngày đến kỳ hạn trả nợ ghi trên hợp đồng; với trường hợp khơng có kỳ hạn thì thời
điểm trả nợ do các bên thông báo cho nhau biết trước thời điểm trả nợ. Thời gian
chậm trả là khoảng thời gian tính từ ngày tiếp theo sau ngày đến hạn thực hiện nghĩa
vụ trả nợ trên hợp đồng hoặc tiếp theo sau ngày hết hạn của thời gian được gia hạn nợ
nếu người vay vẫn chưa trả hết nợ đên ngày xét xử sơ thẩm.
Lãi trên nợ gốc chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời
gian trả chậm, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Đây là trường hợp đến hạn trả nợ
mà nhưng bên vay không trả đúng hạn cho bên cho vay. Trường hợp này bên vay phải
trả lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất theo thoả thuận tương ứng với
thời gian trả chậm. Cơng thức tính lãi trên nợ gốc quá hạn= Nợ gốc x 150% x Lãi suất
theo thoả thuận x Thời gian chậm trả.
Cần lưu ý rằng Điều luật nhắc nhiều tới lãi suất thoả thuận theo hợp đồng, theo quy
định của tại Điều 468 BLDS năm 2015 thì lãi suất do các bên thoả thuận theo hợp
đồng không được quá 20%/ năm tức là 1,66%/ tháng.
2, Điểm mới về nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong hợp đồng vay tài sản trong
BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005.
Trong quá trình ban hành Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định về nghĩa vụ trả nợ
của vay trong hợp đồng vay tài sản là vấn đề được các nhà làm luật quan tâm, thậm
chí gây nhiều tranh cãi, nhất là phần lãi suất trong hợp đồng. Tuy nhiên trên cơ sở
nhìn nhận một cách tổng thể, có thể thấy rằng quy định của BLDS 2015 đã đầy đủ,
hợp lý và khắc phục được hạn chế của BLDS năm 2005.
Trước đó, BLDS 2005 quy định về nghĩa cụ trả nợ của bên vay như sau:
Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải
trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
7



2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của
vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp
có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp vay khơng có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả
không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản
do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả
nợ, nếu có thoả thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay khơng trả hoặc trả khơng đầy
đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Tương tự như Điều 474 BLDS 2005, khoản 1, 2 và 3 của Điều 466 BLDS quy
định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay khơng có gì thay đổi. Tuy nhiên khoản 4 và khoản
5 Điều 466 đã có sự thay đổi đáng kể. Khoản 4 Điều 474 BLDS 2005 quy định : . Như
vậy nếu có lãi suất theo thoả thuận thì bên vay mới trả lãi với khoản nợ chư trả theo
lão suất do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian trả chậm trong
trường hợp vay khơng có lãi mà khi đên hạn khơng trả hoặc trả khơng đầy đủ. Điều đó
có nghĩa là nếu khơng thoả thuận về lãi thì đồng nghĩa với việc khơng phải trả lãi.
Chính vì vậy khi sửa ban hành BLDS 2015, khoản 4 Điều 466 đã khắc phục được bất
cập này : 4. Trường hợp vay khơng có lãi mà khi đến hạn bên vay khơng trả nợ hoặc
trả khơng đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo
quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với
thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Hướng sửa đổi theo khoản 4 Điều 466 của BLDS 2015 có thính hợp lý, và
thuyết phục. Bởi lẽ nếu các bên không thoả thuận khác hoặc luật khơng quy đinh thì
bên vay bắt buộc phải trả lãi theo quy định chung tại khoản 2 Điều 468 BLDS 2015 là
50% mức lãi suất giới hạn tại khoản 1 Điều này, tương ứng là 10%/ năm. Như vậy
8



quy định này góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên cho vay, đảm bảo sự
công bằng và cân bằng giữa các chủ thể. Bên cạnh đó, quy định được sửa đổi cũng là
chế tài rương xứng với với bên vay khi bên vay vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng vay.
Vì thơng thường cho vay khơng có lãi là sự tương trợ giúp đỡ của hai bên nên rất ít
khi có sự thoả thuận về việc trả lãi đối với khoản nợ mà khi đến thời hạn bên vay
không trả hoặc trả không đầy đủ.
Tương tự như khoản 4,trường hợp vay có lãi theo khoản 5 Điều 474 BLDS năm
2005 cũng cịn có bất cập. Bởi lẽ với quy định đó, quyền và lợi ích của bên cho vay
khơng được đảm bảo một cách tồn diện. Trước hết, nếu bên vay vi phạm nghĩa vụ
trong hợp đồng vay có lãi mà bên vay khơng trả hoặc trả khơng đầy đủ thì phải trả lãi
trên nợ gốc lãi lãi suất cơ bản và lãi nợ quá hạn cũng theo lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước quy định. Mặt khác lãi suất các bên thoả thuận trong hợp đồng vay có
thể cao hơn lãi suất cơ bản, như vậy bên cho vay có thể gặp thiệt thịi khi bên vay bội
ước. Trong khi đó khoản 5 Điều 466 của BLDS 2015 được sửa đổi đã giải quyết được
vấn đề này. Việc quy định rõ ràng thành hai trường hợp đã giúp dễ dàng hơn trong
việc giải quyết tranh chấp một cách hợp lý nhất.Quy định này buộc bên vay phải trả
lãi trên nợ gốc theo thoả thuận trong hợp đông chứ không phải theo lãi suất cơ bản
như quy định tại BLDS năm 2005. Ngoài ra trường hợp chậm trả phải trả lãi phải trả
lãi theo quy định tại khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015 . Đồng thời quy định sửa đổi
này buộc bên phải trả nợ gốc quá hạn là 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng
chứ không phải lãi cơ bản.
Tuy nhiên có thể thấy, khoản 1 Điều 466 BLDS năm 2015 quy định “nếu tài
sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác.” nhưng chưa giải quyết được vấn đề tính lãi trong trường hợp vay
vật. Chính vì vậy việc bổ sung quy định liên quan tới việc tính lãi trong trường hợp
này là cần thiết

9



3, Ý nghĩa của việc quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong hợp đồng vay tài
sản
Nghĩa vụ trả nợ là nghĩa vụ tất yếu khi hai bên kí kết hợp đồng vay. Hợp đồng
vay tài sản tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể phát triển kinh tế, trong nhiều
trường hợp việc cho vay hoàn toàn là vì mục đích giúp đỡ nhau.. Bởi vậy việc quy
định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay có ý nghĩa vô cùng quan trọng đặc biệt đối với
bên cho vay.
Trước hết, quy định này bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bên cho vay.
Trong trường hợp vay có lãi, bên cho vay có thể nhận được ít nhiều lợi nhuận từ việc
trả lãi của bên cho vay, nhưng trường hợp vay khơng có lãi lại mang tính chất tương
trợ, giúp đỡ nhau là chủ yếu. Tuy nhiên thực tế, trong trường hợp nào đi nữa bên cho
vay cũng phải đối mặt với việc bên vay không thực hiện, thực hiện khơng đúng hoặc
khơng đầy đủ. Chính vì vậy việc ngồi quy định cơ bản tại khoản 1,2,3 của Điều luật
việc quy định về nghĩa vụ trả nợ và trả lãi của bên vay đối với bên cho vay là hồn
tồn hợp lí kể cả trường hợp trước đó các bên có thoả thuận. Qua đó hạn chế rủi ro
đối với bên cho vay
Bên vay là bên nhận được lợi ích vật chất từ bên cho vay, vì vậy việc trả nợ là
tự nguyện. Việc quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay là cơ sở để bên vay nhận thức
được trách nhiệm của mình khi tham gia vào hợp đồng vay. Bên vay phải luôn ý thức
về nghĩa vụ của mình đối với bên cho vay đồng thời cũng giúp thấy được hậu quả của
việc không thực hiện, thực hiện không đúng hay không đầy đủ nghĩa vụ để tránh vi
phạm hợp đồng.
III, Tình huống về tranh chấp trong hợp đồng vay tài sản và phương hướng giải
quyết của cá nhân
1, Tình huống tranh chấp
Nguyên đơn :Vợ chồng ông Đ bà V cho vợ chồng ông H bà D vay số tiền
600.000.000 đồng, thời hạn vay 06 tháng. Khi vay, hai bên có lập hợp đồng vào ngày
11/02/2016 và có thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 1.314m2
10



nhưng không làm thủ tục đăng ký thế chấp theo quy định. Số nợ này vào ngày
15/3/2016 hai bên đã thống nhất thỏa thuận vợ chồng ông H bà D giao chiếc tàu trị
giá 150.000.000 đồng cho vợ chồng ông Đ bà V để trừ vào tiền gốc vay. Sau đó, vợ
chồng ơng Đ bà V nhiều lần u cầu vợ chồng ơng H bà D trả số nợ cịn lại là
450.000.000 đồng; vợ chồng ông H bà D không có khả năng trả và hứa bán thửa đất
137, tờ bản đồ số 3, diện tích 3.832m2 tại xã B sẽ trả tiền nhưng sau khi bán đất vẫn
không trả nợ cho ông bà. Nay vợ chồng ông Đ bà V yêu cầu vợ chồng ông H bà D trả
số tiền gốc là 450.000.000 đồng và yêu cầu tính lãi với mức lãi suất 1,125%/tháng,
thời gian tính lãi từ ngày 11/02/2016 đến ngày 27/3/2017, yêu cầu trả một lần. Ngoài
ra, vợ chồng ơng Đ bà V khơng u cầu gì thêm.
Bị đơn vợ chồng ơng H bà D trình bày: Ơng bà thừa nhận có vay của vợ chồng
ơng Đ bà V số tiền 600.000.000 đồng, thời hạn vay 06 tháng, khi vay có lập hợp đồng
vào ngày 11/02/2016 đồng thời có thế chấp 01 chiếc tàu và 01 giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất diện tích 1.314m2 giao cho ông Đ giữ giấy tờ. Số nợ này vào ngày
15/3/2016 hai bên thống nhất thỏa thuận vợ chồng ông H bà D giao chiếc tàu trị giá
150.000.000 đồng cho vợ chồng ông Đ bà V để trừ vào tiền gốc vay. Nay vợ chồng
ông Đ bà V yêu cầu vợ chồng ông bà trả 450.000.000 đồng tiền gốc và tiền lãi, vợ
chồng ông bà đồng ý trả nhưng hẹn lại 10 năm sẽ trả hoặc có bao nhiêu trả bấy nhiêu
vì hồn cảnh gia đình đang gặp khó khăn.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 17/2017/DS-ST ngày 09 tháng 6 năm 2017 của
Tòa án nhân dân thị xã K đã áp dụng các Điều 26, Điều 35, Điều 39 và Điều 147 của
Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 463, 466, 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015; Điểm b
Khoản 1 Điều 3, Khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng
án phí và lệ phí Tịa án ngày 30 tháng 12 năm 2016, tuyên xử: Chấp nhận toàn bộ
yêu cầu khởi kiện của vợ chồng ông Đ, bà V đối với vợ chồng ông H, D.
Buộc vợ chồng ông H, bà D phải trả cho vợ chồng ông Đ, bà V số tiền theo biên
nhận ngày 11/02/2016 tổng cộng gốc, lãi là 515.812.500 đồng (năm trăm mười lăm
11



triệu tám trăm mười hai ngàn năm trăm đồng). Buộc vợ chồng ông Trần Quốc Đ, bà N
V trả lại cho vợ chồng ông H, bà D giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND
huyện M vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00787 QSDĐ/1201-LA
ngày 28/4/1998. Ngồi ra, bản án sơ thẩm cịn tun về án phí, quyền kháng cáo, thời
hạn kháng cáo, quyền và nghĩa vụ thi hành án của đương sự theo quy định của Luật
Thi hành án dân sự.
Tranh chấp đã được Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành hòa giải nhưng không thành.
2, Một số yếu tố pháp lý liên quan đến hợp đồng.
- Đối tượng hợp đồng vay : Tiền
- Hình thức hợp đồng : Văn bản ( khơng cơng chứng)
- Thời hạn vay : 6 tháng
- Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ : Thế chấp quyền sử dụng đất
3, Giai quyết tình huống theo ý kến cá nhân.
Trong tình huống trên, hai bên đã thiết lập hợp đồng vay tài sản ( tiền) và sử
dụng biện pháp bảo đảm là thế chấp. Đối tượng thế chấp trong trường hợp này là 01
thửa đất rộng 1.314m2. Tuy nhiên trong lời khai, cả hai bên đã xác định là hợp đồng
thế chấp quyền sử dụng đất không được đăng ký thế chấp. Mà theo quy định của
khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 thì chủ sở hữu phải đăng ký biến động được
thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có
thay đổi sau đây:
a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài
sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với
đất;
Mặt khác, tại thời điểm 2 bên giao kết giao dịch, Nghị định 83/2010/NĐ- CP của
chính phủ quy định các loại giao dịch bảo đảm phải đăng ký gồm:
Điều 3. Đối tượng đăng ký
1. Các giao dịch bảo đảm sau đây phải đăng ký:

12


a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng;
c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
d) Thế chấp tàu biển;
đ) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bắt buộc phải được công chứng, chứng
thực ( trình tự thực hiện việc thế chấp quyền sử dụng đất được quy định trong khoản
12 Điều 9 Thơng tư 24/2014/TT-BTNMT). Như vậy để giải quyết tình huống này,
trước hết Toà án cần phải tuyên bố hợp đồng thế chấp giữa hai bên vào ngày
11/02/2016 vô hiệu do khơng tn thủ về hình thức theo Điều 95 Luật Đất đai 2013 và
Điều 117 BLDS 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Mặt khác theo
quy định của Điều 131 về hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự vô hiệu:
“1, Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch dân sự được xác lập
2, Khi giao dịch vơ hiệu các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả nhau
những gì đã nhận”
Căn cứ vào quy định trên, gia đình ơng Đ và bà V phải trả lại lại cho vợ chồng ông H
và bà D giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 1.314m2. Tuy nhiên vì hợp đồng
thế chấp là giao dịch bảo đảm, theo quy định của khoản 2 Điều 407 BLDS 2015 “Sự
vơ hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có
thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này khơng áp dụng
đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”nên khi hợp đồng thế chấp vô hiệu
không làm ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng chính nên hợp đồng vay tiền giữa hai
bên vẫn có hiệu lực bình thường.
Thứ hai, về việc áp dụng văn bản pháp luật và các căn cứ pháp lý điều chỉnh
tranh chấp. BLDS hiện hành 2015 có hiệu hiệu lực thi hành từ 01/01/2017, Điều 688
Bộ luật này quy định về điều khoản chuyển tiếp như sau: “ Giao dịch dân sự chưa

được thực hiện mà có nội dung hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì chủ
13


thể giao dịch tiếp tục thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11
và các văn bản pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11,...”
Mặt khác văn bản quy định về vấn đề hình thức của giao dịch bảo đảm trong thời
điểm giao kết hợp đồng là Nghị định 83/2010/NĐ-CP Về đăng ký giao dịch bảo đảm
và Luật Đất đai năm 2013. Còn tại thời điểm giải quyết vụ án thì đã có Nghi định
102/2017/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 83/2010. Nên việc áp dụng Điều 463, 466,
468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải quyết là không đúng. Thay vào đó cần phải
áp dụng 474, 476 Bộ luật Dân sự 2005 để giải quyết thì mới đúng mặc dù từ ngày
01/01/2017 BLDS 2015 có hiệu lực nhưng Tồ án vẫn phải tuân thủ nguyên tắc ở trên.
Thứ ba, về tiền nợ gốc, Ngày 15/3/2016, vợ chồng ông Đ bà V thỏa thuận vợ
chồng ông H bà D giao chiếc tàu trị giá 150.000.000 đồng cho vợ chồng ông Đ bà V
để trừ vào số tiền nợ gốc đã vay. Như vậy, kể từ ngày 15/3/2016 vợ chồng ông H bà D
chỉ cịn nợ vợ chồng ơng Đ bà V số tiền gốc đã vay là 450.000.000 đồng.
Thứ tư, về tiền lãi, việc áp dụng quy định của BLDS 2015 dẫn đến những sai
xót về tiền lãi. Cụ thể cách tính của Toà án trong bản án sơ thẩm khi áp dụng BLDS
năm 2015 theo u cầu của gia đình ơng D như sau:
Tiền lãi= 450.000.000 x 1.125% x 13 tháng ( tính trịn từ ngày 11/02/201627/3/2017) = 65. 812.500 đồng
Như đã phân tích ở trên, việc tính lãi suất phải chia thành các giai đoạn khác nhau.
Mặt khác ông Đ yêu cầu tính lãi suất 1,125% với số nợ gốc là 450.000.000 đồng, cách
tính này sẽ có lợi cho ơng vợ chồng ông H nên cần được áp dụng, cụ thể:
-Từ 11/02/2016 đến 11/8/ 2016 = 450.000.000 x 1,125% x 6= 30.375.000 đồng ( lẽ ra
phải chia giai đoạn này thành 2 giai đoạn là từ 11/2/2016- 14/3/2016 vì giai đoạn này
số nợ gốc là 650.000.000 đồng và từ 15/3- 11/8/2016 số nợ gốc là 450.000.000 đồng
nhưng do ông Đ chỉ yêu cầu tính lãi trên nợ gốc là 450.000.000 đồng nên có thể gộp 2
giai đoạn này)
-Từ ngày 12/8/2016- 27/3/2017 phải tính lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản mà Ngân

hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ ( Khoản 5
14


Điều 474 BLDS năm 2005). Tại thời điểm trả nợ,trường hợp này vẫn áp dụng quy
định về lãi suất được quy định trong Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010
là 9%/ năm, tương ứng với 0,75%/tháng, mức lãi suất do các bên thoả thuận không
được quá 150% tức là không quá 1,125%/ tháng. Như vậy tiền lãi quá hạn được tính
như sau: Tiền lãi= 450.000.000 x 0,75% x 7 tháng 15 ngày=25.312.500 đồng (lãi suất
theo ngày là 0,025%/ngày)
Như vậy tổng số tiền lãi mà gia đình ơng H phải trả= 30.375.000 + 25.312.500=
55.687.500 đồng chứ không phải 65.812.000 đồng như án sơ thẩm đã cơng bố.
Như đã trình bày ở trên, nếu Tồ án áp dụng cách tính lãi dựa vào BLDS 2015 như
trong bản án sơ thẩm là đúng thì kết quả tính lãi vẫn sai vì nếu theo u cầu chỉ tính
lãi của ơng Đ thì vẫn phải chia theo giai đoạn. Cụ thể nếu áp dụng quy định của Điều
466, 468 của BLDS năm 2015 vào vụ tranh chấp này , tiền lãi được tính như sau:
- Tiền lãi trong hạn= 450.000.000 x 1,125% x 6 tháng= 30.375.000 đồng
- Tiền lãi quá hạn= 30.375.000 x 0,833% x 7 tháng 15 ngày= 1.879.678 đồng (khoản 4
Điều 466)
Trên thực tế, nếu ơng Đ khởi kiện và chỉ u cầu Tồ giải quyết theo pháp luật mà áp
dụng BLDS năm 2015 thì bên cạnh việc trả nợ gốc là 450.000.000 đồng, khoản lãi ở
trên ơng H cịn phải trả thêm tiền lãi trên nợ gốc quá hạn theo quy định tại khoản 5
Điều 466 BLDS năm 2015.
4, Phương hướng góp phần hạn chế tranh chấp trong hợp đồng vay theo ý kiến
cá nhân
Trong thực tế những vụ việc tranh chấp trong hợp đồng vay rất phổ biến, những
tranh chấp này thường xoay quanh lãi suất, hình thức hợp đồng, đối tượng của hợp
đồng,.... Nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu cẩn trọng trong quá trình giao kết hợp đồng,
đặc biệt là sơ suất và chủ quan trong biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.Bên cạnh
đó việc xảy ra tranh chấp cịn do các bên chưa có hiểu biết về các quy định của pháp

luật. Trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng vay thì thế chấp
là biện pháp phổ biến nhất. Ngoài việc vi phạm về hình thức, nhiều trường hợp giao
15


dịch thế chấp cịn bị vơ hiệu do tài sản thế chấp là tài sản đặc biệt ( sở hữu chung,
đang có tranh chấp,..) nhưng chưa thực hiện quy trình như pháp luật quy định. Để hạn
chế các tranh chấp xảy ra khi giao kết hợp đồng vay, các bên cần:
- Tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về hình thức, chủ thể, đối tượng, điều kiện
có hiệu lực lãi suất... liên quan tới hợp đồng vay tài sản nói riêng và giao dịch dân sự
nói chung.
- Xác nhận chính xác thơng tin cá nhân của đối phương trước khi ký kết.
- Nên sử dụng các biện pháp bảo đảm để các bên có thể mạn dạn hơn trong giao kết,
tin tưởng nhau hơn và hạn chế việ không thực hiện nghĩa vụ. Việc sử dụng các biện
pháp đảm bảo cũng cần tuân thủ quy định của pháp luật về hình thức, đối tượng, điều
kiện,….Trường hợp biện pháp bảo đảm có đối tượng đặc biệt như bất động sản hay
động sản phải đăng ký quyền sở hữu, bên cho vay cần xác nhận tính chất thật/ giả cảu
cuả các loại giấy tờ có liên quan.
- Lựa chọn hình thức hợp đồng vay phù hợp nhất. Đặc biệt các bên nên sử dụng hình
thức văn bản và nên cơng chứng hợp đồng ( dù pháp luật không bắt buộc) nhưng đây
là cơ sở pháp lý để nhà nước quản lý quan hệ vay tài sản của công dân và quan trọng
là tạo điều kiện giải quyết khi có tranh chấp một cách nhanh chóng
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Nhìn chung quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong hợp đồng vay của
BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 có sự thay đổi theo hướng tồn diện và phù
hợp hơn, góp phần tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp của
Toà án. Khi giao kết, lợi ích của mỗi bên chủ thể gắn liền trực tiếp với hợp đồng vay,
bởi vậy nhiều một bên chủ thể vì lợi ích của mình mà vi phạm hợp đồng dẫn đến tranh
chấp. Chính vì vậy để hạn chế tranh chấp xảy ra trong hợp đồng và tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho bên vay tự nguyện thực hiện nghĩa vụ trả nợ, mỗi chủ thể tham gia giao

kết hợp đồng cần tôn trọng các quy định của pháp luật, năng cao ý thức cá nhân, tôn
trọng quyền và nghĩa vụ của người khác.
16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam phần 2- Trường Đại học Luật Hà Nội- NXB Cơng
an nhân dân- 2017
2, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015- PGS.TS Nguyễn Văn CừNXB Công an nhân dân- 2016
3, />4, Công bố bản án: />5, Hợp đồng vay tài sản trong Bộ luật dân sự năm 2015 và kiến nghị hoàn thiện- Lê
Thị Giang/Kiểm sát số 10/2017- trang 30-36.
6, Bình luận khoa học những điểm mới BLDS năm 2015- PGS.TS Đỗ Văn Đại- NXB
Hồng Đức- Hội luật gia Việt Nam.
7, Hợp đồng vay tài sản- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn- Nguyễn Đỗ Diệu LinhKhoá luận tốt nghiệp năm 2012- Trường đại học Luật Hà Nội.
8, Hoà thiện chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự- TS. Phạm Văn Tuyết-TS.
Lê Kim Giang- NXB Dân trí- 2015

17



×