Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

VẤN đề BIỆN CHỨNG GIỮA KHẢ NĂNG và HIỆN THỰC TRONG TRIẾT học mác LÊNIN và ý NGHĨA của nó đối với CUỘC SỐNG và VIỆC học tập của SINH VIÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.37 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

VẤN ĐỀ BIỆN CHỨNG GIỮA KHẢ NĂNG VÀ HIỆN
THỰC TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VÀ Ý
NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG VÀ VIỆC HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

Họ tên sinh viên: Nguyễn Trung Tuấn Kiệt
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thế Anh

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

Trang

MỞ ĐẦU................................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................2
1. Vấn đề biện chứng giữa khả năng và hiện thực.................................................2
1.1 Khái niệm khả năng và hiện thực.....................................................................2
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực......................................3
2. Ý nghĩa của quan hệ giữa khả năng và hiện thực đối với sinh viên hiện nay....6
2.1 Trong cuộc sống...............................................................................................6
2.2 Trong học tập...................................................................................................7
KẾT LUẬN............................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................10




MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hiện nay, vấn đề con người bị rơi vào ảo tưởng không phải
là chuyện hiếm gặp. Việc này còn nghiêm trọng hơn nếu nạn nhân của việc ảo
tưởng là học sinh, sinh viên. Ảo tưởng là hiện tượng con người thổi phồng bản
thân lên một cách thái quá hay chỉ dựa vào những gì bản thân đang có mà suy
tưởng lên những thứ xa vời từ nó mà khơng cố dốc sức để biến nó trở thành sự
thật mặc dù những thứ bản thân đang có không đáng là bao. Hay một số người
chỉ xem xét vấn đề một cách phiến diện, một chiều mà không tìm hiểu về mọi
khía cạnh có thể xảy ra xung quanh vấn đề đó. Nguyên nhân của vấn đề này là
do con người quá chủ quan trong nhận thức và thực tiễn, muốn biến giấc mơ
thành hiện thực hay nói cách khác là biến khả năng thành hiện thực mà khơng
suy tính kỹ càng mọi trường hợp có thể phát sinh. Hậu quả của vấn đề này có
ảnh hưởng khơng hề nhỏ đến cuộc sống của mỗi con người vì thế nên em chọn
đề tài “Vấn đề biện chứng giữa khả năng và hiện thực trong triết học Mác Lênin và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống và việc học tập của sinh viên hiện
nay” là nội dung chính để nghiên cứu trong bài tiểu luận này. Mục tiêu của bài
tiểu luận là nhằm giúp cho không chỉ sinh viên mà còn nhiều người khác nhận
thức được tầm quan trọng của hai phạm trù khả năng và hiện thực, từ đó vận
dụng nó vào cuộc sống hằng ngày và tránh những sai lầm khơng đáng có. Bài
tiểu luận này được trình bày theo cách lý giải những nội dung của vấn đề dựa
vào các tài liệu, giáo trình, internet và bằng những dẫn chứng ví dụ cụ thể với
phương pháp nghiên cứu chung là phân tích, đưa ra giả thuyết… Kết cấu của bài
gồm hai phần là: Vấn đề biện chứng giữa khả năng và hiện thực (gồm có Khái
niệm và Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực) và Ý nghĩa của
quan hệ giữa khả năng và hiện thực đối với sinh viên hiện nay (gồm có Trong
đời sống và Trong học tập).

3



NỘI DUNG
1. Vấn đề biện chứng giữa khả năng và hiện thực
Trước khi đi sâu vào phân tích vấn đề biện chứng giữa khả năng và hiện
thực, chúng ta nên tìm hiểu tổng quan về khái niệm, vị trí cũng như vai trò của
hai phạm trù này trong Triết học và trong đời sống xã hội để có hiểu biết và cái
nhìn sơ bộ nhất về hai đối tượng chính trong đề tài nghiên cứu này. Qua đó có
được nền móng kiến thức vững chắc khơng chỉ để tìm hiểu về mối quan hệ biện
chứng giữa chúng mà cịn có thể phục vụ cho những nhu cầu về học tập, cuộc
sống và cả trong công việc về sau này.
1.1 Khái niệm khả năng và hiện thực
Khả năng và hiện thực là một trong sáu cặp phạm trù cơ bản trong phép
biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin và là một trong những nội dung
của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa
cái Hiện thực (cái đang tồn tại trên thực tế) với Khả năng (cái chưa xuất hiện,
chưa tồn tại thực tế).
Theo Triết học Mác – Lênin:
“Khả năng là phạm trù phản ánh thời kỳ hình thành đối tượng, khi nó chỉ
mới tồn tại dưới dạng tiền đề hay với tư cách là xu hướng. Vì thế khả năng là
tổng thể các tiền đề của sự biến đổi, sự hình thành của hiện thực mới, là cái có
thể có, nhưng ngay lúc này cịn chưa có. Hiện thực là phạm trù phản ánh kết quả
của sự hình thành, là sự thực hiện khả năng, và là cơ sở để định hình những khả
năng mới.” (Giáo trình Triết học Mác – Lênin, 2019, trang 122)
“Biện chứng của sự liên hệ lẫn nhau giữa quá khứ, hiện tại và tương lai
được phản ánh trong các phạm trù hiện thực và khả năng.” (Giáo trình Triết học
Mác – Lênin, 2019, trang 122)

4



Nói một cách đơn giản, khả năng là cái hiện chưa xảy ra nhưng nhất định sẽ
xảy ra khi có những điều kiện thích hợp. Hiện thực là cái đang hiện hữu, đang
tồn tại gồm tất cả các sự vật, hiện tượng vật chất tồn tại khách quan trong thực tế
và cả các hiện tượng chủ quan đang tồn tại trong ý thức, là sự thống nhất biện
chứng của bản chất và các hiện tượng thể hiện bản chất đó.
Ví dụ: Trước mắt ta có đủ động cơ, khung sườn, bánh xe, bu lơng, ốc vít,… đó là
hiện thực, cái mà ta có thể thấy được, tác động được. Từ đó có thể nảy sinh ra
khả năng xuất hiện một chiếc xe hồn chỉnh. Chiếc xe chưa có, chưa tồn tại trên
thực tế mà mà chỉ tồn tại trong tư tưởng tâm trí nhưng nó sẽ xuất hiện nếu có
điều kiện thích hợp mà trong trường hợp này khi chúng ta sử dụng các vật liệu
trên làm ra nó. Nếu khả năng tồn tại trong quá khứ thì ở hiện tại có thể khả năng
đó đã trở thành hiện thực, và cái hiện thực này có thể là khả năng cho một hiện
thực khác trong tương lai nếu có đầy đủ điều kiện và thời điểm thích hợp. Như ở
trường hợp trên nếu chiếc xe hoàn chỉnh xuất hiện ở hiện tại, thì ta có thể nhận
thấy nó đã từng là khả năng ở quá khứ, và nó có thể trở thành khả năng xuất hiện
trong tương lai, ví dụ như nó bị phá dỡ hay tiêu hủy chẳng hạn.
Việc phân biệt hai phạm trù trên cũng hết sức là quan trọng, vì chúng có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau cho nên việc nhầm lẫn là điều không thể tránh
khỏi. Cần xác định chính xác thời điểm, điều kiện cũng như hồn cảnh để có thể
nhận định đúng đắn về hai phạm trù trên. Bên cạnh đó, việc hiểu biết về mối
quan hệ biện chứng giữa chúng cũng là điều cần thiết và mối quan hệ này là nội
dung chính của bài luận này.
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
Hai phạm trù khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ biện chứng,
tức là liên quan mật thiết với nhau, không thể tách rời, nội dung cụ thể của mối
quan hệ này được thể hiện ở ba điểm như sau:

5



Thứ nhất, khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, không thể tách rời, thường xun chuyển hóa lẫn nhau trong q trình phát
triển của sự vật. Điều này có nghĩa là bên trong sự vật hay hiện tượng đều tồn
tại, chứa đựng những khả năng, do sự vận động phát triển không ngừng nghỉ của
sự vật mà từ đó có thể chuyển hóa khả năng thành hiện thực. Có thể thấy sự vận
động không ngừng của sự vật là một nguyên nhân dẫn đến việc sản sinh ra hiện
thực. Trong hiện thực mới được sinh ra này, lại tồn tại vô vàng những khả năng
mới xung quanh nó, và cũng do sự vận động kết hợp với những điều kiện thích
hợp mà lại tiếp tục sản sinh ra những hiện thực mới hơn nữa. Q trình đó cứ
tiếp tục, làm cho sự vật và hiện tượng vận động, phát triển một cách vô tận trong
thế giới vật chất. Điều đó lý giải cho sự chuyển hóa lẫn nhau thường xuyên của
chúng, khả năng chuyển hóa thành hiện thực, hiện thực lại tiếp tục chuyển hóa
thành khả năng cho một hiện thực khác, hiện thực ln được khả năng chuyển
hóa thành cịn khả năng thực chất có nguồn gốc từ hiện thực. Do đó mới nói
chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Ví dụ: Ơng Nam có đầy đủ gỗ, đinh, búa, cưa,…đó là hiện thực ơng Nam đang
có. Dựa vào hiện thực này ơng Nam có thể hướng tới khả năng là có thể làm
thành một cái bàn. Nếu cái bàn được sản sinh ra thì lại có thể nó có thể sinh ra
được khả năng là nó bị gãy do một yếu tố nào đó tác động. Nếu khả năng này
thành hiện thực thì lại tiếp tục sinh ra một khả năng khác là nó có thể được sửa
chữa lại. Hiện thực và khả năng này cứ lặp lại như vậy, diễn ra một cách vơ tận,
nếu sự vật cịn vận động thì sự chuyển hóa này cứ tiếp tục diễn ra.
Thứ hai, cùng một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại một hoặc nhiều khả
năng, ngoài những khả năng sẵn có, trong những điều kiện mới thì sự vật sẽ xuất
hiện thêm những khả năng mới, đồng thời bản thân mỗi khả năng cũng thay đổi
theo sự thay đổi của điều kiện.

6



Cùng trong một điều kiện và thời điểm nhất định, ở một sự vật có thể chứa
trong mình một số lớn các khả năng chứ khơng phải chỉ có một khả năng duy
nhất (khả năng thực, khả năng hình thức, khả năng tất nhiên, khả năng ngẫu
nhiên, khả năng gần, khả năng xa,…). Nhưng không phải tất cả đều được hiện
thực hóa. Q trình hiện thực hóa khả năng địi hỏi các điều kiện tương ứng, q
trình này khơng thể tách rời với hoạt động thực tiễn mà hoạt động đó chỉ thành
cơng khi con người tính đến các khả năng vốn có của hiện thực và các biến đổi
khách quan của nó. Hoạt động thực tiễn như là quá trình chuyển hóa mục đích
(khả năng) thành sản phẩm của hoạt động (hiện thực).
Ví dụ: Như hiện thực của ơng Nam có ở trên, từ gỗ, cưa, đinh, búa,… ơng Nam
có thể làm thành một cái bàn, cũng có thể làm thành cái ghế, thậm chí có thể làm
thành một ngôi nhà gỗ chẳng hạn… Việc các vật chất trên biến thành hiện thực
gì thì cịn tùy vào điều kiện, ý muốn của ông Nam và những yếu tố khách quan
khác nữa.
Số lượng các khả năng không phải luôn luôn cố định, nó có thể thay đổi
thơng qua sự biến đổi của sự vật hiện tượng liên quan trực tiếp tác động lên nó
hay các yếu tố khách quan bên ngồi. Do đó, nếu muốn một khả năng cụ thể nào
đó có thể xảy ra thì ta phải tạo cho nó những điều kiện thích hợp tương ứng.
Ví dụ: Mức độ to của nhà ông Nam xây phụ thuộc vào số lượng gỗ ơng Nam
hiện đang có. Có nghĩa là nếu với số lượng gỗ hiện có thì ơng chỉ có thể xây ngơi
nhà với diện tích và kích thước nhất định, nếu có một yếu tố nào đó làm lượng
gỗ của ơng tăng lên thì việc ơng xây nhà to hơn, hồnh tráng hơn là điều hồn
tồn có thể xảy ra. Việc xây nhà thì có thể có khả năng là nhà sẽ vững chắc, kiên
cố hoặc cũng có thể lỏng lẻo, thiếu an tồn. Vì thế nếu muốn khả năng nhà được
xây vững chắc đảm bảo an toàn xảy ra thì ơng phải chủ động mời kỹ sư giỏi về
thi công.

7



Thứ ba, để khả năng biến thành hiện thực, thường cần không chỉ một điều
kiện mà là một tập hợp điều kiện. Tập hợp điều kiện này thường được chia thành
nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan. Nhân tố chủ quan là tính tích cực xã
hội của ý thức chủ thể con người để chuyển hóa khả năng thành hiện thực, điều
kiện khách quan là sự tổng hợp các mối quan hệ về hồn cảnh, khơng gian, thời
gian để tạo nên sự chuyển hóa đó.
Ví dụ: Để cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra cần một tập hợp các điều kiện sau:
 Giai cấp thống trị không thể giữ nguyên sự thống trị dưới dạng cũ nữa.
 Giai cấp bị trị bị bần cùng hóa quá mức bình thường.
 Tính tích cực của quần chúng tăng lên đáng kể.
 Giai cấp cách mạng có đủ năng lực chỉ đạo, tổ chức những hành động cách
mạng mạnh mẽ, đủ sức đập tan chính quyền cũ.
Thiếu một trong các điều kiện trên, cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể nổ ra.
2. Ý nghĩa của quan hệ giữa khả năng và hiện thực đối với sinh viên
hiện nay
Nội dung và mối quan hệ biện chứng về cặp phạm trù khả năng và hiện
thực đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở hầu hết các khối trường Đại học
ở Việt Nam theo Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ đó có thế thấy
chúng có vai trị và ý nghĩa to lớn như thế nào đối với việc nhận thức của con
người đặc biệt là đối với sinh viên trong cuộc sống hiện nay. Ý nghĩa của vấn đề
này tác động tới sinh viên qua hai phương diện là trong học tập trong cuộc sống
và trong học tập.
1.1Trong cuộc sống
Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ không thể tách rời nhau và
luôn chuyển hóa cho nhau, do hiện thực được chuẩn bị bằng khả năng cịn khả
năng hướng tới sự chuyển hóa thành hiện thực, nên trong hoạt động nhận thức và
8


thực tiễn cần dựa vào hiện thực chứ không thể dựa vào khả năng. Nếu xuất phát

từ khả năng (cái chưa có) mà tách rời hiện thực (cái đang hiện hữu) thì đó chỉ là
ảo tưởng.
Trong cuộc sống, nếu ta tách rời khả năng và hiện thực thì sẽ khơng thấy
được tiềm năng vận động, phát triển của sự vật.
Khả năng biểu hiện khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng trong
tương lai nên khi đề ra kế hoạch thì phải tính đến mọi khả năng có thể có để kế
hoạch đó sát với mục đích nhất có thể.
Sau khi đã xác định được các khả năng phát triển có thể có của sự vật, hiện
tượng thì mới nên tiến hành lựa chọn và thực hiện khả năng mình mong muốn.
Phải tìm được khả năng tốt nhất, tối ưu nhất và tạo điều kiện thích hợp để khả
năng đó thành hiện thực.
Trong q trình hiện thực hóa khả năng, cần chú ý đến sự vận động của sự
vật, hiện tượng vì sự vật, hiện tượng đó có thể chứa nhiều khả năng khác nhau,
cần tính đến mọi khả năng để chuẩn bị sẵn phương án thích hợp cho từng trường
hợp có thể xảy ra.
Cần phải chú ý lựa chọn những khả năng thực, khả năng gần hoặc khả năng
tất nhiên vì chúng dễ chuyển hóa thành hiện thực hơn những khả năng khác. Nếu
chỉ chú ý vào những khả năng mang tính hình thức, xa vời, ngồi tầm với thì có
cố gắng đến mấy cũng chẳng thu được lợi ích gì.
Trong tự nhiên, khả năng thành hiện thực được thực hiện một cách tự phát.
Còn trong đời sống xã hội, điều đó phụ thuộc nhiều vào hoạt động của con người
(thơng qua hoạt động có ý thức của con người). Vì vậy, cần chú ý phát huy
nguồn lực con người, phát huy tính sáng tạo để biến khả năng thành hiện thực,
thúc đẩy xã hội phát triển.
Muốn khả năng chuyển hóa thành hiện thực thì cần phải có đầy đủ các điều
kiện cần thiết. Vì vậy cần tránh sai lầm hoặc tuyệt đối hóa một trong hai nhân tố
9


chủ quan và điều kiện khách quan và ngược lại. Khơng nên xem thường vai trị

của hai yếu tố đó trong việc hiện thực hóa khả năng.
2.1 Trong học tập
Hiểu biết được tầm quan trọng của khả năng và hiện thực giúp sinh viên có
ý chí vươn lên, khẳng định mình trên con đường học tập. Chẳng hạn, hiện thực
bây giờ bạn đang có là bạn khơng học được mơn Triết học Mác – Lênin, nếu
muốn khả năng là bạn sẽ học tốt mơn Triết học Mác – Lênin thì bạn phải cố gắng
học tập, tích cực vươn lên để đạt được mục đích như mong muốn.
Dựa vào hiện thực mình đang có mà đề ra được những hướng đi đúng đắn
trong học tập. Ví dụ: dựa vào tài chính gia đình đang có cộng với khả năng học
tập của mình mà tìm ra được ngơi trường Đại học thích hợp để trau dồi kiến thức
trong suốt 4 năm được coi bàn đạp của cuộc đời.
Để đạt được mục tiêu của mình thì phải cố gắng tạo điều kiện để nó thành
hiện thực chứ khơng phải mơ mộng là mình có thể làm được rồi rơi vào ảo
tưởng. “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.
Biết nắm bắt thời cơ, biết đâu là thời điểm thích hợp nhất để tận dụng đó mà
tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng phát triển trong học tập có xác suất chuyển
hóa thành hiện thực lên cao nhất.

10


KẾT LUẬN
Qua những lý luận cũng như ý nghĩa của quan hệ biện chứng giữa khả năng
và hiện thực đối với sinh viên hiện nay, ta có thể thấy được tầm quan trọng của
cặp phạm trù này trong mọi mặt của cuộc sống từ nhận thức đến thực tiễn. Điều
trọng tâm cần phải ghi nhớ trong bài luận này là khả năng chỉ là thứ tồn tại trong
tư tưởng, không tồn tại thực tế còn hiện thực là cái tồn tại thực tế mà ta có thể tác
động được, vì thế trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải dựa
vào hiện thực chứ không phải dựa vào khả năng và đồng thời không thể tách rời
hai phạm trù này ra khỏi nhau được do chúng có mối quan hệ rất chặt chẽ với

nhau. Việc nắm bắt đúng đắn về mối quan hệ này giúp ta tránh được những sai
lầm trong cuộc sống, giải quyết được vấn đề nhìn nhận sự việc một cách phiến
diện mà thay vào đó là nhận thức được mọi sự vật hiện tượng một cách tồn diện
hơn, biết vận dụng nó để tìm được hướng phát triển thích hợp nhất cho bản thân
mình. Mỗi cá nhân đều nhận thức được tầm quan trọng của cặp phạm trù này thì
xã hội sẽ phát triển theo hướng tích cực, ngày càng đi lên, hướng tới đất nước
tiến bộ, giàu mạnh và văn minh.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2019), Giáo trình Triết học Mác – Lênin,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội.
[2]. Nguyễn Yến Trang (25/10/2010), Khả năng và hiện thực, Thư viện trực
tuyến ViOLET < [truy cập ngày 10/01/2022]
[3]. Wikipedia (27/11/2021), Khả năng và hiện thực (Chủ nghĩa MarxLenin), Bách khoa toàn thư mở Wikipedia < />%BA%A3_n%C4%83ng_v%C3%A0_hi%E1%BB%87n_th%E1%BB
%B1c_(Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_Marx-Lenin)> [truy cập ngày
10/01.2022]

12



×