Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

mot so bien phap giao duc dao duc cho hoc sinh tieu hoc 0277

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.1 KB, 8 trang )

Trường tiểu học Thái Thủy

Sáng kiến kinh nghiệm

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1. Những vấn đề chung
1.Đặt vấn đề:
Giáo dục là nhu cầu tồn tại của xã hội lồi người. Nhờ có giáo dục mà xã hội
lồi người ln ln phát triển. Nhiệm vụ giáo dục là chuẩn bị tốt nhất cho con
người bước vào cuộc sống lao động, trở thành người công dân gương mẫu, biết giữ
gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc và nhân loại, giúp cho con người có
đạo đức, phát triển được nhân cách tồn diện, có cuộc sống hài hịa , phong phú và
hạnh phúc.Vì vậy giáo dục là quyền cơ bản của con người, là giá trị duy nhất của
nhân loại. Giáo dục đạo đức là q trình giáo dục quan trọng góp phần hình thành
nhân cách tồn diện.
Có thể nói đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đươc hình thành rất sớm trong
lịch sử phát triển nhân loại và được mọi xã hội, mọi giai cấp , mọi thời đại quan
tâm.Từ trước đến nay học sinh đến trường không chỉ để học hỏi về kiến thức kinh
nghiệm mà còn để rèn luyện đạo đức con người. Chính vì thế giáo dục đạo đức có
vai trị ý nghĩa rất quan trọng đối việc hình thành nhân cách nhất là đối với sự tiến
bộ trong học tập của các em.
Để thực hiện công việc này cần quan tâm hơn nữa thế hệ trẻ vì họ là chủ nhân
tương lai của đất nước. Đặc biệt là cấp tiểu học, cấp học đầu tiên là nền tảng cho
các cấp học sau này. Vì vậy giáo dục đạo đức đối với các em là rất cần thiếtvà phải
được bắt đầu ngay từ khi bước vào lớp 1. Nếu chúng ta không bắt đầu giáo dục
ngay từ khi cịn nhỏ thì sau này khó uốn nắn Nếu khơng có những biện pháp giáo
dục đúng đắn, kịp thời các em trở thành những người hư hỏng , sống ích kỷ khơng
biết vì người khác, trở thành những học sinh cá biệt về đạo đức, trở thành những
kẻ khó giáo dục. Là một giáo viên, ngồi việc truyền thụ tri thức khoa học cho học
sinh cịn có nhiệm vụ bồi dưỡng cho các em cách làm người.Vậy phải dùng những
biện pháp gì để giáo dục học sinh về đạo đức một cách hiệu quả là vấn đề cần thiết


đối với nghành giáo dục nói riêng và đối với xã hội nói chung.
Là một giáo viên tiểu học, tơi muốn nêu sâu về vấn đề nêu trên, để góp được
nhiều điều bổ ích cho việc giáo dục đạo đức đối với học sinh. Chắc chắn một số
biện pháp, kết luận rút ra từ vấn đề này là bài học hết sức quý giá cho bản thân tôi

Giáo viên: Lê Thị Aí Mơ

Năm học 2011- 2012


Trường tiểu học Thái Thủy

Sáng kiến kinh nghiệm

và cũng hy vọng dù là rất khiêm tốn nhưng nó sẽ đóng góp phần nào trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục.
2.Các khái niệm cơ bản :
2.1 Đạo đức
Từ khi con người xuất hiện trên trái đất không thể tránh khỏi một quy luật tất
yếu là họ phải có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với nhau để sinh tồn và phát triển.
Từ những quan hệ ban đầu rất đơn giản giữa con người với con người, giữa cá
nhân và cộng đồng rất phức tạp, phong phú đòi hỏi mỗi cá nhân phải lựa chọn cho
mình cách giao tiếp, ứng xữ, điều chỉnh thái độ của mình sao cho phù hợp với lợi
ích chung của mọi người trong cộng đồng, trong xã hội.Trong trường hợp đó, cá
nhân được tập thể, cộng đồng coi là người có đạo đức. Ngược lại có những cá nhân
biểu hiện thái độ, hành vi của mình chỉ vì lợi ích của cá nhân làm tổn hại lợi ích
của người khác, của cộng đồng .... bị xã hội chê trách, phê phán thì cá nhân đó bị
coi là thiếu đạo đức.
Vậy đạo đức là một hiện tương xã hội, phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt
nguồn từ bản thân của cuộc sống con ngươì. Trong đời sống của mỗi người quy

luật của xã hội tất yếu đòi hỏi họ phải ý thức được ý nghĩa, mục đích hoạt động của
mình trong q khứ hiện tại và nhu cầu phải làm gì trong tương lai. Những hoạt
động đó bao giờ cũng có sự chi phối về mối tương quan giữa các nhân với các
nhân, cá nhân với xã hội cho phép tới mọi giới hạn trong vòng trật tự chung với
cộng đồng của dân tộc, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các thành viên vươn lên tích
cực, tự giác trở thành động lực phát triển của xã hội. Đây chính là quy tắc chuẩn
mực để đánh giá đạo đức ở mỗi người. Có thể nói đạo đức là hình thái ý thức xã
hội, là tổng hợp những nguyên tắc chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác
điều chỉnh hành vi của mình dao cho phù hợp với lợi ích , hạnh phúc của con
người .Noi cách khác đạo đức là hệ thông những quy tắc chuẩn mực biểu hiện sự
tự giác trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội và
cả với bản thân mình.
2.2Giáo dục đạo đức :
Trong lịch sử giáo dục, giáo dục đạo đức luôn gắn liền với các quá trình xã hội
diễn ra hằng ngày. Trong cuộc sơng hằng ngày, con người có nhiều mối quan hệ
rất đa dạng, phức tạp đòi hỏi phải giải quyết. Nhất là các mối quan hệ liên quan tớí

Giáo viên: Lê Thị Aí Mơ

Năm học 2011- 2012


Trường tiểu học Thái Thủy

Sáng kiến kinh nghiệm

lợi ích giữa các nhân vật với xã hội, chúng ln có những mâu thuẫn và ln có sự
va chạm lẫn nhau về tập quán, phong tục, truyền thống tạo sự thay đổi nhanh
chóng trong quan niệm lương tâm và cái vơ lương tâm. Chính vì vậy, vấn đề giáo
dục đạo đức cho học sinh là một trong những nội dung giáo dục toàn diện và là vấn

đề cơ bản của nề giáo dục. Đối với đời sống con người, giáo dục đạo đức vơ cùng
cần thiết bởi vì nó điều chỉnh các mói quan hệ của con người với thế giới xung
quanh bằng một hệ thống quy tắc, nguyên tắc chuẩn mực phù hợp vói những giá trị
tốt đẹp, đảm bảo cho xã hội ngày càng phát triển.
Vậy giáo dục đạo đức là gì?
Giáo dục đạo đức là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch có phương
pháp nhằm xây dựng và đào tạo cho học sinh của mình thành những người con tốt,
những con người chân chính với các nét tính cách nhất định, những phẩm chất cao
quý của nhân cách, rèn luyện các em thành con người biết tôn trọng lẫn nhau và đề
cao giá trị con người.
2 Những nguyên nhân đẫn đến học sinh vi phạn đạo đức
1. Ngun nhân từ phía gia đình :
Gia đình là tế bào xã hội, cũng là nơi hình thành các phẩm chất , nhân cách
cho các em.Cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên ,năng nổ đầy trách nhiệm với
con mình .Trong thời ấu thơ là thời kì đặt nền móng cho sự phát triển của đạo đức ,
nhân cách học tập của các em.Cho nên sự quan tâm giáo dục của gia đình có vai
trị quan trọng .Thế nhưng "mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh" không ai giống ai.
Đặc biệt trong điều kiện xã hội phát triển , gia đình nào cũng lo làm ăn kinh
tế để lo cho cuộc sống hàng ngày họ , chỉ có thể cho con đến trường .Vì nếu thời
gian, họ khơng thể quan tâm đến việc học của con được .Bên cạnh đó có những gia
đình giàu có , cha mẹ vẫn ham làm không quan tâm đến con cái nên các em cảm
thấy hụt hẫng , hay đi chơi không thích học ,hay la cà , nhiễm thói hư tật xấu,nói
tục , chửi bậy...Hơn thế một số gia đình nng chiều con quá mức , không dạy dỗ
nên các em thường không nghe lời .Các bậc cha mẹ cứ cho con mình là trên hết,
mặc dù con vơ lễ, thiếu ý thức, tổ chức, kỷ luật... họ cho rằng con con nhỏ lớn lên
sẽ khác, sẽ thay đổi.
Ngược lại, một số cha mẹ dạy dỗ con quá khắt khe, khi con họ vấp phải sai
lầm gì như điểm kém, vơ lễ với thầy cơ giáo , người lớn thì họ lập tức có hình phạt

Giáo viên: Lê Thị Mơ


Năm học 2011- 2012


Trường tiểu học Thái Thủy

Sáng kiến kinh nghiệm

nặng, tỏ thái độ thất vọng mà họ không giảng giải cho con em hiểu hoặc nhồi nhét
một lúc quá nhiều.Có nhiều trường hơp bố mẹ đánh đập nhiều làm các em trở nên
chai lì và bất cẩn hơn. Gia đình hay xãy ra nhiều xung đột trong tình cảm, sự tan
vỡ của gia đình, những thói hư tật xấu của bố mẹ và những thành viên trong gia
đình sẽ làm tổn hại rất lớn đến tâm hồn và sự phát triển nhân cách của các em.
2 Nguyên nhân từ phía nhà trường;
Nhà trường chưa thực sự kết hợp chặt chẽ với gia đình để theo giỏi học sinh
học tập, chưa có kĩ luật nghiêm khắc đối với học sinh phạm lỗi. Tổ chức không
được nhiều các buổi sinh hoạt tập thể của trường, các hoạt động thiết thực bổ ích
giúp học sinh mở mang trí tuệ, kích thích học sinh hứng thú học tập. Chưa có sự
kết hợp thường xuyên giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh đẻ nắm bắt
tình hình học sinh.
Bên cạnh giáo viên cịn là người tác động trực tiếp đến việc giáo dục các em.
Giáo viên giảng bài khơng sơi động, khơng lơi cuốn, khó hiểu khiến các em khơng
thích học, nói chuyện riêng và gây mất trật tự trong lớp. Cách xử lí, thái độ của
thầy cô rất quan trọng ảnh hưởng đến tâm sinh lí của các em.
Nhiều giáo viên do khơng kiềm chế được mình hoặc do thói quen nên là
mắng các em những lời thậm tệ, đánh đập các em và sử dụng các biện pháp nặng
khiến các em khơng kính phục, chỉ nghe theo một cách đối phó và tìm cách trả thù
với nhiều hành động vô kỉ luật, vô lễ với thầy cơ có khi bỏ học khơng muốn đến
trường nữa .
.3 Nguyên nhân từ phía xã hội :

Xã hội là mơi trường lớn có tác động đến các em nhưng chưa nhiều vì các
em cịn nhỏ,thời gian chủ yếu là ở nhà trường và gia đình, chỉ cịn lại một ít thời
gian tiếp xúc ngồi xã hội .Tác động của xã hội , văn hóa khơng lành mạnh ảnh
hưởng rất lớn đến học sinh trong nếp sống đạo dức và học hành. Các em xem phim
ảnh kích động thiếu nhi, đọc những truyện tranh xấu mà các em nhận thức được
sâu sắc cộng với tính nghịch nghợm của trẻ nên các em thường mắc sai lầm này.
Do xã hội mất công bằng, do sự thành kiến với những trẻ sinh ra trong gia
đình khơng được hạnh phúc, nên các em buồn vì khơng có ban chơi. Các em bị xa
lánh nên trở nên lầm lì ít nói tính tình trở nên cọc cằn hễ ai nói đến là các em có
hành vi vơ lễ .

Giáo viên: Lê Thị Aí Mơ

Năm học 2011- 2012


Trường tiểu học Thái Thủy

Sáng kiến kinh nghiệm

4. Nguyên nhân từ phía bạn bè:
Trẻ em thích giao lưu với bạn bè, các hoạt chung như cùng chơi, cùng học sẽ
tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng tinh thần tập thể, xây dựng tình bạn. Bạn bè
chơi với nhau thương cùng một một lứa tuổi, cùng sở thích, cùng đặc điểm tâm
sinh lý. Khi chơi với bạn cũng có lây phần tích cách bạn "Gần mực thì đen, gần
đèn thì sáng'' ở lứa tuổi này những ảnh hưởng không tốt dễ xâm nhập hơn những
ảnh hưởng tốt. Một em học sinh chơi với những em học sinh hay nói tục, chửi bậy,
vơ lễ thì dần dần em đó sẽ lây thói nói tục, chửi bậy của các bạn và dẫn đến học
sinh cá biệt.
5. Nguyên nhân từ bản thân:

*Do học lực yếu:
Phần lớn các em vi phạm về đạo đức là những em có học lực yếu, các em
thường hay chán nản và han chơi, lười biếng và không chịu cố gắng học hành. Học
hành ngày càng giảm sút, các em lại cảm thấy chán nản hơn, từ đó khơng thích đến
trường, trốn học, hay la cà các quán, tham gia các trị chơi khơng lành mạnh, có khi
trọm cắp, đánh đập nhau...
*Do chưa xác định được động cơ, thái độ học tập đúng đắn:
Các em học sinh tiểu học thường chưa xác định động cơ, thái độ học tập của
mình. ở lứa tuổi cịn nhỏ, các em chưa hiểu được giá trị và mục đích học tập, các
em hiểu rằng vì cha mẹ bắt buộc mà phải học, hoặc sợ thầy cô mà học. Hơn nữa ở
lứa tuổi này các em cịn muốn tự mình vui chơi, dễ nghe theo lời rủ rê của bạn bè .
* Do thói quen ỷ lại :
Có một số gia đình , cha mẹ vì thương con nên nng chiều , việc gì cũng
làm cho con ngay cả việc làm bài tập .Đây là một phương pháp giáo dục không
đúng đắn "sự đáp ứng vơ điều kiện " đó của cha mẹ tạo cho các em thói quen ỷ lại ,
khơng chịu suy nghĩ , học ngày càng yếu .Bên cạnh đó một số cha mẹ bênh vực
con một cách vô lý , điều này khiến các em không sợ một ai cả ,ăn hiếp bạn bè một
cách vô lý,gây mất trật tự trong lớp .
*Do khơng có ý thức tự giác, tích cực , sáng tạo trong nhận thức :
Ngoài giờ đến trường , các em còn đối diện với các điều phức tạp trong xã
hội với mọi thói hư tật xấu của người lớn , chứng kiến những cảnh chửi bới ,
những cảnh say sưa rượu chè .....Tất cả những hình ảnh đó đều ăn sâu dần vào

Giáo viên: Lê Thị Aí Mơ

Năm học 2011- 2012


Trường tiểu học Thái Thủy


Sáng kiến kinh nghiệm

trong tiềm thức , các em chưa biết việc làm nào là sai, việc làm nào là đúng nên
khơng xa lánh mà cịn tham gia vào những cảnh đó .Khi ý thức tự giác hoàn toàn
mất đi , các em sẽ trở thành những thành viên hư hỏng khó giáo dục .

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC .
1. Tìm hiểu và nắm chắc đối tượng
Muốn sử dụng các biện pháp tác động đến học sinh trước hết phải hiểu được
học sinh về mọi mặt ,mỗi học sinh bên cạnh những tính cách hành động khơng tốt
vẫn cịn bản chất của con người ln tồn đọng lại. Chỉ cần hiểu được tâm tư tình
cảm và nguyện vọng của các em, biết được nguyên nhân và nắm được điểm yếu
của học sinh thì sẽ tìm ra biện pháp tác động phù hợp. Vì vậy tìm hiểu đối tượng và
nắm chắc đối tượng là điều tiên phải làm trong giáo dục học sinh về đạo đức.
2. Lập sổ theo dõi học sinh:
Giáo viên chủ nhiệm không thể ngày ngày quan sát và theo dõi được tình
hình sinh hoạt của lớp và nhất là học sinh hay vi phạm đạo đức tiện trong quá trong
quá trình theo dõi lâu dài, mỗi lớp nên có một quyển sổ theo dõi tình hình lớp mỗi
ngày, đặc biệt chú ý đến các em học sinh hay vi phạm. Tất cả các biểu hiện khơng
tốt như gây mất trật tự, nói tục, chửi bậy, đánh bạn, nghỉ học khơng có lý do... đều
ghi vào sổ. Có thể giao trách nhiệm này cho ban cán sự lớp và cử lớp trưởng cùng
theo dõi. Như vậy, có thể ngăn chặn phần nào hành động sai trái của các em, đồng
thời hiểu được những hành vi thái độ của các em để kịp thời sử dụng biện pháp và
có thể báo cho cha mẹ các em biết được để cùng tác động, giúp em đó tiến bộ hơn.
3.Tác động riêng với mỗi cá nhân:
Thông thường các em học sinh vi phạm đạo dức là những em bướng bỉnh, tự
ái cao, có khi bất cần. Hơn nữa khơnh ai thích người ta nói đến điều xấu của mình,
nhất là nói giữa đám đơng. Con người dù lớn hay nhỏ đều có lịng tụ trọng. Vì vậy,
đối với các em học sinh này, giáo viên có thể gặp gỡ nói chuyện riêng trước khi sử
dụng biện pháp kỉ luật trước lớp hay báo về gia đình, tránh sự gây tự ái búc xúc

khiến các em làm liều và ngày càng khó uốn nắn. Trong q trình trao đổi trị
chuyện giáo viên, rất dễ dàng tìm ra nguyên nhân của hành vi sai trái, thái độ

Giáo viên: Lê Thị Aí Mơ

Năm học 2011- 2012


Trường tiểu học Thái Thủy

Sáng kiến kinh nghiệm

không đúng đoắn mà các em đã làm. Từ đó có thể khuyên bảo, uốn nắn động viên
và giải thích để các em hiểu được đúng sai.
4. Kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường chặt chẽ :
Nhà trường và nhà trường phải luôn kết hợp chặt chẽ với nhau để tiện theo
dõi và giáo dục các em .Giáo viên có thể sử dụng sổ liên lạc , thư từ, đến nhà hoặc
điện thoại để liên lạc với gia đình học sinh .Nên tổ chức các buổi họp phụ huynh
định kì , nhằm trao đổi kinh nghiệm dạy dỗ , nêu đích danh các học sinh có đạo
đức kém , lười học để phụ huynh biết rõ về con em của mình. Đồng thời thơng qua
phụ huynh , có thể hiểu được em ấy ở nhà là một con người như thế nào? Có
những cá tính gì ?..để khẳng định rõ hơn nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hay vi
phạm đạo đức của các em để cùng giáo dục , đưa các em trở lại cuộc sống lành
mạnh, trở thành người tốt.
5. Khen thưởng và kỉ luật:
Đây là một biện pháp tốt để đánh giá quá trình vi phạm hay tiến bộ của các
em.Đối với những em có tiến bộ , biết khắc phục lỗi lầm thì khen thưởng là động
viên tinh thần để các em cố găng hơn nữa .Còn đối với các em vi phạm kỉ luật có
hành vi đạo đức khơng đúng đắn thì cần có biện pháp xử lí kịp thời để giúp các em
giác ngộ , nhận thức được đúng sai để sữa chữa, vươn lên Các em học sinh vi

phạm đạo đức hay mặc cảm , tự ti cho rằng mình khơng bao giờ được khen thưởng
nên không cố gắng .Dưới cặp mắt của các em đó thì mọi người ai cũng ghét em.Vì
vậy phải cần khuyên bảo gần gũi các em đẻ các em ý thức được và khắc phục được
lỗi lầm của mình .Khi các em khắc phục được dù ít cũng nên có hình thức biểu
dương , khen thưởng để các em có được niềm tin phấn đấu hơn nữa .
KẾT LUẬN
1. Kết luận:
Việc giáo dục học sinh về đạo đức là một vấn đề cần thiết , quan trọng
.Muốn giáo dục tốt mỗi giáo viên phải hiểu tập thể giáo viên tiểu học là tập thể mới
hình thành , các quan hệ trong tập thể chưa bền vững , ảnh hưởng của bạn bè và xã
hội chưa mạnh. Thầy cô giáo là người có uy tính gần như tuyệt đối. Học sinh tiểu
học cịn nhỏ, thời gian sống ở gia đình nhiều nên ảnh hưởng của bố mẹ rất quan
trọng. Giáo dục chỉ có giá trị cao khi nhà giáo dục biết phát huy tính tích cực, chủ
động, độc lập của từng học sinh. Giáo dục la một hoạt động sáng tạo địi hỏi một

Giáo viên: Lê Thị Mơ

Năm học 2011- 2012


Trường tiểu học Thái Thủy

Sáng kiến kinh nghiệm

sự quan sát tinh tế, toàn diện, đi sâu vào từng học sinh, theo dõi kịp thời những
chuyển biến của từng em để vận dụng những quy luật chung vào từng trường hợp
cụ thể. Người giáo viên phải sáng tạo, vận dụng những cái chung vào trường hợp
riêng để có hiệu quả cao.
Qua thực tiển giáo dục, tôi thấy giáo dục học sinh về đạo đức bằng biện
pháp kết hợp giữa thầy cô, gia đình và xã hội là rất cần thiết và biện phap này sử

dụng sẽ đạt được kết quả cao. Bên cạnh đó có nhiều biện pháp như giáo dục bằng
tình thương, nêu gươn, khen thưởng và trách phạt cũng có tác dụng giáo dục rất
lớn.
2. Ý kiến đề xuất ;
* Về nhà trường ; Các thầy cô giáo cần hiểu được vị trí, ý nghĩa của cơng
tác giáo dục đạo đức. Nhà trường cần tăng cường giáo dục học sinh thơng qua các
hình thức khác nhau như tổ chức các buổi nói chuyện, các cuộc thi tìm hiểu về đạo
đức, thi đua người tốt, việc tốt và tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt lớp,
giúp học sinh làm quen với tập thể, biết hịa mình với bạn bè, yêu thương giúp đỡ
lẫn nhau.
Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo dục gia đình và giáo dục nhà
trường. Trong lớp cần phải có một đội ngũ cán bộ chững chạc, uy tính để theo dõi ,
tiếp thu ý kiến đề nghị của các bạn trong lớp để kiến nghị cho giáo viên chủ nhiệm.
* Về phía gia đình ; Phụ huynh cần quan tâm đến đời sống và học hành của
các em " Vì tương lai con em, vì hạnh phúc của mỗi gia đình " chúng ta phải xây
dựng gia đình thành một tổ ấm tình thương, tạo cho trẻ một môi trường tốt để phấn
đấu và rèn luyện. Mong sao những người làm cha, làm mẹ ý thức được trách nhiệm
lớn lao của mình đối với con cái, chịu trách nhiệm về con mình trước xã hội, có
phương pháp giáo dục tốt.
* Về phía xã hội: Phải tham gia vào việc giáo dục trẻ ngay lúc còn nhỏ để
ngăn chặn được kịp thời những tệ nạn do xã hội gây ra. Cần đưa đến cho trẻ những
thơng tin, những bộ phim về trẻ em có nội dung giáo dục lành mạnh để các em học
tập và noi gương.

Giáo viên: Lê Thị Aí Mơ

Năm học 2011- 2012




×