Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Các Ông bố bà mẹ cần quan tâm chăm sóc sức khỏe cho con trai, con gái tuổi dậy thì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.53 KB, 41 trang )

/>Giúp tuổi dậy thì hiểu đúng về cơ thể mình
Ở tuổi dậy thì, cơ thể vươn mình phát triển từ trẻ con
thành người trưởng thành, các dấu hiệu sinh lý cũng
phát triển vượt bậc, do vậy ở độ tuổi này, trẻ đã có nhu
cầu tình dục. Đặc biệt, trẻ luôn thích khám phá, tò mò
về cơ quan sinh dục và các hành vi liên quan đến tính
dục. Tuy nhiên, do chưa có kiến thức đầy đủ về tình
yêu và tình dục dễ khiến các em hành động theo bản
năng, có khi hại cho sức khỏe.
Với các em trai
1
/>Đối với trẻ trai, tác động của hormon tới các bộ phận
sinh dục và tâm lý rất mạnh. Con trai có thể cương
cứng dương vật ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng trong tuổi
dậy thì điều này thường xuyên hơn. Sự cương cứng ở
tuổi này thường xảy ra khi con có những suy nghĩ về
tình dục. Những việc này làm máu chảy vào dương vật
nhiều hơn. Sự cương cứng cũng có thể xảy ra khi con
thủ dâm (tự dùng tay để vuốt ve dương vật). Con có
thể cũng cương cứng ngay cả khi không suy nghĩ hoặc
làm bất cứ điều gì. Một điều cha mẹ băn khoăn là do
sự phát triển sinh lý của con trong giai đoạn này diễn
ra mạnh mẽ, nên lo con cứ loay hoay với việc dương
vật cứ cương cứng lên, ảnh hưởng đến học tập và sinh
hoạt. Khi ấy, các con cảm thấy trong người bí bách,
thiếu bình tĩnh, bối rối và hay thẹn thùng. Vậy phải
làm gì để hạn chế chuyện này? Đây là một câu hỏi khó
bởi sự phát triển ở mỗi trẻ là khác nhau. Tuy nhiên,
cha mẹ cũng nên khuyên con tập trung sự chú ý vào
2
/>việc khác, vào đam mê khác lành mạnh hơn (như thể


thao, ca nhạc), hoặc tăng cường tham gia các hoạt
động thể dục như chạy bộ, bơi lội hoặc tắm nước mát,
cũng có thể xua tan những ý nghĩ về tính dục.
Khoảng 14 - 15 tuổi, cơ thể các em nam đã sản xuất
tinh trùng, có hiện tượng xuất tinh. Nếu không thủ
dâm thì cơ thể sẽ tự thủ tiêu lượng tinh trùng đó trong
giấc ngủ đêm. Cha mẹ cần nói cho trẻ biết hiện tượng
xuất tinh ban đêm và hiện tượng thủ dâm. Ở tuổi dậy
thì, trẻ trai có nhu cầu tình dục rất cao. Thủ dâm như
là một phương thức để làm hạ nhiệt bớt các cơn cao
trào trong khi các em không được phép quan hệ tình
dục. Thủ dâm là một chuyện bình thường, diễn ra ở
gần như 100% trẻ em trai từ 14 - 15 tuổi trở lên. Trẻ
em trai hay thủ dâm hơn trẻ em gái vì bộ phận sinh
dục của trẻ em trai thay đổi rõ rệt và điều này đã kích
thích các em. Mặt khác ở tuổi này, do hormon giới
tính nam testosteron - hormon ham muốn tình dục tiết
3
/>ra mạnh mẽ đã thôi thúc các em kiếm tìm cảm giác
phải thỏa mãn. Thủ dâm không chỉ dừng lại ở tuổi dậy
thì mà còn kéo dài suốt về sau, khi đã là một người
đàn ông trưởng thành. Đó là hiện tượng rất bình
thường và không có gì xấu. Thủ dâm cũng có những
lợi ích khác, đó là cách để các em tập xuất tinh, tập
cảm giác sinh dục, rèn cho mình cảm giác bền với xúc
cảm tình dục.
Tuy nhiên, nếu thủ dâm quá nhiều và thường xuyên bị
ám ảnh bởi nó thì lại gây hại, gây căng thẳng thần
kinh, mệt mỏi, suy giảm ham muốn tình dục, có thể
dẫn tới xuất tinh sớm khi quan hệ tình dục với bạn tình

thực sự sau này. Vì vậy, trẻ cần tăng cường các hoạt
động giao lưu bạn bè, lao động giúp cha mẹ và các
hoạt động thể dục thể thao nhằm cân bằng sức khỏe và
tâm sinh lý.
Với các em gái
4
/>Dậy thì ở bạn gái được dánh dấu bằng hiện tượng kinh
nguyệt lần đầu tiên. Khi dậy thì, trẻ gái bắt đầu có
nhiều cảm xúc khác nhau, biết rung động trái tim, biết
yêu đương hờn giận. Bạn gái có thể có những cảm xúc
lãng mạn với một ai đó và bắt đầu hẹn hò. Bạn có thể
cảm thấy như đang yêu hôm nay và hôm sau lại
không. Có những cảm xúc thay đổi nhanh chóng là
điều tự nhiên. Bạn gái có thể bắt đầu nghĩ đến quan hệ
tình dục và có những đòi hỏi nhu cầu tình dục. Điều
này được lý giải là do ở tuổi dậy thì, cơ thể sản sinh
mạnh mẽ hormon giới tính nữ để biến một cô bé thành
một thiếu nữ với cơ thể nở nang, có những đường
cong, ngực nở eo thon. Hormon giới tính cũng tác
động nhiều tới sinh lý bạn gái. Bạn gái có thể cảm
thấy dễ chịu khi đụng chạm hoặc cọ xát vùng sinh dục
của mình. Việc đụng chạm phần này của cơ thể được
gọi là thủ dâm. Có nhiều bạn nữ thủ dâm. Đây là một
cách tự nhiên để khám phá cơ thể.
5
/>Cha mẹ cần làm gì để giúp con phát triển tính dục
đúng hướng?
Sinh lý và giới tính của trẻ giai đoạn này là chính đáng
và phù hợp với lứa tuổi. Phụ huynh không nên tránh
nói chuyện với con về tính dục. Ngược lại, cần phải

chủ động nói chuyện và hướng dẫn trẻ về tình yêu,
giới tính cũng như giữ gìn mối quan hệ trong sáng.
Nếu không được quan tâm, với bản tính tò mò, trẻ sẽ
tự tìm hiểu trên mạng và bạn bè. Lúc này sẽ rất nguy
hiểm nếu trẻ sa vào những trang web có nội dung xấu,
đồi trụy, hay gặp bạn bè xấu dễ dẫn đến những nhận
thức lệch lạc về tình yêu, tình dục và chịu hậu quả do
quan hệ tình dục sớm
6
/>Chế độ ăn cho tuổi dậy thì
Khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì mỗi ngày cần 2.200
- 2.400 calo, tương đương với lượng ăn của người
trưởng thành. Nếu không cung cấp đúng và đủ trẻ sẽ
bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến chậm hoàn thiện và
phát triển các bộ phận cơ thể.
Dậy thì là lúc trẻ phát triển mạnh, nhanh về thể lực, sự
thay đổi của hệ thần kinh, nội tiết mà nổi bật là sự hoạt
động của các tuyến sinh dục tăng lên gây ra những
biến đổi về hình thức và sự tăng trưởng của cơ thể trẻ.
Lúc này, ngoài sự phát triển và hoàn thiện cơ thể cũng
là lúc trẻ hoạt động nhiều nhất, nên cần phải có một
chế độ dinh dưỡng thật tốt cho trẻ ở giai đoạn này.
7
/>Thức ăn chứa nhiều đạm động vật rất cần cho lứa
tuổi dậy thì. Ảnh: MH
Chất đạm: Trẻ dậy thì cơ bắp giai đoạn này phát triển
nên lượng đạm cần cao hơn người trưởng thành. Chất
đạm chiếm 14 - 15% tổng số năng lượng trong khẩu
phần ăn hàng ngày. Lượng đạm lấy từ thực phẩm như
thịt, cá, tôm, cua, trứng sữa… Trong đó đạm động vật

là tốt nhất vì thức ăn có nguồn gốc động vật chứa
nhiều sắt - chất sắt có vai trò quan trọng trong quá
trình tạo máu.
8
/>Chất béo: Dầu, mỡ không chỉ giúp trẻ ăn ngon miệng
mà còn là nguồn cung cấp năng lượng tốt và giúp cơ
thể hấp thu các vitamin tan trong chất béo như vitamin
A, D, E, K. Ở giai đoạn này cần cả chất béo no có
trong thức ăn chứa nhiều đạm động vật và chất béo
không no trong dầu ăn và cá, nên cho trẻ ăn cả mỡ
động vật và dầu thực vật, khoảng 40 - 50gr mỗi ngày.
Chất bột: Là chất cung cấp năng lượng chính cho cơ
thể chiếm 60 - 70% năng lượng có trong gạo, bột mì,
và sản phẩm chế biến, khoai, củ… Nên chọn lựa
những loại bột đường thô để cung cấp chất xơ tốt cho
đường tiêu hóa và phòng chống béo phì.
Can xi: Can xi rất cần thiết cho lứa tuổi dậy thì, nếu
được cung cấp đủ sẽ giúp xương chắc khỏe và độ đậm
xương đạt mức tối đa giúp trẻ phát triển tốt về chiều
cao và phòng được bệnh loãng xương sau này. Mỗi
ngày trẻ cần 1.000 - 1.200mg can xi. Can xi có nhiều
trong sữa, cả sữa bò và sữa đậu nành, các loại thủy
9
/>sản, xương cá (nên kho nhừ cá để có thể ăn cả xương).
Nên uống 400 -500ml sữa/ ngày.
Chất sắt: Bé gái khi bước vào tuổi dậy thì cần lượng
sắt nhiều hơn bé trai do mất máu trong chu kỳ kinh
nguyệt. Nên bé trai chỉ cần 12 - 18 mg sắt/ngày trong
đó bé gái cần tới 20 mg sắt/ngày. Chất sắt có nhiều
trong thịt, phủ tạng động vật: gan, tim, bầu dục , lòng

đỏ trứng, đậu đỗ, rau xanh có nhiều vitamin C giúp
hấp thu sắt tốt hơn… Nếu thiếu sắt trẻ sẽ bị thiếu máu
gây ra các triệu chứng mệt mỏi, hay quên, buồn ngủ,
da xanh…
Các vitamin: Đây là những vi chất dinh dưỡng cần
thiết cho cơ thể. Thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở
mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa;
chậm phát triển chiều cao. Khi thiếu vitamin C, quá
trình tổng hợp collagen gặp trở ngại, làm giảm quá
trình hình thành tế bào ở các thành mạch, mô liên kết,
xương, răng, giảm sức đề kháng.
10
/>Làm gì khi trẻ dậy thì sớm?
Con gái tôi mới 7 tuổi nhưng cháu đã có ngực và hay
xấu hổ. Tôi lo lắng sợ con đã dậy thì sớm. Xin bác sĩ
tư vấn khi trẻ dậy thì sớm?
Ảnh google.
11
/>Tuổi dậy thì phụ thuộc vào chủng tộc, điều kiện dinh
dưỡng, yếu tố môi trường và xã hội. Dậy thì sớm là sự
phát triển các đặc tính sinh dục sớm hơn tuổi bình
thường, đối với bé gái là dậy thì trước 8 tuổi, đối với
bé trai là dậy thì trước 9 tuổi. Người ta còn phân biệt
dậy thì sớm trung ương hay gọi là dậy thì sớm thật;
dậy thì sớm ngoại biên hay gọi là dậy thì sớm giả
không phụ thuộc hormon hướng sinh dục và dậy thì
sớm một phần hay dậy thì sớm riêng lẻ, không hoàn
toàn: phát triển sớm và riêng lẻ một đặc tính sinh dục
thứ phát, không tiến triển hoặc tiến triển rất chậm.
Nguyên nhân của dậy thì sớm: do bệnh hệ thần kinh

trung ương; do tiếp xúc hormon sinh dục; do yếu tố
gia đình; do tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh;
nang buồng trứng; và tỷ lệ lớn không rõ nguyên nhân.
Triệu chứng phổ biến của bệnh dậy thì sớm ở trẻ gái
là: có nụ vú, quầng vú hơi nhô và hơi nở rộng, có vài
lông, môi lớn to ra, hoặc có kinh nguyệt
12
/>Khi phát hiện con gái dậy thì sớm cha mẹ nên đưa con
đi khám để chẩn đoán và điều trị bệnh dậy thì sớm cho
trẻ. Điều trị nhằm cải thiện chiều cao, ngưng trưởng
thành sinh dục, giảm nguy cơ quan hệ sinh dục sớm và
lạm dụng tình dục, phòng tránh những rối loạn tâm

Đau xương khớp ở tuổi dậy thì
Trong giai đoạn xương phát triển nhanh của tuổi
dậy thì, trẻ sẽ gặp những rối loạn về cơ xương
khớp đáng lo ngại. Cha mẹ thường chủ quan cho
rằng trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên những
biểu hiện đó là bình thường. Nhưng thực tế đó có
thể là dấu hiệu bệnh lý.
Đau chân: Trẻ có triệu chứng đau ở chân không rõ vị
trí; đau về đêm, ban ngày hoàn toàn bình thường, triệu
chứng xảy ra trong vài ngày rồi hết hẳn, sau đó tái
13
/>diễn. Những biểu hiện trên là triệu chứng của quá trình
tăng trưởng mà y học gọi là đau tăng trưởng. Đau tăng
trưởng có thể từ đau nhẹ gây cảm giác khó chịu
thoáng qua đến đau dữ dội. Đau tăng trưởng thường
bắt đầu sau ba tuổi và có thể kéo dài đến tuổi dậy thì.
Tuy nhiên, để loại trừ những trường hợp đau do bệnh

lý, cần đưa trẻ đi khám nếu thấy trẻ đi khập khiễng
hoặc kèm theo sốt.
Đau lưng: Khi bị đau lưng, trẻ rất có thể bị đau lưng
cơ năng hoặc bị bệnh về cột sống. Những bệnh lý liên
quan đến cột sống có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào
và bệnh lý thường gặp là vẹo cột sống vô căn
Đau khớp gối: Trẻ hay kêu đau đầu gối, thường gặp ở
trẻ vận động thể thao cường độ cao. Rất có thể trẻ bị
bệnh Osgood - Schlatter (viêm xương sụn vô khuẩn lồi
củ chày ở gối): Trẻ ở tuổi dậy thì, sụn tăng trưởng
vùng lồi củ xương chày vẫn còn hoạt động nên bị kích
thích khi trẻ vận động gập duỗi gối, dẫn đến cốt hóa
14
/>xương sụn quá mức, gây phì đại lồi củ trước xương
chày và gây đau.
Cần chọn môn thể thao phù hợp với tố chất và sở
thích của trẻ. Ảnh: H.H
Đau gót chân: Thường gặp ở bé trai hiếu động, vận
động nhiều. Y học gọi là bệnh Sever (viêm xương sụn
vô khuẩn gót chân). Tuổi dậy thì, trẻ lớn nhanh, xương
vì thế cũng tăng trưởng nhanh hơn, trong khi gân cơ -
dây chằng thì lại chậm hơn. Vì thế, khi trẻ vận động,
hệ thống gân cơ - dây chằng vùng xương gót chân sẽ
tạo một áp lực đè lên xương sụn gót chân và làm cho
xương sụn này bị tổn thương.
15
/>Đau cứng khớp, đau ửng đỏ kèm sưng: Rất có thể trẻ
đã bị viêm khớp dạng thấp thiếu niên. Phần lớn bệnh
diễn tiến trong vòng vài năm, cần điều trị tích cực
bằng thuốc kháng viêm mạnh, thuốc ức chế miễn dịch

và vật lý trị liệu. Một số trường hợp kéo dài qua tuổi
trưởng thành và để lại di chứng nặng nề gây thoái hóa
cứng khớp, đặc biệt là các khớp ngón tay, bàn tay.
Ngoài ra, còn một số rối loạn cũng thường gặp ở tuổi
dậy thì như bàn chân bẹt, hoại tử vô mạch chỏm
xương đùi, trượt chỏm xương đùi, bán trật khớp chè
đùi, lõm ngực
Để phát triển tốt về thể chất và chiều cao, trẻ cần phải
có chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng
và các yếu tố vi lượng, cụ thể là ăn nhiều rau quả, thịt
cá, uống nhiều sữa tươi. Việc bổ sung canxi và
vitamin D rất cần thiết cho trẻ, nhất là khi trẻ vừa trải
qua một căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc mắc
16
/>bệnh kháng vitamin D. Cần chọn môn thể thao phù
hợp với tố chất và sở thích của trẻ.
Bác sĩ Quang Nam
Những bệnh dễ mắc ở em gái dậy thì
Dậy thì ở bé gái đánh dấu bằng hiện tượng thấy
kinh lần đầu. Từ đây bé dần trở thành thiếu nữ, rồi
thành người phụ nữ trưởng thành có đầy đủ thiên
chức của người phụ nữ. Em gái ở lứa tuổi dậy thì,
cơ thể đang hoàn thiện và cũng phải đối mặt với
những nguy cơ mắc bệnh phụ nữ nhiều hơn, nhất
là các bệnh dưới đây.
17
/>Hội chứng tiền kinh nguyệt: Là sự phối hợp những
triệu chứng tâm lý và thể chất trong vài ngày trước khi
có kinh và đang trong kỳ kinh. Hội chứng này có biểu
hiện: tăng cân, nhức đầu, mắt húp, cương vú, lo lắng,

mệt mỏi, không thể tập trung tư tưởng Mức độ nặng
nhẹ khác nhau ở mỗi đối tượng và trong mỗi chu kỳ
kinh. Nguyên nhân của hội chứng này chưa được biết
rõ, nhưng có nhiều liên quan đến các hormon sinh dục.
Vô kinh: Có hai thể vô kinh là vô kinh thứ phát và vô
kinh nguyên phát.
18
/>Vô kinh thứ phát là sự mất kinh (khoảng 4 - 6 tháng)
sau khi đã có kinh rồi. Cũng có khi thấy kinh vài tháng
rồi lại mất vài tháng Nguyên nhân liên quan đến tâm
lý, căng thẳng thể lực (luyện tập thể thao quá mức), rối
loạn tiêu hóa
Vô kinh nguyên phát là hiện tượng có phát triển những
đặc tính giới thứ phát nhưng tới 16 tuổi, thậm chí hơn
nữa vẫn không có kinh lần đầu. Những trường hợp
trên cần xem có phải đã bị vô kinh nguyên phát (có thể
do rối loạn nội tiết, cơ quan sinh dục nữ dị dạng hoặc
kém phát triển, do sức khỏe kém và do các yếu tố tâm
lý ).
Rong kinh, rong huyết: Rong kinh là hành kinh kéo dài
hơn 1 tuần. Rong huyết là hiện tượng ra huyết ở bộ
phận sinh dục không phải do kinh nguyệt kéo dài hơn
1 tuần. Giải thích cho tình trạng rong kinh, rong huyết
này là do khi mới vào tuổi dậy thì, hoạt động của hệ
nội tiết ở em gái chưa ổn định. Có khi lượng estrogen
19
/>tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn;
progesteron không được tiết ra cân đối với estrogen.
Tất cả điều đó khiến cho nội mạc tử cung dày lên mãi
nhưng mạch máu không tăng trưởng kịp, không đủ

máu nuôi dưỡng, bị hoại tử, bong ra từng mảng nhỏ,
gây chảy máu kéo dài.
Bé gái tuổi dậy thì, nhất là bé gái có kinh, cần ăn
uống đủ chất.
Những trường hợp bị rong kinh, rong huyết nhẹ (máu
không ra nhiều và không có hiện tượng thiếu máu) thì
không cần điều trị, vì sau một vài chu kỳ, khi nội tiết
20
/>hoạt động ổn định, hiện tượng này sẽ hết. Trường hợp
rong kinh, rong huyết ở mức độ trung bình (máu ra
không nhiều, nhưng thiếu máu) thì phải dùng thuốc có
chứa estrogen và progesteron giúp cho chu kỳ kinh
nguyệt ổn định. Trường hợp rong kinh, rong huyết ở
mức độ khá nặng (máu ra nhiều, thiếu máu) thì vẫn
dùng thuốc có chứa estrogen và progesteron, nhưng
dùng liều gấp đôi. Nếu rong kinh, rong huyết nặng
(máu ra nhiều gây mất máu cấp tính) phải tới bệnh
viện để theo dõi và tiêm estrogen hay uống estradiol
để làm ngừng sự chảy máu cấp. Tất cả các trường hợp
phải dùng thuốc điều trị rong kinh, rong huyết cần
phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Thống kinh: Là triệu chứng đau quặn từng cơn,
trướng bụng dưới, nặng nề ở vùng tiểu khung kèm
theo nhức đầu, đau lưng, buồn nôn khi hành kinh. Có
hơn 50% em gái mới dậy thì bị triệu chứng này.
Nguyên nhân gây thống kinh là do niêm mạc tử cung
21
/>tiết ra nhiều prostaglandin trong ngày hành kinh, đặc
biệt là trong 48 giờ đầu (trường hợp này gọi là thống
kinh nguyên phát); do thiếu vi chất hoặc do các bệnh

lý khác (gọi là thống kinh thứ phát). Thống kinh
không nguy hiểm, nhưng khiến các em thấy đau đớn,
mệt mỏi, lo lắng và thiếu tự tin, ảnh hưởng tới sinh
hoạt và học tập hàng ngày. Tuy nhiên, tình trạng này
sẽ mất đi khi hệ nội tiết hoạt động ổn định hơn.
Thiếu máu nhược sắc: Đó là biểu hiện của chứng
thiếu máu do thiếu sắt. Ở tuổi vị thành niên, nhu cầu
sắt ở em gái khoảng 2,4ml/ngày (gấp đôi bé trai). Tuy
nhiên, do chế độ dinh dưỡng không cân đối, thậm chí
thiếu chất, cộng với sự mất máu khi có kinh nguyệt,
khiến các cô bé bị mất chất sắt. Biểu hiện dễ nhận thấy
nhất là nước da xanh xao, thường xuyên mệt mỏi.
Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới thiếu máu. Chứng
thiếu máu nhược sắc cũng có thể do các bệnh đường
ruột, do bị nhiễm giun đũa, giun tóc
22
/>Để phòng tránh chứng thiếu máu nhược sắc, các em
gái cần ăn đầy đủ chất, không nên kiêng khem quá
mức, không bỏ bữa, bổ sung thêm các thực phẩm giàu
chất sắt và vitamin C (vì vitamin C giúp cơ thể hấp thu
sắt tốt hơn) trong bữa ăn, nhất là ở giai đoạn có kinh
nguyệt; tẩy giun định kỳ; giải quyết dứt điểm chứng
thống kinh, rong kinh, rong huyết (nếu có). Các em
cũng nên bổ sung thêm viên sắt phối hợp với axit folic
(rất cần cho sự phát triển của em gái giai đoạn dậy
thì).
BS. Hoài Anh
23
/>Chớ coi thường khi trẻ dậy thì bị rong kinh
Rong huyết là sự ra huyết âm đạo bất thường mà

không liên quan đến chu kỳ kinh. Chu kỳ kinh trung
bình là 28 ngày, có thể thay đổi từ 21 - 35 ngày. Ở tuổi
dậy thì, chu kỳ kinh thường không đều, khi dài khi
ngắn hoặc vô kinh, rong kinh. Nguyên nhân là do
vòng kinh không có rụng trứng vì sự điều chỉnh nội
tiết của vỏ não xuống buồng trứng hay sự hoạt động
của buồng trứng chưa ổn định. Khi đến tuổi trưởng
thành, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ được cải thiện
vì hệ thống điều chỉnh nội tiết từ vỏ não xuống buồng
trứng đã hoàn chỉnh. Trong lứa tuổi dậy thì, bé gái
thường vô kinh nhiều tháng, sau đó có kinh lại thì kinh
24
/>kéo dài. Trường hợp bị rong kinh, mỗi ngày đều có
xuất huyết âm đạo không nhiều, có khi không ướt hết
một băng vệ sinh nhỏ mà chỉ là một chút máu đen.
Nhưng nếu ra huyết kéo dài nhiều tháng sẽ dẫn đến
tình trạng thiếu máu nặng, đôi khi phải truyền máu.
Thiếu máu sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
gái, ảnh hưởng đến sự học hành, đồng thời sẽ có triệu
chứng suy nhược cơ thể đi kèm. Trong giai đoạn “đèn
đỏ”, cơ thể rất nhạy cảm, vi khuẩn dễ dàng tấn công
gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như:
viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng
trứng Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất
đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể dễ mệt
mỏi, cáu gắt, khó chịu. Vì thế, nên thường xuyên theo
dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh dài,
ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những
ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám ngay. Nếu để
quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng

25

×