Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Luận văn thạc sĩ chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc kor ở huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (1986 2020)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.85 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHAN ĐÌNH TIẾN

CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HĨA CỦA
CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KOR Ở HUYỆN TRÀ BỒNG,
TỈNH QUẢNG NGÃI (1986 - 2020)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8229013

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN DOÃN THUẬN


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi, với sự hướng dẫn của giảng viên TS Nguyễn Doãn Thuận. Các số
liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu,
phỏng vấn, khảo sát thực địa, phân tích một cách trung thực, khách quan và
phù hợp với thực tiễn của các xã của huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Nguồn tài liệu tham khảo được trích dẫn cụ thể trong luận văn.
Tác giả luận văn

Phan Đình Tiến


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề tài luận văn một cách hồn chỉnh, Tơi xin bày
tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc tới:


TS Nguyễn Dỗn Thuận là giảng viên trực tiếp hướng dẫn đề tài,
người đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời gian viết luận văn. Sự chỉ bảo
tận tình và chu đáo của Thầy giúp tơi hồn thành tốt hơn luận văn của mình,
giúp tơi nhận ra sai sót cũng như tìm ra hướng đi đúng khi tơi gặp khó khăn.
Lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Trà Bồng, cán bộ văn
phịng văn hóa huyện Trà Bồng, cán bộ Văn Thư huyện Trà Bồng, nhân viên
Thư viện huyện Trà Bồng, Bảo tàng huyện Trà Bồng, cán bộ Ủy ban nhân
dân xã Trà Lâm, Trà Hiệp, Trà Giang, Trà Sơn, Trà Tân, Trà Thủy cũng như
bạn bè và anh chị trong cơ quan và đặc biệt là các nhân chứng lịch sử - người
Kor ở các xã khảo sát,… đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tơi
trong quá trình học tập, nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu tham khảo.
Bên cạnh đó, khơng thể thiếu là sự giúp đỡ của gia đình và người thân
đã ln ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tơi có thể tập trung nghiên cứu và
hoàn thành đề tài này.
Do kiến thức và thời gian còn hạn chế, luận văn còn nhiều khiếm
khuyết, khơng sao tránh những thiếu sót nhất định. Kính mong các thầy, cơ
và các bên liên quan từ nhà trường quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến để
luận văn hoàn thiện hơn.


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 3

5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................ 4
6. Đóng góp của luận văn............................................................................ 5
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 5
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KOR Ở HUYỆN
TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI TRƯỚC NĂM 1986 .............................. 6
1.1. Một số khái niệm về cộng đồng dân tộc và đời sống văn hóa .............. 6
1.1.1. Cộng đồng dân tộc ............................................................................ 6
1.1.2. Đời sống văn hóa .............................................................................. 7
1.2. Nguồn gốc, địa bàn cư trú và thiết chế tổ chức xã hội của cộng đồng
dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi ........................................ 9
1.2.1. Nguồn gốc và địa bàn cư trú ............................................................. 9
1.2.2. Thiết chế tổ chức xã hội .................................................................. 12
1.3. Đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor ở Trà Bồng trước
năm 1986 ........................................................................................................ 14
1.3.1. Đời sống văn hóa vật chất ............................................................... 14
1.3.2. Đời sống văn hóa tinh thần ............................................................. 24


Tiểu kết Chương 1: ....................................................................................... 31
Chương 2: CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT
CHẤT CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KOR Ở HUYỆN TRÀ BỒNG,
TỈNH QUẢNG NGÃI (1986 - 2020) ............................................................ 32
2.1. Các hình thức hoạt động kinh tế........................................................... 32
2.1.1. Trồng trọt, chăn nuôi....................................................................... 32
2.1.2. Thủ công nghiệp ............................................................................. 43
2.2. Hoạt động cư trú, ăn uống, trang phục ................................................ 44
2.2.1. Hoạt động cư trú và nhà ở............................................................... 44
2.2.2. Hoạt động ăn uống, trang phục ....................................................... 47
2.3. Hoạt động đi lại, thông tin liên lạc và y tế ........................................... 49
2.3.1. Hoạt động đi lại và thông tin liên lạc .............................................. 49

2.3.2. Hoạt động y tế ................................................................................. 52
Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................ 54
Chương 3: CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH
THẦN CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KOR Ở HUYỆN TRÀ BỒNG,
TỈNH QUẢNG NGÃI (1986 - 2020) ............................................................ 56
3.1. Phong tục, tín ngưỡng ............................................................................ 56
3.1.1. Phong tục ........................................................................................ 56
3.1.2. Tín ngưỡng ...................................................................................... 62
3.2. Hoạt động lễ hội và văn nghệ dân gian ................................................ 66
3.2.1. Lễ hội truyền thống ......................................................................... 66
3.2.2. Hoạt động văn nghệ dân gian và các loại hình nghệ thuật ............. 72
3.3. Thiết chế tổ chức xã hội và giáo dục..................................................... 78
3.3.1. Thiết chế tổ chức xã hội .................................................................. 78
3.3.2. Giáo dục .......................................................................................... 80
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 84


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nhà xuất bản

Nxb

Nghị quyết


NQ

Phó Giáo Sư Tiến Sĩ

PGS.TS

Phổ thơng dân tộc Bán trú tiểu học

PTDTBT TH

Phát triển nông thôn

PTNT

Tiểu học

TH

Trung học cơ sở

THCS

Trung ương



Ủy ban nhân dân

UBND



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc
có đặc điểm bản sắc văn hóa riêng. Nằm trong dịng lịch sử văn hóa của nước
nhà, dân tộc Kor ở huyện miền núi Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã tạo nên một
bản sắc văn hóa riêng trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần.
Là cư dân bản địa cư trú lâu đời ở huyện Trà Bồng, dân tộc Kor đã hình
thành cộng đồng dân cư với thiết chế xã hội bền vững. Từ năm 1986 đến nay,
thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã
thực hiện nhiều chính sách làm chuyển biến tích cực đời sống vật chất và tinh
thần của cộng đồng dân tộc Kor. Tuy nhiên, trong sự chuyển biến đó đang đặt
ra nhiều vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor ở
huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Vì vậy, việc nghiên cứu về cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng,
tỉnh Quảng Ngãi từ sau năm 1986 đến nay sẽ giúp chúng ta thấy được chân
xác, khoa học về những chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng
dân tộc Kor. Qua việc nghiên cứu đó sẽ làm rõ sự đúng đắn trong chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước, cũng như góp phần giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor nói riêng và Việt Nam nói chung.
Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: “Chuyển
biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh
Quảng Ngãi (1986 - 2020)” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Lịch sử Việt Nam.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Qua khảo sát, đến nay công tác nghiên cứu về cộng đồng dân tộc Kor
tuy đã đạt được một số thành tựu, nhưng chỉ mới đề cập ở phạm vi nhỏ, tổng
quát, vẫn còn nhiều vấn đề liên quan cần tiếp tục làm rõ.
Năm 1984, Viện Dân tộc học cho ra đời tác phẩm “Các dân tộc ít người ở

Việt Nam (Các tỉnh phía Nam)”, do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội ấn


2
hành, đề cập đến các vấn đề cơ bản của các dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Nam,
trong số đó có dân tộc Kor: về điều kiện tự nhiên, dân cư, lịch sử tộc người…
Sau đổi mới, năm 1989 Sở Văn hóa Thơng tin Quảng Ngãi cho xuất
bản tác phẩm “Bão lửa Trà Bồng” của tác giả Nguyễn Hồ, trình bày nội dung
cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi, trong đó có đề cập đến
văn hóa dân tộc Kor và những đóng góp của dân tộc Kor trong cuộc kháng
chiến, giải phóng dân tộc.
Trong tác phẩm“Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng
Ngãi” của các tác giả Tạ Hiền Minh, Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Xn Hồng
do Sở Văn hóa Thơng tin Quảng Ngãi xuất bản năm 1996, đã giới thiệu tổng
quan về sản xuất, đời sống văn hóa, chuẩn mực xã hội, nhận thức của các dân
tộc… tuy nhiên nghiên cứu về dân tộc Kor lại trình bày xen kẻ với dân tộc
Hrê, Ca Dong.
Với mục đích làm rõ yếu tố lịch sử, địa lý tự nhiên, con người và phong
tục tập quán, tín ngưỡng… của các dân tộc ở Quảng Ngãi, năm 2001, Sở Văn
hóa Thơng tin Quảng Ngãi xuất bản tác phẩm “Quảng Ngãi - Đất nước, con
người, văn hóa”. Nội dung của cơng trình nghiên cứu đã khái qt tồn diện
về Quảng Ngãi, trong đó có đề cập đến những nét văn hóa nói chung và của
dân tộc Kor nói riêng.
Năm 2008, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Trà Bồng xuất bản cơng
trình “Lịch sử Đảng bộ huyện Trà Bồng (1930 - 2003)” có đề cập đến những
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội địa
phương, làm rõ những tác động đến những chuyển biến trong đời sống văn
hóa cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng.
Năm 2009, nhà xuất bản Đà Nẵng ra mắt cơng trình Văn hóa cổ truyền
dân tộc Kor của tác giả Cao Chư đã trình bày những nét văn hóa truyền thống

của dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề


3
chung nhất về văn hóa dân tộc Kor và có liên quan đến một số lĩnh vực của
cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Cho đến nay
chưa có một cơng trình nào trình bày một cách toàn diện, đủ về “Chuyển biến
trong đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh
Quảng Ngãi (1986 - 2020)”. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu liên
quan là nguồn tư liệu quý giá giúp tác giả giải quyết những nhiệm vụ của đề
tài đặt ra.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ sự chuyển biến trong đời sống văn
hóa vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh
Quảng Ngãi (1986 - 2020). Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy những giá
trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng dân tộc Kor.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung làm rõ các nhiệm
vụ sau đây:
- Phân tích làm rõ nguồn gốc và địa bàn cư trú của cộng đồng dân tộc
Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
- Nghiên cứu về đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor ở huyện
Trà Bồng trước năm 1986.
- Làm rõ sự chuyển biến trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần
của cộng đồng dân tộc Kor từ năm 1986 đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là sự chuyển biến trong đời sống

văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc Kor từ năm 1986
đến năm 2020.


4
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu chuyển biến trong đời sống văn hóa vật chất
và tinh thần của cộng đồng dân tộc Kor từ năm 1986 đến năm 2020.
Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu cộng đồng dân tộc Kor trên địa
bàn 6 xã: Trà Giang, Trà Thủy, Trà Lâm, Trà Tân, Trà Sơn, Trà Hiệp. Đây là
những xã có dân tộc Kor sinh sống đơng đảo và có sự thay đổi lớn về đời
sống văn hóa.
Nội dung đề tài luận văn giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến
năm 2020. Tuy nhiên, để thấy được một số vấn đề và để trình bày nội dung chính
được lơgíc, khoa học, đề tài mở rộng thêm thời gian trước năm 1986.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Đề tài hoàn thành trên cơ sở các nguồn tài liệu khác nhau:
Tài liệu thành văn: các báo cáo thu thập từ Ủy ban nhân dân huyện Trà
Bồng; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Quảng Ngãi; Sở Văn hóa Thơng tin tỉnh
Quảng Ngãi… các cơng trình nghiên cứu đã xuất bản có liên quan.
Tài liệu điền dã, thực địa tại địa phương trong phạm vi khảo sát, nghiên
cứu của đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn dựa trên nền tảng phương pháp luận của
Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt, dựa trên quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề văn hóa dân tộc.
Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học lịch sử nên việc kết hợp phương pháp
lịch sử và phương pháp logic được coi là phương pháp chủ đạo trong nghiên
cứu đề tài. Bên cạnh đó, Tác giả cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu

khác như: phương pháp sưu tầm, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê,
phương pháp điền dã, để giải quyết các yêu cầu đặt ra của luận văn.


5
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn hồn thành sẽ có những đóng góp chủ yếu sau:
Tái hiện được những chuyển biến trong đời sống văn hóa vật chất và
tinh thần của cộng đồng dân tộc Kor từ năm 1986 đến nay. Đồng thời nêu lên
và phân tích những tác động và mối liên hệ giữa lịch sử và văn hóa, cũng như
những bất cập, hạn chế trong đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor
trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi (1986 - 2020).
Kết quả nghiên cứu của luận văn là nguồn tài liệu tham khảo để giảng
dạy lịch sử địa phương, góp phần làm phong phú thêm những vấn đề về văn
hóa Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở để các cơ quan lãnh đạo
huyện và xã đề ra và ban hành những chính sách phù hợp đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế, xã hội ở huyện Trà Bồng; đồng thời góp phần định hướng
bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của cộng đồng dân tộc Kor ở
huyện Trà Bồng nói riêng và ở tỉnh Quảng Ngãi nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh
Quảng Ngãi trước năm 1986
Chương 2: Chuyển biến trong đời sống văn hóa vật chất của cộng đồng
dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi (1986 - 2020)
Chương 3: Chuyển biến trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng
đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi (1986 - 2020)



6

Chương 1:
KHÁI QUÁT VỀ CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KOR Ở
HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI TRƯỚC NĂM 1986
1.1. Một số khái niệm về cộng đồng dân tộc và đời sống văn hóa
1.1.1. Cộng đồng dân tộc
“Cộng đồng” là một khái niệm đã và đang được sử dụng khá rộng rãi
trên văn đàn khoa học, trong nhiều lĩnh vực. Thuật ngữ “cộng đồng” vốn bắt
nguồn từ gốc tiếng Latin là “cummunitas”.
Khi nghiên cứu về khái niệm cộng đồng, PGS.TS Phạm Hồng Tung
cho rằng: “Cộng đồng là tập hợp người có sức bền cố kết nội tại cao, với
những tiêu chí nhận biết và quy tắc hoạt động, ứng xử chung dựa trên sự
đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành
viên của cộng đồng cảm thấy có sự gắn kết họ với cộng đồng và với các thành
viên khác của cộng đồng” [39].
Khái niệm “dân tộc” trong tiếng Việt hiện nay được sử dụng theo hai nghĩa:
dân tộc - quốc gia bao gồm toàn thể cư dân của quốc gia, đất nước (dân tộc Việt
Nam); dân tộc - tộc người là những cộng đồng người có chung ngơn ngữ, văn hóa
và ý thức tự giác dân tộc (dân tộc Kinh, dân tộc Mường, dân tộc Thái,…)
Dân tộc có thể chỉ một cộng đồng người chia sẻ một ngơn ngữ, văn
hóa, sắc tộc, nguồn gốc, hoặc lịch sử. Tuy nhiên, nó cũng có thể chỉ những
người có chung lãnh thổ và chính quyền (ví dụ những người trong một quốc
gia có chủ quyền) khơng kể nhóm sắc tộc. Trong trường hợp gắn liền với một
quốc gia dân tộc, dân tộc còn được gọi là quốc dân. “Dân tộc” mang nhiều
nghĩa và phạm vi nghĩa của thuật ngữ thay đổi theo thời gian.
Như vậy, từ những khái niệm trên, ta có thể thấy cộng đồng dân tộc là
một chỉnh thể. Cụ thể, cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng là nói đến sự
gắn kết lâu đời theo một quá trình lịch sử mà ở đó có những cách thức,



7
phương thức chung của họ. Thể hiện đậm nét trong đời sống vật chất và tinh
thần của dân tộc mình.
1.1.2. Đời sống văn hóa
Qua thời gian, cụm từ đời sống văn hố được đề cập trong một số tác
phẩm, cơng trình nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác nhau:
Trong văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần IV (1976), Đảng chủ
trương: “Hết sức quan tâm tổ chức tốt đời sống văn hoá ở các vùng kinh tế
mới, các nông trường, lâm trường, công trường ở các vùng dân tộc, ở miền
núi và hải đảo”. Đến Đại hội Đảng lần thứ V (1982), Đảng ta xác định rõ hơn
nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá, nhất là đời sống văn hố ở cơ sở, coi đó
là một chủ trương quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong xây dựng văn hoá
và con người. Sau Đại hội V, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở trở thành
một phong trào phát triển sâu rộng trên địa bàn dân cư, đơn vị sản xuất, công
tác, học tập tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức và nhu cầu
hưởng thụ, sáng tạo văn hoá trong đời sống của mọi tầng lớp nhân dân. Từ đó,
khái niệm về đời sống văn hoá ngày một sáng tỏ trong một số cơng trình
nghiên cứu.
Trong cuốn sách Đường lối văn hố văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt
Nam (xuất bản năm 1987) đã luận giải: “Đời sống văn hố chính là những
hành vi sống biểu hiện một trình độ văn hố, bao gồm các hoạt động của xã
hội, của tập thể, của từng cá nhân, nhằm mục đích văn hóa tức là hoàn thiện
con người”. Đến năm năm 2007, cuốn Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá
của Đảng đưa ra khái niệm: “Đời sống văn hoá là một bộ phận của đời sống
xã hội, bao gồm tổng thể những yếu tố hoạt động văn hoá vật chất và tinh
thần, những tác động qua lại lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những
quan hệ có văn hố trong cộng đồng, trực tiếp hình thành nhân cách và lối
sống của con người”. Con người sinh ra và trưởng thành, muốn cho đời sống

cá nhân được phong phú, lành mạnh thì tất yếu người đó có quan hệ đến:


8
- Đời sống vật chất: đảm bảo yếu tố cho người đó sinh tồn.
- Đời sống tinh thần: nhằm thỏa mãn nhu cầu ý thức về tình cảm, lý trí,
nghị lực, tư tưởng của người đó.
- Đời sống xã hội: xã hội hình thành nhân cách con người. Bản thân
mỗi người đều muốn sống với cộng đồng, thông qua cộng đồng để chứng
minh, khẳng định phẩm chất, năng lực của mình và hồn thiện bản thân.
Đời sống văn hóa có thể hiểu đó là tất cả những hoạt động của con
người tác động vào đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống xã hội để
hướng con người vươn lên theo qui luật của cái đúng, cái đẹp, cái tốt, của
chuẩn mực giá trị chân, thiện, mĩ, đào thải những biểu hiện tiêu cực tha hoá
con người. Đời sống văn hóa là q trình diễn ra sự trao đổi thơng qua các
hoạt động văn hóa nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. Đó là q
trình các yếu tố văn hóa mà con người tiếp thu được tác động vào đời sống
vật chất để con người biến đổi môi trường tự nhiên tạo lập môi trường nhân
văn, làm ra được nhiều sản phẩm vật chất cho xã hội; tác động vào đời sống
tinh thần để con người thỏa mãn nhu cầu chủ quan đáp ứng các yêu cầu về tư
tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống; tác động vào đời sống xã hội để xây dựng
một hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội; tác động vào chính bản thân đời
sống cá nhân, điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân và cho cá nhân phương
thức lựa chọn hướng đi tốt nhất cho chính cuộc đời mình.
Đời sống văn hóa bao giờ cũng có tính kế thừa. Kế thừa các giá trị
truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước tạo ra sự ổn định và tiền đề khẳng
định những giá trị mới. Đời sống văn hóa bao giờ cũng có tính đổi mới, bởi lẽ
con người ln ln có khát vọng vươn lên cái tốt đẹp, chỉ có mạnh dạn sáng
tạo, mạnh dạn đổi mới mong đáp ứng nhu cầu càng cao về vật chất và tinh
thần của con người.

Như vậy, đời sống văn hóa là hiện thực sinh động các hoạt động của
con người trong mơi trường sống để duy trì, đồng thời tái tạo các sản phẩm


9
văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần theo những giá trị và chuẩn mực xã hội
nhất định nhằm không ngừng tác động, biến đổi tự nhiên, xã hội và đáp ứng
nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng sống của chính con người [37].
Trong cộng đồng dân tộc Kor, đời sống văn hóa vật chất và tinh thần
của họ song hành, liên hệ chặt chẽ với nhau, do đó việc phân chia đời sống
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần chỉ mang tính tương đối, nhằm làm sáng
tỏ các hoạt động sản xuất cũng như hoạt động văn hóa tinh thần của tộc người
này trước đây, vừa làm cơ sở xác định sự chuyển biến trong đời sống văn hóa
của họ so với hiện nay.
1.2. Nguồn gốc, địa bàn cư trú và thiết chế tổ chức xã hội của cộng đồng
dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
1.2.1. Nguồn gốc và địa bàn cư trú
Trà Bồng là huyện miền núi địa đầu phía Bắc của tỉnh Quảng Ngãi, có
huyện lỵ là thị trấn Trà Xuân, cách trung tâm tỉnh Quảng Ngãi 40 km về phía
Tây Bắc huyện Trà Bồng. Có độ cao từ 80 - 1500 mét so với mực nước biển,
diện tích tự nhiên 760, 35 km2 (số liệu đến 31/12/2020). Phía Đơng giáp huyện
Bình Sơn và huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi. Phía Tây, tiếp giáp với phía Đơng
Trường Sơn. Phía Nam giáp huyện Sơn Hà và huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi,
phía Bắc giáp huyện Bắc Trà My và huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam [28,
tr.37].
Cư dân ở Trà Bồng chủ yếu là người Kor. Tính đến năm 2020, huyện
Trà Bồng dân số là 53.598 người. Mật độ dân số khoảng 70 người/km2. Trong
đó, dân tộc Kor có 32.624 người Kor (chiếm 60,87%); dân tộc Kinh có
17.866 người (chiếm 33,33%); dân tộc Xơ Đăng 1.887 người (chiếm 3,52%);
dân tộc Hrê 992 người (chiếm 1,86%); dân tộc Mường 68 người (chiếm

0,12%); dân tộc Tày 39 người (chiếm 0,07%); dân tộc khác 122 người (chiếm
0,22%). Số người kinh đông nhất là ở thị trấn Trà Xuân (7.203 người), kế đến là
các xã Trà Bình, Trà Phú. Người Kor sống đều khắp ở các xã miền núi [38].


10
Khi nghiên cứu cộng đồng dân tộc Kor ở Trà Bồng xuất hiện khá nhiều
quan điểm khác nhau về nguồn gốc:
Ngược chiều thời gian, chúng ta biết ở vùng đồng bằng ven biển Quảng
Nam, Quảng Ngãi xưa kia, thời tiền sử, có cả lớp người chủ nhân Văn hóa Sa
Huỳnh; đến thời sơ sử, từ đầu Công nguyên đến khoảng đầu thế kỷ XV, có
lớp cư dân Chiêm trong vương quốc cổ Chămpa. Có thể hình dung, trong
vương quốc cổ này, người Chiêm là dân tộc đa số, trong khi người Kor vẫn
đóng vai trị một dân tộc thiểu số, vẫn định vị ở vùng núi hiện nay.
Theo quan điểm tác giả Nguyễn Hồ trong tập ký sự Bảo lửa Trà Bồng,
cho rằng nguồn gốc của người Kor là ở Trà Bồng, ông viết:“Ngay cả những
người Kor đã già và hiểu biết nhiều cũng chỉ biết rằng từ bao đời nay, người
Kor luôn sống ở Trà Bồng, Trà Bồng là chiếc nôi, là quê hương ruột thịt của
họ” [10, tr. 10].
Trong truyền ngơn của người Kor, có người cho rằng: “Quê hương của
mình nguyên ở đảo Lý Sơn, hoặc đảo Lý Sơn chính là ngơi làng Ta Ly của
người Kor “trôi dạt” ra biển trong một trận đại hồng thủy” [6, tr.36].
Theo nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm Vạn viết rằng: “Dân tộc Kor có ý
thức về dân tộc mình và ý thức về nơi sinh trưởng là hai bên bờ sông Tranh”
[34, tr.21]. Hay, trong tài liệu Lịch sử Đảng bộ huyện Trà Bồng 1930 - 2003
có viết: “Dân tộc Kor là một cộng đồng cư trú từ lâu đời tại Trà Bồng và
chiếm hơn 40% dân số toàn huyện. Sự tồn tại và phát triển của cộng đồng
người Kor hàng ngàn năm ở đây đã được nhiều cơng trình nghiên cứu khoa
học xác định” [2, tr.12].
Bên cạnh đó, một dấu vết khá đặc biệt ở vùng người Kor ngày nay là

những mảnh sành cổ vỡ, bể nằm rải rác theo vùng người Kor Đường Nước, từ
xã Trà Thủy huyện Trà Bồng đến xã Trà Thanh; theo vùng người Kor Đường
Rừng ở làng Trà Ót xã Trà Tân huyện Trà Bồng. Số lượng mảnh sành này rất
dày, tập trung dọc đường này, một hiện tượng lạ khác là trên vùng xã Trà


11
Trung lưng chừng núi Cà Đam, vùng đá Trà Quân có những lũy tre, những
đồi tre (Ka Rơm) người Kor không ai dám đụng tới, những vườn cam, dứa
mọc tự nhiên, chỉ hái ăn tại chỗ, không ai được phép mang về [6, tr.40].
Dựa vào địa lý tự nhiên, người Kor chia làm hai dòng tộc khác nhau.
Vùng đất cao hơn gọi là Kor Đường Rừng và vùng đất thấp hơn gọi là Kor
Đường Nước. Ranh giới phân chia hai đường này chính là dịng sơng Trà
Bồng. Đường Rừng là đường từ vùng giao điểm đi về hướng tây nam vùng
Kor, chạy len lõi xuyên qua vùng mà phần lớn chỉ có núi cao và rừng rậm,
băng qua các suối như suối Cà Tình, thác Con Lang, suối Nước Voọc. Đường
Nước là con đường chạy quanh co khúc khuỷu như rắn bị dọc theo phía tả
ngạn sơng Trà Bồng, gồm các làng thuộc các xã Trà Giang, Trà Thủy, Trà
Hiệp huyện Trà Bồng.
Xét ở địa vực cư trú thuần túy một cách tự nhiên của người Kor thì chủ
yếu ở vùng tây bắc tỉnh Quảng Ngãi. Xét về quan hệ tộc người, địa bàn cư trú
của người Kor ở phía đơng tiếp giáp với người Kinh và đồng bằng, phía nam
tiếp giáp với vùng cư trú của người Hrê, phía tây giáp với vùng Ca Dong, đều là
các dân tộc ít người miền núi. Xa hơn nữa là người Xơ Đăng trên cao nguyên
Kon Tum, người Cơ Tu trên vùng phía tây tỉnh Quảng Nam. Trong quan hệ giữa
các dân tộc, thì mối quan hệ cận cư là quan trọng bậc nhất. Người Kor gọi người
Việt là Doan, Do-oát hoặc Kinh, gọi người Ca Dong và Ka jốk.
Người Kor sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, trồng quế, bắp, săn bắn,
hái lượm, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. Xã hội Kor xưa kia ở vào thời
kỳ tiền giai cấp, tính cố kết cộng đồng cao, sống hiền hịa, cần cù nhẫn nại, có

nhiều giá trị văn hóa cổ truyền đặc sắc. Bên cạnh người Kor cịn có người
Kinh cư trú chủ yếu ở các xã Trà Phú, Trà Bình và thị trấn Trà Xn phía
đơng huyện, ven trục lộ giao thông, chủ yếu làm ruộng nước và buôn bán, làm
nghề thủ cơng, và có sự giao lưu với văn hóa Kor. Ngồi ra, cịn có người Xơ
Đăng, Hrê, Mường, Tày và một số dân tộc khác. Các dân tộc ở Trà Bồng có


12
truyền thống đồn kết, có sự giao lưu bn bán lâu đời và có truyền thống yêu
nước khá nổi bật.
Sau năm 1945, người Kor cư trú ở các xã: Trà Khê, Trà Phong, Trà
Quân, Trà Lâm, Trà Thủy, Trà Hiệp, Trà Giang, Trà Lãnh, Trà Nham, Trà
Sơn. Trong đó, địa bàn các xã Trà Giang, xã Trà Thủy, xã Trà Lâm, xã Trà
Tân, Trà Sơn, Trà Hiệp là nơi có người Kor sinh sống đơng và có sự thay đổi
lớn về đời sống văn hóa.
Cư trú ở địa hình núi cao, độ dốc lớn, bị chia cắt bởi sông suối dày đặc,
thung lũng các sơng suối có sườn dốc, đáy hẹp, khơng có các bãi bồi rộng,
được phủ lên bởi thảm thực vật nhiều tầng; tài nguyên rừng đa dạng và phong
phú với nhiều loài động vật hoang dã, để thích nghi với điều kiện địa lý tự
nhiên như vậy, người ở lập làng (nóc) thường ở lưng chừng sườn núi, có độ
cao từ 300 mét đến 1.000 mét. Sinh sống trên địa hình kém thuận lợi (do độ
dốc lớn, đất nhanh bạc màu), do đó, việc thay đổi điểm canh tác ở người Kor
diễn ra thường xuyên dưới các dạng như luân canh cho đất nghỉ và di dịch
canh [19, tr.73].
1.2.2. Thiết chế tổ chức xã hội
Trong xã hội truyền thống của người Kor, làng nóc là đơn vị cư trú,
đồng thời là đơn vị tự quản với những tập tục sinh hoạt được quy định bởi
người đứng đầu bộ máy tự quản đó là chủ làng hay cịn gọi là người đứng đầu
làng. Chủ làng là người đàn ông, thường thì tuổi đời từ trung niên trở lên, có
uy tín cao, giàu kinh nghiệm làm ăn, từng trải, mẫu mực trong quan hệ ứng

xử, có tri thức dân gian, hiểu biết về phong tục tập quán. Hay nói cách khác,
chủ làng là người có uy tín và năng lực điều hành bộ máy tự quản của làng,
được các thành viên trong làng tin tưởng và suy tôn. Người chủ làng có thể là
người dịng họ gốc (dịng họ có cơng lập ra làng) cha truyền con nối qua
nhiều thế hệ, như trường hợp chủ làng Von, thôn 2, xã Trà Thủy. Nếu những
người thân thuộc của người đứng đầu làng trước khơng có ai xứng đáng tiếp


13
tục làm chủ làng thì chủ làng cũng có thể là người được các cụ già trong làng
đề cử theo các tiêu chuẩn về tuổi tác, tri thức, uy tín và của cải và được các
thành viên trong làng tán thành. Về đối nội, người đứng đầu làng chịu trách
nhiệm quyết định những công việc chung của làng, như quản lý đất đai, tổ
chức sắp xếp làng, làm trọng tài phân xử khi xảy ra tranh chấp giữa các gia
đình trong làng; tổ chức các thành viên, giúp đỡ một gia đình mà ở đó khi gặp
khó khăn; là người giữ vị trí chủ chốt trong các buổi tế lễ, cúng bái. Về đối
ngoại, người đứng đầu làng thay mặt các thành viên tiếp khách chung của
làng; gặp gỡ đại diện của làng để bàn bạc, giải quyết các vấn đề liên quan,
đích thân đến gặp từng cụ già trong làng để tham khảo ý kiến, cũng như các
thành viên khác, chủ làng hịa mình trong đời sống cộng đồng, sống bình đẳng
như mọi thành viên khác về nghĩa vụ và quyền lợi. Dân làng thường dành cho
thủ lĩnh của mình lịng kính trọng và một vài biểu hiện ưu đãi về tình cảm như
đến làm giúp khi ngày mùa bận rộn, được bà con trong làng kính biếu một số
quà trong các đám cưới, cúng lễ, được một phần thịt đầu khi trong làng săn
được thú.
Từ đó, chúng ta có thể thấy, xa xưa, chính trong thiết chế tổ chức xã hội
của cộng đồng dân tộc Kor đã có tính cấu kết cộng đồng văn hóa người với
nhau, mà ở đó đại diện chung cho họ là chủ làng. Tạo ra một thiết chế cổ truyền
làng, mang vóc dáng chung của làng xã cổ truyền trên đất nước Việt Nam ta.
Bên cạnh chủ làng, cịn có thầy cúng, trong làng không thể thiếu người

đỡ đẻ và thanh niên trai tráng, khỏe mạnh, giỏi bắn nỏ, phóng lao, làm nhiệm
vụ bảo vệ làng. Cũng có một số làng, người chủ làng đảm nhận ln vai trị
thầy cúng, đúng như các tác giả trong “Quảng Ngãi tỉnh chí” đã viết: “Ở Trà
Bồng, mỗi làng mọi Trầu có đặt một hai “già làng” để chun nghề coi giị
gà đốn định. Phàm việc gì cũng coi giị gà, định tốt xấu, thậm chí nhà đang
ở mà bảo dời cũng phải dời, thầy cúng là nam giới, phần lớn là người già và
trung niên” [19, tr.78].


14
Bộ máy tự quản của làng được vận hành theo những luật tục vừa mang
đặc trưng chung về phong tục tập quán của dân tộc Kor, vừa thể hiện đặc
điểm riêng của từng nóc. Nếu làng chỉ có một nóc thì người chủ làng thường
ở giữa (buồng giữa) của nhà sàn dài để tiện điều hành sinh hoạt và liên hệ với
các hộ khác.
Từ những quan điểm của nhiều tác giả khi nghiên cứu về cộng đồng
dân tộc Kor, cho thấy rằng nguồn gốc người Kor cư trú chủ yếu trên mảnh đất
núi rừng Trà Bồng, Quảng Ngãi, với sự định cư lâu dài từ ngàn năm trước.
Điều đó được khẳng định và thuyết phục hơn qua sự phát hiện của một số di
vật thuộc hậu kỳ Đá mới. Trong Địa chí Quảng Ngãi có chép: “Cách đây
khoảng 4.000 năm, ở đây có tầng văn hóa dày khoảng 65mm, thuộc thời kỳ đồ
Đá, có các di vật như rìu vai, bàn mài, cuộn lăn gốm” [35, tr. 561]. Từ xưa,
đồng bào Kor ở quần tụ theo nóc, có chủ nóc, chủ làng điều hành chung.
Trong mỗi xóm, làng có nhiều gia đình chung huyết thống hoặc cùng chung
khu vực sản xuất. Tên của nóc, xóm thường được mang tên người già làng có
uy tín, am hiểu phong tục tập qn và có kinh nghiệm làm ăn, ứng xử, ln
gương mẫu và được mọi người kính trọng. Và đó gọi là một thiết chế xã hội cổ
truyển với đơn vị tự quản của cộng đồng dân tộc Kor. Đồng bào có tính cố kết
cộng đồng cao, sống hiền hịa, trong xã hội sự phân hóa giai cấp khơng rõ rệt.
1.3. Đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor ở Trà Bồng trước

năm 1986
Dân tộc Kor, trước năm 1986 và thời kỳ trước đó, với số dân ít ỏi, trạng
thái kinh tế - xã hội ở thời tiền giai cấp vẫn trường tồn là nhờ cuộc mưu sinh
thích ứng với môi trường, một mặt biết khắc phục những bất lợi của nó, mặt
khác biết dựa vào tự nhiên để mưu sinh, sáng tạo ra các yếu tố văn hóa vật
chất, không chỉ qua những vật phẩm dùng vào việc ăn uống mà còn ở việc
dựng làng, làm nhà ở, việc đi lại, bố phòng [6, tr. 97].
1.3.1. Đời sống văn hóa vật chất


15
1.3.1.1. Đời sống kinh tế
Trong cuộc mưu sinh của người Kor, săn bắt, hái lượm, chăn nuôi,
trồng trọt là những nhân tố hữu cơ trong một trạng thái kinh tế nông nghiệp
cổ sơ. Săn bắt, hái lượm, trồng trọt, chăn ni tương hỗ nhau để làm sao có
nhiều thực phẩm dành cho con người, đồng thời bảo vệ hoa màu, vật ni,
bảo vệ con người [6, tr.97]:
Để có thêm thịt cho Để có thêm thịt cho
bữa ăn (và

bữa ăn (và

cúng tế)

cúng tế)

Để bảo vệ hoa màu Cung cấp công cụ cho
(chống chim, chuột, săn bắt (chó), gián tiếp
thú phá lúa bắp, quế, có thêm thực phẩm và
SĂN BẮT


rau,…)

CHĂN NI

bảo vệ hoa màu

Để bảo vệ con
người và vật nuôi
(chống voi, hổ)
Để có thêm rau quả Để có lương thực,
mà trồng trọt khơng có thực phẩm, rau quả
HÁI LƯỢM

hoặc thiếu ở từng thời cho bữa ăn hằng ngày
gian

(và lễ

TRỒNG
TRỌT

hội)

Để thích nghi với chính mơi trường núi rừng mình sinh sống, người
Kor theo thời gian đã dần dần sử dụng những công cụ hoặc phương cách thích
hợp trong việc săn bắt, hái lượm. Điển hình nhất vẫn là cơng cụ giáo mác, tên
ná, chơng, thị, mang cung, bẫy gài, hầm sập dùng để săn bắt; cịn những cơng
cụ sử dụng trong việc hái lượm như rựa, dao, các công cụ vớt, xúc, hoặc đơn
giản là dùng tay không, xem ra không khác lắm so với các dân tộc gần đó

trong vùng như Xơ Đăng, hay Hrê, giáo, mác của người Kor được cấu tạo tựa
hình con chim chèo bẽo dang cánh, họ cũng sáng tạo ra nhiều loại bẫy, trong


16
đó có bẫy thắt (kiếp) khá đơn giản và độc đáo.
Với người Kor khi đi săn, có thể chỉ riêng lẻ một vài người, hoặc cả
một tốp trai tráng, nhất đối với việc săn thú rừng. Trong săn bắt, thường người
Kor ở thế chủ động, nhưng cũng có khi ở thế thụ động, nhất là đối với các loài
thú lớn như voi, hổ.
Cùng với đó, trong một nền nơng nghiệp sơ khai, sản phẩm từ trồng
trọt và chăn nuôi của người Kor chưa chiếm một vị trí quan trọng tuyệt đối
trong cuộc sống như ở người Kinh hay một tỷ lệ lớn như ở người Hrê láng
giềng, nhưng cũng rất quan trọng. Phần lớn lương thực, thực phẩm của người
Kor lấy từ chăn nuôi, trồng trọt.
Địa bàn cư trú của người Kor ở các xã Trà Tân, Trà Giang, Trà Thủy…
là vùng đồi núi cao, vô cùng hiểm trở, độ dốc lớn, các thung lũng đều rất hẹp,
chừng như chỉ đủ cho các dịng chảy len lách qua sơng, suối nên trồng tỉa
nương rẫy trên các sườn dốc đứng là phương thức canh tác duy nhất. Người
Kor chỉ canh tác nương rẫy theo kiểu “hỏa canh” với các công đoạn đặc thù:
phát, đốt, chọc, tỉa. Trong đó phát cây, đốt rẫy nằm trong khâu chọn đất, mở
đầu cho một vụ sản xuất mới, vốn là công việc nhọc nhằn kéo dài cả tháng
trời nên gia đình những thành viên có thể làm lụng đều phải tham gia.
Lối canh tác nương rẫy rất khác với kiểu canh tác ruộng đất ở đồng
bằng, chu kỳ canh tác nương rẫy của người Kor gắn liền với bộ nông cụ riêng
dành cho từng khâu sản xuất. Bộ nông cụ này khá đơn giản như rìu, rựa, gậy
chọc lỗ, ống đựng hạt giống, nạo cỏ, gùi. Khi phát rẫy thì dùng rìu rựa. Rìu
dùng để chặt các cây lớn. Rựa tương tự của người Kinh, nhưng thường có
mấu dài hơn, để chặt phát cây nhỏ. Mặc khác, cũng giống như các dân tộc
khác ở trong vùng, người Kor có tín ngưỡng hồn lúa, hồn lúa được tôn thờ,

thể hiện đậm nét của thời kỳ cổ sơ, khi con người mới biết đến cây lúa và biết
trồng lúa để làm thức ăn chủ lực. Với họ, lúa rẫy được xem như loại cây thực
phẩm với cái tên “nhạc trưởng”. Trên cái gu thờ của người Kor, cây lúa tuy


17
được khắc vạch chỉ vài nét đơn sơ nhưng rất thực, rất sinh động. Trước khi
suốt lúa, người Kor làm lễ mừng lúa mới. Sau khi thu hoạch xong, người ta
làm lễ giã rạ tạ ơn thần linh, với lời khẩn “Mo Hwýt âm va, Mo Rít âm va,
Mo Crai âm va” [6, tr.125].
Ngoài ra, cộng đồng dân tộc Kor gắn liền trong sản xuất nơng nghiệp
với sự kính ngưỡng đối với các thần cho lúa cho thấy người Kor rất coi trọng
cây lúa, rất hàm ơn trời đất đã tạo ra cây lúa, gieo trồng cây lúa và các lễ thức
của nó, mang đậm nét văn hóa Kor là đây.
Trước ngày trỉa lúa, người Kor làm lễ xuống giống với lễ thức là gà,
rượu, gạo, trầu, xin các thần phù hộ cho lúa mọc đều và không bị côn trùng
chim chóc ăn hại. Theo mơ tả của các tác giả nghiên cứu về vấn đề này có
viết:“Khi trỉa lúa, nam đi trước cầm gậy chọc lỗ, mỗi lỗ thường phải chọc hai
lần cho đủ độ sâu, nữ theo sau tra hạt. Nữ tay cầm ống đựng hạt giống đổ vào
tay kia, mỗi lỗ bỏ chừng năm bảy hạt giống để nện lấp. Nhà nào thiếu nhân
cơng thì nhờ vịng đổi cơng ở những người trong nóc, khơng để việc trĩa lúa
cùng trên một rẫy mà kéo quá dài nhiều ngày” [6, tr.124].
Trong mạch sống và văn hóa vật chất, đã có sự xuất hiện của lúa nước.
Trong truyền thống của người Kor không trồng lúa nước mà chỉ lúa rẫy.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp: “Đồng bào các xã vùng cao có sự
chuyển biến mới trong việc sản xuất lúa nước ở các nà dọc sông, suối như Nà
Niêu, Vực Môn, nà Cha Ngập, vùng Trà Biêu,… Đồng bào cịn tỉa bắp, đậu,
trồng bí, dưa, xen kẽ với lúa rẫy, đẩy mạnh trồng, chăm bón và khai thác quế
đổi gạo, muối, vải… đồng thời giảm bớt việc đâm trâu trong các dịp cúng tế,
lễ hội. Đồng bào các xã vùng thấp đưa ruộng lúa nước từ một vụ lên hai

vụ/năm, khơng làm bún bằng gạo, dùng bột củ mì làm bún, bánh tráng thay
gạo” [2, tr.66].
Từ những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ở
thung lũng Nà Niêu (xã Trà Phong), ở làng Tà Ót (xã Trà Tân) đã bắt đầu


18
khai khẩn để làm lúa nước và từ đó xuất hiện nên nhiều nghi lễ liên quan đến
sản xuất nông nghiệp.
Trong một nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp có rất nhiều lễ
cúng như: Lễ cúng phát rẫy, lễ cúng tỉa lúa, lễ cúng rước hồn lúa về kho lúa lễ
cúng cơm mới, lễ cúng ma chòi lúa, lễ cúng máng nước, lễ cúng chim Sip-tarpleo diệt trừ sâu phá quế,…
Chính vì thế, khái niệm thần thánh của người Kor được hiểu rất rộng
với nhiều loại khác nhau. Các vị thần linh có thể trợ giúp, phù hộ cho con
người và cũng có thể gây hại cho con người. Người Kor họ tưởng tượng ra
trên núi cao, vách đá cũng đầy các thế lực huyền bí khiến họ không dám phá
chặt cây cối để làm rẫy quanh khu vực đó. Theo họ, dường như tất cả mọi vật
đều gắn bó với sự tồn tại và chi phối của các lực lượng siêu nhiên. Có nước
uống là nhờ ma cho nước; của cải có thể sinh sơi làm cho con người giàu có
được là nhờ ong cho hàng,… Ví như một bài cúng cơm mới của người Kor có
đoạn: “Hú ơ! Mời các thần linh coi sóc nương rẫy, giữ hồn giống lúa, cây
trồng, nay lúa trên rẫy đã chín. Trước khi thu hoạch, để cảm tạ các thần cúng
chúng tôi xin cúng dân cơm, cá, rượu, thịt, trầu, thuốc mời các vị thần trông
coi giống lúa, giống cây trồng, coi sóc rẫy cử, chịi lúa, kho lúa cùng các vị
thần trông coi nhà cửa, giữ lửa cùng hưởng lễ xin mời dùng thịt, xin mời
uống rượu, no sây vui vẻ xong rồi, xin hãy cấp (ban) cho lúa được đầy gùi,
đầy kho, tuốt năm bảy bông lúa được đầy một đát (giỏ nhỏ), tuốt một rẫy lúa
đầy kho trong nhà, đầy chịi ngồi rẫy. Xin hãy thương cho gạo nấu cơm nở
đủ mời cả làng, cơm ăn trong nồi luôn thừa, không cạn. Xin hãy ban cho làm
ăn no đủ, không bị ốm đau, năm sau lúa tốt sẽ cúng nhiều hơn” [19, tr.159].

1.3.1.2. Văn hóa ăn, mặc, ở và đi lại
Theo quan niệm của người Kor, trang phục, trang sức của phụ nữ, đàn ông
Kor phải đảm bảo yếu tố tạo dáng và đường nét được trang trí bằng hoa văn
do chính bàn tay khéo léo của con người làm nên, phù hợp với điều kiện tự


×