Tải bản đầy đủ (.docx) (164 trang)

luận văn thạc sĩ chuyển biến kinh tế, xã hội của cộng đồng tín đồ phật giáo hòa hảo tại huyện chợ mới tỉnh an giang 1975 – 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 164 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

LÊ NGUYÊN HỒNG

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG
TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO TẠI HUYỆN CHỢ MỚI
TỈNH AN GIANG 1975 - 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM

Đồng Tháp - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

LÊ NGUYÊN HỒNG

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG
TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO TẠI HUYỆN CHỢ MỚI
TỈNH AN GIANG 1975 - 2016
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8.22.90.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thành Phƣơng

Đồng Tháp - 2019




LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ đầy chân tình
của các cá nhân, các cơ quan đơn vị đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp tìm kiếm
tƣ liệu hồn thành luận văn.
Trƣớc hết cho Tôi gửi lời cám ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thành
Phƣơng – giảng viên trƣờng Đại học Đồng Tháp, đã tận tình hƣớng dẫn, góp ý
trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn đến quý thầy cô giảng viên trƣờng Đại học
Đồng Tháp, Phòng sau đại học của trƣờng Đại học Đồng Tháp của tạo điều kiện
cho tôi thực hiện đề tài.
Chân thành cám ơn quý bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời thân đã thƣờng xuyên
động viên tôi trong thời gian nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất!
Đồng Tháp, ngày 15 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Lê Nguyên Hồng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi, khơng sao chép từ
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác. Các kết quả, số liệu sử dụng phân tích trong
luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên
cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu phân tích một cách trung thực, khách quan và
phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả do tôi nghiên cứu trong luận văn này
chƣa từng đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.


Tác giả luận văn


MỤC LỤC
Trang bìa
Trang phụ bìa
Mục lục
Mở đầu................................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài....................................................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ đề tài.................................................... 5
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................................. 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................. 5
3.3. Nhiệm vụ của đề tài.................................................................................................................. 5
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 6
4.1. Nguồn tƣ liệu.............................................................................................................................. 6
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................................... 7
4.3 Đóng góp của luận văn............................................................................................................. 8
5. Kết cấu luận văn............................................................................................................................ 8
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
HUYỆN CHỢ MỚI. SỰ RA ĐỜI CỦA PHẬT GIÁO HÒA HẢO VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HỊA HẢO QUA HAI CUỘC KHÁNG
CHIẾN CHỐNG PHÁP, CHỐNG MỸ................................................................................. 9
1.1. Chợ Mới qua các thời kỳ lịch sử......................................................................................... 9
1.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội- dân cƣ huyện Chợ Mới............11
1.2.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................................. 11
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội – dân cƣ.............................................................................. 13
1. 3. Truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân huyện Chợ Mới qua các thời
kì lịch sử.............................................................................................................................................. 17
1.4. Nguồn gốc, sự ra đời và giáo lý cơ bản của Phật giáo Hòa Hảo..........................24

1.4.1. Nguồn gốc.............................................................................................................................. 24
1.4.2. Sự ra đời................................................................................................................................. 28
1.4.3. Giáo lý cơ bản...................................................................................................................... 32
1.5. Hoạt động của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo hai cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ............................................................................................................................................ 37


1.5.1. Hoạt động của tín đồ Phật giáo Hịa Hảo trƣớc 7/1954....................................... 37
1.5.2 Hoạt động của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo giai đoạn 7/1954 – 4/1975..............41
Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................................................... 47
CHƢƠNG 2. KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO
HÒA HẢO TẠI HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG 1975 – 1999................49
2.1. Tình hình kinh tế của cộng đồng tín đồ Phật giáo Hịa Hảo huyện Chợ Mới từ
năm 1975-1999................................................................................................................................. 49
2.1.1. Nông nghiệp.......................................................................................................................... 49
2.1.2. Công nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp............................................................................ 60
2.2. Tình hình xã hội, sinh hoạt văn hóa tơn giáo............................................................... 64
2.2.1. Đơn giản hóa giáo lý, khuyến khích tu hành theo chánh đạo............................64
2.2.2. Gìn giữ nề nếp cũ................................................................................................................ 67
2.2.3. Đề cao vai trò của ngƣời Phật tử tại gia..................................................................... 68
2.2.4. Y tế............................................................................................................................................ 70
Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................................................... 73
CHƢƠNG 3. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG TÍN
ĐỒ PHẬT GIÁO HỊA HẢO TẠI HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG
1999 –2016......................................................................................................................................... 74
3.1. Các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với Phật
giáo Hòa Hảo.................................................................................................................................... 74
3.2. Đại hội đại biểu Phật giáo Hòa Hảo qua các nhiệm kỳ từ năm 1999 đến nay 77
3.3. Sự chuyển biến kinh tế trong cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo huyện Chợ
Mới từ năm 1999 - 2016............................................................................................................... 80

3.3.1. Nông nghiệp.......................................................................................................................... 80
3.3.2. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp............................................................................ 87
3.3.3. Về giao thông........................................................................................................................ 91
3.3.4. Về thƣơng mại-dịch vụ..................................................................................................... 91
3.3.5. Về tài chính, ngân hàng.................................................................................................... 91
3.4. Sự chuyển biến xã hội trong cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo huyện Chợ
Mới từ năm 1999 - 2016............................................................................................................... 93
3.4.1. Về giáo dục – đào tạo........................................................................................................ 93
3.4.2. Về Y tế..................................................................................................................................... 94


3.4.3. Tín đồ Phật giáo Hịa Hảo trong cơng cuộc xây dựng nơng thơn mới............95
3.4.4. Về quốc phịng, an ninh trật tự....................................................................................... 96
3.4.5.Về vốn xã hội của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo............................................................. 97
3.5. Những thay đổi trong sinh hoạt văn hóa tơn giáo trong cộng đồng tín đồ Phật
giáo Hòa Hảo huyện Chợ Mới................................................................................................... 100
3.5.1. Xu thế hòa hợp tín ngƣỡng dân gian trong cộng động tín đồ.......................... 100
3.5.2. Hình thức giảng đạo......................................................................................................... 104
3.5.3. Bài trừ mê tín dị đoan...................................................................................................... 106
3.6. Các hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội............................................................... 107
3.6.1 Mơ hình xe cứu thƣơng miễn phí................................................................................ 109
3.6.2 Mơ hình tổ xây nhà tình thƣơng.................................................................................. 110
3.6.3 Mơ hình tổ xây cầu đƣờng............................................................................................. 111
3.6.4 Mơ hình bếp ăn từ thiện................................................................................................... 112
3.6.5 Xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa............115
3.6.6 Mơ hình cấp phát thuốc Đơng y miễn phí................................................................ 118
3.7. Nhận định sự chuyển biến kinh tế từ 1999 - 2016. Bài học kinh nghiệm.......120
Tiểu kết chƣơng 3......................................................................................................................... 127
Kết luận........................................................................................................................................... 130
Tài liệu tham khảo..................................................................................................................... 135

Phụ lục


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Phật giáo Hòa Hảo đƣợc Huỳnh Phú Sổ (1920-1947) sáng lập ngày 18 tháng
5 năm 1939 tại làng Hòa Hảo thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang và phát triển
rộng khắp các tỉnh Nam Bộ. Sự ra đời của Phật giáo Hòa Hảo gắn liền với đặc
điểm tâm lý, lối sống, các giá trị văn hóa truyền thống của ngƣời Tây Nam Bộ và
có liên quan đến môi trƣờng kinh tế - xã hội – chính trị trên vùng đất này.
Về căn bản, tƣ tƣởng của Huỳnh Phú Sổ là sự dung hòa nhuần nhuyễn tinh
hoa tam giáo Phật, Nho, Lão với Bửu Sơn Kỳ Hƣơng, là sự tiếp nối trung thực,
trong sáng tinh hoa rực rỡ của tƣ tƣởng Phật giáo Việt Nam - một nền Phật giáo
dân tộc đặc thù, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Phật giáo Hịa Hảo với
phƣơng châm "Đời, Đạo liên quan rạng chói ngời", tức là trong Đời phải có Đạo,
trong Đạo phải có Đời. Về phần Đạo, Phật giáo Hòa Hảo kế thừa giáo lý của Đức
Thích Ca Mâu Ni:
" Đạo vơ vi của Phật ân cần
Noi theo chí Thích ca ngày trƣớc".
Về phần Đời, Phật giáo Hòa Hảo gạn lọc triết lý Nho giáo, diễn giải một số
lời giáo huấn thành những vần thơ dễ hiểu, dễ thuộc phù hợp với hoàn cảnh thực
tại, hịa quyện với nếp sống dân tộc, có thể áp dụng dễ dàng ở nhiều môi trƣờng
sống khác nhau.
Phật giáo Hịa Hảo với pháp mơn "Học Phật, tu Nhân", đặt tứ ân vào hàng
đầu: ân tổ tiên, cha mẹ, ân đất nƣớc, ân tam bảo, ân đồng bào và nhân loại. Huỳnh
Phú Sổ quan niệm: "Sanh ra, ta phải nhờ tổ tiên, cha mẹ, sống ta cũng nhờ đất
nƣớc, quê hƣơng.... Rán nâng đỡ xứ sở quê hƣơng lúc nghiêng nghèo, và làm cho
đƣợc trở nên cƣờng thạnh... Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh giàu,
mình ta mới ấm. Hãy tùy tài, tùy sức, nổ lực hy sinh cho xứ sở...". Tƣ tƣởng của Phật
giáo Hịa Hảo đã góp phần đem lại lợi ích cho xã hội, đồng hành cùng dân tộc trong

công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc và thực sự trở thành nhu cầu tất yếu khách
quan của quá trình duyên hợp đạo đời, ln gắn bó với đời sống hàng
1


ngày của từng tín đồ Phật giáo Hịa Hảo trong mối tổng hòa các quan hệ xã hội,
kinh tế, văn hóa, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống....
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao tƣ tƣởng tôn trọng tự do tín ngƣỡng,
ngƣời nói "phải đồn kết chặt chẽ giữa đồng bào lƣơng và đồng bào các tôn giáo,
cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận ấm no, xây dựng Tổ quốc. Phải chấp hành
đúng chính sách tơn trọng tự do tín ngƣỡng đối với tất cả tơn giáo". Đảng và Nhà
nƣớc ta cũng chỉ rõ:"Đạo đức tơn giáo có nhiều điều phù hợp với sự nghiệp xây
dựng xã hội mới". Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo rất quan tâm đến việc giáo dục tín
đồ tu tâm dƣỡng tánh, sống trong sạch, vị tha, nhân ái, đoàn kết thƣơng yêu giúp
đỡ đồng bào, đặc biệt là ngƣời có hồn cảnh khó khăn, khơng xa lánh, trốn hiện
thực mà phải tích cực lao động, làm ăn chân chính, cùng nhau xây dựng và phát
triển quê hƣơng đất nƣớc. Đó cũng là phẩm chất đạo đức cần thiết cho ngƣời lao
động trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới ngày nay.
Những nghiên cứu về quan điểm, giáo lý, lời răn dạy của Huỳnh Phú Sổ đã
tác động nhƣ thế nào đến đời sống tín đồ Phật giáo Hịa Hảo tại huyện Chợ Mới,
tỉnh An giang, giúp tín đồ hăng say, nhiệt tình lao động sản xuất, đóng góp to lớn
và bền vững đặc biệt trên lĩnh vực an sinh xã hội, từ thiện, xây dựng đời sống nơng
thơn mới vẫn cịn bỏ ngỏ, chƣa đƣợc quan tâm một cách đầy đủ, chính xác và có
hệ thống.Việc đóng góp tích cực vào cơng cuộc xây dựng đất nƣớc hiện nay của
tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang phải đƣợc nghiên cứu
một cách sâu sắc theo chiều dài và chiều sâu của lịch sử. Việc nghiên một cách bài
bản, chính xác, đầy đủ những đóng góp trên các lĩnh vực kinh tế, đạo sự xã hội,
văn hóa tinh thần, an sinh xã hội, từ thiện của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tại huyện
Chợ Mới là cần thiết và cấp bách, giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc, tồn diện hơn,
nhằm đƣa một tơn giáo mang bản chất đặc thù, súc tích chân lý, triết lý của cuộc

sống nhanh chóng hịa nhập vào vận hội thăng hoa của quê hƣơng con Hồng cháu
Lạc.
Không những thế việc nghiên cứu đời sống tín đồ Phật giáo Hịa Hảo tại
huyện Chợ Mới cịn giúp chính quyền địa phƣơng có những căn cứ về lý luận và
2


thực tiễn, đề xuất những giải pháp hợp lý để thúc đẩy hoạt động từ thiện, an sinh xã
hội của tín đồ Phật giáo Hịa Hảo ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời
gian tới, góp phần hồn thành các nhiệm vụ kinh tế - chính trị của địa phƣơng.

Do vậy, việc nghiên cứu đề tài "Chuyển biến kinh tế, xã hội của cộng đồng
tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tại huyện Chợ Mới tỉnh An Giang 1975 – 2016” với
mong muốn làm sáng tỏ một số vấn đề trên, góp sức nhỏ vào cơng cuộc hịa hợp
tơn giáo, dân tộc, cùng chung tay góp sức xây dựng quê hƣơng ngày càng văn
minh, giàu đẹp.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu về Phật giáo Hịa Hảo đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trên

các lĩnh vực khác nhau, có các cơng trình của các tác giả trong và ngồi nƣớc,
trƣớc và sau 1975.
Nghiên cứu về Phật giáo Hịa Hảo trƣớc năm 1975 có tác giả Nguyễn Văn
Hầu với các tác phẩm: Nhận thức Phật giáo Hòa Hảo (1968), Thất Sơn màu nhiệm
(1970), Muốn về cõi Phật (1969), Nữa tháng trong miền Thất Sơn (1970), Năm
cuộc đối thoại về Phật giáo Hịa Hảo ( 1972)... nhìn chung các tác phẩm trên vẫn
cịn nhuốm màu huyền bí, thiên cơ, màu nhiệm, nhằm giới thiệu về pháp tu "Học
Phật - Tu nhân", kêu gọi con ngƣời giác ngộ tu hành giải thoát....
Học giả Vƣơng Kim qua các tác phẩm: Đời Thượng Ngươn, Hội Long Hoa,

Để hiểu Phật giáo Hòa Hảo... với mục đích giúp tín đồ hiểu rõ hơn thế giới quan,
nhân sinh quan của Phật giáo Hòa Hảo, giải đáp các thắc mắc liên quan đến thực
hành giáo lý, kêu gọi mọi ngƣời trì tâm tu hành phát huệ....
Ngồi ra cịn có một số luận văn tốt nghiệp thuộc chính quyền Sài Gịn nhƣ:
Phật giáo Hịa Hảo trong nền chính trị hiện đại của Nguyễn Ngọc Tuấn, Phật giáo
Hòa Hảo của Mai Hƣng Long, Ảnh hưởng tôn giáo trong sinh hoạt chính trị Miền
Nam của Đồn Dũng.... các luận văn này khơng gì mục đích khác phục vụ cho âm
mƣu chính trị của chính quyền Sài Gịn. Tuy nhiên, các luận văn đó cũng đóng góp ít
nhiều về lịch sử hình thành, đời sống sinh hoạt tơn giáo của tín đồ Phật giáo Hòa
3


Hảo, tiêu biểu có cơng trình nghiên cứu của Lê Thành Thảo với tác phẩm " Sinh
hoạt Phật giáo Hòa Hảo trong cộng đồng quốc gia"....
Các học giả nƣớc ngoài trƣớc năm 1975 nhƣ Robert L.Mole với tác phẩm
"A. Brief survey of the Phat giao Hoa Hao" nghiên cứu về đặc điểm nơng dân tín
đồ Phật giáo Hịa Hảo. Tác giả Savani với tác phẩm " Visage et images du Sud Viet
Nam" có bàn đến lực lƣợng vũ trang Hịa Hảo...
Nghiên cứu về Phật giáo Hòa Hảo sau năm 1975, có nhiều tác giả đã nghiên
cứu chuyên sâu hơn, đầy đủ hơn về Phật giáo Hòa Hảo, nhƣng phải kể trƣớc hết
đến cơng trình: “Một số tơn giáo Việt Nam” của Ban tổ chức Tơn giáo Chính phủ
(1993). Trong có có phần giới thiệu về Phật giáo Hịa Hảo, giới thiệu về nguồn gốc
ra đời, quá trình phát triển, giáo lý, lễ nghi và cách tổ chức giáo hội của Đạo. Cũng
trong cơng trình này, Ban Tơn giáo Chính phủ đƣợc coi là cơ quan thuộc Chính
phủ, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực tôn giáo
trong phạm vi cả nƣớc; quản lý nhà nƣớc các dịch vụ công thuộc lĩnh vực tôn giáo
theo quy định của pháp luật.
Tác giả Trần Thanh Phƣơng Sơn và Lê Hoàng Lộc (1993) với tác phẩm:
"Những trang về An Giang". Tác phẩm "Cơ sở văn hóa Việt Nam" của TS. Trần
Ngọc Thêm (1996) có giới thiệu khái quát về nguồn gốc, lịch sử hình thành, giáo

lý, pháp mơn của Phật giáo Hịa Hảo.
Năm 1996 có luận văn PTS Dân tộc học Phạm Bích Hợp: " Đời sống xã hội
và tâm lý nông dân người Việt ở làng Hòa Hảo tại An Giang, trước và sau năm
1975". Năm 1997, tác giả Bùi Thị Thu Hà có luận văn Thạc sĩ bàn về "Đảng bộ An
Giang vận động quần chúng tín đồ Phật giáo Hịa Hảo tham gia kháng chiến
chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975". Ngoài ra tác giả Bùi Thị Thu Hà cịn có các tác
phẩm " Phật giáo Hòa Hảo, tri thức cơ bản", " 50 năm cơng tác Hịa Hảo vận của
Đảng bộ An Giang (1945-1995), " Tính nhân dân trong giáo lý Phật giáo Hòa
Hảo" (2000), luận án Tiến sĩ " Đồng bào Phật giáo Hòa Hảo An Giang trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước" (1998).... Các cơng trình nghiên cứu trên đã đã

4


khai thác ở các lĩnh vực dân vận, chống Mỹ cứu nƣớc của bà con tín đồ Phật giáo
Hịa Hảo, đƣa ra các giải pháp để xây dựng chính sách đồn kết tơn giáo, dân tộc...
Học giả nƣớc ngồi sau năm 1975 có J. Werner với tác phẩm "The Cao Dai:
The Politics of a Vietnammese Syncretic religeous movement (1976), Ho Tai - Hue
Tam có tác phẩm " Millenarianism and Peasent Polictic in Viet Nam (1983) có đề
cập đến Phật giáo Hịa Hảo với cuộc xung đột với chính quyền Ngơ Đình Diệm.
Nhìn chung, những tài liệu trên đã nghiên cứu khá nhiều về Phật giáo Hịa Hảo
và tín đồ Phật giáo Hịa Hảo, nhƣng vì những lý do khác nhau, hiện nay chƣa có cơng
trình hồn chỉnh nào đề cập đến đời sống tín đồ Phật giáo Hịa Hảo tại huyện Chợ
Mới, những đóng góp của bà con đối với công cuộc xây dựng đời sống nông thôn
mới, hoạt động từ thiện, an sinh xã hội, thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc, mà chỉ là những thông tin, bài báo lẻ tẻ, phản ánh một phần hoạt động
từ thiện đƣợc đăng tải trên mạng và một số tờ báo địa phƣơng. Tuy chỉ đề cập đến
các khía cạnh khác của Phật giáo Hịa Hảo nhƣng các cơng trình trên thực sự là tài
liệu q giá, phục vụ đắc lực cho tơi hồn thành luận văn này.
3.


Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài:

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu chuyển biến kinh tế, xã hội và những
đóng góp trong cơng tác thiện nguyện, an sinh xã hội của cộng đồng tín đồ Phật
giáo Hịa Hảo tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 1975 -2016.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Về khơng gian: Đề tài tìm hiểu chuyển biến kinh tế, xã hội của cộng đồng
tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tại huyện Chợ Mới, một huyện cù lao tại tỉnh An Giang.
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chuyển biến, kinh tế xã hội của
cộng đồng tín đồ Phật giáo Hịa Hảo từ năm 1975 đến 2016.
3.3 Nhiệm vụ của đề tài:
Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu chuyển biến kính tế - xã hội, những đóng
góp trong hoạt động an sinh, xã hội, thiện nguyện theo phƣơng châm sống tốt
5


đời, đẹp đạo của tín đồ Phật giáo Hịa Hảo tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang từ
năm 1975 -2016. Trên cơ sở đó, dựng lại bức tranh sinh động trong hoạt động kinh
tế xã hội của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo.
Từ thực tiễn sinh động trong bức tranh kinh tế - xã hội đó, góp phần làm
sáng tỏ hơn những đóng góp cho quê hƣơng đất nƣớc của của tín đồ Phật giáo
Hịa Hảo tại huyện Chợ Mới, luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất
một số giải pháp góp phần vào cơng cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội
trong giai đoạn hiện nay đối với tín đồ Phật giáo Hịa Hảo.
4.

Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên


cứu: 4.1 Nguồn tƣ liệu
Để nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, chúng tơi tham khảo và
trích dẫn các nguồn tài liệu sau:
Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mac-Lênin bàn về kinh tế, xã hội, các
văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nƣớc, của các cấp ủy Đảng, chính
quyền, đồn thể tỉnh An Giang và huyện Chợ Mới bàn về vấn đề tôn giáo, dân tộc.
Những cơng trình nghiên cứu về tình hình kinh tế-xã hội An Giang và huyện
Chợ Mới để làm tài liệu tham khảo, so sánh, đối chiếu. Các niên giám thống kê,
các bảng số liệu… lƣu trữ tại Cục thống kế An Giang và phịng thống kê huyện
Chợ Mới.
Những cơng trình nghiên cứu về Phật giáo Hòa Hảo đƣợc phát hành từ các
nhà xuất bản uy tín trong nƣớc, các bài báo nghiên cứu của các nhà khoa học trên
Tạp chí cộng sản, Tạp chí Hƣơng Sen, các báo đài Trung Ƣơng và địa phƣơng.
Toàn bộ ấn phẩm Thi văn giáo lý của Huỳnh Phú Sổ do Nhà xuất bản tôn
giáo ấn hành. Nguồn tƣ liệu gốc về cơ cấu tổ chức Phật giáo Hịa Hảo, tơn chỉ
hành đạo, số liệu tín đồ, báo cáo tổng kết, chƣơng trình đạo sự… của Ban trị sự
Trung Ƣơng Phật giáo Hòa Hảo tại huyện Phú Tân.

6


Nguồn tƣ liệu gốc viết về huyện Chợ Mới nhƣ: các báo cáo chính trị của
Đảng bộ huyện Chợ Mới, báo cáo tổng kết và phƣơng hƣớng hàng năm của huyện
Chợ Mới.
Ngồi ra luận văn cịn sử dụng các tƣ liệu, số liệu, thông tin đƣợc thu thập
qua những lần đi khảo sát thực tế tại huyện Chợ Mới, các tƣ liệu trên báo chí,
internet…để làm phong phú và sáng tỏ hơn nội dung của đề tài.
4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu, chúng tôi quán triệt và vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa
Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm về đƣờng lối của Đảng để giải

quyết các vấn đề lịch sử đặt ra trong luận văn.
Để thực hiện đề tài, ngƣời viết chủ yếu sử dụng hai phƣơng pháp: phƣơng
pháp lịch sử kết hợp phƣơng pháp logic chúng tơi mơ tả, khơi phục lại q khứ, từ
đó rút ra những kết luận, nhận định đánh giá về sự chuyển biến kinh tế, xã hội
trong cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tại huyện Chợ Mới từ 1975-2016.
Hỗ trợ cho phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic là phƣơng pháp
thống kê các số liệu, dữ kiện, dữ liệu kết hợp với phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
rút ra kết quả đáp ứng các yêu cầu của đề tài. Ngoài ra phƣơng pháp so sánh cũng
đƣợc sử dụng để để làm sáng tỏ những hoạt động kinh tế-văn hóa-xã hội của tín đồ
Phật giáo Hịa Hảo trƣớc và sau năm 1999.
Phƣơng pháp khảo sát điền dã: tác giả luận văn tiếp xúc với tín đồ Phật giáo
Hịa Hảo tại huyện Chợ Mới, các Ban trị sự đặt tại các xã ở huyện Chợ Mới, các
hoạt động kinh tế của tín đồ nhƣ: trồng lúa, hoa màu, nghề gỗ, làm vƣờn, các hoạt
động sản xuất thức ăn chay, các buổi thuyết giảng giáo lý của ban trị sự trung
ƣơng và địa phƣơng đƣợc chính quyền cho phép, các hoạt động từ thiện, xây cầu,
nhà cơm miễn phí…qua các kênh thơng tin đó tác giả thu thập tài liệu điền dã để
có thêm nhận định chính xác, thực tế đời sống của tín đồ Phật giáo Hịa Hảo tại
huyện Chợ Mới.

7


4.3 Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần tái hiện lại đƣợc sự chuyển biến kinh tế, xã hội của cộng
đồng tín đồ Phật giáo Hịa Hảo tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 1975-2016, đặc
biệt nêu bật đƣợc những thành tựu kinh tế, xã hội đạt đƣợc từ năm 1999 đến nay.
Luận văn góp phần lí giải vì sao tín đồ Phật giáo Hịa Hảo tại huyện Chợ
Mới đã nhiệt liệt hƣởng ứng các phong trào xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời
sống nông thôn mới, tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, tăng gia sản xuất nơng
nghiệp, tích cực làm từ thiện xã hội, đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu

dân cƣ, thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa…
Làm rõ nét đặc trƣng cơ bản của ngƣời tín đồ Phật giáo Hịa Hảo là đạo sự
từ thiện xã hội, đó là hoạt động xƣơng sống của toàn đạo, là thực hành giáo pháp
“học Phật – tu Nhân”.
Đề xuất một số giải pháp cho huyện Chợ Mới trong công tác quản lý và phát
huy hơn nữa tiềm năng của tín đồ phật giáo Hịa Hảo trong cơng cuộc xây dựng và
phát triển đất nƣớc hiện nay.
5. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng I: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Chợ Mới. Sự ra đời
của Phật giáo Hịa Hảo và hoạt động của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Chƣơng II: Kinh tế, xã hội của cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo huyện Chợ
Mới tỉnh An Giang 1975 – 1999.
Chƣơng III: Chuyển biến về kinh tế - xã hội của cộng đồng tín đồ Phật giáo Hịa
Hảo huyện Chợ Mới tỉnh An Giang 1999 – 2016.

8


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
HUYỆN CHỢ MỚI. SỰ RA ĐỜI CỦA PHẬT GIÁO HỊA HẢO VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO TRONG HAI CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP, CHỐNG MỸ
1.1. Chợ Mới qua các thời kỳ lịch sử
Tỉnh An Giang nay thuộc đất Tầm Phong Long xƣa bao gồm từ Vĩnh Long,
Sa Đéc lên tận Châu Đốc. Vùng đất Chợ Mới cũng thuộc đất Tầm Phong Long
này. Khi chúa Nguyễn thiết lập chính quyền ở Gia Định (1698), ngay hai bên bờ

sơng Tiền, sơng Hậu của Chợ Mới đã có ngƣời Việt rải rác sinh sống. Năm 1805
vùng đất Chợ Mới thuộc Vĩnh Trấn, năm 1808 Vĩnh Trấn đổi lại thành Vĩnh
Thanh, Chợ Mới thuộc huyện Vĩnh An của trấn Vĩnh Thanh.[62,tr 22]
Đến năm 1832, vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách hành chính đổi
trấn thành tỉnh. An Giang là một trong sáu tỉnh của Nam Kỳ lục tỉnh. Tỉnh An
Giang lúc này có 2 phủ và 4 huyện. Huyện Đơng Xun có 4 tổng, 33 xã thơn.
Huyện Vĩnh An có 4 tổng, 36 xã thơn. Chợ Mới lúc này thuộc huyện Đông Xuyên
và một phần huyện Vĩnh An gồm có 15 thơn Kiến Long, Kiến Thạnh, Tú Điền,
Mỹ Lng, Tồn Đức, Tồn Đức Đơng, Mỹ Chánh, Mỹ Hƣng, Phú Hƣng, Phú
Tồn, Tân Phƣớc, Mỹ Phú, Mỹ Hội Đơng, Nhơn An. Từ đây, vùng đất Chợ Mới
thuộc tỉnh An Giang.[62,tr8]
Năm 1868, thực dân Pháp sau khi chiếm xong Nam Kỳ đã thiết lập các đơn
vị quân quản (tham biện), tỉnh An Giang xƣa chia thành 3 hạt tham biện. Chợ
Mới thuộc hạt Châu Đốc, đến năm 1876 lại thuộc về hạt Long Xuyên. Để thực
hiện chính sách “chia để trị” vào ngày 16-9-1875, tồn quyền Đơng Dƣơng ra
Nghị định: “Cù lao ông Chưởng tách riêng gọi là Hưng Châu, cù lao Bà Cà
thuộc làng Mỹ Hội Đông nhập vào làng An Nhơn”[87,tr41]. Đến năm 1900 tỉnh
An Giang xƣa chia thành 5 tỉnh. Chợ Mới lúc này thuộc tỉnh Long Xuyên. Năm

9


1907, Quận Chợ Mới đƣợc thành lập đặt bên bến đò Kiến An, sau dời về làng
Long Điền (tức thị trấn Chợ Mới ngày nay).
Năm 1917, quận lỵ Chợ Mới thuộc tỉnh Long Xun gồm 3 tổng (Định
Hịa, An Bình, Phong Thạnh Thƣợng) với 20 xã. Chợ Mới lúc này thuộc địa phận
tổng Định Hịa có 8 xã: Kiến An, Mỹ Hội Đơng, Mỹ Hịa, Nhơn An, Long Điền,
Mỹ Lng, Long Kiến, An Thạnh Trung.[11, tr 12]
Về phía chính quyền cách mạng thì năm 1945 Chợ Mới thuộc tỉnh Long
Xuyên, đến năm 1948 thuộc tỉnh Long Châu Tiền, năm 1951 theo Nghị định

173/NB51 của Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ thì Chợ Mới thuộc tỉnh
Long Châu Sa.[11,tr10-11]
Giữa năm 1957 đến 1975, quận Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang do chính
quyền Sài Gịn cai quản, gồm 2 tổng với 12 xã nhƣ sau: Tổng Định Hịa có 7 xã:
Kiến An, Mỹ Hội Đông, Nhơn Mỹ, Long Điền, Long Kiến, An Thạnh Trung, Hịa
Bình; tổng An Bình có 5 xã: Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phƣớc Xn, Mỹ Lng,
Hội An.[93,tr41]
Về phía chính quyền cách mạng, giai đoạn từ 1957 đến 1965, Chợ Mới
thuộc tỉnh An Giang, đến tháng 2 năm 1965, quận Chợ Mới thuộc tỉnh Kiến
Phong, từ tháng 6 năm 1974 đến tháng 12 năm 1976 Chợ Mới thuộc tỉnh Sa Đéc.
Sau ngày giải phóng Miền Nam, tháng 2 năm 1976 Chợ Mới trở về thuộc tỉnh An
Giang với 12 xã, 1 thị trấn.
Sau ngày giải phóng Miền Nam, tháng 02 năm 1976, Chợ Mới trở về thuộc
tỉnh An Giang. Ngày 25/4/1979 thành lập thêm 3 xã: Kiến Thành, Long Điền B,
Hòa An (tách ra từ xã Kiến An, Long Điền, Hịa Bình). Ngày 12/01/1984, thành
lập thêm xã Long Giang (tách ra từ xã Long Kiến), lúc này Chợ Mới có 16 xã, 1
thị trấn. Ngày 17/01/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2003/NĐ-CP
thành lập thị trấn Mỹ Lng, xã Mỹ Lng cịn lại đặt thành xã Mỹ An. [87,tr 24].
Hiện nay, huyện Chợ Mới có 2 thị trấn: Chợ Mới, Mỹ Luông và 16 xã:
Kiến An, Kiến Thành, Long Giang, Mỹ Hội Đông, Nhơn Mỹ, Long Điền A, Long
10


Điền B, Long Kiến, An Thạnh Trung, Hịa Bình, Hịa An, Mỹ An, Hội An, Tấn
Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phƣớc Xuân.
Từ những ngày có dấu chân ngƣời đặt đến vùng đất Chợ Mới, trải qua bao
thăng trầm của lịch sử, huyện Chợ Mới ln có những giá trị rất riêng của mình là
đƣợc tạo hóa ƣu ái cho hai con sông Tiền, sông Hậu đƣợc phù sa bồi đắp cho đất
đai xanh tƣơi bốn mùa mà nơi đây còn tiềm tàng hào khí của những con ngƣời
yêu nƣớc, của những ngƣời dân bình dị kiên cƣờng bất khuất, ln đồn kết một

lòng chống giặc ngoại xâm, một lòng một dạ theo Đảng đến cùng.
1.2 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội – dân cƣ Huyện Chợ Mới
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
Chợ Mới là một huyện cù lao nằm giữa sơng Tiền và sơng Hậu, có diện tích
tự nhiên là 369,62 km2, nằm về phía Đơng nam của tỉnh An Giang. Phía Bắc giáp
Phú Tân, phía Tây bắc giáp Châu Phú, phía Tây giáp Châu Thành, phía Tây nam
giáp thành phố Long xuyên, Nam và Đông nam giáp với tỉnh Đồng Tháp. Là cù
lao có dạng nhƣ một chiếc thuyền lật úp, cao ở giữa và thấp dần ra hai bờ sơng.
Độ cao trung bình ở giữa là 3 – 4m, cịn hai bên bờ sơng là 1,5 – 3m. Thiên nhiên
và bàn tay lao động của con ngƣời đã làm cho Chợ Mới có một hệ thống sông,
rạch chằng chịt, chẳng những cung cấp nguồn nƣớc ngọt phong phú, phục vụ đắc
lực cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của nhân dân và còn là đƣờng giao thơng
thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển.[64,tr 5].
Địa hình Chợ Mới chia thành nhiều ô bởi những đê bao khép kín nên hạn
chế đƣợc ngập lụt vào mùa lũ, Chợ Mới là huyện cù lao, có đến 2 con sông lớn
chảy qua địa phận là sông Tiền và sông Hậu nên đất đai màu mỡ do đƣợc phù sa
bồi đắp hàng năm, giàu chất dinh dƣỡng rất thích hợp nhiều loại cây trồng, đặc
biệt là lúa, hoa màu, cây ăn trái. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện tính đến
năm 2016 là 36.906,07 ha, trong đó đất sử dụng cho nơng nghiệp là 27.893,33 ha,
chiếm 74,9% diện tích. Đất trồng lúa chiếm diện tích khá lớn là 17.828,06 ha,
chiếm 77% diện tích đất sử dụng trong nơng nghiệp.[53,tr 6].

11


Bên cạnh các con sơng lớn, huyện Chợ Mới cịn có một hệ thống kênh rạch
tự nhiên. Trong Địa chí An Giang có ghi:”Trải qua thời gian dài, một số rạch bị
phù sa sông Tiền và sông Hậu chảy vào bồi đắp lâu ngày thành ruộng, một số
được con người đào cải tạo thành các con kênh thẳng, nên số cịn lại hiện nay
khơng nhiều”. Những rạch lớn ở Chợ Mới hiện có là Ơng Chƣởng, Cái Tàu

Thƣợng, Cái Nai…
Tuy nhiên, do địa hình cù lao đƣợc bao bọc bởi các sông lớn nên bên cạnh
thuận lợi cũng phần nào gây ảnh hƣởng không nhỏ đến giao thông cũng nhƣ lƣu
thơng hàng hóa của huyện (nhất là các sản phẩm nơng nghiệp) đến các vùng lân
cận. Mạng lƣới sơng ngịi dày đặc, kênh rạch chằng chịt nên Chợ Mới có nguồn
nƣớc ngọt dồi dào, chất lƣợng nƣớc tốt thuận lợi cho việc phát triển nông
nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Việc khai thác và sử dụng nguồn nƣớc
càng có hiệu quả hơn khi huyện xây dựng đƣợc hệ thống đê bao kiểm soát lũ kết
hợp hệ thống giao thơng thủy lợi tƣơng đối hồn chỉnh. Là nơi tập trung dân cƣ
đơng nhất tỉnh, nhƣng đất ít, nên từ lâu ngƣời dân Chợ Mới phải chịu thƣơng
chịu khó khai hoang mở đất khơng chỉ trong huyện mà cịn ở các huyện khác,
nhất là vùng Tứ giác Long Xuyên.
Chợ Mới nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu tƣơng đối đồng nhất,
ít thay đổi giữa các tháng và chế độ mƣa phân hóa theo mùa rõ rệt. Nhiệt độ trong
năm tƣơng đối cao và ít thay đổi. Nhiệt độ trung bình nhiều năm khoảng 27 0C,
phù hợp với sản xuất nông nghiệp. Chế độ mƣa ảnh hƣởng rất lớn đến sản xuất
nông nghiệp ở Chợ Mới. Lƣợng mƣa trong khu vực Chợ Mới phân bố rõ rệt theo
mùa. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, lƣợng mƣa chiếm 90% lƣợng mƣa cả
năm nên thừa lƣợng nƣớc, kết hợp với nƣớc từ thƣợng nguồn sơng Mê Kơng đổ
về có thể gây ra ngập úng đối với sản xuất. Ngƣợc lại mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau, lƣợng mƣa chỉ chiếm 10% cả năm gây thiếu nƣớc tƣới cho sản
xuất và cây trồng [53, tr 15]. Chợ Mới là nơi có các loại rau màu, cây ăn trái đa
dạng nhƣ xồi, mận, mít, chuối. Bên cạnh đó, cịn có các loại gia súc, gia cầm
nhƣ trâu, bị, heo, gà, vịt. Ngồi ra, Chợ Mới cịn có đất sét làm gạch ngói phục
vụ cho xây dựng.
12


1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội- dân cư
Chợ Mới là huyện đông dân số nhất tỉnh An Giang với 348.206 ngƣời, mật

độ dân số: 943 ngƣời/km2 (2016). Dân tộc Kinh chiếm 99,78%; dân tộc Hoa
chiếm 0,16%; còn lại là các dân tộc khác. Trên địa bàn huyện có 5 tơn giáo. Phật
giáo Hịa Hảo hiện có 204.663 ngƣời chiếm 59,6%, đạo Phật chiếm 24%; đạo
Công giáo chiếm 4,2%, đạo Cao đài 4%, còn lại là đạo Tin lành [53,tr 6]. Đây là
một đặc điểm xã hội nổi bật ở Chợ Mới. Ngƣời dân Chợ Mới hiền hòa, chất phác
nên hầu hết các tơn giáo, tín ngƣỡng đều đƣợc tiếp nhận, dung hịa khơng có sự
phân biệt đối xử giữa ngƣời có đạo và ngƣời khơng có đạo.
Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Chợ Mới, thị trấn Mỹ Luông và 16
xã là: Kiến An, Kiến Thành, Mỹ Hội Đông, Long Điền A, Long Điền B, Nhơn
Mỹ, Long Giang, Long Kiến, Mỹ An, An Thạnh Trung, Hội An, Hồ Bình, Hồ
An, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phƣớc Xn. Huyện có các cù lao xanh tốt trên
sơng, là đều kiện để phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là cù lao Giêng nằm trên
địa bàn 3 xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phƣớc Xn. Di tích Cột Dây Thép đã đƣợc
xếp hạng cấp quốc gia. Bên cạnh đó, huyện cịn có hệ thống chùa chiền, đền
miếu….thu hút hàng chục ngàn lƣợt du khách mỗi năm.
Dân số trong độ tuổi lao động của huyện là 212.246 ngƣời, chiếm 61,03%
dân số tồn huyện (2016).Trong đó, lao động trong nơng nghiệp là 71.681 ngƣời,
có 7.614 ngƣời trong độ tuổi lao động khơng có việc làm hoặc làm nội trợ. Cán
bộ viên chức nhà nƣớc có trình độ cao đẳng, đại học là 4.548 ngƣời.Tồn Huyện
có 18 xã, thị trấn với 142 ấp, 86.849 hộ, trong đó 2084 hộ nghèo, chiếm 2,40%(số
liệu năm 2016). Năm 2015, giải quyết việc làm cho 21.744 lao động, trong đó lao
động tại các khu cơng nghiệp ngoài tỉnh là 9000 ngƣời, tổ chức tƣ vấn xuất khẩu
lao động cho 1719 ngƣời. Tổng sản phẩm GDP là 3.668,7 tỉ đồng. Tốc độ tăng
trƣởng 13,7%, trong đó cơ cấu khu vực I là 27,4%, khu vực II là 24,1%, khu vực
BI

là 48,5%. Tính đến tháng 6/2016, có 7/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và
vƣợt kế hoạch đề ra; thu nhập bình quân đầu ngƣời theo tiêu chí nơng thơn
mới là 44,29 triệu đồng/ngƣời/năm (tăng 9,42 triệu đồng so đầu nhiệm kỳ).
13



Tổng thu ngân sách địa phƣơng là 2.526,2 tỷ đồng, trong đó: thu từ kinh tế địa
bàn 436 tỷ đồng, đạt 68% so Nghị quyết, (tăng bình quân 12,25%/năm); chi ngân
sách địa phƣơng trên 2.482,2 tỷ đồng (tăng bình quân 7,45%/năm), đạt 70% so
với Nghị quyết.[53,tr26-27]
Nông nghiệp: Đất đai huyện Chợ Mới rất màu mỡ nhờ đƣợc phù sa bồi đắp
hàng năm nên thế mạnh của Chợ Mới là sản xuất nông nghiệp, trƣớc hết là cây
lúa rồi đến các loại cây ăn quả, hoa màu và cây công nghiệp. Đánh bắt thủy sản
và nuôi cá trong hầm, bè cũng là nghề truyền thống của huyện Chợ Mới. Với vị
trí cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, Chợ Mới đứng đầu về sông lớn, ba
mặt giáp sông cái, cộng thêm hệ thống kênh rạch chằng chịt. Chợ Mới là nơi rất
giàu về tôm cá. Theo Thái Văn Kiểm, vào đầu thế kỉ XX, ở Chợ Mới có “93 lồi
cá, tơm, cua đang chen chúc bơi lội trên sơng rạch”[65, tr40]. Sản xuất nông
nghiệp tuy gặp nhiều bất lợi nhƣng vẫn có bƣớc tăng trƣởng khá và tiếp tục
khẳng định vai trò nền tảng thúc đẩy kinh tế phát triển.
Trên cơ sở Chƣơng trình hành động về phát triển nông nghiệp và Đề án tái
cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, với phƣơng châm lấy thị trƣờng làm mục
tiêu định hƣớng cho sản xuất, nâng cao chất lƣợng, giá trị và sức cạnh tranh của
hàng hóa nơng, thủy sản. Ban Thƣờng vụ Huyện uỷ đã chỉ đạo đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu sản xuất theo hƣớng giảm dần diện tích trồng lúa, tăng tỉ trọng rau
màu, cây ăn trái (Chuyển dịch đƣợc 3.926,87 ha; trong đó chuyển đổi từ đất lúa
sang màu, cây ăn trái là 2.488ha; chuyển đổi từ đất màu sang cây ăn trái 1.383ha;
chuyển đổi từ vƣờn tạp 55,1 ha. Thu nhập, bình qn diện tích chuyển đổi sang
trồng màu tăng gấp 3,6 lần và cây ăn trái tăng gấp 2,7 lần so với trồng lúa (giá sản
xuất bình quân cây lúa đạt 108,23 triệu đồng/ha, cây màu đạt 392,27 triệu
đồng/ha, cây ăn trái đạt 300 triệu đồng/ha) gắn với ứng dụng công nghệ cao, nhân
rộng các mơ hình liên kết chuỗi giá trị, bƣớc đầu mang lại hiệu quả tích cực, giá
trị sản xuất nơng nghiệp khơng ngừng nâng lên (giá trị sản xuất bình quân 01 ha
đất cây hàng năm đạt 315 triệu đồng/ha, vƣợt so Nghị quyết). Sản xuất xoài đạt

chứng nhận VietGAP khơng ngừng đƣợc mở rộng, đến nay đã có 127,3 ha
14


xoài đạt chứng nhận VietGAP tại 03 xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Bình Phƣớc Xuân
(đạt 115% so Nghị quyết). Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ
thực hiện dự án ”Xây dựng mơ hình sản xuất xồi ba màu có quy mơ 500 ha đạt
tiêu chuẩn VietGAP gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm” sẽ triển khai thực hiện đến
năm 2020 công nhận thêm 500 ha xồi, nâng tổng diện tích xồi đƣợc cơng nhận
đạt chuẩn VietGAP là 627,3 ha. [53,tr 29].
Công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật đƣợc chú trọng nhằm giảm chi phí
giá thành sản xuất, nhƣ: thực hiện các mơ hình trồng rau màu trong nhà lƣới, nhà
màn ƣơm cây con, chƣơng trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, công nghệ sinh
thái,… đang triển khai thực hiện dự án xây dựng hệ thống thủy lợi công nghệ cao
(tƣới nhỏ giọt cho cây xoài 3 xã Cù Lao Giêng với diện tích 540 ha và tƣới phun
sƣơng trên rau màu tại xã Kiến An với diện tích 80 ha) với tổng kinh phí 41,1 tỷ
đồng. Đã xây dựng nhãn hiệu Hợp tác xã trái cây GAP Cù Lao Giêng (xã Bình
Phƣớc Xn) và xuất đƣợc hơn 8 tấn xồi qua Út, Hàn Quốc tạo bƣớc phát triển
trong thời gian tới. [53,tr 31].
Chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới đƣợc triển khai quyết liệt và thực
chất, khơng chạy theo thành tích, tạo đồng thuận trong nhân dân.
Trên cơ sở phân công phụ trách các xã xây dựng nông thôn mới, từng đồng
chí uỷ viên Ban Thƣờng vụ Huyện uỷ, Huyện uỷ viên thƣờng xuyên sâu sát cơ
sở, cùng với địa phƣơng kịp thời tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc, góp phần thúc
đẩy tiến trình xây dựng nơng thơn mới. Phấn đấu đến hết năm 2016 có thêm 3 xã
đạt chuẩn xã nông thôn mới, nâng số xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện lên
8/16 xã; bình quân các xã trên địa bàn huyện đạt 13 tiêu chí (tăng 1,13 tiêu chí so
với năm 2015) và 42 chỉ tiêu (tăng 2,94 chỉ tiêu so với năm 2015).

Công nghiệp - Xây dựng: Cơng nghiệp - Xây dựng phát triển khá ổn định

có đóng góp lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện. Huyện có các làng nghề thủ cơng
truyền thống nhƣ: đóng bàn tủ, vẽ tranh trên kính, đan tre (rổ, bồ, thúng, rá), dệt,
nhuộm, chạm khắc, đóng ghe xuồng, gạch ngói.... Giá trị sản xuất toàn ngành
15


bình qn tăng 6,2%/năm. Tổng số cơ sở hiện có 3.496 cơ sở, giải quyết việc làm
cho 11.487 lao động.[53,tr 32]. Một số ngành có thế mạnh của huyện có bƣớc
phát triển ổn định. Chƣơng trình khuyến cơng đã hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm; hỗ trợ khôi phục
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm
cho lao động nơng thơn. Tồn huyện hiện có 13 làng nghề truyền thống đƣợc
cơng nhận và 05 cụm công nghiệp đƣợc quy hoạch, đang trong giai đoạn mời gọi
đầu tƣ gồm: 02 cụm công nghiệp chế biến lƣơng thực Hịa An và Hịa Bình; 01
cụm công nghiệp xay xát, chế biến lƣơng thực xuất khẩu, cơ sở dây keo và các
ngành nghề khác phù hợp theo quy định tại xã Nhơn Mỹ; 01 cụm công nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng Long Giang; 01 cụm công nghiệp Hội An do tỉnh quản lý.

Thƣơng mại - Dịch vụ: Thƣơng mại - Dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng cao
nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện. Hoạt động buôn bán ngày một sầm uất. Chợ
nông sản Kiến An là đầu mối giao thƣơng hàng nông sản lớn trong khu vực, mỗi
ngày có trên 14 tấn hàng đƣợc bán đi các nơi. Sau khi các thƣơng lái thu mua


nhà vƣờn sẽ mang đến tập trung tại chợ, rồi vận chuyển bằng đƣờng thủy
phân phối khắp các nơi trong và ngồi tỉnh, thậm chí đến tận Campuchia.
[53;tr 34].
Cơ sở hạ tầng: Cơng tác xã hội hóa đầu tƣ các cơng trình xây dựng, cơ sở

hạ tầng trong thời gian qua đã đem lại nhiều kết quả khích lệ. Đến nay, có 18/22

dự án kêu gọi đầu tƣ đã và đang thực hiện, chủ yếu là các dự án về trung tâm
thƣơng mại, chợ, cầu, cụm công nghiệp,... các dự án đi vào hoạt động mang lại
hiệu quả kinh tế cho các nhà đầu tƣ và đã giải quyết đƣợc nhu cầu của ngƣời dân
trên địa bàn huyện. Tập trung các nguồn lực ngân sách đầu tƣ vốn xây dựng trên
714 tỷ đồng, chủ yếu thực hiện các công trình phát triển kinh tế - xã hội có ý
nghĩa quan trọng nhƣ: đƣa vào sử dụng nâng cấp mở rộng đƣờng Tỉnh lộ 944;
cầu Chợ Mới - Tân Long; Trung tâm thƣơng mại thị trấn Chợ Mới; các công trình
dự án Nam Vàm Nao, nơng thơn mới, trạm bơm mẫu mƣơng Ông Cha,… đã tạo
thêm diện mạo mới của huyện,tr 35].
16


Huyện cũng đang phấn đấu xây dựng thị trấn Mỹ Luông thành đô thị loại
IV. Thời gian tới, huyện sẽ triển khai nhiều cơng trình trọng điểm trên địa bàn thị
trấn. Hiện, dự án đầu tƣ xây dựng khu vui chơi phức hợp tại ấp Thị 1, thị trấn Mỹ
Luông đã đƣợc phê duyệt, với tổng diện tích trên 2,2 ha. Dự án thiết kế 5 tầng (kể
cả tầng hầm) gồm các hạng mục cơng trình: Khu vui chơi, giải trí, hồ bơi và trung
tâm thƣơng mại cao cấp…
1.3. Truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân huyện Chợ Mới qua
các thời kì lịch sử
Năm 1833 quân Xiêm sang xâm lƣợc nƣớc ta. Cuối tháng 11 quân Xiêm
với lực lƣợng gồm 20000 quân và 350 chiến thuyền theo sông Tiền tiến vào sông
Vàm Nao. Dƣới sự chỉ huy của Trƣơng Minh Giảng, quân triều đình và nhân dân
Chợ Mới nói riêng, An Giang nói chung đã anh dũng đánh bại qn Xiêm trên
sơng Vàm Nao, “qn ta hị reo đuổi gấp, phóng lửa đốt cháy thuyền giặc hơn 10
chiếc, chém bắt được rất nhiều”[64,tr 47] đuổi chúng ra khỏi biên giới.
Chỉ một tháng sau, đầu năm 1834, quân Xiêm lại xua quân vào nƣớc ta
theo ngả sông Tiền và chiếm đƣợc Vàm Nao. Quân ta phải tạm lui về Chợ Thủ,
đóng đồn dọc hai bên bờ rạch, bố trí cơ động trên sông, chọn nơi đây là điểm
quyết chiến chiến lƣợc. Quân Xiêm bắt đầu tiến vào Chợ Thủ dùng hỏa cơng, thả

đèn lửa theo nƣớc rịng chảy xiết đốt thuyền của ta. Quản vệ Phạm Hữu Tâm đốc
binh đánh từ 3 giờ sáng đến 10 giờ trƣa, vô số quân giặc bị giết, thây chồng lên
nhau, buộc chúng phải rút lui. Trƣơng Minh Giảng, Hồ Minh Khuê,Tống Phƣớc
Lƣơng vƣợt Vàm Nao truy kích giặc ra khỏi biên giới.[64, tr 50].
Chiến thắng quân Xiêm trên sông Vàm Nao - Chợ Thủ đã khẳng định rằng
nhân dân Chợ Mới lúc bấy giờ đã quyết tâm với lòng gan dạ dũng cảm, mƣu trí,
sáng tạo, cùng nhau đồng lịng đánh đuổi kẻ thù hùng mạnh lúc bấy giờ, giữ vững
thành quả lao động của mình trên mảnh đất vừa khai phá.
Đến 1858 giặc Pháp xâm lƣợc Việt Nam. Trong phong trào Văn Thân, Cần
Vƣơng, nhân dân Chợ Mới đã ủng hộ và tham gia tích cực các cuộc khởi nghĩa
của Thiên Hộ Dƣơng, Nguyễn Trung Trực, Trần Văn Thành, Ngô Lợi…Chợ Mới
17


còn là nơi hội tụ những nhà yêu nƣớc về đây mƣu việc lớn. Phạm Hữu Huệ (con
cháu của Phạm Thế Hiển) cùng nghĩa quân tổ chức tuyên thệ tại đình thần Chợ
Thủ để khởi xƣớng phong trào kháng Pháp nhƣng bị hƣơng bộ Chơn mật báo
cho giặc bao vây nghĩa quân và đày ông đi đảo Cayenès (thuộc địa của Pháp ở
Nam Mỹ). Phan Kiết Thủ là sĩ phu yêu nƣớc trong phong trào Cần Vƣơng đã về
đây dạy học và truyền bá tƣ tƣởng ái quốc, nung đúc tinh thần yêu nƣớc, chống
giặc ngoại xâm cho ngƣời dân sở tại.[11, tr 28].
Trong những năm 1924- 1926 trào lƣu dân chủ đang diễn ra sâu rộng trong
cả nƣớc đã tác động đến nhân dân Chợ Mới, đƣa phong trào yêu nƣớc chuyển
sang thời kỳ mới, thời kỳ chuẩn bị mảnh đất tƣơi tốt cho hạt giống đỏ nảy mầm
từ năm 1927 với Chi hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đầu tiên của An Giang
thành lập tại Long Điền…. Đến tháng 4/1930 chi bộ Đảng ở Long Điền đƣợc
thành lập có 3 đồng chí: Lƣu Kim Phong, Đồn Thanh Thủy và Bùi Trung Phẩm.
Đây là chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của Chợ Mới đồng thời cũng là chi bộ Đảng
cộng sản đầu tiên của tỉnh Long Xuyên.[11,tr 29]. Với sự hình thành tổ chức
Đảng đầu tiên, lịch sử đã trao vai trò Chợ Mới trở thành cái nôi cách mạng của cả

vùng Long Xuyên – Châu Đốc.
Để chào mừng sự kiện lịch sử đó, Chi bộ Đảng giao trọng trách cho ông Lê
Văn Đỏ - một quần chúng trung kiên treo lá cờ Đảng trên cột dây thép xã Long
Điền. Cờ búa liềm phất phới bay tung bay giữa sơng Tiền khiến kẻ thù lo sợ, cịn
quần chúng thì hân hoan, phấn khởi. Lá cờ hiên ngang nhƣ một lời thách thức với
thực dân Pháp, tác giả Nguyên Hùng trong tác phẩm “Đệ nhất cù lao” đã ghi lại:
“Ở đây có Đảng lãnh đạo nhân dân chống lại bọn chúng, địi độc
lập tự do, để cho nó biết là dân mình khơng sợ Pháp, đồng lịng
chống Pháp”. “Chợ Mới xôn xao khi lá cờ đỏ búa liềm tung bay
phất phới giữa sơng Tiền, cao tít trên sợi dây cáp nối liền hai đầu
Cột dây thép, gặp gió thổi bung ra giữa sông cái. Dân làng Cù lao
Giêng và làng Long Điền không ai lo việc làm ăn mà cứ kéo ra bờ
sơng nhìn lá cờ với tâm trạng vui mừng. Bọn làng lính kinh sợ, bót
cị Mỹ
18


×