Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Đời sống kinh tế, văn hóa của người dao thanh phán ở huyện hải hà tỉnh quảng ninh (1986 2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.55 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ THÙY

ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DAO
THANH PHÁN Ở HUYỆN HẢI HÀ TỈNH QUẢNG NINH
(1986 - 2018)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ THÙY

ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DAO
THANH PHÁN Ở HUYỆN HẢI HÀ TỈNH QUẢNG NINH
(1986 - 2018)
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8229013

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ MỸ HẠNH



THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đề tài Đời sống kinh tế, văn hóa của người Dao Thanh
Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2018) là công trình nghiên cứu của
riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Thị Mỹ Hạnh. Kết quả
trong đề tài này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ công trình nào khác mà không
trích dẫn. Đề tài này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này của mình.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn

Lê Thị Thùy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS Hoàng
Thị Mỹ Hạnh, cùng các thầy cô trong Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban Nhân dân huyện Hải Hà, Ủy ban Nhân dân

huyện Đầm Hà, Ủy ban Nhân dân xã Đường Hoa, Ủy ban Nhân dân xã Quảng Sơn đã
tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi hoàn thành Luận văn.
Trong thời gian đi thực tế, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các già
làng, trưởng bản và những người cung cấp thông tin ở huyện Hải Hà, huyện Đầm Hà
tỉnh Quảng Ninh. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày 11 tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn

Lê Thị Thùy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ............................................................ iv
CÁC BẢNG BIỂU........................................................................................................ v
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 2
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 4
5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 5
6. Bố cục luận văn......................................................................................................... 5

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HẢI HÀ VÀ NGƯỜI DAO THANH
PHÁN Ở HUYỆN HẢI HÀ TỈNH QUẢNG NINH .................................... 6
1.1.

Khái quát về huyện Hải Hà.............................................................................. 6

1.1.1.

Vài nét về lịch sử hình thành huyện Hải Hà .................................................... 6

1.1.2.

Vị trí địa lí tự nhiên và dân cư ......................................................................... 9

1.2.

Vài nét về người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh .......... 14

1.2.1.

Nguồn gốc tộc người ..................................................................................... 14

1.2.2.

Dân số và phân bố dân cư .............................................................................. 16

1.2.3.

Đặc điểm đời sống kinh tế, văn hóa của người Dao Thanh Phán huyện
Hải Hà trước năm 1986 ................................................................................. 19


Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 22
Chương 2. ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI DAO THANH PHÁN Ở
HUYỆN HẢI HÀ TỈNH QUẢNG NINH (1986 - 2018)............................ 24
2.1.

Nông nghiệp................................................................................................... 24

2.1.1.

Trồng trọt ....................................................................................................... 24

2.1.2.

Chăn nuôi ....................................................................................................... 33

2.2.

Lâm nghiệp .................................................................................................... 35

2.3.

Các nghề thủ công ......................................................................................... 37

2.4.

Săn bắn, hái lượm và thu nhặt lâm thổ sản .................................................... 42

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





2.5.

Buôn bán và trao đổi hàng hóa ...................................................................... 44

Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 47
Chương 3. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DAO THANH PHÁN Ở
HUYỆN HẢI HÀ TỈNH QUẢNG NINH (1986-2018).............................. 48
3.1.

Văn hóa vật chất ............................................................................................ 48

3.1.1.

Ẩm thực ......................................................................................................... 48

3.1.2.

Trang phục ..................................................................................................... 51

3.1.3.

Nhà ở.............................................................................................................. 56

3.1.4.

Phương tiện đi lại, vận chuyển ...................................................................... 58


3.2.

Văn hóa xã hội ............................................................................................... 59

3.2.1.

Hình thức gia đình ......................................................................................... 59

3.2.2.

Dòng họ ......................................................................................................... 60

3.2.3.

Làng bản ........................................................................................................ 61

3.3.

Văn hóa tinh thần ........................................................................................... 65

3.3.1.

Quan niệm về sinh đẻ và nuôi con ................................................................. 65

3.3.2.

Tập quán cưới xin .......................................................................................... 66

3.3.3.


Tập quán ma chay (Chẩu miên) ..................................................................... 69

3.3.4.

Lễ tết .............................................................................................................. 72

3.3.5.

Chữ viết ......................................................................................................... 78

3.3.6.

Văn học nghệ thuật và tri thức dân gian ........................................................ 81

3.3.7.

Tín ngưỡng .................................................................................................... 85

Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 92
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 96
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


VIẾT LÀ

ĐỌC LÀ

DT

Dân tộc

ĐHSP

Đại học Sư phạm

HĐND

Hội đồng Nhân dân

Nxb

Nhà xuất bản

Tr

Trang

UBND

Ủy Ban Nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1.

Tên một số xã, thị trấn thuộc tỉnh Quảng Ninh năm 1979 .........................8

Bảng 1.2.

Tổng số nhân khẩu chia theo dân tộc đến ngày 31/12/2018 ....................13

Biểu 2.1.

Các mặt hàng mua bán của người Dao Thanh Phán ................................ 44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ ngàn đời nay, 54 dân tộc anh em đã chung sống gắn bó trên dải đất hình chữ
S - Việt Nam; trong đó, dân tộc Dao nằm trong nhóm các dân tộc theo ngôn ngữ, nhóm
ngôn ngữ Hmông-Dao, với chữ viết riêng là Nôm Dao. Hiện nay, dân tộc Dao sống ở
hầu hết các tỉnh miền núi miền Bắc nước ta như Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang,
Lạng Sơn, Quảng Ninh… Trong quá trình hình thành, phát triển của dân tộc Dao, kinh
tế và văn hóa có mối liên hệ mật thiết với nhau, đóng vai trò quan trọng là nền tảng của

mỗi quốc gia dân tộc.
Kinh tế là tổng hòa của các mối quan hệ tương tác giữa con người và xã hội, liên
quan trực tiếp đến sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa
và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người. Mỗi tộc người đều
dựa vào điều kiện, đặc trưng riêng mà hình thành nên những đặc trưng kinh tế riêng.
Ngoài ra, giữa các ngành kinh tế cũng có sự giao thoa, đan xen, hỗ trợ nhau trong quá
trình vận động và phát triển.
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong tiến trình lịch sử, biểu hiện trình độ phát
triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Có thể nói, văn hóa đóng vai trò quan
trọng cho việc định hướng một nền kinh tế vững mạnh.
Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của Tổng cục Thống kê, dân tộc
Dao ở nước ta có 751.067 người, đứng thứ 9 trong cộng đồng 54 dân tộc thiểu số Việt
Nam, được xếp vào nhóm 10 dân tộc nhiều người nhất nước ta. Theo số người dân tộc
thiểu số phân theo địa phương thời điểm ngày 1/7/2015, dân tộc Dao có 832.461 người.
Bằng sự đoàn kết, sức sáng tạo, dân tộc Dao ở Việt Nam đã xây dựng cho mình một
đời sống kinh tế, văn hóa đặc thù của cư dân ở vùng núi cao, phù hợp với điều kiện tự
nhiên và truyền thống của dân tộc mình.
Huyện Hải Hà là huyện miền núi biên giới giáp biển về phía Đông Bắc của tỉnh
Quảng Ninh. Huyện có 11 dân tộc anh em sinh sống như Kinh, Dao, Sán Dìu, Sán chỉ,
Tày, Hoa, Nùng… Mỗi dân tộc đều mang bản sắc, văn hóa rất riêng và độc đáo. Trong
đó, tộc người Dao là tộc người đông dân thứ 2 của huyện sau người Kinh. Tính đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




năm 2018, dân tộc Dao chiếm khoảng 18,7 % dân số của cả huyện. Văn hóa tộc người
ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là văn hóa của người Dao (Dao Thanh Phán
và Dao Thanh Y) rất đa dạng, đặc sắc. Trong những năm qua, tộc người Dao chủ yếu

sinh sống ở các xã như Quảng Sơn, xã Quảng Đức, Quảng Phong...
Bản thân được sinh ra và lớn lên tại huyện Hải Hà. Qua việc nghiên cứu, tác giả
cũng muốn đóng góp phần vào việc tìm hiểu kinh tế, văn hóa của người Dao Thanh
Phán ở Việt Nam nói chung, huyện Hải Hà nói riêng, cũng như nâng cao ý thức trách
nhiệm, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Đây cũng sẽ là nguồn tư liệu quý
để phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử địa phương.
Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đời sống kinh tế, văn hóa của
người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2018)” làm đề tài
nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề dân tộc Dao đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu ở những
góc độ khác nhau. Trước tiên, phải kể đến cuốn “Người Dao ở Việt Nam”, Nhà xuất
bản Khoa học Xã hội, xuất bản năm 1971 của các tác giả Bế Viết Đẳng - Nguyễn Khắc
Tụng - Nông Trung - Nguyễn Nam Tiến. Cuốn sách mới đề cập đến người Dao và
những phong tục tập quán của người Dao nói chung.
Cuốn sách “Một số vấn đề người Dao Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Văn
Vinh, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc năm 1998 là kết quả của quá trình sưu tầm tư
liệu, kế thừa các công trình nghiên cứu liên quan, khảo sát thực tế người Dao ở Quảng
Ninh. Nội dung cuốn sách đề cập về dân tộc Dao, các vấn đề tổng kết thực tiễn mà bộ
đội biên phòng Quảng Ninh đã rút được trong quá trình hoạt động bảo vệ biên cương
ở vùng người Dao Quảng Ninh.
Cuốn “Địa chí Quảng Ninh” gồm 3 tập của Tỉnh ủy - Ủy ban Nhân dân tỉnh
Quảng Ninh, do Nhà xuất bản Thế giới phát hành: Tập 1 xuất bản năm 2001, đề cập
đến tự nhiên, dân cư và lịch sử truyền thống của Quảng Ninh. Tập 2 xuất bản năm
2002, đề cập đến chính trị và kinh tế của cả tỉnh. Tập 3 đề cập đến văn hóa, xã hội của
cả tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Cuốn “Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán
Huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh với phát triển du lịch” của Tô Thị Nga năm 2018,
Luận văn Thạc sĩ Quản lý Văn hóa, của Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung
ương nghiên cứu về người Dao Thanh Phán ở huyện Bình Liêu, nhưng chủ yếu tập
trung tìm hiểu cách để phát triển du lịch, chưa đề cập nhiều đến đời sống kinh tế của
dân tộc Dao Thanh Phán.
Năm 2018, Nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Hải
Hà” của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hải Hà. Cuốn sách đã khái quát về lịch sử của
huyện giai đoạn từ năm 1930 đến năm 2018, bao gồm cả hoạt động kinh tế và dân cư
(trong đó có dân tộc Dao), nhưng mới chỉ khái quát sơ lược, chưa nêu cụ thể về hoạt
động kinh tế, văn hóa của người Dao Thanh Phán.
Tất cả các công trình trên, do mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau đã góp
phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về dân tộc Dao nói chung. Tuy nhiên, cho đến nay chưa
có công trình nào đi sâu nghiên cứu về hoạt động kinh tế, văn hóa của người Dao Thanh
Phán ở Huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2018). Vì thế, việc tìm hiểu đời sống
kinh tế, văn hóa trong thời kì đổi mới một cách hệ thống, đầy đủ của người Dao Thanh
Phán ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh(1986 - 2018)là một vấn đề rất cần thiết, có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn.
Với các công trình nghiên cứu của các tập thể và cá nhân đi trước, tôi xác định
đó là nguồn tài liệu, hướng gợi mở hết sức quý báu, giúp tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu
để hoàn thành đề tài: “Đời sống kinh tế, văn hóa của người Dao Thanh Phán ở huyện
Hải Hà tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2018).
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là đời sống kinh tế, văn hóa của người Dao
Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2018).
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học về người Dao Thanh Phán tại huyện

Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, trong đó trọng tâm là tìm hiểu đời sống kinh tế, văn hóa. Để làm
sáng tỏ nội dung, Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu những vấn đề sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Khái quát về vị trí địa lí điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành, dân cư, đặc
điểm kinh tế, xã hội, văn hóa của người Dao Thanh Phán tỉnh Quảng Ninh từ năm 1986
đến năm 2018.
- Làm rõ những thay đổi đời sống vật chất, tinh thần, xác định những giá trị văn
hóa cần bảo tồn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài giới hạn không gian nghiên cứu tại huyện Hải Hà
tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi thời gian: Từ năm 1986 đến năm 2018.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành Luận văn, tác giả đã sử dụng các nguồn tài liệu chủ yếu sau đây:
- Tư liệu thành văn: Bao gồm các Nghị quyết về vấn đề dân tộc và chính sách
dân tộc, các sách, công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết về nguồn gốc tộc người,
những nét đặc sắc trong văn hóa vật chất và tinh thần của tộc người. Ngoài ra, tác giả
còn tham khảo các sách chuyên khảo, các bài viết về văn hóa hoặc liên quan đến văn
hóa của người Dao Thanh Phán.
- Tư liệu điền dã: Tác giả thu thập trong quá trình tìm hiểu về người Dao Thanh
Phán tại địa bàn nghiên cứu. Trong Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động kinh
tế, văn hóa của người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh, tác giả gặp
nhiều khó khăn, đặc biệt là việc thu thập tư liệu trong quá trình thực tế bởi một số già
làng, người có uy tín trong thôn bản nói tiếng việt không rõ. Mặc dù vậy, tác giả đã cố
gắng khắc phục khó khăn, tìm tư liệu thực tế để đưa ra những kết luận chính xác về đời

sống kinh tế, văn hóa của người Dao Thanh Phán tại đây.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, đề tài sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp
lịch sử và phương pháp logic. Đồng thời, để làm rõ các đời sống kinh tế, văn hóa của
người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh từ năm 1986 đến năm 2018,
phương pháp điền dã được tác giả vận dụng. Ngoài ra, Luận văn còn vận dụng các
phương pháp tổng hợp và phân tích, so sánh đối chiếu, phương pháp điều tra, hệ thống
hóa bằng bảng biểu để Luận văn có cái nhìn tổng quát hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống về đời sống
kinh tế, văn hóa của người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh. Qua
nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa của
người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh.
- Luận văn cung cấp cho giáo viên và học sinh những hiểu biết về dân tộc thiểu
số nói chung, người Dao Thanh Phán ở địa phương nói riêng nhằm phục vụ và nâng
cao chất lượng cho việc dạy - học lịch sử địa phương.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn được
kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Hải Hà và người Dao Thanh Phán ở huyện Hải
Hà tỉnh Quảng Ninh.
Chương 2: Đời sống kinh tế của người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh
Quảng Ninh (1986 - 2018).
Chương 3: Đời sống văn hóa của người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh
Quảng Ninh (1986 - 2018).


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HẢI HÀ VÀ NGƯỜI DAO THANH PHÁN
Ở HUYỆN HẢI HÀ TỈNH QUẢNG NINH
1.1. Khái quát về huyện Hải Hà
1.1.1. Vài nét về lịch sử hình thành huyện Hải Hà
Hải Hà là vùng đất được hình thành từ lâu đời. Tại di chỉ khảo cổ ở vùng rừng
núi Tấn Mài (xã Quảng Đức), các tiêu bản công cụ đá mang dấu vết chế tác từ bàn tay
con người như rìu tay, nạo, công cụ chặt đập thô, công cụ mũi nhọn... được tìm thấy.
Trên cơ sở nghiên cứu niên đại các hiện vật được tìm thấy, các nhà khoa học khẳng
định vùng đất Hải Hà đã có người Việt cổ sinh sống từ 11.000 - 7.000 năm trước. Năm
1981, trống đồng tại đồi Quảng Lễ xã Quảng Chính đã được khai quật. Theo nghiên
cứu sơ bộ, trống đồng Quảng Chính được xác định thuộc hệ trống đồng Đông Sơn (có
niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 năm). Những di chỉ, hiện vật này cho thấy người
Việt cổ đã sống ở khu vực này khá sớm, là minh chứng của sự phát triển văn hóa ở Hải
Hà xa xưa [8, tr.21-22].
Trải qua các thời kỳ lịch sử, Hải Hà liên tục có sự thay đổi về địa giới hành
chính và tên gọi. Theo các nguồn sử liệu lưu trữ, thời Hùng Vương, vùng đất Hải Hà
thuộc bộ Ninh Hải. Thời kỳ đầu Bắc thuộc, Hải Hà vẫn thuộc bộ Ninh Hải; sau thuộc
quận Giao Chỉ, quận Ninh Hải, châu Lục. Thời Đinh, vùng đất Hải Hà thuộc trấn (lộ)
Triều Dương. Năm 1023, vua Lý Thái Tổ đổi trấn Triều Dương thành châu Vĩnh An.
Năm 1242, vua Trần Thái Tông chia cả nước làm 12 lộ, vùng đất Hải Hà thuộc lộ Hải
Đông, sau đổi là lộ An Bang. Năm 1407, lộ An Bang đổi là châu Tĩnh An, gồm 8 huyện,
vùng đất Hải Hà thuộc huyện Vạn Ninh, châu Tĩnh An.Đầu thời Lê, châu Tĩnh An đổi
lại là châu An Bang, thuộc Đồng Đạo; năm 1469 là Thừa tuyên An Bang; năm 1490 là

đạo An Bang, gồm 1 phủ (3 huyện và 4 châu), trong dó vùng đất Hải Hà thuộc châu
Vạn Ninh (18 xã, 2 trang, 4 động). Thời Mạc, đạo An Bang đổi gọi là trấn An Bang;
thời Lê Trung Hưng gọi là xứ An Quảng (do kiêng húy vua Anh Tông Lê Duy Bang).
Đầu thế kỷ XIX, vùng đất Hải Hà thuộc Tổng Hà Môn, châu Vạn Ninh, phủ Hải
Đông, trấn An Quảng. Tổng Hà Môn có 19 xã phường, chòm, xóm, am, vạn: xã Mã Tê
(tức xã Mã Tế), xã Lăng Khê, xã Đại Hoàng, xã Hà Cối, xã Đàm Hà (tức xã Đầm Hà),
vạn Trà cổ, vạn Mễ Sơn, xã Hà Quất Đoài, xã Hà Quất Đông, phường công ngư An
Lương, xóm Na Tiền thuộc xã Hà Quất Đông, xóm Na Tiền thuộc xã Hà Quất Đoài,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




phố Mã Tê thuộc xã Mã Tê, phố Đại Hoàng thuộc xã Đại Hoàng, am Dung Quốc thuộc
xã Đầm Hà, chòm Vạn Vĩ thuộc vạn Mễ Sơn, phường Mi Sơn, phường Đông Giang,
phường Thanh Lãng [8, tr.23].
Đời vua Đồng Khánh (1885 - 1889), vùng đất Hải Hà thuộc tổng Hà Môn, châu
Vạn Ninh, phủ Hải Ninh, tỉnh Quảng Yên. Tổng Hà Môn có 11 xã, thôn, phố: xã Đầm
Hà, xã Đại Điền, xã Hà Cối, xã Mã Tê, xã Lăng Khê, xã Hà Quất Đoài, xã Hà Quất
Đông, xã Lạc Tụ, xã Lập Mã, xã Đại Lai, xã My Sơn Thủy Cơ.Tháng 6/1888, châu
Vạn Ninh được đổi thành châu Hà Cối. Hà Cối có nghĩa là vùng đất nhiều cây cỏ ven
sông (nghĩa Hán Tiệt “hà” là sông, “cối” là cây cỏ rậm rạp), nơi hội tụ của thiên nhiên,
con người.
Ngày 10/12/1906, phủ Hải Ninh được tách khỏi tỉnh Quảng Yên, thành lập tỉnh
Hải Ninh (có 3 châu: Móng Cái, Hà Cối, Tiên Yên). Châu Hà Cối có 3 tổng: Đầm Hà,
Hà Cối, Mã Tế.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thực hiện quyết định của Chính phủ về
xóa bỏ cấp phủ, châu, tổng, châu Hà Cối được chia thành 2 huyện: Đầm Hà và Hà Cối.
Huyện Hà Cối gồm các xã: Lăng Khê, Đường Hoa, Tấn Mài, Đại Điền Nam, Đại Điền
Nùng, Quất Đoài, Mã Tế Nam, Mã Tế Nùng, Hà Cối Nam, Hà Cối Nùng, Lập Mã,

Trúc Bài Sơn, My Sơn và thị trấn Hà Cối.
Sau hòa bình, các đơn vị hành chính thuộc huyện Hà Cối từng bước được sắp
xếp, ổn định. Năm 1958, Ủy ban hành chính tỉnh Hải Ninh chính thức ban hành quyết
định công nhận huyện Hà Cối gồm 15 xã và 1 thị trấn: Hà Cối Nam, Hà Cối Nùng, Đại
Đại Điền Nam, Đại Điền Nùng, Đường Hoa, Lăng Khê, Trúc Bài Sơn, Tấn Mài, Đại
Lai, Mã Tế Nam, Mã Tế Nùng, Lập Mã, Phú Hải, Tiến Tới, Quất Đoài, thị trấn Hà Cối.
Ngày 30/10/1963, Quốc hội quyết định hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng
Quảng thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Quảng Ninh. Huyện Hà Cối
thuộc tỉnh Quảng Ninh.Năm 1964, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quyết định chuyển
xã Cái Chiên từ huyện Móng Cái về huyện Hà Cối. Từ đây, huyện Hà Cối có 17 đơn
vị hành chính (gồm 16 xã và 1 thị trấn).
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế xã hội địa phương, ngày 04/6/1969, Chính phủ ban hành Quyết định số 85/CP hợp nhất
huyện Hà Cối và huyện Đầm Hà thành huyện Quảng Hà. Huyện Quảng Hà có 25 xã, 2
thị trấn: gồm 16 xã, 1 thị trấn của huyện Hà Cối và 9 xã, 1 thị trấn của huyện Đầm Hà
cũ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Ngày 16/01/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 17-CP về việc
phân vạch địa giới hành chính một số xã, thị trấn và đổi tên một số xã, thị trấn thuộc
tỉnh Quảng Ninh.
Bảng 1.1. Tên một số xã, thị trấn thuộc tỉnh Quảng Ninh năm 1979
Tên cũ

STT

Đổi tên


1

Thị trấn Hà Cối

Thị trấn Quảng Hà

2

Xã Hà Cối Nam

Xã Quảng Trung

3

Xã Hà Cối Nùng

Xã Quảng Chính

4

Xã Đại Điền Nùng

Xã Quảng Long

5

Xã Đại Điền Nam

Xã Quảng Điền


6

Xã Đại Lai

Xã Quảng Phong

7

Xã Mã Tế Nùng

Xã Quảng Minh

8

Xã Mã Tế Nam

Xã Quảng Thành

9

Xã Lập Mã

Xã Quảng Thắng

10

Xã Quất Đoài

Xã Quảng Nghĩa


11

Xã Lăng Khê

Xã Quảng Thịnh

12

Xã Trúc Bài Sơn

Xã Quảng Sơn

13

Xã Tấn Mài

Xã Quảng Đức
Nguồn: [8, tr.26]

Nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý phát triển kinh tế - xã hội địa phương
và nguyện vọng của nhân dân trong huyện, ngày 29/8/2001, Chính phủ ban hành Nghị
định số 59/2001/NĐ-CP về việc chia huyện Quảng Hà, tỉnh Quảng Ninh thành hai
huyện Hải Hà và huyện Đầm Hà (trước đó, Hội đồng Nhân dân Huyện Quảng Hà họp
thống nhất giữ nguyên tên huyện Đầm Hà, còn huyện Hà Cối được đổi tên thành huyện
Hải Hà). Theo Nghị định, huyện Hải Hà có 69.013,1 ha diện tích tự nhiên và 46.995
nhân khẩu. Địa giới hành chính huyện Hải Hà: phía Đông giáp thị xã Móng Cái; phía
Tây giáp các huyện Bình Liêu, Đầm Hà; phía Nam giáp Biển Đông; phía Bắc giáp
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Huyện có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm
các xã: Phú Hải, Quảng Trung, Quảng Phong, Quảng Chính, Quảng Long, Quảng Điền,
Cái Chiên, Đường Hoa, Tiến Tới, Quảng Sơn, Quảng Thịnh, Quảng Minh, Quảng

Thành, Quảng Thắng, Quảng Đức và thị trấn Quảng Hà. Như vậy, từ năm 2001, địa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




giới hành chính của huyện với tên gọi Hải Hà hình thành và ổn định đến nay [8, tr.2627].
1.1.2. Vị trí địa lí tự nhiên và dân cư
Vị trí địa lí điều kiện tự nhiên
Huyện Hải Hà nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ địa lý từ
21o12’46’’ đến 21o38’27’’ vĩ độ Bắc và từ 107o30’54’’ đến 107o51’49’’ kinh độ Đông.
Phía Bắc của huyện giáp Trung Quốc, với đường biên giới dài 17,2 km; phía Đông giáp
thành phố Móng Cái; phía Nam giáp biển Đông, nằm trong vành đai Vịnh Bắc Bộ; phía
Tây giáp huyện Đầm Hà và huyện Bình Liêu [8, tr.17].
Huyện có tổng diện tích tự nhiên 69.013 ha (bao gồm cả phần đất liền, biển và
hải đảo); trong đó diện tích đất tự nhiên (đất liền và hải đảo) là 51.155,97 ha, bao gồm:
39.666,4 ha đất nông nghiệp, chiếm 77,5%; 4.752,53 ha, đất phi nông nghiệp, chiếm
9,2% và 6.737,04 ha đất chưa sử dụng, chiếm 13,1% diện tích đất tự nhiên; còn lại là
các loại đất khác [8, tr.17].
Huyện Hải Hà có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua như: Quốc lộ 18A,
Quốc lộ 18B (tỉnh lộ 340 cũ), Quốc lộ 18C (tỉnh lộ 341 cũ). Quốc lộ 18A đoạn chạy
qua địa bàn huyện có tổng chiều dài 27 km, từ tuyến đường này lên phía Đông Bắc 40
km là cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, về phía Tây Nam 150km là Thành phố Hạ Long và
từ đây có thể đi tới nhiều trung tâm kinh tế quan trọng của đất nước. Quốc lộ 18B nối
từ Quốc lộ 18A với cửa khẩu Bắc Phong Sinh; Quốc lộ 18C chạy dọc khu vực biên
giới từ huyện Bình Liêu qua Hải Hà nối với cửa khẩu Bắc Phong Sinh. Cùng với hệ
thống đường bộ, huyện có 35 km bờ biển và nhiều cửa sông, cửa biển, là điều kiện
thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy. Từ Hải Hà có thể đi Móng Cái, Tiên
Yên, Hạ Long, Cô Tô và ra hải phận quốc tế.
Vị trí địa lí, giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc giao lưu

kinh tế với Khu Phòng Thành - tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Đồng thời, huyện còn
có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh không chỉ đối với tỉnh Quảng Ninh mà còn
có ý nghĩa đối với toàn vùng Đông Bắc nước ta.
Huyện Hải Hà nằm trong hệ thống cánh cung Đông Triều - Móng Cái, phía Tây
Bắc là vùng đồi núi, phía Nam là vùng phù sa ven biển tiếp giáp với dãy núi đá vôi
chắn sóng, gió cho vùng đất liền. Địa hình của huyện được chia thành 3 dạng chính:
vùng đồi núi phía Tây Bắc, vùng trung du ven biển và vùng đảo [8, tr. 18].
Vùng đồi núi phía Tây Bắc: độ cao từ 200 - 1.500 m so với mặt nước biển, gồm
các dãy núi cao, dạng bán bình nguyên. Điểm cao nhất 1.507 m trên dãy Quảng Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Châu. Địa hình chia cắt nhiều, tạo thành các thung lũng hẹp, tập trung ở các xã Quảng
Sơn, Quảng Đức, Quảng Thành, Quảng Thịnh.
Vùng trung du ven biển: vừa có địa hình đồi núi thấp, vừa có đồng bằng xen kẽ,
tập trung ở các xã Quảng Thắng, Quảng Minh, Quảng Trung, Quảng Điền, Quảng
Phong, Đường Hoa, Quảng Long, Quảng Chính, Phú Hải và Tiến Tới, thuận lợi cho
phát triển cây công nghiệp, trồng lúa và nuôi trồng thủy sản.
Vùng đảo: huyện Hải Hà có xã đảo Cái Chiên với diện tích 2.549,95 ha, địa hình
phức tạp, giao thông còn nhiều khó khăn, việc giao lưu với bên ngoài hoàn toàn bằng
đường thủy. Xã đảo Cái Chiên có vị trí quan trọng về phòng thủ bờ biển, đánh bắt, nuôi
trồng thủy sản.
Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và cấu trúc địa hình nên huyện có đặc trưng khí
hậu nhiệt đới duyên hải, chia làm 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông). Xét về lượng mưa trong
năm, có thể chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,
nắng nóng, mưa nhiều, có gió Nam và Đông Nam thổi từ biển về mang theo hơi nước;
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, ít mưa, có gió Bắc và Đông Bắc mang theo
không khí lạnh và khô. Nhiệt độ trung bình năm 22,4 - 23,3°C. Biên độ nhiệt độ ngày

đêm tương đối lớn, từ 10 - 12°C. Về mùa đông, ở những vùng núi cao, khi nhiệt độ
xuống quá thấp, thường xuất hiện sương muối. Lượng mưa trung bình hằng năm
3.120mm. Huyện Hải Hà nằm ở ven biển nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Xuất
hiện từ khoảng tháng 6 đến tháng 10, thường kèm theo mưa nhiều, ảnh hưởng lớn tới
sản xuất và đời sống của nhân dân.
Tài nguyên đất của huyện được chia thành 2 vùng chính là vùng đồi núi và đồng
bằng ven biển. Vùng đồi núi gồm 4 loại đất: đất nâu tím, đất vàng đỏ, đất mùn vàng đỏ
trên núi và đất nhân tác, có tổng diện tích 33.638,57 ha, chiếm 65,45% tổng diện tích
đất tự nhiên. Các loại đất vùng đồi núi phù hợp với trồng hoa màu, trồng cây lâu năm,
phát triển nông - lâm kết hợp [8, tr. 19].
Vùng đồng bằng ven biển gồm 6 loại đất, có tổng diện tích 6.889,75 ha, chiếm
13,4% tổng diện tích đất tự nhiên, phù hợp để trồng lúa khi chủ động được nguồn nước
tưới tiêu; một số diện tích độ mặn cao, vùng cát ven sông phù hợp trồng rừng ngập
mặn.
Tính đến năm 2016, tổng diện tích rừng của huyện là 31.187,48 ha, chiếm 61%
diện tích đất tự nhiên. Rừng được chia làm 2 loại: Rừng tự nhiên có 14.780,2 ha, chiếm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




47,4%; rừng trồng 16.406,66 ha, chiếm 52,6%. Thảm thực vật rừng rất phong phú và
đa dạng với các loại thực vật của khu vực đồi núi và khu vực ngập mặn. Khu vực đồi
núi (rừng tự nhiên, rừng trồng) có nhiều loại cây và lâm sản như: tre, nứa; cây lấy gỗ
như keo, bạch đàn, thông, sa mộc; cây đặc sản như cây quế. Khu vực ngập mặn chủ
yếu là sú, vẹt, đước. Rừng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã
hội ở Hải Hà, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn xâm nhập mặn, giữ nguồn
nước, tạo cảnh quan [8, tr. 19-20].
Trên địa bàn huyện Hải Hà có một số mỏ khoáng sản, vật liệu xây dựng như: đá
cao lanh phục vụ cho công nghiệp và xuất khẩu đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách;

đất sét; đá cuội, đá hộc, sỏi, cát nằm rải rác ở các lòng sông, suối các xã và tập trung ở
ven đảo Cái Chiên; đá ốp lát trữ lượng 1,5 triệu m3 (chủ yếu là đá Granit) phân bố ở
Quảng Nam Châu; mỏ Kaolin-pyrophilit Tấn Mài phần lớn ở xã QuảngĐức và một
phần ở xã Quảng Sơn.
Huyện Hải Hà có 2 con sông lớn là sông Hà Cối và sông Tài Chi chảy qua. Cùng
với các con sông, huyện có 3 hồ chứa nước ngọt lớn gồm: hồ Trúc Bài Sơn trên địa bàn
xã Quảng Sơn; hồ Khe Dầu thuộc xã đảo Cái Chiên; hồ Khe Đình - Cái Chiên.Nước ngọt
từ các hồ, đập nước được dẫn tới các khu sản xuất nông nghiệp nhờ hệ thống kênh mương
dẫn nước: hệ thống kênh Trúc Bài Sơn dài 108,4 km, hệ thống kênh Quảng Thành dài
58 km, hệ thống kênh Đường Hoa dài 15 km,... Ngoài nguồn nước mặt được cung cấp
bởi các sông, suối, hồ, kênh mương, Hải Hà có trữ lượng nước ngầm khá lớn, chất lượng
nước tốt, đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
Là huyện Duyên Hải của tỉnh Quảng Ninh, Hải Hà có 1 xã đảo và 8/16 xã, thị
trấn giáp biển, đường bờ biển dài 35 km. Diện tích biển và bãi biển rộng 23.620 ha với
nhiều loại hải sản sinh sồng như tôm, cua, cá, sò huyết, sá sùng... Biển Hải Hà cho phép
khai thác khoảng 9.000 tấn/năm ở cả vùng lộng và vùng khơi. Nguồn lợi hải sản dược
khoanh nuôi tại các xã Đường Hoa, Tiến Tới, Quảng Phong, Quảng Điền, Quảng Minh,
Quảng Thắng, Quảng Thành, Phú Hải, Cái Chiên, Quảng Trung [8, tr.20-21].
Hải Hà có tiềm năng lợi thế về du lịch văn hóa, du lịch sinh thái biển đảo với
các điểm thu hút khách du lịch như: đảo Cái Chiên (xã Cái Chiên), đền Trần Hưng Đạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- chùa Hải Hà (xã Phú Hải), Cửa khẩu Bắc Phong Sinh (xã Quảng Đức), không gian
du lịch sinh thái hồ, núi xã Quảng Sơn, đồi chè Đường Hoa... Việc phát triển du lịch ở
huyện Hải Hà vừa mang ý nghĩa kinh tế vừa góp phần khẳng định chủ quyền, bảo vệ
lãnh thổ Tổ quốc.
Dân cư

Qua các di chỉ khảo cổ, có thể khẳng định, từ thời đồ đá cũ, con người đã sớm
có mặt khai phá vùng đất Hải Hà. Trải qua thời gian, dân cư ngày càng đông đúc về số
lượng, đa dạng về sắc tộc: Kinh, Dao, Sán Dìu, Sán Chỉ, Tày, Hoa...
Theo Tiểu dẫn về tỉnh Hải Ninh của Hà Lương Chánh (Quan Bố chánh tỉnh Hải
Ninh), tháng 12/1932, Hà cối có 29.500 người, trong đó có 1/4 là người Kinh, 3/4 là
người Nùng) và một số ít là người Mán [8, tr. 34-35].Theo tài liệu điều tra dân số tỉnh
Hải Ninh, đầu năm 1955, huyện Hà Cối có dân số 25.783 người, trong đó dân tộc Ngái
và Hoa có 22.301 người (chiếm 86,5%); dân tộc Kinh có 2.473 người (chiếm 9,6%); dân
tộc Mán có 928 người (chiếm 3,6%); dân tộc Sán Dìu có 75 người (chiếm 0,3%).
Trong hai năm 1978 - 1979, huyện Quảng Hà có 58.008 người Hoa bỏ đi, trong
đó địa bàn các xã thuộc Hải Hà có 46.000 người. Từ năm 1978 - 1985, thực hiện chủ
trương của Đảng và Nhà nước, nhân dân từ thành phố Hải Phòng và các tỉnh Hải Hưng
(Hưng Yên, Hải Dương), Thái Bình đến địa bàn huyện xây dựng vùng kinh tế mới, bổ
sung lực lượng lao động phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.Năm
2001, tại thời điểm tách huyện, Hải Hà có 46.995 người.
Người Dao sinh sống ở Hải Hà từ lâu đời (trước năm 1954, người Dao được gọi
là người Mán). Trước năm 1979, người Dao sinh sống chủ yếu ở 2 xã: Quảng Sơn và
Quảng Đức. Từ năm 1979, Đảng và Nhà nước đã kêu gọi người Dao chuyển dần từ
vùng cao phát nương làm rẫy xuống vùng thấp định cư, sản xuất lúa nước. Người Dao
ở Hải Hà gồm 2 nhóm: Dao Thanh Phán và Dao Thanh Y. Nhóm Dao Thanh Phán chủ
yếu sinh sống ở các xã Quảng Sơn, Đường Hoa; nhóm Dao Thanh Y sống tập trung ở
các xã: Quảng Đức, Quảng Sơn, Quảng Thịnh, Quảng Thắng, Quảng Thành, Quảng
Long, Quảng Phong [8, tr.37].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Bảng 1.2. Tổng số nhân khẩu chia theo dân tộc đến ngày 31/12/2018

Tổng
STT

Đơn vị xã,

số

thị trấn

dân
(Người)

Dân
tộc
Kinh

DT

DT

Dao

Tày

DT

DT

Sán


Sán

Dìu

Chỉ

438

128

DT

DT

DT

Hoa

Nùng

Mường

419

300

72

106


4
26

2

DT

DT

DT

Thái

khác

22

132

4

1

1

1

Cao
Lan


Toàn huyện

64.284

48.210

12.021

2.538

1

X. Quảng Đức

3.731

215

3.382

24

2

Quảng Thịnh

2.938

2.155


727

21

2

2

3

Quảng Sơn

4.174

178

3.931

8

8

49

4

Đường Hoa

4.240


2.851

1.372

5

Quảng Long

5.575

5.085

133

171

11

14

70

82

6

2

1


6

Quảng Chính

6.972

6.447

51

299

13

53

24

59

5

10

10

1

7


Quảng Trung

1.482

1.462

8

Quảng Điền

4.196

3.650

107

162

1

9

Quảng Phong

5.597

2.888

1.218


1.475

10

Phú Hải

2.629

2.568

1

13

20

11

Cái Chiên

648

641

2

5

12


Quảng Minh

5.577

5.341

18

118

22

13

Quảng Thành

3.817

3.397

390

26

14

Quảng Thắng

2.586


1.668

533

10

15

Tiến Tới

2.592

2.435

149

16

TT. Q Hà

7.530

7.229

9

16

12


1

8
17

18

35

54

43

7

18

3

6

2

1

1

3

1


22

3

14

1
45

11

1

3

2

2

6

10

2

1

4
324


6

35
8

197

26

20

36

Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Hải Hà năm 2018

13

1


Qua bảng tổng hợp báo cáo nhân khẩu chia theo dân tộc đến ngày 31 tháng 12
năm 2018, huyện Hải Hà có 64.284 người, dân tộc kinh chiếm 75%, Dao 18,7% (tộc
người Dao là tộc người đông dân thứ hai), Tày 3,9% còn lại là các dân tộc: Sán Dìu,
Sán Chỉ, Nùng, Mường, Thái, Cao Lan, Củi Chu và người Hoa.
Ngoài ra, cùng với việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Hải Hà với các địa phương
trong và ngoài tỉnh, một số dân tộc khác như Mường, Thái, Cao Lan, Củi Chu đã đến
vùng đất này. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, các dân tộc đoàn kết,
gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường hợp tác trong lao động sản xuất, xây dựng đời
sống vật chất, tinh thần ngày càng tiến bộ, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính

trị, trật tự an toàn xã hội.
1.2. Vài nét về người Dao Thanh Phán ở huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh
1.2.1. Nguồn gốc tộc người
Trước đây, người ta chưa xác định được các tiêu chí cơ bản để phân loại các nhóm
Dao mà chủ yếu dựa vào bảng thống kê dân tộc của các tỉnh. Cách phân loại gần đây
nhất được dựa trên các tiêu chí về ngôn ngữ và những đặc điểm cơ bản của văn hoá và
các bộ nữ phục các nhóm Dao. Các nhóm Dao ở Việt Nam thuộc về hai phương ngữ.
Phương ngữ thứ nhất từ “người” gọi là “miền” (kiềm miền hay dìu miền). Phương ngữ
thứ hai, từ “người” gọi là “mùn” hay “mân” (kìn mùn hay dìu mân). Thuộc về phương
ngữ thứ nhất có hai nhóm lớn là Đại bản và Tiểu bản.
Nhóm Dao Đỏ gồm nhiều nhóm địa phương (Hùng Thầu Dào, Dao Coóc Ngáng,
Dao Quí Lâm) cư trú ở các tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang,
Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên.
Nhóm Dao Quần Chẹt (Dao Sơn Đầu, Dao Tam Đảo, Dao Nga Hoàng) cư trú ở
các tỉnh Hoà Bình, Hà Tây, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La, Yên Bái.
Nhóm Dao Thanh Phán (Dao Coóc Mùn, Dao Đội Ván, Dao Lô Gang, Dao Dụ
Kiùn, Dao Thêu) cư trú ở các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn,
Quảng Ninh, Bắc Giang.
Nhóm Dao Tiền (Dao Đeo Tiền) cư trú ở các tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ, Sơn La,
Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn. Thuộc về phương ngữ thứ hai cũng có hai nhóm
lớn: Nhóm Khố bạch (gọi theo Bình hoàng Khoán - điệp) chỉ có một nhóm là Dao Quần
trắng (ở Yên Bái và Lào Cai còn có tên gọi là Dao Họ) ở Yên Bái, Lào Cai, Tuyên
Quang và Hà Giang.

14


Nhóm Dao Thanh y cư trú ở các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Giang, Quảng Ninh.
Nhóm Dao Áo dài (Dao Tuyển, Dao Chàm, Dao Slán Chỉ) cư trú ở các tỉnh Yên
Bái, Lao Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn.

Người Dao có nhiều tên gọi khác nhau như: Động, Dạo, Mán, Xá... song tên gọi
phổ biến hơn cả là Mán. Những tên gọi này không phải là tên tự nhận của người Dao.
Tên gọi người Dao được nhắc trong một số tài liệu cổ (bằng chữ Hán và Nôm) với
truyện Quả bầu được lưu truyền trong cộng đồng Dao. Tên Dao còn được ghi trong
cuốn "Bình hoàng Khoán Điệp” hay còn gọi là "theo tờ khoán điệp này mà đi thông
đồng trong thiên hạ”.
Trong một bản trường thi thất ngôn nói về cuộc thiên di của người Dao Tiền và
Dao Quần chẹt từ Quảng Đông vào Việt Nam qua đường biển đầy gian khổ cũng có
nhiều lần nhắc tới tên Dao. Nhiều sách cổ của Trung Quốc cũng đã nhắc tới tên Dao
như: Tuỳ thư địa lý chí, Thuyết man, Quế hải ngu hành chí, Lĩnh ngoại đại đáp... Như
vậy, tên Dao là tên gọi của người Dao đã có từ lâu đời. Đến năm 1968, Hội nghị dân
tộc Dao Toàn quốc họp tại Hà Nội, tên gọi dân tộc này mới được thống nhất và chính
thức xác định là dân tộc Dao [46,tr.30]. Mặt khác, trong nhân dân vẫn còn lưu truyền
câu chuyện Bàn Hồ - một huyền thoại nói về nguồn gốc người Dao. Đây không chỉ là
câu chuyện truyền khẩu như đã nói, mà còn được ghi trong các cuốn Bảng văn và trong
sách cúng của người Dao. Một số tình tiết của câu truyện này còn được tái hiện trong
các dịp tổ chức lễ Chẩu đàng hoặc Cấp sắc.
Theo Quá sơn bảng được ghi trong cuốn Người Dao ở Việt Nam [9,tr.19] thì:
Bàn Hồ là con Long Khuyển mình dài ba thước, lông đen vằn vàng óng mượt
như nhung, từ trên trời giáng xuống trần được Bình Hoàng yêu quí nuôi trong cung.
Một hôm Bình Hoàng nhận được chiến thư của Cao Vương. Bình Hoàng Liên họp bá
quan văn võ để bàn mưu tính kể đối phó với Cao Vương, nhưng không ai tìm được kế
gì. Trong đó con Long Khuyển Bàn Hồ từ trong kim điện nhảy ra sân bổng quì lạy xin
đi giết Cao Vương. Trước khi Bàn Hồ ra đi nhà vua có hứa, nếu thành công sẽ gả công
chúa cho (có tài liệu ghi là cung nữ). Bàn Hồ bơi qua biển bảy ngày bảy đêm mới tới
nơi Cao Vương ở. Cao Vương thấy con chó đẹp phủ phục trước sân rồng cho là điềm
lành nên đem vào cung nuôi. Nhân một hôm Cao Vương say rượu, Bàn Hồ cắn chết
Cao Vương và đem đầu về báo công với Bình Hoàng. Bàn Hồ lấy được công chúa đem
vào núi Cối Kê (Chiết Giang) ở. Không bao lâu vợ chồng Bàn Hồ sinh được sáu con
trai và sáu con gái. Bình Hoàng ban sắc cho con cháu Bàn Vương thành mười hai họ,

riêng người con cả được lấy họ cha (Bàn), Lan, Mãn, Uyển, Đặng, Trần, Lương, Tống,
15


Phượng, Đới, Lưu, Triệu. Con cháu Bàn Vương sinh sôi mỗi ngày một nhiều. Đến đời
Hồng Vũ (1368 - 1398) bị hạn hán ba năm liền nên không có gì ăn, nhà vua phải cấp
cho con cháu Bàn Vương mỗi người một cái búa, một con dao quắm để đốn cây rừng
làm rẫy. Con cháu Bàn Vương phát hết núi rừng nhà vua: Kim Sơn, Ngân Sơn, Long,
Long Bảo, Hổ Bảo, Ô Nha, Giao Sơn rồi đến các núi hoang ở Quảng Đông, Hồ Quảng,
Thiểm Tây, Vân Nam, Quí Châu... Con cháu Bàn Vương ngày một nhiều mãi lên nhà
vua phải cấp Quá Sơn bảng để đi khắp thiên hạ kiếm ăn.
Qua câu chuyện trên, Bàn Hồ tuy là một nhân vật huyền thoại, nhưng cho đến
nay vẫn được người Dao coi là “thuỷ tổ” của mình và được thờ cúng rất tôn nghiêm.
1.2.2. Dân số và phân bố dân cư
Từ lâu đời, người Dao đã cùng các dân tộc anh em khác cộng cư, sống đoàn kết
gắn bó thân thiết với nhau, cùng các dân tộc trên địa bàn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người Dao thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, có chữ Nôm Dao. Người Dao được gọi
bằng nhiều tên như Động, Dạo, Xá... Bản thân người Dao thường tự nhận mình là Kiềm
Miền (tức là người rừng) [46, tr. 27-28].
Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt Nam kéo
dài suốt từ thế kỷ thứ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX, với nhiều nhóm khác nhau,
bằng nhiều con đường bộ và đường thuỷ. Riêng nhóm Dao Thanh Phán vào nước ta
muộn hơn, từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Khi vào Việt Nam, nhóm Dao Thanh
Phán đã định cư ở các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn…
Dân tộc Dao sinh sống ở Hải Hà từ lâu đời (trước năm 1954, người Dao được
gọi là người Mán). Người Dao ở Hải Hà gồm 2 nhóm: Dao Thanh Phán và Dao Thanh
Y. Trong nhóm Dao Thanh Phán lại có Thanh Phán Lớn và Thanh Phán Con, đều nằm
trong nhóm Đại Bản thuộc nhóm lớn hơn là Kiềm Miền; còn Thanh Y nằm trong nhóm
Làn Tiẻn thuộc nhóm lớn hơn là Kìm Mùn (Nguyễn Khắc Tụng). Hiện nay, nhóm Dao
Thanh Phán chủ yếu sinh sống ở các xã Quảng Sơn, Đường Hoa; nhóm Dao Thanh Y

sống tập trung ở các xã: Quảng Đức, Quảng Sơn, Quảng Thịnh, Quảng Thắng, Quảng
Thành, Quảng Long, Quảng Phong. Và tập quán văn hóa của người Dao vùng Hải Hà,
Móng Cái, Bình Liêu, Tiên Yên khác với tập quán của của người Dao Hoành Bồ.
Khi đến vùng đất Quảng Hà, đồng bào Dao Thanh Phán chủ yếu cư trú rải rác ở
một số xã trong huyện và địa bàn định cư trên núi cao. Năm 1978, tình hình trong nước
diễn biến phức tạp, các thế lực phản động dựng lên sự kiện “Hoa Kiều” dụ dỗ, kêu gọi
người Hoa về nước. Người Hoa ở Quảng Hà lúc đó rất đông, hầu hết họ đều bỏ về
nước, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chính trị, kinh tế và trật tự an toàn xã hội. Ở
16


những xã vùng núi đã vận động các dân tộc khác tiếp quản. Người Dao Thanh Phán
định cư ở các xã nổi bật nhất là xã Quảng Sơn và Quảng Lâm (nay thuộc về huyện
Đầm Hà) đã nghe theo sự vận động tích cực của chính quyền xuống núi để tiếp quản
nhà cửa, ruộng vườn và các phương tiện sản xuất do người Hoa để lại. Còn riêng xã
Đường Hoa, người Dao Thanh Phán ở huyện Bình Liêu, xã Quảng Lâm (nay thuộc về
huyện Đầm Hà) và xã Quảng Sơn đã di cư xuống để định cư cùng với người Kinh đến
từ huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng). Họ cũng vẫn chọn nơi địa hình cao để định cư.
Ngày 17/2/1979, Chiến tranh Biên giới nổ ra, dưới sự chỉ đạo của chính quyền,
người Dao Thanh Phán phối hợp cùng các dân tộc khác trong huyện chiến đấu anh
dũng để bảo vệ tổ quốc, xóm làng và gia đình của mình.Người Dao Thanh Phán đã cư
trú lâu đời ở xã Quảng Sơn. Nhưng đối với xã Đường Hoa, nhân sự kiện người Hoa về
nước, người Dao Thanh Phán ở Quảng Sơn, Quảng Lâm và Bình Liêu chuyển về sinh
sống.
Từ năm 1986, người Dao Thanh Phán đã cư trú ổn định tại một số xã trong
huyện và không có biến động lớn về dân cư. Đến năm 1989, nhóm Dao Thanh Phán
sinh sống ở 9 xã: Quảng An, Quảng Lâm, Quảng Sơn, Dực Yên, Quảng Lợi, Quảng
Thành, Đường Hoa, Đầm Hà và Quảng Điền [29, tr.386]; còn nhóm Dao Thanh Y cư
trú tại 7 xã: Quảng Đức, Quảng Sơn, Quảng Thịnh, Quảng Thắng, Quảng Thành,
Quảng Chính và Quảng Long [29, tr.387].

Dân số và sự phân bố dân cư có sự thay đổi từ năm 1995 - 1996, có 18 hộ với
176 khẩu bà con dân tộc Dao (chủ yếu Dao Thanh Phán) ở hai xã Quảng Lâm và Quảng
An di dân tự do vào Đắc Lắc để làm ăn [46, tr.150]. Tuy nhiên, từ năm 2001, dân số
và địa bàn cư trú của dân tộc Dao có sự thay đổi lớn khi mà huyện Quảng Hà có sự
thay đổi về địa giới hành chính. Quảng Hà tách ra thành 2 huyện là Hải Hà và Đầm Hà
(như vậy có năm xã: Quảng Lâm, Quảng An, Đầm Hà, Dực Yên và Quảng Lợi có
người Dao Thanh Phán sinh sống thuộc về huyện Đầm Hà). Cho nên, người Dao Thanh
Phán ở Hải Hà chủ yếu cư trú ở xã Quảng Sơn và xã Đường Hoa.
Ở Hải Hà, nhóm Dao Thanh Phán đã định cư, sinh sống, trải qua nhiều thế hệ,
nhiều dòng họ sống quần tụ theo các bản làng chủ yếu ở núi vùng cao trong huyện, các
xã nối tiếp nhau, tiếp giáp với các xã thuộc huyện Đầm Hà và huyện Bình Liêu, một
số đồng bào Dao Thanh Phán sống xen cư với các tộc người khác (do có sự di cư có tổ
chức để ổn định bà con dân tộc Dao vào năm 1978, huyện chủ trương di chuyển các hộ
xuống các xã vùng thấp). Cách sống xen kẽ như vậy đã làm cho đời sống vật chất và
đời sống tinh thần của người Dao Thanh Phán chịu ảnh hưởng mạnh bởi nhiều dân tộc
17


×