Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Luận văn thạc sĩ hoạt động của trí thức việt nam trong lĩnh vực giáo dục (1897 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TRẦN THỊ HỒNG THANH

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM
TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC
(1897 - 1945 )

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Bình Định – Năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TRẦN THỊ HỒNG THANH

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM
TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC
(1897 - 1945)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8229013

Người hướng dẫn: TS. Trương Thị Dương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả khoa học được trình bày trong luận


văn này là thành quả nghiên cứu của bản thân tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài dưới sự chỉ dẫn của người hướng dẫn và chưa từng xuất
hiện trong công bố của các tác giả khác. Các kết quả đạt được là chính
xác và trung thực.

Tác giả luận văn

Trần Thị Hồng Thanh


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

1.

Lý do chọn đề tài .....................................................................................1

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu..............................................................2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................9

4


Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................
10

5.

Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................
10

6.

Đóng góp của luận văn ............................................................................
11

7.

Kết cấu của luận văn................................................................................
12
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÍ THỨC VÀ
GIÁO DỤC VIỆT NAM (1897 -1945)

1.1

13

13
Khái niệm về trí thức ............................................................................

1.1.1

Khái quát về trí thức Việt Nam giai đoạn 1897 -1945...........................19


1.1.2

Thành phần trí thức Việt Nam ..............................................................
28

1.2

Khái quát chung về giáo dục Việt Nam (1897 -1945).........................30

1.2.1

Giáo dục Nho học ..................................................................................
30

1.2.2

Giáo dục Tân học ...................................................................................34
39
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA TRÍ THỨC
VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC (1897 - 1945)

2.1

40

Cải biến giáo dục Nho học lập trường học Duy tân ...........................40

2.1.1


Cải biến giáo dục Nho học .....................................................................40

2.1.2

Lập trường học Duy tân .........................................................................
45

2.2

Biên soạn tài liệu và truyền bá, vận động học chữ Quốc ngữ ...........50

2.2.1

Biên soạn tài liệu ....................................................................................
50

2.2.2

Truyền bá và vận động học chữ Quốc ngữ ............................................
54


2.3

Trí thức đặt nền móng xây dựng hệ thống giáo dục cách
mạng và bước đầu xây dựng nền giáo dục dân chủ ...........................59

2.3.1


Đặt nền móng xây dựng hệ thống giáo dục cách mạng .........................
59

2.3.2

Bước đầu xây dựng nền giáo dục dân chủ .............................................
64
71
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRÍ
THỨC VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC
(1897 - 1945)

3.1
3.1.1

72

Đặc điểm ................................................................................................72
Hoạt động giáo dục giai đoạn (1897 -1945) có sự tham gia của
nhiều thành phần trí thức .......................................................................72

3.1.2

Trí thức Tân học kế thừa hoạt động của đội ngũ trí thức Nho
học ..........................................................................................................75

3.1.3

Hoạt động giáo dục giai đoạn (1897 -1945) là giáo dục yêu

nước, cách mạng ....................................................................................78

3.1.4
3.2
3.2.1

Hình thức hoạt động linh hoạt và đa dạng .............................................80
Đóng góp của trí thức Việt Nam trong hoạt động giáo dục ..............81
Trí thức là lực lượng xã hội tiên phong trong việc tiếp nhận và
truyền bá tư tưởng mới vào Việt Nam ..................................................81

3.2.2

Trí thức là sợi dây kết nối, phát triển tinh thần yêu nước, đoàn
kết các tầng lớp nhân dân .......................................................................83

3.2.3

Truyền bá chữ Quốc ngữ trở thành ngôn ngữ chính .............................88

3.2.4

Tiên phong khởi sự đổi mới giáo dục ....................................................89

3.2.5

Biên soạn, dịch thuật nhiều tài liệu học tập ..........................................91
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

98

PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống hiếu học, truyền thống tơn sư

trọng đạo đã trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa của dân tộc Việt. Chính
vì thế mà giáo dục từ lâu là vấn đề sống còn, tương lai của dân tộc ta. Trải qua
các thời kỳ lịch sử khác nhau giáo dục đóng góp khơng nhỏ vào sự nghiệp
phát triển đất nước.
Từ khi dân tộc Việt Nam xây dựng nền độc lập tự chủ cũng là lúc các
triều đại quan tâm đến giáo dục, lấy tư tưởng Nho, Phật, Đạo làm nội dung
giáo dục, coi trọng giáo dục nhân cách của người Việt, sau đó đến tài năng vì
thế từ xưa sự thịnh suy của mỗi triều đại phong kiến Việt Nam phụ thuộc
nhiều vào kết quả của giáo dục.
Nền giáo dục Nho học ở Việt Nam được đào tạo theo mơ hình giáo dục
Trung Hoa, nội dung chương trình học là sách Tứ thư, Ngũ Kinh với nhiều
hình thức đào tạo: của nhà nước phong kiến, trong gia đình, dịng tộc hoặc
qua thực tiễn trong dân gian (chùa, trường tư, lớp học của cụ đồ…) nhưng có

thể khẳng định rằng: chính hệ thống giáo dục và khoa cử Nho học của Nhà
nước tổ chức đã tạo cơ hội cho nhiều người từ nhiều nguồn gốc xuất thân có
thể thi thố tài năng và có cơ hội phụng sự cho quốc gia. Nhiều trí thức Nho
học tên tuổi được đào tạo và trưởng thành như Lý Công Uẩn, Lê Văn Hưu,
Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh
Khiêm,..
Đến nửa sau thế kỷ XIX, trong bối cảnh thế giới phát triển, nền giáo
dục Nho giáo bộc lộ nhiều hạn chế, nặng về hoài cổ, sách thánh hiền mà xa
thực tiễn, hoặc những kiến thức từ nền giáo dục không đủ để đáp ứng yêu cầu
mới của lịch sử.
Đến cuối thế kỷ XIX, sau khi biến Việt Nam thành thuộc địa, để phục vụ
cho mục tiêu khai thác, thực dân Pháp xây dựng ở Việt Nam nền giáo dục
Pháp – Việt. Trong bối cảnh đó đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 1897 –


2
1945, cũng rất đa dạng về thành phần và có sự chuyển biến tư tưởng, trên nền
tảng tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc mạnh dạn tiếp thu những yếu tố
ngoại lai có chọn lọc, tham gia nhiều hoạt động u nước khác nhau. Trong
đó hoạt động của trí thức ở lĩnh vực giáo dục vơ cùng có ý nghĩa đóng góp
vào cơng cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng nền giáo dục mới khoa học,
đáp ứng xu hướng thời đại.
Vì vậy, nghiên cứu về hoạt động của trí thức Việt Nam trong lĩnh vực
giáo dục là một đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Ý nghĩa khoa học: Hệ thống lại được cơng trình nghiên cứu về hoạt
động của trí thức nói chung, hoạt động của trí thức trong lĩnh vực giáo dục nói
riêng thời thuộc địa.
Đồng thời làm rõ được ưu điểm, hạn chế và đóng góp của trí thức đối
với lịch sử dân tộc. Góp phần bổ sung vào kết quả nghiên cứu lịch sử dân tộc
trong lĩnh vực giáo dục.

Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu thành công sẽ là nguồn tài liệu bổ
sung cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu môn lịch sử Việt Nam ở các
trường phổ thơng, Cao đẳng, Đại học và chun đề Trí thức Việt Nam trong
lịch sử.
Giáo dục tinh thần yêu nước và truyền thống hiếu học, tinh thần cầu
tiến cho thế hệ sau.
Vì những ý nghĩa trên, tơi quyết định chọn đề tài “Hoạt động của trí thức
Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục (1897 - 1945)”
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đến nay có rất nhiều đề tài khoa học có giá trị nghiên cứu về hoạt động
của trí thức Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt đã khái quát được sự
chuyển biến trong giáo dục nước ta.


3
2.1. Cơng trình trực tiếp nghiên cứu về hoạt động của trí thức trong lĩnh
vực giáo dục
Giáo dục là lĩnh vực được các quốc gia trên thế giới coi là quốc sách
hàng đầu, mọi thế hệ, mọi thời đại, mọi quốc gia cũng như các nhà khoa học
đặc biệt quan tâm chú ý, vì nó là nguồn gốc của sự phát triển bền vững.
Trực tiếp nghiên cứu về giáo dục đã có nhiều cơng trình được cơng
bố như:
Tác giả Nguyễn Đăng Tiến (1996), “Lịch sử Giáo dục Việt Nam trước
cách mạng tháng Tám/1945”, Nxb Giáo dục, cho người đọc thấy rõ trước
cách mạng tháng Tám trí thức Việt Nam có chuyển biến về tư duy và có nhiều
hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Nền giáo dục thời kỳ này song song cả
giáo dục Nho học và giáo dục Pháp – Việt.
Tác giả Chương Thâu với tác phẩm “Đông Kinh nghĩa thục và phong trào
cải cách văn hóa”, xuất bản năm 1997 khát quát những điều kiện khách quan
và chủ quan đầu thế kỷ XX dẫn đến sự chuyển biến tư tưởng của đội ngũ trí

thức Việt Nam. Họ thành lập các trường học Duy tân để thực hiện khai dân
trí, chấn dân khí, vận động người học bỏ chữ Hán, học chữ Quốc ngữ. Tác
phẩm này cho người đọc thấy rõ những bước đột phá trong tư tưởng và hành
động của các trí thức Nho học tiến bộ đầu thế kỷ XX, trong đó hoạt động
trong giáo dục là lĩnh vực nổi bật của phong trào duy tân ở Bắc kỳ.
Chuyên sâu về giáo dục thời Pháp thuộc có cơng trình của tác giả Phan
Trọng Báu (2006), Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb Giáo dục, chia làm
hai phần, phần 1 phản ánh sự hình thành và phát triển của nền giáo dục thời
Cận đại do người Pháp tổ chức ở nước ta, phần hai phản ánh sự đấu tranh trên
lĩnh vực giáo dục của những nhà yêu nước đối lập với nền giáo dục thực dân.
Qua nội dung tác giả cũng khẳng định nền giáo dục Việt Nam thay đổi thời
Cận đại gắn liền với tiến trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, đồng
thời trí thức thời kỳ này là những người tiên phong đưa chữ Quốc ngữ vào
học tập và giảng dạy.


4
Tác phẩm “Phong trào Duy tân các khuôn mặt tiêu biểu” của tác giả
Nguyễn Quang Thắng, NXB Văn hóa thơng tin 2006, giới thiệu khái quát về
thân thế sự nghiệp của trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX – đã có cơng lập ra
các trường học Duy tân ở Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ khai dân trí, chấn
dân khí, trong lĩnh vực giáo dục, đội ngũ trí thức đã xây dựng quan điểm thực
học, thực nghiệp, đổi mới nội dung, phương pháp và đối tượng học.
Nghiên cứu xuyên suốt và có cái nhìn tổng thể về trí thức Việt Nam từ
thời phong kiến cho đến nay có “Trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử
dân tộc” của GS.TS Nguyễn Văn Khánh, xuất bản năm 2016. Qua công trình
tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau về trí thức, sự hình thành phát triển
đội ngũ trí thức Việt Nam và những đóng góp của trí thức trên nhiều lĩnh vực,
trong đó tác giả giành riêng một mục đóng góp về lĩnh vực giáo dục của trí
thức ở mỗi giai đoạn. Tuy nhiên với phạm vi rộng, còn nhiều hoạt động giáo

dục của trí thức vẫn tiếp tục cần được nghiên cứu thêm.
Năm 2019 tác giả Bùi Minh Hiển – Nguyễn Quốc Trị xuất bản cuốn
“Lịch sử giáo dục Việt Nam”, NXB Đại học sư phạm, cơng trình này được
trình bày theo quan điểm thơng sử và cấu trúc sự phát triển của giáo dục Việt
Nam theo tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, tài liệu dùng làm giáo trình
cho sinh viên khoa Tâm lý – giáo dục các trường Đại học, cao đẳng. Do vậy
về cơ bản phản ánh sự thay đổi của nền giáo dục Việt Nam hơn là nói về hoạt
động của trí thức đối với sự phát triển giáo dục.
Gần đây nhất, năm 2021 Cục lưu trữ Quốc gia cho ra mắt tập sách
“Giáo dục Việt Nam thời kỳ thuộc địa qua tài liệu và tư liệu lưu trữ”, đã cung
cấp cho độc giả bức tranh tương đối đầy đủ và toàn diện nền giáo dục Việt
Nam cũng như những chủ trương và chính sách của chính quyền Pháp về giáo
dục giai đoạn 1858 – 1945. Trong thời thuộc địa người Pháp đã tiến hành lần
lượt các cuộc cải cách giáo dục, từ đó nền giáo dục ba cấp ở Việt Nam đã căn
bản hình thành. Thơng qua chính sách giáo dục của Pháp, người Việt đã tiếp


5
thu những kiến thức mới của văn minh phương Tây một cách có chọn lọc và
làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Ngồi ra cịn có Vũ Ngọc Khánh (1985), tìm hiểu nền giáo dục Việt
Nam trước năm 1945. Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Tiến Cường (1998), sự
phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến. Nxb Giáo
dục, Hà Nội. Nguyễn Quang Thắng (1993), Khoa cử và giáo dục Việt Nam,
Nxb Giáo dục, Hà Nội; Ngô Đức Thọ (1993), Các nhà khoa bảng Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.; Lê Trọng Ngoạn (1997), Lược khảo và tra cứu về học chế
và quan chế ở Việt Nam từ 1945 về trước, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Phan Ngọc
Liên (CB) (2006), Giáo dục và thi cử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
1945, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, … tập trung vào nghiên cứu giáo dục
và khoa cử thời phong kiến, phản ánh đây là một lĩnh vực rất được quan tâm

nghiên cứu.
Ở góc độ tạp chí, hội thảo
Cùng mối quan tâm đến vấn đề giáo dục và đào tạo bên cạnh những
cơng trình sách đã xuất bản, giáo dục Việt Nam còn được quan tâm nghiên
cứu dưới các dạng như tạp chí, hội thảo. Ở thể loại các bài tạp chí có nhiều
bài viết liên quan đến trí thức như: Phạm Xuân Nam (1982), Vài nét về trí
thức và q trình cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 1, trang 50-55. Nguyễn Văn
Khánh (1985), Thanh niên trí thức và phong trào Cộng sản ở Việt Nam trước
năm 1930, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 4, tr 67- 75.
Hoàng Ngọc Vĩnh, Trần Văn Thành (2011), Nghệ thuật vận động trí
thức của Hồ Chí Minh, tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 68 cũng đề cập ít
nhiều đến vai trị của trí thức đối với phong trào giải phóng dân tộc.
Tác giả Ngơ Minh Oanh với bài viết: “Sự du nhập giáo dục phương
Tây vào Nam kỳ Việt Nam thời thuộc pháp (1861 - 1945)” được đăng trên tạp
chí KH ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011, đã khẳng định giáo dục
phương Tây du nhập vào Nam kỳ khá sớm mang tính áp đặt, gây ra nhiều hệ


6
lụy, nhưng bên cạnh đó góp phần khơng nhỏ vào việc thay đổi nền giáo dục
cũ, hình thành nền giáo dục mới ở Nam kỳ nói riêng, cả nước nói chung.
Nguyễn Thị Thanh Thủy có bài: Đặc điểm của trí thức Tây học ở Việt
Nam đầu thế kỷ XX, đăng trên tạp chí ĐH KHXH & NV, KHXH & NV 282012. Bài viết tập trung chỉ ra đặc điểm của trí thức Tân học, mà chưa có cái
nhìn tồn diện về các thành phần trí thức khác.
Nguyễn Thị Phương Chi trong bài viết “Đào tạo và trọng dụng nhân
tài ở Thăng Long thời Trần” đăng trên tạp chí Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số
12, tr. 19-26, đã phân tích và chỉ ra ba hình thức chủ yếu mà nhà Trần đã áp
dụng để đào tạo nhân tài, trong đó đào tạo thông qua hệ thống giáo dục Nho
học là hình thức phổ biến thứ hai.

Ngồi ra cịn có, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Những vấn đề về giảng dạy
tiếng Việt và nghiên cứu Việt Nam trong thế giới ngày nay. Nxb Đại học
Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr.1198-1206. Tạ Ngọc Liễn (2009) “Một số đặc
điểm của Nho học Việt Nam từ khởi đầu đến thế kỉ XVI- XVII”. Kỉ yếu Hội
thảo khoa học Văn miếu – Quốc tử giám và hệ thống di tích Nho học ở Việt
Nam, Trung tâm hoạt động văn hoá khoa học Văn miếu – Quốc tử giám, Hà
Nội. tr.29-44. Trần Thị Thái Hà (2021) “Thực tiễn đào tạo và sử dụng trí thức
Nho học ở nước ta thời Trần (thế kỉ XIII-XIV)” in trong: UBND thành phố
Hà Nội, Trường Đại học Thủ Đô (2021) Kỉ yếu hội thảo khoa học Quốc gia.
Xây dựng nền giáo dục thực chất, định hướng và giải pháp. NXB Đại học
Quốc gia, Hà Nội, tr. 316-323.
Các công trình trên có điểm chung đặt trọng tâm vào việc làm rõ toàn
cảnh nền giáo dục Nho giáo trong mối quan hệ với quá trình du nhập của Nho
giáo vào xã hội Việt. Các hình thức thi cử Nho học. Dù có những hạn chế
nhưng lại là chính sách gắn liền với chính sách hành chính quốc gia liên quan
đến sự thịnh suy mỗi giai đoạn lịch sử.


7
2.2. Cơng trình gián tiếp nghiên cứu về hoạt động của trí thức trong lĩnh
vực giáo dục
Những tài liệu trực tiếp nghiên cứu về giáo dục và trí thức có khá nhiều
nội dung đề cập đến hoạt động chung của trí thức, ở từng nội dung hoặc một
vai trị cụ thể, tuy nhiên nghiên cứu về hoạt động của trí thức ở Việt Nam
trong lĩnh vực giáo dục (1897 -1945) còn được phản ánh gián tiếp ở những tài
liệu lịch sử khác như:
Cơng trình nghiên cứu khá cơng phu về những chính sách bóc lột của
Pháp, trong đó có một phần nhỏ nội dung chính sách giáo dục của thực dân
Pháp là cuốn sách: “Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam”,
NXB Văn Sử Địa, Hà Nội của tác giả Nguyễn Khắc Đạm (1959) đề cập một

trong những thủ đoạn của Pháp là chính sách ngu dân trong giáo dục nhằm dễ
bề cai trị nhân dân ta.
Năm 1973 có tập sách: “Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế
kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám”. Qua tập một, tác giả Trần Văn Giàu phân
tích khá rõ tư tưởng thủ cựu và duy tân của trí thức Nho học ở nửa cuối thế kỷ
XIX, và nhìn chung đa số trí thức chống đối lại việc học tập phương Tây.
Nhưng ở tập hai và tập ba của bộ sách phản ánh rõ nhiều trí thức Nho học cấp
tiến đã tiếp nhận những tư tưởng mới từ bên ngồi vào qua nhiều lăng kính
khác nhau, góp phần mở đường cho một loại hình phong trào giải phóng dân
tộc mới, trong đó có tiếp thu cách giáo dục của phương Tây.
Nghiên cứu ở góc độ giáo trình có: Nguyễn Văn Khánh: “Cơ cấu kinh
tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858- 1945)” viết khá toàn diện về chương
trình khai thác bóc lột của Pháp, trong đó đề cập đến chính sách giáo dục của
thực dân Pháp ở Việt Nam nhằm mục đích đào tạo ra một đội ngũ trí thức nửa
vời đủ để thừa hành nhiệm vụ trong bộ máy chính quyền của Pháp.
Cuốn “Đại cương Lịch sử Việt Nam” tập 2 do Giáo sư Đinh Xuân Lâm
chủ biên, hay cuốn “Lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX đến 1918” Quyển hai,
Tập hai của Nguyễn Văn Kiệm (1979), “Lịch sử Việt Nam” tập II của Nguyễn


8
Khánh Tồn chủ biên (2004) cũng đã có mục nghiên cứu riêng về chính sách
giáo dục của Pháp, ban đầu Pháp duy trì nền giáo dục Nho học để lợi dụng
những điểm hạn chế của giáo dục Nho học, kết hợp với mở hệ thống giáo dục
Pháp – Việt. Những tác động hai chiều của hệ thống giáo dục thời kỳ này
được các giáo trình đề cập ít nhiều.
Tác phẩm “Phong trào kháng thuế ở miền Trung qua các châu bản triều
Duy Tân” của tác giả Nguyễn Thế Anh cho thấy nỗi uất ức đến cùng cực của
nhân dân miền trung đã lên đến cao độ dẫn đến phong trào chống sưu thuế
năm 1908. Đây là kết quả lớn của phong trào duy tân do Phan Châu Trinh

khởi xướng đã “khai dân trí” thức tỉnh nhân dân hiểu ra nguyên nhân của sự
cùng cực là do chính sách bóc lột của Pháp.
Học giả nước ngoài G. Boudarel (1997), Phan Bội Châu và xã hội Việt
Nam ở thời đại của ông, Nxb - VHTT, Hà Nội là một tác phẩm đề cập nhiều
đến sự chuyển biến tư tưởng của Phan Bội Châu theo hướng tích cực, đặc biệt
là sau khi Phan Bội Châu có cuộc gặp gỡ với nhà cải cách Lương Khải Siêu
ông đã chuyển từ chủ trương cầu viện sang cầu học, vận động học sinh sang
Nhật du học với mục tiêu giải phóng dân tộc.
Ngồi ra hoạt động của trí thức cịn được nghiên cứu ở nhiều luận án
Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học…
Nguyễn Văn Thưởng (Luận án Tiến sĩ) (2008), “Phong trào yêu nước và
cách mạng ở Phú Yên từ cuối thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám 1945”,
Hà Nội. Tác giả viết về phong trào Duy tân và chống thuế ở Phú Yên đầu thế
kỷ XX là một bộ phận của phong trào Duy tân cả nước, nó là kết quả hoạt
động khai dân trí do các trí thức Nho học tiến bộ đầu thế kỷ XX.
Trần Viết Nghĩa (2011), “Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh
phương Tây thời Pháp thuộc” [91]. Dưới góc độ Luận án Tiến sĩ, tác giả đã
phân tích những thái độ tiếp nhận văn minh phương Tây của tầng lớp sĩ phu
đầu thế kỷ XX có nhiều mức độ khác nhau. Trong đó có một bộ phận đã tiếp


9
nhận trên cơ sở Duy tân đất nước, đó là một trong những lý do dẫn đến sự ra
đời của phong trào dân tộc.
Trương Thị Dương (2021), “Trí thức Tân học ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XX”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Quy Nhơn, phản ánh
đóng góp của thành phần trí thức Tân học trong nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh
vực giáo dục trí thức Tân học đã kế thừa truyền thống hiếu học và yêu nước
của dân tộc, không ngừng rèn luyện tu dưỡng và cống hiến cho dân tộc, trong
đó đẩy mạnh truyền bá chữ Quốc ngữ, đặt nền móng cho nền giáo dục mới,

thay đổi nội dung, phương pháp giáo dục. Trong đó yêu cầu đầu tiên của giáo
dục là giáo dục lịng u nước, ý thức trách nhiệm cơng dân trước vận mệnh
của dân tộc, sau đến là trau dồi chuyên môn năng lực đáp ứng yêu cầu ngày
càng ao của sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng một nhà nước Việt Nam
dân chủ.
Những cơng trình trên đã nghiên cứu rất cơng phu ở nhiều thể loại khác
nhau, có cơng trình nghiên cứu chun sâu về giáo dục, có cơng trình nghiên
cứa về các hoạt động của trí thức, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về trí
thức hoạt động riêng trong lĩnh vực giáo dục. Vì vậy đây là những tài liệu quý
giá tôi may mắn được kế thừa và định hướng nghiên cứu cho mình.
Trong thế kỷ XXI, trong xu thế hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế toàn
cầu, yếu tố con người, yếu tố giáo dục càng được các quốc gia chú trọng, Việt
Nam cũng khơng ngoại lệ. Vì vậy nghiên cứu đề tài “Hoạt động của trí thức
Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục (1897 -1945)” có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn, kết quả nghiên cứu có thể vận dụng vào việc đào tạo đội ngũ trí thức
hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động của trí thức Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục.
3.2. Phạm vi nghiên cứu


10
Về nội dung: Nghiên cứu hoạt động của trí thức Việt Nam trong lĩnh vực
giáo dục.
Phạm vi thời gian: Giai đoạn (1897 – 1945), từ khi thực dân Pháp khai
thác thuộc địa lần thứ nhất và đến năm đầu tiên khi Việt Nam giành được độc
lập, bắt đầu thiết lập nhà nước mới, nền giáo dục mới. Tuy nhiên để làm rõ
hoạt động của trí thức giai đoạn này, bản thân tơi có sự liên hệ trước và sau
giai đoạn này.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ:
- Bối cảnh lịch sử tác động đến hoạt động của trí thức trong lĩnh vực giáo
dục.
- Làm sáng tỏ một cách có hệ thống hoạt động của trí thức Việt Nam
trong lĩnh vực giáo dục.
- Trên cơ sở đó đánh giá được đặc điểm và đóng góp của trí thức trong
lĩnh vực giáo dục đối với lịch sử dân tộc đầu từ khi thực dân Pháp tiến hành
khai thác thuộc địa lần 1 đến năm đầu tiên khi Việt Nam giành được độc lập.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu luận văn tập trung làm rõ các nhiệm
vụ sau đây:
- Bối cảnh lịch sử tác động đến trí thức và hoạt động của trí thức Việt
Nam giai đoạn từ năm 1897 đến năm 1945.
- Làm rõ một số khái niệm về trí thức và khái niệm giáo dục.
- Làm rõ các hoạt động của trí thức trong lĩnh vực giáo dục từ năm 1897
đến năm 1945.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Đề tài hoàn thành trên cơ sở các nguồn tài liệu khác nhau:


11
- Các tư liệu tiếng Pháp, tiếng Việt liên quan đến trí thức và hoạt động
của trí thức trong lĩnh vực giáo dục.
- Những cơng trình, sách, báo, tạp chí, bài hội thảo đã công bố nghiên
cứu về giáo dục và hoạt động của trí thức trong lĩnh vực giáo dục nói chung,
giai đoạn 1897 -1945 nói riêng.
- Các luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về giáo dục và hoạt

động của trí thức trong lĩnh vực giáo dục.
- Tài liệu lịch sử địa phương
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn dựa trên nền tảng phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học Lịch sử nên việc kết hợp phương pháp
lịch sử và phương pháp logic được coi là phương pháp chủ đạo trong nghiên
cứu đề tài. Bên cạnh đó, để giải quyết được nhiệm vụ, mục tiêu đề ra luận
văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp sưu
tầm, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để giải quyết các yêu cầu đặt ra
của luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn hồn thành sẽ có những đóng góp chủ yếu sau:
- Tổng hợp, hệ thống nguồn tư liệu, tài liệu nghiên cứu về hoạt động của
trí thức nói chung và hoạt động của trí thức trong lĩnh vực giáo dục nói riêng.
- Hệ thống lại tồn diện hoạt động của trí thức trong lĩnh vực giáo dục từ
năm 1897 đến 1945.
- Trên cơ sở tiếp cận tư liệu mới, và góc nhìn mới đánh giá về những
đóng góp của trí thức trong lĩnh vực giáo dục. Vai trị của trí thức Việt Nam
góp phần cải biến nền giáo dục Việt Nam, đặt nền móng cho nền giáo dục
mới ở Việt Nam.
- Đề tài nghiên cứu thành công sẽ sẽ nguồn tài liệu tham khảo cho việc
giảng dạy Lịch sử Việt Nam ở hệ Đại học và Cao đẳng, chuyên đề Giáo dục


12
Việt Nam trong lịch sử và chuyên đề Trí thức Việt Nam trong lịch sử ở bậc
đào tạo Thạc sĩ.
Kết quả của đề tài góp phần vào việc giáo dục truyền thống tôn sư trọng
đạo, truyền thống hiếu học, truyền thống yêu nước và đấu tranh, bảo vệ độc

lập dân tộc cho thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện
nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục các cơng trình của tác giả liên
quan đến đề tài luận án, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia
làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về trí thức và giáo dục Việt Nam
(1897 - 1945).
Chương 2: Một số hoạt động tiêu biểu của trí thức Việt Nam
trong lĩnh vực giáo dục (1897 - 1945).
Chương 3: Nhận xét về hoạt động của trí thức Việt Nam trong
lĩnh vực giáo dục (1897 - 1945).


13

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÍ THỨC VÀ
GIÁO DỤC VIỆT NAM (1897 -1945)
1.1. Khái niệm về trí thức
Có rất nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về trí thức. Khái niệm
trí thức biến đổi theo lịch sử và phụ thuộc vào quan niệm, nhận thức của cá
nhân, quốc gia hay tổ chức. Thường để xác định trí thức, người ta căn cứ vào
hai tiêu chí cơ bản: có trình độ học vấn, chun mơn mơn cao và hoạt động trí
óc trong các lĩnh vực khoa học để phân biệt với người lao động bằng chân tay
và trí thức là một tầng lớp chứ không phải là một giai cấp trong xã hội.
Đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về trí thức. Các khái niệm về trí
thức ln có sự thay đổi cùng với sự thay đổi của hồn cảnh lịch sử và hầu
như vẫn chưa có khái niệm nào bao quát hết tất cả nội hàm của khái niệm trí
thức. Mặc dù đây là lực lượng xã hội tồn tại xuyên suốt trong tiến trình lịch sử
thế giới nói chung và lịch sử dân tộc Việt Nam nói riêng.

Cho đến thời điểm hiện nay có khoảng 100 khái niệm khác nhau về trí
thức. Nhưng tựu chung lại, để xác định trí thức người ta thường căn cứ vào
hai yếu tố cơ bản:
- Thứ nhất, đó là người có trình độ học vấn và chun mơn.
- Thứ hai, tham gia hoạt động ở các lĩnh vực khoa học và nghệ thuật.
Trong từ điển Pháp, định nghĩa trí thức (Interllectuels) “là người quan
tâm đến cơng việc não bộ vì thị hiếu hay vì nghề nghiệp”, suy ra mọi lao động
trí óc đều là trí thức. Từ này chính thức xuất hiện tại Pháp (1896), từ một bản
Kháng nghị nổi tiếng của các nhà văn, nhà khoa học, do nhà văn Eminl Zola
đứng đầu.
Trong từ điển Anh “Trí thức (Intellectual) là người làm việc với lý
thuyết và nguyên tắc hơn là thực hành, lý thuyết của họ thường liên quan đến
những vấn đề trừu tượng, họ xa rời thế giới và họ chủ yếu thuộc giới dạy học


14
và văn hóa. Những người ít chú ý đến thú vui tầm thường” (chỉ giới hạn ở
thầy, cô, những nhà văn hóa, văn nghệ, nhà tư tưởng).
Ở Nga, người ta gọi trí thức (Intelligentsia) là “những người dấn thân
cho cơng cuộc Tây phương hóa ở nước Nga” như vậy nghĩa của từ này xuất
phát từ tiếng La tinh, có nghĩa là: trí tuệ, thơng minh, sự hiểu biết.
Theo Marx, trí thức là những người có kiến thức dồi dào và có chính
kiến trước các vấn đề chính trị xã hội”. Cịn nói rõ hơn: “Trí thức ngồi khả
năng sáng tạo, còn phải dám phê phán thẳng thừng mọi thứ cần phê phán,
không lùi bước trước mọi kết luận, không đụng chạm dù đụng chạm đến
quyền lực nào”
Ở Trung Quốc, Khổng Tử nói: “Nho sĩ phải là người đủ ba phẩm chất:
có trách nhiệm cao, có lịng tự trọng và dũng cảm”. Học giả Hồ Thu Nguyên,
“Trí thức là hiểu trước, biết sau, rồi đem sự học hỏi của mình cống hiến cho
tiến bộ nhân loại, xã hội, dân tộc”.

Trong xã hội tư bản, trí thức tư sản là trí thức của giai cấp thống trị. Tuy
nhiên, một số trí thức tư sản sớm nhận thức được quy luật lịch sử nên đã rời
bỏ quan điểm của giai cấp xuất thân để chuyển sang hàng ngũ giai cấp vô sản.
Ở Việt Nam, quan niệm về trí thức cũng thay đổi qua mỗi giai đoạn
phát triển của lịch sử. Thời kỳ công xã nguyên thủy: những người có hiểu biết
nhất định trong bộ tộc của mình có thể coi họ là trí thức, họ là những già làng,
tộc trưởng, tù trưởng. Sau đó thời cổ đại quan niệm, sĩ để chỉ quân đội, lực
lượng vũ trang (võ).
Thời kỳ trị vì của các các triều đại phong kiến từ giữa thế kỷ XIX trở về
trước quan niệm trí thức là sĩ phu, kẻ sĩ, nho sĩ, các cụ đồ nho được đào tạo
theo mơ hình giáo dục Trung Hoa. Theo tư tưởng Nho giáo: sĩ để chỉ văn (sau
khi Nho gia vào Việt Nam, từ đó sĩ biến thành Nho sĩ, kẻ sĩ. Kẻ sĩ chính là
người quân tử. Trong xã hội phong kiến, vị thế Nho sĩ được đánh giá cao,
đứng đầu trong tứ dân (Sĩ, nơng, cơng, thương). Trong đó thứ tự trí thức:
Nho, y, lý, số (nhà Nho, thầy thuốc, nhà địa lý, người xem tướng số)


15
Đến thời trị vì của nhà Lê, quan điểm về trí thức ở Việt Nam xuất hiện
rõ hơn, trên trên tấm bia đầu tiên ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, Thân Nhân
Trung có phản ánh để nói về ý nghĩa của khoa thi Hội năm 1442: “Hiền tài là
nguyên khí quốc gia, ngun khí thịnh thì đất nước mạnh và ngày càng lớn,
ngun khí suy thì nước yếu và ngày càng xuống thấp”.
Về thành phần, thời phong kiến Việt Nam, trí thức có thể được chia làm
ba dạng: trí thức quan phương, trí thức ở ẩn và trí thức bình dân.
“Trí thức quan phương”, có địa vị cao trong xã hội, được triều đình ban
cấp nhiều ruộng đất và bổng lộc, sống cách biệt với nhân dân lao động. Bộ
phận này tận trung với nhà vua, hết lòng phụng sự triều đình và cũng là chỗ
dựa vững chắc cho nhà nước phong kiến.
“Trí thức ở ẩn”, là những người có học, khi đi thi không đỗ, hoặc thi đỗ

nhưng không ra làm quan.
Bộ phận thứ ba là “trí thức bình dân”, thường là những thầy đồ, thầy
thuốc. Những người này sống cuộc sống thanh bần, gần gũi với người dân lao
động. Thường bảo vệ quyền lợi cho nhân dân lao động.
Từ nửa sau thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược và thống trị Việt Nam,
để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa, Pháp đã thực hiện chính sách
giáo dục mới ở Việt Nam. Do vậy, trí thức trong thời Pháp thuộc xét theo
chương trình đào tạo gồm hai bộ phận là trí thức Nho học (văn thân, sĩ phu)
và trí thức Tây học (trí thức Tân học).
Trí thức Nho học ở Việt Nam được đào tạo theo mơ hình giáo dục
Trung Hoa, nội dung chương trình học là sách Tứ thư, Ngũ Kinh.
Đến nửa sau thế kỷ XIX, nền giáo dục Nho giáo bộc lộ nhiều hạn chế
càng về sau cũng khơng cịn sức hút đối với trí thức, khơng đủ để đáp ứng u
cầu mới của lịch sử.
Đến cuối thế kỷ XIX, đội ngũ trí thức Nho học Việt Nam hăng hái lãnh
đạo, tham gia phong trào chống Pháp - phong trào Cần Vương, họ được gọi là
văn thân, sĩ phu. Theo từ điển Tiếng Việt thì văn thân là những nhà Nho có


16
tiếng trong xã hội. Sĩ phu là người trí thức có danh tiếng trong xã hội phong
kiến [102, tr. 875].
Theo nhà nghiên cứu Lịch sử T.subơi thì “văn” chỉ những người có
học thức trong xã hội phong kiến Việt Nam, “Thân” là dải thắt lưng tơ mà các
viên chức Trung Hoa thời xưa cột ngang lưng. Người Pháp hay dùng “đảng
văn thân” để chỉ những người chống Pháp ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX,
thực ra văn thân không phải là một đảng chính trị hay một giai cấp, chỉ là một
tầng lớp có học vấn, địa vị, nguồn gốc xuất thân khác nhau nhưng có chung
nền tảng học vấn là Nho học.
Còn nhà sử học Trần Huy Liệu cho rằng: “Sĩ phu là những người khơng

có đặc quyền, đặc lợi ở triều đình, cũng khơng có tư điền sản lớn ở thơn q
nhưng họ có uy tín lớn và ảnh hưởng rộng rãi với nhân dân địa phương. Bên
cạnh những danh vọng đã có sẵn từ trước, họ là đại biểu cho ý thức của một
bộ phận phong kiến chống Pháp, trung vua, yêu nước và thủ cựu. Phản ánh
từ một nền kinh tế tự cấp, tự túc, họ mang nặng tính chất bài ngoại” [80, tr.
58]
Đầu thế kỷ XX, ngồi trí thức Nho học thuần túy, xuất hiện đội ngũ trí
thức Nho học tiến bộ. Họ vốn là những trí thức Nho học hướng nhận thức của
mình sang nền văn minh phương Tây, tiếp thu tư tưởng Dân chủ tư sản thơng
qua nhiều lăng kính khác nhau, điển hình như Phan Châu Trinh, Trần Q
Cáp,…
Xét về góc độ chính trị, trí thức được chia ra làm ba loại: trí thức tư sản,
trí thức tiểu tư sản và trí thức vơ sản.
Về mặt xã hội, trí thức khơng phải là một lực lượng thuần nhất, có vị trí
độc lập so với các giai cấp khác. Trí thức là một bộ phận trung gian đứng giữa
các giai cấp khác nhau, còn sinh viên là lực lượng dự bị, nguồn bổ sung trực
tiếp của trí thức.
Theo từ điển Tiếng Việt, “trí thức là những người chun làm việc trí
óc và có tri thức chun mơn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp”


17
[102, tr .1034]
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, trí thức là tầng lớp xã hội
làm nghề lao động trí óc, trong đó, bộ phận chủ yếu là những người có học
vấn cao, hiểu biết sâu rộng về chun mơn của mình, có sáng tạo và phát
minh. Trí thức bao gồm các nhà khoa học, kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy giáo,
thầy thuốc, luật sư, nhà văn, nghệ sĩ... Trí thức nói chung là nhạy cảm với cái
mới, tiếp thu và truyền bá những tư tưởng cách mạng, tiến bộ trong nhân dân,
có vai trị rất lớn đối với sự phát triển của lịch sử, nhất là trong thời đại khoa

học và cơng nghệ ngày nay.
Trí thức xuất hiện cùng với việc tách lao động trí óc khỏi lao động chân
tay, phát triển cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật. Trí thức khơng
phải là một giai cấp riêng vì nó được thu hút từ nhiều giai cấp khác nhau,
khơng có vị trí riêng trong hệ thống sản xuất xã hội.
Trí thức nói chung, thường nhạy cảm với cái mới, tiếp thu và truyền bá
những tư tưởng cách mạng, tiến bộ trong nhân dân, có vai trò rất lớn đối với
sự phát triển lịch sử, nhất là trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật ngày
nay…
Quan niệm của Hồ Chí Minh: “Trí thức là hiểu biết, ...hiểu biết sự
tranh đấu sinh tồn, …hiểu biết tranh đấu dân tộc và tranh đấu xã hội,
…Ngoài hai cái đó, khơng có trí thức nào khác”,…Một người học xong đại
học, có thể gọi là trí thức. Song y khơng biết cày ruộng, không biết làm công,
không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. …Thế là y chỉ có trí
thức một nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải trí thức hồn
tồn. Y muốn thành một người trí thức hồn tồn, thì phải biết đem cái trí
thức đó áp dụng vào thực tế” [94, tr. 275]
Nghị quyết số 27- NQ/TW (6/8/2008) Hội nghị BCH TW Đảng 7 khóa
X: khi nói về trí thức có ghi: “Trí thức là những người lao động trí óc, có
trình độ học vấn cao về năng lực chun mơn nhất định, có năng lực tư duy


18
độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh
thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”.
Nhìn chung, qua tìm hiểu về các quan niệm, nếu là cách nhìn về lĩnh vực
hoạt động của trí thức thì có thể chia trí thức thành ba nhóm, tương ứng với
ba hình thức cơ bản của lao động trí óc; Nhóm trí thức hoạt động trong lĩnh
vực khoa học, sự nghiệp (giáo sư, tiến sĩ, giáo viên, luật sư, các cán bộ nghiên
cứu); Nhóm những trí thức hoạt động văn học, nghệ thuật (nhà văn, nghệ sĩ,

thi sĩ, nhà báo) và nhóm những trí thức hoạt động trong các nhà máy, xí
nghiệp, cơng ty, công trường (kỹ sư, kỹ thuật viên cao cấp,…)
Trên thực tế, có người chưa có bằng cấp song vốn có tư chất thơng minh,
lại chịu khó tự học nên có vốn tri thức khá sâu sắc và có nhiều sáng tạo được
ghi nhận trong những lĩnh vực chuyên môn nhất định cũng có thể coi là trí
thức. Lịch sử thế giới và Việt Nam phản ánh nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới
chưa học hết bậc đại học nhưng có nhiều đóng góp xuất sắc cho khoa học cơng nghệ, văn hóa - nghệ thuật hay cho lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội1.
Ở Việt Nam có nhiều nhân tài xuất chúng nhờ tự học, tự rèn luyện, Nguyễn
Ái Quốc, Võ Nguyên Giáp nhà văn Nguyên Hồng,…Trên các lĩnh vực công
nghiệp, nông nghiệp hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiều “kỹ sư chân đất”
nhiều nông dân nghiên cứu chế tạo máy cày, máy cấy, máy thu hoạch mía,
máy bay v.v..., đáp ứng nhu cầu lao động sản xuất và ước muốn chinh phục
đỉnh cao của khoa học - cơng nghệ. Họ là những trí thức thật sự2.
Như vậy, khái niệm trí thức là một phạm trù lịch sử mang dấu ấn dân
tộc và thời đại (tùy thời đại đặt ra u cầu cho trí thức) có sự hồn chỉnh dần
dần và phải có hai dấu hiệu: là người lao động trí óc, có trình độ chun mơn
cao, có học vấn cao, có đạo đức, đem hiểu biết của mình cống hiến cho sự
phát triển của xã hội.
Nhà sáng chế Thomas Edison,tỉ phú Bill Gates nhà viết kịch vĩ đại Shakespeare ở Anh Quốc, Abraham
Lincoln là vị Tổng thống thứ 16 trong lịch sử Hoa Kỳ …
2
Ông Lâm Văn Khén xã Châu Hưng A, Huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu là nông dân, chỉ học hết lớp 12 nhưng đã
1

nghiên cứu, sáng chế thành công hàng loạt công cụ và máy sản xuất nông nghiệp.


19
1.1.1. Khái quát về trí thức Việt Nam giai đoạn 1897 -1945
Những điều kiện tác động đến trí thức Việt Nam

* Truyền thống hiếu học của dân tộc
Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ nghìn đời
nay đó là truyền thống hiếu học và có thể khẳng định rằng cùng với chủ nghĩa
yêu nước và nhân văn thì hiếu học cũng chính là một trong những cơ sở cho
sự hình thành nên đội ngũ trí thức Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học từ lâu đời, biểu hiện rất
rõ của truyền thống hiếu học là trong xã hội mọi thời đại luôn coi trọng sự
học, coi trọng sự hiểu biết hơn cả tiền vàng “Kho vàng không bằng một nang
chữ”, “nửa bụng chữ bằng một hũ vàng” hay “Cho con đọc sách thánh hiền,
cịn hơn thóc lúa, bạc tiền đầy kho”, “nhất sĩ, nhì nơng”.
Trong dân gian, người đời quan niệm việc gì cũng phải học, nhỏ nhất
như: học ăn, học nói, học gói học mở. Dù hồn cảnh gia đình khó khăn vẫn cố
gắng cho con được học hành, học làm người rồi mới học chữ. Nói về truyền
thống hiếu học của người Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc nhận xét: “Người An
Nam rất hiếu học. Trong các tầng lớp xã hội, người sĩ phu chiếm địa vị hàng
đầu. Có con học giỏi là một vinh hạnh cho cha mẹ nên dù có nghèo đói đến
đâu cha mẹ cũng tìm cách cho con được học hành”.
Đối với các nhà Nho coi hiếu học và cầu thị là hai phẩm chất quan
trọng của một người trí thức, quan niệm đọc sách thánh hiền là thanh cao. sự
học là nguồn cội của tất thẩy những thành cơng dù đó là nghề gì, dù người ấy
là ai:
“Nên thợ, nên thầy vì có học
No cơm, ấm áo bởi hay làm”3
Trong lịch sử các triều đại phong kiến ở nước ta rất trọng vọng người
có học. Thời nhà Trần khi Vua mở yến tiệc mừng các vị tân khoa bèn ngạc
3

Câu đối chữ Nôm ở cổng làng Mộ Trạch thời xưa thuộc tỉnh Hải Dương



20
nhiên khi thấy người Trạng Nguyên mới 12 tuổi bèn hỏi ông học ai mà giỏi
vậy? Nguyễn Hiền đáp: “Thần khơng phải sinh ra đã biết, nhưng văn tự thì tự
lượng mà hiểu, chữ gì cịn ngờ thì hiểu các sư, khơng có ai dạy cả” [75, tr.
173], tấm gương tự thân học tập trở thành Trạng Nguyên là biểu tượng đẹp
trong truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.
trước người cha đẻ của mình (Quân - Sư - Phụ).Cùng với sự học, đạo
lý “tơn sư trọng đạo” “kính thầy mới được làm thầy” dần dần hình thành. Thể
hiện, xã hội xưa trong ba mối quan hệ rường cột (tam cương), người đời trân
quý trí thức đến mức đặt người cha tinh thần.
* Nền giáo dục Nho học đào tạo đội ngũ trí thức
Xuất phát từ nhu cầu tuyển chọn nhân tài phục vụ cho bộ máy nhà nước,
các triều đại phong kiến Việt Nam đã từng bước chú ý đến nền giáo dục Nho
học. Năm 1070 nền giáo dục Nho học chính thức ra đời, đưa đến sự hình
thành của đội ngũ trí thức Nho học. Triều Lý mở khoa thi Minh Tinh bác học
(1075), sớm xây Quốc Tử Giám (1076) - trường Đại học đầu tiên của nước ta
để lựa chọn hiền tài ra giúp dân, giúp nước, sau đó các triều đại Trần, Lê,
…tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
Với tinh thần: “Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện” (Học không biết
chán, dạy người không biết mỏi) lịch sử dân tộc từng tự hào có nhiều tấm
gương hiếu học, các bậc hiền tài, đức cao, đạo trọng như: Lý Công Uẩn, Trần
Quốc Tuấn, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh, Lê Thánh Tông,
Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn, Ngô Sĩ Liên. Đến thời nhà Nguyễn, tuy
thời cuộc có nhiều biến động song về mặt văn hóa, giáo dục nhà Nguyễn
khơng ngừng quan tâm đến sự học. Ngồi trường học triều đình mở cho con
em trong Hoàng tộc, trong dân chúng, làng nào cũng có trường làng và các
lớp học của thầy Đồ. Nền giáo dục Nho học đó đã ni dưỡng trí, đạo để sản
sinh ra đội ngũ trí thức đơng đảo như Phan Đình Phùng, Phan Thanh Giản,
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Sinh Sắc,



×