Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa - Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------------------

NGUYỄN THỊ BÌNH

BAN TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TỈNH THANH HÓA: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2020

0


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------------------

NGUYỄN THỊ BÌNH

BAN TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TỈNH THANH HÓA: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 8229009.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG:

NGƢỜI HƢỚNG DẪN
KHOA HỌC 1:

NGƢỜI HƢỚNG DẪN
KHOA HỌC 2:

PGS.TS. TRẦN THỊ KIM OANH

TS. TRẦN THỊ HỒNG YẾN

TS. NGUYỄN THÚY THƠM

HÀ NỘI - 2020

1


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những
kết luận khoa học trong luận văn chƣa từng đƣợc cơng
bố trên bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bình


2


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Tôn
giáo học đã giảng dạy, trang bị kiến thức giúp tác giả nắm vững những vấn đề
lý luận và phƣơng pháp luận để hoàn thành tốt luận văn này. Đặc biệt, tác giả xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Hồng Yến, TS. Nguyễn Thúy Thơm
- hai ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình
làm luận văn.
Con xin đê đầu đảnh lễ và tri ân chƣ tơn Hịa Thƣợng, chƣ Thƣợng tọa
lãnh đạo Trung ƣơng Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quan tâm, tạo nhiều
thuận duyên cho con trong suốt quá trình học tập, bên cạnh đó nhờ sự động
viên và trợ duyên q báu của gia đình cũng nhƣ đàn na thí chủ.
Kính chúc Chƣ Liệt vị pháp thể khinh an, đạo lộ tấn pháp, chúng sinh
dị độ, Phật đạo viên thành!
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bình

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO TỈNH THANH HÓA VÀ
BAN TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH THANH HÓA .... 9
1.1. Khái quát chung về Phật giáo tỉnh Thanh hóa .................................. 9
1.1.1. Cơ sở kinh tế, xã hội, văn hóa sự du nhập, phát triển của Phật giáo

tỉnh Thanh Hóa ........................................................................................... 9
1.1.2. Quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo tỉnh Thanh Hóa ......... 16
1.2. Khái quát chung về Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh
Thanh Hóa .................................................................................................. 24
1.2.1. Quá trình hình thành Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh
Thanh Hóa ................................................................................................ 24
1.2.2. Các giai đoạn phát triển của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt
Nam tỉnh Thanh Hóa ................................................................................ 27
Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 29
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
BAN TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH THANH HÓA . 31
2.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt
Nam tỉnh Thanh Hóa ................................................................................. 31
2.1.1. Mơ hình cơ cấu tổ chức của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt
Nam tỉnh Thanh Hóa ................................................................................ 31
2.1.2. Tổ chức nhân sự của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh
Thanh Hóa ................................................................................................ 34
2.2. Thực trạng các hoạt động của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt
Nam tỉnh Thanh Hóa ................................................................................. 35
2.2.1. Hoạt động quản lý hành chính của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo
Việt Nam tỉnh Thanh Hóa ........................................................................ 35

4


2.2.2. Một số hoạt động chuyên môn tiêu biểu của Ban Trị sự Giáo hội
Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa ........................................................ 38
Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 52
Chƣơng 3. NHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN TỔ CHỨC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN

TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH THANH HÓA............... 54
3.1. Những thành tựu, hạn chế của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt
Nam tỉnh Thanh Hóa ................................................................................. 54
3.1.1. Những thành tựu của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh
Thanh Hóa ................................................................................................ 54
3.1.2. Một số hạn chế trong tổ chức và hoạt động của Ban Trị sự Giáo hội
Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa ........................................................ 62
3.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt
động của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa. ...... 67
3.2.1. Những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức của Ban Trị sự Giáo hội
Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa ........................................................ 67
3.2.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa ......................................... 70
Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 74
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 78
PHỤ LỤC

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
So với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc, Thanh Hóa là địa phƣơng
có số lƣợng tín đồ, nhà tu hành, cơ sở thờ tự Phật giáo không nhiều bằng các
địa phƣơng khác, nhƣng tìm về lịch sử Phật giáo Thanh Hóa cho thấy đây là
vùng đất có lịch sử Phật giáo lâu đời, các ngơi chùa ở Thanh Hóa đều gắn liền
với các sự kiện và nhân vật lịch sử của dân tộc. Nơi đây có nhiều ngơi chùa
cổ, đóng vai trị quan trọng trong các dấu mốc lịch sử của Phật giáo Việt
Nam, có thể kể đến nhƣ: chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, chùa Mật Đa, chùa

Đót Tiên, chùa Vĩnh Thái,…
Ngày nay, Phật giáo ngày càng khẳng định đƣợc vị thế trong đời sống
văn hóa ngƣời dân tỉnh Thanh Hóa. Phật giáo Thanh Hóa hăng hái cùng nhân
dân trên các mặt trận nhằm xây dựng tỉnh Thanh Hóa ngày càng phát triển,
đời sống nhân dân ngày càng hạnh phúc ấm no. Có đƣợc những thành tựu đó
là nhờ sự dẫn dắt, những nỗ lực không ngừng của Ban Trị sự Giáo hội Phật
giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa.
Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa ra đời ngày 1/11/1984, là một đơn vị cấp
tỉnh trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với tên gọi Ban Đại diện Phật
giáo tỉnh Thanh Hóa do hịa thƣợng Thích Thanh Cần làm chánh đại diện. Khi
đó cả tỉnh chỉ có 22 vị sƣ và 9 ngơi chùa có sƣ trụ trì. Năm 1992, Ban Đại
diện Phật giáo tỉnh Thanh Hóa đƣợc nâng lên thành Ban Trị sự Phật giáo tỉnh
Thanh Hóa. Từ đó đến nay, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh
Thanh Hóa ln nỗ lực cố gắng hồn thiện về mặt tổ chức, nâng cao hiệu quả
các hoạt động để khẳng định vị thế của mình, phục vụ Giáo hội và phụng sự
xã hội, thực hiện phƣơng châm của các bậc tiền bối “dựng đạo để tạo đời”.

1


Trong thời gian qua, mặc dù còn những tồn tại, hạn chế, Ban Trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã lãnh đạo Tăng Ni, Phật tử
thực hiện tốt giáo lý và đƣờng hƣớng “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã
hội”, phù hợp với truyền thống của Phật giáo Việt Nam, góp phần xây dựng
tỉnh Thanh Hóa ngày càng phát triển, đạt đƣợc nhiều thành tựu.
Với vai trò là một ngƣời tu sĩ của Phật giáo, trực tiếp tham gia Ban Trị
sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, tơi ln trăn trở làm một cái
gì đó thiết thực để đóng góp cho Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh
Thanh Hóa nói riêng và Phật giáo Thanh Hóa nói chung. Chính vì những lý
do đó, tơi lựa chọn đề tài: “Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh

Thanh Hóa: Thực trạng và giải pháp”1 làm đề tài nghiên cứu khoa học cho
luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu
Để tiếp cận đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiếp cận các tài liệu với các
cụm chủ đề nhƣ sau:
- Sách về các vấn đề văn hóa, kinh tế, chính trị tỉnh Thanh Hóa
Là một tỉnh có vị trí chiến lƣợc quan trọng, có bề dày lịch sử văn hóa nên có
rất nhiều cơng trình đề cập đến các vấn đề xung quanh chủ đề này. Năm 2019,
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xuất bản cuốn sách Di sản Văn hóa tỉnh
Thanh Hóa, cuốn sách là bức tranh tổng quan các vấn đề về Di sản Văn hóa
của tỉnh Thanh Hóa, trong đó chia thành hai phần: Cácn văn hóa vật thể và
các di sản văn hóa phi vật thể. Cuốn sách cũng đề cập đến công tác bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa nhằm nâng cao hiệu quả bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa của di sản cho cơng cuộc xây dựng và phát
triển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay [1].
Luận văn này nhận sự hỗ trợ của Đề tài Nhà nƣớc “Xây dựng mối quan hệ giữa chính quyền địa phƣơng và
tôn giáo nhằm đảm bảo ổn định và đồng thuận xã hội”, Mã số của đề tài: KX. 01.35/16-20, do Viện Dân tộc
học chủ trì, TS. Trần Thị Hồng Yến làm chủ nhiệm. Thời gian thực hiện: tháng 6/2018 đến tháng 11/2020.
1

2


Thanh Hóa là vùng đất có bề dày về lịch sử, là nơi phát hiện ra di chỉ
văn hóa Đơng Sơn, là một trong ba trung tâm văn hóa Đơng Sơn. Chính vì thế
nghiên cứu về văn hóa Đơng Sơn, không thể không nghiên cứu đến các cổ vật
khai quật đƣợc trên mảnh đất đó. Cuốn sách Cổ vật văn hóa Đơng Sơn ở
Thanh Hóa là một sách chun sâu về vấn đề đó [31]. Cuốn sách là tƣ liệu
quý trong nghiên cứu lịch sử văn hóa của Thanh Hóa nói riêng, lịch sử văn
hóa tộc ngƣời Việt Nam nói chung. Nói đến văn hóa Đơng Sơn là nói đến

Trống đồng – biểu tƣợng văn hóa của một nền văn hóa cổ xƣa rực rỡ. Cùng
chủ đề trên cịn có các cơng trình: Trống Đồng Thanh Hóa của Bảo Tàng tỉnh
Thanh Hóa, cuốn sách là cơng trình tƣ liệu lớn, đầy đủ, chi tiết về các loại
trống đồng và văn hóa Đơng Sơn.
- Về Phật giáo tỉnh Thanh hóa:
Có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu cụ thể nhƣ: Bộ sách Chùa xứ
Thanh, tập 1, 2, 3, 4 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, nội
dung bộ sách đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của Phật giáo tỉnh Thanh
Hóa nhƣ: tỉnh Thanh Hóa có 103 ngơi chùa đƣợc xếp hạng di tích. Trong đó
có 14 ngơi chùa xếp hạng di tích cấp quốc gia và 89 ngơi chùa xếp hạng di
tích cấp tỉnh; lịch sử, hiện trạng các ngôi chùa trên địa bàn tỉnh cũng đƣợc đề
cập đến trong cuốn sách.
Năm 2016, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội
thảo khoa học “Phật giáo Thanh Hóa trong dịng chảy lịch sử dân tộc”, kỷ
yếu hội thảo và những bài viết về các vấn đề cơ bản của lịch sử Phật giáo
Thanh Hóa trong bối cảnh chung của Phật giáo Việt Nam, tập trung vào các
chủ đề lớn: Phật giáo Thanh Hóa trong lịch sử, Vai trị Phật giáo Thanh Hóa
trong sự nghiệp hoằng dƣơng Phật pháp, Phật giáo Thanh Hóa trong sự
nghiệp phát triển văn hóa dân tộc và Phật giáo với các dân tộc thiểu số.

3


Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (2017), Tuyển tập Văn
Bia Phật giáo Thanh Hóa, tập I (Thời Hậu Lê – Nguyễn). Cuốn sách giới
thiệu tổng quan về đặc điểm hình thức, nội dung và giá trị tƣ liệu văn bia, để
góp phần tìm hiểu tiến trình và hoạt động Phật giáo Thanh Hóa trong thời kỳ
lịch sử Hậu Lê – Nguyễn, bởi văn bia là nguồn tƣ liệu quý để nghiên cứu về
lịch sử.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa

(2008), Kỷ yếu Tọa đàm Kỷ niệm 20 năm thành lập Tỉnh hội Phật giáo Thanh
Hóa (1984 – 2004) và Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc – 2008 tại Thanh Hóa.
Cuốn Kỷ yếu bao gồm nhiều bài viết về lịch sử hình thành, những sự kiện
quan trọng của 20 năm thành lập và phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam tỉnh Thanh Hóa.
Theo sát q trình phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh
Thanh Hóa, năm 2009, nhân kỷ niệm 25 năm thành lập, Tỉnh hội Phật giáo
Thanh hóa đã tổ chức Tọa đàm Kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Giáo hội Phật
giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 – 1/11/2009), cuốn kỷ yếu Tọa
đàm là kết quả của tọa đàm về các vấn đề đó.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (2017) cịn có cuốn sách
Hành trạng chư Tăng Ni Thanh Hóa, tập 1, cuốn sách giới thiệu về Hành
trạng các vị Chƣ Tăng, Chƣ Ni tiêu biểu của Phật giáo Thanh Hóa nhƣ: Thiền
sƣ Khng Việt, Thiền sƣ Sùng Tín, Thiền sƣ Chân Hỷ, Ni sƣ Tuệ Thông, Ni
sƣ Diệu Tuệ,….
Viết về Tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung, tổ chức Giáo
hội Phật giáo Việt Nam nói riêng cũng đƣợc đề cập đến trong nhiều tài liệu:
Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là văn kiện căn bản nhất
mà qua đó Giáo hội Phật giáo Việt Nam trình hiện căn cƣớc văn hóa, thiết kế
bộ khung tổ chức và quy định về quy trình vận động của Giáo hội. Hiến

4


chƣơng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã trải qua năm lần tu chỉnh, lần gần
đây nhất là tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII. Hiến chƣơng Giáo hội
Phật giáo Việt Nam gồm 13 chƣơng, 71 điều.
Tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc có cuốn sách Giáo hội Phật giáo Việt
Nam từ 1986 đến nay, Nxb Phƣơng Đông, đề cập đến các vấn đề cơ bản của
tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam: quá trình thành lập, cơ cấu tổ chức, các

hoạt động chủ yếu và quan hệ quốc tế và quan hệ giữa Giáo hội Phật giáo
Việt Nam với Nhà nƣớc. Trong cuốn sách này chúng tơi tìm hiểu thấy một số
thơng tin về việc thành lập Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp,
trong đó có cấp tỉnh.
Ban Tơn giáo Chính phủ (2003) có Tập văn bản về tổ chức và đường
hướng hành đạo của các tôn giáo tại Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội,…
Về văn bản của Giáo hội, chúng tơi quan tâm đến hai văn bản chính là
Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Quy chế hoạt động Ban Trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bởi Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam là
cơ quan hành chính nằm trong hệ thống tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam,
mọi vấn đề về tổ chức, hoạt động đều tuân theo các văn bản trên.
Qua sơ lƣợc tình hình nghiên cứu có thể thấy, các các tài liệu kể trên
đã cho ta một bức tranh tƣơng đối tổng quan về Phật giáo tỉnh Thanh Hóa:
về lịch sử, hệ thống cơ sở thờ tự chùa chiền, hệ thống di tích văn bia, hệ
thống tu sĩ,…
Trong một số cơng trình nghiên cứu kể trên cũng ít nhiều đề cập đến
một số khía cạnh của tổ chức Phật giáo tỉnh Thanh Hóa: các mốc chính trong
q trình thành lập và phát triển, thành tựu đạt đƣợc ở một số thời kỳ nhất
định nhƣng chủ yếu đƣợc đƣa ra ở dạng số liệu báo cáo, chƣa có những phân
tích, đánh giá tồn diện. Vì thế, có thể thấy chƣa có cơng trình cụ thể nào
nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam

5


tỉnh Thanh Hóa, vì vậy, những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ bù đắp vào
khoảng trống nói trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở q trình hình thành, phát triển của Ban trị sự Giáo hội Phật
giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, luận văn chỉ rõ những thực trạng về tổ chức
và hoạt động của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, từ
đó đƣa ra những đánh giá về các thành tựu đạt đƣợc và đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện đƣợc mục đích, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Khái quát chung về Phật giáo tỉnh Thanh Hóa và q trình hình thành,
phát triển của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa
- Chỉ ra thực trạng về tổ chức và hoạt động của Ban trị sự Giáo hội Phật
giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa
- Đƣa ra đánh giá về thành tựu, hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện tổ chức, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Ban trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa
4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Luận văn đề cập đến quá trình thành lập, xây dựng,
trƣởng thành và phát triển của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh
Thanh Hóa. Trong đó tập trung nghiên cứu về thực trạng của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa giai đoạn từ năm 2012 đến nay (Nhiệm kỳ VI,
VII).
6


- Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu Ban Trị sự Giáo hội Phật
giáo Việt Nam ở tỉnh Thanh Hóa
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận:
Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về
tôn giáo.
Luận văn đặc biệt quan tâm đến lý thuyết Cấu trúc chức năng, nghiên
cứu tôn giáo trong tính chỉnh thể, hệ thống và phƣơng pháp lịch sử cụ thể,
nghiên cứu về Phật giáo Thanh Hóa trong bối cảnh các điều kiện lịch sử cụ
thể của tỉnh Thanh Hóa
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành của tôn giáo
học, các phƣơng pháp: thống nhất logic - lịch sử, so sánh, phân tích - tổng
hợp, khái qt hóa,…
Để thực hiện nghiên cứu này, chính bản thân tác giả đã trải qua q
trình hoạt động thực tiễn dài. Các kết quả nghiên cứu của luận văn là kết
quả của quá trình dài hoạt động thực tiễn và học tập đúc kết lại. Các hoạt
động thực tiễn cung cấp cho tác giả những “nguyên liệu”, cịn q trình học
tập cung cấp cho tác giả các vấn đề lý luận và phƣơng pháp để khái quát
thực tiễn.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần vào công tác nghiên cứu tổ chức và hoạt động của
Phật giáo nói chung, tổ chức và hoạt động của Phật giáo tỉnh Thanh Hóa nói
riêng.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảng
dạy và nghiên cứu về tơn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng
7


Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể ứng dụng vào trong quá
trình xây dựng, phát triển của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh
Thanh Hóa.
7. Kết cấu của luận văn

Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung
luận văn gồm 3 chƣơng, 6 tiết.

8


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO TỈNH THANH HÓA VÀ BAN
TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH THANH HÓA
1.1. Khái quát chung về Phật giáo tỉnh Thanh hóa
1.1.1. Cơ sở kinh tế, xã hội, văn hóa sự du nhập, phát triển của Phật
giáo tỉnh Thanh Hóa
Về lịch sử hình thành: Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, ở
vùng đất Thanh Hóa từ xƣa đã xuất hiện các bộ lạc nguyên thủy sinh sống từ
rất sớm, từ thời các Vua Hùng dựng nƣớc. Điều đó đã đƣợc minh chứng rất rõ
ràng bởi các cổ vật của các nền văn hóa xa xƣa đƣợc tìm thấy ở rất nhiều di
chỉ ở vùng đất này nhƣ di chỉ Hoa Lộc, di chỉ Cồn Chân Tiên, di chỉ Đông
Khối, di chỉ Mái Đá Điều,…
Trƣớc thời Hán, Thanh Hóa thuộc quận Cửu Chân, đến thời Hán, quận
Cửu Chân thuộc bộ Giao Chỉ. Thời nhà Lƣơng, Cửu Chân đƣợc đổi thành Ái
Châu. Thời kỳ phong kiến độc lập nhà Lý, vua Lý Thái Tổ đã rất chú trọng
đến việc xây dựng bộ máy hành chính nhà nƣớc, chia cả nƣớc từ 10 đạo thành
24 lộ và lấy châu Hoan, châu Ái làm trại. Đến năm 1111 thì châu Ái đƣợc đổi
thành phủ Thanh Hoa. Đầu thời nhà Trần, Thanh Hóa là một trong số 12 lộ.
Nhà Hồ thành lập, Hồ Quý Ly rời đơ vào trấn Thanh Đơ, chính là Thanh Hóa
ngày nay.
Sau Cách mạng tháng Tám, các cấp hành chính cũ nhƣ châu, phủ, quận
bị bãi bỏ, tỉnh Thanh Hóa lúc này có 21 đơn vị hành chính, sau nhiều lần tách
ra, sát nhập địa giới hành chính các huyện, xã, hiện nay tỉnh Thanh Hóa gồm
27 thành phố, huyện, thị xã (trong đó 24 huyện, 2 thành phố là Thanh Hóa và

Sầm Sơn, 1 thị xã Bỉm Sơn).

9


Vị trí địa lý: Thanh Hóa là một tỉnh lớn của Bắc Trung Bộ, nằm ở vị trí
trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam nƣớc ta, vì thế nên
nhiều khi thƣờng hay do dự về sự cắt đặt địa vị hành chính: “Khu Bốn đẩy ra,
Khu Ba đẩy vào”. Có khi ngƣời ta coi Thanh Hóa thuộc khu vực phía Đơng
Bắc Bộ, có khi lại coi Thanh Hóa thuộc khu vực Bắc Trung Bộ. “Chính tính
chất trung gian ấy đã khiến Thanh Hóa trở thành nơi hội tụ tinh hoa văn hóa
từ hai miền Nam – Bắc, khơng chỉ mang đậm dấu ấn văn hóa từ xứ Nghệ lan
tỏa ra mà còn mang cả những sắc màu văn hóa từ Bắc Bộ, từ vùng đất Thăng
Long – Đế đơ truyền nhập vào” [21,tr.113]
Phía Bắc Thanh Hóa giáp ba tỉnh: Sơn La, Hịa Bình, Ninh Bình; phía
Nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Đơng giáp biển; phía Tây giáp Lào. Thanh Hóa
là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn thứ 5 trong cả nƣớc.
Điều kiện tự nhiên của vùng đất này khá phong phú và đa dạng: địa
hình có ba loại là núi, trung du, đồng bằng ven biển, trong đó địa hình núi,
trung du là chủ yếu; hệ thống sơng ngịi tƣơng đối nhiều với năm hệ thống
sơng chính: sơng Hoạt, sơng Mã, sơng n, sơng Lạch Bạng và sông Chàng;
hệ thống tài nguyên rừng và biển rất phong phú (khơng chỉ có hệ thống thảm
thực vật phong phú, đa dạng, mà Thanh Hóa cịn là một trong số ít các tỉnh có
nguồn tài ngun phong phú và đa dạng nhƣ kim loại sắt và hợp kim, kim loại
màu và kim loại hiếm, nguyên liệu hóa chất – phân bón…; vùng biển Thanh
Hóa có năng suất sinh học tƣơng đối cao, có nhiều đảo có tiềm năng phát triển
du lịch, diện tích bãi triều lớn thuận lợi cho ni trồng thủy hải sản,…)
Thanh Hóa là tỉnh đông dân, theo báo cáo của Tổng điều tra dân số và
nhà ở năm 2019, Thanh Hóa đứng thứ ba tồn quốc về dân số, chỉ sau Thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với 3.640.128 ngƣời2. Thanh Hóa là tỉnh có

nhiều thành phần dân tộc, trong đó ngƣời Kinh chiếm tỉ lệ lớn nhất, ngoài ra
2

Xem báo cáo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

10


cịn có đồng bào các dân tộc thiểu số nhƣ: Mƣờng (số lƣợng đông thứ 2, sau
ngƣời Kinh), Thái, Mông, Dao, Sán Dìu, Tày, Thổ, Cao Lan, Hoa,… Vì địa
hình chủ yếu là đồi núi, trung du nên phân bố dân cƣ của Thanh Hóa khơng
đồng đều, mặc dù mật độ dân số không cao nhƣng lại quá chênh lệch giữa các
vùng. Dân cƣ tập trung chủ yếu ở thành phố, thị xã, thị trấn ven biển,… cịn
vùng núi thì dân cƣ rất thƣa thớt.
Về kinh tế: Thanh hóa là tỉnh có vị trí chiến lƣợc kinh tế quan trọng của
vùng Bắc Trung Bộ và cả nƣớc, có nhiều điều kiện để phát triển nhiều loại
hình kinh tế. Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh đã có nhiều khởi sắc, đạt
đƣợc nhiều thành tựu.
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh là: “Phát
triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững; tạo sự chuyển biến căn bản
về chất lƣợng tăng trƣởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phấn đấu đến
năm 2015, Thanh Hóa thuộc nhóm tỉnh trung bình của cả nƣớc, đến năm 2020
Thanh Hoá cơ bản trở thành tỉnh cơng nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý, hệ
thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc phát triển đồng bộ, hiện đại; đồng
thời là một trong những trung tâm kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục thể thao, khoa học - kỹ thuật của vùng Bắc Trung Bộ và cả nƣớc, an ninh
chính trị ổn định, tăng cƣờng khối đại đoàn kết dân tộc” [Xem 45].
Với những điều kiện tự nhiên phong phú, tỉnh Thanh Hóa phát triển
đƣợc đa dạng các loại hình kinh tế: sản xuất nơng - lâm - thủy sản: các cây
trồng nông nghiệp chủ yếu nhƣ: lúa, mía, sắn,… chăn ni với các loại vật
ni nhƣ: lợn, gà, nuôi thủy hải sản,…; sản xuất công nghiệp với các sản

phẩm đƣợc coi là thế mạnh của tỉnh: lọc hóa dầu, thủy điện, sản xuất xi măng,
cát xây dựng, khai thác đá, sản xuất bao bì,… nhiều ngành tiểu thủ công
nghiệp: chế biến hải sản, mây giang xiên, làm đũa xuất khẩu, thêu tranh nghệ
thuật,…; các ngành dịch vụ nhƣ: du lịch, xuất nhập khẩu, dịch vụ vận tải,…
11


Thanh Hóa có nhiều tiềm năng phát triển du lịch bởi điều kiện tự nhiên
đã ƣu ái cho vùng đất này nhiều thắng cảnh thiên nhiên. Thanh Hóa nổi tiếng
với các thắng cảnh thiên nhiên nhƣ: Bãi biển Sầm Sơn hình trăng khuyết, khu
di tích Hàm Rồng, động Bích Đào, động Hồ Công, Động Kim Sơn, Cù Lao
Biện, núi Nhồi – núi Vọng Phu, cửa Hà, suối cá Cẩm Lƣơng, vƣờn cị Tiến
Nơng, vƣờn quốc gia Bến Én… Với bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời tỉnh
Thanh Hóa cịn có rất nhiều di tích lịch sử: Lăng và đền Bà Triệu, Lê Hoàn,
Thành Nhà Hồ, khu Lam Sơn – Lam Kinh, khu Ba Đình,… nhiều di tích cách
mạng và kháng chiến: chiến khu Ngọc Trạo, Hàm Rồng, và nhiều đền, chùa,
miếu mạo,…
Thanh Hóa chính là vị trí mở, cửa ngõ vào Nam ra Bắc và cũng là điểm
dừng chân trên đƣờng hàng hải quốc tế. Chính những yếu tố về địa lý, tự
nhiên đã đem đến cho mảnh đất này sự giao lƣu, tiếp nhận và ảnh hƣởng với
các nền văn hóa khu vực và quốc tế. Học giả ngƣời Pháp H.Lebreton nhận
xét: “Thanh Hóa khơng chỉ là một đơn vị hành chính bình thƣờng: đấy là cả
một xứ, cũng mn hình mn vẻ nhƣ xứ Bắc Kỳ mà cịn là một hình ảnh của
Bắc Kỳ thu nhỏ, có châu thổ trù phú và phì nhiêu, vùng Trung du cây cỏ bạt
ngàn đồi lƣợn sóng, vùng cao với những khu rừng đại ngàn um tùm bao phủ”.
Thanh Hóa là tỉnh có bề dày lịch sử truyền thống cách mạng. Nhân
dân Thanh Hóa ln cùng nhân dân cả nƣớc khơng ngừng đấu tranh, chống
giặc ngoại bang, đô hộ giành lại độc lập cho quê hƣơng, đất nƣớc. Sử sách
vẫn còn lƣu danh muôn thuở những tên tuổi các vị tƣớng tài ba, các nhân vật
kiệt xuất gắn với các cuộc khởi nghĩa nhƣ: cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm

248, cuộc khởi nghĩa của Lê Ngọc (đầu thế kỷ VII), Dƣơng Đình Nghệ, Ngơ
Quyền, Lê Lợi,…
Thanh Hóa cũng là tỉnh có truyền thống hiếu học, mảnh đất nơi đây đã
sản sinh ra biết bao danh nhân văn hóa, nho sĩ nổi tiếng trong lịch sử văn
12


hóa Việt Nam nhƣ Lê Quát nổi tiếng về văn chƣơng, đạo đức, từng làm quan
nhà Trần đến chức Thƣợng Thƣ; Lê Văn Hƣu ngƣời đƣợc coi là ông tổ
ngành Sử học của Việt Nam, ngƣời đã soạn Đại Việt sử ký toàn thƣ – bộ sử
hoàn chỉnh đầu tiên của nƣớc ta; và nhiều tên tuổi khác nữa nhƣ: Hà Tơng
Hn, Cao Đình Độ, Hà Duy Phiên, Mai Anh Tuấn,… Nói chung, trong thời
kỳ phong kiến, đất xứ Thanh từng có hai trạng nguyên, hàng trăm tiến sĩ,
bảng nhãn, thám hoa. Ngày nay, tinh thần hiếu học đó vẫn tiếp tục đƣợc các
thế hệ nhân dân Thanh Hóa phát huy, Thanh Hóa vẫn đƣợc coi là cái nơi
nhân tài của Việt Nam.
Đời sống văn hóa: Với bề dày văn hóa đƣợc tích trữ từ ngàn xƣa,
Thanh Hóa hiện nay vẫn lƣu giữ đƣợc nhiều hình thức văn hóa truyền thống:
các điệu hị sơng Mã, dân ca, dân vũ Đơng Anh, trò diễn Xuân Phả, ca trù, hát
xoan, hát xƣờng của ngƣời Mƣờng, kho tàng truyện cổ,…
Đời sống tín ngƣỡng, tơn giáo của ngƣời dân tỉnh Thanh Hóa rất đa dạng
và phong phú. Mặc dù so với các tỉnh khác trong cả nƣớc, Thanh Hóa khơng có
số lƣợng tín đồ theo các tôn giáo không đông, hiện nay khoảng 220.000 tín đồ
[Xem 40]. Số lƣợng chức sắc và tín đồ các tơn giáo của tỉnh Thanh Hóa hiện
chiếm khoảng 5% dân số của tỉnh, dù khơng nhiều nhƣng lại có đặc điểm phân
bố dải rác, trong đó có cả thành phần là đồng bào các dân tộc thiểu số.
Về tôn giáo: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, có bốn tôn giáo
đƣợc công nhận về tổ chức: Phật giáo, Cơng giáo, Tin Lành, Cao Đài.
Phật giáo vào Thanh Hóa từ rất sớm và có ảnh hƣởng lớn đến đời sống
ngƣời dân (sẽ bàn đến rõ hơn ở phần sau).

Công giáo: hiện tồn tỉnh có 51 xứ đạo, 324 họ đạo, 1 Dòng Mến
Thánh giá với 135.000 giáo dân sinh sống tại 184 xã, phƣờng, thị trấn của 25
huyện, thị, thành phố.

13


Tin Lành: Có 1 Chi hội Tin Lành Thanh hóa trực thuộc Tổng hội Hội
Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) với gần 200 tín đồ. Ngồi ra, Thanh
Hóa cịn có 15 tổ chức, hệ phái Tin Lành với 72 điểm nhóm ở 35 xã, 11
huyện, thành phố với gần 5.000 tín đồ.
Đạo Cao Đài: Tồn tỉnh Thanh Hóa hiện có 147 tín đồ thuộc 5 huyện,
có 1 cơ sở đạo lâm thời tại huyện Đông Sơn trực thuộc Hội Thánh Cao Đài
truyền giáo.
Ở Thanh Hóa, có nhiều loại hình tín ngƣỡng: tín ngƣỡng nơng nghiệp,
ngƣ nghiệp, thờ thành Hồng làng, tín ngƣỡng thờ Mẫu, thờ Thần,… vùng đất
xứ Thanh là nơi có nhiều huyền thoại về các vị thần: thần Độc Cƣớc, tổ nghề
dệt lƣới săm, cùng với những đặc trƣng về tín ngƣỡng tơn giáo nhƣ tục thờ
cúng Cá Ơng, Tứ vị Thánh Nƣơng... Ngồi ra cịn có các lễ thức thờ cúng
thủy thần còn bảo lƣu ở hầu hết các làng xã ven biển.
Song đặc sắc nhất trong đời sống văn hóa tinh thần của cƣ dân ven biển
xứ Thanh vẫn là các lễ hội truyền thống. Tiêu biểu là lễ hội cầu Ngƣ (Hậu
Lộc, Tĩnh Gia), lễ hội Mai An Tiêm (Nga Sơn), lễ hội đền Độc Cƣớc (Sầm
Sơn), lễ hội Quang Trung (Tĩnh Gia) và hàng chục lễ hội lớn nhỏ khác. Đây là
những lễ hội truyền thống có ý nghĩa khơng chỉ trong đời sống tâm linh mà
cịn có giá trị cố kết cộng đồng, bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch.
Hiện nay, trong khơng khí xây dựng đời sống văn hóa mới phù hợp với
sự phát triển của kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. Tính đến nay, sau 10
năm, thực hiện Quyết định số 581/QĐ - TTg ngày 06/5/2019 của Thủ tƣớng
chính phủ về Chiến lƣợc phát triển văn hóa Việt Nam, sự nghiệp xây dựng và

phát triển văn hóa tỉnh Thanh Hóa đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng, những
kết quả đó đã đƣợc chỉ ra trong Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chiến
lƣợc phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
“Tƣ duy lý luận về văn hóa có bƣớc phát triển; nhận thức về văn hóa của các
14


cấp, các ngành và toàn dân đƣợc nâng lên; đời sống văn hóa của nhân dân
ngày càng phong phú, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đƣợc
phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới đƣợc hình thành; sản phẩm
văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng; công nghệ thông
tin, nhất là thơng tin đại chúng có bƣớc phát triển mạnh mẽ; nhiều phong trào,
hoạt động văn hóa đạt đƣợc những kết quả cụ thể, thiết thực; phát huy đƣợc
truyền thống văn hóa gia đình, dịng họ, cộng đồng,…” [40, tr. 1].
Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, những thuận lợi trong đời sống
kinh tế - chính trị - xã hội nhƣ đã phân tích ở trên, tỉnh Thanh Hóa cịn rất
nhiều những khó khăn, thử thách cần khắc phục, vƣợt qua trên con đƣờng
phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, trong thời kỳ đẩy mạnh sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng
xã hội chủ nghĩa, bên cạnh việc tạo ra nhiều thời cơ, thuận lợi thì cũng tạo ra
nhiều khó khăn, thách thức. Có thể kể đến một vài vấn đề điển hình:
Thanh Hóa có diện tích rộng lớn, địa hình đa dạng nhƣng phức tạp, tình
hình thời tiết, thiên tai diễn biến phức tạp, khó lƣờng gây nhiều khó khăn
trong đời sống nhân dân.
Mặc dù đất rộng, ngƣời đông nhƣng kinh tế Thanh Hóa so với các địa
phƣơng khác trong cả nƣớc thì chƣa thật sự mạnh (mặc dù những năm gần
đây đã có rất nhiều thành tựu), kinh tế hàng hóa chƣa phát triển mạnh, thu
nhập bình qn đầu ngƣời chƣa cao lại không đồng đều, cơ sở hạ tầng kinh tế
- xã hội còn thiếu thốn.
Khoảng cách, chênh lệc giữa các vùng trong tỉnh thể hiện ở nhiều khía

cạnh: phân bố dân cƣ, lao động, chất lƣợng lao động, chất lƣợng cuộc sống,
cơ sở vật chất,… không đồng đều giữa miền núi – miền xuôi, giữa đồng bằng,
ven biển – trung du, miền núi, giữa các dân tộc,…

15


Về văn hóa: do điều kiện kinh tế cịn hạn chế, cùng với mặt trái của
kinh tế thị trƣờng đã gây nên nhiều biến đổi về mặt văn hóa, điển hình là sự
biến đổi, thối hóa của một số các giá trị văn hóa truyền thống, hiện tƣợng lai
căng văn hóa,… bên cạnh đó, một số phong tục, hủ tục, tập quán lạc hậu vẫn
còn tồn tại trong đời sống cộng đồng dân cƣ…
1.1.2. Quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo tỉnh Thanh Hóa
Phật giáo vào vùng đất Thanh Hóa từ rất sớm: Trong cuốn sách: “Văn
hóa Việt Nam”, Nguyễn Duy Hinh, Ngọc Liễn có ghi “Năm 159 là năm đầu
tiên ngƣời Thiên Trúc đến miền Trung nƣớc ta. Nhà sƣ Khâu Đà La đến tu
hành tại chùa Dâu, lập nên sơn môn Dâu vào thời điểm khoảng năm 187 đến
189 sau Công Nguyên… Dấu vết để lại nay là sơn môn dâu thờ Phật Thạch
Quang và nhiều dấu vết khác đƣợc tạo tác và thờ dƣới danh hiệu Phật, Tiên
hay Thần mà nổi tiếng nhất là Thần Độc Cƣớc trên bãi biển Sầm Sơn, tỉnh
Thanh Hóa” [Theo 13, tr.17].
“Trên đất Thanh Hóa, bằng chứng xác thực cho q trình truyền giáo
buổi đầu Cơng ngun là các truyền thuyết nói về các nhà sƣ Ấn Độ có mặt ở
động Hồ Công và vết chân thần Độc Cƣớc lƣu lại trên nhiều vùng đất xứ
Thanh. Theo truyền thuyết, thần Độc Cƣớc đã tự mình xẻ thân thành hai phần,
nửa để trên bờ đánh giặc “Mũi đỏ”, nửa để dƣới nƣớc đánh giặc cƣớp biển. Vị
thần này đã đƣợc đƣa vào Phật điện thờ cúng ở nhiều nơi. Trong một bản
Diên Quang tam muội tạo tƣợng đã xếp Độc Cƣớc vào hàng cuối cùng trong
Phật điện” [17, tr. 20].
Dƣới góc độ khảo cổ học, một minh chứng về sự xuất hiện sớm của

Phật giáo ở Thanh Hóa là trong hai tấm bia về Phật giáo cổ nhất ở Việt Nam
đƣợc tìm thấy thì có một văn bia ở Thanh Hóa: là Xá Lợi tháp ở Giao Châu
(tìm thấy năm 601) và Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn ở
Thanh Hóa. Về niên đại, văn bia Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng
16


chi bi văn đƣợc khắc vào năm Mậu Dần, niên hiệu Đại Nghiệp nhà Tùy tức
năm 618, thuộc thôn Trƣờng Xn, xã Đơng Ninh, huyện Đơng Sơn, tỉnh
Thanh Hóa.
Theo dịng lịch sử Việt Nam, trƣớc thế kỷ X, ở Việt Nam tiếp nhận hai
dòng thiền lớn du nhập vào là Tỳ Ni Đa Lƣu Chi và Vô Ngôn Thông, sự du
nhập hai thiền phái này đã đánh dấu ấn đậm nét trong lịch sử Phật giáo Việt
Nam. Hai thiền phái lớn này, có ảnh hƣởng trực tiếp đến Phật giáo xứ Thanh,
bởi vùng đất xứ Thanh là quê hƣơng của hai vị đại sƣ nổi tiếng trong lịch sử
Phật giáo Việt Nam là Khuông Việt Đại sƣ Ngô Chân Lƣu và Thiền sƣ Đạo
Dung, là những thiền sƣ theo các thiền phái trên và có nhiều đóng góp với sự
phát triển của thiền phái mà mình là thành viên, hậu duệ.
Trƣớc hết nói về thiền phái Vơ Ngơn Thơng và Khng Việt Đại sƣ
Ngơ Chân Lƣu:
Năm 820, có một thiền sƣ ngƣời Trung Hoa, tên hiệu là Vô Ngôn
Thông sang tu tại chùa Kiến Sơ lập ra phái thiền thứ hai ở Việt Nam, thiền
phái Vô Ngôn Thông đƣợc truyền thừa vào Việt Nam trong thời gian bốn thế
kỷ. Trong cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận, tác giả Nguyễn Lang đã rút ra
những đặc tính của thiền phái Vơ Ngơn Thơng với những đặc tính nổi bật
nhƣ: Chịu ảnh hƣởng của Phật giáo Trung Hoa sâu đậm hơn thiền phái Tỳ Ni
Đa Lƣu Chi, thể hiện trong lối trình bày lịch sử Thiền, trong tổ chức tu viện,
trong việc sử dụng thoại đầu, và ảnh hƣởng của Tịnh Độ Giáo; rất gần gũi với
đời sống xã hội, tham dự vào đời sống nhập thế trong khi vẫn duy trì đƣợc
sinh hoạt tâm linh độc lập của mình [Xem 28].

Dịng thiền này có 15 thế hệ và ơng tổ của thế hệ thứ tƣ là Đại sƣ
Khuông Việt.
Ngô Chân Lƣu (933 – 1011), sinh ra ở hƣơng Cát Lợi, huyện Thƣờng
Lạc (nay là huyện Tĩnh Gia), là ngƣời không chỉ am hiểu về Phật học (là học
17


trò của sƣ Vân Phong chùa Khai Quốc), mà còn hiểu biết rất sâu rộng về Nho
học (do đƣợc học chữ Nho từ bé). Thời vua Đinh Tiên Hồng, ơng đƣợc cử
làm Tăng Thống – chức quan đứng đầu Phật giáo – hiệu là Khng Việt Đại
sƣ (khi đó cấp bậc tăng đạo đƣợc quy định song song, đồng thời với cấp bậc
văn võ). Ơng đã có nhiều đóng góp cho lịch sử chính trị, văn hóa, ngoại giao
nƣớc nhà. Có lần ơng đƣợc giao nhiệm vụ cùng thiền sƣ Pháp Thuận tiếp sứ
giả nhà Tống là Lý Giác, bằng tài năng của mình, các vị đại sƣ đã giúp nâng
cao vị thế của đất nƣớc đối với nhà Tống. Ông chính là thiền sƣ thuộc thế hệ
thứ 4 của dịng thiền Vơ Ngơn Thơng. Khi về già, ơng về quê nhà, tu ở chùa
trên núi Du Hí, tiếp tục truyền dạy học trị và hoằng dƣơng giáo hóa. Và “Khi
nói về ơng, ngƣời đời sau đều đánh giá ơng là một trong số những nhân vật
lịch sử, nhà ngoại giao kiệt xuất nhất của thế kỷ thứ X, ngƣời đã có cơng lao
to lớn trong việc tạo dựng nền móng vững chắc cho sự nghiệp khơi phục độc
lập dân tộc, thống nhất đất nƣớc và phục hƣng văn hóa Đại Việt. Bằng trí tuệ,
nhiệt huyết và lịng u nƣớc sâu sắc ơng đã phục vụ có hiệu quả cơng việc
bảo vệ nền độc lập non trẻ ở cả hai triều đại Đinh và Tiền Lê” [24, tr.25]
Tiếp theo là về thiền phái Tỳ Ni Đa Lƣu Chi và Thiền sƣ Đạo Dung:
Thiền phái Tỳ Ni Đa Lƣu Chi là thiền phái đầu tiên ở Việt Nam. Theo
Thuyền Uyển Tập Anh: Thiền sƣ Tỳ Ni Đa Lƣu Chi là thuộc dịng Bà La
Mơn, từ Ấn Độ, sang Trung Quốc, khi ông đi về vùng Hồ Nam Trung Quốc,
gặp tổ thứ ba của thiền tông Trung Hoa là Tăng Xán, thấy phong độ phi
phàm, liền chắp tay ba lần, tổ vẫn ngồi yên. Trong lúc chờ suy tƣ, ông liền
chứng đạo “tâm bỗng nở ra nhƣ có chỗ sở đắc”, ơng cúi đầu ba lạy, tổ chỉ gật

đầu ba cái. Ông ngỏ lời xin làm đệ tử, tổ Tăng Xán khuyên ông đi về phƣơng
Nam. Vâng lời, ông dong duổi đi về phƣơng Nam qua Quảng Châu và đến
Việt Nam vào năm 580, ở chùa Pháp Vân. Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lƣu Chi ở
Việt Nam bắt đầu từ đây, trải qua 19 thế hệ, và Thiền sƣ Đạo Dung là thuộc
thế hệ thứ 15.
18


Thiền sƣ Đạo Dung tên thật là Lê Chính, hiệu là Văn Tống ở làng Phủ
Lý, Thiệu Trung, Thiệu Hóa, từ nhỏ đã say mê Phật pháp, hƣớng tâm về đèn
nhang, kinh kệ ở chùa Hƣơng Nghiêm. Năm 1076, đến kinh thành Thăng
Long, đƣợc nhà sƣ Khánh Hỷ truyền tâm pháp, đi đến giác ngộ, xây chùa
Khai Giác để tu hành.
Nhƣ vậy, có thể nói, Phật giáo vào vùng đất Thanh Hóa từ rất sớm, có
thể nhận định từ thế kỷ thứ III, IV. Phật giáo Thanh Hóa mang dấu ấn đậm nét
của hai dòng thiền Tỳ Ni Đa Lƣu Chi và Vơ Ngơn Thơng. Ở Thanh Hóa, từ
khi du nhập đến trƣớc thế kỷ X, trong bối cảnh chung của Phật giáo các vùng
khác, Phật giáo tiếp tục cắm rễ sâu, mở rộng phạm vi ảnh hƣởng, dung hòa
mạnh mẽ với tín ngƣỡng bản địa của vùng, nhiều chùa chiền đƣợc xây dựng,
mở mang, tu sửa: “Lê Hoàn đi tuần du đến Giang Ngũ huyện thấy chùa chiền
đổ nát liền cho tu sửa lại. Vua Thái Tông nhà Lý đi tuần phƣơng Nam, tới
châu Ái, ghé thăm cảnh chùa, thấy cột kèo đã gẫy cũng bỏ sức trùng tu” [Xem
41, tr.363].
Trong lịch sử của Phật giáo Việt Nam, thời kỳ Lý, Trần đƣợc coi là hai
thời kỳ Phật giáo phát triển rực rỡ, đạt đến đỉnh cao. Biểu hiện là sự ảnh
hƣởng sâu rộng của Phật giáo vào trong mọi mặt của đời sống xã hội, chùa
chiền xây dựng khắp nơi, uy tín của các nhà tu hành Phật giáo đƣợc khẳng
định, đề cao,… nhƣ nhận xét của nho thần Lê Qt về khơng khí Phật giáo
thời Trần: “Từ trong kinh thành cho đến ngoài châu phủ, kể cả những nơi
thôn cùng ngõ hẻm, không bảo mà ngƣời ta cứ theo, không hẹn mà ngƣời ta

cứ tin, hễ nơi nào có nhà ở là ắt có chùa chiền”3. Trong bối cảnh chung đó,
nên cũng có thể nói đây là thời kỳ vàng son của Phật giáo xứ Thanh, cụ thể:
Thời nhà Lý, ở đất Thanh Hóa, Phật giáo đã in dấu ấn đậm nét trong
đời sống tinh thần của ngƣời dân. Đặc biệt, ở thời kỳ này, Thanh Hóa đƣợc
3

Văn bia Bắc Giang Bái Thôn Thiệu Phúc Tự bi ký

19


×