Tải bản đầy đủ (.pptx) (14 trang)

ôn 10 buổi 2 nghị luận đoạn thơ, bài thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.1 KB, 14 trang )

RÈN KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ – BÀI
THƠ


1.Khái niệm:
Nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của
mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy


2. Đặc điểm
+ Dạng bài phân tích tồn bộ bài thơ: Người ra đề ra thường lựa chọn những khía cạnh nổi bật của bài thơ.
VD: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu

+ Dạng bài phân tích một đoạn thơ: Người ra đề sẽ lựa chọn một đoạn thơ đặc sắc nhất trong một bài thơ.
VD: Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của mình về khổ thơ đầu tiên trong bài thơ “ Sang thu”( Hữu Thỉnh) để thấy
được một tâm hồn đặc biệt tinh tế khi trước thời khắc giao mùa từ hạ sang thu.


+ Dạng bài phân tích một hình ảnh trong đoạn thơ, bài thơ: Hình ảnh được lựa chọn
phải giàu ý nghĩa biểu tượng.
VD: Ba câu kết trong bài thơ “ Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu với hình ảnh “
Đầu súng trăng treo” là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về
cuộc đời người chiến sĩ. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu phân tích
hình ảnh đặc sắc đó.


+ Đối với dạng đề so sánh giữa hai đoạn thơ, bài thơ. Hai ngữ liệu được lựa chọn phải có nét tương đồng.
VD: Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Thạn Hải có viết:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca


Một nốt trầm xao xuyến.
Có những điểm gặp gỡ trong tư tưởng với nhà thơ Tố Hữu trong bài Một khúc ca xuân:
Nếu là con chim , chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà khơng có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?
Em hãy so sánh hai khổ thơ trên để thấy được điểm gặp gỡ của hai nhà thơ.


1. Mở bài:

-Giới thiệu ngắn gọn những nét chính về tác giả (tên tuổi, bút danh, vị trí trong nền văn học, chủ đề sáng
tác, phong cách sáng tác, những đóng góp của tác giả đối với phong trào văn học, giai đoạn văn học và
nền văn học dân tộc)

-

Giới thiệu tác phẩm ( hoàn cảnh xuất xứ, đại ý, nội dung chính của đoạn thơ/bài thơ)

-

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và trích dẫn (nguyên văn khổ thơ,đoạn thơ nếu đoạn thơ dài thì chỉ cần chép hai câu
đầu rồi dùng dấu chấm lửng và chép đến hai câu thơ cuối


2. Thân bài:
a. Khái quát về vị trí trích đoạn hoặc bố cục, mạch cảm xúc chủ đạo của khổ thơ, bài thơ
b. Phân tích bài thơ/đoạn thơ: trích thơ rồi lần lượt phân tích những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, v.v. trong từng câu thơ, giải mã đúng từ ngữ, hình ảnh đó để giúp người đọc cảm
thấy được những cái hay, cái đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ. (Lưu ý: nên phân tích từ nghệ thuật đến nội dung, khi phân tích phải dựa vào từ ngữ có trong bài thơ, hoàn cảnh ra
đời, phong cách sáng tác của tác giả để tránh suy diễn miên man, khơng chính xác)

+ Phân tích khổ thơ thứ nhất:




Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ nhất (Trích thơ)
Áp dụng các thủ pháp phân tích thơ để phân tích những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật tu từ, nhịp điệu, v.v. trong từng câu thơ; giải mã những từ ngữ, hình ảnh đó có ý nghĩa gì, nó
hay, đặc sắc ở chỗ nào.



Dùng câu văn dẫn chuyển sang khổ thứ hai.

+ Phân tích khổ thơ thứ hai:




Cách làm bốn bước tương tự khổ thứ nhất.
Rồi cứ tiếp tục như thế đến hết bài.

(lưu ý: đơi khi có thể phân tích hai khổ thơ cùng một lúc nếu hai khổ thơ cùng một ý nghĩa)
+ Nhận xét đánh giá bài thơ: ( chủ yếu về nghệ thuật)





Đánh giá về nội dung, tư tưởng của bài thơ. (Nét đặc sắc về ND của bài thơ là gì? Thành cơng/hạn chế?)
Đánh giá về nghệ thuật. (những nghệ thuật sử dụng thành công/hạn chế?)

Đánh giá về tác giả. (Qua bài thơ em thấy tác giả là người như thế nào; có thể nói thêm những đặc điểm về phong cách nghệ thuật và đóng góp của nhà thơ trên văn đàn lúc bấy giờ).


 

3. Kết bài:
- Khẳng định lại toàn bộ gia trị về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
- Liên hệ bản thân (nếu có).


Đề bài: Nêu cảm nhận của em về ước nguyện cống hiến của tác giả được thể hiện trong đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
( Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải)


1, Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:
+ Thanh Hải là nhà thơ hiện đại Việt Nam trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ. Ông là một trong những cây bút có cơng xây dựng nền văn học cách mạng
miền Nam ngay từ buổi đầu
+ "Mùa xuân nho nhỏ" được viết vào tháng 11/1980 không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, đó là một
trong những bài thơ hay viết về mùa xuân, về khát vọng cống hiến cho đời của nhà thơ.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hai khổ thơ 4 và 5 thể hiện rõ nhất ước vọng được hòa nhập

hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc của tác giả. ( Trích dẫn thơ)


2.Thân bài:

a.

Khái quát về đoạn thơ : Bài thơ là tiếng lòng, những tâm sự, suy ngẫm, mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của tác giả cho mùa xuân vĩ đại của đất
nước.

b.

Phân tích đoạn thơ:

* Phân tích khổ thơ thứ 4: Khát vọng hịa nhập, tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời
- Điệp từ “ta làm” cùng với nhịp thơ dồn dập diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ:
+ muốn làm con chim hót : góp tiếng hót cho cuộc đời
+ muốn làm một cành hoa : góp chút sắc hương cho cuộc sống
-> Ước mong giản dị, đơn sơ để tô điểm cho vườn hoa mùa xuân muôn hương muôn sắc của đất nước.
+ một nốt trầm -> không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về.
- Đại từ “ta” dùng để khẳng định đó khơng chỉ là tâm niệm riêng của cá nhân nhà thơ mà còn là khát vọng chung của nhiều người.
-> Khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước, nguyện hi vinh cho sự phồn
vinh của đất nước.
=> Đây là tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết.


* Phân tích khổ thơ thứ 5: Ước nguyện cống hiến chân thành không kể tuổi tác
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời"
- Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho cuộc đời mỗi con người, mỗi sự cống hiến -> Tác giả muốn góp chút cơng sức nhỏ bé của mình vào mùa xuân lớn của đất

nước.
- Từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc.
-> Lẽ sống cống hiến lặng lẽ, khiếm tốn của nhà thơ, âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến.
"Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."
- Điệp ngữ “dù là” : thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người
- "tuổi hai mươi", "khi tóc bạc" : ầm thầm cống hiến bất kể khi tuổi trẻ hay lúc về già.
-> Lời hứa, lời tự nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê
hương đất nước.
=> Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình. Ý thức về trách nhiệm với
quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả.


* Đặc sắc nghệ thuật trong 2 khổ thơ:
- Sử dụng các từ láy, điệp từ hiệu quả
- Hình ảnh đẹp, giản dị
- Ngơn từ chính xác, tinh tế, gợi cảm
- So sánh và ẩn dụ sáng tạo
3) Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung của 2 khổ thơ.
- Cảm nhận của em về 2 khổ thơ ( liên tưởng bài học cho bản thân)


Đề 2: Cảm nhận của em về sự chuyển biến tâm tư của người lính qua bài thơ Ảnh trăng của Nguyễn Duy. Bài thơ đã gợi cho em bài học gì về cách sống của cá nhân?
 

Thình lình đèn điện tắt

 


Hồi nhỏ sống với đồng

phịng buyn-đinh tối om

 với sơng rồi với biển

vội bật tung cửa sổ

hồi chiến tranh ở rừng

đột ngột vầng trăng tròn

vầng trăng thành tri kỷ

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng

Trần trụi với thiên nhiên

như là đồng là bể

hồn nhiên như cây cỏ

như là sơng là rừng

ngỡ khơng bao giờ qn

Trăng cứ trịn vành vạnh

cái vầng trăng tình nghĩa


 
kể chi người vơ tình

Từ hồi về thành phố

ánh trăng im phăng phắc

quen ánh điện cửa gương

đủ cho ta giật mình

vầng trăng đi qua ngõ

 TP. Hồ Chí Minh, 1978

như người dưng qua đường

(Ngữ văn 9, Tập một, NXBGD 2005, trang 155-156)



×