Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

GIÁO DỤC HỌC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.89 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI TIỂU LUẬNKẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ
“GIÁO DỤC HỌC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM”
LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
Họ và tên:
Ngày/tháng/năm sinh:
Nơi sinh:
Đơn vị cơng tác (Nếu có):
Số điện thoại:
Địa chỉ email:
Đề bài
Anh/chị hãy đánh giá những ưu điểm và hạn chế của nền giáo dục đại học ở
Việt Nam hiện nay. Theo anh/chị, xu hướng đổi mới trong giáo dục đại học ở Việt
Nam hiện nay là gì? Anh/chị hãy đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo
dục Đại học ở Việt Nam.
Bài làm
Những thành tựu đạt được của giáo dục Đại học hiện nay:
1. Về việc thực hiện các thể chế, chính sách của Nhà nước:
Cùng với việc triển khai chỉ thị 296/CT-TT về đổi mới quản lý giáo dục đại
học giai đoạn 2010-2012, đến hết ngày 15/8/2010 đã có 311 trường ĐH-CĐ báo cáo
tình hình triển khai thực hiện (đạt 76,4%) trong đó có 300 trường (đạt tỷ lệ 96,5%)
thành lập Ban chỉ đạo đổi mới cơng tác quản lý, có 183 trường (đạt tỷ lệ 58,8%) xây
dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo; có 218 trường ( đạt tỷ lệ 70,1%) tổ chức
xây dựng, rà soát, bổ sung các chỉ tiêu trong chiến lược phát triển trường giai đoạn
2011-2015, định hướng đến 2020.


Ngân sách dành cho giáo dục đại học cũng tăng cao, đặc biệt là việc triển khai
cho sinh viên vay vốn ưu đãi. Từ ngày 26/8/2009, Thủ tướng Chính phủ quyết định
mức tăng cho vay ưu đãi từ 800.000đ/sinh viên/tháng lên 860.000 đ/sinh viên/tháng.
Theo báo cáo của NH chính sách xã hội, đến hết tháng 6/2010 có 1.915.774 sinh viên
của 1.723.782 hộ gia đình được vay vốn, với tổng dư nợ là 23.745.595 tỷ đồng. Bên
cạnh đó là các chương trình trao học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó, lựa chọn sinh
viên ưu tú đi đào tạo ở nước ngoài...

1


Cần chú ý về tiến trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam trong hai mươi năm qua
mang hai đặc trưng chủ yếu: 1 - Chuyển từ giáo dục phục vụ kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang giáo dục vận hành trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. 2 - Chuyển từ giáo dục khép kín sang giáo dục mở cửa, chủ động hội nhập quốc
tế. Vì vậy, tổ chức và hoạt động giáo dục đại học đã có sự thay đổi căn bản, hướng tới
sự đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. Giáo dục đại học khơng cịn bó
hẹp trong việc thỏa mãn nhu cầu của các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước mà phải
đáp ứng nhu cầu rộng rãi của các thành phần kinh tế khác và nhu cầu học tập của nhân
dân. Từ đó, giáo dục đại học không chỉ dựa vào ngân sách nhà nước mà cịn dựa vào
các nguồn lực khác có thể huy động được. Nhà nước vẫn đóng vai trị chủ đạo trong
việc cung ứng giáo dục đại học, nhưng sự bao cấp hoàn toàn trước đây đã được thay
thế bằng cơ chế chia sẻ chi phí với việc đóng góp bằng học phí của người học. Các nhà
cung ứng mới trong giáo dục đại học cũng đã xuất hiện: đó là các tổ chức, cá nhân
đứng ra thành lập các trường cao đẳng, đại học dân lập, tư thục (sau đây gọi chung là
đại học tư thục).
2. Về số lượng các trường đại học, cao đẳng
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, nếu như trong năm 1995 chỉ có 109
trường ĐH-CĐ cơng lập trên phạm vi tồn quốc, và khơng có trường ngồi cơng lập
thì đến năm 2000 con số này là 148 trường công lập, 30 trường dân lập, và năm 2009

là 326 trường công lập, 77 trường dân lập. Đến nay, đã có 40/63 tỉnh thành có trường
đại học (đat tỷ lệ 63%), 60/63 tỉnh, thành có trường cao đẳng (đạt tỷ lệ 98%) và 62/63
tỉnh thành có ít nhất 1 trường đại học hoặc cao đẳng (đạt tỷ lệ 98%) Riêng 2 thành phố
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có 150 trường ĐH, CĐ chiếm 40% cả nước. Năm
1995, số sinh viên được tuyển mới là 298 nghìn người, trong đó số sinh viên tốt nghiệp
là 58,5 nghìn người, thì năm 2000 là 899,5 nghìn người tuyển mới, 162,5 nghìn người
tốt nghiệp, và năm 2009 là 1796,2 nghìn sinh viên tuyển mới, 246,5 nghìn sinh viên tốt
nghiệp. Số giáo viên năm 1995 là 22,8 nghìn người, năm 2000 là 32,3 nghìn người và
năm 2009 là 65,1 nghìn người. Đây là những con số thể hiện sự phát triển rất lớn của
nền giáo dục đại học nước nhà.
Đồng thời, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, có thể thấy giáo dục đại
học khơng bó hẹp trong hình thức các trường cơng lập mà đã xuất hiện ngày càng
nhiều các trường ngồi cơng lập. Một trong các quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về đổi
mới giáo dục đại học giai đoạn 2006 - 2020 là "Phát triển mạnh các trường đại học,
cao đẳng ngồi cơng lập. Tạo điều kiện thuận lợi về chính sách để mọi tổ chức, cá
nhân và tồn xã hội tham gia phát triển giáo dục đại học một cách bình đẳng". Nghị
quyết số 05/2005/NQ-CP đặt chỉ tiêu định hướng đến năm 2010 tỷ lệ sinh viên đại học
tư thục chiếm khoảng 40% tổng số sinh viên cả nước. Điều đó cũng có nghĩa là chuyển

2


đại học tư thục từ vị thế nhỏ bé hiện nay sang vị thế mới, khỏe và vững chắc trong hệ
thống giáo dục đại học Việt Nam.
3. Về số lượng và chất lượng các cơng trình nghiên cứu khoa học
Hoạt động NCKH và chuyển giao cơng nghệ đã góp phần tích cực nâng cao
chất lượng đào tạo và phát triển kinh tế xã hội đất nước. Trong năm 2010 vừa qua, đã
có hơn 960 bài báo và cơng trình NCKH đăng trên các tạp chí quốc tế, gần 4.100 bài
báo, cơng trình NCKH đăng trên các tạp chí khoa học trong nước.
Bên cạnh đó, cơng tác khuyến khích NCKH tại các trường cũng rất được chú

trọng. Đó là việc thực hiện các buổi hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học cấp khoa,
cấp trường. Đây là việc khơng khó thực hiện và thực tế đang được các trường áp dụng
thường xuyên.

Những hạn chế của giáo dục đại học hiện nay
1. Về thể chế, chính sách và các cấp quản lý
Hệ thống văn bản quy phạm chậm được ban hành, thiếu đồng bộ, thiếu khả thi
và chưa hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại
học còn hạn chế, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp
phát triển kinh tế-xã hội, CNH-HĐH đất nước.
Luật giáo dục năm 1998 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/1999 nhưng sau hơn
1 năm mới có quy định hướng dẫn thi hành, sau gần 2 năm mới có quy chế trường ĐH
dân lập. Hơn 5 năm sau mới có quy chế về việc tổ chức và hoạt động của trường ĐH
tư thục, và đến nay, sau 12 năm nghị định về trường của tổ chức chính trị, lực lượng
vũ trang vẫn chưa có.
Trong điều kiện như vậy nhưng từ năm 1998 đến 2010, đã có 312 trường
ĐH,CĐ được thành lập. Tuy nhiên trong đó chỉ có 64 trường được thành lập mới hồn
tồn . Cịn lại 248 trường đươc nâng cấp từ bậc học thấp hơn và 50/64 trường thành
lâp mới là trường ngồi cơng lập, chiếm tỷ lệ 78.1%, khoảng 20% số trường mới chưa
xây dựng trường, phải thuê mướn cơ sở đào tạo và hầu hết thiếu diện tích cho sinh
viên vui chơi và hoạt động thể dục thể thao. Thế nhưng , từ 1987-2009, số sinh viên đã
tăng 13 lần, số giảng viên tăng 3 lần. Do đó, điểm trúng tuyển của nhiều thí sinh chỉ
là từ 9-10 điểm (3 môn) và tại nhiểu trường,nhiều giảng viên dạy tới 1000 tiết/năm
trong khi quy định là 260 tiết/năm. Đáng chú ý, trong tổng số 61190 giảng viên đại
học mới có 6217 tiến sỹ (10,16%) , 22831 thạc sỹ (37,31%) và 2286 giáo sư, phó giáo
sư (3,74%) trong khi mục tiêu quy hoạch mang lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn
2006-2020 đặt ra là đến năm 2015 phải có ít nhất 50% giảng viên trình độ tiến sỹ ở
bậc ĐH.
Sau một thời gian đổi mới, tư tưởng quan liêu bao cấp duy ý chí vẫn cịn tàn dư,
khoa học quản trị chất lượng chưa đi vào nếp. Lãnh đạo Bộ cũng như cấp trường vẫn


3


chưa thực sự quan tâm đến chất lượng giáo dục, vẫn cịn quyết định theo cảm tính
hoặc duy ý chí. Các khâu định hướng, mục tiêu, kế hoạch, thanh tra, sử dụng, quản lý
nhân sự về chất lượng đào tạo cịn nhiều hạn chế, bất cập. Tính chun mơn hiệu quả
chưa thật sự được coi trọng.
Căn bệnh thành tích cũng là một trong những căn bệnh tồn tại ăn sâu vào nền giáo dục,
trong đó có giáo dục đại học. Hiện nay chúng ta đã quá quen thuộc với các căn bệnh
khi đề cập đến ngành giáo dục: “bệnh thành tích, bệnh đấu đá bệnh thiếu trung thực...”.
Các hiện tượng tiêu cực tồn tại khắp nơi, kể từ thầy đến trị.
2. Về phương pháp dạy học và chương trình học
Hầu như các giảng viên chỉ quan tâm đến việc truyền đạt kiến thức và kiểm tra
trí nhớ mà khơng quan tâm đến rèn luyện kỹ năng, sự sáng tạo cho sinh viên. Chưa
hướng dẫn được cho sinh viên phương pháp học tập, khuyến khíc h sinh viên tự học.
Khơng lấy sinh viên làm trung tâm trong quá trình dạy học. Khơng quan tâm đến thực
hành, thực tập.
Chương trình học nặng tính lý thuyết, tính thực hành thực tiễn khơng cao. Ít có
những phương pháp học khuyến khích được tinh thần tập thể, sáng tạo của sinh viên.
Mặc dù nhiều trường đã thực hiện giảng dạy theo hình thức tín chỉ, nhưng vẫn chỉ là
hình thức. Sinh viên khơng được tự do chọn chương trình học cho mình mà phải theo
quy định của trường.
Nội dung đào tạo cũng khơng cịn phù hợp với tình hình thực tiễn. Giáo trình
biên soạn cho thấy cịn thiếu chun mơn, chưa thiết thực, chưa đáp ứng được yêu cầu
đổi mới và hội nhập.
3. Đội ngũ giảng viên
Chất lượng đội ngũ giảng viên của Việt Nam so với thế giới chưa cao. Số lượng
giảng viên giữ học vị tiến sĩ hay các học vị sau đại học chưa nhiều.
Đội ngũ giảng viên ở Việt Nam còn yếu kém về nghiên cứu sáng tạo, ít người

say mê nghiên cứu và giành thời gian cho công tác nghiên cứu. Bên cạnh đó hiện
tượng đấu đá, trành giành, cũng như nhiều hiện tượng tiêu cực vẫn còn tồn tại ở một
bộ phận giảng viên của các trường.
4. Về sinh viên
Rất ít sinh viên được học đúng sở trường và sở thích của mình, và trường cũng
khơng chọn được sinh viên mà mình muốn đào tạo. Sinh viên chỉ học để đối phó, cho
qua, trở thành bệnh thành tích, thiếu thực chất...Theo một ngiên cứu thì có tới 64% SV
chưa tìm được phương pháp học phù hợp; 55,9% SV thường suy ngẫm để tìm ra
phương pháp học phù hợp và hiệu quả; 68,2% SV thường suy nghĩ về việc học cho
hiệu quả, nhưng chỉ có 36% SV được khảo sát cho rằng mình đã tìm được phương
pháp học phù hợp, còn lại vẫn mơ hồ.
Hầu hết SV chưa chủ động trong việc học: 31,6% SV nghiên cứu biểu lộ phong
cách học thụ động: ngại đưa ra ý kiến khi học và thảo luận.
4


Sinh viên cịn yếu ở các kỹ năng: thuyết trình , sử dụng máy tính, viết báo cáo
tham luận, và vận dụng vào thực tế.
Xu hướng đổi mới trong giáo dục đại học ở Việt Nam:
Ở nước ta hiện nay, mặc dù chưa có định nghĩa chính thức về giáo dục đại học(1),
nhưng qua các văn bản khơng chính thức, có thể hiểu giáo dục đại học là hình thức tổ
chức giáo dục cho các bậc học sau giai đoạn bậc phổ thơng với các trình độ đào tạo:
gồm trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
Xét về mặt lịch sử, nền giáo dục đại học đã xuất hiện ở nước ta cách đây trên cả
nghìn năm(2). Cho đến nay, lịch sử giáo dục đại học Việt Nam đã trải qua các nền giáo
dục khác nhau: phong kiến, thuộc địa và chủ nghĩa thực dân mới (ở miền Nam Việt
Nam trước năm 1975). Sự nghiệp giáo dục đại học từ sau Cách mạng Tháng Tám năm
1945 đã trải qua gần 70 năm qua và đạt được những thành tựu to lớn, trong đó quan
trọng nhất là đã góp phần tạo ra các thế hệ nguồn lực con người Việt Nam, nhân tố
quyết định thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa

xã hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
hiện nay, nền giáo dục của nước ta ngày càng bộc lộ những bất cập và hạn chế.
Về mục tiêu, trong một thời gian dài, do nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng ta chưa
chú trọng đúng mức đến việc đặt ra mục tiêu cho nền giáo dục của đất nước, trong đó
có giáo dục đại học. Thời gian gần đây, mục tiêu giáo dục đại học ở nước ta có sự thay
đổi, như việc xác định quan niệm, mục đích của giáo dục đại học là đào tạo nhân tài
(Luật Giáo dục Việt Nam năm 2012). Tuy nhiên, hiểu thế nào là nhân tài thì cho đến
nay vẫn chưa có quan niệm thống nhất. Nếu coi nhân tài là người có sáng kiến, có khả
năng, năng động, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển dù trong lĩnh vực nghiên
cứu lý luận hay hoạt động thực tiễn, nghĩa là nhân tài phải là những người nổi trội và
hiếm trong xã hội thì mục tiêu này khó đạt được đối với chất lượng thực tế của giáo
dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Trong thực tế, các trường đại học ở Việt Nam hiện
nay, nhiều lắm cũng mới chỉ đủ khả năng trang bị cho người học (sinh viên, học viên
hay nghiên cứu sinh…) kiến thức cơ bản, trang bị khả năng phân tích độc lập, dám suy
nghĩ và biết suy nghĩ (suy nghĩ có phương pháp - tư duy khoa học). Như vậy, rõ ràng
là ngay cả khi chúng ta đổi mới mục tiêu giáo dục đại học thì mục tiêu này cũng khơng
phù hợp với khả năng, cũng như chất lượng thực tế của nền giáo dục đại học trong
nước. Trong khi đó, rất nhiều quốc gia trên thế giới và ngay cả các quốc gia có nền

5


giáo dục đại học tiên tiến khi đặt ra mục tiêu giáo dục, họ đều nêu lên những mục đích
rất thực tế. Một trường đại học danh tiếng ở Mỹ đã xác định mục tiêu của mình như
sau: “Mục đích của môi trường giáo dục và sinh hoạt sinh viên là đào tạo những cá
nhân thành đạt và công dân có trách nhiệm. Người tốt nghiệp cảm thấy tự tin trong
việc tìm hiểu rộng rãi nhiều vấn đề và kinh nghiệm ở mơi trường đại học hay ngồi
đời, dù là học bất cứ ngành chuyên môn nào”. Chữ “thành đạt” có thể hiểu là có sự
hiểu biết về tri thức cơ bản, được sửa soạn kỹ càng để có thể tự tin vào đời và vào thị
trường lao động (kiếm sống cũng như phát triển tri thức). Nhưng mục đích đào tạo

thành những “cơng dân có trách nhiệm” thì được thể hiện rất rõ ràng (3). Với những
mục tiêu như thế này, hầu hết các trường đại học ở Việt Nam hiện nay ít đặt ra hoặc
chưa thực sự coi trọng, nên cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm giảm
chất lượng sản phẩm (người học) sau đào tạo.
Về nội dung, mặc dù những năm qua đã có nhiều cố gắng đổi mới, cải cách nội dung
giáo dục ở các cấp học theo hướng tiến bộ hơn, song nhìn chung so với một số nước
trong khu vực và trên thế giới, nền giáo dục của nước ta vẫn còn lạc hậu, nhất là nội
dung giáo dục ở bậc đại học. Nhìn tổng thể, phần lớn nội dung và chương trình giáo
dục các cấp hiện nay ở nước ta đều được biên soạn hoặc chịu ảnh hưởng bởi nội dung,
chương trình giáo dục của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, đặc biệt nền giáo dục
Xô-viết. Trong một thời gian dài, những nội dung và chương trình giáo dục này khá
phù hợp với nền giáo dục của nước ta và đã mang lại những thành tựu hết sức quan
trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, nội dung
chương trình giáo dục đại học nước ta đang bộc lộ rất nhiều bất cập và hạn chế:
Một là, nội dung kiến thức đào tạo còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa tạo
được sự thống nhất gắn mục tiêu giáo dục với mục tiêu tìm kiếm việc làm đối với
người học.
Hai là, chưa tạo được sự liên thông giữa các chuẩn mực giáo dục đại học trong nước
và quốc tế. Mặc dù được đặt dưới sự quản lý và giám sát chặt chẽ của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, nhưng trên thực tế, khả năng liên thông kiến thức giữa các cơ sở giáo dục đại
học ở nước ta hiện nay cịn rất hạn chế, ít thừa nhận và tiếp nhận các kết quả đào tạo
của nhau, nên người học rất khó khăn khi chuyển trường, ngành học. Việc liên thơng
kiến thức giữa các cơ sở giáo dục đại học trong nước và ngồi nước lại càng khó khăn

6


hơn do có sự khác biệt về mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo giữa các cơ sở
giáo dục đại học trong nước và quốc tế (trừ các chương trình liên kết đào tạo theo thỏa
thuận). Điều này khơng những gây khó khăn cho người học khi muốn chuyển đến cơ

sở giáo dục ngoài nước, mà ngay cả việc công nhận văn bằng, chứng chỉ của các cơ sở
giáo dục trong nước tại các nước mà người học chuyển đến định cư hoặc công tác
cũng không phải dễ dàng.
Ba là, chương trình học cịn nặng với thời lượng lớn. Một thống kê và so sánh cho
thấy, thời gian học 4 năm ở một lớp đại học tại Việt Nam là 2.138 giờ so với Mỹ là
1.380 giờ(4). Như vậy chương trình học ở Việt Nam dài hơn 60% so với Mỹ. Thời
gian học nhiều như vậy nên người học khó tránh khỏi việc rơi vào trạng thái ln bị áp
lực hồn thành các chương trình mơn học, ít có thời gian để tự học, tự nghiên cứu,
hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác. Nhìn chung, trong bối cảnh hội nhập quốc tế,
chương trình giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay tỏ ra bất cập và kém hiệu quả.
Đây cũng được coi là nguyên nhân cơ bản khiến nền giáo dục đại học ở Việt Nam
đang có xu hướng tụt hậu.
Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đại học, các trường đại học ở nước ta
hiện nay nhìn chung chưa tiếp cận với các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
đại học phổ biến của thế giới. Nhằm mục tiêu “nhấn mạnh đến kỹ năng xử lý vấn đề
đặt ra trong cuộc sống hơn là tập trung vào việc làm đầy kiến thức đã có sẵn”, việc áp
dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của các trường đại học trên thế
giới thường rất linh hoạt, dựa trên tinh thần đề cao vai trò của người học, tạo điều kiện
tối đa cho người học có thể tự học, tự nghiên cứu. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay,
do quan niệm “nền giáo dục cần trang bị cho người học một lượng kiến thức càng
nhiều càng tốt để họ có thể có một nền tảng vững chãi khi ra trường”(5) nên vai trị, vị
trí của người học chưa thực sự được quan tâm. Các phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học còn khá lạc hậu. Kết quả khảo sát thực địa của Viện Hàn lâm quốc gia Hoa Kỳ
năm 2006 có phần nhận xét về phương pháp dạy và học đại học của Việt Nam như
sau: “Phương pháp giảng dạy không hiệu quả, quá phụ thuộc vào các bài thuyết trình
và ít sử dụng các kỹ năng học tích cực, kết quả là có ít sự tương tác giữa sinh viên và
giảng viên trong và ngoài lớp học; quá nhấn mạnh vào ghi nhớ kiến thức theo kiểu
thuộc lịng mà khơng nhấn mạnh vào việc học khái niệm hoặc học ở cấp độ cao (như
phân tích và tổng hợp), dẫn đến hậu quả là học hời hợt thay vì học chuyên sâu; sinh
7



viên học một cách thụ động(6). Mặc dù, những năm gần đây, theo chủ trương của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã bắt đầu áp dụng
phương pháp giảng dạy cho sinh viên theo phương thức tín chỉ, nhưng theo đánh giá
của nhiều chuyên gia, “Đào tạo tín chỉ ở Việt Nam hiện chưa thực sự đúng với tinh
thần của tín chỉ. Cách dạy, học vẫn cịn chưa thốt khỏi tinh thần niên chế. Tính chủ
động của sinh viên cịn yếu kém”(7). Sự đổi mới về phương pháp giảng dạy trong các
trường đại học ở nước ta hiện nay nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Các thiết bị
giảng dạy, như máy chiếu, video... chỉ là phương tiện hỗ trợ để nâng cao chất lượng
giảng dạy, điều quan trọng hơn cả là sự nhận thức rằng giáo dục phải mang tính sáng
tạo, tinh thần trách nhiệm thể hiện qua việc cải tiến về phương pháp và chương trình
học vẫn chưa được chú trọng.

Giải pháp để phát triển giáo dục đại học Việt Nam trong giai đoạn mới
Để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay, trước tiên cần quán triệt rõ ràng về
triết lý giáo dục mà Đảng và Nhà nước hướng tới. Cần nắm được rõ ràng đâu là mục
tiêu mà hệ thống giáo dục cần đạt tới, từ đó mới có những biện pháp thích hợp. Khơng
chỉ có thế, cần theo kịp xu hướng mở cửa tồn cầu, qua đó biết học hỏi những gì từ
nền giáo dục của nước bạn và giữ lại những gì tốt của mình. Các vấn đề cần quan tâm
và ưu tiên giải quyết hiện nay gồm có:
1. Đổi mới tư tưởng lãnh đạo và công tác quản lý giáo dục
Trước tiên, cần ban hành đạo luật riêng về giáo dục, trong đó có giáo dục đại
hoc, xóa bỏ cơ chế Bộ chủ quản mà thay vào đó là các trường với các ngành
khác nhau sẽ thuộc quản lý của các Bộ khác nhau. Nâng cao quyền tự trị của
trường. Cần phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan.
2. Tăng cường đầu tư, đổi mới phương pháp dạy học và phương tiện dạy học
- Cần đổi mới chương trình học giảm lượng lý thuyết, nâng cao tính thực tiễn,
thực hành. Đổi mới phương pháp dạy học nâng cao việc tự học của sinh viên,
nâng cao khả năng sáng tạo, nâng cao các kỹ năng như thuyết trình, giao tiếp...

nhằm đào tạo nguồn nhân lực có khả năng làm việc và giao tiếp tốt.
- Cần quan tâm hơn nữa đến phương tiện dạy học, các thư viện, phịng thí
nghiệm tạo điều kiện cho sinh viên vừa học vừa thực hành. Bên cạnh đó các
trường có thể liên kết với doanh nghiệp để tạo mơi trường thực hành thực tập
cho sinh viên và giúp sinh viên có thể dễ dàng tìm được việc làm sau khi ra
trường.

8


- Đổi mới cách đánh giá, kiểm tra quá trình học tập và đánh giá kết quả học tập
bằng nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá một cách thực chất nhất kết
quả dạy và học.
3. Nâng cao chất lượng giảng viên, sinh viên
- Cần đổi mới triệt để tư duy giáo dục, đặc biệt với đội ngũ giảng viên. Triển
khai kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên tại mỗi trường, mời các chuyên gia
nghiên cứu, giảng dạy đến hợp tác, tập huấn công tác đổi mới giáo dục.
- Khuyến khích tinh thần sáng tạo, tinh thần làm việc theo nhóm của sinh viên.
Cần giáo dục sinh viên một cách tồn diện, khơng chỉ kiến thức trong trường
mà cịn kiến thức ngồi xã hội
4. Hiện đại hóa giáo dục
Hiện đại hóa giáo dục đại học cần có kế hoạch tồn diện, thực hiện theo những
bước đi thích hợp. Một số nội dung cần quan tâm:
- Thứ nhất là việc thi cử, nhất là thi đại học. Chuyển hẳn sang hình thức đào
tạo theo tín chỉ đang được áp dụng tại các nước tiên tiến
- Thứ hai là việc đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Cần có hệ thống tiêu chuẩn phù
hợp yêu cầu của thế giới, không làm bừa làm ẩu.
- Cần dầu tư xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở vật chất hiện đại phù hợp với
xu thế phát triển chung của thế giới.
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học phù hợp.

Hiện tại đối với nơi công tác của tôi là một trường Cao đẳng trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh. Giải pháp “Nâng cao chất lượng giảng viên, sinh viên” luôn được
chú tâm và liên tục nâng cao nhằm đạt được trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng cho tương lai.
Về Giảng viên:
- Giảng viên ln gương mẫu trong lối sống, trong hoạt động chuyên môn.
- Nắm vững các kỹ năng sử dụng và khai thác các thiết bị giảng dạy, tìm kiếm
thơng tin.
- Có năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục phục vụ cho hoạt động giảng dạy
và hướng.
- Giảng viên nắm được hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo sư phạm nhất định.
Về sinh viên:
- Luôn chủ động học tập và làm việc nhóm tích cực dưới sự hướng dẫn của
giảng viên.
- Tham gia sôi nổi các hoạt động thể chất, văn hóa của trường.
- Tham gia các cuộc thi tay nghề giữa các trường CĐ-ĐH mỗi năm.

9



×