Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Luận văn Thạc sĩ HIỆP ĐỊNH EVFTA VÀ NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.9 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
--------***--------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HIỆP ĐỊNH EVFTA VÀ NHỮNG CƠ HỘI,
THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI EU

Ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
--------***--------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HIỆP ĐỊNH EVFTA VÀ NHỮNG CƠ HỘI,
THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI EU

Ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ
Mã số:

Họ và tên học viên
Người hướng dẫn:

Hà Nội - 2022




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của khoa học của TS.
Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thơng tin được
đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo
của luận văn. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Vậy tơi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Kinh tế quốc tế xem xét để tơi có
thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!\


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm luận văn, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý
kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến TS - trường Đại học Ngoại thương Hà
Nội, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình làm luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Ngoại
thương Hà Nội nói chung, các thầy cơ giảng dạy chun ngành Kinh tế quốc tế nói
riêng đã dạy dỗ cho tơi kiến thức về các môn đại cương cũng như các mơn chun
ngành, giúp tơi có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt q trình học tập.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã ln tạo điều
kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hồn thành
luận văn tốt nghiệp.



iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...........................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN..........................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO - FTA. .6
1.1. Khái niệm Hiệp định thương m ại tự do (FTA)..........................................6
1.1.1. Định nghĩa.................................................................................................6
1.1.2. Đặc điểm....................................................................................................7
1.2. Phân loại các FTA...........................................................................................8
1.2.1. Căn cứ theo quy mô, số lượng thành viên tham gia................................8
1.2.2. Căn cứ vào mức độ tự do hóa...................................................................9
1.3. Nội dung chính trong các Hiệp định FTA..................................................10
1.3.1. Tự do hóa thương mại hàng hóa............................................................10
1.3.2. Tự do hóa thương mại dịch vụ...............................................................11
1.3.3. Tự do hóa đầu tư.....................................................................................11
1.3.4. Thúc đẩy hợp tác giữa các nước tham gia kí kết hiệp định..................11
1.3.5. Một số cam kết khác................................................................................11
1.4. Vai trò của FTA............................................................................................12
1.4.1 Tác động của FTA đối với các bên tham gia..........................................12
1.4.2. Tác động đến quá trình đa phương hóa.................................................16
CHƯƠNG 2: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO EVFTA VÀ ẢNH HƢỞNG
CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI VỚI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - EU.....21
2.1. Tổng quan thị trƣờng EU và lịch sử mối quan hệ Việt Nam – EU..........21

2.1.1. Tổng quan thị trường EU.......................................................................21
2.1.2. Lịch sử mối quan hệ Việt Nam – EU......................................................22
2.2 Thực trạng quan hệ thƣơng ại Việt Nam – EU.........................................23
2.2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu.....................................................................23


iv
2.2.2. Cơ cấu xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
sang EU..............................................................................................................25
2.2.3. Cơ cấu nhập khẩu và các mặt hàng nhập khẩu chính từ EU vào Việt
Nam 26
2.3. Quá trình hình thành và nội dung chính của EVFTA..............................27
2.3.1. Bối cảnh hình thành và những mốc thời gian chính............................27
2.3.2. Kỳ vọng của Việt Nam và EU khi ký kết EVFTA..................................30
2.3.3. Nội dung chính của EVFTA...................................................................32
2.4. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam......................................................41
2.4.1. Cơ hội.......................................................................................................41
2.4.2. Thách thức...............................................................................................44
2.4.3. Tiềm năng thương mại tại một số thị trường chính trong EU..............46
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – EU TRONG THỜI GIAN TỚI..........................62
3.1. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước CHXHCN Việt Nam trong
hội nhập kinh tế quốc tế, thực thi các Hiệp định thƣơng mại tự do...............62
3.2. Những giải pháp đề xuất vĩ mơ...................................................................65
3.2.1. Hồn thiện thể chế kinh tế thị trường....................................................65
3.2.2. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoàn thiện tái cấu trúc
và chuyển đổi mơ hình tăng trưởng tại các khu vực kinh tế trọng điểm trong
cả nước...............................................................................................................69
3.2.3. Định hướng xây dựng ngành kinh tế mũi nhọn nhằm tận dụng cơ hội
của FTA với EU.................................................................................................71

3.2.4. Đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ chế quản lý và giám sát các hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, bảo hộ quyền SHTT mà Việt nam
đã cam kết trong hiệp định................................................................................72
3.2.5. Tập trung nguồn lực, cơ chế chính sách nhằm phát triển công nghiệp
phụ trợ................................................................................................................75
3.3. Những giải pháp đề xuất vi mô cho doanh nghiệp....................................77
3.3.1. Trang bị kiến thức cần thiết về EVFTA và quy định nhập khẩu..........77
3.3.2. Phân tích nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng..................................78


v
3.3.3. Thay đổi, cải tổ để nâng cao năng lực cạnh tranh................................80
3.3.4. Xây dựng chiến lược xuất khẩu..............................................................81
3.3.5. Xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.....83
KẾT LUẬN..............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - EU....................................24
trong giai đoạn 2007 – 2019 (Số liệu bao gồm cả Vương quốc Anh)......................24
Bảng 2.2: Tổng hợp cam kết mở cửa của EU đối với một số nhóm hàng hóa quan
trọng của Việt Nam...................................................................................................33
Bảng 2.3: Tổng hợp cam kết mở cửa của Việt Nam đối với một số nhóm hàng quan
trọng của EU.............................................................................................................35
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng giữa các nước EU trong trao đổi thương mại với Việt Nam
năm 2019...................................................................................................................25
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang EU năm 2019............................26

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu từ EU về Việt Nam năm 2019.......27


vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết

Từ đầy đủ

tắt

CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

Ý nghĩa
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

Vietnam – Eu Free Trade

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam

Agreement

- Liên minh Châu Âu

EU

European Union

Liên minh Châu Âu


FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

General Agreement on

Hiệp ước chung về thuế quan và mậu

Tariffs and Trade

dịch

MFN

Most Favoured Nation

Nguyên tắc Tối huệ quốc

NT

National Treatment

Nguyên tắc đối xử quốc gia

Sanitary and Phytosanitary

Biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm


Measure

và kiểm dịch động, thực vật

TBT

Technical Barriers to Trade

Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại

XK

Xuất khẩu

Xuất khẩu

NK

Nhập khẩu

Nhập khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu

WTO


World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

EVFTA

GATT

SPS


viii
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Có thể nói, tham gia các FTA là một hoạt động quan trọng trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế của bất cứ quốc gia nào. Ký kết và thực thi EVFTA là một đòn
bẩy cho quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, là động
lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội. Đứng trước cơ hội cần phải biết tận
dụng, đứng trước thách thức cần phải có những nhận định và giải pháp để đẩy mạnh
trao đổi thương mại, đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường các quốc
gia có nền kinh tế phát triển, đến với tay người tiêu dùng trên tồn thế giới. Qua q
trình nghiên cứu, luận văn đạt được những kết quả như sau:
Thứ nhất, tác giả đã hệ thống hóa lý thuyết về Hiệp định thương mại tự do
(khái niệm, đặc điểm, phân loại, các nội dung chính), đồng thời chỉ ra những tác
động chung của Hiệp định FTA đối với các bên tham gia và đối với q trình đa
phương hóa. Tác giả cũng tổng hợp ngắn gọn quá trình hình thành và phát triển các
FTA tại các khu vực khác nhau trên thế giới.
Thứ hai, tác giả đã nêu lên một cách tổng quát thực trạng mối quan hệ hợp tác
kinh tế thương mại giữa Việt Nam và EU hiện nay, tóm tắt quá trình các nội dung
cam kết trong EVFTA. Thơng qua việc tổng hợp, phân tích, suy luận, tác giả đã chỉ
ra các cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng hóa của Việt Nam khi EVFTA

đi vào hiệu lực. Tác giả cũng đã phân tích các thuận lợi và khó khăn tại một số thị
trường chính trong khối EU.
Thứ ba, từ bối cảnh thực trạng cũng như cơ hội, thách thức gặp phải được đề
cập trong Chương II, tác giả đã đề xuất kiến nghị đối với Nhà nước, đưa ra các giải
pháp cho doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, nắm bắt cơ hội mà EVFTA mang
lại.


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển nhanh chóng cả về bề rộng và bề sâu trong thương mại giữa Việt
Nam và EU đã đặt ra yêu cầu xây dựng một khuôn khổ hợp tác mới giữa hai bên.
Do đó, vào tháng 06/2012, Việt Nam và EU đã chính thức khởi động đàm phán
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Trải qua 14 vòng đàm phán,
hai bên đã cùng nhau ký kết Tuyên bố kết thúc đàm phán vào tháng 12/2015 và đến
ngày 1/2/2016, văn bản hiệp định đã được công bố. Ngày 30/6/2019, Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức được ký kết tại Hà Nội sau
hành trình 9 năm đàm phán. Đây được coi là sự kiện đi vào lịch sử của mối quan hệ
giữa Việt Nam và EU và mở ra những lợi ích chưa từng có cho các cơng ty, người
tiêu dùng và người lao động ở châu Âu và Việt Nam.
Với nội dung bao phủ sâu và rộng, EVFTA sẽ là một trong những Hiệp định
thương mại tự do (FTA) quan trọng nhất đối với Việt Nam hiện nay và mang lại
không chỉ các lợi ích, cơ hội mà cịn cả các mất mát, thách thức song hành với
Chính phủ, doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Do đó, trước thềm
hội nhập EVFTA, việc phân tích tác động của EVFTA đến quan hệ thương mại giữa
Việt Nam và EU, từ đó nhận diện những lợi ích, cơ hội cũng như những khó khăn,
thách thức khi EVFTA chính thức được hiện thực hố, góp phần hỗ trợ Chính phủ
cũng như các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị cho việc hội nhập với EU có ý nghĩa
quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam, đòi hỏi cần được đánh giá

dựa trên cơ sở những nghiên cứu và bằng chứng khoa học.
2. Mục tiêu và nhiệm nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là chỉ ra các cơ hội và thách thức đối với
thương mại hàng hóa của Việt Nam khi EVFTA có hiệu lực, từ đó đưa ra các kiến
nghị về mặt chính sách và các giải pháp đối với doanh nghiệp.
Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận chung về Hiệp định thương mại tự do FTA;
- Phân tích và đánh giá thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và EU;
- Đánh giá tác động của EVFTA đến thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và
EU;


2
- Nhận diện những nhóm ngành và thị trường có lợi ích gia tăng xuất khẩu và
những nhóm ngành, thị trường có tiềm năng gia tăng nhập khẩu từ EVFTA;
- Đưa ra các kiến nghị cho Nhà nước và doanh nghiệp để tận dụng được các
lợi ích, cơ hội và vượt qua những khó khăn, thách thức mà EVFTA có thể mang lại;
3. Tình hình nghiên cứu
Các nghiên cứu về Hiệp định EVFTA đã xuất hiện ngay từ khi Việt Nam và
EU khởi động các vòng đàm phán đầu tiên. Cho đến nay có thể liệt kê một số các
nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu trong nƣớc
Bài viết “Đ nh gi t c đ ng theo ngành của Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam - EU: Sử dụng các chỉ số thương mại” của Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị
Minh Phương trên Tạp chí ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, số 3 (2016).
Bài viết: “FTA Việt Nam - EU: Cơ h i và thách thức cho nền kinh tế
Việt Nam” của Nguyễn An Hà, Tạp chí nghiên cứu châu Âu số 5(152)/2013.
Bài viết: “Hiệp định mậu dịch tự do (FTA) Việt Nam - EU trợ lực
cho quan hệ hợp t c song phương” của Đinh Cơng Tuấn, Tạp chí nghiên cứu châu
Âu, số 11(158)/2013.

Báo cáo “Vietnam - EU free trade agreement: Impact and policy implications
for Việt Nam” (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu: Tác
động và những kiến nghị về chính sách cho Việt Nam ) của tác giả Nguyễn Bình
Dương (2016).
Cơng trình nghiên cứu: “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu: thực
trạng và triển vọng” của GS.TS Nguyễn Quang Thuấn (2010).
“Kiến nghị Chính sách của C ng đồng doanh nghiệp Việt Nam về Triển vọng
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu” của Ủy ban tư vấn
chính sách Thương mại quốc tế - VCCI (2013).
Phân tích “T c đ ng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đến xuất
nhập khẩu của các ngành công nghiệp Việt Nam” của Phạm Ngọc Phong, Đặng
Thùy Linh và Nguyễn Thị Ánh Ngọc trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập (12/2016).
Các nghiên cứu ở trên đề cập mối quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam và EU,
bên cạnh đó đề cập đến triển vọng phát triển mối quan hệ này ở góc nhìn vĩ mơ của


3
toàn bộ nền kinh tế. Ở một số nghiên cứu đã có đề cập đến xuất nhập khẩu nói
chung của Việt Nam - EU và tập trung vào một số ngành công nghiệp chủ đạo. Đối
với EVFTA, nghiên cứu cũng chỉ ra các động cơ tham gia hiệp định của EU, đề cập
đến các điểm cần phải cân nhắc của Việt Nam nhằm đưa ra những biện pháp khắc
phục cũng như đề cập đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, về các kỳ vọng và
quan ngại, các tác động đến thương mại, các cơ hội thách thức đặt ra và từ đó đưa ra
các giải pháp kiến nghị về mặt chính sách. Chi tiết hơn tại nghiên cứu “Đánh giá
tác đ ng theo ngành của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Sử dụng các
chỉ số thương mại”, tác giả đã sử dụng các chỉ số thương mại gồm: giá trị, tỷ trọng
xuất nhập khẩu, chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) và chỉ số chun mơn hóa
xuất khẩu (ES) để đánh giá các tác động theo các ngành chia theo mã HS gồm có 19
nhóm.
Như vậy các nghiên cứu trên đã đưa ra những cái nhìn tổng thể nhất về mối

quan hệ thương mại Việt Nam - EU và giả định các tác động cơ bản của EVFTA lên
nền kinh tế, bên cạnh việc đưa ra nghiên cứu tổng quan, cũng có những nghiên cứu
chỉ ra tác động trên một số lĩnh vực nhất định như cơng nghiệp, các nhóm hàng cụ
thể, tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào phân tích nội dung hoàn chỉnh của Hiệp
định, chỉ ra các cơ hội và thách thức tác động đến tổng thể thương mại hàng hóa
Việt Nam và đưa ra được giải pháp.
Nghiên cứu nƣớc ngoài
Report “New areas: of trade: goverment

procurement

liberalisation

under the proposed EU-Viet Nam FTA” (Các lĩnh vực mới: thương mại: tự
do hóa mua sắm của chính phủ dưới sự đề xuất FTA EU - Việt Nam);
Report “Suport Viet Nam in the negotiations of the EU-Viet Nam
free trade agreement” (Việt Nam trong đàm phán các thỏa thuận thương mại
tự do EU - Việt Nam);
Report “Sustainable impact assessment EU - Vietnam FTA” (Đánh giá tác
động dài hạn của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu);
Report “Tariffs Protection and subsidisation of agro food products
and negotiation of an FTA between Viet Nam and the EU” (Bảo vệ thuế quan


4
và trợ cấp cho thực phẩm nông nghiệp và đàm phán FTA giữa Việt Nam và
EU);
Các nghiên cứu nước ngoài hiện có về EVFTA chủ yếu là các báo cáo của
Mutrap. Trong đó, giới thiệu mối quan hệ Thương mại và Đầu tư Việt Nam - EU,
đề cập đến Hiệp định EVFTA, đánh giá tác động về định lượng dựa trên mơ hình

cân bằng tổng thể và đánh giá chi tiết các ảnh hưởng đến từng ngành, đặc biệt phân
tích các tác động với một số ngành chủ lực của Việt Nam như dệt may, giày dép, ô
tô, ngân hàng và lĩnh vực đầu tư. Bên cạnh đó cũng đưa ra các kiến nghị cụ thể để
Việt Nam hướng tới phát triển bền vững.
Như có thể thấy ở trên, có khá nhiều các nghiên cứu về EVFTA đã được thực
hiện trong thời gian qua, tuy nhiên các nghiên cứu này phần lớn cịn ở góc độ khái
qt, sơ lược, chưa đi sâu vào phân tích quan hệ thương mại Việt Nam – EU cũng
như phân tích nội dung và tác động của Hiệp định FTA đến thương mại hàng hóa
giữa hai bên. Tất cả các nghiên cứu này đều được thực hiện trong thời gian hai bên
đang thực hiện đàm phán nên nội dung của Hiệp định còn chưa đầy đủ, dẫn đến việc
đánh giá chưa toàn diện về tác động của Hiệp định đến hoạt động thương mại của
Việt Nam và EU. Như vậy, bài luận văn được thực hiện trong bối cảnh hiện nay, khi
EVFTA đã được ký kết và sẽ được thực thi trong năm 2020, được coi như bài
nghiên cứu đầu tiên khi chỉ ra các vấn đề cụ thể thương mại hàng hóa Việt Nam
phải đối mặt cũng như đưa ra các giải pháp, kiến nghị.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: Thứ nhất, hiệp định EVFTA; thứ
hai, các cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng hóa của Việt Nam khi
EVFTA có hiệu lực.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt khơng gian: Thương mại hàng hóa của Việt Nam trong lãnh thổ Việt
Nam và ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu.
Về mặt thời gian: từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
5. Phƣơng pháp tiếp cận và nghiên cứu


5
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích - tổng
hợp, đánh giá, suy luận, thống kê, so sánh đối chiếu… để tìm ra các vấn đề đặt ra

đối với thương mại hàng hóa của Việt Nam khi tham gia EVFTA.
6. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
ba phần chính tương ứng với ba chương:
- Chương 1: Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do - FTA
- Chương 2: Hiệp định thương mại tự do EVFTA và ảnh hưởng của Hiệp định
đối với quan hệ thương mại Việt Nam - EU
-

Chương 3: Các giải pháp đề xuất nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt

Nam – EU trong thời gian tới


6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO - FTA
1.1. Khái niệm Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA)
1.1.1. Định nghĩa
Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement gọi tắt là FTA) là văn bản
ghi nhận sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều chủ thể luật quốc tế về việc thực hiện
chính sách thương mại tự do.
Thương mại tự do là nền thương mại quốc tế trong đó các hoạt động thương
mại diễn ra mà khơng vấp phải bất kỳ hàng rào cản trở nào như thuế quan, hạn
ngạch hoặc các biện pháp kiểm soát hối đoái được đặt ra để cản trở sự di chuyển tự
do của hàng hóa và dịch vụ giữa các nước.
Chính sách thương mại tự do là một hình thức của chính sách thương mại
quốc tế, trong đó Chính phủ nước chủ nhà khơng phân biệt hàng hố nước ngồi với
hàng hố nội địa trên thị trường nước mình, do đó khơng thực hiện các biện pháp
cản trở hàng hố nước ngồi xâm nhập thị trường nước mình.
Trên thực tế có một số quan niệm khác nhau về FTA. Cụ thể:

- Khái niệm truyền thống về FTA:
Quan điểm về một Khu vực thương mại tự do (Free Trade Area) lần đầu tiên
được đưa ra tại GATT 1947 trong Điều XXIV - điểm 8b như sau: “Một Khu vực
Thương mại tự do được hiểu là một nhóm gồm hai hoặc nhiều các lãnh thổ thuế
quan trong đó thuế và các quy định thương mại khác sẽ bị dỡ bỏ đối với phần lớn
các mặt hàng có xuất xứ từ các lãnh thổ đó và được trao đổi thương mại giữa các
lãnh thổ thuế quan đó.”
Ngồi ra tại điều XXIV-khoản 5 của hiệp định này cũng đã nêu rõ: “khu vực
mậu dịch tự do được hình thành thơng qua một hiệp định q độ [interim
agreement]”. Như vậy có thể thấy GATT 1947 mới chỉ nêu ra khái niệm về Khu
vực Thương mại tự do tuy nhiên khi phân tích khái niệm này ta có thể thấy được tư
tưởng của GATT về Hiệp định Thương mại tự do. Trong khái niệm này có những
điểm chú ý:
+ Thứ nhất, trong một Khu vực Thương mại tự do thì các nước thành viên cam
kết giảm thuế và các quy định thương mại khác.


7
+ Thứ hai, đối tượng cắt giảm thuế và giảm các quy định thương mại khác là
với các mặt hàng có xuất xứ từ các nước thành viên trong Khu vực Thương mại tự
do.
+ Thứ ba, khái niệm này cho thấy GATT mới chủ yếu quan tâm đến thương
mại hàng hóa. Đây cũng là điều dễ hiểu vì theo tiến trình lịch sử, quan hệ thương
mại giữa các nước thời kỳ này chủ yếu tập trung vào trao đổi mua bán hàng hóa hữu
hình.
Qua đó có thể thấy quan niệm truyền thống về FTA mới chỉ dừng lại ở phạm
vi thương mại hàng hóa hữu hình và mức độ cam kết tự do hóa mới chỉ dừng ở cắt
giảm thuế quan và giảm thiểu một số quy định thương mại khác.
- Quan niệm hiện đại về FTA:
Ngày nay, FTA hiện đại hay FTA thế hệ mới thường đi xa hơn phạm vi loại

bỏ thuế quan, hàng rào phi thuế quan và bao gồm nhiều vấn đề rộng hơn cả cam kết
trong khuôn khổ GATT/WTO cũng như một loạt vấn đề thương mại mới mà WTO
chưa có quy định. Phạm vi cam kết của các FTA thế hệ mới còn bao gồm những
lĩnh vực như thuận lợi hóa thương mại, sở hữu trí tuệ, hợp tác hải quan, mua sắm
chính phủ, chính sách cạnh tranh, lao động, mơi trường, thậm chí còn gắn với
những vấn đề như dân chủ hay chống khủng bố… Khái niệm FTA được sử dụng
rộng rãi ngày nay khơng cịn được hiểu trong phạm vi hạn hẹp của những thỏa
thuận hội nhập khu vực và song phương có cấp độ liên kết kinh tế “nơng” của giai
đoạn trước, mà đã được dùng để chỉ các thỏa thuận hội nhập kinh tế “sâu” giữa hai
hay một nhóm nước với nhau. Ngoài ra trong một số trường hợp Hiệp định thương
mại tự do có thể được gọi dưới một số tên gọi khác nhau như EPA (Hiệp định đối
tác kinh tế) nhưng về bản chất vẫn không thay đổi.
1.1.2. Đặc điểm
- Thúc đẩy việc mở rộng xuất khẩu qua việc bãi bỏ thuế xuất khẩu hoặc thực
hiện các biện pháp khuyến khích khác.
- Mở rộng thị trường nội địa cho hàng hố nước ngồi tự do xâm nhập thơng
qua việc xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan.


8
- Các hiệp định thương mại có thể được thực hiện giữa hai nước riêng lẻ hoặc
có thể đạt được giữa một khối thương mại và một quốc gia như Hiệp định thương
mại tự do Liên minh châu Âu-Singapore.
1.2. Phân loại các FTA
Tùy vào mục đích nghiên cứu khác nhau các tổ chức, các nhà kinh tế lại dựa
vào các tiêu chí khác nhau để phân loại các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), tuy
nhiên có hai cách phân loại phổ biến nhất, đó là phân loại dựa vào quy mô, số lượng
các thành viên tham gia và phân loại dựa vào mức độ tự do hóa.
1.2.1. Căn cứ theo quy mô, số lượng thành viên tham gia
Nếu căn cứ theo quy mô, số lượng các thành viên tham gia thì FTA được chia

thành FTA song phương (BFTA), FTA khu vực, FTA hỗn hợp và FTA đa phương.
BFTA là loại FTA chỉ có hai nước tham gia ký kết, và hiệp định này cũng chỉ
có giá trị ràng buộc đối với hai quốc gia này mà thôi. Do chỉ gồm 2 thành viên nên
quá trình đàm phán và việc đạt được thỏa thuận BFTA cũng trở nên dễ dàng, nhanh
chóng hơn so với các loại FTA khác. Trong làn sóng ký kết FTA tồn cầu hiện nay
thì BFTA là loại FTA được ký kết nhiều nhất, phát triển mạnh cả về số lượng cũng
như chất lượng cam kết.
FTA khu vực là Hiệp định Thương mại tự do có sự tham gia của từ ba nước
thành viên trở lên, thông thường các nước này có vị trí địa lý gần nhau. Những nước
này tham gia FTA khu vực thường với mục đích tận dụng ưu thế về vị trí địa lý để
tăng cường trao đổi thương mại, thắt chặt mối quan hệ láng giềng cũng như nâng
cao vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Một số FTA khu vực điển hình
nhất đó là Khu vực Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khối Thị trường chung
Nam Mỹ (MERCOSUR), Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).
FTA hỗn hợp là FTA được ký kết giữa một khu vực tự do thương mại (FTA
khu vực) với một nước, một số nước hoặc một khu vực tự do thương mại khác. Bất
chấp sự phức tạp trong việc đàm phán, hiện nay loại FTA này cũng đang phát triển
và tăng lên nhanh chóng về mặt số lượng. Một số FTA hỗn hợp điển hình như: FTA
EU – Canada (CETA), FTA ASEAN – Nhật Bản (AJFTA), FTA ASEANAustralia-New Zealand (AANZFTA), FTA EU – MERCOSUR, …


9
FTA đa phương là Hiệp định Thương mại tự do được ký kết giữa nhiều quốc
gia khác nhau, không nhất thiết phải có vị trí địa lý gần nhau như FTA khu vực, ví
dụ: CPTPP.
1.2.2. Căn cứ vào mức độ tự do hóa
Đây là cách phân loại được Ngân hàng Thế giới (WB) sử dụng. FTA theo tiêu
chí này được chia thành FTA kiểu Mỹ, FTA kiểu châu Âu và FTA kiểu các nước
đang phát triển.
FTA kiểu Mỹ là loại FTA có mức độ tự do hóa cao nhất, địi hỏi các nước

thành viên phải mở cửa tất cả các lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực thuộc ngành dịch vụ.
Một khi đã tham gia các FTA kiểu này thì chỉ có con đường là mở cửa thị trường
hơn nữa hoặc giảm thiểu nhiều rào cản thương mại hơn nữa, chứ việc thay đổi hiệp
định hoặc việc đảo ngược lại các điều khoản trong hiệp định là rất khó khăn. Trong
hiệp định này áp dụng quy chế MFN và NT và tất cả các ngành đều phải mở cửa,
trừ khi các bên có quy định khác và phải được ghi rõ trong hiệp định. Điều này
khiến người ta cho rằng FTA kiểu Mỹ có xu hướng làm giảm sự tham gia của chính
phủ trong việc bảo vệ mơi trường sinh thái hoặc các ngành dịch vụ cơng. Ví dụ về
FTA kiểu Mỹ điển hình là Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Xếp thứ hai sau Mỹ là FTA kiểu châu Âu. Đây cũng là dạng FTA có mức độ
tự do hóa khá cao, thậm chí gần bằng FTA kiểu Mỹ. Điểm khác biệt của 2 loại FTA
này là FTA kiểu châu Âu chỉ quy định mở cửa những lĩnh vực mà các nước cam kết
hoặc thống nhất riêng với nhau. Ví dụ điển hình của FTA kiểu này là cam kết về tự
do hóa thương mại của Liên minh châu Âu (EU). Trong cam kết tự do hóa thương
mại, các nước EU đã không đưa vào lĩnh vực nông nghiệp - lĩnh vực vốn rất nhạy
cảm và được hầu hết các nước thành viên EU bảo hộ. Các thành viên EU đều có
những chính sách nơng nghiệp riêng phù hợp điều chỉnh với những đặc thù của
ngành nông nghiệp nước mình. Việc đưa nơng nghiệp vào FTA sẽ làm ảnh hưởng
lớn đến nền an ninh lương thực của các quốc gia cũng như đời sống của những
người làm nơng nghiệp mỗi nước.
Xét về mức độ tự do hố thì FTA kiểu các nước đang phát triển kém hơn hẳn
so với hai dạng FTA ở trên. FTA kiểu này thường chú trọng nhiều hơn đến tự do
hóa thương mại hàng hóa và ít khi bao gồm các điều khoản quy định mở cửa cho


10
nhau trong các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ. Khu vực mậu dịch
tự do ASEAN (AFTA) và Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) là những ví
dụ điển hình cho kiểu FTA này. Có thể nói trong khi FTA kiểu Mỹ được xem là hội
nhập một cách sâu rộng nhất thì FTA kiểu các nước đang phát triển được xem là

mang lại ít ảnh hưởng nhất.
1.3. Nội dung chính trong các Hiệp định FTA
1.3.1. Tự do hóa thương mại hàng hóa
Về thuế và các rào cản thương mại phi thuế: Nội dung phổ biến nhất trong các
FTA đó là cam kết dỡ bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế đối với hàng hóa. Các
bên cam kết dần dần xóa bỏ thuế quan, áp dụng mức thuế suất 0% đối với hầu hết
các mặt hàng và thường quy định cụ thể các danh mục như: Danh mục hàng hóa dỡ
bỏ thuế ngay, Danh mục hàng hóa cắt giảm thuế dần dần với lộ trình cắt giảm thuế,
Danh mục hàng nhạy cảm, Danh mục loại trừ khơng đưa vào cắt giảm. Hiện nay
ngày càng có ít mặt hàng nằm trong danh sách loại trừ hơn, các mặt hàng trong
danh sách loại trừ thường là nhóm hàng nơng phẩm, những hàng hóa liên quan đến
an ninh, văn hóa, phong tục tập qn của quốc gia… Cịn lại hầu hết các mặt hàng
thông thường đều nằm trong danh mục cắt giảm thuế.
Bên cạnh đưa ra các danh mục cắt giảm thuế cụ thể, FTA còn xây dựng lộ
trình cụ thể cho việc thực hiện các cam kết trên của các nước thành viên. Lộ trình
này được đàm phán dựa trên tiềm lực, khả năng tự do hóa của mỗi quốc gia và thậm
chí là tính chất riêng của một số mặt hàng.
Trong các FTA hiện nay, các cam kết không chỉ dừng lại ở việc quy định dỡ
bỏ các hàng rào thuế mà còn quy định cả về các biện pháp hạn chế định lượng và
các rào cản kỹ thuật thương mại khác.
Về xuất xứ hàng hóa: Một FTA thường bao gồm quy chế về xuất xứ hàng hóa.
Nội dung của quy chế này là quy định một hàm lượng nội địa nhất định. Hàng hóa
nhập khẩu vào nước đối tác phải đáp ứng được tỷ lệ nội địa đó mới được hưởng
những ưu đãi về thuế hơn so với hàng hóa từ nước thứ ba.
Ngồi ra, FTA cịn có thể có những quy định về mặt thủ tục hải quan nhằm
đơn giản hóa thủ tục, hài hịa với những tiêu chuẩn quốc tế và từ đó tạo thuận lợi
cho thơng thương hàng hóa. FTA cịn có thể đưa ra điều khoản về Thương mại




×