Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Hệ thống cơ quan Nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.16 KB, 4 trang )

I. HỆ THỐNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm cơ quan Nhà nước:
Cơ quan Nhà nước mang quyền lực Nhà nước. Quyền lực này được thể hiện ở quyền hạn,
nhiệm vụ và thẩm quyền do pháp luật quy định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước
nhằm phục vụ Nhà nước và phục vụ xã hội.
2. Đặc điểm của cơ quan Nhà nước
- Là một tổ chức công quyền có tính độc lập tương đối với cơ quan nhà nước khác.
- Mang tính quyền lực Nhà nước. Yếu tố cơ quan của thẩm quyền là quyền ban hành
những văn bản pháp luật có tính bắt buộc chung, văn bản áp dụng pháp luật phải thực hiện đối
với các chủ thể có liên quan.
- Thẩm quyền của cơ quan nhà nước có những giới hạn về khơng gian, thời gian có hiệu
lực, đối tượng chịu sự tác động.
- Mỗi cơ quan nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt động riêng do pháp luật quy
định. Bộ máy nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhân
nhưng có sự phân cơng chức năng, phân định thẩm quyền rành mạch và có sự phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
3. Các loại cơ quan Nhà nước và nhiệm vụ, quyền hạn
a. Các cơ quan quyền lực nhà nước:
- QH: thực hiện chức năng lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất
nước.
UBTVQH là cơ quan thường trực của QH và có tính độc lập tương đối mà biểu hiện là có thẩm
quyền riêng như ban hành pháp lệnh, giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; giám sát việc thi hành
Hiến pháp, luật, pháp lệnh; giám sát hoạt động của CP, Thủ tướng CP, TANDTC, VKSNDTC
- HĐND: quyết định những chủ trương, biện pháp để xây dựng và phát triển địa phương về
mọi mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục, làm tròn nghĩa vụ của địa phương với cả
nước thơng qua hình thức ban hành các nghị quyết và giám sát việc thực hiện các nghị quyết
đó.
b. Các cơ quan hành chính nhà nước:
Bộ máy hành chính nhà nước:
- Bộ máy hành chính nhà nước được thiết lập để thực thi quyền hành pháp. Quyền hành
pháp là quyền thi hành pháp luật. Để thi hành pháp luật, các cơ quan thuộc bộ máy hành chính


nhà nước theo sự quy định của pháp luật có quyền lập quy và quyền hành chính.
+ Quyền lập quy là quyền ban hành các văn bản pháp quy để cụ thể hóa luật, thực hiện luật
nhằm điều chỉnh những quan hệ kinh tế - xã hội thuộc phạm vi quyền hành pháp.
+ Quyền hành chính là quyền tổ chức ra bộ máy cai quản, sắp xếp nhân sự, điều hành cơng
việc quốc gia, sử dụng nguồn tài chính và cơng sản để thực hiện những chính sách của đất
nước.
- Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước

+ Bảo vệ và phục vụ lợi ích chung của quốc gia và lợi ích của cơng dân một cách mẫn cán,
có hiệu lực và hiệu quả. Vì vậy, bộ máy hành chính nhà nước phải được tổ chức gọn nhẹ, ít tầng,
nấc, gần dân nhất để giải quyết mọi công việc hàng ngày của dân một cách nhanh nhất.
+ Quản lý nhà nước theo pháp luật và bằng pháp luật.
+ Tập trung dân chủ. Nền hành chính phải bảo đảm tăng cường tính thống nhất, tập trung cao,
có quyền lực chính trị cũng như quyền lực kinh tế tập trung vững chắc vào Nhà nước ở cấp trung
ương, song song với việc mở rộng tính dân chủ mạnh mẽ cho chính quyền địa phương theo tinh
thần vận dụng hợp lý các phương thức tập quyền, phân quyền, tản quyền, ủy quyền, đồng quản
lý,... trên cơ sở nguyên tắc cơ bản là tập trung dân chủ.
+ Kết hợp quản lý theo ngành và lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ theo pháp luật và dưới
sự điều hành thống nhất của một hệ thống hành chính nhà nước thơng suốt từ trung ương đến
địa phương và cơ sở.
+ Phân biệt và kết hợp sự quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh. Nhà nước nói chung
và bộ máy hành chính nhà nước nói riêng không thực hiện chức năng kinh doanh và không
can thiệp vào hoạt động sản xuất - kinh doanh đối với những vấn đề mà theo luật thuộc quyền
tự chủ của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Song để tăng cường hiệu quả và hiệu lực của bộ
máy, việc áp dụng và kết hợp đúng mức những nguyên tắc quản lý kinh doanh vào các hoạt
động hành chính nhà nước ngày càng trở thành những đòi hỏi bức xúc.
+ Phân biệt hành chính điều hành với hành chính tài phán
* Hành chính điều hành: thực hiện chức năng quản lý hàng ngày dựa trên các nghị quyết
của Đảng, nghị quyết QH, có nhiệm vụ và quyền hạn dự đốn tình hình, ra quyết định về các
mặt (kế hoạch, chính sách cụ thể, chủ trương, biện pháp...), tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, kiểm

tra. Về mặt pháp luật, đó là ra những văn bản dưới luật để thực hiện chức năng quản lý. Về
mặt chính trị, đó là phục tùng và phục vụ chính trị, chấp hành và thực hiện những quyết định
mang ý nghĩa chính trị của các cơ quan có thẩm quyền.
* Hành chính tài phán: có chức năng giải quyết các khiếu kiện hành chính của cơng dân
đối với các quyết định và hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước theo trật tự
tố tụng tư pháp.
+ Kết hợp chế độ làm việc tập thể với chế độ một Thủ trưởng. Trong hệ thống các cơ quan
hành chính nhà nước có hai loại cơ quan, đó là: cơ quan thẩm quyền chung - hoạt động theo chế
độ tập thể quyết định trong một phạm vi thẩm quyền nhất định do pháp luật quy định, như
UBND; và cơ quan thẩm quyền riêng - hoạt động theo chế độ một Thủ trưởng. Theo chế độ một
Thủ trưởng thì cá nhân chịu trách nhiệm quyết định những vấn đề quan trọng, như Bộ trưởng ở
Bộ, Tổng Cục trưởng trong Tổng cục và Thủ trưởng trong các công sở hành chính hay sự
nghiệp.
Đối với những tổ chức, cơ quan làm việc theo chế độ tập thể phải bảo đảm nguyên tắc tập
thể thực sự, tránh dân chủ và tập thể hình thức. Mặc dầu trách nhiệm tập thể song mỗi cá nhân
được phân công và chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công, đồng thời phải cùng
chia sẻ trách nhiệm chung của tập thể.

6


Đối với các tổ chức, cơ quan làm việc theo chế độ một Thủ trưởng thì Thủ trưởng cơ quan
phải biết phát huy sức mạnh tập thể, có phong cách làm việc dân chủ, tránh chuyên quyền, độc
đoán.
* Yêu cầu quản lý thống nhất theo ngành và lĩnh vực nhằm vào yêu cầu phát triển thống
nhất về các mặt: chiến lược, quy hoạch và phân bố đầu tư tạo ngành; chính sách về tiến bộ
khoa học - cơng nghệ; thể chế hóa các chính sách thành pháp luật; đào tạo và quản lý đội ngũ
cán bộ, công chức khoa học kỹ thuật và quản lý lành nghề, không phân biệt thành phần kinh tế
- xã hội, lãnh thổ và cấp quản lý.
* Yêu cầu quản lý thống nhất theo lãnh thổ là đảm bảo sự phát triển tổng thể các ngành,

các lĩnh vực, các mặt hoạt động chính trị - khoa học - văn hóa - xã hội trên một đơn vị hành
chính - lãnh thổ nhằm thực hiện sự quản lý toàn diện của nhà nước và khai thác có hiệu quả
tối đa mọi tiềm năng trên lãnh thổ, không phân biệt ngành, thành phần kinh tế - xã hội và cấp
quản lý.
- Đặc điểm của bộ máy hành chính nhà nước:
+ Được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước;
+ Các cơ quan hành chính nhà nước tạo thành một hệ thống thống nhất từ trung ương đến
địa phương, biểu hiện là cấp trên có quyền chỉ đạo cấp dưới theo nguyên tắc mệnh lệnh, phục
tùng;
+ Các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động thường xuyên, liên tục như cơ quan trực
ban của Nhà nước;
+ Hệ thống hành chính mang tính thứ bậc, vì vậy, đội ngũ cơng chức nhà nước cũng được
sắp xếp theo thứ bậc của trình độ chun mơn nghiệp vụ từ nhân viên - cán sự - chuyên viên chuyên viên chính - chuyên viên cao cấp.
Các cơ quan hành chính Nhà nước bao gồm:
- Chính phủ là cơ quan chấp hành của QH, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
+ Cơ cấu tổ chức:* Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm: các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ
quan của Chính phủ do QH quyết định thành lập hoặc bãi bỏ theo đề nghị của Thủ tướng
Chính phủ.
* Thành phần của Chính phủ gồm: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ
trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
* Các hình thức hoạt động gồm: hoạt động của tập thể Chính phủ; sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều
hành của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ; hoạt động của Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách thành viên Chính phủ tham gia giải quyết các cơng việc
chung của Chính phủ, với tư cách là người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm
mọi mặt về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
+ Nhiệm vụ, quyền hạn:
* Lãnh đạo công tác của cơ quan hành chính cấp dưới; hướng dẫn HĐND thực hiện các
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để HĐND thực hiện nhiệm vụ và quyền
hạn theo Luật định; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ viên chức Nhà nước;
* Bảo đảm việc thi hành pháp luật;


* Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác ra trước QH, UBTVQH;
* Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, văn hóa, giáo dục,...;
quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia;
* Thi hành những biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều
kiện cho công dân sử dụng quyền và làm trịn nghĩa vụ của mình, bảo vệ tài sản, lợi ích của
Nhà nước và xã hội; bảo vệ mơi trường;
* Củng cố nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân; bảo đảm an ninh quốc gia và trật
tự, an toàn xã hội; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân; thi hành lệnh động viên; lệnh
ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước;
* Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tác thanh tra và
kiểm tra Nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước; công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân;
* Thống nhất quản lý công tác đối ngoại; đàm phán, ký kết Điều ước quốc tế nhân danh
Nhà nước, trừ trường hợp do Chủ tịch nước ký với người đứng đầu Nhà nước khác; đàm phán,
ký, phê duyệt, gia nhập Điều ước quốc tế nhân dân Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các Điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kỳ kết hoặc gia nhập, bảo vệ lợi ích của
nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và cơng dân Việt Nam ở nước ngồi;
* Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tơn giáo;
* Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương;;
* Phối hợp với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong khi thực hiện nhiệm
vụ và tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả.
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
+ Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, do QH quyết định việc thành lập, bãi bỏ
theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ nhằm:
* Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực công tác trong phạm vi
cả nước;
* Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực;

* Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước
theo quy định của pháp luật.
+ Có thể phân loại bộ thành hai nhóm:
* Bộ quản lý nhà nước đối với lĩnh vực như kế hoạch, tài chính, ngân hàng, khoa học,
công nghệ, lao động, giá, nội vụ, ngoại giao, tổ chức và công vụ. Các lĩnh vực này liên quan
đến hoạt động của tất cả các bộ, các cấp quản lý nhà nước, các tổ chức trong xã hội và cơng
dân.
* Bộ quản lý nhà nước theo ngành: đó là những bộ có trách nhiệm quản lý những ngành
kinh tế - kỹ thuật, văn hóa, xã hội. Những bộ này có trách nhiệm chỉ đạo tồn diện các cơ
quan, đơn vị hành chính Nhà nước và sự nghiệp; thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà
nước trên các lĩnh vực cụ thể do Bộ phụ trách.

7


+ Cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ:
Bộ được tổ chức theo mơ hình chức năng. Số lượng các đầu mối trong cơ cấu tổ chức của
bộ phụ thuộc vào từng loại bộ và do Chính phủ quy định trong Nghị định của Chỉnh phủ. Có
thể chia các đầu mối của cơ cấu tổ chức bộ thành các nhóm sau:
* Các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các vụ , bộ phận
thanh tra, văn phòng;
* Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ: các cơ quan chuyên môn làm nhiệm vụ nghiên cứu
những vấn đề cơ bản, chién lược, chính sách của ngành hay lĩnh vực; các tổ chức sự nghiệp
nghiên cứu khoa học kỹ thuật và giáo dục;
* Các tổ chức sản xuất kinh doanh. Những tổ chức này là những doanh nghiệp nhà nước
trực thuộc nhưng không nằm trong cơ cấu hành chính của Bộ.
+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ:
* Ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với
tất cả các ngành, các địa phương và các cơ sở;
Lưu ý: cơ quan thuộc chính phủ khơng có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp

luật.
* Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh trình QH, UBTVQH theo sự phân cơng của Chính
phủ về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ để Chính phủ xem xét, trình
QH, UBTVQH quyết định.
* Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa khoa học - cơng nghệ thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách; các phương hướng mục tiêu, các cân
đối lớn của các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện các
kế hoạch trong phạm vi cả nước;
* Xây dựng kế hoạch tài chính ngành và có trách nhiệm thực hiện các kế hoạch thu chi đã
được duyệt;
* Xây dựng các kế hoạch hợp tác quốc tế;
* Xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý ngành, lĩnh vực và công tác nhân sự
trong bộ máy nói chung cũng như việc đề ra các chính sách cán bộ trong ngành, lĩnh vực phụ
trách;
* Thanh tra, kiểm tra các bộ, các UBND, các tổ chức, công dân trong việc chấp hành pháp
luật, thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ, thể lệ quản lý Nhà nước thuộc ngành hoặc
lĩnh vực công tác của Bộ;
* Quản lý Nhà nước các tổ chức sự nghiệp, sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp Nhà
nước thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách trên các lĩnh vực cụ thể như: trình Chính phủ quyết định
thành lập; quy định nhiệm vụ và cấp kinh phí; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra; bổ nhiệm, miễn
nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ lãnh đạo.
* Quản lý hoạt động chuyên môn của các sở, ngành của UBND.
- Các UBND cấp tỉnh, huyện, xã và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND. UBND do HĐND bầu
ra, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
+ Cơ cấu của UBND:

* Cơ cấu tổ chức của UBND: số lượng các cơ quan chuyên môn, số thành viên của UBND
do Chính phủ quy định. Khơng nhất thiết là ở trung ương có cơ quan chun mơn nào thì ở địa
phương phải có những cơ quan chun mơn đó.
* Cơ cấu gồm: Chủ tịch (phải là đại biểu HĐND); các Phó chủ tịch và các Uỷ viên.
+ Nhiệm vụ, quyền hạn:

* Quản lý nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, cơng
nghệ và mơi trường, thể dục, thể thao, báo chí, phát thanh, truyền hình và các lĩnh vực xã hội
khác, quản lý Nhà nước về đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, quản lý việc thực
hiện tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hàng hóa;
* Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang
và xây dựng quốc phòng toàn dân,... quản lý hộ khẩu, hộ tịch ở địa phương, việc cư trú, đi lại
của người nước ngoài ở địa phương;
* Phòng, chống thiên tai, bảo vệ tài sản của nhà nước và của công dân, chống tham nhũng,
buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác ở địa phương;
* Quản lý tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương, đạo tạo cán bộ, công chức, bảo hiểm xã
hội;
* Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương;
* Tổ chức thực hiện việc thu, chi ngân sách của địa phương, phối hợp với các cơ quan hữu quan
khác để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các loại thuế ở địa phương;
* Quản lý địa giới hành chính ở địa phương.
+ Cơ quan chun mơn thuộc UBND:
* Cấp tỉnh có sở và cơ quan tương đương;
* Cấp huyện có phịng, ban;
* Cấp xã có các chức danh thuộc cơng chức xã.
c. Các cơ quan xét xử: TANDTC, Tòa án quân sự, các TAND địa phương, Tòa án đặc biệt và
các Tòa án khác do luật định
d. Các cơ quan kiểm sát: VKSNDTC, Viện kiểm sát quân sự, Viện kiểm sát nhân dân địa
phương
đ. Chủ tịch nước là một chức vụ nhà nước, một cơ quan đặc biệt thể hiện sự thống nhất
quyền lực, có những hoạt động thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp
nên không xếp vào bất kỳ một loại cơ quan nào.
4. Mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các cơ quan Nhà nước khác và
giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau
a. Mối quan hệ giữa QH, UBTVQH với Chính phủ: xuất phát từ nguyên tắc Chính phủ là

cơ quan chấp hành của QH, vì vậy, Chính phủ chịu trách nhiệm trước QH và báo cáo công tác
trước QH
- QH: + Thực hiện quyền giám tối cao đối với Chính phủ trong việc tuân theo Hiến pháp,
luật và nghị quyết của QH; xét báo cáo hoạt động của Chính phủ;
+ Quy định tổ chức và hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương;

8


+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng
Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành
viên khác của Chính phủ.
+ Quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ của Chính phủ;
+ Bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với Hiến pháp, luật và nghị
quyết của QH.
- UBTVQH: + Giám sát hoạt động của Chính phủ; đình chỉ việc thi hành các văn bản của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH và trình QH quyết
định việc hủy bỏ các văn bản đó; hủy bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái
với pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH.
+ Giám sát và hướng dẫn hoạt động của HĐND; bãi bỏ nghị quyết sai trái của HĐND cấp
tỉnh; giải tán HĐND cấp tỉnh trong trường hợp làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân
dân.
b. Mối quan hệ giữa Chính phủ với HĐND và UBND
- Chính phủ chỉ có quyền hướng dẫn, kiểm tra HĐND trong việc thực hiện HP, luật, nghị
quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị
quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng; kiểm tra tính hợp pháp của
các nghị quyết của HĐND;
Thủ tướng Chính phủ có quyền đình chỉ việc thi hành những nghị quyết cảu HĐND cấp
tỉnh trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị
UBTVQH bãi bỏ.

- Chính phủ chỉ đạo, điều hành hoạt động của UBND theo nguyên tắc phân cấp thông qua
việc giao thẩm quyền cụ thể.
- Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn việc bầu cử; miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các
Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
c. Mối quan hệ giữa Bộ với các cơ quan khác
- Trong quan hệ với cơ quan cấp trên:
+ Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước QH về lĩnh vực, ngành
mình phụ trách;
+ Phải trình bày vấn đề và trả lời chất vấn của QH, của các Uỷ ban của QH và của đại biểu
QH.
- Trong quan hệ với các Bộ trưởng khác:
+ Bộ trưởng có trách nhiệm tôn trọng quyền quản lý của nhau, phối hợp với nhau, khi cần có thể
cùng ban hành Nghị quyết, Thơng tư liên tịch;
+ Có quyền hướng dẫn và kiểm tra các Bộ thực hiện nhiệm vụ công tác thuộc ngành hay
lĩnh vực;
+ Có quyền kiến nghị Bộ trưởng khác đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quy định của
cơ quan đó trái với các văn bản pháp luật của nhà nước hoặc của bộ, ngành do mình phụ trách;
nếu kiến nghị đó khơng được chấp nhận thì trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết đinh.
- Trong quan hệ với UBND các cấp:

+ Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra UBND các cấp thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc
ngành, lĩnh vực theo đúng nội dung quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực;
+ Có quyền đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những văn bản
của UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trái với các văn bản của Bộ về ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ
quan ngang Bộ phụ trách và chịu trách nhiệm về quyết định đình chỉ đó. Trong trường hợp
UBND cấp tỉnh khơng nhất trí với quyết định đình chỉ thi hành của Bộ trưởng thì vẫn phải
chấp hành, nhưng có quyền kiến nghị với Thủ tướng;
+ Có quyền kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ thi hành nghị quyết của HĐND
cấp tỉnh trái với các văn bản pháp luật của nhà nước hoặc của Bộ về ngành, lĩnh vực do Bộ
phụ trách.

+ Về nhân sự: khi bổ nhiệm giám đốc Sở thì UBND cấp tỉnh phải thống nhất ý kiến với Bộ
trưởng.
d. Mối quan hệ giữa UBND các cấp
- Trong quan hệ với HĐND thì UBND là cơ quan chấp hành của HĐND. Mối quan hệ
được thể hiện như sau:
+ UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND, chịu sự giám sát của HĐND;
đôn đốc, kiểm tra của Thường trực HĐND.
+ HĐND bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên khác của
UBND;
+ Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị trái pháp luật của UBND cùng cấp,
nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp dưới;
Riêng HĐND cấp tỉnh có quyền phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp
tỉnh, cấp huyện; quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể một số cơ quan chuyên môn thuộc
UBND cùng cấp theo hướng dẫn của Chính phủ;
- Trong quan hệ với cơ quan hành chính cấp trên, UBND có trách nhiệm báo cáo trước
UBND cấp trên, đối với cấp tỉnh thì chịu trách nhiệm và báo cáo trước Chính phủ.
- Chủ tịch UBND phê chuẩn kết quả bầu cử UBND cấp dưới; điều động, miễn nhiệm, cách
chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm
các thành viên khác của UBND cấp dưới trực tiếp

9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×