Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN TỘC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.16 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
LỚP LUẬT HÀNH CHÍNH K38 - NHÓM 8
BO CO SEMINAR
NHÓM THỰC HIỆN: MSSV:
Châu Ngọc Tâm S1200341
Trần Thị Cẩm Nhung S1200332
Huỳnh Thanh Tòn S1200283

HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ DÂN TỘC
GIẢNG VIÊN:
Nguyễn Lan Hương
NỘI DUNG

Tài liệu nghiên cứu

Một số khái niệm

Hệ thống cơ quan QLNN về dân tộc

Quá trình hình thành cơ quan
QLNN về Dân tộc tại thành phố Cần
Thơ
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1. Nghị định số 53/2004/NĐ-CP của Chính phủ về
kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc
thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp;
2. Thông tư Liên tịch số 04/2010/TTLT-UBDT-
BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn
về công tác dân tộc thuộc UBND cấp tỉnh, cấp


huyện cộng đồng người ổn định được hình
thành trong đời sống xã hội có chung tiếng nói,
lãnh thổ, đời sống kinh tế và tâm lý đoàn kết
dân tộc;
3. Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về
Công tác dân tộc;
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
4. Nghị định 84/2012/NĐ-CP của Chính phủ, Quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Ủy ban Dân tộc;
5. Nghị định 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
6. Nghị định 37/2014/NĐ-CP của Chính phủ, quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
A. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
“Dân tộc” là một cộng đồng người ổn định được
hình thành trong đời sống xã hội có chung tiếng
nói, lãnh thổ, đời sống kinh tế và tâm lý đoàn kết
dân tộc.
“Công tác dân tộc” là những hoạt động quản lý
nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo
điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng
phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân. (Điều 4, Nghị định
05/2011/NĐ-CP)
B. HỆ THỐNG CƠ QUAN QLNN
VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC
(Điều 22, Nghị định 05/2011/NĐ-CP)

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công
tác dân tộc.
2. Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm giúp Chính phủ
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác
dân tộc trong phạm vi cả nước.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về
công tác dân tộc theo quy định của pháp luật.
B. HỆ THỐNG CƠ QUAN QLNN
VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC
(Điều 22, Nghị định 05/2011/NĐ-CP)
4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà
nước về công tác dân tộc ở địa phương theo quy
định của pháp luật.
5. Cơ quan công tác dân tộc được tổ chức từ Trung
ương, tỉnh và cấp huyện thuộc vùng đồng bào
dân tộc.
C. ỦY BAN DÂN TỘC
(Điều 1, Điều 3, Nghị định 84/2012/NĐ-CP)
Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang Bộ của Chính
phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; quản lý
nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý
của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật.
Ủy ban Dân tộc có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban
Dân tộc, các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban
Dân tộc và các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc, gồm
có:
C. ỦY BAN DÂN TỘC
(Điều 1, Điều 3, Nghị định 84/2012/NĐ-CP)

Các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc, gồm có:
1. Vụ KH - Tài chính;
2. Vụ Tổ chức cán bộ;
3. Vụ Pháp chế;
4. Vụ Hợp tác quốc tế;
5. Thanh tra;
6. Văn phòng;
7. Vụ Tổng hợp;
8. Vụ Chính sách dân tộc;
9. Vụ Tuyên truyền;
10. Vụ Dân tộc thiểu số;
11. Vụ Địa phương I;
12. Vụ Địa phương II;
13. Vụ Địa phương III;
14. Viện Dân tộc;
15. Báo Dân tộc và Phát triển;
16. Trung tâm Thông tin;
17. Tạp chí Dân tộc;
18. Trường Cán bộ dân tộc;
19. Nhà khách Dân tộc.
Các đơn vị từ Khoản 1 đến Khoản 13 thực hiện chức năng QLNN
Các đơn vị từ Khoản 14 đến Khoản 19 là các đơn vị sự nghiệp
CƠ CẤU TỔ CHỨC ỦY BAN DÂN TỘC
D. BAN DÂN TỘC
(Điều 2, Nghị định số 53/2004/NĐ-CP;
Khoản 2, Điều 9, Nghị định số 24/2014/NĐ-CP)
Ban Dân tộc tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh
QLNN về công tác dân tộc. Ban Dân tộc được thành lập
ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi đảm
bảo có 2 trong 3 tiêu chí sau:

a) Có trên 20.000 người dân tộc thiểu số sống tập
trung thành cộng đồng làng, bản;
b) Có trên 5.000 người dân tộc thiểu số đang cần
Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển;
c) Có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn
xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen
cư; biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số nước ta
và nước láng giềng thường xuyên qua lại.
D. BAN DÂN TỘC
(Điều 2, Nghị định số 53/2004/NĐ-CP;
Khoản 2, Điều 9, Nghị định số 24/2014/NĐ-CP)
Đối với những tỉnh chưa đáp ứng các tiêu chí như
trên thì thành lập Phòng Dân tộc (hoặc bố trí công
chức) làm công tác dân tộc thuộc Văn phòng Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh.
Phòng Dân tộc (hoặc công chức) làm công tác dân
tộc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh.
Ban Dân tộc gồm có Văn phòng, Thanh tra, các
Phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp
tùy thuộc vào yêu cầu quản lý nhà nước về công tác
dân tộc của từng địa phương.
E. PHÒNG DÂN TỘC
(Khoản 3, Điều 2, Nghị định số 53/2004/NĐ-CP;
Khoản 4, Điều 8, Nghị định số 37/2014/NĐ-CP)
Phòng Dân tộc tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực
hiện chức năng QLNN về công tác dân tộc. Việc thành
lập Phòng Dân tộc do UBND cấp tỉnh trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp quyết định.
Phòng Dân tộc thuộc UBND cấp huyện được thành lập

khi có một trong hai tiêu chí sau:
- Có ít nhất 5.000 người dân tộc thiểu số đang cần Nhà
nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển;
- Có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung
yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cư;
biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số nước ta và
nước láng giềng thường xuyên qua lại.
E. PHÒNG DÂN TỘC
(Khoản 3, Điều 2, Nghị định số 53/2004/NĐ-CP;
Khoản 4, Điều 8, Nghị định số 37/2014/NĐ-CP)
Đối với cấp huyện chưa đủ tiêu chí để thành lập
Phòng Dân tộc thì Văn phòng HĐND và UBND có
trách nhiệm tham mưu, giúp UBND thực hiện công
tác dân tộc.
Phòng Dân tộc có tư cách pháp nhân, có con dấu và
tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức,
biên chế và công tác của UBND cấp huyện; đồng
thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra
về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Dân tộc hoặc
Phòng Dân tộc trực thuộc Văn phòng UBND cấp
tỉnh (đối với tỉnh không đủ tiêu chí thành lập Ban
Dân tộc).
E. PHÒNG DÂN TỘC
(Khoản 3, Điều 2, Nghị định số 53/2004/NĐ-CP;
Khoản 4, Điều 8, Nghị định số 37/2014/NĐ-CP)
Phòng Dân tộc cấp huyện có Trưởng phòng và
không quá 02 Phó Trưởng phòng. Việc bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại Trưởng Phòng và Phó trưởng phòng do
Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định theo tiêu
chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và theo quy định của

pháp luật.
Ðối với xã, phường, thị trấn có đồng bào dân tộc
thiểu số sinh sống trên địa bàn không thành lập tổ
chức riêng, nhưng phân công một ủy viên UBND
cấp xã kiêm nhiệm theo dõi, tổ chức thực hiện công
tác dân tộc.
F. Quá trình hình thành cơ quan QLNN
về Dân tộc tại thành phố Cần Thơ
1. Giai đoạn năm 1993 – 2004:
Năm 1993, tỉnh Cần Thơ thành lập Tiểu ban dân
tộc Khmer và Tiểu ban người Hoa trực thuộc Ban Dân
vận Tỉnh ủy Cần Thơ.
2. Giai đoạn năm 2005 đến tháng 05 năm 2008:
Năm 2004, thành phố Cần Thơ trực thuộc TW
Năm 2005, Ban Tôn giáo – Dân tộc thành phố
Cần Thơ thành lập theo Quyết định số 25/2005/QĐ.UB
của UBND, cơ cấu tổ chức gồm có: Văn phòng, Thanh
tra, Phòng Kitô, Phòng Phật giáo và Tôn giáo khác,
Phòng Dân tộc;
F. Quá trình hình thành cơ quan QLNN
về Dân tộc tại thành phố Cần Thơ
2. Giai đoạn năm 2005 đến tháng 05 năm 2008:
Cấp quận, huyện có 6/8 quận, huyện thành lập
Phòng Tôn giáo – Dân tộc; quận Bình Thủy và huyện
Phong Điền phân công 01 Chuyên viên làm công tác
tôn giáo, dân tộc thuộc Văn Phòng HĐND – UBND.
Ban Tôn giáo – Dân tộc thành phố có chức năng
tham mưu giúp Thành ủy, UBND thành phố lãnh
đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị các cấp tổ chức thực
hiện chính sách tôn giáo, dân tộc và công tác tôn giáo,

dân tộc đúng chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước.
F. Quá trình hình thành cơ quan QLNN
về Dân tộc tại thành phố Cần Thơ
3. Giai đoạn từ tháng 5 năm 2008 đến nay:
Ban Dân tộc thành phố được thành lập theo
Quyết định số 50/2008/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5
năm 2008 và theo Quyết định số 71/2008/QĐ-UBND
ngày 25 tháng 8 năm 2008, Ban Dân tộc thành phố
gồm: Văn phòng, Thanh tra, Phòng Chính sách,
Phòng Pháp chế - Tuyên truyền.
Nay thay thế bởi Quyết định số 2613/QĐ-UBND
ngày 22 tháng 9 năm 2010 và Quyết định số
48/2010/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2010
F. Quá trình hình thành cơ quan QLNN
về Dân tộc tại thành phố Cần Thơ
3. Giai đoạn từ tháng 5 năm 2008 đến nay:

Hiện nay Ban Dân tộc có 14 công chức (04 nữ);
01 Trưởng ban và 03 Phó Trưởng ban;
Thành phố có 4/9 quận, huyện thành lập Phòng
Dân tộc, 5/9 quận, huyện phân công Phó Chánh Văn
phòng HĐND-UBND phụ trách công tác dân tộc và 01
Chuyên viên
Sơ đồ tổ chức của Ban Dân tộc thành phố Cần Thơ

×