Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

phân tích báo cáo tài chính công ty thủy sản mekong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.01 KB, 64 trang )

Chỉ tiêu
2013-2012 2012-2011
± % ± %
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
10.782.872.363 4.81 -25.623.232.822 -10.26
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
11.814.636.004 27.56 -6.775.915.786 -13.65
1. Tiền
24.614.636.004 801.16 -24.075.915.786 -88.68
2. Các khoản tương đương tiền
-12.800.000.000 -32.16 17.300.000.000 76.89
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
5.576.428.400 362.71 -736.754.672 -32.40
1. Đầu tư ngắn hạn
5.000.000.000 120.91 1.262.072.602 43.93
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
576.428.400 -22.19 -1.998.827.274 333.72
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
14.721.796.367 29.31 -46.650.942.679 -48.16
1. Phải thu khách hàng
6.857.447.856 17.59 -37.321.799.438 -48.90
2. Trả trước cho người bán
-885.155.007 -98.82 -51.012.491 -5.39
5. Các khoản phải thu khác
8.749.503.518 84.67 -9.280.130.750 -47.32
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
- 2.000.000 -100.00
IV. Hàng tồn kho
-19.776.856.029 -17.48 25.935.088.567 29.75
1. Hàng tồn kho
-19.776.856.029 -17.48 25.935.088.567 29.75


2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- -
V. Tài sản ngắn hạn khác
-1.553.132.379 -9.42 2.605.291.748 18.76
2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
701.616.414 40.97 -524.729.743 -23.45
3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước
-28.386.559 -68.72 -
5. Tài sản ngắn hạn khác
-2.226.362.234 -15.10 3.130.021.491 26.96
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
5.527.958.006 8.98 -18.592.765.805 -23.21
I. Các khoản phải thu dài hạn
- -
II. Tài sản cố định
-4.928.450.462 -8.62 -15.923.267.970 -21.78
1. Tài sản cố định hữu hình
-3.267.568.472 -11.10 -7.838.788.756 -21.02
Nguyên giá
3.847.158.365 5.14 -669.080.520 -0.89
Giá trị hao mòn lũy kế
-7.114.726.837 15.65 -7.169.708.236 18.72
3. Tài sản cố định vô hình
1.152.518.541 4.82 -3.873.824.669 -13.94
Nguyên giá
1.770.861.695 6.79 -3.349.666.000 -11.39
Giá trị hao mòn lũy kế
-618.343.154 28.65 -524.158.669 32.07
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
-2.813.400.531 -73.32 -4.210.654.545 -52.32

III. Bất động sản đầu tư
- -
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
10.550.983.526 6594.36 -4.134.920.000 -96.27
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
10.688.386.500 -
3. Đầu tư dài hạn khác
- -4.134.920.000 -62.32
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài
hạn
-137.402.974 5.87 -
V. Tài sản dài hạn khác
-94.575.058 -2.27 1.465.422.165 54.10
1. Chi phí trả trước dài hạn
-1.070.717.472 -28.95 1.858.277.312 100.99
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
976.142.414 205.04 -392.855.147 -45.21
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
16.310.830.369 5.71 -44.215.998.627 -13.40
- Đánh giá khái quát cơ cấu tài sản:
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy tỷ lệ Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản cao cho thấy trong
cơ cấu tài sản thì tài sản ngắn hạn(TSNH) chiếm tỷ trọng lớn, với năm 2011 tỷ lệ đó đạt
75,72% tương ứng với giá trị 249.859.019.258 VNĐ, năm 2012 tỷ lệ này là 78,47%,
song giá trị chỉ đạt 224.235.786.436 VNĐ,còn năm 2013 là 77,87% tương ứng với giá trị
là 235018658799 VNĐ.
TSNH của công ty qua 3 năm đều biến động thất thường, năm 2012 giảm, năm 2013 lại
tăng lên. Tuy nhiên, dù biến động nhưng TSNH vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản,
và biến động của tỷ trọng là tương đối nhỏ. Cho thấy, công ty luôn tập trung đầu tư vào
TSNH, và duy trì TSDH ở mức vừa đủ.
 Xét thấy công ty hoạt động trong ngành thủy sản, thì cơ cấu tài sản tập trung vào

TSNH là rất hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành.
Biểu đồ1: Biểu đồ cơ cấu tài sản qua 3 năm
- Phân tích cụ thể cơ cấu và biến động của tài sản
• Năm 2012:
Biểu đồ 2: Biểu đồ cơ cấu tài sản năm 2012
Tổng tài sản năm 2012 của công ty giảm so với năm 2011 là 44.215.998.627 đồng, tương
ứng giảm là 13,4% . Là do: tài sản ngắn hạn của công ty năm 2012 giảm 25.623.232.822
đồng so với năm 2011, tương ứng giảm 10,26%. Và tài sản dài hạn của công ty năm 2012
cũng giảm 18.592.765.805 đồng so với năm 2011, tương ứng với tốc độ giảm là 23,21%.
Cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều giảm cho thấy quy mô kinh doanh của công ty
đang giảm. Để hiểu rõ hơn về sự thay đổi này, chúng ta cần xem xét đến sự thay đổi của
các khoản mục trong tài sản:
• Tài sản ngắn hạn:
Biểu đồ 3: Biểu đồ biến động tài sản ngắn hạn năm 2012
Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2011 là 249.859.019.258 đồng, chiếm 75.72% và năm
2012 là 224.235.786.436 đồng, chiếm 78.47% trong tổng tài sản. Ta thấy tài sản ngắn hạn
năm 2012 đã giảm so với năm 2011 là 25.623.232.822 đồng, và tỷ trọng của tài sản ngắn
hạn trong tổng tài sản cũng đã giảm. Nguyên nhân là do:
 Tiền và tương đương tiền:
- Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng
tài sản của công ty, đạt mức 15% cả 2 năm. Năm 2012, tiền và tương đương
tiền của công ty giảm 6.775.915.786 đồng so với năm 2011, tương ứng
giảm 10,26%.
- Căn cứ vào Thuyết minh báo cáo tài chính (trang 21), tiền gửi có kỳ hạn 3
tháng trở xuống là danh mục đầu tư duy nhất tăng trong các khoản tương
đương tiền, tăng từ 22.500.000.000 VNĐ lên 39.800.000.000 VNĐ. Còn
tiền mặt thì giảm nhẹ từ 6.383.235 đồng xuống 5.526.414 đồng. Đặc biệt,
tiền gửi ngân hàng giảm mạnh từ 27.141.894.191VNĐ xuống
3.066.835.226 VNĐ. Tiền và tương đương tiền giảm mặc dù làm giảm khả
năng thanh toán nhanh của công ty, nhưng qua Thuyết minh BCTC ta thấy

doanh nghiệp đã đầu tư vào các khoản tiền gửi dưới 3 tháng để thu lợi
nhuận, tăng hiệu quả sử dụng vốn.
 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:
- Đầu tư TCNH chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản, năm 2011 là
0,69%, năm 2012 là 0,54%.
- So với năm 2011, các khoản đầu tư TCNH năm 2012 giảm 736754672
đồng, tương ứng giảm 32,4%. Tuy nhiên do các khoản đầu tư TCNH chiếm
tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản nên nó ảnh hưởng không nhiều đến sự thay
đổi của tổng tài sản ngắn hạn. Năm 2012, tình hình chứng khoán Việt Nam
có nhiều biến động, nên các khoản đầu tư TCNH giảm là do sự tăng lên của
khoản trích dự phòng giảm giá đầu tư TCNH, từ 598.950.326 đồng lên
2.597.777.600 đồng, còn đầu tư ngắn hạn tăng là do công ty chuyển cổ
phiếu công ty thủy sản Cửu Long từ đầu tư dài hạn khác sang ( trong thuyết
minh BCTC).
 Các khoản phải thu ngắn hạn:
- Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản, năm
2011 là 29,36, năm 2012 giảm mạnh xuống còn 17,58%.
- So với năm 2011, các KPT ngắn hạn của công ty giảm 46650942679 đồng,
tương ứng giảm 48,16%. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do khoản phải thu
khách hàng giảm mạnh từ 76.316.874.136 đồng xuống 38.995.074.698
đồng.Và năm 2012, công ty không trích lập dự phòng phải thu khó đòi.
Trong sản xuất kinh doanh, việc đi chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn là
việc bình thương. Song việc công ty cho các đối tác nợ bao nhiêu ( hay bị
chiếm dụng bao nhiêu) là hợp lý. Khoản phải thu ngắn hạn giảm là do
doanh thu của công ty giảm, hoặc do công ty thắt chặt chính sách bán chịu
hơn để giảm rủi ro, giảm các khoản thu khó đòi.
 Hàng tồn kho:
- Năm 2012, hàng tồn kho tăng lên so với năm 2011là 25.935.088.567 đồng,
tương ứng tăng lên 29,75%.Trong các khoản mục, thì HTK chiếm tỷ trọng
khá lớn trong tổng tài sản, năm 2012 là 39,58 %.

- HTK tăng lên có thể là do doanh ngiệp dự đoán năm 2013 sản lượng tiêu
thụ tăng lên. Tuy nhiên, xét thấy doanh thu năm 2012 giảm so với năm
2011, có thể nhận định tình hình kinh doanh của công ty năm 2012 giảm
sút. Rào cản tại hầu hết các thị trường truyền thống và sự ổn định của tỷ
giá là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm đáng kể doanh thu của công ty nói
riêng và của ngành thủy sản nói chung.
 Tài sản ngắn hạn khác:
- Tài sản ngắn hạn khác năm 2012 của công ty tăng lên so với năm 2012 là
2.605.291.748 đồng, tương ứng với 18,67%. TSNH khác tăng lên chủ yếu
là do khoản tạm ứng của nhân viên năm 2012 tăng lên.
• Tài sản dài hạn:
Biểu đồ 4: Biểu đồ biến động tài sản dài hạn năm 2012
Tài sản dài hạn(TSDH) của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ hơn ¼ tổng tài sản, năm
2011 là 24,28%, tương ứng với 73113801722 VNĐ, tỷ trọng năm 2012 giảm
xuống còn 20,01%, tương ứng với 57190533752 VNĐ. Ta thấy TSDH năm 2012
giảm so với 2011 là 18.592.765.805 VNĐ, tương ứng giảm 23,21%. Nguyên nhân
là do:
 Tài sản cố định:
- TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản dài hạn của công ty với
tỷ lệ / Tổng tài sản năm 2012 là 20,01% tương ứng số tiền là 57190533752
VNĐ,đã giảm hơn năm 2011 cả về giá trị và tỷ trọng là 15.923.267.970
VNĐ, tương ứng tốc độ tăng 21,78%. Trong đó,công ty giảm đầu tư TSCĐ
hữu hình,TSCĐ vô hình với mức giảm tương ứng năm 2012 là
7.838.788.756 VNĐ và 3.873.824.669 VNĐ và giảm mạnh đầu tư xây dựng
cơ bản dở dang, xuống 4210654545 VNĐ, tương ứng giảm 52,32%.
 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác:
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác mặc dù chiếm tỷ trọng khá nhỏ
trong tổng tài sản, năm 2011 là 1,3%, năm 2012 là 0,06%. Nhưng nó là biến
động nhất, năm 2012 giảm so với 2011 là 4.134.920.000 VNĐ, tương ứng
giảm 96,27%.

- Nguyên nhân giảm là do trong năm 2012, công ty đã chuyển một số lượng
cổ phiếu của công ty Cổ phần thủy sản Cửu Long từ đầu tư dài hạn sang
đầu tư ngắn hạn.
 Tài sản dài hạn khác:
- TSDH khác là khoản mục duy nhất trong TSDH tăng lên trong năm, tăng
lên 1.465.422.165 VNĐ,tương ứng tăng 54,1%. Tuy nhiên, TSDH chiếm tỷ
trong khá nhỏ trong tổng tài sản, nên sư tăng lên của nó không tác động
nhiều đến sự thay đổi của tổng tài sản. TSDH tăng lên chủ yếu là do khoản
chi phí trả trước dài hạn tăng.
• Năm 2013:
Biểu đồ 5: Biểu đồ cơ cấu tài sản năm 2013
Tương tự như năm 2012, năm 2013, cơ cấu tài sản của công ty tuy có sự thay đổi nhưng
không đáng kể, TSNH và TSDH đều tăng lên, nhưng tỷ lệ TSNH trong tổng tài sản lại
giảm, nhưng không đáng kể. TSNH vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, chiếm
77,8%, có giá trị là 235018658799 VNĐ. Qua đó, cho thấy, công ty vẫn duy trì cơ cấu tài
sản tập trung vào TSNH và duy trì TSDH ở mức đảm bảo hoạt động.
• Tài sản ngắn hạn:
Biểu đồ : Biểu đồ biến động tài sản ngắn hạn năm 2013
TSNH của công ty năm 2013 là 235018658799 VNĐ, chiếm 77,8% trong tổng tài sản. Ta
thấy TSNH năm 2013 tăng lên so với năm 2012 là 10782872363, tương ứng tốc độ tăng
là 4,81%. Nguyên nhân là do:
 Tiền và tương đương tiền:
- Tiền và tương đương tiền năm 2013 là 54686997644 VNĐ, chiếm 18,1%.
So với năm 2012, thì tiền và tương đương tiền tăng lên 11.814.636.004
VNĐ, tương ứng tăng 27,56%. Tiền và tương đương tiền tăng lên chủ yếu
là do lượng tiền gửi ngân hàng tăng mạnh từ 3.066.835.366 VNĐ lên
27.684.034.415 VNĐ, còn tiền mặt và tương đương tiền lại giảm. Lượng
tiền và tương đương tiền tăng có thể do hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp tốt hay từ hoạt động tài chính đem lại.
 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:

- Đầu tư TCNH năm 2013 là 7113876800 VNĐ, chiếm 2,36% trong tổng tài
sản
- So với năm 2012, các khoản đầu tư TCNH năm 2013 tăng 5.576.428.400
VNĐ, tương ứng tăng 362,1%. Đầu tư TCNH tăng là do năm 2013 công ty
đã tăng đầu tư vào các khoản tiền gửi có kì hạn từ 3 đến 1 năm.
 Các khoản phải thu ngắn hạn:
- Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản, năm
2013 là 64945718533VNĐ, tương ứng với 21,05%.
- So với năm 2012, các KPT ngắn hạn của công ty tăng lên 14721796367
đồng, tương ứng tăng 29,36%. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do khoản phải
thu khách hàng tăng lên 6857447856 VNĐ, còn khoản trả trước cho người
bán lại giảm mạnh, giảm 885155007 VNĐ, tương ứng giảm 98,82%, còn
khoản phải thu khác tăng lên 84,67%. Và năm 2012, công ty tiếp tục không
trích lập dự phòng phải thu khó đòi.
- Khoản phải thu ngắn hạn tăng là có thể là do trong năm công ty đã nới lỏng
chính sách bán chịu hơn để kích thích doanh thu và lợi nhuận tăng. Tuy
nhiên công ty qua 2 năm 2012 và 2013 đều không trích lập dự phòng phải
thu ngắn hạn khó đòi, cho thấy tình hình các khoản phải thu của công ty là
rất khả quan, rủi ro it.
 Hàng tồn kho:
- Năm 2013, hàng tồn kho giảm xuống so với năm 2012 là 19.776.856.029
VNĐ, tương ứng giảm 17,48%.Và tỷ trọng HTK trong tổng tài sản cũng
giảm xuống chỉ còn 30,9%.
- HTK giảm xuống là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành
phẩm năm 2013 giảm xuống. HTK giảm cho thấy tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp đang có dấu hiệu tốt lên. HTK giảm thì doanh nghiệp giảm
vốn bị ứ đọng hơn. Mặc dù giảm nhưng HTK vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng tài sản, nên mức độ tồn kho vẫn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh
diễn ra bình thường.
 Tài sản ngắn hạn khác:

- Tài sản ngắn hạn khác năm 2013 của công ty giảm xuống so với năm 2012
là 1553132379 VNĐ, tương ứng với giảm 9,42%. TSNH khác giảm chủ
yếu là do khoản thuế và các khoản phải thu nhà nước giảm mạnh, mà
nguyên nhân là do thuế xuất nhập khẩu giảm mạnh.Bởi vì năm 2013 thì Mỹ
đã giảm mạnh thuế nhập khẩu cá tra cho các doanh nghiệp Việt Nam.
• Tài sản dài hạn:
Biểu đồ : Biểu đồ biến động tài sản dài hạn năm 2013
Ta thấy TSDH năm 2013 tăng lên so với 2012 là 5527958006 VNĐ, tương ứng tốc độ
tăng là 8,98 %. Nguyên nhân là do:
 Tài sản cố định:
- TSCĐ năm 2013 của công ty giảm so với 2012 là 4928450462 VNĐ, tương
ứng với tốc độ giảm là 8,62% và tỷ trọng TSCĐ trong tổng tài sản cũng
ngày càng giảm, năm 2013 còn 17,3%. Qua đó cho thấy quy mô đầu tư
giảm dần
- TSCĐ giảm là do TSCĐ hữu hình giảm. Ta thấy nguyên giá TSCĐ cuối
năm tăng so với đầu năm ( tăng 3847158365 VNĐ), chứng tỏ doanh nghiệp
đã mua sắm TSCĐ mới là 1.854.760.571 VNĐ, và đầu tư cơ bản hoàn
thành là 2.844.785.967 VNĐ. Tuy nhiên hao mòn lũy kế lại tăng nhanh
hơn, tăng lên 7.114.726.837 VNĐ có thể TSCĐ mới đầu tư có thời gian
khấu hao nhanh hơn và giá trị tài sản lớn hơn. Điều này dẫn đến giá trị còn
lại của TSCĐ giảm. Việc mua sắm TSCĐ có thời gian khấu hao nhanh, mặc
dù hiện tại làm giảm giá trị TSCĐ, qua đó làm giảm quy mô đầu tư, nhưng
về lâu dài lại có lợi cho doanh nghiệp. Khấu hao nhanh giúp doanh nghiệp
nhanh chóng thu hồi vốn, tăng lượng vốn lưu động hoạt động, sử dụng hết
tối đa công suất tài sản, nhanh chóng tái đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị,
hiện đại hóa, tăng năng lực và sức cạnh tranh.
 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác:
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác năm 2013 tăng lên 10550983526
VNĐ, tương ứng với tốc độ tăng là 6954,36 %.
- Nguyên nhân giảm là do trong năm 2013, công ty đã đầu tư vào công ty

liên kết Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ với 647,781 cổ
phần, tương ứng với giá trị là 10.688.386.500 VNĐ
 Tài sản dài hạn khác:
- TSDH khác năm 2013 giảm nhẹ so với năm 2012, giảm 94575058 VNĐ.
Nguyên nhân là do chi phí trả trước dài hạn giảm 1070717472 VNĐ, còn
tài sản thuế thu nhập hoãn lại tăng 976142414 VNĐ.
1.2.2 Phân tích cơ cấu và biến động của nguồn vốn
Chỉ tiêu
2013-2012 2012-2011
± % ± %
A. NỢ PHẢI TRẢ
13.342.225.232 43.83 -12.383.761.127 -28.92
I. Nợ ngắn hạn
13.345.969.770 48.81 -8.528.245.261 -23.77
1. Vay và nợ ngắn hạn
14.293.370.000 -1.540.000.000 -100.00
2. Phải trả người bán
-7.579.970.965 -61.84 6.232.792.752 103.46
3. Người mua trả tiền trước
1.209.835.952 71.08 -1.385.068.408 -44.87
4. Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước
-17.773.053 -0.74 -601.554.154 -20.05
5. Phải trả người lao động
6.658.441.536 1913.00 -6.509.609.785 -94.92
6. Chi phí phải trả
3.918.465.987 205.77 -1.403.651.252 -42.43
9. Các khoản phải trả, phải nộp
ngắn hạn khác
98.455.663 12.00 -332.884.285 -28.86

11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
-5.234.855.350 -66.16 -2.988.270.129 -27.41
II. Nợ dài hạn
-3.744.538 -0.12 -3.855.515.866 -55.45
3. Phải trả dài hạn khác
- -
4. Vay và nợ dài hạn
- -3.080.000.000 -100.00
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải
trả
-3.744.538 -6.04 62.029.609
6. Dự phòng trợ cấp mất việc
làm
- -837.545.475 -100.00
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ
HỮU
2.968.605.137 1.16 -31.832.237.500 -11.09
I. Vốn chủ sở hữu
2.968.605.137 1.16 -31.832.237.500 -11.09
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
12.959.760.000 11.43 -
2. Thặng dư vốn cổ phần
-4.000 -
3. Vốn khác của chủ sở hữu
- -
4. Cổ phiếu quỹ
-1.390.000 -13.419.971.808 27.33
7. Quỹ đầu tư phát triển
- -
8. Quỹ dự phòng tài chính

-3.000.000 -0.03 3.000.000 0.03
10. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
-9.989.760.863 -30.37 -18.412.265.692 -35.89
II. Nguồn kinh phí và quỹ
khác
- -
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
16.310.830.369 5.71 -44.215.998.627 -13.40
- Đánh giá khái quát cơ cấu nguồn vốn
Đồ thi : Đồ thị biểu diễn cơ cấu nguồn vốn qua 3 năm
Từ số liệu bảng phân tích và biểu đồ, ta thấy, qua ba năm thì nguồn vốn của công ty đều
có sự thay đổi về quy mô lẫn cơ cấu nguồn vốn. Về mặt quy mô, tổng nguồn vốn năm
2012 đã giảm hơn 44 tỷ, tương ứng giảm 13,45%. Còn năm 2013 thì quy mô tổng nguồn
vốn tăng lên hơn 16 tỷ, tương ứng tăng 5,71%.Trong khi đó thì cơ cấu nguồn vốn cũng
có sự thay đổi trong một số khoản mục. Tuy nhiên, nhìn chung thì nguồn vốn của công ty
chủ yếu được đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữa. Nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn nợ phải trả
rất nhiều. Nguồn VCSH chiếm hơn 80%, điều này tạo cho công ty có lợi thế độc lập về
tài chính, gặp ít rủi ro hơn, tuy nhiên lại có một số hạn chế như đòn bẩy tài chính không
cao, chi phí sử dụng vốn cao hơn khi ít sử dụng nợ bởi chi phí vốn chủ sở hữu chính là cổ
tức trả cho cổ đông, hơn nữa lại không được khấu trừ thuế.
- Phân tích cụ thể cơ cấu và biến động của nguồn vốn
• Năm 2012
Nguồn vốn của công ty năm 2012 giảm so với năm 2011 là 44.215.998.627 VNĐ,
tương ứng tốc độ giảm là 13,4%. Nguồn vốn giảm là do nợ phải trả giảm 12.383.761.127
VNĐ, tương ứng tốc độ giảm là 28,92% và nguồn vốn chủ sở hữu giảm 31.832.237.500
VNĐ, tương ứng tốc độ giảm là 11,09%. Điều này chứng tỏ công ty đang thu hẹp quy mô
kinh doanh của mình.
Bảng: Tỷ trọng nguồn vốn và sự thay đổi qua 2 năm
Tỷ trọng 2011 2012 2012/2011

I.Nơ phải trả 12,98% 10,65% -2,33%
1. Nợ ngắn hạn
10,87% 9,57% -1,3%
2. Nợ dài hạn
2,11% 1,08% -1,03
II. Nguồn vốn chủ sở hữu 87,02% 89,35% 2,33%
Tổng nguồn vốn 100% 100%
Tỷ trọng nguồn vốn trong năm 2012 có sự thay đổi so với năm 2011: Tỷ trọng Nợ
phải trả giảm 2,33% ( từ 12,98% xuống 10,65%) là do tỷ trọng của nợ ngắn hạn giảm
1,3% ( từ 10,87% xuống 9,57%) và tỷ trọng nợ dài hạn giảm xuống 1,03% ( từ 2,11%
xuống 1,08%). Còn tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu tăng 2,33% ( từ 87,02% lên
89,35%) là do vốn chủ sở hữu tăng.
 Ta thấy, trong năm 2012, thì quy mô của nguồn vốn giảm là do nợ phải trả và vốn
chủ sở hữu giảm, nhưng cơ cấu nguồn vốn thì thiên về tăng tỷ trọng vốn chủ hữu
vì tốc độ giảm của nợ phải trả lớn hơn tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu.
Để hiểu thêm vì sự thay đổi này, ta xem xét đến một số khoản mục trong nguồn vốn:
• Nợ phải trả
Biểu đồ: Sự thay đổi của nợ phải trả trong năm 2012
Nợ phải trả của công ty năm 2012 giảm so với 2011 là 12.383.761.127 VNĐ, tương ứng
với tốc độ giảm là 28,92%. Nguyên nhân là do:
 Nợ ngắn hạn:
Nợ ngắn hạn của công ty năm 2012 giảm so với năm 2011 là 8528245261 VNĐ, tương
ứng với tốc độ giảm là 23,77%. Nguyên nhân là do:
Biểu đồ: Sự thay đổi của các khoản mục trong nợ ngắn hạn năm 2012
 Vay và nợ ngắn hạn
- Trong năm 2011, vay và nợ ngắn hạn của công ty tuy chiếm một tỷ trọng
nhỏ trong nợ ngắn hạn, chiếm 0,47% nhưng sang năm 2012 thì khoản mục
này đã giảm 100% so với năm 2011, giảm 1.540.000.000 VNĐ.
- Trong năm thì khoản vay dài hạn Ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam- chi nhánh cần thơ đã đến hạn trả( thuyết minh V.26) nên

doanh nghiệp đã trả nợ vay trong năm là 34.471.250.000 VNĐ.
- Điều này cho thấy doanh nghiệp không có rủi ro trong việc chi trả các
khoản chi phí lãi vay, qua đó cho thấy chính sách tài chính của công ty là an
toàn. Tuy nhiên nó cho thấy công ty có không đi chiếm dụng vốn của đơn
vị khác để tăng cường hoạt động cho công ty mình, và nó còn là lá chắn
thuế cho doanh nghiệp.
 Phải trả người bán:
- Phải trả người bán trong năm 2012 tăng lên so với năm 2011 là
6.232.792.752 VNĐ, tương ứng với tốc độ tăng là 103,46%.
- Ta thấy phải trả người bán là khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng
nợ phải trả và có xu hướng tăng mạnh cho thấy doanh nghiệp có chính sách
chiếm dụng vốn cho hoạt động kinh doanh thay vì sử dụng nợ vay.
- Tuy nhiên cần phải cân nhắc và xem xét vấn đề về phía các nhà cung
cấp. Nếu như phía các nhà cung cấp là bạn làm ăn lâu dài và có sự tin
tưởng lẫn nhau thì việc chiếm dụng vốn như hiện tại là không quá lo lắng,
còn nếu doanh nghiệp thường xuyên thay đổi nhà cung cấp hoặc có sự e dè
trong các quyết định cung cấp hàng hóa thì phía đối tác thì cần giảm số vốn
chiếm dụng để đảm bảo cho nguồn cung cấp nguyên liệu sau này được tốt
hơn. Và nó còn làm cho công ty mất đi một khoản được hưởng từ chiết
khấu thanh toán.
 Người mua trả tiền trước:
- Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, chiếm 0,6%
năm 2012. Trong năm 2012, thì khoản mục này giảm đáng kể, giảm
1385068408 VNĐ, tương ứng tốc độ giảm là 44,87%.
- Nguyên nhân chủ yếu là do khoản người mua trả tiền trước của khách hàng
trong nước giảm, có thể là do doanh thu giảm, hoặc do doanh nghiệp
khuyến khích mua bằng chính sách bán chịu dễ dãi.
 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước:
- Trong năm 2012, thuế và các khoản thuế phải nộp giảm 601554154 VNĐ
so với năm 2011, với tốc độ giảm là 20,05%.

- Nguyên nhân chủ yếu là trong năm 2012, công ty đã được giảm 30% số
thuế thu nhập doanh nghiệp do nhà nước thực hiện chính sách thuế nhằm
tháo gỡ khó khăn cho các công ty sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực
thủy sản.
 Phải trả người lao động
- Trong năm 2012, thì khoản mục này so với năm 2011 đã giảm 6509609785
VNĐ, tương ứng với tốc độ giảm là 94,92% làm cho tỷ trọng của nó trong
nợ ngắn hạn giảm mạnh, chỉ còn 0,12%.
- Cho thấy trong năm 2012, thì các khoản phải trả công nhân viên được thanh
toán tương đối đầy đủ. Năm 2011, do thiếu vốn kinh doanh, doanh nghiệp
đã huy động vốn của cán bộ công nhân viên để phát triển sản xuất. Đây là
cách huy động vốn rất mới và có hiệu quả vì nó không phát sinh chi phí lãi
vay và tạo nên ý thức làm chủ của công nhân từ đó nâng cao trách nhiệm
làm việc. Tuy nhiên, đây là nguồn vốn huy động tam thời nên sang năm
2012, công ty đã thanh toán khoản nợ này.
 Chi phí phải trả, phải trả phải nộp khác, quỹ khen thưởng, phúc lợi:
- Cả ba khoản mục này năm 2012 đều giảm so với năm 2011 và chúng chiếm
tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Nên sự thay đổi của chúng là không
đáng kể, và không ảnh hưởng nhiều đến tổng nguồn vốn.
 Nợ dài hạn
Nợ dài hạn của công ty năm 2012 giảm so với năm 2011 là 3.855.515.866 VNĐ, tương
ứng tốc độ giảm là 55,45%, làm cho tỷ trọng của nợ dài hạn trong tổng nguồn vốn giảm
xuống còn 1,08%.
Nguyên nhân chủ yếu làm cho nợ dài hạn giảm là do khoản vay và nợ dài hạn của công
ty năm 2012 giảm 100% so với năm 2011, giảm xuống 3.080.000.000 VNĐ. Do trong
năm 2012 thì khoản vay của ngân hàng thương mại Cổ phần công thương Việt Nam- chi
nhánh Cần thơ đã đến hạn trả nên chuyển thành vày và nợ ngắn hạn.
 Qua phân tích nợ phải trả thì ta thấy, nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
nguồn vốn, dưới 20%. Trong năm 2012, thì nợ phải trả giảm, cho thấy công ty
thay vì đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác thì sử dụng vốn chủ sở hữu. Qua đó

cho thấy tình hình tài chính tốt nhưng cũng cho thấy hệ số đòn bẩy của công ty là
thấp
• Nguồn vốn chủ sở hữu
Biểu đồ: Sự biến động vốn chủ sở hữu năm 2012
- Trong năm 2012, thì nguốn vốn chủ sở hữu của công ty giảm so với năm
2011 là 31.832.237.500 VNĐ, tương ứng với tốc độ giảm là 11,09%.
Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, năm 2012
là 89,35%. Tuy về quy mô giảm nhưng về cơ cấu thì tỷ trọng nguồn vốn
chủ sở hữu lại tăng là do tốc độ giảm của nợ phải trả lớn hơn tốc độ giảm
của nguồn VCSH.
- Nguồn VCSH của công ty là do VCSH tài trợ, nên trong năm 2012 nguồn
VCSH giảm là do VCSH giảm. Nguyên nhân làm cho VCSH giảm là cổ
phiếu quỹ tăng và lợ nhuẫn sau thuế chưa phân phối giảm. Cổ phiếu quỹ
tăng lên 13419971808 VNĐ, tương ứng với tốc độ tăng là 27,33%. Còn lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối giảm 18412265692 VNĐ, tương ứng với
tốc độ giảm là 35,89%.
• Năm 2013
Biểu đồ: Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Trong năm 2013 thì tổng nguồn vốn của công ty đã tăng lên 16310830369 VNĐ so với
năm 2012, tương ứng tốc độ tăng là 5,71%. Tổng nguồn vốn tăng là do cả nợ phải trả và
vốn chủ sở hữu đều tăng, nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả lớn hơn tốc độ tăng của vốn
chủ sở hữu làm cho tỷ trọng của nợ phải trả trên nguồn vốn tăng lên. Tuy nhiên, VCSH
vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, trên 80%.
 Nợ phải trả:
Trong năm 2013, thì nợ phải trả của công ty tăng lên 13.342.225.232 VNĐ, tương ứng
với tốc độ tăng là 43,83%. Nguyên nhân là do:
• Nợ ngắn hạn
Biểu đồ: Biến động của các khoản mục trong nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn của công ty năm 2013 tăng lên 13345969770 VNĐ, tương ứng với tốc độ
tăng là 48,81%. Nguyên nhân là do:

 Vay và nợ ngắn hạn:
- Trong năm 2013 thì công ty đã huy động khoản vay và nợ ngắn hạn là
14293370000 VNĐ, tăng 100% so với năm 2012.
- Nguyên nhân là trong năm 2013, để bổ sung vốn vùng nuôi và chế biến
thủy công ty đã vay vốn từ ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương
Việt Nam- Chi nhánh Cần Thơ. Nợ vay tăng chứng tỏ công ty đã tăng
cường đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác để tận dụng tài trợ cho hoạt
động kinh doanh của mình, từ đó làm cho đòn bẩy kinh tế tăng lên, tận
dụng được lá chắn thuế của vốn vay.
 Phải trả người bán:
- Trong năm 2013, phải trả người bán của công ty giảm 7579970965 VNĐ,
tương ứng với tốc độ là 61,84%. Phải trả người bán giảm cho thấy công ty
đã thanh toán nợ người bán đúng hạn, điều này giúp công ty hưởng lợi từ
việc hưởng chiết khấu thanh toán, đồng thời tăng uy tín với bạn hàng.
 Người mua trả tiền trước:
- Trong năm 2013, khoản mục người mua trả tiền trước tăng 1.209.835.952
VNĐ, tương ứng với tốc độ tăng là 71,08%. Người mua trả tiền trước tăng
cho thấy khách hàng ngày càng tin tưởng vào uy tín và chất lượng sản
phẩm của công ty nên đặt tiền hàng trước.
 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước có tăng nhưng không đáng kể.
 Phải trả người lao động:
- Trong năm 2013, phải trả người lao động tăng mạnh 6.658.441.536 VNĐ,
tương ứng với tốc độ tăng là 1913%. Qua 3 năm ta thấy, chính sách của
công ty là huy động vốn từ người lao động. Như đã nêu ở phía trên lợi ích
của việc huy động vốn từ người lao động, và nó là tạm thời nên năm nay
tăng so với năm trước là chuyện bình thường. Tuy nhiên, công ty nên duy
trì ở mức độ hợp lí, vì nếu không trả lương cho nhân viên đúng hạn sẽ làm
tăng nguy cơ nhân viên nghỉ việc.
 Chi phí phải trả:
- Năm 2013, chi phí phải trả tăng lên 3.918.465.987 VNĐ, tương ứng với tốc

độ tăng là 205,7%. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí xuất hàng trong năm
tăng mạnh, điều này là tốt vì nó cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty
năm 2013 đã tốt hơn.
 Các khoản phải trả và phải nộp khác có sụ tăng nhẹ.
 Quỹ khen thưởng phúc lợi:
- Trong năm 2013, thì quỹ khen thưởng phúc lợi giảm 5234855350 VNĐ,
tương ứng với tốc độ giảm là 66,16%
• Nợ dài hạn:
Trong năm 2013, nợ dài hạn của công ty giảm nhẹ 3744538 VNĐ, tương ứng với tốc
độ giảm là 0,12%. Nguyên nhân là do khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả giảm, còn
các khoản mục khác thì không thay đổi.
 Nguồn vốn chủ sở hữu:
- Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2013 tăng lên 2.968.605.137 VNĐ,
tương ứng với tốc độ tăng 1,16%. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu của
công ty tăng lên và các khoản mục khác giảm xuống.
- Vốn chủ sở hữu tăng là do trong năm 2013, công ty đã huy động thêm vốn
đầu tư của chủ sở hữu, huy động thêm 12.959.760.000 VNĐ. Việc huy
động thêm vốn đầu tư càng làm tăng tiềm lực tài chính của công ty hơn.
 Các kết quả phân tích trên cho ta có thể đưa ra những kết luận về tình hình tài
chính của công ty như sau: Qua 3 năm 2011, 2012, 2013 thì quy mô, cơ cấu tài
sản và nguồn vốn của công ty đều có sự thay đổi, tuy nhiên nhìn chung cơ cấu tài
sản của công ty chủ yếu là tài sản ngắn hạn và cơ cấu nguồn vốn là vốn chủ sở
hữu. Cho thấy, tình hình tài chính của công ty rất tốt, ít rủi ro, và có tính thanh
khoản cao. Nhưng công ty chưa tận dụng được lợi ích lá chắn thuế của nguồn vốn
vay, hệ số đòn bẩy thấp.
3. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu 2013-2012 2012-2011
± % ± %
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ

50.291.307.807 10,33 -153.843.331.834 (24,01)
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2.371.513.086 196,05 -114.144.031 (8,62)
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
47.919.794.721 9,87 -153.729.187.803 (24,05)
4. Giá vốn hàng bán 38.319.581.458 8,85 -93.821.880.955 (17,82)
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
9.600.213.263 18,20 -59.907.306.848 (53,18)
6. Doan thu hoạt động tài chính -4.711.382.232 (61,17) -18.090.170.267 (70,14)
7. Chi phí tài chính -2.824.075.450 (87,28) -1.903.444.396 (37,04)
Trong đó: chi phí lãi vay 29.934.720 8,82 -674.714.924 (66,54)
8. Chi phí bán hàng 7.315.885.654 21,69 -7.244.329.381 (17,68)
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.921.350.043 29,28 -4.447.012.050 (30,83)
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
-2.524.329.215 (18,70) -64.402.691.289 (82,67)
11. Thu nhập khác -15.795.112.753 (97,55) 14.939.352.119 1.192,29
12. Chi phí khác -11.425.962.230 (96,28) 11.235.069.214 1.775,52
13. Lợi nhuận khác -4.369.150.523 (101,03) 3.704.282.905 597,25
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -6.893.479.738 (38,68) -60.698.408.384 (77,30)
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành
354.450.809 10,52 -11.117.514.738 (76,75)
16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hoãn lại
-1.434.771.708 (315,41) 415.787.588 1.063,47
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp
-5.813.158.839 (41,52) -49.996.681.234 (78,12)

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu -541 (39,63) -5.282 (79,46)
• Phân tích doanh thu
Như đã tìm hiểu ở trên, thì ngành nghề kinh doanh chính của công ty đó là Sản xuất, kinh
doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu. Vì vậy tổng doanh thu
được hình thành từ 3 nguồn: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính
và thu nhập khác. Dưới đây là bảng thống kê và biểu đồ doanh thu của công ty qua ba
năm từ 2011-2013
Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2013/2012 2012/2011
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
533.486.920.167 485.567.125.446 639.296.313.249 47.919.794.721 -153.729.187.803
Doanh thu hoạt động tài
chính
2.991.238.807 7.702.621.039 25.792.791.306 -4.711.382.232 -18.090.170.267
Thu nhập khác 397.237.146 16.192.349.899 1.252.997.780 -15.795.112.753 14.939.352.119
Tổng doanh thu
536.875.396.120 509.462.096.384 666.342.102.335 27.413.299.736 -156.880.005.951
Ta có thể nhận thấy rằng tổng doanh thu của công ty tăng giảm liên tục qua các năm,
nhưng xu hướng là đang giảm so với năm 2011. Nếu như năm 2011, tổng doanh thu đạt
được là 666.342.102.335 VNĐ, thì năm 2012, tổng doanh thu đã giảm xuống
-156.880.005.951 VNĐ, với tốc độ giảm là 23,54%. Đây là năm mà doanh thu giảm
mạnh nhất trong 3 năm 2011-2013. Năm 2013, thì doanh thu đã tăng lên so với 2012,
nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2011, doanh thu đạt 536.875.396.120 VNĐ, tăng
27.413.299.736 VNĐ, tương ứng với tốc độ tăng là 5,3%. Để hiểu rõ hơn về sự thay đổi
của tổng doanh thu, ta đi phân tích nên từng nguồn hình thành tổng doanh thu, sự tăng
trưởng của từng nguồn cũng như sự đóng góp của chúng vào tổng doanh thu.
 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Biểu đồ: Cơ cấu của tổng doanh thu năm 2012
- Qua biểu đồ ta thấy, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng

cao nhất trong tổng doanh thu, luôn chiếm trên 95% ( 96% năm 2011và 99% năm
2013). Do vậy có thể nói rằng tổng doanh thu đa phần là do doanh thu thuần BH &
CCDH đóng góp. Nên sự biến động của nguồn thu này có ảnh hưởng rất lớn đến
tổng doanh thu, hay nói cách khác sự tăng trưởng của doanh thu BH & CCDH
cũng chính là sự tăng trưởng của tổng doanh thu và ngược lại.
- Trong 3 năm 2011- 2013, doanh thu BH & CCDH biến động không giống nhau,
năm 2012 giảm 153.729.187.803 VNĐ, tương ứng với tốc độ giảm là 24,05% còn
năm 2013 thì tăng lên 47919794721 VNĐ, tương ứng tốc độ tăng là 9,87%.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 giảm mạnh là do doanh thu
bán thành phẩm giảm mạnh, nguyên nhân chủ yếu là do:
- Trong năm 2012, hầu hết các công ty thủy sản Việt Nam đều ghi nhận doanh thu
sụt giảm. Chỉ có 7 trong số 20 công ty niêm yết duy trì bằng hoặc cao hơn năm
2011 với tốc độ tăng trưởng từ 0%-10%. Công ty thủy sản MeKong cũng không
nằm ngoài xu hướng chung, doanh thu năm 2012 sụt giảm là điều không quá bất
thường. Do hoạt động của công ty chủ yếu là xuất khẩu các tra mà phân khúc cá
tra năm 2012 sụt giảm do thị trường EU yếu đi. Thị trường cá tra ở EU ngày càng
khó khăn, đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn ASC mới có thể xuất
khẩu sang EU được. Điều này làm cho sản lượng xuất khẩu của công ty năm 2012
giảm xuống, từ đó làm cho doanh thu giảm theo. Không chỉ sản lượng mà giá bán
sản phẩm năm 2012 cũng giảm. Nguyên nhân là do năm 2012, tình hình dịch bệnh
trong các vùng nuôi thủy sản, làm cho giá bán giảm.
- Sang năm 2013, thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng lên, sự tăng
lên này là do doanh thu bán thành phẩm tăng. Trong năm 2013, thì xuất khẩu thủy
sản cả nước nói chung, và công ty thủy sản Mekong nói riêng đều tăng mạnh, do
hoạt động xuất khẩu trong năm ở tất cả các thì trường đều tăng. Nguyên nhân là do
trong năm 2013, Việt Nam đã quy hoạch được vùng nuôi, kiểm soát tốt về con
giống, truy suất nguồn gốc con giống. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu thủy sản
chính trong khu vực là Thái Lan bị dịch bệnh lan tràn, sụt giảm sản lượng.Trung
Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và bão lũ, trong khi đây là 1 thị trường
xuất khẩu lớn. Chính những điều này làm cho sản lượng xuất khẩu của công ty

năm 2013 tăng lên, tuy nhiên mức tăng còn nhỏ là bởi vì những rào cản trên thị
trường EU, luôn là vấn đề mà công ty cần phá bỏ để tăng mạnh được sản lượng.
Biểu đồ: Sự tăng trưởng của doanh thu BH & CCDV qua 3 năm
 Doanh thu hoạt động tài chính
- Doanh thu hoạt động tài chính là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh
thu nhưng nó rất quan trọng vì nó phản ánh kết quả kinh doanh tài chính của công
ty. Doanh thu hoạt động tài chính được hình chủ yếu từ 4 nguồn: lãi tiền gửi, lãi
chênh lệch tỷ giá, lãi cho vay, cổ tức lợi nhuận được chia.
- Doanh thu hoạt động tài chính chiếm một phần rất nhỏ trong tổng doanh thu,
chiếm khoảng 2%, và giá trị lần lượt trong 3 năm là 25.792.791.306 VNĐ,
7.702.621.039 VNĐ, 2.991.238.807 VNĐ.
- Năm 2012, doanh thu hoạt động tài chính giảm 18.090.170.267 VNĐ, tương ứng
với tốc độ giảm là 70,14%, sang năm 2013 tiếp tục giảm 4711382232 VNĐ, tương
ứng với tốc độ giảm là 61,17%. Nguyên nhân là do các khoản lãi từ tiền gửi, lãi
cho vay, lãi đầu tư chứng khoán đều giảm. Tuy nhiên, do chiếm một tỷ trọng
nhỏ, nên doanh thu hoạt động tài chính cũng không tác động nhiều đến xu hướng
giảm của doanh thu.
- Vì công ty đang trong thời kì tập trung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, đầu tư
trang thiết bị sản xuất nên nguồn vốn cho hoạt động tài chính là rất ít. Vì vậy,
trong các năm tiếp theo, khi mà hoạt động sản xuất kinh doanh đã ổn định thì
doanh nghiệp nên đầu tư vào hoạt động tài chính để hoạt động này chiếm tỷ trọng
cao hơn trong tổng doanh thu.
 Thu nhập khác:
- Thu nhập khác cũng chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng doanh thu, cao nhất
năm 2012 là 3%, với giá trị lần lượt qua các năm là 1.252.997.780 1.252.997.780
VNĐ, 16.192.349.899 VNĐ, 397237146 VNĐ và nó tăng trưởng không đêu.
- Năm 2012, thu nhập khác tăng 14.939.352.119 tương ứng với tốc độ tăng là
1192,29%. Năm 2013, thu nhập khác lại giảm -15.795.112.753, tương ứng với tốc
độ giảm là 97,55%.
- Nguyên nhân của sự tăng giảm này đó là doa thu từ nhượng bán và thanh lí TSCĐ.

Năm 2012, công ty đã thanh lí, nhượng bán một số TSCĐ nên thu nhập khác tăng
mạnh, còn năm 2013 thì không nên lại làm giảm thu nhập khác. Đây là một khoản
mục chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu, và sự tăng hay giảm của nó không phản
ánh gì nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty.
 Như vậy, trong 3 năm qua, doanh thu của công ty luôn có sự biến động và không
đều, nguyên nhân là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm có
sự thay đổi về cả sản lượng và giá bán.
• Phân tích chi phí
Như chúng ta đã biết chi phí là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm vì
nó ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tại sao các doanh nghiệp luôn tìm
cách đổi mới bộ máy quản lí, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, hay thực hiện chính sách
tiết kiệm của công ty. Tất cả mọi việc làm trên là đều nhằm mục đích giảm chi phí tăng
lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để biết được doanh nghiệp đã quản lí chi phí qua các năm
như thế nào ta phân tích các khoản mục của chi phí.
• Giá vốn hàng bán:
Giá vốn hàng bán của công ty bao gồm các chi phí sản xuất như: chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp ( NVLTT), chi phí nhân công trực tiếp (NCTT), và chi phí sản xuất chung
( SXC). Sau đây là bảng thống kê thành phần giá bán qua 3 năm:
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
+/- % +/- %
CP
NVLTT
392.260.062.300 285.749.219.900 204.269.126.950 -106.510.842.400 -27,15 -81.480.092.950 -28,55
CP NCTT 28.907.972.837 23.337.652.183 28.369.925.544 -5.570.320.654 -19,27 5.032.273.361 21,56
CP SXC 143.318.310.040 152.178.754.998 218.202.729.404 8.860.444.958 6,18 66.023.974.406 43,39
Giá vốn
hàng bán
526.645.101.309 432.823.220.354 471.142.801.812 -93.821.880.955 -17,82 38.319.581.460 8,85
Để thuận tiện cho công tác phân tích và theo dõi số liệu, sau đây là bảng thống kê tình
hình tổng chi phí của công ty, bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản

lí doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác:
Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2013/2012 2012/2011
+/_ % +/_ %
GVHB 471.142.801.812 432.823.220.354 526.645.101.309 38.319.581.458 8,85 -93.821.880.955 (17,82)
CPTC 411.451.490 3.235.526.940 5.138.971.336 -2.824.075.450 (87,28) -1.903.444.396 (37,04)
CPBH 41.050.547.512 33.734.661.858 40.978.991.239 7.315.885.654 21,69 -7.244.329.381 (17,68)
CPQLDN 12.898.438.531 9.977.088.488 14.424.100.538 2.921.350.043 29,28 -4.447.012.050 (30,83)
CP khác 441.883.897 11.867.846.127 632.776.913 -11.425.962.230 (96,28) 11.235.069.214 1.775,52
Tổng chi
phí
525.945.123.242 491.638.343.767 587.819.941.335 34.306.779.475 6.98 -96.181.597.568 -16.36
Thông qua bảng phân tích và biểu đồ, ta thấy trong tổng chi phí thì giá vốn hàng bán
chiếm một tỷ trọng lớn nhất, luôn chiếm trên 88% tổng chi phí của công ty. Giá trị từng
năm lần lượt là 2011 là 526.645.101.309 VNĐ, năm 2012 là 432.823.220.354 VNĐ, năm
2013 là 471.142.801.812 VNĐ.
Giá vốn hàng bán năm 2012 đã giảm so với năm 2011 là 93.821.880.955 VNĐ, tương
ứng với tốc độ giảm là 17,82%. Sang năm 2013, thì giá vốn hàng bán đã tăng lên
38.319.581.458 VNĐ, tương ứng với tốc độ tăng là 8,85%. Vì chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng chi phí, nên sự biến động của giá vốn cũng chính là sự biến động của tổng chi phí.
Như trong năm 2012, giá vốn hàng bán giảm 17,82% đã làm tổng chi phí giảm
96.181.597.568 VNĐ, tương ứng với tốc độ giảm là 16,36%. Trong năm 2013, thì giá
vốn hàng bán đã tăng 8,85% làm cho tổng chi phí tăng lên 34.306.779.475 VNĐ, tương
ứng với tốc độ tăng là 6,98%. Lí do khiến cho giá vốn của công ty biến động tăng giảm
thất thường là do sự biến động của CP NVLTT, CP NCTT, CPSXC. Để có thể hiểu rõ hơn
chúng ta sẽ tìm hiều về các thành phần cấu thành nên giá vón:
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Biểu đồ: Tỷ trọng các chi phí trong giá vốn hàng bán
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào quan trọng, chiếm trung bình 45% tổng giá vốn hàng
bán ( năm 2013: 45%). Vì vậy, nếu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng hay giảm mạnh
sẽ tác động đến sự tăng hay giảm của giá vốn hàng bán.

Năm 2012, CP NVLTT giảm so với 2011 là 106.510.842.400 VNĐ, tương ứng với tốc độ
giảm là 27,15% làm cho giá vốn hàng bán năm 2012 giảm 17,82%. Sang năm 2013, CP
NVLTT tiếp tục giảm 81.480.092.950 VNĐ, tương ứng với tốc độ giảm là 28,55%. Tuy
nhiên, do CP NCTT và CPSXC đều tăng nên đã làm cho giá vốn hàng bán năm 2013 tăng
nhẹ 8,85%.
Chi phí nguyên vật liệu giảm mạnh qua 3 năm không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì
nguyên nhân không phải xuất phát từ khả năng kiểm soát tốt chi phí của doanh nghiệp.
Mà là do nhu cầu tiêu thụ yếu, lượng tồn kho cao, từ đó dẫn đến giảm giá nguyên liệu
đầu vào.
 Chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá vốn hàng bán, trung
bình gần 50% ( năm 2013 chiếm 49%). Năm 2012, chi phí nhân công trực tiếp giảm
5.570.320.654 VNĐ, tương ứng với tốc độ giảm là 19,27%. Còn năm 2013, CP NCTT
tăng lên 5.032.273.361 VNĐ, tương ứng với tốc độ tăng là 21,56%.
Nguyên nhân của sự biến động CP NCTT là do:
Trong năm 2012, quy mô của công ty giảm, doanh thu giảm, dẫn đến sản lượng sản xuất
giảm, nên công ty sẽ sa thải một số nhân viên để làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
Còn trong năm 2013, khi hoạt động kinh doanh có sự tốt hơn, quy mô hoạt động mở rộng
thì đòi hỏi công ty phải thuê thêm người để đảm bảo sản xuất.
Chi phí sản xuất chung
Trong cơ cấu giá vốn hàng bán, thì chi phí sản xuất chung chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng
lại có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2012, chi phí sản xuất chung tăng lên
8.860.444.958 VNĐ, tương ứng tăng 6,18%. Sang năm 2013, thì CP SXC tăng mạnh lên
66.023.974.406 VNĐ, tương ứng với tốc độ tăng là 43,39%.
Chi phí sản xuất chung thì có hai loại chi phí chính là chi phí khấu hao và chi phí dịch vụ
mua ngoài. Trong các năm, công ty đều có mua các thiết bị, máy móc, nhà cửa mới, có
thời gian khấu hao nhanh, làm cho chi phí khấu hao tăng lên, và để phục vụ sản xuất thì
dịch vụ mua ngoài cũng tăng lên.
Nhưng ta thấy, CPSXC chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá vốn nên tác đông của nó đến giá vốn
là không nhiều. Qua đó, cho thấy công ty có biến phí nhiều hơn định phí rất nhiều, từ đó

cho thấy công ty sẽ gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô.
• Chi phí Tài chính
Chi phí tài chính chiếm một phần khá nhỏ trong tổng chi phí của công ty, dưới 1%, đặc
biệt năm 2013 thấp nhất 0,07%. Chi phí TC gồm: Chi phí lãi vay, thủ tục phí bán chúng
khoán, lỗ đầu tư chứng khoán, lỗ chênh lệch tỷ giá, dự phòng giảm giá đầu tư chứng
khoán.
Chi phí tài chính năm 2012 giảm so với năm 2011 là 1.903.444.396 VNĐ, tương ứng với
tốc độ giảm là 37,04%. Năm 2013, chi phí TC tiếp tục giảm 2.824.075.450 VNĐ, tương
ứng với tốc độ giảm là 87,28%. Nhìn chung, chi phí tài chính có xu hướng là giảm qua
các năm. Nguyên nhân giảm là do:
- Chi phí lãi vay giảm mạnh năm 2012, và tăng nhẹ ở năm 2013, là do khoản vay
của công ty ở ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh
Cần Thơ năm 2012 công ty đã thanh toán, nên chi phí lãi vay giảm, sang năm
2013, công ty lại vay lại nên chi phí lãi vay tăng lên.
- Khoản lỗ do đầu tư chứng khoán giảm mạnh qua ba năm và khoản dự phòng giảm
giá đầu tư chứng khoán lại tăng mạnh.
• Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng chiếm 1 phần quan trọng trong tổng chi phí, chỉ đứng sau giá vốn hàng
bán, chiếm trên 8% tổng chi phí. Chi phí bán hàng gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định
và chi phí dịch vụ mua ngoài.
Ta thấy, năm 2012 chi phí bán hàng đã giảm 7.244.329.381 VNĐ, tương ứng với tốc độ
giảm là 17,68%. Năm 2013, thì chi phí này lại tăng lên 7.315.885.654 VNĐ, tương ứng
với tốc độ tăng là 21,69%.
Nguyên nhân làm chi chi phí này giảm năm 2012 là do cả chi phí khấu hao TSCĐ và chi
phí dịch vụ mua ngoài giảm: chi phí khấu hao giảm về 0 cho thấy các TSCĐ dùng cho
hoạt động bán hàng đã khấu hao hết. Còn chi phí dịch vụ mua ngoài giảm có thể là do
trong năm công ty đã quản lí chi phí này tốt hơn hoặc do trong năm hoạt động kinh doanh
của công ty kém đi, doanh thu giảm, nên các chi phí mua ngoài để bán sản phẩm cũng
giảm theo.
Sang năm 2013, chi phí này tăng lên là do chi phí dịch vụ mua ngoài tăng, còn chi phí

khấu hao TSCĐ không có vì công ty chưa mua lại TSCĐ mới. Chi phí dịch vụ mua ngoài
năm 2013 tăng là do năm 2013 tình hình kinh doanh đã tốt lên, doanh thu tăng, chi phí
bán hàng cũng tăng lên.
Biểu đồ: Biến động các thành phần của chi phí bán hàng
• Chi phí quản lí doanh nghiệp
Chi phí quản lí doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng chi phí của công ty,
chiếm 2% tổng chi phí ( năm 2013). Chi phí này biến động không đều qua từng năm.
Năm 2012, chi phí QLDN giảm 4.447.012.050 VNĐ, tương ứng với tốc độ giảm là
30,83%. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí cho nhân viên giảm, có thể do tình hình hoạt
động không tốt, nên công ty đã cắt giảm một số nhân viên hoặc giảm khen thưởng cho
nhân viên để giảm chi phí cho công ty.
Năm 2013 chi phí này lại tăng lên 2.921.350.043 VNĐ, tương ứng với tốc độ tăng là
29,28%. Nguyên nhân cũng là do chi phí cho nhân viên tăng lên vì năm nay công ty đã
kinh doanh tốt hơn nên tăng số lượng nhân viên hoặc tăng các khoản khen thưởng để
khuyến khích nhân viên làm việc hơn.
• Chi phí khác
Chi phí khác chiếm một phần khá nhỏ trong tổng chi phí của công ty. Chi phí khác là
những chi phí bất thường nên có sự tăng giảm không đều qua các năm, nhưng ảnh hưởng
không nhiều đến tổng chi phí. Năm 2012 chi phí khác tăng mạnh lên 11.235.069.214
VNĐ, tương ứng với tốc độ tăng là 1175,2%. Năm 2013 thì chi phí này lại giảm xuống
11.425.962.230 VNĐ, tương ứng với tốc độ giảm là 96,28%.
• Phân tích lợi nhuận
 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản chênh lệch giữa doanh thu BH
& CCDV với các khoản giảm trừ, giá vốn bán hàng.
Biểu đồ: Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ qua từng năm
Nhìn chung thì qua ba năm, lợi nhuận thu được từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công
ty giảm mạnh, nhưng biến động thất thường.
Năm 2012, lợi nhuận gộp giảm mạnh xuống 59.907.306.848 VNĐ, tương ứng với tốc độ
giảm là 53,18%. Nguyên nhân của sự giảm mạnh này là do doanh thu từ hoạt động bán

hàng và cung cấp dịch vụ giảm 24,05%, còn giá vốn hàng bán cũng giảm 17,82%.Tốc độ
giảm của doanh thu lớn hơn tốc độ giảm của chi phí là nguyên nhân làm cho lợi nhuận
gộp về BH & CCDV giảm.
Năm 2013, lợi nhuận gộp tăng nhẹ, tăng lên 9.600.213.263 VNĐ, tương ứng với tốc độ
tăng là 18,2%. Nguyên nhân là do trong năm thì doanh thu thuần về BH&CCDV tăng lên
9,87%, còn giá vốn hàng bán lại tăng 8,85%, tức là tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc
độ tăng của giá vốn.
 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là khoản chênh lệch từ doanh thu tài chính và chi phí tài
chính. Khoản lợi nhuận này cho ta thấy tình hình kinh doanh và hiệu quả hoạt động tài
chính của công ty. Vì hoạt động chủ yếu của công ty là bán hàng nên lợi nhuận từ hoạt
động tài chính thường là rất ít.
Biểu đồ: Lợi nhuận hoạt động tài chính qua các năm
Lợi nhuận từ hoạt động tài chinh của công ty giảm mạnh, năm sau nhỏ hơn năm trước.
Năm 2012, lợi nhuận từ HĐTC giảm gần 16 tỷ, tương ứng với tốc độ giảm là 78,4%.
Nguyên nhân là do năm 2012 doanh thu từ hoạt động tài chính giảm mạnh, giảm đến
70,14%, còn chi phí tài chính cũng giảm 230,04%. Tốc độ giảm của doanh thu lớn hơn
nhiều tốc độ giảm của chi phí tài chính làm cho lợi nhuận từ HĐTC giảm mạnh.
Năm 2013, lợi nhuận từ HĐTC tiếp tục giảm, giảm xuống 1,8 tỷ, với tốc độ giảm là 42%.
Nguyên nhân là do trong năm 2013, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 61,17%, còn
chi phí cũng giảm 87,28%, nhưng giá trị giảm của doanh thu lớn hơn chi phí nhiều nên
làm cho lợ nhuận tài chính giảm.
 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận tạo thành từ lợ nhuận gộp, lợi
nhuận HĐTC và trừ đi chi phí bán hàng và CP QLDN.
Biểu đồ: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh qua các năm
Qua biểu đồ ta thấy, lợi nhuận thuần thừ hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm
đều giảm.
Năm 2012, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty là 52.743.905.092 VNĐ,
giảm so với năm 2011 là 64.402.691.289 VNĐ, tương ứng với tốc độ giảm là 82,67%.

Nguyên nhân giảm là do như đã phân tích ở trên lợi nhuận gộp từ hoạt động BH&CCDV
và lợi nhuạn từ HĐTC đều giảm. Tuy chi phí bán hàng và chi phí QLDN đều giảm nhưng
vì cả hai chi phí này đều chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nên nó không tác động
nhiều đến lợi nhuận thuần.
Năm 2013, lợi nhuậ thuần từ hoạt động kinh daonh tiếp tục giảm, giảm 2.524.329.215
VNĐ, tương ứng tốc độ giảm là 18,7%. Nguyên nhân là do dù lợi nhuận gộp có tăng
nhưng lợi nhuận từ HĐTC lại giảm, chi phí bán hàng và chi phí QLDN lại tăng nên lợi
nhuận gộp tăng cũng không bù đắp được.
 Tóm lại, sau khi phân tích các khoản mục cấu thành nên lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh: ta thấy răng lợi nhuận từ HĐKD của công ty trong 3 năm giảm xuống
là do tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, doanh thu giảm nhiều,
nên dù giảm chi phí vẫn không làm tăng được lợi nhuận.
 Lợi nhuận khác:
Lợi nhuận khác phụ thuộc vào thu nhập khác và chi phí khác. Trong khi hai khoản mục
này thường biến động bất thường nên lợi nhuân khác cũng mang tính chất khó đoán trước
được.
Năm 2012, lợi nhuận khác tăng lên so với 2011 là 3.704.282.905 VNĐ, tương ứng với
tốc độ tăng là 597,25%. Nguyên nhân là do trong năm thu nhập khác tăng lên
14.939.352.119 VNĐ, còn chi phí khác cũng tăng lên 11.235.069.214 VNĐ, thu nhập
khác tăng lên nhiều hơn chi phí khác nên lợi nhuận khác tăng lên.
Năm 2013, , lợi nhuận khác giảm xuống 4.369.150.523 VNĐ, tương ứng với tốc độ giảm
là 101,03 %. Nguyên nhân là do trong năm thu nhập khác giảm xuống 15.795.112.753
VNĐ, còn chi phí khác cũng giảm xuống 11.425.962.230 VNĐ, thu nhập khác giảm
nhiều hơn chi phí khác nên lợi nhuận khác giảm xuống.
 Lợi nhuận kế toán trước thuế

×