Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đạo đức kinh doanh và những vấn đề đạo đức đang nổi lên hiện nay của các doanh nghiệp việt nam và các giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.25 KB, 9 trang )

lOMoARcPSD|21911340

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ



TIỂU LUẬN MƠN QUẢN TRỊ HỌC
Đề tài:

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC ĐANG
NỔI LÊN HIỆN NAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ
CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

ĐỌA
Giảng viên: Lê Việt Hưng
Mã lớp học phần: 22C1MAN50200107 (Lớp
chiều thứ 5)
Họ và tên sinh viên: Dương An Thơ
Mã số sinh viên: 3121027023

TP.Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 11 năm 2022


lOMoARcPSD|21911340

MỤC LỤC
1. Khái niệm về đạo đức kinh doanh..............................................................................................................1
2.Thực trạng đạo đức trong kinh doanh hiện nay ở Việt Nam........................................................................2
2.1. Nhận thức của người Việt Nam về đạo đức kinh doanh.......................................................................2


2.2. Một số ví dụ điển hình về vi phạm đạo đức kinh doanh ở Việt Nam...................................................3
2.2.1. Vấn đề xăng dầu...........................................................................................................................3
2.2.2. Vấn đề tài chính............................................................................................................................3
2.2.3. Vấn đề thực phẩm.........................................................................................................................4
2.2.4. Quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động.....................................................................4
3. Đề xuất một số giải pháp ngăn chặn các hành vi kinh doanh phi đạo đức của doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay.................................................................................................................................................................. 5
3.1. Giải pháp chính trị...............................................................................................................................5
3.2. Giải pháp kinh tế..................................................................................................................................6
3.3. Nâng cao nhận thức và tư tưởng về đạo đức kinh doanh ở Việt Nam..................................................6
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................................8


lOMoARcPSD|21911340

1. Khái niệm về đạo đức kinh doanh
Nghiên cứu về đạo đức là một truyền thống lâu đời trong xã hội lồi người, bắt nguồn từ
những niềm tin về tơn giáo, văn hóa và tư tưởng triết học. Đạo đức liên quan tới những cam kết
về luân lý, trách nhiệm và công bằng xã hội. Đạo đức trong tiếng Anh là ethics, từ này bắt
nguồn từ tiếng Hy Lạp ethiko và ethos, nghĩa là phong tục hoặc tập quán. Như Aristoteles đã
nói, khái niệm trên bao gồm ý tưởng cả về tính chất và cách áp dụng. Vì vậy, đạo đức phản ánh
tính cách của cá nhân và trong thời đại ngày nay thì có thể nói lên cả tính chất của một doanh
nghiệp, vì doanh nghiệp chính là tập hợp của các cá nhân.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều khái niệm về đạo đức kinh doanh,
trong đó khái niệm sau có thể được coi là đơn giản nhất: Đạo đức kinh doanh là những nguyên
tắc được chấp nhận để phân định đúng sai, nhằm điều chỉnh hành vi của các nhà kinh doanh.
Định nghĩa này khá chung chung, vì thế cũng bỏ qua nhiều nhân tố quan trọng, ví dụ như:
những loại hành vi nào những nguyên tắc đạo đức có thể điều chỉnh; Hay những ai có thể được
coi là “nhà kinh doanh” và hành vi của họ cần được điều chỉnh như thế nào?
Ý thức được sự phức tạp của vấn đề, Ferrels và John Fraedrich có một cách định nghĩa

khác về đạo đức kinh doanh: theo đó “Đạo đức kinh doanh bao gồm những nguyên tắc cơ bản
và tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi trong thế giới kinh doanh. Tuy nhiên, việc đánh giá một hành
vi cụ thể là đúng hay sai, phù hợp với đạo đức hay không sẽ được quyết định bởi nhà đầu tư,
nhân viên, khách hàng, các nhóm có quyền lợi liên quan, hệ thống pháp lý cũng như cộng
đồng”.
Theo định nghĩa này, đạo đức kinh doanh có rất nhiều điểm chung với sự tuân thủ luật
pháp, trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, những vấn đề có liên quan đến quyền lợi và
nghĩa vụ về mặt đạo lý giữa công ty với cổ đông: như trách nhiệm ủy thác, so sánh khái niệm
cổ đông với khái niệm người có chung quyền lợi…Điều này có nghĩa là đạo đức kinh doanh
không chỉ bao gồm việc tuân thủ pháp luật mà còn quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi cho
những người có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và quyền lợi của cộng đồng.


lOMoARcPSD|21911340

2.Thực trạng đạo đức trong kinh doanh hiện nay ở Việt Nam
2.1. Nhận thức của người Việt Nam về đạo đức kinh doanh
Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, mọi hoạt động kinh doanh đều do Nhà
nước chỉ đạo, vì vậy những hành vi có đạo đức được coi là những hành vi tuân thủ lệnh
cấp trên. Do hầu hết hàng hóa tiêu dùng đều khan hiếm, để mua được đã là rất khó, nên
khơng ai có thể phàn nàn về chất lượng hàng hóa. Vì cầu vượt q cung, chất lượng phục
vụ trong mạng lưới cung cấp vô cùng thấp nhưng ít người dám than phiền. Các tổ chức
kinh tế hầu hết đều thuộc sở hữu nhà nước, nên không cần quan tâm đến vấn đề thương
hiệu hay sở hữu trí tuệ.
Thời gian gần đây, do áp lực của tiến trình tồn cầu hóa, vấn đề đạo đức kinh
doanh đã bắt đầu được đề cập qua các báo và tạp chí, nhưng thường chỉ dừng lại ở việc
thơng tin và nhận định về những sự kiện có liên quan đến đạo đức kinh doanh, chứ không
đưa ra một khái niệm cụ thể nào về đạo đức kinh doanh. Nhiều trường Đại học khối kinh
tế chưa có mơn học về đạo đức kinh doanh, hoặc nếu có cũng chỉ là hình thức mơn tự
chọn. Trong nội dung của các mơn học có liên quan như kinh doanh quốc tế hay quản trị

kinh doanh cũng chưa đề cập đến khái niệm này, hoặc nếu có thì nội dung cũng q sơ
sài, có trường hợp coi đạo đức kinh doanh chỉ là việc tuân thủ pháp luập trong kinh
doanh. Quan niệm như vậy là quá hạn hẹp, chưa đánh giá hết tầm quan trọng của khái
niệm này. Chính vì vậy, mặc dù thường được nghe về đạo đức kinh doanh nhưng cách
hiểu của người dân, của các doanh nghiệp về vấn đề này còn khá mơ hồ.
Đạo đức đã được con người nghiên cứu từ rất lâu, và luôn gắn liền với mọi hoạt
động trong cuộc sống của con người. Các vấn đề về đạo đức không được qui đinh rõ
trong một bộ luật nào nhưng con người xem nó như những chuẩn mực chung, những qui
tắc xử sự chung của toàn xã hội. Đạo đức kinh doanh cũng đã xuất hiên từ rất lâu nhưng
nó chỉ bắt đầu được nghiên cứu nghiêm túc, và phát triển thành một ngành khoa học vào
nửa sau thế kỷ XX. Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác
dụng điều chỉnh, đánh giá và kiểm soát hành vi của chủ thể kinh doanh. Ngày nay đạo
đức kinh doanh rất được nhiều người quan tâm, khi trên thị trường số hành vi vi phạm
đạo đức kinh doanh ngày một tăng. Rất nhiều doanh nghiệp vì lợi nhuận nên đã có những
hành vi phi đạo đức trong kinh doanh như: việc xã chất thải của công ty Vedan, trà trộn


lOMoARcPSD|21911340

hàng giả xuất xứ của Khaisilk, kinh doanh thuốc giả của VNpharma…..Vì thế, đạo đức
kinh doanh ở Việt Nam đã và đang đặt ra những vấn đề cả trên phương diện lý luận cũng
như thực tiễn khác với những nước phát triển.
2.2. Một số ví dụ điển hình về vi phạm đạo đức kinh doanh ở Việt Nam
2.2.1. Vấn đề xăng dầu
Dù đã nghe rất nhiều thông tin về chuyện gian lận xăng dầu nhưng hầu như người
tiêu dùng vẫn khơng thể có cách nào để bảo vệ mình trước các trò gian lận của những chủ
cây xăng thiếu đạo đức kinh doanh trong việc đong đếm. Không những vậy cịn xuất hiện
thêm trường hợp sử dụng hóa chất để làm xăng giả. Cho đến thời điểm này người tiêu
dùng thực sự bó tay trước các thủ đoạn gian lận ngày càng tinh vi của nhà kinh doanh
xăng dầu gian dối, và qua vụ việc sử dụng aceton trong xăng vừa rồi người tiêu dùng lại

càng thêm thất vọng.
Bên cạnh đó, gần đây xuất hiện việc thiếu hụt xăng dầu trầm trọng do cây xăng đột
ngột đóng cửa hàng loạt mặc dù trong kho cịn nhiều xăng dầu nhưng khơng bán khiến
cho người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn. Khơng những vậy, nhiều người còn trục lợi
bằng cách gom xăng và bán lại với giá gấp đôi so với giá bán hiện tại.
2.2.2. Vấn đề tài chính
Trong thời gian gần đây, chính phủ đã thực hiện chính sách tăng lãi suất để kiềm chế
lạm phát dòng tiền đầu tư từ nhiều nơi tất yếu đổ về ngân hàng. Các ngành bị ảnh hưởng
trầm trọng nhất trong số đố là bất động sản, chứng khoản, sản xuất,… tuy nhiên các nhà
môi giới, nhân viên kinh doanh các lĩnh vực này vẫn ra sức hô hào dắt mũi các nhà F0.
Điều này cho thấy những người này ít hiểu biết hoặc khơng có tâm hoặc cả khơng có tầm
lẫn khơng có tâm.
Trong đợt khủng hoảng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), nhiều
nhân viên kinh doanh của các ngân hàng khác đã đến tận chi nhánh của SCB để phát tờ rơi
và hướng dẫn người dân đến gửi tiền tại ngân hàng mình. Việc cạnh tranh khơng lành
mạnh, “thừa nước đục thả câu” cho thấy phần nào sự suy giảm đạo đức trong kinh doanh
của một bộ phận nhân viên này.
2.2.3. Vấn đề thực phẩm
Thực phẩm không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể con người, mà


lOMoARcPSD|21911340

cịn đóng vai trị quan trọng cho việc bảo vệ sức khỏe người dân. Việc sữa sản xuất từ
Trung Quốc có chứa chất melamine dẫn đến tử vong cho một số trẻ em là một cảnh báo
buộc chính phủ các nước quan tâm hơn đến việc đề ra những tiêu chuẩn an toàn và vệ
sinh gắt gao, những quy chế luật pháp để ngăn ngừa. Tại Việt Nam, vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm cũng đang được đưa lên đến mức báo động. Từ những quán nhỏ lẻ bên
đường với sản phẩm phở, hủ tiếu, cháo… người ta không ngại lừa đối khách hàng bằng
những chiêu thức khá tinh vi như sử dụng những hóa chất trong bảo quản hoặc tái sinh

nguyên liệu để tăng thêm lợi nhuận, hay những lò rượu đưa ra thị trường những sản phẩm
chứa hóa chất cồn cơng nghiệp độc hại đến 70%. Và cho đến những doanh nghiệp lớn
như các công ty thủy hải sản của Việt Nam làm ăn gian dối bắng cách đưa tạp chất vào
trong sản phẩm để tăng trọng lượng.
2.2.4. Quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động
Thời gian qua, đình cơng đang là một vấn đề nóng tại Việt Nam, theo thống kê
vào đầu năm 2022, đã có gần 30 vụ đình cơng xảy ra trên cả nước. Nguyên nhân chính
là do bất đồng trong chính sách chi trả lương, thưởng tại doanh nghiệp. Điển hình như
cuộc ngừng việc tập thể kéo dài 4 ngày, xảy ra trước tết tại Cơng ty TNHH Pouchen
Việt Nam, có trụ sở tại tỉnh Đồng Nai. Có tới 16.158 lao động ngừng việc tập thể do
không đồng ý việc công ty giảm tiền thưởng cuối năm 2021 so với năm 2020 là 30%.
Bên cạnh đó, việc đảm bảo an tồn cho người lao động không được giải quyết
thấu đáo, dẫn đến những trường hợp tại nạn lao động thương tâm và đáng bị lên án về
mặt đạo đức. Cụ thể như:
- Người lao động không được trang bị đầy đủ các trang thiết bị an tồn lao động cố tình
duy trì các điều kiện nguy hiểm và khơng đảm bảo sức khỏe tại nơi làm việc.
- Che dấu thông tin về mối nguy hiểm của công việc, làm ngơ trước một vụ việc có thể dự
đốn được và có thể phòng ngừa được.
- Buộc người lao động thực hiện những cơng việc nguy hiểm mà khơng cho phép họ có
cơ hội từ chối, bất chấp thể trạng, bất chấp khả năng và năng lực của họ.
- Không phổ biến kỹ lưỡng các quy trình, quy phạm sản xuất và an tồn lao động cho
người lao động.
- Khơng thường xun kiểm tra các thiết bị an toàn lao động để đề ra các biện pháp khắc

Downloaded by vu quang ()


lOMoARcPSD|21911340

phục.

- Khơng thực hiện các biện pháp chăm sóc y tế và bảo hiểm hay không tuân thủ các quy
định của ngành, quốc gia về an toàn.
3. Đề xuất một số giải pháp ngăn chặn các hành vi kinh doanh phi đạo đức của
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
3.1. Giải pháp chính trị
Muốn cho doanh nhân Việt Nam chứng tỏ được tài năng, đạo đức của họ cần phải
xây dựng một chế độ dân chủ thực sự, một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa của nó. Nhà
nước phải là người đại diện quyền lợi của toàn xã hội, là người điều chỉnh các lợi ích
chính đáng của mọi cá nhân, mọi thành phần kinh tế. Từ đó Nhà nước phải ban hành
những văn bản pháp luật, có những chính sách công bằng, hợp lý để giúp cho Doanh nhân
được tự do “cạnh tranh lành mạnh”, “phát triển bình đẳng”, “phục vụ trung thực”. Pháp
luật cần chặt chẽ, chính xác, quy định những điểm doanh nhân được làm tức là những
điều pháp luật không cấm. Đồng thời cũng cần xác định vấn đề hình sự và hoạt động kinh
doanh bn bán, khơng hình sự hóa những vấn đề phức tạp của hoạt động này.
Ban hành pháp luật là quan trọng, nhưng người thực thi pháp luật mang tính quyết
định. Do vậy, cần phải chống tiêu cực trong bộ máy quyền lực của Đảng và bộ máy Nhà
nước, loại bỏ những phần tử thối hóa, biến chất ra khỏi bộ máy Đảng và Nhà nước từ
Trung ương đến các địa phương, các ngành, các cấp. Doanh nhân Việt Nam cần phải tham
gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay, việc làm này rất khó khăn nhưng có ý
nghĩa rất to lớn.
3.2. Giải pháp kinh tế
Những vấn đề như: thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lợi ích
của doanh nhân, lợi ích xã hội, chế độ sở hữu tư nhân trong xã hội xã hội chủ nghĩa… cần
phải được làm rõ để xác lập quan hệ đạo đức và giá trị, chuẩn mực đạo đức trong xã hội.
Đây là những vấn đề có liên quan đến đạo đức của Doanh nhân. Theo Forbes thì “Việc
khơng có một nhà tỷ phú nào cho thấy quốc gia đó cịn nhiều hạn chế trong việc khuyến
khích làm giàu. Tại đó cịn tồn tại nhiều chính sách chưa hợp lý, hệ thống tài chính – thuế
khóa chưa minh bạch, cơ chế với sự phát triển của doanh nhân cịn bó buộc”.
3.3. Nâng cao nhận thức và tư tưởng về đạo đức kinh doanh ở Việt Nam


Downloaded by vu quang ()


lOMoARcPSD|21911340

Vấn đề giáo dục đạo đức cho doanh nhân là vấn đề của toàn xã hội và là vấn đề
tự ý thức của chính giới doanh nhân. Đối với xã hội cần phải nâng cao nhận thức về vai
trò của doanh nhân, giá trị xã hội của danh nhân bằng sự tôn vinh doanh nhân.
Các cơ quan hữu quan cần có những biện pháp để khuyến khích doanh nghiệp
có thành tích trong đạo đức kinh doanh như trong các giải Sao Vàng Đất Việt, Bơng Hồng
Vàng… có thể đưa việc có thành tích trong đạo đức kinh doanh là một tiêu chuẩn để xét.
Các cơ quan thông tin đại chúng có thể đăng bài tơn vinh những doanh nghiệp đạt tiêu
chuẩn này… Ngược lại, các cơ quan quản lý cũng cần có biện pháp phạt những doanh
nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh với mức phạt tương xứng.
Cũng như văn hóa, đạo đức nói chung và đạo đức kinh doanh nói riêng là
những phạm trù phức tạp, cần nhiều thời gian và cơng sức để hồn thiện và phát triển. Là
một quốc gia đang phát triển, mới tham gia vào tiến trình tồn cầu hóa, những phạm trù
như văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh còn khá mới mẻ ở Việt nam. Được biết trong
thời gian tới, chính phủ Việt Nam đang có chủ trương nâng cao trình độ nhận thức cho
người dân và doanh nghiệp về các vấn đề có liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế và
tồn cầu hóa. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang khuyến cáo các trường Đại học và Cao
đẳng cần đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với trình độ chung trên thế giới. Có
được những yếu tố thuận lợi này và truyền thống đạo đức lâu đời của người Việt Nam, hy
vọng là trong thời gian tới, nhận thức của người Việt Nam về đạo đức kinh doanh sẽ
nhanh chóng được nâng cao, góp phần duy trì sự phát triển bền vững và nâng cao chất
lượng đời sống cho người dân Việt Nam .

Downloaded by vu quang ()



lOMoARcPSD|21911340

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brenner, S. N. (1992). Ethics Programs and Their Dimensions. NXB Springer.
2. Ánh Hồng - Thảo Lê. Xử lý việc lôi kéo khách hàng của SCB sang gửi tiền ở

ngân hàng khác(09/10/2022). Truy cập ngày 01/11/2022 tại:
/>3. TS. Nguyễn Hoàng Ánh. Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam - Thực trạng và giải
pháp.
4. TS. Trần Văn Thi. Vấn đề đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập.

Downloaded by vu quang ()



×