Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Khảo sát nhu cầu sử dụng và hành vi mua điện thoại của sinh viên ueh k48

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.7 KB, 22 trang )

lOMoARcPSD|21993952

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC - TRƯỜNG KINH DOANH UEH
KHOA MARKETING

-----oOo-----

BÁO CÁO DỰ ÁN NGHIÊN CỨU

Khảo sát nhu cầu sử dụng và hành vi mua
điện thoại của sinh viên UEH K48
BỘ MÔN: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH
Giảng viên
: Nguyễn Văn Trãi
Sinh viên thực hiện : Lìu Hy Doanh
Nguyễn Hạnh Minh Anh
Trần Mỹ Nhã
H’loan Niê
Nguyễn Quỳnh Như
Lớp
: MR001 - Khóa 48

TP HCM, ngày 22/12/2022

1


lOMoARcPSD|21993952

DANH SÁCH THÀNH VIÊN


NHĨM 4
Thành viên

Tỷ lệ % đóng góp

1. Nguyễn Hạnh Minh Anh

100%

2. Lìu Hy Doanh

100%

3. Trần Mỹ Nhã

100%

4. Nguyễn Quỳnh Như

100%

5. H’loan Niê

100%

BÀI LUẬN NHÓM 4
ĐỀ TÀI: Khảo

sát nhu cầu sử dụng và hành vi mua điện thoại
của sinh viên UEH K48

1/ Phần chung:
Tóm tắt: Thống kê được xem là một môn học quan trọng và được áp dụng nhiều
trong đời sống thực tế. Do đó, chúng em không chỉ học tập qua kiến thức từ giảng
viên, tài liệu, sách vở… mà cần phải trải nghiệm áp dụng thực tế, từ đó rút ra nhiều
kinh nghiệm cũng như bài học cho bản thân thông qua dự án “Khảo sát nhu cầu sử
dụng và hành vi mua điện thoại của sinh viên UEH K48”. Để có thể thực hiện dự án
một cách chính xác, nhóm chúng em đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của các bạn sinh
viên UEH K48. Qua báo cáo này chúng ta có thể hiểu rõ hơn về tâm lý, nhu cầu, lý
do,... của sinh viên đối với mảng điện thoại thông minh cũng như tầm ảnh hưởng của
chúng trong việc được sử dụng như một người bạn đồng hành bên ta. Đồng thời qua dự
án cũng giúp chúng em tích lũy thêm kinh nghiệm cho những công việc tương lai.

2


lOMoARcPSD|21993952

MỤC LỤC
1.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI................................................................................................4
1.1. Cơ sở hình thành đề tài nghiên cứu..................................................................................4
1.2 Mục tiêu của đề tài..............................................................................................................5
1.2.1 Mục tiêu chung..................................................................................................5
1.2.2 Mục tiêu cụ thể..................................................................................................5
1.3 Phạm vi và đối tượng khảo sát...........................................................................................5

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................................................5
2.1 Cơ sở lý thuyết....................................................................................................................5
2.1.1 Tổng quan về sản phẩm smartphone..................................................................5

2.1.2 Đối tượng sinh viên đại học K48 UEH................................................................6
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................6
3.1 Mục tiêu dữ liệu..................................................................................................................6
3.2 Cách tiếp nhận dữ liệu.......................................................................................................6
3.3 Kế hoạch phân tích.............................................................................................................6
3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................................6
3.3.2 Xây dựng bảng câu hỏi......................................................................................6
3.4 Độ tin cậy và độ giá trị.......................................................................................................7
4. PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................7
4.1 Phân tích mơ tả...................................................................................................................7
4.1.1 Giới tính sinh viên tham gia khảo sát..................................................................7
4.1.2 Hãng điện thoại sinh viên đang dùng..................................................................8
4.1.3 Thời gian sử dụng điện thoại trong một ngày của sinh viên.................................9
4.1.4 Mục đích sử dụng điện thoại chủ yếu của sinh viên...........................................10
4.1.5 Ý định thay đổi điện thoại của sinh viên............................................................11
4.1.6 Mức độ đồng ý của sinh viên về lý do đổi điện thoại..........................................11
4.1.7 Mức độ đồng ý của sinh viên về lý do không đổi điện thoại................................12
4.1.8 Yếu tố quyết định khi lựa chọn điện thoại.........................................................13
4.1.9 Mức giá sẵn sàng chi khi lựa chọn điện thoại....................................................15
4.2.Ước lượng trung bình tổng thể........................................................................................16
5. ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN, HẠN CHẾ........................................................................16
5.1 Đề xuất giải pháp..............................................................................................................16
5.2 Kết luận.............................................................................................................................18
5.3 Hạn chế của dự án............................................................................................................18
LỜI CẢM ƠN CHÂN THÀNH.......................................................................................19
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 20
BẢNG KHẢO SÁT CÂU HỎI........................................................................................20

3



lOMoARcPSD|21993952

1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở hình thành đề tài nghiên cứu
Trong thời đại tồn cầu hóa hiện nay, sự phát triển công nghệ, tiến bộ khoa học kĩ
thuật đã và đang cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Trong đó, smartphone
được xem là phát minh vĩ đại của nhân loại, giúp người tiêu dùng có thể giữ liên lạc
với người thân hay trong công việc đơn giản và tiện lợi hơn, “giết” thời gian rảnh như
chơi game, nghe nhạc, đọc báo,... và cũng như vậy, điện thoại thông minh là người bạn
đồng hành quan trọng của sinh viên đại học trong quá trình học tập.
Các báo cáo ước tính rằng số lượng người dùng điện thoại thơng minh tồn cầu sẽ
tiếp tục tăng và đạt 6,8 tỷ người vào năm 2023. Với dân số toàn cầu dự kiến hơn 8 tỷ
người vào thời điểm đó, điều đó có nghĩa là tỷ lệ sử dụng điện thoại thơng minh vào
năm 2023 sẽ vào khoảng 85%. Nói cách khác, cứ 10 người trên thế giới thì có hơn 8
người sẽ được trang bị điện thoại thơng minh. Chính vì thế, thị trường điện thoại đang
cạnh tranh khốc liệt, các hãng sản xuất điện thoại phải luôn không ngừng nghiên cứu
thị trường và tâm lý khách hàng để cải thiện chiến lược sản xuất. Nhận thấy sinh viên
là một nhóm đối tượng tiềm năng trong thị trường điện thoại thơng minh vì tính tất yếu
của sản phẩm trong đời sống sinh hoạt và học tập, chúng em đã tiến hành bài khảo sát
này nhằm tìm hiểu thêm về tâm lý, hành vi của sinh viên trong việc mua và sử dụng
điện thoại. Từ đó có thể thu hút các đối tượng khách hàng sinh viên cho các nhà sản
xuất, cải thiện doanh thu. Và ta có một số câu hỏi đặt ra là: (đối với thị trường trong
phạm vi khách hàng là cách sinh viên) Sinh viên lựa chọn như thế nào trong một thị
trường rộng lớn, đầy tiềm năng với sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều thương hiệu thống
trị ngành công nghệ thế giới như vậy? Các yếu tố nào tác động quyết định mua điện
thoại thông minh của họ? Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt như vậy, làm thế nào để
các doanh nghiệp sản xuất có thể thuyết phục được sinh viên và tìm được một chỗ
đứng vững chắc trên thị trường.
Để trả lời những câu hỏi trên, việc thấu hiểu hành vi tiêu dùng và các yếu tố ảnh

hưởng đến quyết định mua smartphone của sinh viên là điều vô cùng cần thiết và có
ý nghĩa đối với doanh nghiệp cơng nghệ điện tử Việt Nam. Nhận thấy được điều đó,
nhóm chúng em đã chọn đề tài “Khảo sát nhu cầu sử dụng và hành vi mua điện thoại
của sinh viên UEH K48”. Đề tài sẽ góp phần giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc về
thị trường sản phẩm điện thoại thông minh cũng như là hành vi và quyết định mua
sắm của sinh viên đối với mặt hàng này.

4


lOMoARcPSD|21993952

1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn smartphone của sinh viên
K48. Qua đó, biết được yêu cầu, mong muốn, sở thích của sinh viên qua các sản
phẩm smartphone muốn sử dụng. Từ đó, có thể đáp ứng được nhu cầu thị hiếu,
khách quan của sinh viên về quyết định sử dụng sản phẩm smartphone như người
bạn đồng hành trong quá trình học tập, phát triển bản thân đồng thời góp phần tăng
doanh thu của những cơng ty sản xuất.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
● Khảo sát tìm hiểu nhu cầu sử dụng smartphone của sinh viên đại học K48 UEH
● Yếu tố ảnh hưởng đến quy định lựa chọn sản phẩm
● Những ý kiến, nhận định của sinh viên K48 UEH có hoặc chưa có ý định đổi
điện thoại thông minh mới.
● Tổng hợp những nhận xét, mong muốn về smartphone tốt hơn trong tương lai.
Từ đó giúp nhà sản xuất sản phẩm smartphone đánh đúng vào thị trường tiêu dùng
góp phần tăng trưởng doanh số.


1.3 Phạm vi và đối tượng khảo sát
- Thời gian nghiên cứu : 20/12– 30/12/2022
- Đối tượng khảo sát : Sinh viên K48 Đại học UEH.
- Hình thức khảo sát : Khảo sát trực tuyến Google Form.
- Số mẫu khảo sát : 150 mẫu qua chọn lọc còn 100 mẫu.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Tổng quan về sản phẩm smartphone
- “Smartphone” là một thuật ngữ tiếng anh, nó có nghĩa là "điện thoại thông minh"
dùng để chỉ một thiết bị cầm tay là điện thoại nhưng đa chức năng. Sản phẩm tích
hợp nhiều chức năng như máy ảnh, trình duyệt web đến màn hình hiển thị có độ
phân giải cao (so với điện thoại nghe - gọi di động phiên bản cũ). Ngồi ra,
smartphone cịn cần phải sở hữu màn hình cảm ứng, bộ nhớ lưu trữ cùng các cảm
biến,... nhằm đảm bảo người dùng có thể sử dụng chúng một cách nhanh chóng và
tiện lợi nhất.
- Sản phẩm smartphone bao gồm các tính năng thành phần cốt lõi như vi xử lý,
RAM,những phần cứng khác... hệ điều hành và ứng dụng tạo nên những tính năng
hiện đại đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Trong đó có những thương hiệu điện thoại
nổi tiếng như Samsung, Apple, Xiaomi, Oppo và Vivo…

5


lOMoARcPSD|21993952

2.1.2 Đối tượng sinh viên đại học K48 UEH
-

Là những sinh viên năm nhất đại học UEH các ngành như Kế tốn, Kinh doanh

Quốc tế, Tài chính, Kinh doanh Thương Mại,…
- Đặc điểm chung: bắt đầu tự quản lý tiền bạc, thời gian; mở rộng mối quan hệ,…
- Lý do ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm smartphone: kiểu dáng, thương
hiệu, cấu hình, tính năng…

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu dữ liệu
Mục tiêu chính của việc khảo sát, thu nhập dữ liệu là để có các thơng tin liên quan
đến việc sử dụng smartphone, những yếu tố đó ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn, sở
thích mong muốn smartphone của sinh viên trong tương lai để các nhà sản xuất nắm
bắt được nhu cầu thị trường từ đó làm gia tăng doanh số.

3.2 Cách tiếp nhận dữ liệu
Sử dụng dữ liệu sơ cấp, do nhóm thu nhập trực tuyến từ sinh viên đại học K48
UEH.

3.3 Kế hoạch phân tích.
3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Dùng phương pháp định lượng với mẫu là… sinh viên thông qua những câu hỏi
trên Google Forms của những sinh viên Đại học K48 UEH.
- Dùng các loại thang đo như thang đo định danh, khoảng,... để phân tích, tính tốn
các kết quả thu được.
- Thiết kế một bảng những câu hỏi trên Google Forms để thu thập câu trả lời của
sinh viên.

3.3.2 Xây dựng bảng câu hỏi
3.3.2.1 Sơ lược về dữ liệu cần thu nhập
- Xác định những nội dung, khía cạnh, liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Liệt kê ra các đặc điểm mang tính cá nhân như: giới tính, thương hiệu yêu chuộng,
thiết kế; các đặc điểm mong muốn về sản phẩm smartphone trong tương lai.

3.3.2.2 Các dạng câu hỏi và cách đặt câu hỏi
- Sử dụng đa dạng câu hỏi, chọn một đáp án.
- Đặt câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu; tránh đặt câu hỏi dài dịng, mang tính một
chiều, định kiến; hạn chế những câu hỏi phải suy nghĩ phức tạp.
- Dùng từ ngữ thông dụng, tránh sử dụng từ ngữ địa phương.

6


lOMoARcPSD|21993952

3.4 Độ tin cậy và độ giá trị
- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy và tính chính xác của dữ liệu: Người thực
hiện khảo sát chỉ làm cho có, khơng nhìn kỹ các câu trả lời được nêu ra; chưa đa dạng các
câu hỏi hoặc câu trả lời về đề tài nghiên cứu;…
- Cách đề phòng và khắc phục: Khi làm khảo sát, người thực hiện khảo sát phải đọc từ
từ, rõ ràng câu hỏi được nêu ra để chọn ra câu trả lời phù hợp nhất. Chọn nơi đăng bài
khảo sát phù hợp để tránh các dữ liệu rác, không đúng đối tượng.

4. PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Phân tích mơ tả
4.1.1 Giới tính sinh viên tham gia khảo sát
Bảng 1: Thể hiện tần số nam và nữ tham gia khảo sát

Giới tính

Tần số

Tần suất


Tần suất phần trăm

Nam

37

0,3737

37%

Nữ

63

0,63

63%

Tổng số

100

1

100%

Biểu đồ thể hiện tần suất giới tính của sinh viên tham gia khảo sát
Nhận xét:
- Sau khi nghiên cứu, thu nhập thông tin về hành vi lựa chọn của sinh
viên đại học K48 UEH, nhóm đã tiến hành phân tích và chọn lọc dữ

liệu thu được từ 100 sinh viên K48. Trong đó, số lượng sinh viên nữ
chiếm 63% và sinh viên nam chiếm 37%.
7


lOMoARcPSD|21993952

- Qua bảng tần số và biểu đồ trên ta kết luận số sinh viên nữ tham gia
khảo sát nhiều hơn sinh viên nam.

4.1.2 Hãng điện thoại sinh viên đang dùng
Bảng 2: Bảng tần số thể hiện hãng điện thoại sinh viên dùng
Hãng

Tần số

Tần suất

Tần suất phần
trăm

Apple

33

0,33

33%

Samsung


38

0,38

38%

Oppo

12

0,12

12%

Xiaomi

7

0,07

7%

Vivo

3

0,03

3%


Khác

7

0,07

7%

Tổng

100

1

100%

Biểu đồ thể hiện hãng điện thoại sinh viên dùng
Nhận xét:
- Qua khảo sát, ta có thể thấy được Apple và Samsung là hai hãng điện
thoại thông minh được sinh viên sử dụng nhiều nhất, lần lượt chiếm
33% và 38%.
8


lOMoARcPSD|21993952

- Phần trăm số sinh viên sử dụng các hãng Oppo, Xiaomi, Vivo lần lượt
là 12%, 7% và 3%.
- Cuối cùng, tỉ lệ số sinh viên sử dụng các hãng điện thoại khác là 7%.


4.1.3 Thời gian sử dụng điện thoại trong một ngày của sinh viên
Bảng 3: Bảng tần số thể hiện thời gian sử dụng điện thoại trong một ngày
của sinh viên
Tần suất sử dụng
điện thoại

Tần số

Tần suất

Tần suất phần trăm

< 4 giờ

7

0.07

7%

4 giờ

18

0.18

18%

5 giờ


35

0.35

35%

6 giờ

22

0.22

22%

7 giờ

10

0.10

10%

8 giờ

6

0.06

6%


≥ 9 giờ

2

0.02

2%

100

1.00

100%

Tổng

Biểu đồ thể hiện thời gian sử dụng điện thoại trong ngày của sinh viên
Nhận xét:
-

Qua khảo sát có thể thấy thời gian sử dụng điện thoại của sinh viên trong
ngày chủ yếu dao động từ 4 đến 6 giờ, thời gian sử dụng điện thoại trong
9


lOMoARcPSD|21993952

ngày từ 8 giờ trở lên chiếm số lượng rất ít. Ta có thể thấy thời gian sinh viên
dùng smartphone để tìm kiếm thơng tin, học tập, giải trí,… chiếm thời gian

tương đối lớn.

4.1.4 Mục đích sử dụng điện thoại chủ yếu của sinh viên
Bảng 4: Bảng thể hiện tần suất mục đích sử dụng điện thoại chủ yếu
của sinh viên
Mục đích sử dụng
điện thoại chủ yếu

Tần số

Tần suất

Tần suất
phần trăm

Học tập

23

0,23

23%

Cơng việc

7

0,07

7%


Liên lạc

22

0,22

22%

Giải trí

48

0,48

48%

Tổng

100

1

100%

Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng chủ yếu của sinh viên
Nhận xét:
Qua biểu đồ trên, ta kết luận mục đích sử dụng điện thoại chủ yếu nhiều nhất của
sinh viên là để giải trí trong những ngày căng thẳng,chiếm tỉ lệ 48%. Trong đó mục
đích sử dụng điện thoại chủ yếu ít nhất là để cơng việc, khoảng 7%. Cịn mục đích

sử dụng trong liên lạc và học tập gần như ngang nhau, chiếm tỉ lệ theo thứ tự là 22%
và 23%. Từ đó có thể thấy điện thoại đóng vai trị rất quan trọng trong đời sống
khơng chỉ với sinh viên mà cịn đối với mọi người ở mọi lứa tuổi. Trong thời đại
phát triển công nghệ, Smartphone đã cải thiện chất lượng đời sống cũng như đáp
ứng nhu cầu cần thiết của con người.

10
Downloaded by tr?n hi?n ()


lOMoARcPSD|21993952

4.1.5 Ý định thay đổi điện thoại của sinh viên
Bảng 5: Thể hiện tần suất ý định đổi điện thoại của sinh viên
Ý định đổi điện thoại

Tần số

Tần suất

Tần suất phần trăm



52

0,52

52%


Khơng

48

0,48

48%

Tổng

100

1

100%

Biểu đồ thể hiện tần suất ý định đổi điện thoại cảu sinh viên
Nhận xét:
-

Qua khảo sát, số sinh viên khơng có ý định đổi điện thoại chiếm 52% và số
sinh viên đang có ý định đổi điện thoại chiếm 48%.
Vậy số sinh viên có ý định đổi nhiều hơn số sinh viên khơng có ý định đổi
điện thoại. Và khả năng trong tương lai, smartphone sẽ đạt doanh thu thấp
nếu các nhãn hàng khơng có phương án cải tiến và giá cả hợp lý để thỏa mãn
nhu cầu mong muốn sinh viên.

4.1.6 Mức độ đồng ý của sinh viên về lý do đổi điện thoại
Bảng 6: Bảng khảo sát thể hiện đánh giá của sinh viên về lý do đổi điện thoại
Rất khơng

đồng ý

Khơng
đồng ý

Bình
thường

Đồng ý

Rất
đồng ý

Đã cũ

2

6

11

25

8

Hỏng hóc

5

7


9

28

3
11

Downloaded by tr?n hi?n ()


lOMoARcPSD|21993952

Dung lượng đầy

1

4

5

34

8

Khơng thỏa mãn
với tính năng

3


3

9

31

6

Lỗi thời

2

4

5

27

1Biể4

Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên về lý do đổi điện thoại
Nhận xét:
Qua khảo sát trên, đa số 52 bạn có nhu cầu muốn đổi điện thoại vì đã cũ, hỏng hóc,
dung lượng đầy, khơng thỏa mãn tính năng và lỗi thời. Từ khoảng trung lập đến
hoàn toàn đồng ý thì có 44 bạn đánh giá đã cũ, 40 bạn thấy đã hỏng hóc, 47 bạn
thấy dung lượng đầy, 46 bạn khơng thỏa mãn về tính năng và do lỗi thời. Từ khoảng
hồn tồn khơng đồng ý đến khơng đồng ý thì có 8 bạn thấy đã cũ, 12 bạn thấy hỏng
hóc, 5 bạn thấy dung lượng đầy, 6 bạn thấy khơng thỏa mãn với tính năng và lỗi
thời.
Từ đó kết luận đa số các bạn sinh viên có ý định muốn đổi điện thoại mới vì do

sinh viên cần nhiều dung lượng hơn để chứa tài liệu học tập, ứng dụng giải trí, hay
sẽ cịn nhiều những thước phim kỷ niệm được lưu lại trong tương lai. Cùng với
nhiều lý do khác là sự lỗi thời, hỏng hóc, đã cũ,...

4.1.7 Mức độ đồng ý của sinh viên về lý do không đổi điện thoại
Bảng 7. Bảng khảo sát thể hiện lý do sinh viên không đổi điện thoại
Rất khơng
đồng ý

Khơng
đồng ý

Trung
lập

Đồng ý

Rất
đồng ý

Cịn mới

3

6

8

24


7

Chưa hư
hỏng nặng

1

4

9

27

7

Chưa đủ điều

2

5

8

22

11
12

Downloaded by tr?n hi?n ()



lOMoARcPSD|21993952

kiện kinh tế
Có nhiều kỉ
niệm

1

9

20

12

6

Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên về lý do không đổi
điện thoại
Nhận xét:
Qua khảo sát 48 sinh viên lựa chọn không có ý định đổi điện thoại ta thấy:
- Phần lớn các bạn đồng ý với các lý do: còn mới (24 sinh viên), chưa hư
hỏng nặng (27 sinh viên) và chưa đủ điều kiện kinh tế (22 sinh viên).
- Ta có thể kết luận đa phần các sinh viên khơng có xu hướng mua điện thoại
mới khi điện thoại hiện tại vẫn sử dụng ổn định (còn mới, chưa hư hỏng nặng).
- Điều kiện kinh là cũng là một trong những yếu tố quan trọng khiến sinh
viên cân nhắc về việc mua điện thoại mới.
- Đa phần các sinh viên chọn “trung lập” đối với lý do “có nhiều kỉ niệm”
(20 bạn), do đó ta thấy yếu tố này khơng quá ảnh hưởng đến quyết định đổi
điện thoại của sinh viên.


4.1.8 Yếu tố quyết định khi lựa chọn điện thoại
Bảng 8. Bảng khảo sát thể hiện yếu tố quyết định lựa chọn điện thoại

Kiểu dáng

Rất
khơng
quan
trọng

Khơng
quan
trọng

Bình
thường

Quan
trọng

Rất quan
trọng

0

9

36


48

7
13

Downloaded by tr?n hi?n ()


lOMoARcPSD|21993952

Cấu hình

1

0

16

53

30

Thương hiệu

2

3

31


51

13

Tính năng

1

0

11

49

39

Giá cả

0

3

20

41

36

Đánh giá từ
cộng đồng


2

9

31

51

7

Theo xu
hướng

9

24

36

26

5

Biểu đồ thể hiện mức độ đánh giá cho một số yếu tố lựa chọn điện thoại
của sinh viên
Nhận xét:
-

-


Về kiểu dáng: phần lớn sinh viên đánh giá yếu tố này quan trọng (48 sinh
viên) và khơng có sinh viên nào cho rằng yếu tố này rất khơng quan trọng.
Về cấu hình: 53 sinh viên cho rằng yếu tố này quan trọng (>50%) và chỉ có 1
sinh viên đánh giá yếu tố này rất không quan trọng.
Về thương hiệu: đa số sinh viên đánh giá yếu tố này quan trọng (51 sinh
viên) và chỉ có 2 sinh viên đánh giá yếu tố này rất khơng quan trọng.
Về tính năng: phần lớn sinh viên đánh giá yếu tố này quan trọng (49 sinh
viên) và có 1 sinh viên đánh giá yếu tố này rất khơng quan trọng.
Về giá cả: nhìn chung, sinh viên chủ yếu đánh giá 3 mức độ: bình thường (20
sinh viên), quan trọng (41 sinh viên), rất quan trọng (36 sinh viên), do đó,
yếu tố giá cả dường như được cân nhắc khá kỹ đối với sinh viên.
Về đánh giá từ cộng đồng: các mức độ đều được sinh viên đánh giá từ rất
không quan trọng (2 sinh viên), không quan trọng (9 sinh viên), bình thường
(31 sinh viên), quan trọng (51 sinh viên), rất quan trọng (7 sinh viên), trong
đó, mức độ quan trọng được đánh giá nhiều nhất và mức độ rất không quan
trọng được đánh giá thấp nhất.
14
Downloaded by tr?n hi?n ()


lOMoARcPSD|21993952

-

Về xu hướng: Yếu tố này được sinh viên đánh giá là tương đối bình thường
(36 sinh viên) và chỉ có 5 sinh viên cho rằng yếu tố này rất quan trọng.
➡ Các yếu tố kiểu dáng, cấu hình, thương hiệu, tính năng, giá cả, đánh giá từ cộng
đồng và xu hướng đều được các sinh viên đánh giá mức độ từ trung bình tới quan
trọng, do đó, hầu như những yếu tố này đều thu hút được nhiều sự chú ý từ sinh

viên nói riêng và người tiêu dùng nói chung.

4.1.9 Mức giá sẵn sàng chi khi lựa chọn điện thoại
Bảng 9: Bảng khảo sát mức giá sẵn sàng chi khi lựa chọn điện thoại
Mức giá sẵn sàng chi khi
chọn điện thoại

Tần số

Tần suất

Tần suất
phần trăm

< 5.000.000

15

0,15

15%

5.000.000 - 9.999.999

40

0,4

40%


10.000.000 - 14.999.999

26

0,26

26%

15.000.000 - 19.999.999

8

0,08

8%

20.000.000 - 24.999.999

8

0,08

8%

≥ 25.000.000

3

0,03


3%

100

1

100%

Tổng

Biểu đồ thể hiện mức giá sẵn sàng chi khi lựa chọn điện thoại của sinh
viên được khảo sát
Nhận xét:
15
Downloaded by tr?n hi?n ()


lOMoARcPSD|21993952

-

Phần lớn sinh viên sẽ sẵn sàng chi 5.000.000 - 9.999.999 VNĐ khi lựa chọn
mua một chiếc điện thoại, chiếm tỷ lệ phần trăm là 40%, ngoài ra 26% sinh
viên và 15% sinh viên sẵn sàng chi cho một điện thoại với mức giá
10.000.000 - 14.999.999 VNĐ và < 5.000.000 VNĐ. Một số ít sinh viên cịn
lại sẽ sẵn sàng chi với mức giá cao hơn là 15.000.000 - 19.999.999 VNĐ,
20.000.000 - 24.999.999 VNĐ và ≥ 25.000.000 VNĐ, chiếm tỷ lệ lần lượt là
8%, 8% và 3%. Qua khảo sát, ta thấy sinh viên sẽ sẵn sàng chi một mức tiền
dưới 15 triệu VNĐ để mua một chiếc điện thoại.


4.2.Ước lượng trung bình tổng thể
<Ước lượng Thời gian sử dụng điện thoại trong một ngày của sinh viên>
với độ tin cậy 95%
Có Kích thước mẫu : n=7
- Trung bình mẫu : ===6
- Đô ̣ lêch
̣ chuẩn mẫu : s====4,897
Với độ tin cậy 95%, α=0,05 và α/2=0,025
Có n-1=7-1=6 bậc tự do
Trong bảng phân phối t, ta có =2,447
Ước lượng khoảng : =
=
6=
 Với độ tin cậy 95% thì thời gian sử dụng điện thoại trung bình
trong một ngày của sinh viên là 1,417 và 10,529

5. ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN, HẠN CHẾ
5.1 Đề xuất giải pháp
Để phục vụ cho việc kinh doanh về sản phẩm smartphone cho sinh viên, nhóm
chúng em tiến hành khảo sát hành vi và nhu cầu của sinh viên trong công việc quyết
định chọn mua sản phẩm smartphone. Qua đó, nhóm đề xuất cho các nhãn hàng về
nhu cầu khách hàng. Giải pháp xoay quanh về “cấu hình, tính năng, marketing đánh giá cộng đồng và giá cả”.

1. Cấu hình:
Qua phân tích, yếu tố tác động nhiều nhất đến việc lựa chọn sản phẩm
smartphone của sinh viên chính là cấu hình. Mọi người đều coi trọng trải nghiệm tốt
nhất trên thiết bị điện thoại di động thì phải quan tâm đến cấu hình máy. Người mua
sẽ tránh những chiếc điện thoại hoạt động kém nhanh nhạy và trơn tru. Vì vậy, các
nhà sản xuất, doanh nhân cần đầu tư vào cấu hình từ linh kiện và bộ phận như:
ROM, RAM, màn hình, dung lượng pin… Một chiếc smartphone được xem là có

cấu hình mạnh khi tất cả những bộ phận kể trên tương ứng và kết hợp hoàn hảo với
16
Downloaded by tr?n hi?n ()


lOMoARcPSD|21993952

nhau. Ví dụ như: samsung Galaxy S9 Plus, Huawei P20 Pro… Tuy nhiên, còn tùy
thuộc vào nhu cầu của người dùng là như thế nào để có thể đưa ra sự lựa chọn tối ưu
và thích hợp nhất với bản thân.

2. Tính năng:
Khơng chỉ phải có trải nghiệm tốt, mượt và trơn tru, người mua cũng cần đến
những tính năng đa dạng, tiện lợi như là thanh toán tiện lợi, những app điện thoại cơ
bản như để gọi điện, ghi âm, map định vị, camera, thư viện ảnh…..
● Việc thanh toán sẽ trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn thơng qua điện thoại từ ví
điện tử, mã,… qua điện thoại
● Giống như laptop, điện thoại cũng trang bị những tính năng cơ bản giúp sinh
viên học tập và làm việc từ xa như soạn văn bản, tra từ điển, gọi video, học
online,… cần được cải tiến, nâng cấp thêm nhằm thu hút, đáp ứng thêm sự
thị hiếu, nhu cầu sử dụng điện thoại và giúp thúc đẩy thêm doanh thu điện
thoại qua từng bước phát triển của các app trên.
Trong đó, doanh nghiệp nên hướng tới tạo những app riêng cho thương hiệu mình
vì “Thương hiệu” cũng là yếu tố quan trọng khi sinh viên tìm mua điện thoại mới.
Thơng qua những app của thương hiệu mình, khách hàng có thể sử dụng miễn phí
và cập nhập những thơng tin hữu ích, những chương trình khuyến mãi từ app doanh
nghiệp một cách dễ dàng, nhanh chóng.

3. Marketing:
Thương hiệu hoặc sự đánh giá từ cộng đồng - một trong những tác động lớn

đối với việc quyết định lựa chọn sản phẩm và càng tác động lớn hơn nếu như người
mua hàng đó chính là sinh viên ngày nay. Việc kết nối với các mạng xã hội đã
khơng cịn xa lạ gì với giới trẻ, và một thói quen khá phổ biến của người mua hàng
hiện nay là tra cứu tên hãng sản phẩm trên internet hoặc các mạng xã hội để xem
thông tin doanh nghiệp, nội dung website, fanpage của hãng và những tương tác,
đánh giá từ người dùng trước. Đây là cách mà hầu hết các bạn trẻ làm để củng cố
niềm tin khi mua sản phẩm bất kỳ và smartphone thì khơng ngoại lệ. Vì thế khi tạo
lập một cơ sở kinh doanh sản phẩm smartphone, vai trò của truyền thông và
marketing không nhỏ. Các nhà sản xuất phải có cho mình một kênh truyền thơng
online (facebook, instagram, zalo, website), quảng cáo, SMS Marketing - Tiếp cận
khách hàng thông qua những tin nhắn giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, các chương trình
khuyến mãi, sự kiện,… là một cách khơn ngoan để truyền tải những nội dung liên
quan về sản phẩm, câu chuyện và giá trị mang lại. Điều này sẽ thúc đẩy động cơ
mua hàng của người dùng.
● Phát triển kênh truyền thơng online một cách tích cực và có đầu tư về chất
lượng nội dung và hình thức.
● Tạo dựng và duy trì thương hiệu một cách chiến lược, ln hướng đến
những lợi ích cho khách hàng, cộng đồng. Điều này sẽ được nhiều người đón
nhận và tác động đến việc mua hàng.
● Xây dựng một cộng đồng người dùng lành mạnh, đáng tin cậy.
● Phần lớn sinh viên hay có thói quen mua hàng online trên các trang thương
mại điện tử và các nền tảng xã hội, nhãn hàng nên đa dạng hóa kênh bán
hàng, tập trung vào các kênh online vì đây là nơi dễ tiếp cận đến sinh viên và
đặc biệt tiết kiệm rất nhiều chi phí hoạt động. Cũng như qua các chi nhánh
17
Downloaded by tr?n hi?n ()


lOMoARcPSD|21993952


cửa hàng giúp sinh viên trải nghiệm thực tế, nhận được tư vấn qua nhân viên
về mong muốn của mình về điện thoại và trải nghiệm các sự kiện khuyến mãi
và q tặng.

4. Giá cả:
Giá cả cũng đóng vai trị yếu tố quan trọng trong lựa chọn của sinh viên. Sinh
viên vẫn đang trong giai đoạn phát triển và tìm kiếm bản thân nên họ vẫn chưa có
khả năng tài chính và kiếm thu nhập. Có những sinh viên vẫn chi trả smartphone giá
cao vì “tiền nào của nấy”, họ muốn có những chiếc điện thoại tốt và bền, cấu hình
cao. Nhưng đa số sinh viên đều muốn sở hữu smartphone với giá thấp hơn 15 triệu
nhưng tốt, bền và cấu hình cao,… như điện thoại giá cao. Đánh trúng mong muốn
nhu cầu của sinh viên, các nhà sản xuất nên tạo các sản phẩm có giá cả phù hợp
(dưới 15 triệu) nhưng thiết kế đẹp, hiệu năng tốt cũng như chức năng đầy đủ đa
dạng thu hút sinh viên và nhiều người tiêu dùng.

5.2 Kết luận
Trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển, nhu cầu cá nhân về sự tiện lợi, hiện đại
hóa ngày càng nâng cao thì việc sử dụng một chiếc smartphone trở nên ngày càng
phổ biến đối với lứa trẻ, đặc biệt là sinh viên. Do đó, nắm bắt được thực trạng, nhu
cầu hành vi lựa chọn sản phẩm smartphone trên thị trường rất quan trọng, góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống, thỏa mãn nhu cầu của sinh viên. Bằng những số liệu
thực tế thu nhập được, cùng những phân tích nhóm chúng em đã nhận thấy lý do,
mong muốn và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn smartphone của sinh viên
Đại học UEH K48. Từ đó, đưa ra định hướng, giải pháp cụ thể phù hợp với mục tiêu
đề ra của cuộc cuộc nghiên cứu.

5.3 Hạn chế của dự án
Tuy nhiên, trong q trình thực hiện dự án, nhóm chúng em gặp một số hạn chế nhất
định sau đây:
● Người thực hiện khảo sát chỉ làm cho có, khơng nhìn kỹ các câu trả lời được

nêu ra.
● Chưa đa dạng các câu hỏi hoặc câu trả lời về đề tài nghiên cứu.
● Câu hỏi khảo sát chưa thực sự hồn hảo, cịn mắc một số lỗi nhất định gây
khó khăn khi chạy dữ liệu.
● Đối tượng nghiên cứu còn nhỏ, chưa bao quát được toàn bộ giới trẻ.

LỜI CẢM ƠN CHÂN THÀNH
Để có thể hồn thành tốt đề án khảo sát: “Khảo sát nhu cầu sử dụng và hành
vi mua điện thoại của sinh viên UEH K48”. Nhóm chúng em xin chân thành
cảm ơn thầy Nguyễn Văn Trãi, giảng viên bộ môn Thống kê ứng dụng trong
Kinh tế và Kinh doanh, đã đưa cho chúng em dự án giúp chúng em trải qua
quá trình giúp đỡ, học tập với nhau cũng như những bài học và kinh nghiệm
18
Downloaded by tr?n hi?n ()


lOMoARcPSD|21993952

của thống kê qua dự án. Dự án này đã tạo phương hướng cũng như cách thức,
cung cấp nền tảng kiến thức để chúng em có thể vận dụng, thực hiện bài báo
cáo của dự án này. Nếu có những thiếu sót hay sai sót mong thầy bỏ qua và
thơng cảm về lần đầu làm dự án của nhóm em.

Tài liệu tham khảo
-Các thương hiệu điện thoại được ưa chuộng hiện nay- TopList
/>- Bảng xếp hạng doanh số điện thoại tồn cầu 2021 - Tạp chí doanh
nghiệp: />- Những mục đích khi sử dụng điện thoại
/>- Những yếu tố lựa chọn điện thoại của sinh
viên: /> />- Al-Barashdi, H., Bouazza, A., & Jabur, N. (2015). Smartphone addiction
among university undergraduates: A literature review, Journal of Scientific

Research and Reports, vol. 4, no. 3, pp. 210–225.
- Baig, A. (2014). Mobile phone addiction among youth. Islamabad,
Department of Anthropology.
- Cholliz, M., & Villanueva, V. (2009). Questionnaire of dependence of
mobile phone: Psychometric properties and gender difference. Paper
presented at the 11th European Congress of Psychology
- Internet live stat (2017). Internet Usage and Social Media Statistics.
Retrieved from />- Mtega, W. P., Bernard, R., Msungu, A. C., & Sanare, R. (2012). Using
mobile phones for teaching and learning purposes in higher learning
institutions: The case of Sokoine University of Agriculture in Tanzania.
Proceedings and Report of the 5th UbuntuNet Alliance Annual Conference,
118-129. Retrieved from
/>
PHỤ LỤC

19
Downloaded by tr?n hi?n ()


lOMoARcPSD|21993952

BẢNG KHẢO SÁT CÂU HỎI
KHẢO SÁT NHU CẦU SỬ DỤNG VÀ HÀNH VI MUA ĐIỆN
THOẠI CỦA SINH VIÊN UEH K48
Chào các bạn, chúng mình là nhóm sinh viên UEH K48 ngành Marketing đang thực
hiện dự án cuối kì của mơn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh. Với
chủ đề "Khảo sát nhu cầu sử dụng và hành vi mua điện thoại của sinh viên UEH
K48", tụi mình rất mong có thể nhận được các câu trả lời của mọi người.
Sự đóng góp chân thật và khách quan của các bạn là cơ sở cho chúng mình có thể
thực hiện dự án một cách hoàn thiện nhất. Chúng mình xin đảm bảo mọi thơng tin

mọi người cung cấp trong cuộc khảo sát này chỉ được sử dụng với mục đích hồn
thành dự án cuối kỳ và sẽ khơng tiết lộ với cơ quan, tổ chức nào khác.
Cảm ơn các bạn đã tham gia cuộc khảo sát này!

Câu 1: Giới tính của bạn là:
ο Nam
ο Nữ
Câu 2: Bạn có là sinh viên UEH K48 không?
ο Phải
ο Không phải
-

Nếu trả lời khơng là sinh viên UEH K48 thì chuyển đến phần gửi biểu
mẫu và có lời cảm ơn.
Nếu trả lời là sinh viên UEH K48 thì tiếp tục khảo sát.

Câu 3: Bạn có đang sử dụng điện thoại khơng?
ο Có
ο Khơng
-

Nếu trả lời khơng đang sử dụng điện thoại thì chuyển đến phần gửi biểu
mẫu và có lời cảm ơn.
Nếu trả lời đang sử dụng điện thoại thì tiếp tục khảo sát các phần tiếp theo.

Câu 4: Điện thoại của bạn thuộc hãng nào?
ο Apple
ο Samsung
ο Oppo
ο Xiaomi

ο Vivo
ο Khác (Realmi, Vsmart, Nokia…)
20
Downloaded by tr?n hi?n ()



×